Đề thithử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THITHỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi có 50 câu trắc nghiệm; gồm 5 trang Câu 1: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1? A. x B. x C. x D. x Câu 2: Ở người, gen M qui định mắt nhìn bình thường, gen m qui định mắt mù màu. Bố mắt nhìn bình thường, mẹ mắt mù màu, con gái mắt bình thường, con trai mù màu. Tính chất di truyền của bệnh mù màu: A. bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST thường qui định B. bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X qui định C. bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST X qui định D. bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST thường qui định Câu 3: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, các cá thể đều có kiểu gen Aa. Biết AA: đỏ; Aa: hồng; aa: trắng. Sau một thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai là: A. 50% đỏ : 50% hồng C. 50% hồng : 50% trắng B. 25% đỏ : 50% hồng : 25% trắng D. 37,5% đỏ : 25% hồng : 37,5% trắng Câu 4: Hệ số di truyền là: A. Tỷ số giữa biến bị kiểu hình và biến dị kiểu gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân B. Tỷ số giữa biến bị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân C. Tích số giữa biến bị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân D. Hiệu số giữa biến bị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân Câu 5: Gen A có mạch gốc chứa 720 Nu, trong gen có A = 350 Nu. Gen A bị đột biến thành gen a có G = 368 Nu và số liên kết hiđrô là 1802. Khi gen A và a cùng tự nhân đôi 3 lần liên tiếp môi trường phải cung cấp mỗi loại Nu là bao nhiêu? A. A = T = 1050 Nu; G = X = 1110 Nu C. A = T = 4956 nuclêôtit; G = X = 5166 nuclêôtit B. A = T = 2097 Nu; G = X = 2214 Nu D. A = T = 4893 nuclêôtit; G = X = 5166 nuclêôtit Câu 6: A: gen quy định nhìn màu bình thường, a: bệnh mù màu. Các gen liên kết trên NST giới tính X và không có alen trên NST Y. Mẹ mù màu sinh con mắc hội chứng Claiphentơ nhưng nhìn màu rõ. Kiểu gen của bố mẹ là gì và đột biến dị bội xảy ra ở bố hay mẹ? A. X a X a × X A Y, đột biến xảy ra ở bố. C. X a X a × X a Y, đột biến xảy ra ở mẹ. B. X a X a × X a Y, đột biến xảy ra ở bố. D. X a X a × X A Y, đột biến xảy ra ở mẹ. Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng về trẻ đồng sinh? A. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng nhóm máu B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng màu mắt, dạng tóc C. Trẻ đồng sinh cùng trứng cùng dễ mắc một loại bệnh D. Trẻ đồng sinh cùng trứng có thể cùng giới hay khác giới tính Câu 8: Một cơ thể có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng? A. 8 B. 4 C. 2 D. 1 GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 1/5 Mã: 111 Đề thithử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 Câu 9: Trong cùng một khu vực địa lí, các …(Q: quần thể, N: nòi) của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện…(Đ: địa lí, S: sinh thái) khác nhau dẫn đến sự hình thành các nòi…(Đ: địa lí, S: sinh thái) rồi hình thành loài mới. A. N, Đ, Đ B. N, S, S C. Q, S, S D. Q, Đ, Đ Câu 10: Trong một quần thể cây dại, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng hoa trắng. Khi giao phối ngẫu nhiên thấy tỉ lệ hoa đỏ chiếm 91%. Tần số tương đối của các alen A/ a: A. pA = 0,09 : qa = 0,91 C. pA = 0,7 : qa = 0,3 B. pA = 0,91 : qa = 0,09 D. pA = 0,3 : qa = 0,7 Câu 11: Trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Đây là khái niệm về: A. cân bằng sinh học. C. khống chế sinh học. B. quần thể ổn định. D. trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 12: Đoạn nhiễm sắc thể (NST) đứt gãy không mang tâm động sẽ: A. Không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc của 1 trong 2 tế bào con. B. Tiêu biến trong quá trình phân bào. C. Trở thành NST ngoài nhân. D. Di chuyển vào trong cấu trúc của ti thể và lạp thể. Câu 13: Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AABbdd x AabbDD C. AaBbDd x AaBbDd B. AaBbdd x aabbdd D. AaBBDD x AABbDd Câu 14: Trong một quần thể giao phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P là: 0,7 AA + 0,2 Aa + 0,1 aa. Thành phần kiểu gen ở thế hệ F 3 là: A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. C. 0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa. B. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa. D. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa. Câu 15: Điều nào khẳng định sau đây là không đúng? A. Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi. B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể mà còn đối với cả quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên thông qua kiểu hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hóa vốn gen của quần thể giao phối. Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Dưới tác động của , cấu trúc và thể thức phát triển của các Côaxecva ngày càng được hoàn thiện. A. khí hậu trái đất cổ xưa C. các hợp chất hóa học trong đại dương cổ xưa B. các tác nhân ngoại cảnh D. quy luật chọn lọc tự nhiên Câu 17: Kết quả của phân li tính trạng là gì? A. Con cháu xuất phát từ một nguồn gốc chung ngày càng khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu B. Toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay có cùng một nguồn gốc chung C. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau D. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài Câu 18: Hiện tượng trội không hoàn toàn khác với hiện tượng siêu trội là A. ưu thế về sức sống của thể dị hợp so với thể đồng hợp trội. B. kiểu hình ở thể dị hợp khác thể đồng hợp trội. C. kết quả phân li kiểu gen khi lai hai cá thể dị hợp. GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 2/5 Đề thithử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 D. kết quả phân li kiểu hình khi lai phân tích cá thể dị hợp. Câu 19: Tế bào có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, nên quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ cũng tăng, do đó tế bào to, cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn như thân, lá, rễ . cũng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. Đó là đặc điểm của: A. thể đa bội B. thể lưỡng bội C. thể đơn bội D. thể đột biến Câu 20: Ở cà chua tứ bội, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Lai giữa hai cây tứ bội quả đỏ dị hợp thu được thế hệ lai phân li gồm cả quả đỏ và quả vàng. Phép lai của P là một trong bao nhiêu trường hợp có thể? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 21: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp A. nuôi cấy hợp tử C. kĩ thuật chuyển phôi. B. cấy truyền phôi D. nhân giống đột biến. Câu 22: Thành phần chủ yếu của sinh vật sản xuất gồm A. sinh vật ăn thực vật. C. thực vật và chất mùn. B. thực vật và vi khuẩn. D. thực vật và một số vi sinh vật quang hợp. Câu 23: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới? A. Hệ thực vật C. Vi sinh vật B. Hệ động vật D. Hệ động vật và vi sinh vật Câu 24: Lai thuận nghịch có vai trò gì trong việc tạo ưu thế lai? A. Tìm ra các gen quý của bố - mẹ B. Biết được tính trạng do gen trên NST thường hay trên NST giới tính X C. Để biết tần số hoán vị giữa các gen D. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng, tìm tổ hợp có giá trị kinh tế Câu 25: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng? A. Cho tự thụ phấn bắt buộc. C. Nuôi cấy mô. B. Nhân giống vô tính bằng cành giâm. D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc. Câu 26: Cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có 1 chức năng quan trọng nào đó nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Đây là khái niệm về: A. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan thoái hoá. B. Cơ quan tiêu giảm. D. Cơ quan thừa. Câu 27: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là A. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. B. sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh. C. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân. D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh. Câu 28: Biến động số lượng cá thể của quần thể gồm các dạng: A. biến động theo chu kì và biến động do sự cố bất thường. B. biến động do hoạt động khai thác tài nguyên của con người và biến động do sự cố bất thường. C. biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. D. biến động không theo chu kì và do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Câu 29: Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là: A. Khối lượng 1000 hạt lúa. C. Tỉ lệ bơ trong sữa bò. GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 3/5 Đề thithử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 B. Sản lượng sữa bò. D. Sản lượng trứng gà. Câu 30: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen? A. Bướm Kalima có hình dạng và màu sắc giống lá cây. B. Cây rau mác mọc trên cạn có hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm một loại lá hình bản C. Khi trời nóng, nhiều loài động vật mở rộng miệng và thở mạnh. D. Con tắc kè thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Câu 31: Hiện tượng đốm lá xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do A. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp B. Đột biến bạch tạng do gen trong ti thể C. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh. D. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. Câu 32: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm lượng vật chất di truyền trong nhân tế bào không thay đổi là dạng đột biến: A. chuyển đoạn C. đảo đoạn hoặc chuyển đoạn B. đảo đoạn D. lặp đoạn Câu 33: Trong sản xuất nông nghiệp, phát biểu nào dưới đây về năng suất, giống, kĩ thuật sản xuất là không đúng? A. Kĩ thuật là yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất của vật nuôi và cây trồng. B. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. C. Năng suất là kết quả tác động của giống và kĩ thuật. D. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. Câu 34: Đặc điểm nào dưới đây là không phải là điểm giống nhau giữa thể đa bội và dị bội? A. Đều do rối loạn phân li của NST trong quá trình phân bào. B. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc vào giai đoạn tiền phôi. C. Tạo ra các giống cây trồng không hạt. D. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu 35: Thành phần của sinh vật phân giải gồm chủ yếu là A. vi khuẩn, vi rút. B. nấm, địa y. C. một số động vật không xương sống (giun đất, sâu bọ .). D. vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ, .). Câu 36: Gen D dài 5100 A o , trong đó có A = 2/3 G. Gen D đột biến tạo thành gen d. Gen d có 1650 nuclêôtít loại G và X, 900 nuclêôtít loại A và T. Gen d tự nhân đôi nhu cầu từng loại nuclêôtít giảm đi so với gen D là A. A = T = 75 nuclêôtít ; G = X = 150 nuclêôtít. C. A = T = 150 nuclêôtít ; G = X = 75 nuclêôtít. B. A = T = 600 nuclêôtít ; G = X = 900 nuclêôtít. D. A = T = 450 nuclêôtít ; G = X = 825 nuclêôtít. Câu 37: Bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm là bệnh do A. đột biến gen mất cặp nuclêôtit. C. đột biến gen mã hoá chuỗi Hb gây nên. B. đột biến lặp đoạn NST gây nên. D. đột biến mất đoạn NST gây nên. Câu 38: Một gen có chiều dài 4080 A o , có ađênin chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến, gen có số liên kết hiđrô là 3117. Số nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là A. A = T = 480 nuclêôtit ; G = X = 719 nuclêôtit C. A = T = 619 nuclêôtit ; G = X = 480 nuclêôtit B. A = T = 619 nuclêôtit ; G = X = 580 nuclêôtit D. A = T = 719 nuclêôtit ; G = X = 580 nuclêôtit Câu 39: Nhận định nào dưới đây không đúng về prôtêin và axit nuclêic? A. Cấu trúc đa phân. C. Hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O. B. Cơ sở vật chất của sự sống. D. Có tính đa dạng và đặc thù. Câu 40: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái? A. Nhiệt độ, ánh sáng. C. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ. Câu 41: Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây và mối quan hệ của nó là cơ chế hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống? GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 4/5 Đề thithử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 A. Biến dị, di truyền, phân li tính trạng. C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo. D. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. Câu 42: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn và không thay đổi theo điều kiện sống. C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Câu 43: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào têws bào thể nhận thành công? A. Dùng CaCl 2 làm giãn màng tế bào hoặc xung điện. B. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng tế bào. C. Chọ thể truyền có các dấu chuẩn dễ nhận biết. D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Câu 44: Vì sao các tia phóng xạ có thể xuyên qua được mô sống để gây đột biến? A. Vì có năng lượng lớn. C. Vì có cường độ rất lớn. B. Vì có tác dụng phân huỷ ngay tế bào. D. Vì có liều lượng cao. Câu 45: Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, hiện tượng nào đã xảy ra? A. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào sôma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây. B. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử C. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử 2n, qua thụ tinh tạo ra thể tứ bội D. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào sôma tạo ra tế bào 4n. Câu 46: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là biến động xảy ra do: A. Sự thay đổi có chu kì của khí hậu. C. Những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. B. Sự thay đổi có chu kì của độ ẩm và gió. D. Sự thay đổi của điều kiện chiếu sáng. Câu 47: Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến: A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. D. Sự biến đổi của quần xã. Câu 48: Cây xanh quang hợp nhờ năng lượng của tia bức xạ nào sau đây? A. Tia tử ngoại. C. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại. B. Tia hồng ngoại. D. Các tia sáng nhìn thấy được. Câu 49: Những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là gì? I. Thường biến là biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen. II. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể còn hầu hết đột biến lại xuất hiện ở các thế hệ sau. III. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng bởi môi trường. IV. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là các biến dị di truyền. V. Thường biến xuất hiện đồng loạt, định hướng, còn đột biến xuất hiện cá thể theo hướng không xác định. A. I, II, III. B. I, II, IV và V. C. II, IV và V. D. I, IV và V. Câu 50: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, vì: A. tuy đột biến có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn. B. trong môi trường quen thuộc thể đột biến thường tỏ ra có sức sống kém. C. tần số đột biến trong hệ gen là khá lớn. D. một đột biến nằm trong tổ hợp gen này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi. GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 5/5 . Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: . – Trường THPT Lê Lai Mã đề 111 - Trang 1/5 Mã: 111 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 Câu 9: Trong cùng một khu vực địa lí, các …(Q: quần