Tiểu luận về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học. Nội dung nêu được nhu cầu của con người với môi trường những gì? Sự trao đổi chất ở người là gì? Nhu cầu của thực vật và động vật với môi trường là gì? Sự trao đổi chất ở thực vật, động vật là gì?
Trang 1Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả
Trương Thị Mỹ Hiền
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Tiểu học Bộ mô: Tự nhiên - xã hội và phương pháp dạy học 1
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Th.s Lê Thị Thu Hằng đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn cố vấn học tập
và tập thể lớp K39A đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng không tránh khỏi những thiếu sót vì năng lực còn hạn chế Rất mong có sự góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên
Trang 3CÁC TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh TĐC: trao đổi chất SGK: sách giáo khoa VBT: vở bài tập
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề bài …
2 Tình hình nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …
3.1 Mục đích nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… …
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu ………
4.2 Khách thể nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Đóng góp của đề tài
7 Kết cấu đề tài
B NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Sự trao đổi chẩt và năng lượng ở sinh vật trong
1.1.1 Khái niệm sự trao đổi chất và năng lượng
1.1.2 Đặc điểm cách trình bày nội về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chuơng trình môn khoa học ở tiểu học
1.2 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
1.2.1 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
1.2.2 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học
Chương II: Tìm hiểu kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong
Trang 5chương trình môn khoa học ở tiểu học
2.1 Trao đổi chất và năng lượng ở người
2.1.1 Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệ
2.1.2 Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
2.2 Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật
2.2.1 Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt
2.2.2 Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường
2.3 Trao đổi chất và năng lượng ở động vật
2.3.1 Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệt
2.3.2 Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường
2.4 Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật vào một số bài dạy cụ thể trong môn khoa học ở tiểu học
2.4.1 Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở người (tiết 1)
2.4.2 Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở thực vật
2.4.3 Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở động vật
C Kết luận
D Tham khảo
A Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trang 6Một trong những sự kiện nổi trội nhất trong thế kỉ XXI là sự tiến bộ của khoa học và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội Xây dựng dựa trên nền tảng của các thé hệ khoa học trước, các njà khoa học ngày nay đang tiến hành mở rộng các lĩnh vực kiến thức khác Đặc biệt sự đóng góp nghiên cứu về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật là thực sự vô cùng
to lớn Công việc không ngừng tăng lên và những thí nghiệm khoa học của thời kì này đã mang tới nhiều kiến thức sau rộng về sự nghiên cứu này
Ngày nay, ở trường tiểu học cũng đã có kiến thức cơ bản, ban đầu về sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường ( cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải
ra môi trường những gì); sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quátrình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra những gì từ môi trường những gì?)
2 Tình hình nghiên cứu.
Ở thế kỷ XIX, khi mà hoá học phát triển như vũ bão thì ở ranh giới giữa sinh học và
hoá học đã xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu thành phần hoá học của
cơ thể sinh vật và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất và của năng lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể của chúng
Có thể nói rằng, hoá sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống, nhiệm vụ của chúng nhằm nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hoá học, trong
đó là những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của khoa học nông lâm ngư nghiệp, làm cơ sở, phương pháp luận cho các nghiên cứu chuyên ngành và khoa học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp Tuy vậy chỉ mới gần đây, tất cả mọi quá trình sinh học này mới được nghiên cứu một cách khoa học và được giải thích một cách đầy đủ
Tính chất và phương hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống, tìm ý nghĩa chức phận của tất cả mọi thành phần, mọi sản phẩm chuyển hoá Giáo dục nước ta đã đưa kiến thức này vào ngay trong môn khoa học ở tiểu học vai trò quan trọng trong việc giúp
HS học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học sơ sở và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông Môn học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh
3 Mục đích và nhiệm vụ đề tài.
Trang 73.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu môn tự nhiên xã hội, tìm hiểu kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ởsinh vật trong chương trình môn Khoa học ở tiểu học
Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn
Hai là, tìm hiểu kiến thức ề sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình
môn Khoa học ở tiểu học
Ba là, Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật vào một số bài
dạy trong môn Khoa học ở Tiểu học
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu, tổng hợp kiến về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chươngtrình môn khoa học ở tiểu học Vận dụng kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vậtvào một số bài trong chương trình môn khoa học ở tiểu học
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình mônkhoa học ở tiểu học
4.2 Khách thể nghiên cứu.
Tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
5 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 81.1 Tổng quan nội dung về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh trong chương trình môn khoa học ở tiểu học.
1.1.1 Khái niệm trao đổi chất và năng lượng
Trao đổi chất và năng lượng là bản chất của hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật, làbiểu hiện tồn tại sự sống Sự trao đổi chất của cơ thể luôn gắn liền với sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chính vì vậy, rao đổi chất và trao đổi năng lượng là mặt của một quátrình liên quan chặt chẽ với nhaunhau
* Khái niệm chung về sự trao đổi chất
Cơ thể sống tồn tại, phát triển trong môi trường và không ngừng liên hệ mật thiết với môi trường đó Nó hấp thụ các chất khác nhau từ môi trường ngoài, làm biến đổi các chất đó
và một mặt tạo nên các yếu tố cẩu tạo của bản thân cơ thể sống, mặt khác lại thải vào môi trường ngoài các sản phẩm phân giải của chính cơ thể cũng như các sản phẩm hình thành trong quá trình sống của cơ thể Quá trình đó thực hiện được là do các biến đổi hóa học liên tục xảy ra trong cơ thể Người ta gọi toàn bộ các biến đổi hóa học đó là sự trao đổi chất
Sự trao đổi chất bao gồm nhiều khâu chuyển hóa trung gian Các quá trình này xảy ra phức tạp trong từng mô, từng tế bào bao gồm 2 quá trình cơ bản là đồng hóa (tổng hợp) và dịhóa (phân giải) tạo nên chu kỳ trao đổi chất liên tục giữa chất nguyên sinh và chất nhận vào Quá trình đồng hóa là sự hấp thụ các chất mới từ môi trường bên ngoài, biến đổi chúngthành sinh chất của mình; biến đổi các chất đơn giản thành chất phức tạp hơn, sự tích lũy năng lượng cao hơn Đây là quá trình biến đổi các chất không đặc hiệu (các chất hữu cơ của thức ăn như glucid, lipid, protein) từ các nguồn khác nhau (thực vật, động vật, vi sinh vật) thành các chất hữu cơ khác (glucid, lipid, protein) đặc hiệu của cơ thể Đặc điểm của quá trình này là thu năng lượng Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp trên chủ yếu ở dạng liên kết cao năng của ATP
Quá trình dị hóa là quá trình ngược lại của quá trình đồng hóa, là sự biến đổi các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống Như vậy đây là quá trình phân giải các chất dự trữ, các chất đặc trưng của cơ thể thành các sản phẩm phân tử nhỏ không đặc trưng và cuối cùng thành những chất thải (CO2, H2O, NH3 ) để thải ra môi trường Năng lượng được tích trữ trong ATP và được sử dụng cho nhiều phản ứng thu năng lượng khác
Trang 9Hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra liên tục liên quan với nhau và không tách rời nhau Quá trình đồng hóa là quá trình đòi hỏi năng lượng cho nên đồng thời phải xảy ra quá trình dị hóa để cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa Do đó sự trao đổi chất và trao đổi năng lượng là hai mặt của một vấn đề.
Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành hai nhóm: nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng
Nhóm sinh vật tự dưỡng bao gồm tất cả các sinh vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng Để tồn tại và phát triển, nhóm này chỉ cần H2O, CO2, muối vô cơ và nguồn năng lượng Có hai hình thức tự dưỡng Đó là hình thức tự dưỡng quang hợp và hình thức tựdưỡng hóa hợp Hình thức đầu thể hiện ở cây xanh và vi khuẩn tía, vi khuẩn lưu huỳnh vốn dùng quang năng để tổng hợp chất hữu cơ Hình thức sau được thể hiện ở một số vi khuẩn nhận năng lượng trong quá trình oxy hóa các chất vô cơ
Nhóm sinh vật dị dưỡng bao gồm các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất dinhdưỡng từ các chất vô cơ mà phải sống nhờ vào các chất dinh dưỡng của nhóm sinh vật tự dưỡng tổng hợp nên
Như vậy, quá trình trao đổi chất của thế giới sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên chu kỳ trao đổi chất chung
Ngoài cách chia trên, cũng theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành hai nhóm lớn: nhóm hiếu khí (aerob) và nhóm kỵ khí (anaerob)
Nhóm hiếu khí là kiểu trao đổi chất mà các quá trình oxy hóa có sự tham gia của oxy khí quyển
Nhóm kỵ khí là kiểu trao đổi chất mà các quá trình oxy hóa không có sự tham gia của oxy khí quyển Đa số các sinh vật thuộc nhóm hiếu khí Nhóm kỵ khí chỉ là một phần nhỏ của nhóm sinh vật dị dưỡng bậc thấp Tuy vậy, giữa các cơ thể hiếu khí và kỵ khí không
có ranh giới rõ ràng Sinh vật hiếu khí biểu hiện rõ ràng nhất như người chẳng hạn cũng có thực hiện một phần các quá trình trao đổi chất theo con đường kỵ khí (ví dụ như mô cơ) Quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống mang tính thống nhất và riêng biệt Các con đường chuyển hóa lớn trong mọi cơ thể động vật, thực vật đơn bào, đa bào đều theo những giai đoạn tương tự nhau Tuy vậy, nếu đi sâu vào từng mô, cơ quan, cá thể từng loài thì lại
có những nét riêng biệt Các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra liên tục ở pH trung tính,
Trang 10370C, dưới tác dụng xúc tác của enzyme
Ở động vật, các quá trình chuyển hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh
* Khái niệm chung về trao đổi năng lượng và năng lượng sinh học
Trao đổi chất luôn gắn liền với trao đổi năng lượng Đối với cơ thể người, động vật và phần lớn vi sinh vật thì nguồn năng lượng duy nhất là năng lượng hóa học của các chất trong thức
ăn Trong cơ thể, các chất dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng là glucid, lipid và protein đều
bị oxy hóa Lipid và glucid đi vào cơ thể bị “đốt cháy” sẽ sinh ra CO2, H2O và NH3, chất này tác dụng với CO2 chuyển thành carbamid (ure)
Các quá trình oxy hóa khử sinh học thuộc các phản ứng dị hóa có ý nghĩa rất quan trọng Chúng không những chỉ là nguồn năng lượng quan trọng dùng để thực hiện các phản ứng tổng hợp khác nhau mà còn là nguồn cung cấp các hợp chất trung gian dùng làm nguyênliệu cho các phản ứng tổng hợp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên hợp các quá trình trao đổi chất
Để tồn tại và phát triển, cơ thể cần phải được cung cấp liên tục năng lượng Trong hoạt động sống của mình, cơ thể biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác và sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống cũng tuân theo các quy luật vật lý như sự biến đổi năng lượng ở giới vô cơ
So sánh về năng lượng sinh học và năng lượng kỹ thuật ta thấy có những đặc điểm sau:thứ nhất, cơ thể không sử dụng nhiệt năng thành công có ích được; thứ hai, sự giải phóng năng lượng trong cơ thể là dần dần, từng bậc; thứ ba, sự giải phóng năng lượng đi kèm theo
sự phosphoryl hóa nghĩa là năng lượng giải phóng được cố định lại ở liên kết este với phosphoric acid trong phân tử ATP vốn được gọi là liên kết cao năng
Từ dạng năng lượng trung gian này (ATP) mà có thể dự trữ và sử dụng năng lượng vào các hoạt động sống; thứ tư, có thể không sử dụng được năng lượng tự do của tất cả các loại phản ứng phát nhiệt mà nguồn năng lượng duy nhất cơ thể sử dụng là của các quá trình oxy hóa
1.1.2 Đặc điểm cách trình bày nội dung về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học.
