1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án thi HSG 9 năm 2009

4 319 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS QUẢNG TRỊ KHÓA NGÀY 17/3/2009 Môn thi: NGỮ VĂN -LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề). HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Chép nguyên văn một số câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du miêu tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính cách của các nhân vật: Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Cho 0,2 điểm trong mỗi dẫn chứng ứng với mỗi nhân vật, đạt các yêu cầu: chính xác, tiêu biểu; có thể chọn câu thơ miêu tả ngoại hình hoặc tính cách. 1,0 Câu 2 a.Tìm trong tục ngữ, thành ngữ Việt nam những câu có ý nghĩa khái quát gần với câu sau: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Bổ sung: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy… b. Điểm khác nhau cơ bản về ý nghĩa khái quát là : ở những câu trên tuyệt đối hoá vai trò chi phối của môi trường với cá thể; còn ở bài ca dao lại phủ nhận điều đó, cá thể không những không bị môi trường chi phối mà còn góp phần tôn thêm giá trị cho môi trường sống của mình. 0,5 1,5 Câu 3. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em với bạn bè trên báo Đội về chủ đề: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” YÊU CẦU CHUNG -Xác định đúng vấn đề nội dung và thể loại -Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc và có chiều sâu -Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện sự linh hoạt trong diễn đạt. Tổng 1 điểm YÊU CẦU CỤ THỂ 1-Bài văn cần trình bày dưới dạng một bài viết trong đó thể hiện sự nhạy cảm trước những vấn đề mới của đời sống học đường và nắm bắt được tinh thần của vấn đề xây dựng trường học thân thiện. 2-Người viết cần xác định: a. Nội dung “Một ngày đến trường…”chính là quan niệm của các em về mái trường, về các mối quan hệ trong nhà trường, về không hkí học tập, vui chơi, về các điều kiện vật chất, tinh thần tác động đến sự phát triển của học sinh b.ý nghĩa của “niềm vui” thể hiện trên nhiều góc độ: -cảm tính: đó là hứng thú đén trường vì đó là một sân chơi thú vị và bổ ích của lớp trẻ -nhận thức lí tính: đó là sự hấp dẫn của những điều mới lạ trong kho tàng kiến thức mỗi ngày hé mở thêm một trang mới; là khao khát được hoà nhập, được khẳng định chính mình. 1,0 1,0 1,0 ĐỀ CHÍNH THỨC BẢNG A Nhà trường không đơn thuần là nơi rèn luyện mà còn là nơi để trẻ phát triển nhân cách, cá tính, tài năng, thiên hướng của mình c. Đối tượng của bài viết là bạn đọc của báo Đội. Người viết cần thấy rõ đây cũng là một diễn đàn cởi mở, một sân chơi thân thiện và có những thuộc tính văn hoá nhất định. Điều đó thể hiện trong cách dùng từ, cách diễn đạt, cách chuyển giọng điệu, mở đầu và kết thúc của người viết 3.Trọng tâm: a.Có sự quan sát tinh tế, biết chọn lọc những biểu hiện có tính khái quát trong đó tập trung nói về -hứng thú học tập của trò thông qua cách dạy của thầy, -hứng thú trước cái đẹp của ngoại cảnh và tình người, -hứng thú với những sinh hoạt mang tính nhân văn trong và ngoài nhà trường. b. Biết nâng cao vấn đề: mỗi ngày đến trường cũng là một hành trình khám phá, hướng tới cái đẹp, hướng tới và khẳng định hoài bão của bản thân. Nhà trường là nơi chắp cánh cho những ước mơ hoài bão ấy. 4. Bài viết có thể vận dụng nhiều cách nhập đề, phát triển và gợi dẫn vấn đề khác nhau. Rất cần sự tự nhiên, độc đáo và mới mẻ trong diễn đạt và tư duy. 1,0 1,0 0,5 0,5 SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS QUẢNG TRỊ KHÓA NGÀY 17/3/2009 Môn thi: NGỮ VĂN-LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề). Câu 1.(1,5 điểm) Phân loại các từ sau đây thành nhóm dựa vào đặc điểm trường nghĩa: nói chuyện, thì thầm, phát biểu, chỉ bảo, lưu loát, tuyên bố, ôn tồn, khẳng định, thủ thỉ, ngắc ngứ, giảng giải. Nhóm 1:nói chuyện, chỉ bảo Nhóm 2:tuyên bố, phát biểu, khẳng định Nhóm 3:thì thầm, lưu loát, thủ thỉ, ngắc ngứ, ôn tồn HS có thể chia thành 2 nhóm: (1) và (2) cùng một nhóm “chỉ hành động nói” ; số còn lại thuộc nhóm “chỉ tính chất của việc nói” 1,5 Câu 2.(1,5 điểm) Hãy chép nguyên văn một số câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du miêu tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính cách của các nhân vật: Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh Cho 0,3 điểm trong mỗi dẫn chứng ứng với mỗi nhân vật, đạt các yêu cầu: chính xác, tiêu biểu; có thể chọn câu thơ miêu tả ngoại hình hoặc tính cách. 1,5 Câu 3.(7,0 điểm) Viết lại thành một chuyện kể hoàn chỉnh với cốt truyện gợi ý sau: Có hai người bạn rất thân nhau nhưng ít khi đồng ý với nhau về cách nhìn các hiện tượng của đời sống. Một hôm hai người cùng đi xa và trên đường họ đã cãi nhau gay gắt. Một trong hai người tát người kia một cái, và người bị tát đã viết lên cát rằng: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi”. Không lâu sau, chính người bị tát lại được người bạn của mình cứu sống trong một tai hoạ bất ngờ. Người bạn được cứu sống đã cẩn thận khắc lên đá một câu khác: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã cứu tôi.” YÊU CẦU CHUNG: -Hiểu được nội dung cơ bản và ý nghĩa giáo dục sâu sắc của chuyện -Phát triển được câu chuyện đúng hướng, có sáng tạo về tình tiết, lời thoại -Giọng kể tự nhiên, gây được cảm xúc và có kịch tính 1,5 YÊU CẦU CỤ THỂ 1.Các phần của truyện cân đối, có sự liên kết chặt chẽ. Trong đó phần kết cần có điểm nhấn –HS thêm vào-để làm toát lên nội dung tư tưởng của truyện: lòng khoan dung giúp con người tỉnh táo nhận ra chân giá trị của đời sống. 2.Các tình tiết, lời thoại đưa vào tự nhiên -HS hư cấu phần đầu để làm rõ tình bạn của hai người -đặc tả tâm trạng của người bị tát, thái độ của người đã cứu bạn -lựa chọn câu nói ngắn gọn, giải thích việc vì sao lại có hai cách hành xử 2,0 1,5 ĐỀ CHÍNH THỨC BẢNG B khác nhau trước hai sự việc khác nhau Cuối truyện, người được cứu nói với ân nhân của mình: “Khi anh tát tôi, nỗi đau ấy chỉ viết lên cát, bởi vì nỗi đau ấy sẽ được gió cuốn đi. Còn việc anh cứu tôi, phải khắc vẻ đẹp của nghĩa cử này vào đá để mọi người đều biết” 3.Giọng kể thuyết phục: vưà sâu lắng, chân thành, vừa nhẹ nhõm tinh tế; chọn ngôi kể và nhịp điệu phù hợp 1,0 1,0 . -----------------Hết--------------- . SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS QUẢNG TRỊ KHÓA NGÀY 17/3/20 09 Môn thi: NGỮ VĂN -LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không. 1,0 0,5 0,5 SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS QUẢNG TRỊ KHÓA NGÀY 17/3/20 09 Môn thi: NGỮ VĂN-LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không

Ngày đăng: 26/08/2013, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG B - Đáp án thi HSG 9 năm 2009
BẢNG B (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w