thiếu được trong đời sống của người dân, thời gian gần đây người dân ápdụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã làm cho năngsuất, sản lượng lúa không ngừng được tăn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Thái Nguyên, 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Thái Nguyên, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trên khóa luận là trung thực và chưa dùng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong khóa luận đềuđược chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn
Tác giả khóa luận
Tòng Văn Lắm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân đâytôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôntrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo ThS Lành Ngọc Tú người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp
UBND xã Tà Hừa và bà con nhân dân trong xã, đã giúp đỡ và tạo điềukiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
đề tài tốt nghiệp của mình
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạnchế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn
Thái Nguyên, Ngày….tháng….năm 2018
Sinh viên
TÒNG VĂN LẮM
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 2011- 2015 10
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng hàng đầu thế giới 11
Bảng 2.3: Các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới 13
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 2011 - 2015 14
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu gạo việt nam giai đoạn 2011-2015 16
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa nước của huyện Than Uyên trong 3 năm gần đây 2015 - 2017 17
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của Xã Tà Hừa qua 3 năm 2015- 2017 26
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Tà Hừa giai đoạn 2015- 2017 30
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2015 - 2017 34
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt trên đất hai vụ qua 3 năm 2015 - 2017 35
Bảng 4.5: Cơ cấu, diện tích, năng suất các giống lúa của xã Tà Hừa qua 3 năm (2015 - 2017) 38
Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ lúa của xã Tà Hừa qua 3 năm 2015 - 2017
40 Bảng 4.7: Trình độ và chuyên ngành đào tào của cán bộ khuyến nông xã Tà Hừa năm 2017……… 43
Bảng 4.8:Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền 44
Bảng 4.9 Đánh giá của người dân về hoạt động hỗ trợ giống 45
Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về nội dung và phương pháp tập huấn phát triển lúa vào sản xuất trên địa bàn xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu 47
Bảng 4.11: Người dân đánh giá phương pháp CBKN 49
Bảng 4.12:ý kiến các hộ phỏng vấn về kết quả tập huấn 50
Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộ được phỏng vấn 51
Bảng 4.14:So sánh năng suất của người dân khi áp dụng kỹ thuật vào sản xuất 52
Bảng 4.15: Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong giai đoạn 2015 – 2017 54
Bảng 4.16:Đánh giá cán bộ khuyến nông thăm đồng
54
Bảng 4.17: Sự tham gia của người dân trong các buổi tập huấn(theo giới) 56
Trang 7BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
KNV Khuyến nông viên
Trang 8MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Những kiến thức cơ bản của khuyến nông 4
2.1.2 Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật 8
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 13
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.2 Phạm vi nghiên cứu 21
3.2.1 Không gian 21
3.2.2 Thời gian 21
3.3 Nội dung nghiên cứu 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1 Điều tra thu thập số liệu 21
3.4.2 Tổng hợp và phân tích số liệu 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.1.3 Kết quả đạt được từ các ngành ở địa phương 33
Trang 94.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Tà Hừa 37
4.2.1 Tình hình sản xuất lúa tại xã Tà Hừa 37
4.2.2 Tình hình tiêu thụ lúa của xã Tà Hừa qua 3 năm 2015 - 2017 40
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa 41 4.3.1 Cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống khuyến nông của xã Tà Hừa 41
4.3.2 Đánh giá công tác tổ chức tập huấn trong quá trình phát triển sản xuất lúa tại Xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu 43
4.3.3 Đánh giá sự bình đẳng giới khi tham gia các lớp tập huấn 57
4.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công tác khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Tà Hừa - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu 58
4.5 Một số giải pháp đối với khuyến nông xă Tà Hừa nhằm nâng cao hiệu của hoạt động khuyến nông và nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa 60
4.5.1 Giải pháp đối với cán bộ khuyến nông xã 60
4.5.2 Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông, chú trọng khuyến nông phát triển cây lúa 60
4.5.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa 61
4.5.4 Giải pháp về tiêu thụ lúa 62
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 10PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế,nhất là ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, ngay cả những nước có nềncông nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớnnhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vaitrò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Thực tiễn lịch sử của các nước trênthế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào
đã có sự an toàn lương thực Nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì khó
có thể ổn định về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sựphát triển
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng vớingô, lúa mì, sắn và khoai tây Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển nền kinh tế vận hành theonền kinh tế thị trường Sản xuất theo hướng tự cấp, tự túc không còn đảm bảođiều kiện sống cho người dân nữa Trong cơ chế mới, với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp,chuyển giao tiến bộ khoa học, các chính sách của nhà nước…vấn đề đưanhững tiến bộ đó tới người dân là vấn đề hết sức cần thiết
Than Uyên là một huyện của tỉnh Lai Châu, trong đó xã Tà Hừa là xãduy nhất chiếm diện tích lớn nhất trong sản xuất lúa nên nhận được sự quantâm, đầu tư của huyện Nằm ở khu vực miền núi phía bắc với tiềm năng về đấtđai, khí hậu, tài nguyên, con người thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nôngnghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, cơcấu cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ Cây lúa đóng vai trò không thể
Trang 11thiếu được trong đời sống của người dân, thời gian gần đây người dân ápdụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã làm cho năngsuất, sản lượng lúa không ngừng được tăng cao.
