Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực, thì thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ thuộc về cơ quan điều tra hình sự khu vực của quân đội nhân dân.. Vì
Trang 11 Hãy nhận xét quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện K.
a Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra huyện K.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra công an huyện K là không đúng thầm quyền Để làm rõ cho nhận định của mình, nhóm chúng em xin nêu ra
một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào thẩm quyền xét xử theo đối tượng thì vụ án hình sự trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực huyện K
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002 : “Các tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1 Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn kuyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu ;dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị trục tiếp quản lý;
2 Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này mà
phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội”.
Theo tình huống đã cho thì A và B đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho quân đội Tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/4/2005 hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, tại điểm b mục 2
khoản I có quy định: “Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều
3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự” Cụ thể trong tình huống trên A và B đã cùng vào doanh trại quân đội trộm cắp
nhu yếu phẩm trong kho của đơn vị Hành vi này đã gây thiệt hại về tài sản (nhu yếu phẩm
Trang 2ở trong kho của đơn vị (thuộc sự quản lí của doanh trại quân đội)
Như vậy, vụ án hình sự mà A và B thực hiện thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án quân sự khu vực huyện K Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực, thì thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ thuộc về cơ quan điều tra hình sự khu vực của quân đội nhân dân Vì cơ quan điều tra này có thẩm quyền khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương (chỉ điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp).Vụ án trên không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện K nên Cơ quan điều tra công an huyện K sẽ không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự trên
b Quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện K.
Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra công an huyện K không đúng thẩm quyền.
Quyết định khởi tố bị can được đưa ra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, như vậy cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra vụ án mới có quyền ra quyết định khởi tố bị can
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS, cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình Ở tình huống trên, hành vi mà A và B thực hiện nếu cấu thành tội phạm sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực Hơn nữa, trong vụ án này, A và B trộm cắp tại doanh trại quân đội, vậy hoàn toàn có thể xác định được nơi tội phạm xảy
ra Doanh trại quân đội là địa phận do quân đội quản lý, vì vậy theo quy định tại điều khoản này, thì cơ quan điều tra hình sự khu vực có thẩm quyền điều tra vụ án này Điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan điều tra công an huyện K không có thẩm quyền điều tra vụ án và không có quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với A, B
Trang 32 Khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra không đúng thẩm quyền, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra công
an huyện K ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân Quyết định đó của Viện kiểm sát đúng hay sai? Tại sao?
Quyết định như trên của Viện kiểm sát là sai.
Theo quy định tại Điều 116 BLTTHS 2003: “Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cũng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra…” Như vậy, quyền ra quyết định chuyển vụ án không thuộc Cơ quan
điều tra công an huyện K mà thuộc về Viện kiểm sát Trong trường hợp này, Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình bằng việc yêu cầu cơ quan điều tra công an huyện khắc phục vi phạm bằng cách gửi văn bản đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền Theo đó, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra công an huyện K, Viện kiểm sát có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra hình sự khu vực Quyết định chuyển vụ án được chuyển cho viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra đối với vụ án đó, cụ thể ở đây là Viện kiểm sát quân sự khu vực
3 Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thẩm quyền phát hiện dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác do A và bạn A là D đã thực hiện trước đó Cơ quan điều tra giải quyết như thế nào? Tại sao?
Đối với trường hợp trên, khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Theo đó, trong quá trình khởi tố vụ án, cần thực hiện trình tự như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 106 quy định: “Khi có căn cứ xác định tội
phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
Trang 4định khởi tố vụ án hình sự” Trong trường hợp này, cơ quan điều tra hình sự khu
vực huyện K phát hiện dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do A và B đã thực hiện trước đó thì về nguyên tắc cơ quan điều tra phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên trước khi khởi tố vụ án hình sự đối với A và B về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan điều tra phải xem xét nó có thuộc một trong các trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 107 BLTTHS hay không Đặc biệt trong trường hợp này cần chú ý đến vấn đề tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A và B còn thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nữa hay không Trường hợp vụ án không thuộc quy định Điều
107 thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ
án, cơ quan điều tra hình sự khu vực phải gửi cho Viện kiểm sát quân sự cùng cấp
để kiểm sát việc khởi tố
Thứ hai, sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của A và B, cơ quan điều tra cần tiến hành các hoạt động điều tra để có
đủ căn cứ xác định A và B đã thực hiện hành vi phạm tội, từ đó ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A và B theo quy định của Điều 127 BLTTHS Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan đến việc bổ sung đó cho Viện kiểm sát quân sự cùng cấp để xét phê chuẩn
Thứ ba, trong tình huống A và B đã phạm hai tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản và tội trộm cắp tài sản, nên cơ quan điều tra có thể tiến hành xem xét nhập hoặc tách vụ án để điều tra theo quy định tại Điều 127 BLTTHS
Theo quan điểm của nhóm em thì hai vụ án này không nhập lại làm một vì chúng vì tuy hai vụ cùng có bị can là A và B nhưng chúng không có liên quan gì đến nhau Ngoài ra, việc tách vụ án trên không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án, vì giữa hai vụ án không có mối liên hệ mật thiết, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có ý nghĩa làm bổ trợ cho hành vi trộm cắp tài sản của A và B diễn ra sau đó
Trang 5Như vậy, sau khi phát hiện ra dấu hiệu của tội cướp tài sản mà A và B đã thực hiện trước đó, cơ quan điều tra có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó ra quyết định khởi tố bị can đối với A và B về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó tiến hành tách vụ án để thuận lợi cho điều tra theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định
4 Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra chưa đầy đủ, Viện kiểm sát giải quyết như thế nào?
