Chứng minh rằng: QUY PHạM XUNG ĐộT là quy phạm đặc thù của TPQTBài làm Quy phạm xung đột và một quy phạm pháp luật được các quốc gia tự ban hành hoặc xây dựng bằng cách các quốc gia thỏa
Trang 1Chứng minh rằng: QUY PHạM XUNG ĐộT là quy phạm đặc thù của TPQT
Bài làm
Quy phạm xung đột và một quy phạm pháp luật được các quốc gia tự ban hành hoặc xây dựng bằng cách các quốc gia thỏa thuận kí kết các Điều ước quốc tế có vai trò xác định hệ thống pháp luật nào áp dụng đối với quan hệ tư pháp cụ thể đang xem xét Vậy tại sao nói quy phạm xung đột là đặc thù của Tư pháp quốc tế? Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ ra hệ thống pháp luật nào giải quyết mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài QUY PHạM XUNG ĐộT là quy phạm đặc biệt không trực tiếp quy định quyền, nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan
hệ xã hội cũng như các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với đương sự vi phạm pháp luật
Khoản 1 Điều 833 BLDS Việt nam quy định xác lập mối quan hệ tài sản, thủ tục nội dung và biện pháp bảo hộ quyền sở hữu là tài sản tùy thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng
Mục đích của việc áp dụng quy phạm xung đột là quy định việc chọn hệ thống luật của nước này hay nước khác để điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài chứ không quy định việc chọn văn bản luật hay văn bản pháp quy dưới luật hay những quy phạm pháp luật riêng lẻ của nuocs này hay nước kia Vấn đề xung đột ở đây là của các nước chứ không phải xung đột hay văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của các nước khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Vấn đề xung đột pháp luật ở đây được xem xét ở góc độ TPQT điều đó có nghĩa
là chỉ nói lên xung đôt giữa các ngành pháp luật quốc gia có liên quan đến TPQT như dân luật, luật hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự nghĩa là quy phạm xung đột chỉ hướng dẫn chọn pháp luật tuộc ngành dân luật, luật hôn nhân
Trang 2và gia đình, lao động, tố tụng dân sự.
Đặc thù của QUY PHạM XUNG ĐộT còn thể hiện ở chỗ, khác với quy phạm thông thường gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài thì cấu tạo của QUY PHạM XUNG ĐộT gồm 2 phần:
+ Phần phạm vi: là phần chỉ ra quy phạm này được áp dụng cho mối quan hệ nào + Phần hệ thuộc: là phần chỉ ra hệ thống pháp luật nào được áp dụng cho mối quan
hệ đó
Điều 36 Khoản 1 hiệp định tương trợ tư pháp với Hunggari quy định: Việc quan
hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái( phần phạm vi) được xác định theo nước mà con là công dân( hệ thuộc)
Ngoài ra QUY PHạM XUNG ĐộT còn có những đặc thù riêng sau:
- Cùng một phạm vi nhưng có thể áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau Ví dụ công ước lahay 1961
- Một hệ thuộc có thể áp dụng cho nhiều phạm vi
- Hiệu lực của quy phạm xung đột cũng khác quy phạm khác về không gian và thời gian, QUY PHạM XUNG ĐộT bị ảnh hưởng bởi quy phạm xây dựng như sau: hiệu lực của QUY PHạM XUNG ĐộT có thể bị dẫn chiếu không có lợi
Tóm lại: Căn cứ vào phân tích ở trên, ta thấy QUY PHạM XUNG ĐộT là đặc thù của tư pháp quốc tế
1