1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu nghị quyết 10 của bộ chính trị khóa VI năm 1988

8 292 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 28,83 KB

Nội dung

Khoán 100 đã bước đầu phá vỡ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp trong sản uất nông nghiệp, là một bước đột phá quan trọng trong tư duy kinh tế, thúc đẩy quá trình đổi mới nông nghiệp, mở

Trang 1

MỤC LỤC

Trang A- MỞ ĐẦU:

B- NỘI DUNG:

1. Hoàn cảnh lịch sử:

2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 10:

2.1. Tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp:

2.2. Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp:

3. Tác động của Nghị quyết 10:

3.1. Tác động đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã

hội:

3.2. Vấn đề hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật:

3.3. Thực tiễn áp dụng Nghị quyết 10:

C- KẾT LUẬN:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2 2 2 3 3 3 6 6

6 7 7 8

Trang 2

A- MỞ ĐẦU:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc giành thắng lợi hoàn toàn, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với những thử thách mới – xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, trong giai đoạn 1960-1985, khi thực hiện đường lối công nghiệp hóa đất nước chúng ta đã mắc phải một số sai lầm, hạn chế làm nền kinh

tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Trước yêu cầu của tình thế khách quan, nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng đã có những đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng thị trường Một trong những sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong đường lối đổi mới của Đảng là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khóa VI ban hành ngày 05 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, gọi tắt là “khoán 10” Để có cái nhìn sâu sắc

và cụ thể về nội dung cũng như ý nghĩa của Nghị quyết 10, nhóm xin chọn đề

tài: “Giới thiệu Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khóa VI năm 1988”.

1. Hoàn cảnh lịch sử:

Trong giai đoạn 1980 - 1985, nền nông nghiệp nước ta cơ bản hoàn thành hợp tác hóa thu hút 65,6% tổng số hộ nông dân vào làm ăn tập thể Tuy nhiên,

mô hình này không kích thích được nhiệt tình của người lao động, chưa bảo đảm được 50% thu nhập cho xã viên Mức tăng trưởng nông nghiệp thấp, cán cân thương mại thâm hụt, đời sống nhân dân khó khăn Sản lượng lương thực năm 1980 chỉ đạt 13,4 triệu tấn so với mức kế hoạch là 21 triệu tấn, khiến cho nước ta phải nhập khẩu 1,6 triệu tấn lương thực

Trước tình hình đó, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100 Khoán 100 đã bước đầu phá vỡ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp trong sản uất nông nghiệp, là một bước đột phá quan trọng trong tư duy kinh tế, thúc đẩy quá trình đổi mới nông nghiệp, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất Tuy nhiên, khoán 100 chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn được duy trì trong hợp tác xã, cũng

Trang 3

như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp Hộ nông dân không

đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất Trước đòi hỏi của cuộc sống, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã ra đời, thường gọi là khoán 10, đã thổi “luồng sinh khí mới’’ trong nông nghiệp, đem lại sức sống hồi sinh cho nông nghiệp

2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 10:

2.1. Tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp:

Tại Nghị quyết 10, Bộ chính trị đã nhận định về tình hình tổ chức sản xuất

và quản lý nông nghiệp lúc bấy giờ Chế độ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến ở nông thôn đã hoàn toàn bị xoá bỏ, đại bộ phận nông nghiệp nước

ta đã được hợp tác hoá Công cuộc hợp tác hoá và việc phát triển các cơ sở quốc doanh nông, lâm, ngư nghiệp, đã có tác dụng tích cực mở mang thuỷ lợi, đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích, xây dựng nông thôn mới và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn phát triển chậm, tỷ suất hàng hoá thấp, nhiều vùng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc, chia cắt và độc canh Sản lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng Rừng tiếp tục bị phá hoại; môi trường sinh thái không được bảo vệ tốt

Nghị quyết cũng nêu rõ những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lãnh đạo và chỉ đạo đã có những khuyết điểm Trong tổ chức lại sản xuất và cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, đã nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội,

về chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không nắm vững đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, không quán triệt nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ

2.2. Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp:

a. Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp:

Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp, gắn nông – lâm – ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông

- vận tải, đặc biệt là công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

ở nông thôn, gắn phát triển sản xuất với mở rộng lưu thông giữa các vùng trong nước và và với thị trường quốc tế, đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật

Trang 4

chất – kỹ thuật cho nông nghiệp và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chế biến, để tăng nhanh năng suất, khối lượng, chất lượng và giá trị hàng hóa trong nông nghiệp

b. Củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế:

Thứ nhất, phát huy vai trò chủ đạo của toàn bộ hệ thống kinh tế quốc doanh,

thực hiện chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp; chuyển hoạt động của các tổ chức này sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, làm cho các tổ chức này thực sự tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, kiên quyết xóa bỏ chế độ bao cấp

Thứ hai, chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất

nông nghiệp Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các đơn vị kinh tế khác; có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm,

ngư nghiệp Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế

cá thể, tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật

Thứ tư, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh

tế Khuyến khích mở rộng việc liên kết, liên doanh nhằm phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa dưới nhiều hình thức thích hợp Việc liên kết, liên doanh phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng quy định của nhà nước

Thứ năm, đối với các công ty, liên hiệp xí nghiệp vùng và tổng công ty toàn

quốc Tiến hành rà soát lại các công ty, tổng công ty, liên hiệp các xí nghiệp hiện

có để loại bỏ các công ty, tổng công ty, liên hiệp không cần thiết và củng cố các công ty, các liên hiệp, các tổng công ty có đủ điều kiện hoạt động có hiệu quả

c. Một số vấn đề quản lý nhà nước trong nông nghiệp:

Trang 5

Thứ nhất, chuyển bộ máy chính quyền các cấp, các bộ quản lý ngành sang làm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, giao hẳn chức năng trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở và các tổ chức kinh tế

Thứ hai, sửa đổi một số chính sách lớn: Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp đúng mức và đồng bộ, tập trung vốn đầu tư, công cụ và vật tư nông nghiệp cho các vùng, chú trọng các ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản Nhanh chóng chỉnh đốn hệ thống tổ chức và phương thức hoạt động của ngành cung ứng vật tư nông nghiệp và vận tải vật tư từ trung ương đến tận từng địa bàn trực tiếp phục vụ sản xuất Có chính sách toàn diện khuyến khích phát triển lương thực, bảo đảm cho người trồng cây lương thực có lãi thỏa đáng, thực hiện đúng luật thuế nông nghiệp; đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng khoa học – kỹ thuật; phân cấp cụ thể việc sản xuất và quản lý giống cây trồng, vật nuôi

Thứ ba, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, phân tán và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nông nghiệp các cấp; khẩn trương rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của các ngành, các địa phương và cơ sở để bố trí thích hợp và kịp thời đưa đi bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý

d. Một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của từng huyện, từng

xã, thể hiện cho được sự thống nhất hài hòa giữa quy hoạch phát triển sản xuất nông – công nghiệp

Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, no ấm, đoàn kết, văn minh, tiến bộ

Thứ ba, dân chủ hóa và công khai hóa công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội, làm cho nhân dân lao động được thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị và xã hội, bảo đảm quyền ứng cử, bầu cử của nhân dân

e. Tăng cường tổ chức cơ sở đảng và vai trò của các đoàn thể quần chúng:

Thứ nhất, tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn và trong các đơn vị kinh tế nông nghiệp có trách nhiệm lãnh đạo các mặt hoạt động ở nông thôn và trong các đơn vị kinh tế cơ sở, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức,

Trang 6

thực sự là hạt nhân lãnh đạo và lực lượng nòng cốt của công cuộc xây dựng nền kinh tế mới, chế độ xã hội mới