Từng bước đưa các giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với điềukiện khí hậu của địa phương thay thế các giống lúa cũ năng suất thấp, đẩymạnh việc mở rộng diện tích canh tác lúa
Để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu mong muốnnắm bắt kịp thời các giống lúa mới, những giống có triển vọng và các giốngđang được sản xuất phổ biến ở địa phương thì việc chuyển giao khoa học kỹthuật, chuyển đổi cơ cấu giống, tổ chức tập huấn…tới người nông dân là việclàm vô cùng cần thiết và cấp bách Trong hoàn cảnh đó ngày 08/01/2010,chính phủ ra nghị định 02/CP cải tiến một cách có hiệu quả công tác khuyếnnông từ trung ương tới địa phương Nghị định 02/CP ra đời đã phát triển hệthống khuyến nông mạnh mẽ và mang lại hiệu quả to lớn cho nền nôngnghiệp nước nhà
Sau những năm hoạt động hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ngàycàng phát triển cả về tổ chức lẫn nội dung, khuyến nông đã góp phần đáng kểvào công tác sản xuất nông lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật côngnghệ, các cách thức chuyển đổi cơ cấu giống, nhiều giống cho năng suất caođược đưa vào sản xuất thay thế cho các giống cũ năng suất thấp
Để đánh giá hiệu quả của khuyến nông trong việc phát triển sản xuất vàtiêu thụ lúa, một mặt phát huy thế mạnh, mặt khác khắc phục những tồn tạiyếu kém nhằm phát triển cây lúa mang lại năng suất cao Được sự đồng ý củaKhoa KT và PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong sản xuất
và tiêu thụ lúa tại xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu”.
Trang 121.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong việc phát triển sản xuất
và tiêu thụ lúa tại xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc pháttriển sản xuất và tiêu thụ lúa
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Tà Hừa - huyệnThan Uyên - tỉnh Lai Châu
- Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trong việc phát triển sảnxuất và tiêu thụ lúa tại xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
- Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việcsản xuất và tiêu thụ lúa tại địa bàn xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - tỉnh LaiChâu
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên
- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹnăng và trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho quá trình công tác của sinhviên sau này
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành khuyến nông
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phươngpháp nghiên cứu một đề tài cụ thể
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho UBND xã Tà Hừa - huyện ThanUyên - tỉnh Lai Châu phát huy mặt mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tạiyếu kém trong công tác khuyến nông Nhằm phát triển, mở rộng diện tíchcanh tác lúa
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Những kiến thức cơ bản của khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông là cách đào tạo tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họhiểu được các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹthuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường Để giúp
họ có khả năng giải quyết những vấn đề của gia đình và cộng đồng, nhằm đẩymạnh sản xuất, cải thiện đời sống nâng cao trình độ dân trí, góp phần xâydựng và phát triển nông thôn mới
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung chỉ tất cả cáchoạt động hỗ trợ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục khôngchính thức mà đối tượng là người nông dân Tiến trình này đem đến chongười nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ tự giảiquyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗtrợ sản xuất nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượngcuộc sống của nông dân và gia đình họ
- Khuyến nông là một quá trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bákiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sảnxuất nông - lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyếtđược những công việc của gia đình mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho gia đình và cộng đồng
2.1.1.2 Nhiệm vụ của khuyến nông
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các chương trình dự án, trang bịkiến thức, kinh nghiệm cho người dân
Trang 14- Cung cấp những thông tin đúng về khoa học kỹ thuật, cơ chế chínhsách, thị trường liên quan tới sản xuất cho người dân, giúp họ lựa chọnphương án sản xuất, kinh doanh
- Xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật chonông dân trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
- Tạo lòng tin và quyết tâm để nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộkhoa học - kỹ thuật mới
- Tổ chức thăm quan, tổng kết kinh nghiệm và ý kiến đáng giá nguyệnvọng của bà con nông dân đối với các điển hình kinh tế tiên tiến và các cơ chếchính sách áp dụng
- Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ, tậphuấn, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông tự quản và các nhóm hộ nôngdân cùng sở thích
2.1.1.3 Chức năng của khuyến nông
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kinh tế mới
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất hộtrang trại
- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất, trợ giúp bảo quản chế biến
- Đào tạo tập huấn khuyến nông, tổ chức tập huấn, xây dựng mô hìnhthăm quan, hội thảo đầu bờ
- Tìm và cung cấp thông tin thị trường, trao đổi truyền bá thông tin
- Thúc đẩy tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sángkiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng tạo của họ
- Hỗ trợ nông dân về quản lý kinh tế
- Tìm kiếm và cung cấp thêm cho nông dân các thông tin về giá cả thịtrường tiêu thụ sản phẩm
Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu, khuyến nôngmang thông tin và kỹ thuật mới của các viện, trường đến với nông dân
Trang 152.1.1.4 Mục tiêu của khuyến nông
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thunhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân vềkiến thức, kỹ năng và hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuấtkinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thịtrường
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng pháttriển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thựcphẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm anninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nướcngoài tham gia khuyến nông
