Thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việcphân tích kết quả kinh doanh và từ đó đề ra các giải pháp làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Phân tích k
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề tồn tại và phát triển vững mạnhđang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Làm thế nào để tăng doanh thu, tối đahóa lợi nhuận luôn là câu hỏi đặt ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào Do vậy cácdoanh nghiệp cần phải phân tích hoạt động kinh tế của mình và phân tích kết quả kinhdoanh là một nội dung quan trọng Thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việcphân tích kết quả kinh doanh và từ đó đề ra các giải pháp làm tăng kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận đi vào nghiên cứu một số định nghĩa, khái niệm cơ bản và một số lýthuyết về kết quả kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận phân tích doanh thu, phân tích lợinhuận; tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích doanh thu tại công ty VNF1 từnhững năm trước; phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu; đánh giá tổngquan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phân tích doanh thu
Khóa luận cũng nghiên cứu thực trạng phân tích doanh thu tại công ty thông quacác nội dung phân tích như: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu; phân tích doanhthu bán hàng theo tổng mức và kết cấu ( phân tích doanh thu theo nhóm hàng vànhững mặt hàng chủ yếu; phân tích doanh thu theo phương thức bán); phân tích cácnhân tố ảnh hưởng tới doanh thu; phân tích nguồn hình thành lợi nhuận, phân tíchchung về lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuân, phân tích tỷ suất lợi nhuận Qua việc phân tích các nội dung này giúp công ty đánh giá những ưu điểm cũngnhư những tồn tại và nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp hợp lý nhằm tăng doanhthu cho công ty
Với đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Phân tích kết quả kinh doanh tại công tycổ phần phân phối – bán lẻ VNF1” em hy vọng phần nào sẽ giúp công ty xác định được
kim chỉ nam cho phương hướng kinh doanh, góp phần nâng cao kết quả kinh daonhcủa công ty
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy, côgiáo của trường Đại học Thương Mại đã trang bị cho em vốn kiến thức quý báu trongsuốt quá trình học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Thống kê – Phân tích vàđặc biệt cảm ơn cô giáo Th.S Hoàng Thị Tâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóaluận tốt nghiệp của mình
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty cổ phần phân phối- bán lẻVNF1, các anh chị phòng kế toán và các phòng ban khác đã hết sức tạo điều kiện và cónhững ý kiến đóng góp cho em trong quá trình thực tập tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 2
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
4.1.1 Phương pháp điều tra 2
4.1.2 Phương pháp phỏng vấn 3
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4
4.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu 4
4.2 Phương pháp phân tích số liệu 5
4.2.1 Phương pháp so sánh 5
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 5
4.2.3 Phương pháp phân tổ thống kê 6
4.2.4 Phương pháp chỉ số 6
4.2.5 Phương pháp lập biểu 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.1.2 Ý nghĩa nâng cao kết quả kinh doanh 12
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.1.3.1 Giá trị sản xuất (GO) 12
1.1.3.2 Giá trị tăng thêm (VA) 14
1.1.3.3 Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp ( NVA) 15
1.2 Nội dung phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.1 Ý nghĩa phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.2 Các nội dung phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
Trang 41.2.2.1 Nội dung phân tích doanh thu 16
2.2.2.2 Nội dung phân tích lợi nhuận 20
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI – BÁN LẺ VNF1 22
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng các nhân tố môi trường tới kết quả kinh doanh công ty Cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 22
2.1.1 Tổng quan tình hình công ty cổ phần phân phối bán-lẻ VNF1 22
2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1 22 2.1.1.2 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1 24
2.1.2.3 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF 24
2.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1 27
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 28
2.1.2.1 Nhân tố chủ quan 28
2.1.2.2 Nhân tố khách quan 29
2.2 Kết quả phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 31
2.2.2 Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp 34
2.2.2.1 Phân tích doanh thu của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 34
2.2.2.2 Phân tích lợi nhuận của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 44
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI – BÁN LẺ VNF1 50
3.1 Các kết luận, phát hiện qua phân tích kết quả kinh doanh công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 50
3.1.1 Các kết quả đạt được 50
3.1.2 Hạn chế tồn tại, nguyên nhân 52
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty cổ phần 54
phân phối- bán lẻ VNF1 54
3.3 Một số kiến nghị 62
3.3.1.Đối với công ty 62
3.3.2 Đối với nhà nước: 64
KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu01: Kết quả sản xuât kinh doanh công ty năm 2012 và năm 2011 27 Bảng 02: Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra 33 Bảng 03: Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán hàng qua các năm .34 Bảng 04: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán 36 Bảng 0 5: Phân tích DT bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu 37 Bảng 0 6: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán tới doanh thu bán hàng năm 2011, 2012 39 Bảng07: Bảng số liệu doanh thu, số lao động và năng suất lao động bình quân của công ty Cổ phần phân phối bán lẻ VNF1 42 Bảng 08: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng 43 Bảng 10: Phân tích chung tình hình kinh doanh của công ty 2 năm 2011,2012 45 Bảng 09 Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành của công ty năm 2011và 2012 44 Bảng 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh 46 Bảng 12: Phân tích các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận của công ty năm 2011,2012 48
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty CP phân phối bán lẻ VNF1 69 Biểu đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 70
Trang 77 LNST : Lợi nhận sau thuế
8 LNTT : Lợi nhuận trước thuế
9 TSLN : Tỷ suất lợi nhuận
14 BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh
15 BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
Trang 8tư, phát triển hoạt động kinh doanh, sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực sẵn có
Muốn làm tốt điều này, doanh nghiệp cần phải nắm rõ được nguyên nhân, mức độảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả kinh doanh, thông qua sử dụng phươngpháp phân tích kinh tế để từ đó tìm ra được thực trạng đang tồn tại ở công ty một cáchkhoa học nhất
Do đó, phân tích kết quả kinh doanh đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng,
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào Nókhông chỉ cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo khi đưa ra quyết định mà còn giúpdoanh nghiệp nhận ra những điểm thiếu sót, hạn chế từ đó có những biện pháp khắcphục Nhận diện ra những khả năng tiềm ẩn để có thể sử dụng nó một cách hiêu quả,đem lại nguồn lợi cho doanh nghiệp Ngoài ra, nó còn là cơ sở để nắm bắt được xu thếbiến động, diễn biến phát triển trong tương lai để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra quyếtđịnh phát triển có hiệu quả trong tương lai
Về mặt thực tiễn.
Công ty Cổ phần Phân phối -Bán lẻ VNF1 được thành lập và đi vào hoạt động ngày01/07/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với Tổng Công ty lương thực miềnBắc về việc xây dựng hệ thống phân phối - bán lẻ Với mục tiêu trở thành nhà phânphối - bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VNF1 DISTRIBUTION đang từng bước thiết lậpnên một hệ thống phân phối lớn mạnh, hoạt động chuyên nghiệp xuyên suốt từ địabàn Thừa Thiên - Huế trở ra các tỉnh phía Bắc và phát triển mạng lưới bán lẻ rộngkhắp theo mô hình các cửa hàng văn minh, hiện đại; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
và đa dạng của người tiêu dùng trong nước
Để đạt được mục tiêu này, công ty cần phải thường xuyên tổ chức công tác phântích kết quả kinh doanh để tìm ra những thực trạng tồn tại, nắm rõ nguyên nhân, mức
Trang 9độ ảnh hưởng, từ đó có những dự đoán, những bước đi đúng đắn trong tương lai Tuynhiên, trong quá trình thưc tập tại công ty, em nhận thấy rằng công tác phân tích kếtquả kinh doanh của công ty chưa được đầu tư, chú trọng nhiều, kết quả phân tích chưađược sâu sắc.Vì vậy, em xin đề xuất để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra giải pháp
để nâng cao kết quả kinh doanh của công ty trong tương lai
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, nên em đã quyết định chọn đề tài: “ Phân tích
kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1” làm đề tài khóa luận.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích kết quả kinh doanh của công ty, nhận diện
được xu hướng phát triển, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có những dự đoán, tìm cáchkhắc phục những hạn chế, xây dựng kế hoạch đạt kết quả cao trong tương lai
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Thứ hai: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kết quả kinh
doanh tại công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1
Thứ ba: Từ những thông tin đã tìm hiểu đưa ra các kết luận, đề xuất các giải pháp
nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần
phân phối- bán lẻ VNF1 Trong phạm vi bài khóa luận này, do thời gian hạn chế nên
em chỉ đi sâu phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty cổ phần phân phối -bán lẻ VNF1.
