Trường THPT Trần Phú ------------- (25 câu trắc nghiệm) ĐỀ KIỂMTRA TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 7 MÔN HOÁ HỌC 12 - NÂNG CAO Thời gian làm bài: 45 Phút Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: . Lớp: 12A … Câu 1: Nhóm gồm các chất đều có thể oxi hóa sắt thành sắt 3+ A. Oxi; axit brom hidric; bạc nitrat B. Lưu huỳnh; hơi nước; dung dịch CuSO 4 . C. Br 2 ; HNO 3 loãng nguội; H 2 SO4 đặc nóng D. Cl 2 ; HNO 3 loãng nóng; H 2 SO4 loãng nóng Câu 2: Trộn 1,08 gam bột Al với bột CuO và Fe 2 O 3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HNO 3 dư thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. V có giá trị là: A. 2,24 lít B. 1,344 lít C. 4,48 lít D. 1,792 lít Câu 3: Hòa tan a gam Crom trong dung dịch H 2 SO4 loãng, nóng thu được dung dịch X và 2,856 lit khí (ở đktc). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí đến khối lượng không đổi. Lọc, đem nung đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là: A. 6,46 gam B. 9,69 gam C. 8,67 gam D. 12,75 gam Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,248 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O 3 , MgO, ZnO trong 400 ml dung dịch H 2 SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là: A. 5,448 gam B. 3,848 gam C. 3,048 gam D. 4,648 gam Câu 5: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và mộtsố nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm: A. trên 15% khối lượng B. 2 – 5% khối lượng C. 0,01 – 2% khối lượng D. 8 – 12% khối lượng Câu 6: Dung tích nhỏ nên khối lượng mỗi mẻ thép ra lò không lớn là nhược điểm của phương pháp luyện thép nào sau đây? A. Phương pháp lò điện B. Phương pháp Bet-xơ-me C. Phương pháp Mac – tanh và Bet-xơ-me D. Phương pháp Mac – tanh Câu 7: Có các dung dịch CaCl 2 , ZnSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 , CuCl 2 , FeCl 3 . Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được các dung dịch trên? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch BaCl 2 C. Dung dịch NH 3 D. dd NaOH và CO 2 Câu 8: Để chứng minh tính khử nhôm mạnh hơn sắt ta thực hiện phản ứng: A. Phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng B. Phản ứng nhiệt nhôm C. Dùng phương pháp điện luyện D. Điện phân nóng chảy nhôm oxit Câu 9: Trộn 24 gam Fe 2 O 3 với 10,8 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là : A. 90% B. 60% C. 12,5% D. 80% Câu 10: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 có khối lượng 3,9 gam. Cho khí CO dư đi qua X nung nóng. Khí đi ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 15 gam kết tủa. Tổng khối lượng Fe trong X là A. 1,68 gam B. 0,084 gam C. 3 gam D. 1,5 gam Câu 11: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe 2 O 3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH (dư). B. HCl (dư) C. NH 3 (dư). D. AgNO 3 (dư). Câu 12: Độ dẫn điện của nhôm bằng A. 1/3 so với độ dẫn điện của đồng. B. 2/3 so với độ dẫn điện của đồng. C. 3/3 so với độ dẫn điện của đồng. D. 4/3 so với độ dẫn điện của đồng. Câu 13: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 18 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 . Hòa tan X hoàn toàn vào dung dịch HNO 3 thấy giải phóng 3,36 lít khí duy nhất (ở đktc) không màu, hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của m là: A. 15,120 gam B. 15,09 gam C. 15,105 gam D. 15,135 gam Trang 1/2 - Mã đề thi 132 Câu 14: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO 3 và b mol FeS 2 trong bình kín chứa không khí (dư). khi các pứ xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe 2 O 3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau pứ bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng S ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể). A. a = 2b B. a = 4b C. a = b D. a = 0,5b Câu 15: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng Cu bị bao phủ một lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là A. Cu(OH) 2 . B. CuCO 3 .Cu(OH) 2 C. CuCO 3 . D. CuO. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng thu được hỗn hợp khí là sản phẩm khử gồm 0,03 mol N 2 O và 0,02 mol NO. Giá trị của m là: A. 0,27 gam B. 2,7 gam C. 1,62 gam D. 0,162 gam Câu 17: Hòa tan 1,8 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch H 2 SO4 đặc nóng dư, thu được 0,0375 mol một sản phẩm khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. X là A. SO 3 B. S C. SO 2 . D. H 2 S Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 15 g hỗn hợp muối khan FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 thu được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với 2,37 gam KMnO 4 trong môi trường H 2 SO4 . Thành phần % khối lượng của FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 lần lượt là A. 76% ; 24%. B. 60%; 40%. C. 50%; 50%. D. 55%; 45%. Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 0,06 mol Fe, 0,03 mol Fe 2 O 3 , 0,02 mol Fe 3 O 4 tác dụng hết với dung dịch H 2 SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là: A. 14 gam B. 13 gam C. 25 gam D. 14,4 gam Câu 20: Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch CuSO 4 1M cho tới khi pH của dung dịch bằng 1 thì ngừng điện phân (coi thể tích dung dịch không đổi). % CuSO 4 đã bị điện phân là: A. 10% B. 5% C. 8% D. 2% Câu 21: Giữa các ion 2 4 CrO − và ion 2 2 7 Cr O − có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng sau: Cr 2 O 7 2– + H 2 O → ¬ 2CrO 4 2– + 2H + (da cam) (vàng) Nếu thêm OH - vào thì sẽ có hiện tượng: A. dung dịch từ màu vàng chuyển thành da cam. B. dung dịch từ màu vàng chuyển thành không màu. C. dung dịch từ màu da cam chuyển thành không màu. D. dung dịch chuyển từ màu da cam chuyển thành màu vàng. Câu 22: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Cr 2 (SO 4 ) 3 đến dư, hiện tượng quan sát được là A. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám. B. xuất hiện kết tủa keo màu vàng. C. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu lục. D. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lam. Câu 23: Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag sẽ bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do A. ion Ag + có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ). B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu. C. bình bằng Ag bền trong không khí. D. bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag + có tính oxi hóa mạnh. Câu 24: Cho dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl 3 , ZnCl 2 thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho H 2 (dư) qua B nung nóng thu được chất rắn . A. Zn và Al 2 O 3 B. ZnO và Al C. ZnO và Al 2 O 3 D. Al 2 O 3 Câu 25: Cho dung dịch amoniac dư vào dung dịch nào sau đây thì không thu được kết tủa A. CuSO 4 B. Cr 2 (SO 4 ) 3 C. FeCl 2 D. Al 2 (SO 4 ) 3 ----------- HẾT ---------- Học sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học ! Trang 2/2 - Mã đề thi 132 . A. CuSO 4 B. Cr 2 (SO 4 ) 3 C. FeCl 2 D. Al 2 (SO 4 ) 3 -- -- - -- - -- - HẾT -- -- - -- - -- Học sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học ! Trang. Trường THPT Trần Phú -- -- - -- - -- - -- (25 câu trắc nghiệm) ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 7 MÔN HOÁ HỌC 12 - NÂNG CAO Thời gian làm bài: 45 Phút Mã đề thi 132