1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu tại công ty TNHH một thành viên đá Phủ Lý

60 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 171,98 KB

Nội dung

Khóa luận nghiên cứu thực trạng phân tích doanh thu tại công ty TNHH mộtthành viên đá Phủ Lý thông qua các nội dung phân tích như: Phân tích xu hướng biếnđộng doanh thu qua các năm, Phân

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt đòi hỏimỗi bước đi của doanh nghiệp phải hết sức đúng đắn Đồng thời làm thế nào để tăngdoanh thu, tối đa hóa lợi nhuận luôn là bài toán cần tìm lời giải đáp đối với các doanhnghiệp

Do vậy việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình và phân tíchdoanh thu là một nội dung quan trọng Thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết củaviệc phân tích doanh thu và từ đó đề ra các giải pháp tăng doanh thu, em đã chọn đề tài

“Phân tích doanh thu tại công ty TNHH một thành viên đá Phủ Lý” làm khóa

luận cuối khóa của mình

Khóa luận đi vào nghiên cứu một số định nghĩa, khái niệm cơ bản và một số lýthuyết về doanh thu, phân tích doanh thu; phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích

dữ liệu; đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phân tíchdoanh thu

Khóa luận nghiên cứu thực trạng phân tích doanh thu tại công ty TNHH mộtthành viên đá Phủ Lý thông qua các nội dung phân tích như: Phân tích xu hướng biếnđộng doanh thu qua các năm, Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh,Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc, Phân tích doanh thu theo mặt hàng, nhómhàng, Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán, Phân tích các nhân tố ảnhhưởng tới doanh thu.Qua việc phân tích các nội dung này giúp công ty đánh giá cácmặt đã đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp hợp

lý nhằm tăng doanh thu cho công ty

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích doanh thu tại công ty TNHH mộtthành viên đá Phủ Lý” em hy vọng phần nào sẽ giúp công ty xác định được phươnghướng kinh doanh góp phần tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty

Trang 2

Em cũng xin gửi tới các vị lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong phòng Kế Tài chính cũng như các anh chị trong toàn công ty TNHH MTV đá Phủ Lý lời cảm ơntrân trọng nhất.

Trang 3

toán-MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiêm cứu 2

5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh thu 5

1.1.1 Khái niệm về doanh thu 5

1.1.2 Vai trò của doanh thu 5

1.1.3 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu 6

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu 7

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp 8

1.2 Nội dung phân tích doanh thu trong doanh nghiệp 10

1.2.1 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 10

1.2.2 Các nội dung phân tích 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÁ PHỦ LÝ 14

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 14

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 14

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 21

Trang 4

2.2 Kết quả phân tích thực trạng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 23

2.2.1 Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 23

2.2.2 Phân tích thực trạng doanh thu theo dữ liệu thứ cấp 26

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÁ PHỦ LÝ 37

3.1 Một số kết luận và phát hiện qua việc phân tích doanh thu tại Công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 37

3.1.1 Những kết quả đạt được 37

3.1.2 Nhũng mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 38

3.2 Giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 40

3.2.1 Sự cần thiết của việc tăng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 40

3.2.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu cho công ty TNHH MTV đá Phủ 40

3.3.Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 44

KẾT LUẬN 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

5 Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phiếu điều tra 24

6 Bảng 2.3 Phân tích xu hướng biến động doanh thu qua các năm 27

7 Bảng 2.4 Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh 28

8 Bảng 2.5 Phân tích việc thực hiện doanh thu theo các đơn vị 30

9 Bảng 2.6 Phân tích doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng 31

10 Bảng 2.7 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán 32

11 Bảng 2.8 Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và giá bán

12 Bảng 2.9 Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DN Doanh Nghiệp

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Về góc độ lý thuyết: Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh vô cùng gaygắt, trong môi trường sôi động và khốc liệt ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải khôngngừng vươn lên, không ngừng tư duy đổi mới phương thức tổ chức quản lý, phươngthức hoạt động kinh doanh để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững Sự vận độngliên tục của guồng máy thị trường càng không cho phép doanh nghiệp tự thỏa mãn vớikết quả kinh doanh đã đạt được của mình Bởi như vậy doanh nghiệp lập tức sẽ thụtlùi, thậm chí có thể bên bờ phá sản Một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phảnánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là doanh thu

Doanh thu không chỉ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh mà còn là cơ sở đểtính ra các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàndiện, khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Về góc độ thực tế, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động kinh doanhcủa công ty TNHH MTV đá Phủ Lý và qua cuộc điều tra khảo sát đều cho rằng vấn đềnổi cộm hiện nay là cần phải tiến hành phân tích doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận Dovậy, phân tích doanh thu là rất cần thiết Nó sẽ đưa đến cho các nhà lãnh đạo công tymột bức tranh khá sinh động về công tác kinh doanh bởi chỉ tiêu doanh thu có liênquan khá chặt chẽ tới rất nhiều yếu tố có tình quyết định đến sự thành công hay thấtbại của công ty Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý cũng như các nhàhoạch định nhận biết những mặt tồn tại nhằm tìm ra phương hướng giải quyết và biệnpháp khắc phục, đồng thời phát huy được thế mạnh của công ty giúp công ty tồn tại vàphát triển

Nói tóm lại việc phân tích doanh thu đối với một công ty kinh doanh là hết sứccần thiết Từ đây doanh nghiệp sẽ xác định được phương hướng kinh doanh và nhữngquyết định quản lý của mình một cách hợp lý để có thể đứng vững, tồn tại và phát triểntrong thị trường cạnh tranh khốc liệt Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn

đề này, trên cơ sở lý luận được trang bị trong quá trình học tập, em xin lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Phân tích doanh thu tại công ty TNHH một thành viên đá Phủ Lý” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

Về lý luận: Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung

về doanh thu và phân tích doanh thu nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân về phântích nói chung và phân tích doanh thu nói riêng đồng thời làm tiền đề cho việc phântích và đề ra các giải pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

Về thực tiễn: Bên cạnh việc làm rõ một số lý luận chung về doanh thu và phântích doanh thu, thì trên cơ sở lý luận đó khóa luận đi sâu vào nghiên cứu phân tíchdoanh thu của công ty TNHH MTV đá Phủ Lý nhằm:

- Đánh giá thực trạng doanh thu của công ty chỉ ra những kết quả đạt được,

những mặt tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công ty đồng thời đưa ra những địnhhướng phát triển trong tương lai của công ty

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng doanh thu tại công ty TNHH MTV

đá Phủ Lý Nội dung các giải pháp đều dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế

do vậy các giải pháp nhằm tăng doanh thu mang tính thuyết phục và khả thi cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề phân tích doanh

thu và các giải pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

- Không gian nghiên cứu: Khóa luận được thực hiện và hoàn thành trên cơ sở

khảo sát thực tế tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

- Địa chỉ: Thôn Nam Sơn, xã Châu Sơn, thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài thu thập, sử dụng các số liệu thống kê, tổng hợp

của công ty trong 5 năm từ 2012 đến 2016

4 Phương pháp nghiêm cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi

miệng để người được hỏi trả lời bằng miệng nhằm thu hút được những thông tin nóilên thái độ nhận thức của cá nhân đối với vấn đề được hỏi Đây là hình thức điều tra cánhân được sử dụng trong giai đoạn đầu khi nhóm nghiên cứu mới bắt đầu tiếp xúc vớihiện tượng nghiên cứu nhằm có định hướng tốt nhất khi tìm thông tin về kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cách thức tiến hành: tiến hành điều tra thông tin ở một vài cá nhân những người

am hiểu về phân tích doanh thu của doanh nghiệp, am hiểu về doanh nghiệp Ưu điểm

Trang 9

của phương pháp này là thuận lợi, dễ dàng, mất ít thời gian, cho ngay những thông tincần thiết và có giá trị Nhược điểm là chỉ tiến hành được với một số ít cá nhân thìthông tin thu thập được chính xác, nếu phỏng vấn nhiều người, nhiều chuyên gia thìmất rất nhiều thời gian mặt khác thông tin thu thập được cũng khó thống kê xử lý.Ngoài ra nó còn mang quan điểm cá nhân của đối với vấn đề nghiên cứu

+ Phương pháp phiếu điều tra: Nội dung phương pháp là dùng một hệ thống câu

hỏi được chuẩn bị sẵn để trên giấy theo những nội dung xác định Người được hỏi sẽtrả lời bằng cách viết các đáp án trong một khoảng thời gian xác định Để có đượcnguồn tài liệu này, em đã tiến hành lập và phát phiếu điều tra (10 phiếu) tới toàn thểnhân viên trong phòng kế toán

Ưu điểm của phương pháp này là điều tra thăm dò ý kiến của nhiều người vàthông tin thu thập được dễ hệ thống và tổng hợp hơn Nhược điểm là những ngườiđược hỏi chỉ cung cấp những thông tin mang tính thái độ nhân thức xung quanh lợinhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên chúng ta không thể biết hành động của các đốitượng được hỏi đối với những dữ liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập tài liệu liên quan từ Báo cáo tài chính các năm của công ty, các kế toánviên, từ các đề tài khoa học, tạp chí chuyên ngành, luận văn chuyên đề của các khóatrước, một số trang web, Sau đó tiến hành kiểm tra tính chính xác của các thông tin,tính phù hợp với vấn đề và thời điểm nghiên cứu, kết hợp các phương pháp phân tíchkhác để nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu thu thập được Phân tích doanh thu kinhdoanh là vấn đề được nhiều nhà quản lý quan tâm Trong điều kiện kinh doanh hiệnnay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu thị trường ngày càng cao vấn đề nâng caodoanh thu còn được đặt cao hơn bao giờ hết Tại các thời kỳ khác nhau đều có nhữngtác giả nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều cách nhìn khác nhau áp dụng trong cácngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp khác nhau

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các hiện tượng, sự vật thông qua quan

hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác cho thấy

sự giống và khác nhau

Trong đề tài phân tích này, sử dụng so sánh số liệu thực hiện giữa năm 2015 và

Trang 10

2016 Để thấy được biến động doanh thu và khả năng tạo doanh thu cũng như nângcao doanh thu trong các năm tới Bên cạnh đó so sánh chỉ tiêu cá biệt như doanh thutài chính với tổng doanh thu Nhằm xách định tỉ trọng chỉ tiêu cá biệt đó trong chỉ tiêutổng thể, rồi đưa ra chiến lược cho năm sau tốt hơn.

