1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN UDCNTT TRONG DAY HOC MN

15 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Trong những năm vừa qua giáo viên đã ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chung nhưng mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong việc ứng dụng CNTT và

Trang 1

I Thông tin chung về sáng kiến

1 Tên sáng kiến: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

chung của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xã Đồng Tân

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Hạnh

Ngày/tháng/năm sinh: 28/12/1990

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường mầm non xã Đồng Tân

Điện thoại: DĐ 01696903891

4 Đồng tác giả : Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

Tên đơn vị: Trường mầm non xã Đồng Tân

Địa chỉ: Thôn Rừng Dong - xã Đồng Tân - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 02053.727.216

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Điều kiện về cơ sở vật chất: Lớp học thông thoáng, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động, có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chung như: Máy vi tính, máy chiếu, loa, mạng internet, bàn, ghế, bảng … Đồ dùng, đồ chơi ở phải đẹp, sinh động, hấp dẫn, nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ

- Điều kiện về giáo viên: Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có đạo đức và sức khỏe tốt Luôn yêu nghề mến trẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng ứng dụng CNTT tốt, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Điều kiện về trẻ: Trẻ được học cùng một độ tuổi, tham gia các hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, hứng thú và biết sử dụng máy vi tính

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 3 năm 2017 đến

tháng 3 năm 2018

Trang 2

II Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng:

1 Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng

Hiện nay trong các trường mầm non được đầu tư, trang bị một số thiết bị điện

tử như: ti vi, đầu video, máy tính, phần mềm kidsmart và nối mạng internet Do đó việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy cũng là một trong các giải pháp hiệu quả để phát triển các chức năng tâm lí, sinh lí và hình thành nhân cách của trẻ, trẻ được làm quen và tiếp cận sớm với công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi trong việc học ở phổ thông sau này Thông qua việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chung giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần Trong những năm vừa qua giáo viên đã ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chung nhưng mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong việc ứng dụng CNTT và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ

Sau đây tôi xin mô tả một số giải pháp truyền thống mà các giáo viên đã

và đang áp dụng trong những năm vừa qua như sau:

1.1.Giải pháp 1 Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học và kĩ năng sử dụng giáo án điện tử

Để có khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động chung thì các giáo viên đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến việc xây dựng giáo

án điện tử powerpoirnt, làm đồ dùng dạy học…bằng các phần mềm cắt, ghép tranh ảnh, làm video… để tổ chức hoạt động chung cho trẻ Tích cực tìm hiểu qua mạng internet, qua học tập bồi dưỡng thường xuyên, qua tập huấn về nội dung ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tạo ra những bộ đồ dùng dạy học phục

vụ cho các hoạt động

Tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường, sinh hoạt chuyên môn theo cụm và các đợt sinh hoạt chuyên môn do phòng Giáo dục tổ chức Tích cực tham gia các đợt Hội giảng, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện Xây dựng tiết mẫu, dự giờ đồng nghiệp và mời đồng nghiệp dự giờ để trao đổi học hỏi, tiếp thu kiến đóng góp, rút kinh nghiệm

Trang 3

hạn chế còn tồn tại để thực hiện đạt kết quả cao hơn.

1.2 Giải pháp 2: Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint

Khi tổ chức các hoạt động chung cho trẻ, giáo viên đã ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để tạo ra những đồ dùng dạy trẻ Khi ứng dụng phần mềm này giáo viên đã giảm bớt được rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như: tranh vẽ, tranh ảnh minh họa, đồ dùng của cô…

Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ “ Nàng tiên ốc” thay cho việc vẽ tranh minh họa bài thơ thì giáo viên đã tải hình ảnh về nội dung bài thơ sau đó ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint tạo hiệu ứng để gây hứng thú cho trẻ

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động chung về lĩnh vực âm nhạc, thay cho việc đánh đàn ở phần hát cho trẻ nghe, giáo viên đã chèn hình ảnh, chèn nhạc vào phần mềm Microsoft Powerpoint

2 Ưu, khuyết điểm của giải pháp đã, đang áp dụng

2.1 Ưu điểm của giải pháp đã, đang áp dụng

Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên cũng đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ Giáo viên biết được một số kỹ năng làm đồ dùng trên phần mềm Microsoft Powerpoint và giảm bớt được thời gian làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Bước đầu biết lựa chọn các hình ảnh để làm giáo án điện tử phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

2.2 Khuyết điểm của giải pháp đã, đang áp dụng

Giáo viên còn hạn chế về việc ứng dụng CNTT, chưa khai thác hết ứn dụng của phần mềm Microsoft Powerpoint và chưa biết khai thác các phần mềm điện tử khác nên đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ Bên cạnh đó trẻ chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, ít được tham gia chơi các trò chơi để trải nghiệm trên máy vi tính

Từ những khuyết điểm đã nêu ở trên tôi nhận thấy, khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động chung cho trẻ hiệu quả chưa cao nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