Trong giai đoạn truy tố, nếu Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực của quân đội nhân dân huyện K chưa đầy đủ thì Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể xem xét theo một trong hai hướng giải quyết sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung Căn cứ vào khoản 1 Điều 168 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu thấy: Còn thiếu sót những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được” Như vậy, nếu việc điều tra không đầy đủ có liên quan
đến các chứng cứ, mà theo Viện kiểm sát quân sự khu vực huyện K thì đó là những chứng cứ quan trọng đối với việc truy tố các bị can như: những chứng cứ liên quan đến việc định tội hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của bị can
mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phải tiến hành
bổ sung cho đầy đủ
Thứ hai, Viện kiểm sát không ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà
vẫn ra quyết định truy tố bình thường đối với bị can Theo khoản 1 Điều 168 có thể nhận thấy rằng, việc Viện kiểm sát không ra quyết định trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra bổ sung trong trường hợp này xuất phát từ vai trò của những chứng cứ, tài liệu còn thiếu trong hồ sơ vụ án là không quan trọng đối với việc truy tố các bị can
và Viện kiểm sát có thể tự mình bổ sung được hoặc không bổ sung được nhưng Viện kiểm sát lại có quyền yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành bổ sung cho đầy đủ
Trang 6trong một thời hạn phù hợp, có thể là trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa Tuy nhiên, các chứng cứ này không có vai trò trong việc xác lập tội danh đối với bị can mà Viện kiểm sát tiến hành truy tố
5 Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A và B bỏ trốn khỏi nơi cư trú, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào?
Khi giai đoạn chuẩn bị xét xử, A và B từ tư cách bị can sẽ chuyển thành tư cách bị cáo Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập đến cho các bị cáo trong phiên tòa xét xử
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 BLTTHS: “Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toàn án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể
bị áp giải; nếu bỏ trốn sẽ bị truy nã” Trong tình huống đã nêu, khi A và B bỏ trốn
khỏi nơi cư trú thì căn cứ vào Điều 180 BLTTHS, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với A và B Đồng thời, Tòa
án yêu cầu cơ quan điều tra truy nã A, B Từ đây sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu việc truy nã A, B có kết quả và A, B bị áp giải về nơi cư trú, thì
việc giải quyết vụ án lại tiến hành
Thứ hai, nếu việc truy nã A, B không có kết quả thì Tòa vẫn có thể mở phiên
tòa xét xử tội danh với A, B dù A, B không có mặt tại phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTHS
6 Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì cho rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ án Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại điểm 2 Điều 43 BLTTHS thì bị cáo A có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Lí do A đưa ra là Thẩm phán có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ án, lí do này phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 và điểm 1 Điều 42 BLTTHS
Do A có yêu cầu thay đổi thẩm phán tại phiên tòa sơ thẩm nên Hội đồng xét xử phải áp dụng quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 46 BLTTHS để giải quyết: việc thay đổi thẩm phán tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu
Trang 7xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình Dựa trên cơ sở yêu cầu thay đổi thẩm phán do A trình bày cùng với ý kiến của thẩm phán cần thay đổi, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và quyết định theo đa số Trong trường hợp phải thay đổi thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa Việc cử thành viên mới của hội đồng xét xử do Chánh án toàn án quyết định
7 Tòa sơ thẩm đã xử phạt A 2 năm tù, B 18 tháng tù, A còn phải bồi thường cho C số tiền là 3 triệu đồng Anh C không đồng ý và đã tới Tòa án cấp phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại
và tăng mức hình phạt áp dụng cho B Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào?
