Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946 Câu 10: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hộ
Trang 1Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung)?
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp Việt Nam?
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước ?
Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ?
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp ?
Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp?
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường
Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992? Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946 Câu 10: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Câu 11: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Câu 12: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo ? Câu 13: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1980 ?
Câu 14 Quyền con người và quyền công đân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất nhau?
Câu 15 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Câu 16 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền công dân?
Câu 17 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của pháp luật?
Câu 18.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền con người?
Câu 19 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, công dân có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm?
Câu 20.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, mọi người có quyền có nơi ở hợp pháp?
Câu 21.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật?
Câu 22.Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người phải được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”
Câu 23.Hiến pháp 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và việc khám xét chỗ ở do pháp luật
quy định
Câu 24.Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do luật quy định”
Xem điều 2, 3, 4, 6, 7 Hiến pháp 1959
điều 2, điều 8Hiến pháp 1980
điều 2(Bản chất nhà nước),điều 3 (Mục đích của Nhà nước) Hiến pháp 2013
Trang 2Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung)? Trả lời: Sai
Nguồn của Luật Hiến pháp:
Là những VBPL trong đó có chứa các quy phạm Luật Hiến pháp như:
- Hiến pháp năm 2013 – nguồn quan trọng nhất của Luật Hiến pháp Việt Nam
- Luật quốc tịch Việt Nam;
- Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
- Các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức chính quyền địa phương…
- Một số văn bản dưới luật có tính quy phạm của Luật hiến pháp do UBTV Quốc hội, CTN,
CP, Hội đồng nhân dân ban hành
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp Việt Nam?
Trả lời: Sai.
Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp gồm tổng thể các tài liệu phục vụ nghiên cứu Luật Hiện pháp có:
- Ngành luật Hiến Pháp: tức các văn bản có chứa đựng các quy phạm Luật HP được qua các thời kỳ lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển Đó là các Hiến pháp, Sắc lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định …;
- Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước
- Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học, sách chuyên khảo liên quan đến ngành Luật Hiến pháp
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước ?
Trả lời: Sai.
Nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến không có Hiến pháp, Hiến pháp chỉ xuất hiện từ nhà nước tư bản sau cuộc cách mạng tư sản
Nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại Giai đoạn đầu, Nhà nước mang tính chất bạo lực có tổ chức, lúc đó chưa có Hiến pháp mà chủ yếu là Luật Hình sự Luật Hiến pháp đầu tiên ra đời ở Thế kỷ thứ XVIII (TBCN) và nước Mỹ là nước ban hành Luật Hiến pháp đầu tiên vào năm 1787 khi đó Nhà nước đã xuất hiện rất lâu
Cũng như tại Việt Nam Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN đến nay đã được 4.895 năm Trong khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào ngày 09/11/1946
Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ?
Trả lời: Sai.
Ở nước ta, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời năm 1946, đã được Quốc hội thông qua vào ngày 09/11/1946 Như vậy, Hiến pháp ra đời sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
Trước CMT8 năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế, nên không có Hiến pháp
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển
và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp ?
Trả lời: Sai.
Căn cứ vào nội dung quy định Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp chỉ quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của công dân về chính trị, dân sự (Hiến pháp Mỹ) Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội: quy định cả các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội
Trang 3(Các Hiến pháp của nhiều nước được ban hành từ sau Chiến tranh thế giới thế 2 Kể cả Hiến pháp Việt Nam)
- Hiến pháp cổ điển: Mỹ (1787), Vương quốc Na uy năm (1814), Vương quốc Bỉ (1831), Liên bang Thuỵ sĩ (1874) Riêng có một số Hiến pháp như Ailen (1937), Thuỵ Điển (1932) … tuy được ban hành gần đây nhưng nội dung không có gì tiến bộ (hiện đại) hơn những Hiến pháp cổ điển được thông qua trước đó hàng trăm năm
- Hiến pháp hiện đại: Việt Nam (1946), Pháp (1946, 1958), Nhật Bản (1948), CHLB Đức (1949)…
Câu này theo hướng của cô Hà giảng: HP hiện đại là HP có cập nhật những xu hướng tiến bộ được cộng đồng quốc tế công nhận
Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp?