Thời gian: Lấy số liệu kết quả hoạt động kinh doanh công ty 2 năm gần nhất 2011 và 2012.
4 Phương pháp thực hiện đề tài.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
4.1.1 Phương pháp điều tra.
Là phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc phát các phiếu điềutra có mẫu được thiết kế sẵn Nội dung của phiếu điều tra chủ yếu liên quan đến doanhthu, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, quan điểm của cácnhà quản lý đối với xu hướng biến động của doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp,
Trang 10cuối cùng là các giải pháp dưới góc nhìn của các nhà quản lý nhằm mục tiêu nâng caodoanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp hay nâng cao kết quả kinh doanh của công ty.
Mục đích: thu thập được những thông tin mang tính khách quan về vấn đề nghiên
cứu Đồng thời cho thấy được quan điểm của nhà quản lý đối với tầm quan trọng củavấn đề phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, phiếu gồm 7 câu hỏi khác nhau, nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu Mỗi câu hỏi đều được xây dựng dưới dạng két đóng tức là mỗi một câu hỏi đều có sẵn các phương án trả lời, để tạo thuận lợi cho những người được khảo sát (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục).
Bước 2: Phát phiếu điều tra cho những người có hiểu biết về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng của thông tin thu được Số lượng phiếu phát ra là phiếu cho 7 người khác nhau Phiếu được phát hành ngày 29/3/2013 lúc 10h và thu về lúc 16h cùng ngày.
Bước 3: Thu phiếu điều tra
Bước 4: Tổng hợp ý kiến trên các phiếu điều tra và lập báo cáo.
4.1.2 Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp vớingười cần khai thác thông tin và đặt ra những câu hỏi dưới dạng két mở Trong quátrình thực tập, em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp chú kế toán trưởng kiêm trưởngphòng kế toán của công ty, anh phó phòng kế toán và một số anh chị trong phòng kếtoán Việc này giúp cho thông tin thu thập được rõ ràng và chi tiết hơn, đặc biệt nhờ có
sự tiếp xúc trực tiếp nên thông tin thu thập được không bị chệch hướng với nội dungcâu hỏi
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định đối tượng được phỏng vấn để xây dựng các câu hỏi mở mà nội dung của nó xoay quanh vấn đề doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận trong doanh nghiệp cho phù hợp với từng đối tượng Điều này
sẽ giúp cho quá trình thu thập thông tin trở nên dễ dàng, thuận lợi và nâng cao chất lượng thông tin.
Bước 2: Lên lịch và hẹn đối tượng phỏng vấn.
Trang 11Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Buổi phỏng vấn được diễn ra tại phòng phòng kế toán tài chính của công ty Người được phỏng vấn là chú Trần Quốc Hoàng – kế toán trưởng công ty và anh Nguyễn Đình Đoàn - phó phòng kế toán công ty Họ là những người có kiến thức cơ bản về tài chính, có kinh nghiệm, thâm niên trong công việc, và
là người hiểu rõ nhất về tình hình trong doanh nghiệp mình.
Câu hỏi:
1 Hàng năm việc tổ chức và thực hiện kế hoạch kinh doanh diễn ra như thế nào?
2 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?
3 Những lợi thế của doanh nghiệp hiện nay và việc sử dụng những lợi thế đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
4 Doanh nghiệp có tìm hiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
và đề ra những biện pháp gì để hạn chế tác động của nó?
5 Trong tương lai, doanh nghiệp đã có kế hoạch kinh doanh như thế nào?
Bước 4: Tổng hợp thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn.
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, các giáo trình
phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp củacác trường đại học Thương Mại, Tài chính, Kinh tế,… Các luận văn khóa trước củacác anh chị trường Đại Học Thương Mại nghiên cứu về doanh thu, lợi nhuận, phântích doanh thu, phân tích lợi nhuận
Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2009- 2012,
các số liệu tổng hợp và chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, hợp đồng, hóa đơn, chứng từliên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa trong kỳ của công ty…
4.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu.
Các số liệu nằm rải rác trên nhiều số liệu khác nhau, để có số liệu phù hợp phục vụcho việc phân tích chúng ta phải tiến hành tổng hợp số liệu: ví dụ để có nguồn số liệuphục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian phải căn cứ vào sốliệu doanh thu, lợi nhuận từ năm 2009 đến năm 2012 trên 4 báo cáo kết quả kinhdoanh để tổng hợp, hay để có thông tin số liệu phân tích doanh thu theo mặt hàng, phảicăn cứ vào số liệu về doanh thu trên các số kế toán chi tiết và tổng hợp về doanh thucủa doanh nghiệp
4.2 Phương pháp phân tích số liệu.
Trang 12Để có được các dữ liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử để tiến hành nghiên cứu Từ dữ liệu thu được, tiến hành phân tích, đánh giámột cách tổng quát, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, xác định các vấn đề còn tồntại trong phân tích kết quả kinh doanh của công ty.
4.2.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh doanh thu, lợi nhuận của công ty cổphần phân phối - bán lẻ VNF1 ,bao gồm các nội dung sau:
Phân tích sự biến động của doanh thu qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012 so
sánh giữa số thực hiện của năm này với số thực hiện cùng kỳ của các năm trước đểthấy được sự biến động tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu qua những thời kỳ khác nhau
và thấy được xu thế phát triển của doanh thu trong các năm tới
Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu: so sánh giữa
chỉ tiêu doanh thu của từng nhóm hàng, những mặt hàng chủ yếu với chỉ tiêu tổngdoanh thu của các loại mặt hàng để xác định tỷ trọng doanh thu từng loại mặt hàngbiến động Từ đó đưa ra những biên pháp nhằm tăng doanh thu cũng như khắc phụcnhững tồn tại trong công tác bán hàng
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán: so sánh chỉ tiêu doanh thu của
công ty theo từng phương thức bán hàng ( bán buôn, bán lẻ, bán đại lý) để thấy đượccông ty áp dụng phương thức bán nào mang lại doanh thu cao nhất để tiếp tục đấymạnh bán hàng theo phương thức đó đông thời tìm hiểu nguyên nhân đối với phươngthức bán mang lại hiệu quả kém Từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp nhất
Phân tích nguồn hình thành lợi nhuận: so sánh chỉ tiêu lợi nhuận của công ty qua
các nguồn hình thành khác nhau
Phân tích chung về lợi nhuận kinh doanh của công ty, đưa ra những so sánh, từ đó
rút ra nhận xét về các chỉ tiêu qua 2 năm 2012 và 2011
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: so sánh 2 năm gần nhất xem nhân
tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều nhất để có thể tác động làm tăng lợi nhuận trongtương lai
Phân tích các tỷ suất lợi nhuận, so sánh giữa các tỷ suất giữa năm 2012 và năm
2011 và nhận biết tình hình tốt xấu doanh nghiệp trong 2 năm
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Trong đề tài này, em sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tích mức
độ ảnh hưởng về mặt giá trị, tỷ lệ phần trăm thay đổi và mức độ ảnh hưởng của sốlượng hàng bán và đơn giá bán cũng như số lượng lao động và năng suất lao động bìnhquân tới doanh thu của công ty trong 2 năm 2012 và 2011
Trang 13Phương pháp này được sử dụng phổ biến để phân tích ảnh hưởng của số lượnghàng bán và đơn giá bán Mối quan hệ của hai nhân tố này tới doanh thu được phảnánh qua công thức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán Đơn giá bán