2.1.1.5 Nội dung hoạt động của khuyến nông
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP về khuyếnnông - khuyến ngư, đây là văn bản pháp quy quan trọng đối với công táckhuyến nông với tổ chức khuyến nông nói riêng Khuyến nông Việt Nam hiệnnay có các nội dung hoạt động sau
* Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo
Bồi dưỡng tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tậphuấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sảnxuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông
* Thông tin truyền thông
- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị -
xã hội
- Phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các điển hình tiêntiến trong sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạpchí khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội chợ…và các hình thức thông tintruyền thông khác, xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông
Trang 16- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông
* Trình diễn và nhân rộng mô hình
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệphù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng củangành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn liền với tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, tổ chức, quản lý sảnxuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn,điển hình sản xuất diện rộng
- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
- Chính sách và pháp luật liên quan tới phát triển nông thôn mới
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý đểnâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ để lập dự ánđầu tư, tìm kiếm mặt hàng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo laođộng, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường
- Cung ứng vật tư nông nghiệp
* Hợp tác quốc tế về khuyến nông
- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các trương trìnhhợp tác quốc tế
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nướcngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam
- Nâng cao năng lực trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyếnnông thông qua các trương trình hợp tác quốc tế và trương trình học tập khảosát trong và ngoài nước
Trang 172.1.2 Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
2.1.2.1.Khái niệm về chuyển giao tiến bộ KHKT
Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phương pháp hay vật thể được coi
là mới Quan điểm hay phương pháp mới đó có tác dụng phát triển sản xuất,mang lại hiệu quả kinh tế cao hoặc mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội
Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những
kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, vậtnuôi… góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho con người Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho con ngườithay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tư duy mới
và làm việc có hiệu quả hơn
2.1.2.2 Công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT
Nông dân luôn gắn liền với sản xuất nông lâm - ngư - nghiệp, là bộphận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình PTNT Tuy nhiên trong cuộcsống cộng đồng họ vẫn gặp nhiều khó khăn như đời sống vật chất văn hóa củangười dân còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu,trình độ dân trí thấp…đây là những trở ngại trong quá trình PTNT Vì thếcông tác khuyến nông - khuyến lâm nói chung, chuyển giao tiến bộ KHKTnói riêng là một trong những con đường để giải quyết khó khăn, đồng thời sẽtạo cơ hội để học hỏi, chuyển giao thông tin, kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau
để phát triển sản xuất và phát triển xã hội kinh tế nông thôn
- Để đời sống người dân nông thôn thật sự phát triển cả về chất vàlượng thì hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT cần: Giúp người dân nâng caohiệu quả kinh tế, thu nhập Mặt khác, còn phải chú trọng tới việc nâng caotrình độ dân trí, để người dân có kiến thức kinh nghiệm quản lý sản xuất sửdụng hợp lý nguồn lực của gia đình mình và bảo đảm tính bền vững, ổn địnhlâu dài trong sản xuất Từ đó làm tăng sức sản xuất cho toàn xã hội và gópphần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 18- Do phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinhnghiệm của bản thân đã làm cho sản xuất kém phát triển Bên cạnh đó việc sửdụng các giống cây trồng, vật nuôi cũ phẩm chất kém, và sử dụng thuốcBVTV là lý do làm cho năng xuất thấp chất lượng không cao Nhưng khi có
sự tác động mạnh mẽ của công tác khuyến nông thông qua việc chuyểngiao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông - lâm - ngư từ các trương trình, các hoạtđộng chuyển giao tiến bộ KHKT đã và đang dần dần cải thiện được những kỹnăng trong hoạt động sản xuất, cải tiến được phương pháp canh tác cho ngườidân, thông qua các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình, thăm quan, hộithảo… việc chuyển giao tiến bộ KHKT đã căn bản giúp người dân cải thiệnđược thái độ và tập quán canh tác của mình hiệu quả hơn, người dân được họchỏi tiến bộ KHKT, được thăm quan thực hành, trao đổi chia sẻ kinh nghiệmvới nhau Từ đó giúp người dân thay đổi nhận thức, cách suy nghĩ và chịu ápdụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất Việc chuyển giao tiến bộ KHKT mở
ra cho nông dân một hướng đi mới trong sản xuất tạo cho họ những cơ hộimới
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa gạo là lương thực sử dụng chính cho hơn một nửa dân số thế giới,con người sống được là nhờ lúa gạo và đòi hỏi phải thường xuyên, chất lượngtốt, hai mặt đó liên quan hữu cơ với nhau không thể thiếu và xem nhẹ mặtnào Lương thực là nhu cầu số một của toàn xã hội, lương thực đóng vai tròthen chốt thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác
- Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu
Á Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kêcủa dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ
- Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng cho khoảng 3 tỷ người trênthế giới trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho trồng
Trang 19lúa ngày càng bị thu hẹp Do đó vấn đề an ninh lương thực ngày càng đượccác quốc gia trên thế giới coi trọng.
- Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại được tiến hoá dầnqua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Cây lúa là cây trồng có
từ lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là vùng ChâuÁ
- Trên thế giới hiện nay có hơn có hơn 150 quốc gia trồng lúa với diệntích khoảng 150 triệu ha Diện tích trồng lúa tuy lớn nhưng phân bố khôngđều: 90% diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á (đặc biệt là ở vùng ĐôngNam Á) Sản lượng lúa hàng năm trên thế giới dao động trong khoảng 610triệu tấn
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 2011- 2015
Trang 20Hiện nay vấn đề nghiên cứu để chọn tạo ra các giống lúa mới có năngsuất cao, chất lượng tốt đã được nhiều quốc gia hết sức coi trọng Thế giới đã
có viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đặt tại Philippin Viện nghiên cứu lúaquốc tế đã lai tạo và chọn lọc thành công nhiều giống lúa tốt và được trồng
Trang 21phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: IR6, IR8, IR20, IR26 và rất nhiềugiống lúa khác đã tạo sự nhảy vọt về năng suất, sản lượng và phẩm chất ở tất
cả các vùng trồng lúa trên thế giới Một số nước có tốc độ thay đổi giống mớirất nhanh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc để đạt được nhữngthành tựu trên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành công tác nghiên cứu vàứng dụng các giống lúa mới vào sản xuất có hiệu quả như: Thái Lan,Philippin, Trung Quốc
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, cây lúa đã đượcđưa vào vị trí hàng đầu trong sản suất nông nghiệp với diện tích 12.6 triệu ha.Thái Lan vẫn sẽ duy trì suất khẩu gạo lớn nhất thế giới và có thể đáp ứngđược khoảng 3% nhu cầu gạo của thị trường thế giới Sở dĩ có được như vậy
là do Thái Lan đã và đang áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹthuật mới và đầu tư thích đáng cho công tác chọn tạo giống Những năm gầnđây Thái Lan đã đưa nhiều giống lúa lai, giống lúa mới có chất lượng gạođảm bảo cho xuất khẩu
Philippin là nước có năng suất lúa không ngừng được tăng lên nhờ ứngdụng các giống lúa mới của viện nghiên cứu lúa quốc tế
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa Các nhà khoahọc Trung Quốc đã nghiên cứu và chọn ra nhiều giống lúa mới nổi tiếng như:Bao thai, Mộc tuyền và hiện nay Trung Quốc là nước đi đầu trong sản xuấtlúa lai, đã đạt những sự thành công to lớn
Ở hầu hết các nước trong thời gian gần đây các nhà khoa học không chỉquan tâm đến việc chọn tạo, lai tạo đưa vào những giống lúa có năng suất cao
mà còn hướng vào nghiên cứu để làm tăng hàm lượng protein trong thóc gạođược tiến hành bằng phương pháp chọn tạo giống Đó là hướng đi mới và phùhợp với nhu cầu thị trường hiện nay
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc công tác nghiên cứu lai tạo giống mới đã chokết quả tốt, tạo ra được nhiều giống lúa mới có năng suất cao đặc biệt lànhững giống ngắn ngày
Trang 22Nhìn chung sản xuất lúa gạo trên thế giới vẫn không ngừng được pháttriển cả về sản lượng và phẩm chất
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp hàng ngàn năm nay, từmột nước còn thiếu ăn, nghèo trong những năm chiến tranh, đến nay nước ta
đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan
Để đạt được những kết quả như vậy là sự cố gắng hết mình không biết mệtmỏi của Đảng và Nhà nước, hiện nay có 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thếgiới
Bảng 2.3: Các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới
N ă m
N ă m
6
4.6T
Trang 232.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất trong nước
(Nguồn: FAS, USDA, 2015)
Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 trên thế giới với sản lượnghàng năm khoảng 35 triệu tấn Sản xuất lúa trong những năm vừa qua đã có
sự thay đổi về diện tích do xu hướng giảm diện tích lúa ở hầu hết các vùngtrồng lúa trên cả nước chủ yếu do giảm diện tích trồng vụ mùa và một số vùngtrồng lúa không có hiệu quả
Trang 24Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống lúa nước cổxưa nhất thế giới Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước Dân số nước ta đến nayhơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượnglao động trong nghề lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước Điều đó chothấy lĩnh vực trồng lúa nước thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước,đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Ở nước ta lúa được gieo trồng trên diện tích khoảng trên 7 triệu ha, sảnxuất lúa gạo là một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam Trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc nước ta có phongtrào thi đua 5 tấn/ha/năm và đổi mới cơ cấu mùa vụ đã được phát động sâurộng Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng những giống lúathuần có năng suất, phẩm chất tốt để đưa ra sản xuất rộng rãi, kết hợp vớichuyển dịch cơ cấu mùa vụ, công tác thuỷ lợi được đầu tư Kết quả cho thấynăng suất, sản lượng lúa ở miền Bắc tăng lên rõ rệt, năm 1964 đã có nhiều địaphương năng suất đạt 5 tấn/ha/năm, đến năm 1974 năng suất bình quân chungcủa miền Bắc đạt 5,17 tấn/ha/năm
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 2011 - 2015
Trang 25gian phát triển mạnh, tăng nhanh và ổn định, năm sau đều cao hơn năm trước.