Trả lời: Sai.
Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá trị Hiến pháp, một số
án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân
Lưu ý: Nhà nước không có tuyên bố chính thức về các nguồn của Hiến pháp này
Ví dụ: Hiến pháp nước Anh gồm 3 nguồn: 300 đạo luật mang tính Hiến pháp, một số phán quyết của Tòa án tối cao và một số tập tục cổ truyền mang tính hiến định
TỪ CÂU NÀY TRỞ ĐI DO CÔ HÀ GIẢNG
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
Trả lời: Sai.
So sánh khoản 1 điều 85 và khoản 4 điều 120 HP 2013, đạo luật thông thường được quá nửa
tổng (>1/2) đại biểu quốc hội thông qua, trong khi Hiến pháp yêu cầu 2/3 đại biểu quốc hội thông qua
Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992?
Trả lời: Sai.
So sánh Điều 147 HP 1992 với khoản 1, 3, 4 điều 120 HP 2013:
Khoản 1 điều 120 HP 2013 quy định các chủ thể yêu cầu làm hiến pháp gồm CTN, UBTVQH, CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu yêu cầu trong khi HP 1992 chỉ có Quốc hội
Khoản 3 điều 120 HP 2013 quy định phải thành lập UB dự thảo Hiến pháp và lấy ý kiến nhân dân, trong khi điều 147 HP 1992 không quy định
Khoản 4 điều 120 HP 2013 có nêu việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp do Quốc hội quy định trong khi điều 147 HP 1992 không quy định
Nhận xét: Quy định sửa đổi HP trong HP 2013 chặt chẽ hơn HP 1992, có nhiều chủ thể có
quyền đề nghị làm HP hơn, bắt buộc thành lập ủy ban dự thảo, có lấy ý kiến nhân dân và có khuyến nghị trưng cầu dân ý tạo điều kiện nhân dân đóng góp xây dựng Hiến pháp
Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946?
Trả lời: Sai.
So sánh điều 70 HP 1946 và điều 120 HP 2013
HP 1946: trưng cầu ý dân là bắt buộc
HP 2013: trưng cầu dân ý là khuyến nghị, do quốc hội quyết định
Câu 10: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Trang 4Trả lời: Sai.
Điều 6 Hiến pháp 2013 (không cần đưa điều 2 vào)
- Ngoài dân chủ gián tiếp còn có dân chủ trực tiếp
- Đối với dân chủ đại diện: nhân dân thực hiện dân chủ gián tiếp không chỉ thông qua mỗi
quốc hội và hội đồng nhân dân mà cònthông qua các cơ quan Nhà nước khác.
Câu 11: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Trả lời: Sai.
Từ khóa: “ghi nhận” tức phải ghi ra
- Từ HP 1959 trở đi mới ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng CS VN trong lời nói đầu
- Và từ HP 1980 trở đi sự lãnh đạo của Đảng CSVN mới trở thành nguyên tắc hiến định
- Hiến pháp 1946 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện mục tiêu xây dựng đại
đoàn kết toàn dân (Tuy nhiên: vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về mặt thực tế thông qua chế
định Chủ tịch nước – lãnh đạo gián tiếp)
Câu 12: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo
?
Trả lời: Sai.
Điều 4 HP 2013: Đảng là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước giữ vai trò trung tâm hệ thống chính trị
- Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước, các quyết định của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến các chủ thể trong xã hội Có quyền lực và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của đất nước
- Nhà nước quyết định tính chất, cấu trúc của hệ thống chính trị
- Nhà nước thiết lập cơ chế hoạt động, duy trì hoạt động và bảo vệ các thiết chế khác trong hệ thống chính trị
- Nhà nước có nguồn lực về kinh tế, có khả năng chu cấp cho các thiết chế khác trong hệ thống chính trị hoạt động
- Nhà nước thực hiện hóa được mọi mục tiêu của hệ thống chính trị, bảo vệ sự hoạt động, vị trí của các thiết chế trong hệ thống chính trị
Câu 13: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1980 ?
Trả lới: Sai.
So sánh điều 14 HP 1980 và điều 12 HP 2013 thì HP 1980 theo hướng hạn chế còn HP 2013 theo hướng mở rộng quan hệ đối ngoại
(Anh chị tùy theo thời gian có rộng rãi hay không thì so sánh 2 điều mà mở rộng thêm ý)
Câu 14 Quyền con người và quyền công đân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất nhau? Sai
- Cơ sở lý luận:
+ Quyền con người: là quyền chung dành cho cá nhân là thành viên của xã hội loài người không phân biệt quốc tịch, do cộng đồng quốc tế xác định, thể hiện trong các công ước quốc tế về quyền con người
+ Quyền công dân:là quyền dành riêng cho cá nhân mang quốc tịch của một Nhà nước cụ thể,
do Nhà nước đặt ra và có sự khác biệt nhau giữa công dân của các nước
- Hiến pháp hiện hành có sự phân biệt rõ quyền con người và quyền công dân: những quyền dành chung cho con người Hiến pháp dùng từ “mọi người”, quyền dành cho cá nhân mang quốc tịch Hiến pháp dùng từ “công dân” Quyền công dân không rộng bằng quyền con người
Ví dụ: quyền khiếu nại tố cáo là quyền con người, bầu cử là quyền công dân
Câu 15 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Trang 5Sai Vì căn cứ điều 27 HP 2013
Bầu cử chỉ là quyền, công dân tự do lựa chọn thực hiện hay không thực hiện mà không bị cưỡng chế bắt buộc thực hiện
Câu 16 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền công dân?
Sai.Căn cứ điều 39 HP 2013
Học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân
Câu 17 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của pháp luật?
Sai.Từ khóa “pháp luật”
Căn cứ điều 14 HP 2013: chủ thể hạn chế quyền con người, quyền công dân chỉ có thể là quốc hội – với vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, các cơ quan nhà nước khác không thể hạn chế quyền Các cơ quan nhà nước khác chỉ có thể đưa ra những quy định hướng dẫn nhằm thực hiện quyền có hiệu quả trên thực tế
Câu 18.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền con người?
Sai Căn cứ điều 25 HP 2013.
Các quyền này chỉ dành cho công dân
Câu 19 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, công dân có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm?
Căn cứ điều 33 HP 2013, “mọi người”
2 hướng trả lời đều được chấp nhận, tuy nhiên ưu tiên theo hướng nhận định “Sai”
Sai Quyền tự do kinh doanh dành cho tất cả mọi người chứ không chỉdành cho công dân Đúng Quyền tự do kinh doanh dành cho tất cả mọi người trong đó có công dân.
Câu 20.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, mọi người có quyền có nơi ở hợp pháp?
Sai Căn cứ điều 22 HP 2013.
- Khoản 1: Quyền có nơi ở hợp pháp chỉ dành cho công dân, không dành cho mọi người
- Khoản 2: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Câu 21.Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật?
Sai Căn cứ điều 31 HP 2013.
Còn bắt buộc phải được chứng minh theo trình tự luật định chứ không chỉ có bản án kết tội
của Tòa án Tức là yêu cầu về thủ tục tố tụng là bắt buộc Đây là điểm tiến bộ hơn so với Hiến pháp 1992
Câu 22.Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người phải được
pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”
Sai Căn cứ điều 19 HP 2013.
Phải là: “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người phải được pháp luật bảo hộ.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”
Như vậy, cơ quan có thể ban hành quy định về tước đoạt tính mạng con người chỉ có thể là Quốc hội mà không là các cơ quan Nhà nước nào khác
Câu 23.Hiến pháp 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và việc khám xét chỗ ở do pháp
luật quy định.
Sai Căn cứ khoản 2 điều 20 HP 2013: việc bắt, giam giữ người do luật định
Căn cứ khoản 3 điều 22: việc khám xét chỗ ở do luật định.
Câu 24.Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do luật quy định”
Trang 6Sai Căn cứ điều 23 HP 2013
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước
ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”