4.2.3 Phương pháp phân tổ thống kê.
Vận dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân chia doanh thu của doanh nghiệpthành các nhóm hàng hóa khác nhau, qua đó biết được doanh thu của từng nhóm hàng.Nhóm hàng nào thấp, nhóm hàng nào cao và xác định những nhóm hàng chủ lực quacông ty để tăng cường đầu tư, mở rộng hay thu hẹp những nhóm hàng doanh thu thấp,kém hiệu quả
4.2.4 Phương pháp chỉ số.
Vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn phối kết hợp phương pháp chỉ số khiphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: giá bán và lượng bán; sốlượng lao động, năng suất lao động
4.2.5 Phương pháp lập biểu.
Trong khóa luận này em sử dụng một số loại biểu để phân tích như:
- Sử dụng biểu 6 cột để phân tích sự biến động ( tốc độ phát triển ) của chỉ tiêu DT qua cácnăm
- Sử dụng biểu 8 cột để phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán,theo phương thức bán và theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu; phân tích lợinhuận theo nguồn hình thành
- Sử dụng biểu 11cột để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơngiá bán tới doanh thu bán hàng
- Sử dụng biểu 10 cột để phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động vànăng suất lao động tới doanh thu bán hàng
- Sử dụng biểu 5 cột, 19 chỉ tiêu để phân tích chung tình hình kinh doanh của công tyqua 2 năm 2011, 2012 Biểu 5 cột 7 chỉ tiêu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnlợi nhuận Biểu 5 cột để phân tích tỷ suất lợi nhuận công ty
Trang 145 Kết cấu luận văn.
Trang 15CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu (M).
Khái niệm.
Doanh thu là: “Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” – Chuẩn mực kế toán số 14
Trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng doanh thu bán hàng, thành phẩm vàdoanh thu cung cấp dịch vụ Ngoài doanh thu bán hàng, trong doanh nghiệp còn códoanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác Tăng doanh thu bán hàng thựcchất là tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường và tăng lượng tiền về cho doanhnghiệp
Phương pháp xác định.
Công thức: Tổng doanh thu = ΣP*Q
Trong đó:
+ P: đơn giá bán sản phẩm hàng hoá
+ Q: khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Ý nghĩa.
Đối với doanh nghiệp:
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồngthời qua chỉ tiêu này sẽ chứng tỏ được doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh nhữngsản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Doanh thu là nguồn tàichính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đốitượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả tiền lương vàtiền thưởng cho người lao động, trích nộp bảo hiểm, nộp các khoản thuế theo luậtđịnh Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng
Trang 16Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyểnvốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Do đó việc thực hiện chỉ tiêudoanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trìnhtái sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy nếu chỉ tiêu doanh thu không được thực hiện haythực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnhhưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với xã hội:
Tăng doanh thu bán hàng góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóacho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả thịtrường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền và với các nước trong khu vực Tăng doanh thu, mở rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho doanhnghiệp, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giúp xã hội ổn định, phát triển hơnnữa, việc tăng doanh thu sẽ giúp các doanh nghiệp tích cực hơn trong các công tác xãhội, giúp đỡ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn… giúp xã hội phát triển bềnvững Tăng doanh thu cũng góp phần làm tăng nguồn ngân sách nhà nước, nhà nước sẽchi đầu tư cho giáo dục, y tế, thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô tiến tới xâydựng một xã hội công bằng, văn minh hơn
Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp (P).
Khái niệm.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết
quả lao động của con người sáng tạo ra Lợi nhuận là phần chênh lệch dôi ra giữadoanh thu bán hàng với các khoản chi phí giá vốn của hàng bán trong kỳ hoạt độngkinh doanh Nó là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Một số khái niệm lợi nhuận có liên quan:
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu đươc của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi
các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu và trừ đi giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh Lợi nhuân sau thuế là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
Ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với doanhnghiệp
Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận:
Trang 17Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ báo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuậngộp từ doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ chí phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tu tài chính
doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đicác chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gôm: lợinhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, thu lãi bán hàng ngoại tệ, thucho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu
Lợi nhuận từ hoạt động khác: là các khoản lãi thu được trong năm mà doanh nghiệp
không dự tính trước hoặc những khoản lãi thu được không đều đặn và không thườngxuyên như thu tiền nộp phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu cáckhoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, các khoản nợ không xác địnhđược chủ…
Phương pháp xác định.
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận khác
Lợi nhuận từ HĐKD = Tổng DTBH và CCDV- Các khoản giảm trừ DT- Giá vốn hàngbán + DT HĐTC – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý DN
Trong đó:
Tổng DTBH và CCDV – Các khoản giảm trừ DT = Doanh thu thuần BH và CCDV.Các khoản giảm trừ DT = Chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trả lại + Giảm giáhàng bán + Thuế gián thu
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH và CCDV – Trị giá vốn hàng bán
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + DT HĐTC – Chi phí tài chính –Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận khác = Doanh thu khác – Chi phí khác
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Ý nghĩa
Là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp kết quả của mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một năm, nó biểu hiện kết quả của sự phấn đấu của
Trang 18doanh nghiệp bao gồm : thực hiện các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế, kỹ thuật đồngthời cũng thể hiện sự tác động của các điều kiện mọi cảnh
Lợi nhuận là nguồn gốc để doanh nghiệp tích lũy và tái đầu tư, tăng trưởng, pháttriển, điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống, điều kiện làm việc của người laođộng Có lợi nhuận là có nguồn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiệncác nghĩa vụ với nhà nước, với xã hội Ở mỗi doanh nghiệp trong từng môi trườngkinh doanh khác nhau, từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau… cómức lợi nhuận khác nhau, do đó lợi nhuận không phải là chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêuxem xét duy nhất mà còn phải sử dụng nhiều loại chỉ tiêu khác phân tích bổ sung như
tỷ suất lợi nhuận…
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm.
Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực
hiện trong một kỳ nhất định, được xác lập trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả mọihoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Kết quả kinh doanh của doanhnghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kết quả hoạt động kinhdoanh : là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với trịgiá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; doanh thu tài chínhvới chi phí tài chính
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hệ thống chỉtiêu (chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh baogồm phân tích về sản lượng, chất lượng sản phẩm; doanh thu kinh doanh Đây là mộtgiai đoạn hết sức quan trọng bởi vì thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh kết hợp với phân tích điều kiện hoạt động kinh doanh sẽ đánh giá được hiệu quảhoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động khác: là số chênh lêch giữa các khoản thu nhập khác với các
khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không mangtính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra
do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại
Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Kết quả kinh doanh phản ánh chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ nghiên cứu,theo đúng quy định chính sách tài chính hiện hành Tùy hoạt động kinh doanh có thểhoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngànhhàng, từng loại dịch vụ
Trang 19Không được tính kết quả do doanh nghiệp tạo ra như nhượng bán thanh lý tài sản
cố định…
Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ nghiên cứu như sản phẩm tự tiêu, sảnphẩm chính, sản phẩm phụ, sản phẩm kinh doanh tổng hợp từ các công đoạn
Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu
1.1.2 Ý nghĩa nâng cao kết quả kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp.
Khi hoàn thành tốt chức năng kinh doanh, bước đầu có thể giúp doanh nghiệp trangtrải các chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh, sau đấy là mở rộng quy mô kinh doanhcủa doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có những bước tiến mới, phát triến vững chắctrong tương lai
Bên cạnh đó, việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còngiúp ty nâng cao hơn mức sống cho người lao động trong công ty, khiến cuôc sống của
họ trở nên dễ chịu, càng cố gắng phấn đấu tích cực để cống hiến hết mình
Đối với xã hội.