Cụ thể kết quả khảo sát trẻ khi tham gia các hoạt động chung và sử dụng

Trang 4

máy tính của toàn khối 5 tuổi như sau:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động chung 64/122 = 52,5%

- Trẻ biết sử dụng máy tính và chơi các trò chơi 52/122 = 42,6%

III Mô tả sáng kiến

1 Tính mới, tính sáng tạo:

Tôi nhận thấy bên cạnh một số giải pháp truyền thống đã và đang áp dụng cũng đã mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khuyết điểm cần khắc phục Do vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp có tính mới,

có tính sáng tạo, để nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc

tổ chức các hoạt động chung cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non xã Đồng Tân”

1.1.Giải pháp 1: Khai thác sâu ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint

Khi tổ chức các hoạt động chung cho trẻ ngoài việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để cho trẻ quan sát một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, nghe tiếng kêu của các con vật, nghe các bài hát, bản nhạc…Tôi còn nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để khai thác sâu hơn các ứng dụng của phần mềm Microsoft Powerpoint phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động chung để gây hứng thú cho trẻ Ví dụ: Để tạo bài giảng có nhạc chạy xuyên suốt các slides tôi đã làm như sau:

Bước 1: Mở file powerpoint -> chọn slides để bắt đầu chạy file âm thanh thì vào Insert -> Audio -> Audio from fine Khi đó một cửa sổ trình duyệt file sẽ hiển thị, tôi chỉ việc chọn tới thư mục có chứa file nhạc, âm thanh cần chèn vào rồi kích chuột vào Insert

Trang 5

Để nhạc tự động chạy trên tất cả các slides tôi chọn Play Across slides rồi kích chuột vào ô có chữ Hide Duringshow

Trong trường hợp chỉ muốn có nhạc đến 1 slides nào đó mà không cần có nhạc chạy toàn bộ các slides thì tôi chỉnh theo cách sau:

Trang 6

Sau khi đã chèn file âm thanh vào slides muốn bắt đầu chạy, sau đó vào Animations-> Animations Pane

Hộp thoại công cụ Animations Pane sẽ hiển thị bên phải của powerpoint, click chuột vào hình tam giác trong file âm thanh chèn vào và chọn Efect Options

Trang 7

Tại đây tôi chọn From beginning cho tới slides dừng nhạc (audio), tôi chọn số slides trong phần after

Trang 8

Click chuột vào chữ ok để hoàn thành việc thiết lập.

1.2 Giải pháp 2: Ứng dụng phần mềm Photoscape, phần mềm goldwave vào việc tổ chức các hoạt động chung của trẻ

Ngoài việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử, tôi còn sử dụng thêm một số phần mềm khác như phần mềm Photoscape

để chỉnh sửa ảnh, phần mềm goldwave để cắt ghép nhạc giúp tiết dạy sinh động

hơn và phát huy tính tích cực cho trẻ khi tham gia vào hoạt động

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động chung về Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Trang 9

Để làm đồ dùng minh họa cho bài thơ “ Ong và bướm” tôi đã tải ảnh con ong, con bướm trên mạng internet về máy sau đó sử dụng phần mềm Photoscape

để cắt, ghép phù hợp với nội dung bài thơ Với hình ảnh con ong, con bướm đã cắt tôi tạo hiệu ứng để ong và bướm bay được Khi đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp xem trên máy chiếu hoặc trên màn hình tivi hình ảnh con ong, con bướm đang bay trẻ đã rất hứng thú và chăm chú lắng nghe cô đọc thơ

a Con ong chưa chỉnh sửa

b Con ong đã cắt bỏ nền

c Con bướm chưa chỉnh sửa

Trang 10

d Con bướm đã cắt bỏ nền

e.Hình ảnh minh họa bài thơ “ Ong và bướm” hoàn chỉnh

- Khi tổ chức hoạt động chung về Lĩnh vực phát triển nhận thức

Trang 11

Để làm đồ dùng dạy trẻ tìm hiểu Một số con vật sống trong rừng, tôi đã sử dụng phần mềm goldwave cắt nhạc Khi quan sát hình ảnh các con vật sống trong rừng trẻ không chỉ được quan sát các con vật đang chuyển động với những hình ảnh “thật”, mà tôi còn cho trẻ nghe âm thanh tiếng kêu của các con vật vì thế mà trẻ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học đạt được mục tiêu đã đề ra

- Tổ chức hoạt động chung về Lĩnh vực phát triển thể chất

Ở lĩnh vực phát triển thể chất, trong bài tập phát triển chung có động tác

bổ trợ cho vận động cơ bản, vì vậy muốn sử dụng các bản nhạc để gây hứng thú cho trẻ khi tập bài tập phát triển chung tôi sử dụng phần mềm goldwave để cắt ghép nhạc theo đúng số lần tập

- Tổ chức hoạt động chung về Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Khi dạy trẻ bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” tôi lên mạng tải nhạc không lời về máy, nhạc trên mạng thường dài và hay nhắc lại câu hát cuối của bài hát

Trang 12

nên tôi sử dụng phần mềm goldwave để cắt bớt cho phù hợp với bài dạy của mình vì thế tôi đã chủ động trong việc dạy trẻ hát kết hợp với nhạc

1.3 Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với công nghệ thông tin qua việc tham gia trải nghiệm khám phá các trò chơi trên máy tính.

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện Vì vậy ở phần ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ, tôi đã thiết kế và tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi trên máy vi tính giúp trẻ có

cơ hội tiếp cận sớm với công nghệ thông tin Khi được chơi các trò chơi đó tôi thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia

Ví dụ: Ở chủ điểm Bản thân khi dạy “ Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” tôi thiết kế cho trẻ trò chơi Bé thông minh nhanh trí như sau: Tôi tải ảnh

về 4 nhóm thực phẩm, sắp xếp các hình ảnh đó trên 4 trang slides, mỗi slides có

5 hình ảnh trong đó 1 hình ảnh không cùng nhóm sau đó tạo hiệu ứng bất kỳ kết hợp với âm thanh để khi trẻ tự chọn theo ý của trẻ mà không bị áp đặt theo thứ

tự hiệu ứng của cô

Ví dụ: Với hoạt động học “Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9” chủ đề “Phương tiện giao thông”, tôi thiết kế trò chơi “Ai thông minh hơn” bằng cách tải hình ảnh các phương tiện giao thông trên mạng internet, tạo hiệu ứng bất kỳ cho từng hình ảnh Khi tổ chức cho trẻ chơi tôi yêu cầu trẻ tự thao tác với máy tính bằng cách lựa chọn và kích chuột vào đủ 9 phương tiện giao thông cùng nhóm Qua đó trẻ hứng thú vì đã được tự tay thực hành, thao tác với máy tính

Với hoạt động “Làm quen với chữ cái l - n - m” chủ đề thế giới thực vật Tôi thiết kế trò chơi “Hãy giúp tôi”, tôi sử dụng phần mềm tạo hiệu ứng cho hình ảnh và các chữ cái l - n - m Khi cho trẻ chơi trò chơi này tôi yêu cầu trẻ tìm đúng chữ cái còn thiếu trong từ, sau đó kích chuột vào chữ cái mà trẻ lựa chọn Nếu trẻ chọn đúng thì sẽ hiển thị khuôn mặt cười, nếu chọn sai sẽ hiển thi khuôn mặt buồn Qua trò chơi này tôi thấy trẻ rất hào hứng, nhớ lâu hơn các chữ cái đã học

Trang 13

Sáng kiến: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chung của

trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xã Đồng Tân đã được áp dụng tại các lớp mẫu giáo

5-6 tuổi ở trường mầm non xã Đồng Tân và đã đem lại kết quả cao Sáng kiến này

có thể được áp dụng rộng rãi tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường mầm non trong huyện

3 Hiệu quả:

3.1 Hiệu quả kinh tế:

Qua áp dụng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chung của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xã Đồng Tân, tôi sử dụng một số phần mềm điện

tử để tạo ra đồ dùng, tranh ảnh, video, nhạc, trò chơi để dạy trẻ nên đã tiết kiệm rất nhiều về thời gian, không mất nhiều công sức, tiền bạc để mua nguyên vật liệu làm

đồ dùng đồ chơi Khi được sử dụng những bộ đồ dùng, đồ chơi tự tạo này trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động

3.2 Hiệu quả về mặt xã hội.

Giáo viên chủ động hơn trong việc soạn giảng, có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi trải nghiệm và kỹ năng thao tác trên máy tính của trẻ được nâng cao

Phụ huynh nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung, nên rất nhiệt tình ủng hộ kinh phí để trang bị thêm loa vi tính cho lớp

Trẻ rất hứng thú, tích cực và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động chung

do giáo viên tổ chức Khi tham gia hoạt động chung trẻ có nề nếp tốt, đạt mục tiêu đã đề ra Trẻ được tiếp cận sớm với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, trẻ biết chơi các trò chơi, bài tập trên phần mềm máy tính sẽ giúp trẻ nhanh nhạy hơn trong ứng dụng CNTT vào học tập của trẻ ở trường phổ thông sau này

Kết quả so sánh trước khi áp dụng sáng kiến so với sau khi áp dụng sáng kiến như sau:

Nội dung Trước khi áp dụng

sáng kiến

Trước khi áp dụng sáng kiến

Tỷ lệ tăng

Trang 14

- Trẻ hứng thú,

tích cực tham gia

hoạt động chung

64/122 = 52,5% 122/122 = 100% 47,5%

- Trẻ biết sử dụng

máy tính và chơi

các trò chơi

52/122 = 42,6% 122/122 = 100% 57,4%

Trên đây là một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

chung của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xã Đồng Tân Rất mong nhận được sự

quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thu Hương

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

VỀ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Mai Hạnh

Trang 15

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỮU LŨNG

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 24/03/2019, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w