Nguyên đơn dân sự là một trong những đối tượng có quyền kháng cáo Tại đoạn
3 Điều 231 BLTTHS có quy định “Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại” Như vậy, phạm vi kháng cáo của nguyên đơn
dân sự chỉ dừng lại ở các quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại
So sánh với trường hợp đã nêu trên, ta thấy rằng yêu cầu tăng mức bồi thường của C (là nguyên đơn dân sự) là hoàn toàn hợp pháp Tuy nhiên, C không có quyền yêu cầu tăng mức hình phạt áp dụng đối với B vì quyết định hình phạt của Tòa án đối với B không liên quan đến việc bồi thường thiệt hại Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không chấp nhận đơn kháng cáo của C với nội dung yêu cầu tăng bồi thường thiệt hại và tăng mức hình phạt dành cho B
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo của C, Tòa án cấp
sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng được biết
8 Giả sử trong thời gian luật định B không kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm B lại xin giảm nhẹ hình phạt, nếu yêu cầu của B có căn cứ Hội đồng phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trang 8Về nguyên tắc, Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn có thể xem xét giải quyết yêu cầu của B Nguyên tắc này được thể hiện trong quy định tại Điều 241 BLTTHS:
“Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của tòa án” Như vậy, tuy trong thời hạn luật định B không kháng cáo
nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét các phần không bị kháng cáo này
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS có nêu rõ: “Nếu có căn cứ, tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng ngh.” Ở đây, Tòa án phúc thẩm nếu xét thấy yêu cầu của B có
căn cứ thì có thể giảm hình phạt dành cho B
9 Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, có căn cứ cho rằng việc giải quyết
vụ án ở cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Ai có thẩm quyền kháng nghị, thủ tục và thời gian kháng nghị như thế nào?
Trong tình huống trên, căn cứ cho rằng việc giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm
có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Thứ nhất, về thẩm quyền kháng nghị:
Như đã xác định ở trên, việc xét xử sơ thẩm vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa
án quân sự khu vực huyện K, tức bản án đã có hiệu lực pháp luật là của Tòa án quân sự khu vực huyện K Theo quy định tại khoản 1 Điều 279 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự khu vực
Mặt khác, theo các khoản 2 và khoản 3 Điều 275 BLTTHS thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm này bao gồm:
1 Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
Trang 92 Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự cấp quân khu Đây là các cấp trên trực tiếp của Tòa án quân sự khu vực huyện K
Đồng thời, Chánh án Tòa án quân sự và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự ra kháng nghị trên còn có quyền tạm đình chỉ việc thi hành án hoặc quyết định bị kháng nghị (Điều 276 BLTTHS) nếu thấy trong thời hạn chờ xét xử giám đốc thẩm việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành án
Thứ hai, về thủ tục kháng nghị:
Những người có thẩm quyền kháng nghị (như đã xác định ở ý trên) cần xác định rõ căn cứ kháng nghị Khi đã có căn cứ và đã kháng nghị thì trong bản kháng nghị phải nêu rõ căn cứ, lí do kháng nghị Bản kháng nghị và những tài liệu bổ sung (nếu có) cần được gửi cho các đối tượng sau:
- Tòa án Quân sự khu vực huyện K.
- Tòa án Quân sự trung ương hoặc Tòa án quân sự quân khu.
- Người A, B (là người bị kết án) và C ( là người có quyền và lợi ích liên quan
đến việc kháng nghị)
Thứ ba, về thời hạn kháng nghị:
Điều 278 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là khác nhau đối với các trường hợp khác nhau
Trong tình huống đã nêu, nhóm em sẽ phân chia ra các trường hợp như sau:
- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho A, B (là người bị kết án) sẽ
được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định
có hiệu lực pháp luật
- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho A, B sẽ được tiến hành bất cứ lúc
nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ
- Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự C
sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụn về dân sự Theo Điều
Trang 10288 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị về dân sự đó sẽ là ba năm
10 Trong thời hạn đang chấp hành hình phạt tại trại tạm giam, A đã trốn khỏi trại giam Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ (Điều 311 BLHS) và quyết định khởi tố bị can và ra lệnh truy nã đối với A Hãy nhận xét quyết định của Giám thị trại giam.
a Về quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ của Giám thị trại giam:
Như đã xác định ở trên, tội trộm cắp tài sản mà A thực hiện thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực, do đó A phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam thuộc quyền quản lí của Bộ quốc phòng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
về quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì Giám thị trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án Như
vậy, việc giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ theo
Điều 311 Bộ luật hình sự đối với A là đúng
b Về quyết định khởi tố bị can và ra lệnh truy nã của Giám thị trại giam:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25, Giám thị trại giam chỉ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau khi tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, sau đó trong vòng bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố phải tiến hành chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền Như vậy, quyền hạn của giám thị trại giam chỉ dừng lại ở việc ra quyết định khởi tố vụ án Do đó, việc giám thị trại giam ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh truy nã đối với A là không đúng thẩm quyền