Kết quả hoạt động kinh doanh cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội , tạothêm nhiều của cải vất chất cho xã hội hơn, giúp cho xã hội trở nên đầy đủ, cân bằnghơn Ngoài ra, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp tăng nguồn ngân sáchnhà nước bằng các nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp đóng góp này sẽgiúp quá trình phân phối của nhà nước diễn ra hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích chongười dân, xóa bớt các khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo tính công khai, công bằng,đưa xã hội ngày càng phát triển
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.1 Giá trị sản xuất (GO)
Khái niệm:
Giá trị sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao
động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành: C + V + M Trongđó: - C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:
+ C1: khấu hao tài sản cố định
+ C2: chi phí trung gian (C2)
Trang 20- V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tínhchất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội (chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người laođộng, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả)
- M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản: Thuế sản xuất; lãi trả tiền vay ngânhàng (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC) và phần thu trên vốn (đốivới các doanh nghiệp nhà nước); mua bảo hiểm nhà nước (không kể bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên); thuế thu nhập doanhnghiệp; phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: phản ánh đúng và
đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V, M; chỉ được tính kết quả do lao động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ; được tính toàn bộ kết quả hoàn thànhtrong kỳ báo cáo (kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đãsản xuất trong kỳ); được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm
Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêugiá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau
Giá trị sản xuất thương mại :là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá
trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng
Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với các doanhnghiệp sản xuất, những điểm khác biệt đó là:
Mua bán hàng hoá: Là hình thức trao đổi tiền - hàng giữa người mua với ngườibán, qua đó quyền sở hữu thay đổi, hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua vàtiền chuyển từ người mua sang người bán, nói cách khác người mua nhận hàng, ngườibán nhận tiền
Bán lẻ: Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là việc bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêudùng để tiêu dùng vào nhu cầu cá nhân, hoặc các nhu cầu khác không có tính chất sảnxuất; lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hànghoá
Bán buôn(sỉ): Lưu chuyển hàng hoá bán buôn là việc giao dịch hàng hoá nhằm mụcđích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất Những trường hợp sau đây đượchạch toán là bán buôn: Bán hàng cho các đơn vị sản xuất để sử dụng cho sản xuất; bánhàng cho các đơn vị thương mại khác để tiếp tục chuyển bán; bán hàng cho các ngànhngoại thương để xuất khẩu
Những trường hợp sau đây không được hạch toán vào bán buôn : Tổn thất, hao hụttrong quá trình sản xuất kinh doanh; bán các loại bao bì, phế liệu thu nhặt; bán hàng
Trang 21cho các đơn vị sản xuất dùng cho nhu cầu tập thể; điều động hàng hoá trong nội bộdoanh nghiệp
tế quốc dân
1.1.3.2 Giá trị tăng thêm (VA).
Khái niệm.
Giá trị gia tăng: là một bộ phận của giá trị sản xuất, sau khi trừ đi phần chi phí
trung gian, chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất kinhdoanh do chính bản thân doanh nghiệp tạo ra được trong một thời kỳ nhất định Dovậy để tính giá trị tăng thêm thống kê phải xác định đúng chi phí trung gian
Chi phí trung gian (ký hiệu IC: Intermediational Cost) là một bộ phận của chi phí
sản xuất nói chung, nó được cấu thành trong giá trị sản phẩm và được thể hiện dướidạng vật chất như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và dưới dạng dịch vụ sản xuất
Do đặc điểm, tính chất sản xuất của từng loại doanh nghiệp; nên giữa các loại hìnhdoanh nghiệp có những khoản chi phí trung gian giống nhau và khác nhau
Chi phí trung gian của hoạt động thương mại bao gồm những khoản chi phí: Chiphí vận tải bốc xếp sau khi trừ phần thuê ngoài; chi hoa hồng; chi dịch vụ phí ngânhàng và tín dụng; chi phí công cụ lao động nhỏ; chi phí hao hụt tổn thất hàng hoá;phần chi phí vật chất và dịch vụ khác như: chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói bao bì,chi phí trực tiếp khác, chi phí quản lý hành chính
Phương pháp xác định.
Phương pháp sản xuất: Là phương pháp gián tiếp tính dựa vào tài liệu giá trị sản
xuất và chi phí trung gian
Trang 22Công thức: VA = GO - IC
Trong đó:
+ VA: giá trị gia tăng
+ GO: giá trị sản xuất
+ IC: chi phí trung gian
Phương pháp phân phối: VA = C1 + V+M
ba, phụ cấp đi lại và các khoản phụ cấp khác tính vào giá thành sản phẩm; các khoảnthu khác mà người lao động nhận trực tiếp như tiền lưu trú công tác, quà tặng
+ M: thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm: thuế sản xuất kinh doanh là các loại
thuế phát sinh do kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; lợi nhuận và các khoảnphải nộp khác bao gồm: lợi nhuận trước khi nộp thuế, lợi tức trả lãi tiền vay, các khoảnthuế và lệ phí phải nộp khác ngoài thuế sản xuất, giá trị nộp cơ quan quản lý cấp trên
Ý nghĩa.
Dùng chỉ tiêu giá trị tăng thêm để đánh giá kết quả sản xuất của từng ngành, từngdoanh nghiệp cũng như tính các chỉ tiêu năng suất, hiệu quả và nhiều chỉ tiêu quantrọng khác có liên quan sẽ có ý nghĩa hơn, phản ánh thực chất hơn thành quả lao độngcủa đơn vị và ngành Giá trị tăng thêm được tính theo ngành kinh tế, là cơ sở tínhGDP, GNP, VAT
1.1.3.3 Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp ( NVA).
Khái niệm.
Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh nghiệp tạo ra được trongmột thời kỳ nhất định
Trang 23Giá trị sản xuất (GO) = C1 + C2 + V + M
Chi phí trung gian (IC): C2 Giá trị gia tăng (VA) = C1 + V + M
1.2 Nội dung phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Ý nghĩa phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhậnthức, đánh giá đúng đắn, toàn diện, khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu phảnánh kết quả kinh doanh doanh: doanh thu, lợi nhuận…, thấy được những kết quả đạtđược và những mâu thuẫn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lýkinh tế Từ đó phân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đề ranhững chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp
1.2.2 Các nội dung phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.1 Nội dung phân tích doanh thu
a Phân tích sự biến động (tốc độ phát triển) của doanh thu qua các năm.
Trang 24Mục đích: Cần phân tích tốc độ phát triển qua các năm, qua đó thấy sẽ nhận biết
được sự biến động tăng, giảm, xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ranhững thông tin dự báo nhu cầu thị trường làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng kếhoạch trung hạn hoặc dài hạn
Phương pháp phân tích được áp dụng : phương pháp so sánh và lập biểu các chỉ tiêu
tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân
Nguồn số liệu phân tích: sử dụng các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phân phối bán lẻ VNF1
từ năm 2008 đến năm 2012
b Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu.
Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và các mặt hàng chủ yếu.
Mục đích: Hầu hết các doanh nghiệp thương mại hiện nay đều kinh doanh với nhiều
nhóm mặt hàng khác nhau để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng Mỗinhóm hàng và mặt hàng có những đặc điểm kinh doanh khác nhau trong kinh doanh vàquản lý, chính vì thế mà doanh thu cũng rất khác nhau Tuy nhiên, doanh nghiệp nàocũng cần phải xác định nhóm hàng chủ yếu, chủ lực cho doanh nghiệp mình, nhữngmặt hàng truyền thống mà doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng, lợi thế cạnhtranh, mang lại nguồn thu cao và ổn định cho doanh nghiệp Chính vì thế mà cần phảiphân tích doanh thu theo nhóm mặt hàng để qua đó, nhận diện được các mặt hàng chủyếu, qua đó đánh giá một cách toàn diện hơn xu hướng tiêu dùng làm cơ sở cho việchoạch ra các chiến lược kinh doanh theo nhóm hàng và các mặt hàng chủ yếu
Phương pháp phân tích: Phương pháp lập biểu 8 cột gồm các số liệu kỳ kế hoạch,
kỳ thực hiện hoặc năm nay với năm trước, phương pháp so sánh để so sánh về số tiền,
tỷ lệ, tỷ trọng của từng phương thức bán thay đổi qua các thời kỳ
Nguồn số liệu phân tích: căn cứ vào số liệu kế hoạch và hoạch toán chi tiết doanh
thu bán hàng 51111, 5112… để so sánh số thực hiện với số kế hoạch hoặc số kế hoạch
kỳ trước
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán
Mục đích: Ở các doanh nghiệp thương mại khác nhau lại có những phương thức
thực hiện việc bán hàng và cung cấp dich vụ khác nhau như bán buôn, bán lẻ, bán đại
lý, bán trả góp… Mỗi phương thức lại có những đặc trưng khác nhau trong kinhdoanh, kinh doanh, quản lý cũng như tạo nguồn thu khác nhau Phân tích doanh thubán hàng theo phương thức bán nhằm đánh giá tình hình biến động tăng giảm của cácchỉ tiêu doanh thu theo phương thức bán, tìm ra ưu điểm, nhược điểm trong từngphương pháp và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán của doanh nghiệp Từ đó
Trang 25tìm được phương thức bán phù hợp nhất cho doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến trongquá trình bán hàng hóa, tăng doanh thu.