- Phương pháp thay thế liên hoàn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởngđến doanh thu Trong đề tài của mình em xin đi sâu phân tích hai nhân tố đại diện là sốlượng hàng bán và đơn giá bán Do đó, để có thể xác định được mức độ và tính chất ảnhhưởng của các nhân tố trên đến doanh thu, em sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn

- Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ

Biểu mẫu phân tích được thiết lập dựa trên các dòng, cột phục vụ cho việc ghichép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Trong đó có những dòng cột dùng để ghi chép sốliệu thu thập được và có những dòng cột cần tính toán, phân tích Các dạng biểu phântích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau:

so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánhgiữa chỉ tiêu cá thể với chỉ tiêu tổng hợp Trong khóa luận này chủ yếu sử dụng biểu 8cột và biểu 5 cột để phân tích hầu hết các nội dung phân tích doanh thu Còn sơ đồ, biểu

đồ được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêukinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc những mối liên hệ phụ thuộc lẫnnhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế Thực tế ở bài khóa luận này, chỉ

sử dụng sơ đồ trong phân giới thiệu về bộ máy quản lý công ty (sơ đồ 2.1)

Trang 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH

THU TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh thu

1.1.1 Khái niệm về doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thuđược trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản bên thứ ba không phải lànguồn lợi kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi

là doanh thu (Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư BTC)

200/2014/TT-Doanh thu của doanh nghiệp gồm có: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu hoạt động tài chính

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có)

- Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

thu được từ hoạt động tài chính kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán Thu nhập khác làcác khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động riêng biệt khác mà doanh nghiệp không

dự kiến trước hoặc không thể dự kiến trước như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cốđịnh, thu tiền phạt hàng do vi phạm hợp đồng

1.1.2 Vai trò của doanh thu

- Đối với xã hội:

Việc tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chotoàn xã hội Doanh thu tăng tức là doanh nghiệp đã đáp ứng các nhu cầu về cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ngoài ra khi doanh thutăng doanh nghiệp có thể đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhận doanh nghiệp và các loại thuế , phí, lệ phí khác giúp nhà nước có điều kiện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình là doanh nghiệp đã tham gia vào khâu lưu chuyển hàng hóa, lưu chuyển tiền tệ của toàn xã hội do vậy sản

Trang 12

phẩm hàng hóa của doanh nghiệp cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cung cầu, bình ổn giá cả thị trường.

Ngoài ra tăng doanh thu còn thúc đẩy sản xuất, làm cho nền kinh tế phát triển mạnh

mẽ, thực hiện tốt chu kỳ tái sản xuất Doanh thu tăng đồng nghĩa với lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền trong và ngoài nước

- Đối với doanh nghiệp:

Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục và tạo ra doanh thu Tăng doanh thu tạo điều kiện cho thu hồi và luôn chuyển vốn nhanh

do vậy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về vốn, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và làm giảm chi phí lãi vay khi vay vốn

Doanh thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt được kết quả mà mình đạt ra là tối đa hóa lợi nhuận tăng doanh thu là mộttrong những điều kiện cơ bản để tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên

Doanh thu là cơ sở quan trọng để xác định kết quả kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và là chỉ tiêu để đánh giá tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tăng doanh thu chứng tỏ uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường củng cố vị thế vững chắc, duy trì sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp

1.1.3 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu

- Đối với doanh nghiệp: tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện

tốt chức năng nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuấtkinh doanh, tạo những điều kiện để đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạtđộng kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước Đồng thời, tăng doanh thu bánhàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động

- Đối với xã hội: tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu

dùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu, ổnđịnh giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền và với cácnước trong khu vực và thế giới

Doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 13

một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Do vậy, phân tích tình hình doanh thu

là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu

- Tổng doanh thu: là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kế

toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,tổng doanh thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

- Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là tổng doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch cụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và các loạithuế gián thu

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể - Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

 Chiết khấu hàng bán bao gồm:

 Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng chấp thuận cho khách hàng đãthanh toán trước thời hạn cho phép

 Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tình trên tổng sốcác nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định, khoản giảm trừ trên giá bánthông thường vì lý do mua hàng với số lượng lớn

 Các khoản chiết khấu bán hàng được coi như một khoản chi phí làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp

Các khoản chiết khấu hàng bán được coi như một khoản chi phí làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp

 Hàng bán bị trả lại là số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ bị kháchhàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của người mua, do vi phạm hợp đồng kinh

tế, vi phạm cam kết, kém phẩm chất không đúng chủng loại quy cách

 Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được chấp nhận một cách đặc biệt, hiệnnay thuế doanh thu được thay bằng thuế VAT

 Thuế doanh thu: Tiền thuế được cấu thành trong giá bán của sản phẩm nhằmgóp một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN Thuế suất thuế doanh thuđược Nhà nước quy định theo từng ngành nghề từng nhóm hàng và mặt hàng

 Thuế tiêu thụ đặc biệt: chỉ thu vào một số mặt hàng, sản phẩm cần thuộc diệncần hướng dẫn sản xuất hoặc điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho NSNN

 Thuế giá trị gia tăng (VAT): thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu

Trang 14

đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua quá trình sản xuất và lưu thông.Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tình theo một trong hai phươngpháp: phương pháp thuế khấu trừ và phương pháp tình thuế trưc tiếp.