Thứ hai, phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc tham gia quản

lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ở nông thôn, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nông dân, vận động và tổ chức nhân dân thi đua đẩy mạnh sản xuất, đổi mới quản lý, xây dựng con người mới, nông thôn mới

3. Tác động của Nghị quyết 10:

3.1. Tác động đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội:

Nghị quyết 10 đã tác động một cách tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và được giai cấp nông dân tiếp nhận với tinh thần phấn khởi thực hiện, đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt: sản xuất lương thực đã có sự khởi sắc đáng kể, từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5 triệu tấn năm 1989, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp gần 10% là một kỷ lục chưa từng có Sản lượng lương thực tăng nhanh không những cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân; tháng 6 năm 1989, với 1,2 triệu tấn gạo đầu tiên của Việt Nam đã rời cảng Sài Gòn xuất khẩu ra quốc tế, mở đầu cho trang sử xuất khẩu lương thực của Việt Nam

3.2. Vấn đề hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật:

Nghị quyết 10/NQ-TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành không chỉ giải phóng sức sản xuất mà còn có những tác động tích cực tới hệ thống pháp luật của nước ta thời kỳ đó và cả thời kỳ hiện nay, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

• Nghị quyết 10 đã đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn

vị chủ quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ nhận khoán với hợp tác

xã Như vậy, lần đầu tiên kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ

• “Khoán 10” còn có những nội dung quan trọng tạo tiền đề đột phá trong vấn đề ruộng đất, đặc biệt là vấn đề quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện để nông dân tự chủ trong sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động Điểm tiến bộ này của nghị quyết từng bước được thể chế hóa đầy đủ và hoàn chỉnh hơn trong các văn bản pháp luật về đất đai

• “Khoán 10” đã trở thành cơ sở để thực hiện đường lối đổi mới hợp tác xã nông nghiệp của Đảng, chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông

Trang 7

nghiệp kiểu mới cho phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân

“Khoán 10” còn có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp Sau khi Nghị quyết 10 ra đời và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thay thế luật trước đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

3.3. Thực tiễn áp dụng Nghị quyết 10:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông hộ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Phần lớn các nông hộ còn sản xuất nhỏ lẻ,

tự cấp, tự túc và kém hiệu quả, đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn Đó là vì ruộng đất được chia nhỏ cho các hộ gia đình ở nông thôn, bình quân diện tích nhỏ, manh mún và do đó lại hạn chế, triệt tiêu nhu cầu ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị khai thác đất Kết quả là tại nhiều vùng, ruộng đất chỉ tạo ra sản lượng lương thực đủ ăn cho mỗi gia đình sở hữu ruộng Để tăng giá trị khai thác từ nông nghiệp, một giải pháp được đưa ra là khuyến khích tích tụ ruộng đất, hình thành

mô hình canh tác kiểu công nghiệp với sự tham gia của máy móc, khoa học, công nghệ, hay mô hình trang trại có diện tích tích lớn, hoạt động khép kín Tuy nhiên, tích tụ ruộng đất lại làm nảy sinh vấn đề thừa lao động, thiếu ruộng tại nông thôn

và từ đó gây bất ổn xã hội, hơn nữa nó còn bị gò bó nởi quy định hạn điền của Luật đất đai nên cho dù có dồn điền đổi thửa thì người nông dân vẫn chưa thể yên tâm trên ruộng đất của mình

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết 10, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu quan trọng Qua đó có thể thấy được vai trò to lớn của Nghị quyết 10 đối với thực tiễn nước ta lúc bấy giờ Nhìn lại quá trình phát triển ấy ta có thể kết luận rằng “không có đổi mới tư duy thì không có đổi mới về chính sách kinh tế” Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu để ta cùng nhìn nhận và suy nghĩ những vấn

đề quan trọng về nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong thời kì mới

Trang 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2012

2. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-NQ/TW: “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, ngày 5 tháng 4 năm 1988

3. Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới, Nxb.CTQG, Hà Nội, năm 2005

Ngày đăng: 27/03/2019, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w