Phương pháp phân tích được áp dụng: Lập biểu 8 cột gồm các số liệu kỳ kế hoạch,
kỳ thực hiện hoặc năm nay với năm trước, tính toán các chỉ tiêu về số tiền, tỷ trọng củacác phương thức và so sánh về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng của từng phương thức bán thayđổi qua các thời kỳ
Nguồn số liệu phân tích: các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước của các báo cáo bán
hàng của các cửa hàng chuyên doanh, chi nhánh; các hợp đồng bán hàng… để lập biểu
c Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán hàng.
Doanh thu bán hàng có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp là số lượng hàng bán vàđơn giá bán của hàng hóa
Mối liên hệ được thể hiện:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán* đơn giá bán
Trường hợp số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh thu tăng và ngược lại Sốlượng hàng hóa bán ra phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan trong bản thân doanh nghiệp, còngiá bán là nhân tố khách quan phụ thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố :
Nếu doanh nghiệp phân tich theo lô hàng thì căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết
số lượng hàng hóa tương ứng với từng mặt hàng để tính toán trên cơ sở áp dụngphương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch
Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, không thể phân tích các nhân tố ảnhhưởng theo số lượng và đơn giá bán của từng mặt hàng thì phải tính toán chỉ số giá hoặccăn cứ vào chỉ số giá chung đã được cơ quan thống kê công bố để tính toán phân tích Đặc thù của công ty là kinh doanh rất nhiều loại gạo, nông sản khác nhau, do đókhông thể tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo số lượng và đơn giá củatừng mặt hàng Vì thế, căn cứ vào hệ thống chỉ số:
p q
1
11
Mục đích: Từ việc phân tích giúp thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
số lượng hàng bán và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng, từ đó đánh giá chính xáctình hình thực hiện và hiệu quả công tác bán hàng tại công ty
Trang 26Phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp
phương pháp chỉ số và phương pháp lập biểu
Nguồn số liệu phân tích: các báo cáo kinh doanh; các báo cáo nhập xuất tồn, báo
giá, chi tiết các tài khoản loại 5
Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng.
Trong doanh nghiệp doanh thu không chỉ bị ảnh hưởng của bới số lượng hàng bán
và đơn giá bán mà số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động, thời gian lao động vànăng suất lao động cũng là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm doanhthu bán hàng, đặc biệt là thương mại bán lẻ
Mối liên hệ được thể hiện:
Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động Thời gian lao động Năng suất lao động bình quân
Hay :
Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân = Doanh thu bán hàng / Tổng số lao động
Trong doanh nghiệp thương mại, lực lượng lao động được phân chia thành lao độngtrực tiếp ( LĐTT ) và lao động gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp lại được phân bổtheo từng khâu kinh doanh như nhân viên bán hàng ( NVBH ) và lao động trưc tiếpkhác ( mua hàng, vận chuyển, bảo quản, ) Cụ thể mối liên hệ đó được phản ánh quacông thức sau:
Biến đổi từ công thức trên ta có:
Năng suất lao động BQ =
Mục đích:Từ công thức trên ta thấy năng suất lao động bình quân chịu sự ảnh
hưởng trực tiếp của các nhân tố như năng suất lao động khâu bán hàng, tỷ lệ phân bổlao động trực tiếp trong tổng số lao động của doanh nghiệp
Phương pháp sử dụng: phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán và xác định mức độ
ảnh hưởng đến năng suất lao động bình quân, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng đến doanhthu bán hàng
Nguồn số liệu phân tích: Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động
và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng cấn căn cứ vào các số liệu thu thập được,các tài khoản “ doanh thu bán hàng”, các bảng biểu chấm công của người lao động củaphòng tổ chức
Trang 272.2.2.2 Nội dung phân tích lợi nhuận.
a Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành.
Lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được hình thành từ các nguồn:Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: lợi nhuận bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấpdịch vụ; lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận khác: lợi nhuận từ các nguồn khácngoài hoạt động kinh doanh
Mục đích: Tiến hành phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm nhận
thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu
tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn qua đó thấy được mức độ hoàn thành, số chênhlệch tăng, giảm; đánh giá việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp;đánh giá cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận của từng nguồn để thấy được mối quan hệ lợi íchcủa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động
Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh các chỉ
tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác kỳ thựchiện kỳ này so với kỳ trước trên BCKQHĐKD
Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành
theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
b Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh.
Mục đích: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhằm đánh
giá sự biến động của các chỉ tiêu hình thành nên lợi nhuận kinh doanh của doanhnghiệp, qua đó thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận kinhdoanh Đánh giá kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả kinh doanhdoanh nghiệp
Phương pháp phân tích :Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh, phương
pháp tính các chỉ tiêu tỷ suất và biểu 5 cột nhằm: tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định
sự tăng giảm các chỉ tiêu này và xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối và sốtương đối các chỉ tiêu ở trên bảng kết quả kinh doanh
Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành theo
quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
c Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
Mục đích:phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh để thấy được
những nhân tố nào ảnh hưởng tăng đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khai thác,
sử dụng còn những nhân tố nào ảnh hưởng giảm đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tìmnhững biện pháp khắc phục trong thời gian tới
Căn cứ vào công thức xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh, ta thấy có hai chỉtiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận , đó là các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu chiphí cho hoạt động kinh doanhbao gồm cả giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Cụ thể:
Nếu doanh thu bán hàng tăng thì ảnh hưởng tăng lợi nhuận Nếu giá vốn bán hàngtăng thì ảnh hưởng giảm lợi nhuận Nếu doanh thu bán hàng có mức tăng lớn hơn mức
Trang 28tăng của giá vốn bán hàng thì lợi nhuận gộp tăng Nhưng để có tỷ lệ lợi nhuận gộp trêndoanh thu bán hàng tăng tăng thì tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng phải lớn hơn tỷ lệtăng của giá vốn hàng bán.
Trong trường hợp doanh nghiệp có mức lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp trêndoanh thu tăng thì đánh giá doanh nghiệp quản lý tốt khâu mua bán hàng hóa và cáchoạt động kinh doanh dịch vụ
Doanh thu tài chính tăng thì ảnh hưởng tăng lợi nhuận, chi phí tài chính tăng thì ảnhhưởng giảm lợi nhuận
Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì ảnh hưởng giảm đếnlợi nhuận và ngược lại Nhưng nếu trong trường hợp mức chi phí tăng nhưng chỉ tiêu
tỷ suất chi phí giảm thì đánh giá doanh nghiệp quản lý tốt chi phí vì tỷ suất chi phígiảm sẽ dẫn đến tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận
Phương pháp phân tích : Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh, phương
pháp tính các chỉ tiêu tỷ suất và biểu 5 cột 7 chỉ tiêu nhằm: tính các chỉ tiêu tỷ suất vàxác định sự tăng giảm các chỉ tiêu này và xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối
và số tương đối các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảmtrừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chiphí tài chính, doanh thu tài chính
Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành
theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
d Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Mục đích: Để đánh giá chất lượng hoạt động của DN người ta thường sử dụng các
chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận, cụ thể ta đi phân tích các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trênDTT; Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh; Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên DTT : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ (trước thuếhoặc sau thuế với doanh thu bán hàng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ với vốnkinh doanh bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và số vốn chủ
sở hữu tham gia kinh doanh trong kỳ
Phương pháp phân tích: sử dụng biểu so sánh 6 cột, 10 chỉ tiêu , tính các chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận, từ đó có những so sánh về các chỉ tiêu lợi nhuận
Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả kinh doanh và
bảng cân đối kế toán năm 2012, 2011 của công ty
Trang 29CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI –
BÁN LẺ VNF1.