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp

1.1.5.1 Các nhân tố định tính

Nhân tố định tính bao gồm: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

- Nhân tố khách quan: là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài

mà doanh nghiệp không thể làm chủ được

 Thị trường: Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong địa phương có tìnhhình kinh tế phát triển tăng trưởng và mức thu nhập của cư dân tăng thì nhu cầu sứcmua tăng, do vậy sẽ ảnh hưởng tăng doanh thu bán hàng và ngược lại

 Môi trường chính trị, pháp luât: sự tác động này chi phối khá nhiều đến hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua sự tác động, can thiệp bằng văn bản,luật định của các chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô Sự ổn định của chính trị có thể làmtăng sản lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra

 Môi trường văn hóa – xã hội: ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêudùng, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của các nhóm dân cư, từ đó sẽ hìnhthành nên các thói quen, thị hiếu và cách ứng xử cảu người tiêu dùng trên thị trường

mà buộc các doanh nghiệp phải thích ứng

- Nhân tố chủ quan:

 Mặt hàng kinh doanh: là nhân tố quan trọng quyết định sự thắng – bại của mỗidoanh nghiệp Việc lựa chọn kinh doanh đúng mặt hàng xem mặt hàng kinh doanh củamình có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hay không điều này ảnhhưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp cũng như doanh thu củadoanh nghiệp

 Thị trường mục tiêu: việc hoạch định một kênh phân phối hiệu quả phải bắtđầu bằng việc xác đinh rõ thị trường trọng điểm Nếu xác định chệch hướng thị trườngmục tiêu tức là sản phẩm, dịch vụ của mình đã cung cấp nhầm chỗ như vậy lượnghàng hóa tiêu thụ cũng như doanh thu thu về cũng bị ảnh hưởng rất lớn

 Cơ sở vật chất và vốn của doanh nghiệp: bao gồm nhà xưởng, văn phòng, khobãi, cửa hàng, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ phù hợp với mục đíchkinh doanh sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động bán hàng tăng lượng doanh thu thu về

Trang 15

 Người lao động: Chính người lao động với năng lực thật của họ mới lựa chọnđúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, công nghệ kỹthuật, một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh Người laođộng nếu có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo thì sẽ đáp ứng được yêu cầucủa hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp

 Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu Mộtđiều thực tế hiển nhiên là khách hàng sẽ không dám sử dụng hàng hóa, dịch vụ củamột doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường

1.1.5.2 Các nhân tố định lượng

- Ảnh hưởng của nhân tố giá và lượng hàng hóa:

Doanh thu bán hàng có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đó là số lượng hàng bán

và đơn giá bán

Mối liên hệ giữa ba nhân tố này được thể hiện qua công thức:

Doanh thu = Số lượng hàng bán * đơn giá bán

Khi lượng hàng hóa thay đổi hoặc giá hàng hóa thay đổi hoặc cả hai nhân tố thayđổi đều làm cho doanh thu thay đổi Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố nàytác động đến doanh thu là không giống nhau:

 Lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu Khi lượng hànghóa, dịch vụ bán ra tăng lên trong khi giá bán không đổi tức là doanh thu cũng tănglên Lượng hàng hóa bán ra là nhân tố khách quan doanh nghiệp không thể điều chỉnhtrực tiếp

 Đơn giá bán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu bán hàng: khi giá bántăng trong khi doanh thu không đổi thì điều tất yếu là doanh thu sẽ tăng Tuy nhiên sựthay đổi của giá được coi là nhân tố chủ quan doanh nghiệp có thể kiểm soát được vìgiá cả là do doanh nghiệp quy định

- Ảnh hưởng năng suất lao động và số lượng lao động:

Trong các doanh nghiệp, số lượng lao động và năng suất lao động bình quâncũng là nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu

Doanh thu = NSLĐ bình quân * Tổng số lao động bình quân

Doanh thu bán hàng tỷ lệ thuận với cả 2 nhân tố tổng số lao động và năng suấtlao động bình quân Tức là khi một trong hai nhân tố thay đổi tăng hoặc giảm đều kéotheo sự tăng hoặc giảm của doanh thu bán hàng

Trang 16

- Ảnh hưởng của tốc độ chu chuyển vốn và vốn kinh doanh bình quân trọng kỳ:

Mối quan hệ giữa doanh thu với tổng vốn kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốnđược xác định bởi công thức:

Doanh thu = Tốc độ chu chuyển vốn * Vốn kinh doanh bình quân

1.2 Nội dung phân tích doanh thu trong doanh nghiệp

1.2.1 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

- Việc đánh giá đúng đắn, kịp thời tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng,

chất lượng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được những ưu, khuyết điểmtrong quá trình thực hiện doanh thu Từ đó, có giải pháp hạn chế ảnh hưởng của cácnhân tố tiêu cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm không ngừng tăng doanhthu, nâng cao lợi nhuận

- Thông qua công tác phân tích doanh thu của doanh nghiệp sẽ chỉ ra được

những biến động và xu hướng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Từ đó giúp doanh nghiệpphát hiện ra các nhân tố làm giảm số lượng hàng bán để có phương hướng giải quyếtkịp thời

- Xác định chính xác doanh thu là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có phương hướng phấn đấu phù hợpvới khả năng và phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu

- Những số liệu, tài liệu từ việc phân tích doanh thu là cơ sở phân tích các chỉ

tiêu kinh tế khác như: phân tích tình hình mua, dự trữ, bán hàng; phân tích lợi nhuận, Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng các kết quả phân tích doanh thu để làm căn cứtin cậy cho các cấp lãnh đạo khi đưa ra những quyết định trong việc chỉ đạo kinhdoanh

1.2.2 Các nội dung phân tích

1.2.2.1 Phân tích xu hướng biến động doanh thu qua các năm

- Mục đích: Phân tích doanh thu cần phải phân tích tốc độ phát triển, lượng tăng

(giảm) tuyệt đối qua các năm (thường là 5 năm), qua đó thấy được sự biến động tăng(giảm) và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin dự báonhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hoặcdài hạn

- Nguồn tài liệu: Số liệu để phân tích là các số liệu tổng doanh thu thực tế qua

các năm trên cơ sở Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 17

- Phương pháp phân tích: Được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát

triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân và các chỉ tiêulượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượngtăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) liênhoàn, tốc độ tăng (giảm) bình quân, giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm, phương pháp sosánh

1.2.2.2 Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh

- Mục đích: nhận thức và đánh giá chính xác kết quả theo từng nghiệp vụ kinh

doanh Đồng thời phân tích doanh thu theo từng nghiệp vụ kinh doanh còn giúp chochủ doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ để đề ra những chính sách, biện pháp đầu tưthích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Nguồn tài liệu phân tích: Nguồn số liệu phân tích doanh thu theo các nghiệp

vụ kinh doanh là căn cứ vào các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanhthu theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu

kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tình toán các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm (%), số chênh lệch

và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh

1.2.2.3 Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc

- Mục đích: Phân tích doanh thu theo nội dung này sẽ nhận thức và đánh giá

một cách đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, qua đó xác định kết quảkinh doanh của từng đơn vị, thấy được sự tác động ảnh hưởng của từng đơn vị đếnthành tích, kết quả chung của doanh nghiệp Đồng thời, qua phân tích cũng thấy đượcnhững ưu, nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanhtrong từng đơn vị để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp

- Nguồn tài liệu: Sử dụng số liệu thực tế tổng doanh thu toàn công ty và 4 tổ đội

khai thácnăm 2015 và năm 2016 để tính toán, lập biểu so sánh

- Phương pháp phân tích: Là so sánh doanh thu của các đơn vị năm phân tích

với năm gốc thấy được sự ảnh hưởng của từng đơn vị tới doanh thu chung của cảdoanh nghiệp

1.2.2.4 Phân tích doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng

- Mục đích: Phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân

Trang 18

tích chi tiết theo từng nhóm hàng, để từ đó nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chitiết tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm, thấy được sự biến động tăng giảm và xuhướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của chúng để làm cơ sở cho việc hoạch định chiếnlược đầu tư theo nhóm hàng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn tài liệu: Phân tích doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng căn cứ vào số

liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh số liệu năm phântích và năm gốc

- Phương pháp phân tích: Chủ yếu là áp dụng phương pháp lập biểu so sánh

giữa số liệu thực hiện với kế hoạch hoặc kỳ này so với kỳ trước trên cơ sở tính toáncác chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm, số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng,nhóm hàng

1.2.2.5 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán

- Mục đích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán (thu tiền

ngay, bán trả chậm) nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của cácchỉ tiêu doanh thu bán hàng gắn với việc thu tiền hàng và tình hình thu tiền bán hàng

Do vậy, thông qua việc phân tích tình hình doanh thu và tiền hàng doanh nghiệp sẽ tìm

ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng và có định hướng hợp lýtrong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán hàng trong kỳ tới

- Nguồn tài liệu: Sử dụng số liệu thực tế doanh thu bán hàng của phòng Kế toán

– Tài chính năm 2016 và năm 2015 để tính toán và lập biểu so sánh

- Phương pháp phân tích: So sánh giữa doanh thu theo phương thức thanh toán

của các chỉ tiêu năm phân tích với năm gốc để thấy được sự biến động tăng giảm

1.2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu

- Mục đích: Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, có

nhân tố chủ quan, có nhân tố khách quan, có nhân tố ảnh hưởng giảm có nhân tố ảnhhưởng tăng Mục đích của nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thubán hàng nhằm xác định nguyên nhân tăng, giảm của các nhân tố ảnh hưởng đếndoanh thu từ đó có biện pháp kịp thời điều chỉnh nhằm tăng doanh thu cho doanhnghiệp

- Nguồn tài liệu: Căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết số lượng hàng bán tương

ứng với đơn giá bán và chỉ số giá chung đã được công bố để tính toán phân tích (phân

Trang 19

tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bánhàng) Hoặc căn cứ vào số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động, thời gian laođộng và năng suất lao động để phân tích sự tăng giảm doanh thu (phân tích ảnh hưởngcủa mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bánhàng).

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương

pháp số chênh lệch

Trang 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY

TNHH MTV ĐÁ PHỦ LÝ 2.1 Tổng quan tình hình hoạt động và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Một thành viên đá Phủ lý

Sau 3 năm hoạt động đến năm 2010 do nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty

đã đầu tư dây chuyền nghiền đá tiên tiến với công suất 250 tấn/h tương đương 1200m3/

ca với tổng vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng đã giúp tăng sản lượng của công ty lên150.000m3/ năm đáp ứng nhu cầu thị trường

Đến nay đã trải qua 9 năm hoạt động công ty đang ngày càng phát triển và khẳngđịnh vị thế của mình trên thương trường nói chung và trong ngành sản xuất vật liệuxây dựng nói riêng

Trang 21

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0604.000020 ngày 20/02/2008 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam cấp Trong quá trình hoạt động các thay đổi về chứcnăng kinh doanh vốn điều lệ đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam chuẩn y tại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ ba ngày 19/05/2015 thì ngành nghềkinh doanh chủ yếu của công ty như sau:

 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Chế biến đá các loại;

 Xây dựng công trình giao thông đường sắt và đường bộ bao gồm cầu, đườngsắt, đường bộ, sân bay, bến cảng, cống, nhà ga, ke, kè; Xây dựng công trình bưu điện;

 Xây dựng công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Thủy lợi, Nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, công tình điện dưới 35 KV;

 Đào đắp, san lấp mặt bằng công trình;

 Sản xuất các sản phẩm từ xi măng, cấu kết bê tông đúc sẵn, bê tong nhựa, cấukiện thép;

 Mua bán vật tư, phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;

 Dịch vụ vận tải đường sắt và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt;

 Sửa chữa xe máy, thiết bị công trình, sản xuất các sản phẩm cơ khí;

 Kinh doanh thương mại, nhà khách, nhà nghỉ;

 Vận tải hành khách bằng đường bộ; thí nghiệm vật liệu xây dựng;

 Bán lẻ xăng dầu; cho thuê kho bãi, nhà xưởng;

 Mua bán vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng, đá, cát, sỏi,…)

 Mua bán cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa, cấu kiện thép

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

a Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

Trên thương trường, mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là đem lại lợinhuận cho người kinh doanh Cho nên việc quản lý nhân lực, điều hành hoạt động,phương pháp cạnh tranh hiệu quả….Tất cả đều phải đưa ra đúng thời điểm, đúng đốitượng Để làm được điều này cần phải có 1 bộ máy quản lý có năng lực, nhạy bén vàthực sự năng động cho nên trình độ quản lý của mỗi bộ máy là yếu tố quan trọng nhất.Tùy với hướng kinh doanh mà mỗi công ty thành lập ra đều tổ chức cơ cấu phù hợp

Trang 22

nhất Công ty TNHH MTV đá Phủ Lý là doanh nghiệp được thành lập theo loại hìnhcông ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo mô hình có chủ tịch công ty, với hệthống trực tuyến bao gồm: Chủ sở hữu công ty - Chủ tịch công ty; Giám đốc; PhòngHành chính – Nhân sự; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng sản xuất kinh doanh; Phòng

Kĩ thuật – an toàn môi trường

b Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

 Chủ sở hữu - Chủ tịch công ty:

- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp

- Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cánhân khác;

- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và cácnghĩa vụ tài chính khác của công ty;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

 Giám đốc:

- Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của côngty;

Chủ sở hữu - Chủ tịch công ty

Chủ sở hữu - Chủ tịch công ty

Giám đốc Giám đốc

Phòng Kĩ thuật -

an toàn môi trường

Phòng sản xuất kinh doanh

Phòng sản xuất kinh doanh

Đội khai thác, chế biến số 1

Đội khai thác, chế biến số 1

Đội khai thác chế biến số 2

Đội khai thác chế biến số 2

Đội khai thác chế biến số 3 Đội khai thác chế biến số 3

Trang 23

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủtịch công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo các quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty;

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Tuyển dụng lao động;

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giámđốc ký với Chủ tịch công ty

 Phòng Hành chính – Nhân sự:

- Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự;

- Quản lý hành chính, văn thư, con dấu;

- Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ lao động trong công ty;

- Tuyển dụng, quản lý, sắp xếp, đào tạo nhân sự và phát triển nguồn nhân lực;

- Tổ chức, triển khai thực hiện nội quy của công ty;

- Đề xuất khen thưởng

 Phòng Tài chính - Kế toán:

- Chịu trách nhiệm toàn bộ thu, chi tài chính của công ty: đảm bảo đầy đủ chi phícho các hoạt động: lương, thưởng, mua máy móc, vật tư,…

- Lập phiếu thu, chi cho những chi phí phát sinh;

- Lưu trữ đầy đủ, chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty;

- Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình hiện có, lậpchứng từ về sự vận động của các tài sản trong công ty;

- Thực hiện các chính sách, chế độ, nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước theo đúngquy định của Nhà nước;

- Lập báo cáo hàng tháng, quý, năm để trình giám đốc;

- Phối hợp với phòng hành chính nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộcông nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn;

- Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân

Trang 24

hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng;

- Mở sổ sách, lưu trữ chứng từ có liên quan đến việc giao nhận

 Phòng sản xuất kinh doanh:

- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất theo yêu cầu kinh doanh;

- Quản lý hàng hóa về cả số lượng, chất lượng;

- Sắp xếp, bảo quản hàng hóa và kiểm soát các điêu kiện bảo quản;

- Lập, phân bổ kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho các tổ sảnxuất, đảm bảo đầu vào và đầu ra cho công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với kháchhàng;

- Cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo;

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các tổ sản xuất đảm bảo sản phẩm đúngthời hạn hợp đồng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất

 Phòng Kĩ thuật – an toàn môi trường:

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng hệ thống đo lường chất lượng;

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất;

- Tiến hành đo lường, kiểm tra các mặt hàng: thông số kỹ thuật, hình thức bênngoài;

- Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra nguyênnhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục;

- Xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng;

- Nghiên cứu các ảnh hưởng của việc khai thác đến môi trường và đưa ra biệnpháp hạn chế, khắc phục ảnh hưởng đó

 Các đội khai thác, chế biến:

- Thực hiện sản xuất theo kế hoạch được giao

2.1.1.4 Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV đá Phủ

Lý qua 2 năm 2015 và 2016

Để đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV đá Phủ Lýqua 2 năm 2015 và 2016 ta dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

Trang 25

Bảng 2.1 Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015 – 2016

Số tiền Tỷ lệDoanh thu BH và

tài chính 2,750,153 2,344,173 - 405,980 - 14.762Chi phí hoạt động tài

chính 31,920,748 4,390,525 - 27,530,223 - 86.246Chi phí bán hàng 800,670,562 985,145,853 184,475,291 23.04Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1,140,121,974 1,853,274,082 713,152,108 62.551Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh - 706,376,484 - 714,099,031 - 7,722,547 1.093Thu nhập khác 843,467,640 340,950,134 - 502,517,506 - 59.578Chi phí khác 876,148,878 335,804,168 -540,344,710 -61.673Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế - 739,057,722 - 708,953,065 30,104,657 -4.073

Lợi nhuận sau thuế - 739,057,722 - 708,953,065 30,104,657 -4,073

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH MTV đá Phủ Lý 2012 – 2016)

Nhận xét:Qua 2 năm 2015 và 2016 lợi nhuận trước thuế TNDN của công ty đều

âm tuy nhiên năm 2016 số lỗ đã giảm 30,104,657 VNĐ so với năm 2015, tương ứnggiảm 4,073%, do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng 1,781,285,222 VNĐ sovới năm 2015, tương ứng tăng 13.944%, điều này cho thấy hoạt động sản xuất và kinhdoanh của công ty đang ngày càng được cải thiện tốt lên

- Giá vốn hàng bán của năm 2016 cũng tăng 918,504,613 VNĐ so với năm 2015,tương ứng tăng 7.979%; điều này cho thấy chi phí đầu vào cho việc sản xuất sản phẩm

bị tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của công ty

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 giảm 405,980 VNĐ so với năm 2015,tương ứng giảm 14.762%; doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ lãitiền gửi điều này có thể cho thấy công ty đang có xu hướng quay vòng vốn nhiều hơn

Trang 26

hạn chế việc tồn quỹ.

- Chí phí hoạt động tài chính năm 2016 giảm 27,530,223 VNĐ so với năm 2015,tương ứng giảm 86.246%; trong khi chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu làlãi tiền vay thì điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng ổn địnhdoanh nghiệp có thể tự chủ được tài chính mà không cần đi vay vốn

- Chi phí bán hàng năm 2016 tăng 184,475,291 VNĐ so với năm 2015, tươngứng tăng 23.04%; ta thấy việc tăng chi phí bán hàng là điều tất yếu để doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ tăng tuy nhiên mức tăng này cũng khá cao so với tỷ lệ tăngcủa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chứng tỏ doanh nghiệp chưa sử dụng mộtcách hiệu quả chi phí cho việc bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 713,152,108 VNĐ so với năm

2015, tương ứng với tăng 62.55%; công ty đang đầu tư mở rộng quy mô và đầu tưcông nghệ mới nên việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp là việc đương nhiên tuy vậyviệc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp với tỷ lệ quá cao 62.55% cho thấy doanhnghiệp đang lãng phí khá nhiều chi phí

- Qua việc sử dụng chi phí chưa hiệu quả dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt độngsản xuất kinh doanh năm 2016 giảm 7,722,547 VNĐ so với năm 2015, tương ứnggiảm 1.093%

- Thu nhập khác năm 2016 giảm 502,517,506 VNĐ so với năm 2015, tương ứnggiảm 59.578%; điều này là do năm 2015 doanh nghiệp thanh lý máy móc cũ để đầu tưdây chuyền công nghệ mới

- Chi phí khác năm 2016 giảm 540,344,710 VNĐ so với năm 2015, tương ứnggiảm 61.673%; điều này là đương nhiên khi thu nhập thu nhập khác của doanh nghiệpcũng giảm do việc thanh lý máy móc cũ vào năm 2015

Trang 27

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

2.1.2.1 Môi trường bên ngoài

- Khách hàng

Hà Nam là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước,thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng với tốc độ tăng bình quân hàng nămkhoảng 13.1%, do đó nhu cầu về những mặt hàng xây dựng cũng tăng Hiện toàn tỉnh

có nhiều khu công nghiệp lớn và nhiều các cụm công nghiệp nhỏ lẻ, tập trung nên nhucầu xây dựng là rất lớn làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên góp phần tăngdoanh thu cho công ty

- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

Hiện nay, nền kinh tế mở cửa với nhiều tiềm năng, Nhà nước đã có những chínhsách khuyến khích đầu tư, ưu đãi về thuế, về vốn tạo cho công ty một môi trường kinhdoanh ổn định thuận lợi để kinh doanh Công ty TNHH MTV đá Phủ Lý là công ty concủa của công ty cổ phẩn công trình 6, là một công ty niêm yết nên nhận được nhiềuchính sách ưu đãi của Chính phủ.Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp xúc vớinguồn vốn vay tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu cho công ty

- Môi trường công nghệ

Hiện nay, sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều thành tựuvượt bậc Sự phát triển đó vừa là cơ hội vừa là thách thức với công ty Khoa học pháttriển, năng suất sản xuất của công ty được nâng lên thúc đẩy sức tiêu thụ hàng hóacũng tăng cao Công ty TNHH MTV đá Phủ Lý có dây chuyền nghiền đá tiên tiến vớicông suất 250 tấn/h tương đương 1200m3/ca với tổng vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng đãgiúp tăng sản lượng của công ty lên 150.000m3/ năm đáp ứng nhu cầu thị trường, luôn

Trang 28

cập nhật công nghệ mới và áp dụng phù hợp với thực tế sản xuất tại công ty Với tiềmlực kinh tế mạnh, luôn cập nhật dây chuyền sản xuất hiện đại và tác phong làm việccông nghiệp vì thế các sản phẩm làm ra luôn đạt chuẩn về chất lượng, đạt được nhiềuđơn hàng làm tăng doanh thu cho công ty.

2.1.2.2 Môi trường bên trong

- Ngành nghề kinh doanh

Lựa chọn xuất phát điểm với ngành nghề kinh doanh như thế nào sẽ là địnhhướng phát triển trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của công ty Công ty TNHHMTV đá Phủ Lý lựa chọn ngành nghề là sản xuất và kinh doanh các vật liệu xây dựng– vật liệu không thể thiếu của đời sống và có khách hàng tiêu thụ trên cả nước Điềunày góp phần đảm bảo đầu ra, duy trì nguồn doanh thu cho doanh nghiệp Hơn nữa, tạiViệt Nam, các công ty sản xuất về vật liệu xây dựng nhiều, nhưng để có được các sảnphẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì rất ít Chính vì thế, trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xâydựng, công ty TNHH MTV đá Phủ Lý dường như chưa có rất ít đối thủ cạnh tranhmạnh tại thị trường Việt Nam về chất lượng sản phẩm

- Trình độ tổ chức quản lý

Đây là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu Người lãnh đạo giỏi sẽ vạch rahướng phát triển đúng đắn cho công ty, đảm bảo nguồn thu cũng như có tầm nhìnchiến lược để công ty ngày càng phát triển và mở rộng Đồng thời, người lãnh đạocũng cần có trình độ và kinh nghiệm, tài năng ứng biến linh hoạt trước những sự cốxảy đến bất ngờ Lãnh đạo công ty cần quản lý hiệu quả để giảm thiểu những nguồnchi phí không cần thiết, đồng thời biết nắm bắt cơ hội kinh doanh để tăng doanh thu,tăng lợi nhuận Ban lãnh đạo cấp cao của công ty TNHH MTV đá Phủ Lý gồm chủtịch công ty và sự quản lý của công ty mẹ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình khi giúpdoanh thu của công ty ngày càng tăng cao

- Kỹ thuật, trình độ lao động

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp góp phần làm nên thành côngcho công ty Các nhân viên sản xuất được tuyển chọn kỹ trước khi vào công ty, sau đólại được đào tạo để nắm bắt kịp thời với dây chuyền sản xuất mới và hiện đại Quátrình sản xuất luôn được kiểm tra gắt gao để hạn chế thấp nhất tỉ lệ các sản phẩm bịlỗi Tinh thần làm việc nghiêm túc, tác phong công nghiệp của toàn thể nhân viên là

Trang 29

một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh thu cuả công ty TNHH MTV đá Phủ

Lý ngày một tăng

- Uy tín và thương hiệu

Được biết đến trên thị trường rộng lớn, khẳng định uy tín bằng hàng loạt các đơnhàng đều đặn khắp cả nước có giá trị hợp đồng cao, ổn định và ngày càng mở rộng.Khi mới bắt đầu thành lập, thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh lân cận Công tyngày một phát triển, cùng với đó là các thị trường lớn mở ra, công ty đã nhận được cácđơn hàng lớn và ổn định từ các tỉnh trên khắp cả nước Chất lượng sản phẩm ngàycàng được khẳng định trên thị trường cũng như uy tín của công ty được đảm bảo bằngviệc luôn giao đúng, đủ số lượng hàng, thời gian giao hàng cũng như thực hiện tốt cácdịch vụ phụ trợ chuyển hàng Doanh thu của công ty được đảm bảo và có xu hướngtăng thêm Đây là tín hiệu tốt cho ban giám đốc của công ty khi đã tìm ra hướng điđúng đắn Để cạnh tranh cới các doanh nghiệp nước ngoài, công ty cần chú trọng trọngđến yếu tố giá cả hàng hóa hoặc đưa ra sản phẩm mới đáp ứng tiêu chí về giá cũng nhưchất lượng sản phẩm

2.2 Kết quả phân tích thực trạng doanh thu tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

2.2.1 Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp tại công ty TNHH MTV đá Phủ Lý

2.2.1.1 Kết quả phiếu điểu tra

Phiếu điều tra phát ra 10 phiếu, thu về đủ 10, các phiếu hợp lệ Đối tượng điều tra

là toàn thể nhân viên của phòng kế toán trong công ty Kết quả điều tra như sau:

Trang 30

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phiếu điều tra STT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời

3 Nhân tố nào bên ngoàicông ty có ảnh hưởng lớn

nhất tới doanh thu?

Môi trường tự nhiên 0/10 0

4 Các nhân tố nào bên trongcông ty có ảnh hưởng lớn

5 Tốc độ tăng (giảm) DTqua các năm

9 Giải pháp chủ yếu nhất đểtăng doanh thu là gì?

Tăng cướng Marketing, nghiên cứu

và phát triển thị trường 4/10 40Lựa chọn cơ cấu mặt hàng phù hợp 2/10 20Thành lập bộ phận phân tích kinh

Nâng cao chất lượng lao động 2/10 20

Ngày đăng: 23/03/2019, 20:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS.TS Trần Thế Dũng (chủ biên), Trường ĐH Thương Mại, năm 2008 Khác
2. Giáo trình Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị, NXB Tài Chính, năm 2006 Khác
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
4. Thông tư 200/2014/TT-BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp 5. Thông tư 133/2017/TT – BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác
8. Nguồn thông tin truy cập trên các trang mạng xã hội, internet… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w