Để đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực, phấn đấu của cả nước trong việctìm kiếm những giải pháp cải tiến để đẩy mạnh phát triển sản xuất Ngoài racòn hàng loạt những biện pháp của Chính phủ trong công tác cải tiến giống,đưa giống mới vào sản xuất nhất là những giống lúa lai, những thay đổi về kỹthuật, chuyển đổi mùa vụ giải quyết vấn đề thuỷ lợi Vì vậy diện tích tuygiảm nhưng tổng sản lượng lúa không ngừng được tăng lên
Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, nó có vai trò hếtsức quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nước ta Cây lúa đã gắnliền với lịch sử dân tộc ta, sản xuất lúa là truyền thống lâu đời của nông dânViệt Nam Với truyền thống lao động cần cù, chịu khó và những kinh nghiệmđược truyền qua nhiều đời, người Việt Nam ngày nay không ngừng tiếp thu
và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất góp phần ổn định lương thực
và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới
2.2.2.2.Tình hình tiêu thụ lúa gạo trong nước
Theo “Báo cáo thường niên của ngành lúa gạo Việt nam”, mặt hàng lúagạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển khắp các châu lụctrên thế giới Đặc biệt, lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được giữ vững ởnhững thị trường truyền thống (Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ) và mở rộng pháttriển thị trường mới Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của việtnam đã khẳng định vị trí, vai trò của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trườngkhu vực và thế giới Đồng thời không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu tạothuận lợi trong tích luỹ ngoại tệ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Trang 26Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu gạo việt nam giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Bộ NN và phát triển nông thôn; Hiệp hội lương thực việt nam)
Qua bảng 2.5 chúng ta thấy, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Namtrong giai đoạn 2012-2015 có xu hướng tăng giảm không đồng đều như năm
2011 – 2012 từ 3,65 đến 7,72 triệu tấn và từ năm 2013 đến 2015 có xu hướnggiảm chỉ còn 3,97 triệu tấn Nếu như năm 2011 khối lượng xuất khẩu gạo chỉđạt 3,65 triệu tấn thì đến năm 2015 đã xuất khẩu trên 3,97 triệu tấn Theo đókim ngạch xuất khẩu gạo tăng từ 1,89 Tỷ USD năm 2012 lên 1,56 tỉ USD.Năm 2103 đến 2015 có xu hướng giảm từ 2,27 xuống 1,62 tỷ USD
2.2.2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Than Uyên
Than Uyên là một vùng đất lòng chảo, nằm ở phía Tây dãy núi HoàngLiên Sơn, hình thành 3 khu vực rõ rệt:
- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải núi Phan Xi Păng,núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn
- Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pu San Cáp độ cao từ600-1,800m
- Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 279 từ tà hừa đến mường kim,một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng
có độ cao từ 500-650m so với mặt biển
Trang 27dân chủ yếu gieo cấy những giống lúa địa phương có năng suất thấp, thời giansinh trưởng kéo dài và chủ yếu chỉ trồng một vụ trong năm Ngày nay, nhờnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cho nênhuyện Than Uyên đã chuyển đổi sang gieo cấy các giống lúa tiến bộ kỹ thuật
có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn vì thế diện tích lúa của huyện đãphần lớn chuyển sang diện tích 2 vụ
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa nước của huyện Than Uyên
trong 3 năm gần đây 2015 - 2017
(Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Than Uyên)
Như vậy, qua số liệu bảng 2.6 cho thấy cả 3 chỉ tiêu diện tích, năngsuất, sản lượng cây lúa nước của huyện Than Uyên trong 3 năm gần đâyđều tăng
Riêng chỉ tiêu năng suất trong 3 năm gần đây, năng suất năm sau luôncao hơn năm trước Điều này có được là do huyện đã chỉ đạo tăng cơ cấu lúalai và do trình độ thâm canh của người dân ngày một nâng cao
2.2.2.4 Một số hoạt động khuyến nông trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam
Ngày 01/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ-CP vềKhuyến nông, Hệ thống khuyến nông chính thức được hình thành và phát
Trang 28triển Trải qua 20 năm hoạt động đồng hành với tiến trình Đổi mới của Ngànhnông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh và trởthành một hệ thống khá đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở thôn bản, gắn bómật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn [6].
Ở Trung ương, giai đoạn 1993 - 2004, Cục Khuyến nông - Khuyến lâmthuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nước về sản xuấtnông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông; Vụ Nghề cá thuộc BộThủy sản cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và công tác khuyến ngư
Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP vềKhuyến nông, Khuyến ngư Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc giađược thành lập (tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủysản Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản,Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia đượchợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia [17]
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nôngtrung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nôngnghiệp và PTNT
Mặc dù có sự thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau theo từng giaiđoạn, nhưng tổ chức khuyến nông ở trung ương vẫn liên tục phát triển và làđầu mối thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ khuyếnnông đối với hệ thống khuyến nông cả nước, đầu mối hợp tác với các tổ chứckhuyến nông trong khu vực và quốc tế, là lực lượng nòng cốt triển khai thựchiện các chương trình, dự án, nội dung khuyến nông ở trung ương
Trải qua hơn 20 năm hoạt động hệ thống khuyến nông đã đạt được một
số kết quả sau:
- Chương trình phát triển lúa lai thương phẩm: Song song với việc pháttriển sản xuất hạt giống lúa lai F1 là các chương trình phát triển lúa laithương
Trang 29Nguyên Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, góp phần đảm bảo anninh lương thực, thúc đẩy cho việc chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng [6].
- Chương trình khuyến nông phát triển lúa chất lượng: Chương trìnhbắt đầu triển khai từ năm 1997, tập trung ở 2 vựa lúa chính là Đồng bằng sôngHồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nay đã được mở rộng ở tất cả các vùng,các tỉnh có trồng lúa, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao phục vụ trongnước và xuất khẩu
Từ kết quả nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu một số giống lúa chấtlượng cao, cùng với việc áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” ở Miền Nam,bón phân cân đối, hợp lý ở Miền Bắc, chương trình khuyến nông đã tập trungxây dựng mô hình trình diễn nhân nhanh các giống lúa: Bắc thơm số 7,Hương thơm số 1, các giống lúa P, VÐ20, VND95-20, MTL499, Jasmine,Basmati đột biến, OM4490…các giống lúa đặc sản: Tám xoan, Dự, Nànghương chợ Ðào cung cấp cho nông dân
Kết quả: Chương trình khuyến nông sản xuất hạt giống lúa lai F1, pháttriển lúa lai thương phẩm, phát triển lúa chất lượng đã góp phần đảm bảo anninh lương thực và đưa Việt Nam trở thành nước có sản lượng gạo xuất khẩuđứng thứ hai trên thế giới
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ: Chương trình đã hỗtrợ bà con nông dân chuyển đổi một phần diện tích lúa hiệu quả kinh tế thấpsang trồng cây khác như ngô, lạc, đậu tương, rau hoặc chuyển đổi các vụ lúaphù hợp để có được năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn
Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tăng thêm vụ lúa trên đấtngọt hoá bán đảo Cà Mau, chuyển 3 vụ lúa ngắn ngày bấp bênh sang 2 vụ lúachính đã tác động tích cực đến việc ngăn chặn bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùnxoắn lá lúa Đối với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt các tỉnh Đồng bằng sôngHồng và Trung du Bắc bộ đang có bước chuyển đổi cơ cấu các trà lúa vụ
Trang 30đông xuân, vụ mùa theo hướng tăng tỉ lệ xuân muộn để đảm bảo an toàn khithời tiết biến động vụ đông và tăng tỉ lệ mùa sớm, tạo điều kiện mở rộng diệntích vụ đông Tỉ lệ trà xuân muộn từ 25% trước đây, hiện nay lên 50-55%, tràmùa sớm đã đạt tới trên 40% diện tích Phương thức gieo thẳng bằng công cụcải tiến được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh từ năm 2005, có tác động lớn trongviệc mở rộng diện tích trà lúa xuân muộn và mùa sớm do có những ưu điểm
so với gieo cấy truyền thống Giảm công lao động nặng nhọc, tăng năng suấtlao động, giảm chi phí về giống từ 50-55 kg thóc giống/ha của gieo vãi hoặcgieo mạ cấy xuống còn 25-30 kg/ha Thời gian sinh trưởng của lúa gieo thẳngngắn hơn lúa cấy 8-10 ngày, giải phóng đất sớm trồng cây vụ đông trên chânđất 2 vụ lúa
Đối với các tỉnh Duyên hải Miền Trung luôn bị ảnh hưởng thiên tai, môhình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được coi là biện pháp né tránh thiên tai mộtcách có hiệu quả Chuyển 3 vụ lúa ngắn ngày bấp bênh sang 2 vụ lúa hoặc 2
vụ lúa và 1 vụ màu
Trang 31PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khuyến nông trong quá trình sản xuất, tiêu thụ lúa tại xã TàHừa - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Không gian
Xã Tà Hừa - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
3.2.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018
- Số liệu nghiên cứu được lấy từ 2015 - 2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại xã Tà Hừa huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển lúa tại xã Tà Hừa
- Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong việc sản xuất, tiêu thụ lúa
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và
và phát triển cây lúa
3.4 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1 Điều tra thu thập số liệu.
* Chọn mẫu điều tra
- Dựa trên số liệu thứ cấp và kết quả đánh giá nhanh nông thôn(phương pháp RRA), lựa chọn ra 3 bản trong xã làm đơn vị nghiên cứu đạidiện cho xã về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và diện tích trồng lúa(gồm thôn bản Cáp Na 1,Nà Có, Cáp Na 2 )
* Thu thập số liệu
Trang 32- Số liệu thứ cấp:
Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của UBND, trạm khuyếnnông, phòng thống kê huyện Than Uyên, các báo cáo tổng kết về kết quả vàdiện tích lúa qua các năm 2015 - 2017 và các cơ quan liên quan
- Số liệu sơ cấp:
Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn nhữngngười cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyếnnông, thực trạng những khó khăn, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạtđộng khuyến nông trong công tác phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã, đồngthời nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việc pháttriển sản xuất lúa
- Sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra thu thập thông tin về điều kiện kinh
tế - xã hội, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh giá của người dân vềhiệu quả sản xuất lúa và hiệu quả hoạt động khuyến nông
- Phương pháp chọn mẫu điều tra Chọn ngẫu nhiên 60 hộ trên địa bàn 3 thôn
3.4.2 Tổng hợp và phân tích số liệu.
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu,tôi tiến hành tổng hợp và phân tích
- Số liệu thu thập từ các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung
- Xử lý thông tin định tính, các số liệu được xử lý biểu thị qua phươngpháp phân tích tổng hợp
- Xử lý thông tin định lượng thu thập từ các tài liệu thống kê, báo cáo,quan sát, phỏng vấn
- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft office Excel
Trang 33PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Tà Hừa là một xã nằm ở phía tây của Huyện Than Uyên cách trung tâmhuyện 47 km, có tổng diện tích tự nhiên là 7.143,40 ha, xã có 8 thôn bản Địagiới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Tây giáp với xã Chiềng khay - Quỳnh nhai – Sơn La
- Phía Nam giáp với xã Mường giôn - Quỳnh nhai – sơn la
- Phía Đông giáp với xã Mường Kim - huyện than uyên
- Phía Tây giáp với xã Pha Mu - huyện Than Uyên
Là xã giáp với huyện Quỳnh nhai-Tỉnh sơn la nên tà hừa có vị trí đặcbiệt quan trọng về an ninh Quốc phòng và bảo vệ chủ quyền Quốc gia Mặtkhác, xã có nhiều đường dân sinh nối liền với xã mường giôn vì vậy xã cóđiều kiện giao lưu kinh tế trực tiếp với huyện quỳnh nhai – sơn la tạo cơ hội đểphát triển dịch vụ
, thương mại, và giao lưu trao đổi hàng hóa
4.1.1.2.Địa hình
Xã Tà Hừa là một xã có địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên của
xã, bị chia cắt nhau thành các thôn bản cách nhau từ 5 đến 10 km
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
- Khí hậu chung của xã thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa Mùa rét bắtđầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 12 âm lịch năm sau Đặc điểmcủa mùa này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ trung bình xuống dưới 12 độ, thường
có sương mù xuất hiện, đặc biệt vào tháng chạp và tháng giêng
Trang 34- Lượng mưa bình quân hàng năm ở mức tương đối cao khoảng 2.404mm/ nam, mưa chủ yếu tập trung vào tháng 5,6,7 trong năm và chiếm tới 80%lượng mưa cả năm các thôn bản vùng cao ở mức 2200 -2300 mm/ năm,các thôn bản th ở mức 2.350 – 2440 mm/năm
- Đầu mùa mưa thường có mưa đá và gió lốc, giữa mùa mưa lượng mưalớn hay xảy ra các trận lũ quét, mùa khô thường xẩy ra rét đậm, rét hại trênđịa bàn xã gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
4.1.1.4 Đặc điểm về thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia nó không chỉ
là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cũng như cáchoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội…Mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu vàkhông thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp Không chỉ thế đất đaicòn là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Xã Tà Hừa có tổng diện tích đất tự nhiên là: 7.143.40 ha Trong đó chủyếu là đất Feralit, đất màu đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất phù sa Môitrường của xã khá trong lành chưa bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp,chất thải sinh hoạt Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại vấn đề thiếu thu gom rácthải, chăn nuôi gia súc không tập trung nên đã ảnh hưởng đến môi trường đất,nước và không khí…
Như vậy điều kiện tự nhiên của xã Tà Hừa phù hợp với nhiều loài câytrồng, có giá trị kinh tế cao như:
Các loại cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, khoai
Trang 35Cây công nghiệp: Chè…
Cây ăn quả: Mận, mơ, Bưởi, cam, quýt
Cây lâm nghiệp: Trám, quế, keo, thông, xoan
Về tình hình sử dụng đất đai của xã Tà Hừa:
Trang 36D iệ n tí
C ơ c
2 0 1 6
2 0 1 7
31
43
10
991
47
37
10
10
43
34
10
99
25
78
25
10
10
87
12
36
99
( Nguồn:UBND xã Tà Hừa )
Trang 37Năm 2015 diện tích đất nông nghiệp của xã Tà Hừa là 3000ha chiếm41,99% trong tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó đất trồng lúa, màu là466,2 ha đến nay năm 2016 diện tích đất nông nghiệp của xã Tà Hừa là3105,3 ha, tăng 105,3 ha Nguyên nhân do những năm gần đây dân số ngàycàng tăng nên ngay khai phá thêm Cụ thể, năm 2015 đất trông lúa màu tănglên 36,85%, thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất.
Diện tích đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong tổng diện tích đất
tự nhiên của xã hầu hết là đồi và núi đá có rừng, hầu hết diện tích đất đồi núinày chạy bao quanh phía Tây và phía Nam của xã giáp ranh với các xã và đãgiao khoán cho nhân dân quản lý, bảo vệ và sử dụng theo chương trình 327của Chính phủ, các hộ dân được giao khoán rừng đang áp dụng có hiệu quả
mô hình nông lâm kết hợp, tận dụng tốt các khe, suối, các khoảng đất trốngvừa trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả
cá, nuôi ong, trồng các loại cây đặc sản vùng như: khoai tím, hồng khônghạt… mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân, đồng thờigóp phần đa dạng hoá sản phẩm trồng trọt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng chonhân dân địa phương Với diện tích quỹ đất lâm nghiệp là 1.868,40 hakhoảng 187% trong số này đã được phủ xanh bằng các loại cây lâm nghiệpnhư keo, mỡ, bồ đề, xoan…Hiện nay trên địa bàn xã Xã Hừa hầu như khôngcòn đất trống, đồi núi trọc
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số và lao động
- Dân Số: Dân số trên địa bàn xã có trên 2.180 người năm 2016 với 3dân tộc anh em cùng sinh sống, trong dó dân tộc thái chiếm 17,8 %, dân tộcmông chiếm 15,72% , dân tộc khơ mú chiếm 13,50% Toàn xã có 428 hộ dân(hộ nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng trên 90%)
Với điều kiện như vậy thì đời sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vàosản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp Bên cạnh đó xã cũng đang tích cực tận
Trang 3828 28
dụng thế mạnh tự nhiên của mình để phát trển thêm nhiều ngành kinh tế kháctiềm năng như: du lich (du lịch sinh thái, du lịch bản địa , ), dược liệu
- Lao Động: Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 của xã là 1.141người, chiếm 63,6% dân số toàn xã Số người lao động tham gia trong nềnkinh tế quốc dân là 1.141 người, chủ yếu là: Nông nghiệp, lâm nghiệp vớikhoảng trên 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp nên xã TàHừa có nguồn lao dộng dồi dào, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nôngnghiệp Tuy lực lượng lao động, dồi dào song số lao động lành nghề, lao đọngđào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lao động chuyên môn kỹ thuật chưa cao, tập trunglớn vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế
Do đó tình trạng phổ biến hiện nay là thừa lao dộng giản đơn nhưng lại thiếulao động có kỹ thuật Số người tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, đại học,cao đẳng, chiếm tỷ lệ nhỏ, số cán bộ có trình độ quản lý và cán bộ khoa học
kỹ thuật còn thiếu thốn
Tình hình kinh tế:
Năm 2016, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đảng phụchồi kinh tế cả nước chậm và diễn biến phúc tạp của cả nước song do có sựchỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của Đảng Uỷ - Hội đồng nhân dân ủyban nhân dân xã, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và đồng thuận, ủng hộcao của các tầng lớp nhân dân nên xã vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trêncác lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xã đạt 14,5% cao hơn mức bình quânchung toàn huyện, 19/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của xã đã hoànthành và vượt mức kế hoạch , cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực,thu nhập bình quân đầu người đạt 1 triệu đồng/năm
Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện gồm cây hàng năm, cây lâu năm,cây lâm nghiệp, chăn nuôi Tổng sản lượng lương thực cao nhất từ trước đến
Trang 39nay đã đạt trên 513 tấn / năm An ninh lương thực được đảm bảo vững chắc.nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hàng hóa địa phương có thế mạnh cao nhất là:
gà đồi, mật ong, gỗ củi rừng trồng đã có quy mô lớn, sản phẩm có thươnghiệu trên thị trường, uy tín sản phẩm tiếp tục được mở rộng chăn nuôi tiếptục phát trển: đàn gia cầm 8000 con, đạt 100% kế hoạch ; sản phẩm nếp tanpỏm được vinh danh, tạo thành tiến vang lón trên toàn huyện
Trang 40C
C
S L
C
C
S L
C
C
1 6/
1 7/
B Q
22 77
1 0
23 71
1 0
1 0
1 0
1 0 II.
4 5
1 0
4 6
1 0
1 0
1 0
1 0 III
17 32
1 0
18 55
1 0
1 0
1 0
1 0
12 56
7 2
12 98
7 0
1 0
1 0
1 0
9 7
5 6
11 08
6 0
1 1
1 1
1 1 IV
4, 5
9 8,
1 7,
9 5,
1, 7
9 4,
9 6,
7 7,
(Nguồn: UBND xã Tà Hừa)