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng các nhân tố môi trường tới kết quả kinh doanh công ty Cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1.
2.1.1 Tổng quan tình hình công ty cổ phần phân phối bán-lẻ VNF1.
2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1.
* Tên Công ty: Công ty Cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1
Tên giao dịch: VNF1 Distribution-retail joint stock company
Tên viết tắt: VNF1 Distribution,jsc
* Quy mô:
- Vốn điều lệ:173.905.460.000 VNĐ
- Số lượng lao động: 170 nhân viên làm việc tại văn phòng và cơ sở phụ thuộc VNF1
- Trụ sở chính: Tầng 11, tòa nhà TID Centre, Số 4 Liễu Giai- Ba Đình - Hà Nội
- Email: gaovnf 1@vnf1jsc.vn
-Tel: (+84-4) 357 38 375 - Fax: (+84-4) 357 38 412
* Chức năng, nhiệm vụ:
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh lương thực kế thừa
từ Tổng Công ty, VNF1 DISTRIBUTION đảm trách việc thiết lập hệ thống phân phốibán lẻ chuyên nghiệp, hiện đại; kinh doanh lương thực - thực phẩm chế biến từ địaphận Thừa Thiên - Huế trở ra các tỉnh phía Bắc
Và giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết và bình ổn thị trường lương thực trên địa
bàn hoạt động, để tạo đà cho mạng lưới phân phối bán lẻ tại đây phát triển, từ đó mởrộng phạm vi hoạt động ra khu vực, từng bước vươn tới thị trường thế giới, góp phầnvào công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước
Trang 30* Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý hàng lương thực, - Buôn bán hàng điện tử, điện lạnh,đồ thực phẩm, hàng nông sản điện gia dụng
- Mua bán, đại lý ô tô, mô tô, xe máy; - Lữ hành nội địa, lữ hành QT,
mua bán phụ tùng ô tô, xe máy các dịch vụ phục vụ KD Du lịc(không
- Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo bao gồm KD quán bar, phong hát SXcác loại tinh bột, các SP tinh bột karaoke, vũ trường)
- KD, đại lý đồ dùng cá nhân và gia đình - KD khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng
- Xây dựng và KD trung tâm thương mại , sản xuất mua bán bia rượu,
- Sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, thủy nước giải khát ( không bao gồm KD sản, rau quả, dầu mỡ bar, phong hát karaoke, vũ trường)
- Dịch vụ thương mại, môi giới T Mại - Dịch vụ vận chuyển hành khách,
- Kinh doanh Bất động sản vận tải hàng hóa bằng ô tô
- KD siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ - XK, NK các mặt hàng công ty KD
* Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Phân phối -Bán lẻ VNF1 được thành lập và đi vào hoạt động ngày01/07/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với Tổng Công ty lương thực miềnBắc về việc xây dựng hệ thống phân phối - bán lẻ
Công ty được thành lập theo GCN đăng ký kinh doanh công ty CP số 010325193ngày 06/06/2008 Đăng ký lần hai ngày 07/08/2009 Đăng ký lần ba ngày 25/10/2010.Thay đổi lần thứ tư ngày 10/02/2011 , lần thứ năm thay đổi vào ngày 06/06/2012 vàlần thứ sáu là ngày 21/08/2012 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Với mục tiêu trở thành nhà phân phối - bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VNF1DISTRIBUTION đang từng bước thiết lập nên một hệ thống phân phối lớn mạnh, hoạtđộng chuyên nghiệp xuyên suốt từ địa bàn Thừa Thiên - Huế trở ra các tỉnh phía Bắc
và phát triển mạng lưới bán lẻ rộng khắp theo mô hình các cửa hàng văn minh, hiệnđại; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng trong nước
Xuất phát từ những mục tiêu và định hướng phát triển đúng đắn, cộng với sự nỗ lực
và quyết tâm của toàn thể anh, chị, em cán bộ công nhân viên trong công ty, chỉ trong
Trang 31một thời gian ngắn VNF1 DISTRIBUTION đã đưa hệ thống chuỗi các cửa hàngchuyên doanh, cửa hàng tiện ích, siêu thị, mang thương hiệu VNF1 đi vào hoạt động
và đạt được những thành công ban đầu, mà trước hết phải kể đến:
Hệ thống kinh doanh bán lẻ VNF1.
Hệ thống siêu thị VNF1 tại các tỉnh: Siêu thị VNF1 - Thị trấn Bần Yên Nhân - HưngYên; siêu thị VNF1- Tại Thanh Xuân Cửa hàng chuyên doanh gạo: Số 116 - B2AThành Công - Đống Đa - Hà Nội; cửa hàng chuyên doanh gạo; cửa hàng tiện ích: 101Vạn Phúc - Ba Đình - Hà Nội; cửa hàng tiện ích…
Trung tâm bán hàng online.
Chi nhánh sản xuất bần Yên Nhân- Hưng Yên.
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1.
Với tiêu chí phục vụ "Nhanh chóng và tiện lợi", các cửa hàng nằm trong hệ thống hệthống phân phối - bán lẻ VNF1 được phân bố chủ yếu tại những khu vực tập trungđông dân cư, giao thông và thương mại thuận lợi, giúp cho việc mua sắm của ngườidân trở nên dễ dàng hơn
VNF1 không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình bằng cách đa dạng cáchình thức phục vụ, giúp các khách hàng đạt được sự thuận tiện tối đa
Công ty CP Phân phối Bán lẻ VNF1 còn đầu tư xây dựng một nhà máy xay xát - đónggói sản phẩm hiện đại tại Hưng Yên, với tiêu chí cố gắng đưa những sản phẩm tốt nhấtđến tay người tiêu dùng
2.1.2.3 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF
a Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh:
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty:
Trong công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất, tiếp đến mới là
hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân doanh công ty để
quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đạihội đồng cổ đông
Ban kiểm soát: thực hiện giám sát HĐQT, Ban GĐ trong việc quản lý và điều hành
công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
Trang 32Ban giám đốc: có trách nhiệm lập BCTC hàng năm phản ánh trung thực, hợp lý tình
hình tài chính cũng như tình hình KQHĐKD, tình hình lưu LCTT của công ty trong năm Các phòng ban chức năng và chi nhánh các thành viên:
Phòng Tổ chức lao động: Tuyển dụng, xây dựng đội ngũ nhân sự cho hệ thống; xây
dụng chính sách lương, thưởng cho nhân viên; xây dựng chương trình đào tạo cho độingũ nhân viên các cấp
Phòng Tổng hợp: Kiểm soát hoạt động cuả các cửa hàng trong chuỗi; thực hiện các
công tác quản trị hành chính của công ty; thực hiện kiêm vai trò của phòng thông tin:lắp đặt bảo trì hệ thống mạng, quản lý thông tin đảm bảo dữ liệu…
Phòng Tài chính - Kế toán: Tính toán, ghi chép phản ánh liên tục, toàn diện, có hệ
thống các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, giám sát mọi hoạtđộngcủa công ty nhằm thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong công tácquản lý kế toán- tài chính của công ty Đồng thời kiểm tra xét duyệt các báo cáo cácđơn vị trực thuộc, tổng hợp số liệu báo cáo kế toán toàn công ty
Phòng Kinh doanh bất động sản: Đầu tư triển khai các dự án BĐS; kinh doanh
BĐS: thuê và cho thuê văn phòng; kinh doanh dịch vụ BĐS; xây dựng TTTM vàkhách sạn, tư vấn, mô giới chuyển giao BĐS…
Phòng Kinh doanh: Bộ phận mua hàng: Tìm kiếm, tập hợp NCC, thương lượng
NCC về giá, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán; xây dựng danh mục sảnphẩm cho từng mô hình kinh doanh, từng đại phương cụ thể; phối hợp với phòng tổchức và phòng Marketing xây dựng chính sách giá cả, xây dựng hệ thống kho bãi tạicác vùng, địa phương khác nhau Bộ phận kho: Phân bổ hàng cho các cửa hàng đối vớihàng hóa do VNF1 sản xuất; giao hàng của nhà cung cấp cho chuỗi;