Trong chương trình môn khoa học ở tiểu học kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng thuộc 2 môn vật lý và hoâ học, phân bố chủ yếu trong chương trình môn khoa học lớp 4
Trang 11Những kiến thức đó được lựa chọn ở mức độ đơn giản, chỉ trình bày về mặt định tính, phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học Cấu trúc nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 được xây dựng theo cấu trức mở rộng và nâng cao dần.
Chương trình môn khoa học lớp 4 dành cho 3 tiết dạy có nội dung trao đổi chất ở người(từ bài 1 đến bài 3) và 1 tiết dạy ôn tập (bài 18); 5 tiết dạy về các bài có nội dunh về trao đổi chất ở thực vật (từ bài 57 đến bài 61), 3 tiết để dạy các bài có nội dunh về trao đổi chất về động vật (từ bài 62 đến bài 64) và có 2 tiết ôn tập (từ bài 67 đến bài 68)
Nội dung chính trong kiến tgức trao đổi chất và năng luợng ở nguời trong chương trìnhmôn khoa học ở tiểu học:
- một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môin trường
- Vai trò của một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quâ trình trao đổi chất
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Nội dung chính teong kiến thức trao đổi chất và năng lượng ở thực vật, động vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học:
- Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật:
+ Nhu cầu về không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt độ với đời sống thực vật+ Sự trao đổi chất giữa thực vật vố môi trường
- Trao đổi chất và năng lượng ở động vật:
+ Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ với đời sống của động vật+ Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường
1.2 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học.
1.2.1 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học
1.2.2 Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học
Kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học đã tổng hợp kiến thức chuẩn phù hợp với lứa tuổi học sinh: sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường ( cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi
Trang 12trường những gì); sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá trình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra những gì từ môi trường những gì?)
Chương II: Tìm hiểu kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình khoa học ở tiểu học
2.1 Trao đổi chất và năng lượng ở con người.
2.1.1 Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ
Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất con người tồn tại, phát triển về thể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội Các nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển con người là thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt
độ thích hợp
* Nhu cầu không khí ở con người
Không khí rất quan trọng đối với con người về sự sinh tồn và phát triển Con người cần
có không khí để thở mới sống được Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, con người không thể sống thiếu ô-xi quá 3 - 4 phút
Cơ quan hô hấp lấy ô-xi từ không khí vào cơ thể và thải ra các-bô-níc ra ngoài không khí
để duy trì sự sống ở con người
* Nhu cầu nước ở con người
Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể
Nước giúp cho cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡnh hòa tan và tạo thành các chất cho sự sống Ngoài ra còn tham gia vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể Nước còn giúp cho việc thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể
Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày
* Nhu cầu thức ăn ở con người.
Vì thức ăn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong trao dồi và chuyển hóa các chất trong cơthể Thức ăn có vai trò quan trọng không thể nhịn ăn trong 28-30 ngày liên tiếp
Thức ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kháng thể Giúp chung ta chống chịu mọi bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh, phát triển và cân bằng cơ thể
Ví dụ như:
Trang 13+ Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, ngô, bánh quy, chuối, khoai lang, Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng gà, thịt lợn, đậu nành, cua, ốc, Giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người
+ Thức ăn giàu chất béo: mỡ lợn, lạc, dầu thực vật, dừa, Rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin: A, D, E, K
Thức ăn chứa nhiều vitamin: cam, cà chua, cà rốt, Rất cần cho hoạt động cơ thể Nếu thiếu vitamin, cơ thể có thể bị bệnh
+ Thức ăn chứa nhiều chất khoáng như sắt, canxi, Có trong sữa, cua, tham gia vào việc xây dựng cơ thể Ngoài ra, cơ thể còn cần một lượng nhỏ một số chất khoáng khác
để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị bệnh
Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau
Để có sức khỏe tốt, chúng ta phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
* Nhu cầu ánh sáng ở con người
Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực Chúng ta sẽ khôngnhìn thấy mọi vật
Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời Nó sẽ giúp chúng ta có thức
ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhân được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên
Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau Trong
đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ
em tránh đc bện còi xương Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ rất nhỏ tia này Tia này
sẽ nguy hiểm khi ta ở ngoài nắng quá lâu
* Nhu cầu nhiệt độ ở con người
Nếu con người phải sống trong điều kiện không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có biện pháp nhân tạo để khắc phục con người sẽ chết
Ví dụ những biện pháp nhân tạo khắc phục nhiệt độ của con người:
Trang 14+ Biện pháp chống nóng cho người: bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng, … + Biện pháp chống rét cho người: sưởi ấm, nơi ở kín gió, ăn nhiều chất bột đường, mặc quần áo ấm, luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len,
2.1.2 Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí cac-bô-níc để tồn tại Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước,không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã Con người trao đổi chất với môi trường mới sống được
Trong cơ thể người, cơ quan hô hấp thực hiện việc trao đổi khí: lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc Cơ quan tiêu hóa thực hiện chức năng trao đổi thức ăn: lấy nước và các thức ăn
có chứa các chất dinh dưỡng cầb cho cơ thể và thải chất cặn bã (phân) Cơ quan bài tiết đã bài tiết nước tiểu( thải ra nước tiểu) và da (thải ra mồ hôi)
Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ quan tiêu hóa) và ô-xi (hấp thụ từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chấtđộc từ cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài
2.2 Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật.
2.2.1 Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ
Để duy trì sự sống và phát triển thực vật cần có đủ không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ
Trang 15* Nhu cầu nước của thực vật
Các loại cây khác nhau, có nhu cầu khác nhau Có cây ưu ẩm như cây dương xỉ, cây rau
má, cây lúa nước, Cây chịu được khô hạn như cây: xương rồng, cây lô hội,
Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau Ví dụ như:
- Cây lúa nước: khi lúc mới cấy, đẻ nhánh, lên đòng lúc này cây rất cần nước nên người ta bơm nước vào ruộng Nhưng đến giai đoạn lúa chín cây lúa cần ít nước hơn và phải tháo nước ra
- Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới đầy đủ để cây lớn nhanh hơn, khi quả chín cây cần ítnước hơn
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi nhu cầu nước của cây cũng thay đổi Vài những ngày nắng,nóng lá cây thoát hơi nước nhiều hơn nên nhu cầu nước của cây nhiều hơn
* Nhu cầu chất khoáng của cây
Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết trái được hoặc nếu có sẽ cho năng suất thấp Điều đó chứng tỏ các chất khoáng đã tham gia vào thành phần cấu tạo và các hoạt động của cây Nitơ (có trong phân đạm) là chất khoáng mà cây cần nhiều
Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp Trên thực tế, người ta thường phải bón thêm phân cho đất trồng, nhằm cung cấp cho cây đầy đủ các chất khoáng cần thiết
Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lươnj khác nhau ví dụ: lúa, ngô,
cà chua, cần nhiều nitơ (có trong phân đạm) và phốt pho (có trong phân lân), Cà rốt, khoailang, cải củ, cần nhiều kali; các loại ra và cây lấy sợi như đay, gai, cần nhiều nitơ
Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau Ví dụ như: trong cây ăn quả, cần bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng
Trong trồng trọt, nếu biết bón đủ phân đúng lúc, đứng cách sẽ cho thu hoạch rất cao
* Nhu cầu không khí của thực vật
Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp Cây dù được cung cấp đủ nước, chất