Phòng Phân phối- bán lẻ: Chức năng phụ trách chuyên về hoạt động kinh doanh
lương thực, nông sản của công ty Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụtrên cơ sở định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, đề ra phương án kinh doanh cụthể; xây dựng kế hoạch, tham gia tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do công
ty lương thực Miền Bắc giao cho…
Phòng Đầu tư; Tham mưu chủ chương, hướng dẫn các đơn vị lập dự án, thiết kế kỹ
thuật, lâp dự toán, thẩm định hồ sơ, hiệu quả dự án, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, đấugiá các công việc liên quan khác đối với các dự án và công trình đầu tư mới hay đầu tưchiều sâu nâng cấp…
Phòng Marketing; Xây dựng kế hoạch chiến lược ; lập kế hoạch Marketing hàng
năm; nghiên cứu thị trường, cập nhập đối thủ cạnh tranh thị hiếu người tiêu dùng, xuhướng mua hàng…; tìm kiếm cơ hội để mở rộng cạnh tranh
Trang 33Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp Ban giám đốc công ty hoạch
định phương án kinh doanh của toàn công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương
Bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng công ty kiêm trưởng phòng: Làm nhiệm vụ giúp TGĐ các vấn đề
TC-KT trong công ty: tổ chức công tác kế toán đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kếtoán theo luật kế toán quy định; phụ trách chung công tác TC-KT
Phó phòng TCKT: Giúp trưởng phòng tổ chức toàn bộ công tác hạch toán,thống kê,
tổng hợp, xử lý số liệu, lập BCTC theo quy định Theo dõi chấp hành quản lý chứng
từ, sổ sách, tài liệu kê toán theo đúng chế độ quản lý nhà nước và công ty Theo dõicập nhật thông tin TC-KT đầy đủ, kịp thời, chính xác để lập BCTC và báo cáo thuế
Kế toán hàng hóa và kê toán thanh toán: Quản lý tiền, hàng phát sinh từ khâu mua
của phòng kinh doanh; quản lý tiền hàng phát sinh từ khâu bán siêu thị, cửa hàng;kiểm tra kho hàng hóa bán lẻ; quản lý chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán, theo dõi, pháthành hóa đơn GTGT cho các nghiệp vụ phát sinh trong phần hành mình phụ trách;chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng về phần hành côngviệc được phân công, chủ động đề xuất giải pháp phù hợp phần hành mình
Thủ quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt theo đúng quy định kế toán, quy chế công ty,
quản lý an toàn quỹ, tự chịu trách nhiệm về sự thiếu hụt của quỹ; mở sổ sách ghi chéphàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh, tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm; hàngngày cùng kế toán thanh toán lập biên bản kiểm quỹ tiền mặt; định kỳ đối chiếu sổ quỹtiền mặt, sổ kế toán tiền mặt với kế toán thanh toán, nếu có chênh lệch kiểm tra lại ,xác định rõ nguyên nhân, đưa ra kiến nghị , biện pháp xử lý chênh lệch; thực hiện rút,nộp tiền mặt vào ngân hàng, hỗ trợ kế toán thanh toán trong giao dịch với ngân hàng;
hỗ trợ kế toán tổng hợp trong lập hồ sơ, kê khai thuế GTGT hàng tháng, lập báo cáothuế định kỳ
Kế toán kho hàng hóa bán lẻ:Trực tiếp tham gia cùng tổng điều phối, quản lý hàng
hóa Nhập, Xuất, Tồn, phát hành chứng từ luân chuyển hàng hóa nội bộ quy định;tham gia quản lý hàng hóa (N,X,T) đến từng cửa hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng,
Trang 34siêu thị; gia kiểm kê hàng hóa định kỳ, chủ động đề xuất biện pháp xử lý hàng hóakém, mất phẩm chất, quá hạn sử dụng, thiếu hụt
( Xem Biểu đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần phân phối – bán
lẻ VNF1)
2.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty cổ phần phân phối-bán lẻ VNF1.
Phân tích chung tình hình công ty.
Biểu01: Kết quả sản xuât kinh doanh công ty năm 2012 và năm 2011.
ĐVT: triệu đồng
So sánh năm 2012 với năm
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua số liệu phản ánh trên bảng trên, ta nhận thấy tình hình kết quả kinh doanh củacông ty như sau:
Năm 2012 so với năm 2011:
Tổng Doanh thu của toàn công ty tăng 77.379,677 triệu đồng, tương ứng tăng26,4% Tổng Chi phí của công ty tăng 74.426,266 triệu đồng, tương ứng tăng 25,57%.Như vậy, tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí, điều này là tốt Tuy nhiênmức tăng doanh thu so với mức tăng chi phí là thấp, trong tương lai, công ty cần cónhững biện pháp thúc đẩy tăng doanh thu, thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí ở mức tốithiểu Lợi nhuận trước thuế của công ty,tăng 508.286 triệu đồng, tương ứng tăng32,7%, tỷ lệ này tương đối tốt, cần duy trì, phát huy
Thuế TNDN phải nộp năm 2012 so với năm 2011 tăng 139,704 triệu đồng, tươngứng tăng 37,16 % Chứng tỏ công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhànước Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 368,582 triệu đồng, tương ứng tăng 31,28 %
Trang 35Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, lợi nhuận chủ yếuhình thành từ hoạt động kinh doanh Từ kết quả thu được, ta thấy hoạt động kinhdoanh của công ty là khá vững chắc, công ty có đủ nguồn lực, tiềm lực để tiếp tục pháttriển, mở rộng sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng.
Có được kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đầu hết mình của toàn thể nhân viên công
ty trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1.
Con người.
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một
tổ chức nào Vì vậy, trong bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải đề cao, chú trọng conngười, VNF1 cũng không phải là một ngoại lệ Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo,trau dồi kiến thức nâng cao trình độ, kinh nghiệm , đạo đức, lối sống, tác phong củacon người mới… Quan tâm , khuyến khích động viên người lao động làm việc chămchỉ, hết mình, có những phát minh sáng tạo trong quá trình làm việc bằng cả vật chất
và tinh thần Có những chính sách đãi ngộ tốt, giữ được chân người có năng lực tốt ởlại gây dựng và phát triển
Cơ sở vật chất.
Công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 có các cơ sở vật chất thể hiện bộ mặtkinh doanh của công ty thông qua hệ thống các nhà xưởng, kho tàng, bến bãi ở các chinhánh Hưng Yên, Đáp Cầu… thực hiện quá trình thu mua, xay sát lúa gạo phục vụ quátrình phân phối, kinh doanh lương thực Các cửa hàng chuyên doanh trong nội thành
Hà Nội: cửa hàng Đường Láng, Hoàng Văn Thái, … phục vụ quá trình phân phối, đưasản phẩm đến tay người tiêu dùng Công ty đã và đang cố gắng bố trí hợp lý các cơ sởvật chất vốn có của mình để đem lại hiệu quả cao nhất Để có được những sản phẩm
Trang 36thực sự an toàn, bên cạnh việc quan tâm đầu tư quy hoạch xây dựng các vùng nguyênliệu sạch, VNF1 còn áp dụng công nghệ tiên tiến với hệ thống thiết bị hiện đại vàoquá trình sản xuất công ty còn tiến hành thiết lập một quy trình kiểm soát chất lượngchặt chẽ, được vận hành bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao.
Khả năng tài chính.
Với đặc thù trong ngành lương thực, VNF1 đã tích cực chủ động thu mua cácnguồn lương thực phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vào các thời điểmmùa vụ chính trong năm hay chủ động trước những đơn đạt hàng lớn Luôn tích cựcchủ động để đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, quy trình kiểm soát chất lượng đảmbảo chuẩn khắt khe của hệ thống HACCP Để làm được điều này, ngoài số vốn tự cócủa mình, công ty còn huy động thêm nguồn vốn vay của Tổng công ty lương thựcMiền Bắc và nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại
Chính sách bán hàng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần thiết lập một chính sách bán hàng cho phùhợp với tình hình của doanh nghiệp mình để thu hút khách hàng và mở rộng tập kháchhàng của mình Các chính sách bán hàng của công ty VNF1 là các chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn, tích điểm đổi quà, chế độ thanh toán trả nhanh sẽ được chiết khấuthanh toán, trả chậm sẽ bị phạt tiền… chính sách hậu mãi, tri ân khách hàng, tạo dựng
uy tín, niềm tin đối với người tiêu dùng
Công tác dự báo thống kê.
Công tác phân tích của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 được tiến hành đềuđặn vào cuối mỗi năm, kết quả phân tích đánh giá giúp lãnh đạo thấy được tình hìnhdoanh nghiệp theo từng năm Cán bộ phân tích : thuộc phòng tài chính- kế toán,thường xuyên xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nắm rõ thông tin kế toán, công tácphân tích do kế toán trưởng công ty có kinh nghiệm, trình độ chủ trì, thuận lợi chocông tác phân tích Mọi thông tin phục vụ công tác phân tích được kiểm toán độc lậphàng năm kiểm tra, đảm bảo tính trung thực, hợp lý, độ tin cậy cao
Trang 37được chia trong hoạt động đầu tư chứng khoán; miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1của biểu thuế Những chính sách trên đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khíchcác doanh nghiệp nói chung, của công ty VNF1 nói riêng
b Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì liên tục, quý sau cao hơn quý trước vàtăng đều trong cả ba khu vực Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùngnăm 2011 ước tính đạt 2004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước, nếu loại trừyếu tố giá thì tăng 4,7% Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập dân cư tăng, tăng khảnăng thanh toán, do đó đẫn đến sức mua hàng hóa tăng Nắm được xu thế đó, công tyVNF1 càng ngày càng hoàn thiện về chất lượng, số lượng, giá bán, bao bì, mẫu mã hànghóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Lãi suất cho vay của các ngân hàng.
Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 là do áp lực của lạm phát, tính đến quý
3 của năm 2011 lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm nhưng không nhiều
là do sự can thiệp của NHNN đã buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy địnhtrần lãi suất 14%, thành lập ra nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường Đây cũng làmột tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn khi quyếtđịnh đưa ra các quyết định đầu tư Công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 cũng nhưbao doanh nghiệp khác, khi cần vốn kinh doanh cũng phải huy động nguồn vốn bên ngoài
là vay của các ngân hàng thương mại và cũng phải chịu mức lãi suất chung cao trong thờibuổi kinh tế khó khăn như hiện nay Khi lãi suất đã được hạ bớt nhiệt, tạo điều kiện chocông ty có thể vay vốn sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Lạm phát
Năm 2011 là một năm sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam, lạm phát 6 tháng đầunăm đã cao hơn 15% Việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượng cung tiền nề kinh tếtăng quá nhanh Việc tăng cung tiền chóng mặt như vậy trong khi thực lực kinh tế khôngmạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp làm cho lượng tăng hàng hóa sản xuất không cùng nhịptăng với cung tiền làm cho giá cả leo thang Lạm phát làm chi phí tăng, giá cả tăng, dẫnđến giá bán của hàng hóa công ty VNF1 cung ứng tăng lên, do điều kiện kinh tế khó khănchung ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hóa, kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty
c Khoa học, kỹ thuật.
Nếu không chạy theo tiến bộ khoa học công nghệ sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu và sẽ bịđào thải Công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 với chính sách kim chỉ nam cho
Trang 38mọi cải tiến kỹ thuật và sản xuất “ sản phẩm sạch cho cuộc sống an toàn – bảo vệngười tiêu dùng”, công ty đã áp dụng trên các dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất,nhập khẩu tại các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới như Nhật Bản, TháiLan, Trung Quốc…
d Đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước đầy tiềm năng, công ty VNF1 còn phảiđối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới Khi Việt Nam đang tiếptục triển khai sâu rộng các cam kết khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO,khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triểnnhưng cũng mang lại không ít khó khăn khi các doanh nghiệp gặp phải những đối thủcạnh tranh Đối với riêng công ty phân phối bán lẻ VNF1 nói riêng và các công ty kinhdoanh về lương thực nói chung gặp phải những đối thủ nặng ký như gạo của Thái Lan,Indonexia, Philipin,… khi các mặt hàng gạo của các nước này sẽ được bày bán cùngvới những sản phẩm trong nước
Những nhân tố tác động bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đếntình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Do đó cần phân tích, nắm bắt kịpthời các thông tin bên ngoài để có những kế hoạch đề xuất ra những giải pháp ứng phókịp thời
2.2 Kết quả phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 2.2.1 Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp.
Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn.
Kết quả phỏng vấn:
Câu hỏi 1: Hàng năm việc tổ chức và thực hiện kế hoạch KD diễn ra như thế nào?
TL: Hàng năm việc tổ chức và thực hiện kế hoạch kinh doanh diễn ra đều đặn,
phòng kinh doanh lập các phương án , kế hoạch kinh doanh trong kỳ, trình lên các bộ phận có liên quan như phòng kế toán- tài chính, phòng tổ chức, các ban lãnh đạo cho công ty , sau đó tổ chức họp bàn và thống nhất lại kế hoạch kinh doanh trong kỳ Khi
đã có kế hoạch cụ thể, luôn theo dõi đốc thúc các bộ phận hoàn thành tốt công việc để thực hiện tốt và hoàn thành kế hoạch đề ra.
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN?
TL: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, nhân tố nào cũng đóng vai trò quan trọng Nhân tố khách quan bao gồm các chính sách của nhà nước, quy luật cung cầu của thị trường, tình hình kinh tế, chính trị , văn hóa xã hội, các đối thủ cạnh tranh… Nhưng nhân tố quyết định
Trang 39nhất là các nhân tố chủ quan: uy tín doanh nghiệp, người lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng suất lao động…
Câu hỏi 3: Những lợi thế của doanh nghiệp hiện nay và việc sử dụng những lợi thế đótrong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
TL: Các lợi thế của công ty bao gồm: đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt huyết, thích ứng nhanh với những cái mới; cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; huy động vốn tốt… Nhận biết được những điểm mạnh đó, công ty đã và đang cố gắng sử dụng tốt nhất những nguồn lực sẵn có để nâng cao hơn kết quả kinh doanh, có gắng trau dồi, phát huy để các nguồn lực đó là lợi thế so sánh so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh.
Câu hỏi 4: Doanh nghiệp có tìm hiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh và đề ra những biện pháp gì để hạn chế tác động của nó?
TL: Song song với việc nhìn nhận những thành quả đã đạt được, công ty luôn cố gắng tìm hiểu những tác động xấu làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, từ đó cố gắng tìm ra những giải pháp để cố gắng loại bỏ, hạn chế để những tác động xấu đó để
nó ảnh hưởng ít nhất có thể.
Câu hỏi 5: Trong tương lai, doanh nghiệp đã có kế hoạch kinh doanh như thế nào?
TL: Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng thêm chi nhánh ở gần các vựng lúa lớn ở đồng bằng sông Cửu Long để thu mua nhiều hơn nữa lúa gạo trực tiếp từ tay người nông dân thực hiện say sát cung ứng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước Bên cạnh đó là việc mở rộng và đẩy mạnh các kênh phân phối bán hàng để đem gạo sạch đến cho mọi người dân đất Việt.
Kết quả của phỏng vấn cho thấy công ty cũng có quan tâm đến kết quả kinh doanh
và công tác phân tích kết quả kinh doanh Đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, các thế mạnh và những yếu tố tác động xấu đênsdoanh nghiệp để tìm biện pháp khắc phục; có các kế hoạch cho mục tiêu ngắn hạn vàdài hạn đối với sự phát triển, mở rộng của công ty Mặc dù có quan tâm như thế nhưngviệc chỉ ra cụ thể và đề ra các biện pháp cụ thể của công ty lại chưa cụ thể, rõ ràng.Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra như sau: