1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định lượng phát thải khí methane tại bãi chôn lấp xuân sơn, thị xã sơn tây, thành phố hà nội

83 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Tóm tắt : Trên cơ sở điều tra khảo sát, phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt, đo đạc thực địa nồng độ khí methane CH4 tại bãi chôn lấp bánhiếu khí Fukuoka – Xuân Sơn và sử dụng m

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS THÁI THỊ THANH MINH

2 PGS TS LÊ VĂN HƯNG

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn 1: TS Thái Thị Thanh Minh

Cán bộ hướng dẫn 2: PGS TS Lê Văn Hưng

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS TS Mai Văn Trịnh

Cán bộ chấm phản biện 2: TS Lê Ngọc Thuấn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày …… tháng …… năm 2018

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi, được sự hướng dẫn trực tiếp của TS Thái Thị Thanh Minh - Bộ môn Biến đổikhí hậu và phát triển bền vững - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;PGS TS Lê Văn Hưng - Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội

Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công

bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của vấn đềnghiên cứu Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nàokhác

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Kiều Thanh Bình

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau khi kết thúc chương trình cao học tại trường Đại Học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội Tôi đã được giao đề tài và làm luận văn nghiên cứu về “Định lượngphát thải khí Methane tại bãi chôn lấp Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố HàNội”

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ

dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người Để luận văn này đạt kếtquả tốt nhất, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các

cơ quan, tổ chức, cá nhân Với lòng biết ơn chân thành cho phép tôi được gửi lờicảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả thầy cô trong khoa Môi Trường, bộ môn Biến đổi khíhậu và phát triển bền vững, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân

và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn này

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Thái Thị Thanh Minh,PGS TS Lê Văn Hưng là giáo viên hướng dẫn, thầy cô đã dành tất cả tâm huyết,thời gian quý báu để hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt giúp đỡ bản thân tôi hoàn thànhLuận văn tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp củaCông ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Vinahenco là đơn vị tôi đang công táchiện nay, các anh chị thuộc Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môitrường Hà Nội, đã tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như hỗ trợ quá trình lấy mẫutrong Luận văn tốt nghiệp này

Và cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người

đã luôn bên cạnh, động viên, giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóahọc này

Với điều kiện và vốn kiến thức hiểu biết còn rất nhiều hạn chế vì vậy luận vănnày không thể tránh được nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảocủa các thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn, trau dồi nâng cao kiếnthức của bản thân phục vụ cho quá trình công tác sau này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2018

HỌC VIÊN

Kiều Thanh Bình

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN ii

v DANH MỤC HÌNH VẼ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix MỞ ĐẦU 1

1.3 Tổng quan về bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka – Bãi rác Xuân Sơn, thị xã

Sơn Tây, thành phố Hà Nội 23

Trang 8

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu thứ cấp 30

2.2.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu 30

2.3.3 Phương pháp tính toán theo mô hình 41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 Điều tra khảo sát hoạt động chung của bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka 46

3.1.1 Cấu tạo ô chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka 46

3.1.2 Quy trình chôn lấp đang được áp dụng tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka 47

3.1.3 Thành phần và độ ẩm của rác thải sinh hoạt chôn lấp 49

3.1.4 Khối lượng chất thải rắn được chôn lấp tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Xuân Sơn 52

3.2 Phát thải khí methane từ quá trình chôn lấp tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka

3.2.1 Xác định các thông số đầu vào cho mô hình 54

3.2.2 Ước tính tải lượng phát thải khí Methane (CH4) tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka từ năm 2015- 2017 58

3.2.3 Dự tính tải lượng phát thải khí methane tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka đến năm 2020 60

3.2.3.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh 61

3.2.3.2 Dự tính tải lượng khí methane phát thải đến năm 2020 62

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

4.1 Kết luận 64

4.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 9

THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên : Kiều Thanh Bình

Lớp : CH2AMT

Cán bộ hướng dẫn : TS Thái Thị Thanh Minh; PGS TS Lê Văn Hưng.Tên đề tài : Định lượng phát thải khí Methane tại bãi chôn lấp XuânSơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Tóm tắt : Trên cơ sở điều tra khảo sát, phân loại thành phần chất

thải rắn sinh hoạt, đo đạc thực địa nồng độ khí methane (CH4) tại bãi chôn lấp bánhiếu khí Fukuoka – Xuân Sơn và sử dụng mô hình IPCC (2006) để tính toán tảilượng phát thải khí methane Luận văn đã xác định được thành phần rác thải sinhhoạt, tính toán được tải lượng phát thải khí methane, dự báo được tải lượng khímethane trong tương lai theo hai kịch bản khác nhau Ngoài ra, luận văn còn là cơ

sở dữ liệu chính xác và cụ thể để tính toán cân bằng cacbon phục vụ cho việc xâydựng báo cáo phân tích phát thải KNK

Từ khóa : Phát thải khí methane, mô hình IPCC (2006), rác thải

sinh hoạt

Summary : Basing on the survey, classification of solid waste, field

measurements of methane (CH4) concentration at Fukuoka Central Gas SalesFacility - Xuan Son and using the IPCC model (2006) to Calculating the methanedischarge load, the essay identifies the composition of domestic waste, calculatesthe methane discharge load, forecasts the future methane discharge load in twoscenarios In addition, the dissertation is an accurate and specific database forcalculating carbon balance for the development of the GHG emission analysisreport

Key words : Emissions of methane, IPCC (2006) model, domestic

waste

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bãi chôn lấp rác lộ thiên và hồ chứa nước rỉ rác tại bãi rác Xuân Sơn 5

Hình 1.2 Vị trí bãi chôn lấp Xuân Sơn 24

Hình 1.3 Vị trí bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka 25

Hình 1.4 Hệ thống thu nước rỉ rác dưới đáy ô chôn lấp 26

Hình 1.5 Hệ thống đường ống kiểu xương cá 26

Hình 2.1 Phương pháp đánh đống chất thải theo hình nón 33

Hình 2.2 Quy trình thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ¼ 34

Hình 2.3 Sơ đồ quy trình tạo mẫu phân tích chất thải rắn 35

Hình 2.4 Vị trí lấy mẫu rác tại phường Ngô Quyền – thị xã Sơn Tây 36

Hình 2.5 Vị trí lấy mẫu rác tại thị trấn Liên Quan – huyện Thạch Thất 36

Hình 2.6 Vị trí lấy mẫu rác tại thị trấn Tây Đằng – huyện Ba Vì 36

Hình 2.7 Bộ dụng cụ máy đo nhanh đơn, đa chỉ tiêu khí 37

Hình 2.8 Vị trí cổng thu khí vào và thoát khí ra trên máy đo nhanh 39

Hình 2.9 Nút điều hướng và màn hình hiện thị chỉ tiêu cần đo nhanh 40

Hình 2.10 Kết quả sau khi thiết lập các thông số trên máy đo 40

Hình 2.11 Lấy mẫu khí tại vị trí ống thoát khí số 7 và số 3 bãi chôn lấp Fukuoka 41

Hình 3.1 Vị trí 11 ống thoát khí tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka 46

Hình 3.2 Quy trình vận chuyển và tiếp nhận rác tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka

Hình 3.3 Lấy mẫu rác tại vị trí số 2 phường Ngô Quyền – thị xã Sơn Tây 51

Hình 3.4 Lấy mẫu rác tại vị trí số 3 thị trấn Liên Quan - huyện Thạch Thất 51

Hình 3.5 Tổng lượng rác thải sinh hoạt xử lý tại BCL bán hiếu khí Fukuoka từ 2015-2017

Hình 3.6 Diễn biến khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây từ năm 2015 – 2017 53

Trang 11

Hình 3.7 Tải lượng khí methane từ năm 2015 - 2017 59

Hình 3.8 Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và được thu gom xử lý đến

năm 2020 61 Hình 3.9 Biểu đồ so sánh mức độ phát thải khí methane giữa hai kịch bản 63

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh tổng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 4 Bảng 1.2 Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ BCL .5

Bảng 1.3 Bảng so sánh các thông số đầu vào của mô hình USEPA (2005) và IPCC

(2006) .12

Bảng 1.4 Phân loại chất thải sinh hoạt ở một số khu vực, thành phố lớn của Việt

Nam Bảng 1.5 Đánh giá hiện trạng của một số BCL điển hình ở Việt Nam 22 Bảng 2.1 Thời gian và điều kiện thời tiết các đợt lấy mẫu rác của đề tài .32

Bảng 2.2 Các thông số và giới hạn đo của máy đo nhanh đơn, đa chỉ tiêu khí Gas

Data GFM400 Series 37 Bảng 2.3 Vị trí tọa độ các điểm lấy mẫu khí 38

Bảng 3.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại đầu vào của bãi chôn lấp bán hiếu khí

Fukuoka - Xuân Sơn .50

Bảng 3.2 Độ ẩm rác thải sinh hoạt tại đầu vào của bãi chôn lấp bán hiếu khí

Fukuoka - Xuân Sơn .51 Bảng 3.3 Giá trị thông số tính toán phần Cacbon có thể phân hủy 55

Bảng 3.4 Kết quả quan trắc khí Methane (CH4) trong bãi chôn lấp bán hiếu khí

Fukuoka – Xuân Sơn 56

Bảng 3.5 Hệ số tương quan hiệu chỉnh methane (CH4) MCF của từng loại bãi chôn

lấp rác thải sinh hoạt .58 Bảng 3.6 Giá trị của hệ số tốc độ phân hủy (k) 58

Trang 14

mở mới, cùng với tốc độ gia tăng dân số không ngừng, làm gia tăng khối lượng chấtthải rắn đô thị, suy giảm chất lượng môi trường sống.

Chất thải rắn đô thị có thành phần chính là chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH),thường chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh Hiện nay, tổnglượng rác thải rắn đô thị trên toàn quốc được ước tính 21.500 tấn/ngày, khu vựcnông thôn 30.000 tấn/ngày và theo dự báo khối lượng này tăng gấp 2-3 lần so vớihiện nay [11] Tỷ lệ tăng cao tập trung tại các đô thị lớn phát triển mạnh cả quy môdân số và công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Lượng chất CTRSH phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng phong phú về thànhphần song các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền vẫn chưa có giải pháp nào đểquản lý và xử lý cho phù hợp ngoại trừ việc thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấpbằng phương pháp chôn lấp như hiện nay Điều đó đã tạo ra các bãi chôn lấp rácthải khổng lồ, thiếu sự kiểm soát, không hợp vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường,trong khi quỹ đất sử dụng cho việc chôn lấp ngày càng hạn hẹp, không ít các bãichôn lấp lâm vào tình trạng quá tải Để giải quyết những tồn tại trên, dự án xử lý rácthải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại bãi chôn lấpXuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội được xây dựng Đây là công nghệ lầnđầu tiên được áp dụng thí điểm tại bãi chôn lấp Xuân Sơn, để làm cơ sở so sánh vớiphương pháp chôn lấp đang được thực hiện tại bãi chôn lấp Xuân Sơn riêng và cácbãi chôn lấp tại Việt Nam nói chung

Với thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là thành phần hữu cơ khi được xử

lý bằng phương pháp pháp chôn lấp sẽ phát thải một lượng lớn khí methane (CH4),một trong những nhà kính gây nên sự ấm lên toàn cầu Vì vậy, việc tính toán tảilượng khí methane đối với công nghệ chôn lấp bán hiếu khí đang được áp dụng tạibãi chôn lấp Xuân Sơn là thực sự cần thiết, qua đó có thể đánh giá được phần nào

về công nghệ chôn lấp này Hơn nữa, đây là loại khí có giá trị kinh tế cao và thực sựcần thiết trong bối cảnh hiện nay Khi kỷ nguyên sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế

Trang 15

và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để hạn chế nhiệt độ toàn cầu thấp hơn đáng kể so

Trước những thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn là:“Định lượng

phát thải khí Methane tại bãi chôn lấp Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội”.

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định được nguồn thải, thành phần và độ ẩm rác thải tại bãi chôn lấp bánhiếu khí Fukuoka- Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Xác định tải lượng khí methane tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- XuânSơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2015- 2017 và dự tính đến năm2020

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Xuân Sơn (ô số 03)thuộc xã Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội và một số địa điểm tập kết rác thải sinh hoạttrên địa bàn huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây từ tháng 05 năm 2017đến tháng 05 năm 2018

4 Nội dung nghiên cứu

Điều tra, thu thập số liệu vi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, v v ), dân số, tỷ

lệ phát sinh rác thải, tỷ lệ thu gom, tỷ lệ chôn lấp, v…v… trên địa bàn nghiên cứu

Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại điểm thu gom tập kết rác lớncủa huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây vận chuyển xử lý tại bãichôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Xuân Sơn

Tiến hành đo đạc thực địa nồng độ khí methane (CH4) tại bãi chôn lấp bánhiếu khí Fukuoka- Xuân Sơn nằm trong khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã SơnTây, thành phố Hà Nội bằng máy đo nhanh, làm dữ liệu đầu vào cho mô hình tínhtoán

Tính toán tải lượng khí methane bằng mô hình IPCC (2006) tại bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn2015-2017 Từ đó dự tính được tải lượng khí methane đến năm 2020

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Phát thải khí Methane - Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Theo báo cáo đánh giá của Nhóm công tác I thuộc Ủy ban Liên chính phủ vềbiến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra đầu năm 2013, biến đổi khí hậu (BĐKH) là mộttrong những thách thức lớn nhất của nhân loại Những ảnh hưởng của BĐKH đếncon người và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã được ghi nhận từ nhữngnăm 1950 Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính(KNK), trong đó các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phátthải chính KNK được định nghĩa là những thành phần của khí quyển, được tạo ra

do tự nhiên và các hoạt động của con người Chúng có khả năng hấp thụ các bướcsóng dài được phản xạ tự bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặttrời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Tiếp tục phátthải KNK sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng nhưnhững ảnh hưởng tiêu cực của nó lên môi trường tự nhiên và con người

Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh, mức độ phát thải tuyện đối và xu hướngphát thải cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải KNK của cácquốc gia, các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính:

Năng lượng: là một trong những nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay.

thải ở các nước đang phát triển 95% các khí phát thải từ ngành năng lượng CO2,

thành 3 nhóm: Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành côngnghiệp năng lượng, hoạt động giao thông vận tải ); Phát thải tức thời (tức là lượngkhí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rò rỉ, không ming muốn hoặc không thườngxuyên từ quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu ) và hoạt động thuhổi lưu trữ các bon Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến70% tổng lượng phát thải, tiêu biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu

Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU): Phát thải từ lĩnh vực

IPPU phát sinh trong các quy trình xử lý công nghiệp; việc sử dụng KNK trong cácsản phẩm và sử dụng các bon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đíchsản xuất năng lượng Trong đó, nguồn phát thải chính là các quy trình công nghiệp

Trang 17

xử lý nguyên liệu về mặt hóa học, vật lý Trong suốt các quy trình này nhiều loạiKNK được tạo ra bao gồm: CO2, CH4, N2O Lĩnh vực IPPU đóng góp khoảng 7%lượng khí thải tạo ra từ các nước phụ lục I (UNFCCC, 2008) và xấp xỉ 6% ở cácnước không thuộc phụ lục I (UNFCCC, 2005).

Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU): Các nguồn chủ yếu

tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp; Phát thải/ hấp thụ CO2trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất Nói chung, lĩnh vựcAFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải KNK toàn cầu

Chất thải: Các loại KNK có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm:

CO2, CH4 và N2O Các nguồn phát sinh KNK chính trong lĩnh vực chất thải là từhoạt động chôn lấp chất thải Bãi chôn lấp chất thải là một trong những tác nhân gây

ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng Khí bãi chôn lấp chứa thành phầnchính là methane và các chất hữu cơ bay hơi khác Các chất khí ô nhiễm từ trongbãi chôn lấp có thể khuếch tán vào môi trường không khí một cách dễ dàng

Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp (BCL) đã tạothành một lượng lớn khí sinh vật như carbonic (CO2), methane (CH4), ammonia(NH3), hydrogen sulfide (H2S), chất hữu cơ bay hơi, Tỷ lệ thuận với tỷ lệ gia tăngdân số là lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn Tại Việt Nam, những năm gần đây,mỗi năm có khoảng trên 20 triệu tấn chất thải được thải ra từ các nguồn khác nhau,trong đó trên 80% là từ các khu đô thi, còn lại là chất thải công nghiệp Với lượng

Trang 18

rác thải ngày một tăng sẽ sản sinh ra một lượng khí vi sinh vật nếu không được thugom để xử lý và tái sử dụng năng lượng, các loại khí trên sẽ gây ô nhiễm nặng nề

thông qua “Hiệu ứng nhà kính”

Hình 1.1 Bãi chôn lấp rác lộ thiên và hồ chứa nước rỉ rác tại bãi rác Xuân Sơn

Trang 19

Giai đoạn 1 (Giai đoạn điều chỉnh): Đây là giai đoạn khởi đầu, trong giai

đoạn này chất thải rắn sẽ trải qua quá trình phân hủy hiếu khí do các vi sinh vật hiếukhí sử dụng lượng oxy trong các ống thoát khí để phân hủy các chất hữu cơ có thểphân hủy sinh học, giai đoạn này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng tùythuộc vào lượng oxy còn tồn tại trong bãi chôn lấp Sự phân hủy này được mô tảbằng phương trình phàn ứng sau:

Giai đoạn 2 (Giai đoạn chuyển tiếp): Đây là giai đoạn vi khuẩn chuyển đổi

các hợp chất tạo thành bởi vi khuẩn hiếu khí vào acetic, lactic, axit formic và cồn

hiệu điện thế oxy hóa khử từ -50mV đến -100mV và các khí methane sinh ra cácphản ứng oxy hóa khử xảy ra ở hiệu điện thế từ -150mV đến -350mV Thời gianchôn lấp của bãi càng lâu thì thế điện động giữa các pha càng tăng Các vi sinh vật

Giai đoạn 3 (Giai đoạn axit hóa): Trong giai đoạn này các vi khuẩn bắt đầu

hoạt đông mạnh, làm tăng nhanh các acid hữu cơ đồng thời làm giảm các khí hydrosinh ra Bước đầu tiên của quá trình này là các chất hữu cơ cao phân tử (lipid, cácpolymer hữu cơ, protein) được thủy phân nhờ các men trung gian (enzyme-mediated) trở thành các hợp chất hữu cơ có mạch ngắn hơn thích hợp hơn cho các

Trang 20

vi sinh vật Bước thứ 2 của quá trình này là quá trình acid hóa các hợp chất hữu cơđược sinh ra đầu tiên thành các hợp chất trung gian có phân tử lượng thấp hơn.Trong đó phần lớn là acid acetic, một phần nhỏ acid fulvic và các acid hữu cơ phứctạp hơn Các khí được hình thành trong giai đoạn này chủ yếu là khí CO2 và mộtlượng nhỏ khí H2.

sinh vật chuyển hóa các acid acetic (CH3COOH) và các khí hydro (H2) thành các

Giai đoạn 5 (Giai đoạn phân hủy hoàn toàn): Giai đoạn này diễn ra khi các

chất hữu cơ đã chuyển hóa hoàn toàn thành CH4 và CO2, tốc độ khí bãi rác giảmđáng kể vì lượng dưỡng chất đã theo nước rỉ rác đi ra khỏi chất thải rắn và các chấtnền còn lại thường là những chất không phân hủy sinh học

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về định lượng phát thải khí methane

từ BCL

Theo nghiên cứu của khoa kỹ thuật môi trường, Đại học Kasetsart, Thái Lan[22] về đánh giá tiềm năng giảm phát thải KNK của quy trình xử lý rác thải đô thị, ởThái Lan có khoảng 330 bãi chôn lấp hở và 95 bãi chôn lấp hợp vệ sinh Hiện tại,lượng giảm phát thải khí methane được tính toán 115.400 tấn/năm và sẽ khôngngừng tăng lên đến 118.500 tấn/năm nếu các bãi chôn lấp hở không còn tồn tại,được nâng cấp lên thành bãi chôn lấp an toàn và tăng lên 193.500 tấn/năm nếu thựchiện đầy đủ các biện pháp quản lý và xử lý rác thải

Trong một nghiên cứu khác của Omid Tayyeba (2009) [32] cũng đã cónghiên cứu tính toán tiềm năng CDM trên các kịch bản công nghệ khác nhau trong

xử lý chất thải rắn (CTR) ở SWECO với lượng chất thải rắn tiếp nhận 47.000tấn/năm Kết quả tiềm năng giảm phát thải KNK trong vòng 14 năm cho thấy, côngnghệ lên men methane cho phép giảm CO2 eq/năm gấp 1,6 lần so với ủ phâncompost và gấp 1,5 lần so với bãi chôn lấp đốt có thu khí phát điện

C Bo-Feng (2014) [20] đã đưa ra cơ sở dữ liệu nguồn điểm gồm có 2.107BCL ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc dựa vào các yếu tố như số liệu đầuvào và các nguồn điểm, mô hình TIER của IPCC Kết quả thu được từ nghiên cứucho thấy, phần lớn các khu xử lý phát thải methane thấp hơn 700 tấn, chỉ có 279

Trang 21

BCL với lượng phát thải lớn hơn 1.000 tấn và 10 BCL có lượng khí thải lớn hơn10.000 tấn.

Một nghiên cứu khác của W Melissa (2000) [30] đã ước lượng được lượng

dụng mô hình IPCC (2006) để tính toán lượng phát thải KNK trong giai đoạn từ

1990 đến 2020 Kết quả tính toán khi sử dụng các số liệu mặc định cho mô hình chothấy lượng khí methane đã phát thải là 23.100 tấn/năm (tương ứng với 577.500 tấnCO2 eq/năm) vào năm 1990; 25.000 tấn/năm (tương ứng với 625.000 tấn CO2eq/năm) vào năm 1994 và dự báo đến năm 2020 là 37.500 tấn/năm (tương ứng với

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu Debra (2016) [23] về tham số đầu vàocho mô hình với BCL ướt Debra đã chỉ ra rằng, kết quả ước tính lượng phát thảikhí methane từ mô hình so với kết quả đo đạc từ thực tế không có sự chênh lệch lớntại tất cả các bãi chôn lấp

Bilgili và cộng sự (2009) [19] nghiên cứu tiềm năng thu hồi khí methane củaCTR trong BCL đã xác định hàm lượng khí sinh học thu hồi đối với trường hợpkhông tuần hoàn, tuần hoàn nước rỉ rác và hằng số tốc độ phản ứng tăng 32% đốivới trường hợp có tuần hoàn nước rác

Heijo Scharff và cộng sự (2006) [25] cho rằng hầu hết các BCL, khí

Dẫn đến giảm tỷ lệ của methane và gia tăng tỷ lệ CO2, đặc biệt thường xảy ra vớicác bãi rác có tuổi Ngoài ra, nhóm tác giả đề cập đến phương pháp ước lượng phátthải khí methane từ BCL với 6 mô hình khác nhau bao gồm:

1) First Order Model (TNO) của Oonk và Boom (1995);

Sản phẩm khí thải từ BCL được áp dụng theo công thức:

Trang 22

deg raded

- 1.87 là hằng số bảo toàn [m3LFG Kg C 1 ];

- A tổng lượng chất thải tại BCL [Mg];

- t thời gian [y] Mô hình TNO tính toán khí gas từ BCL dựa vào sự phân hủy cacbon hữu cơ trong chất thải

2) Multi-phase Model (Afvalzorg, developed in 1996);

Sản phẩm khí thải từ BCL được áp dụng theo công thức:

3

t    cAC

Trong đ ó :

-  là tỷ lệ phần trăm của khí gas trong BCL;

aste ]b;w

- A là tổng lượng rác thải [Mg];

phân hủy rác như phân hủy nhanh chóng, vừa phải và chậm rãi);

- Q là lượng khí Mê-tan hình thành trong năm (tấn/năm);

Trang 23

- R là lượng chất thải đưa vào ô chôn lấp (tấn/năm);

- t là thời gian từ khi bãi rác hoạt động đến thời điểm hiện tại (năm);

- c là thời gian từ khi bãi rác đóng cửa đến thời điểm hiện tại (năm)

Ưu điểm của mô hình này phát thải khí Mê-tan được tính dựa vào khả năngphát sinh khí Mê-tan và thể tích lắng đọng (bao gồm cả thải không phân hủy sinhhọc)

4) GasSim (Environment Agency UK and Golder Associates) (Gregory et al., 2003);

Đưa ra hai cách để tính toán phát thải khí Mê-tan từ BCL Phương pháp thứnhất sử dụng hệ phương trình được Scheepers và van Zanten (1994) đề xuất.Phương pháp thứ hai ước lượng tương tự mô hình LandGEM

5) EPER Model France (ADEME) (Budka, 2003);

Tương tự mô hình GasSim, mô hình EPER đưa ra hai phương pháp ướclượng phát thải khí Mê-tan từ BCL

+ Đối với phương pháp thứ nhất, phát thải khí từ BCL:

A  F * H * CH4

Trong đ ó :

- H là giờ hoạt động của máy nén khí [giờ/năm];

Trang 24

-  là hệ số phục hồi [%];

+ Đối với phương pháp thứ hai được sử dụng tính toán phát thải khí Mê-tan

từ BCL là hệ đa phương trình áp dụng trong mô hình ADEME:

- pi là tốc độ phân hủy chất thải ki [kgi kg-1 waste];

- ki tỷ lệ suy thoái rác [y-1];

- t tuổi của rác thải [y];

- Ai nhân tố theo tiêu chuẩn [-]

toán theo công thức:

-1];

- D là hiệu quả thu gom (thu gom hiệu quả: 0,4; không phục hồi: 0,9;không hiệu quả: 0,1);

Trang 25

- C là nồng độ khí Mê-tan [%].

Kết quả được thử nghiệm cho BCL Nauerna, Braambergen vàWieringermeer của Hà Lan, từ năm 1982-2004 Kết quả chỉ ra mô hình thu gomphát thải khí methane của Mỹ (LandGem) có tính ưu việt hơn cả

Sandro L Machado và cộng sự (2008) [33] so sánh mô hình tính toán phátthải định lượng khí methane USEPA (2005, gọi là mô hình LandGEM) và mô hình

hữu cơ có thể phân hủy được thay thế cho hệ số L0 Bảng so sánh các thông số củahai mô hình được chỉ ra trong Bảng 1.3

Bảng 1.3 Bảng so sánh các thông số đầu vào của mô hình USEPA (2005) và

IPCC(2006) [33]

Mô hình USEPA (2005) Mô hình IPCC (2006)

BF là phần phân hủy sinh học

một loại chất thải

BMP là tiềm năng methane hóa

sinh

C là celluloce

Cm là tiềm năng phát sinh khí

methane từ rác thải hữu cơ đô thị

ms, mw và m là khối lượng rác thải

rắn, nước và tổng khối lượng rác

q là tỷ lệ phát sinh khí methane

t là tuổi bãi rác

VS là chất dễ bay hơi

w là hàm lượng nước (mùa khô)

x(t) là biến đổi của x theo thời gian t

Q là lượng methane tích lũy

DOC là các bon hữu cơ phân hủyDDOCm là lượng các bon hữu cơ có thể phân hủy

DOCf là hệ số phân hủy các bon hữu cơ

Trang 26

thải đô thị

Q là tốc độ phát sinh methane MCF là hệ số điều chỉnh methane

Từ bảng 1.3 cho thấy mô hình USEPA (2005) có nhiều thông số đầu vàophức tạp hơn mô hình IPCC (2006) Kết quả nghiên cứu tại BCL Salvador, Brazilchỉ ra lượng khí methane ước tính từ mô hình IPCC (2006) cho kết quả gần với giátrị đo đạc được hơn mô hình USEPA (2005)

Một nghiên cứu khác của CAI Bo-Feng và cộng sự (2014) sử dụng mô hìnhbậc 1 của IPCC (2006) [20] ước tính phát thải khí methane tại BCL ở Trung Quốc.Kết quả nghiên cứu đưa ra tỉnh Giang Tô phát thải khí methane lớn nhất, nhỏ nhấttại Tây Tạng Phát thải methane phía đông (Giang Tô, Quảng Đông và Chiết Giang)lớn hơn phía tây (Ninh Hạ, Tây Tạng và Thanh Hải)

K Wangyao và cộng sự (2010) [29] tính toán hệ số phát thải k cho BCLvùng nhiệt đới, thử nghiệm tại Thái Lan Phương pháp được tính toán để đưa ra hệ

số k dựa vào phương pháp phát hiện khí methane và buồng tĩnh điện Theo mô hìnhbậc 1 của IPCC (2006), hệ số phát thải k phụ thuộc vào tuổi bãi rác và giá trịkhoảng 0,33/năm

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thanh và Yasuhiro Matsui [31], "Đánhgiá các phương pháp xử lý thay thế giảm phát thải khí thải nhà kính từ quá trìnhquản lý CTRĐT cho trường hợp TP Hồ Chí Minh, Việt Nam" đã đưa ra kết quả cho

526.550 tấn CO2 eq/năm) vào năm 2025 nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp đề xuấtnhư nâng cao hiệu quả thu gom, công suất xử lý cũng như hạn chế phát thải khímethane bằng nhiều phương pháp xử lý rác (chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, compost, kỵkhí)

Các tính toán của Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2010) [11] cho thấy, vớilượng CTR đô thị của nước ta khoảng 21.500 tấn/ngày như hiện nay, trong đó phầnhữu cơ chiếm 70-85%, nếu áp dụng công nghệ lên men methane sẽ thu đượckhoảng

USD/ngày

Trang 27

Cùng sử dụng mô hình tính toán của IPCC nhưng phiên bản năm 2006, cácnghiên cứu của Võ Diệp Ngọc Khôi (2014) [17] ngoài việc tính toán phát thải khí

phát thải của khí này đến 2030 theo hai kịch bản: Gia tăng dân số và gia tăng chấtthải Dựa trên quy mô dân số, dự báo lượng rác thải phát sinh thì lượng khí CH4phát thải tại BCL Khánh Sơn dự tính theo nghiên cứu là 6.356,1 tấn/năm và dự báođến năm 2030 có thể lên đến mức khoảng 50.000 tấn/năm

Mai Thị Thu Thảo, nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường không khí tạicác bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị đã chỉ ra rằng quá trình phânhủy chất thải rắn sinh hoạt tại các BCL sẽ phát sinh rất nhiều loại khí phát tán vàomôi trường và gây ô nhiễm môi trường, trong đó có khí methane Nghiên cứu đãđánh giá chất lượng môi trường không khí tại các BCL rác thải sinh hoạt thuộcThành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương trong 3 năm cho thấy hầu hếtnồng độ các khí đều ở mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người lao động

Nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp tuầnhoàn nước rỉ rác, xử lý hiệu quả thành phần ô nhiễm hữu cơ và thu hồi tối ưu lượngkhí sinh học, phục vụ cho nhu cầu cung cấp năng lượng là đề tài nghiên cứu luận ántiến sỹ của Nguyễn Thành Phương (2015) [12] đã chỉ ra rằng việc chôn lấp kết hợpvới tuần hoàn nước rỉ rác giúp gia tăng hiệu quả phân hủy chất thải rắn, lượng khímethane sinh ra lớn từ đó rút ngắn được thời gian chôn lấp đồng thời giảm thiểuđược lượng nước rỉ rác cần xử lý, thu hồi được khí methane

Thu hồi khí gas để phát điện tại bãi rác Nam Sơn (2017) [34], ngày11/9/2017 đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với

dự án “Thu hồi khí gas tại bãi chôn lấp phát điện Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội” Khi

dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm tạibãi rác Nam Sơn, đồng thời giảm lượng phát thải methane, đóng góp vào việc sảnxuất năng lượng bền vững cho quốc gia Công suất khoảng 5MWh, vận hành trong

15 năm

Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tính toán phát thảikhí methane từ rác thải sinh hoạt và từ đó phục vụ phát điện Trong đó phải kể đếncông trình của tác giả Phạm Thị Anh (2015) [13] đưa ra quá trình hình thành các khíchủ yếu từ bãi chôn lấp Gò Cát, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chính Minh và giải

Trang 28

pháp thu gom khí methane, phục vụ phát điện cho khu vực này Các tính toán củaNguyễn Văn Phước và cộng sự (2010) [11] cho thấy, với lượng CTR đô thị củanước ta khoảng 21.500 tấn/ngày như hiện nay, trong đó phần hữu cơ chiếm 70-85%,nếu áp dụng công nghệ lên men methane sẽ thu được khoảng 3,6 triệu kWh

Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự (2014) [9] định lượng phát thải khímethane từ rác thải sinh hoạt tại các gia đình cư ngụ tại hai quận Ninh Kiều và BìnhThủy thuộc thành phố Cần Thơ được thực hiện tính toán bằng mô hình USEPA’sLANGEM (1998) Trong đó, các tham số đầu vào cho mô hình chủ yếu được mặcđịnh theo IPCC (1995) như: hệ số điều chỉnh methane (MFC) là 0,6; tỷ lệ các-bonhữu cơ dễ phân hủy (DOC) là 0,7; phần trăm khí methane trong BCL (F) là 0,5

Trong khi, nghiên cứu của Võ Diệp Ngọc Khôi (2014) [17] ngoài việc tínhtoán phát thải khí methane từ BCL rác thải rắn Khánh Sơn, Thành phố Đà Nẵng,còn dự tính định lượng phát thải của khí này đến 2030 theo hai kịch bản: Gia tăngdân số và gia tăng chất thải bằng mô hình USEPA’s LANGEM (1998) Song cáctham số đầu vào cho mô hình để mặc định, tương tự với công trình nghiên cứu củaNguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự (2014) [9]

Song song với cách làm trên, Trịnh Ngọc Tuấn và cộng sự (2014) [15] đãđánh giá giảm phát thải khí nhà kính của phương pháp ủ so với chôn lấp chất thảirắn ở Thành phố Huế bằng mô hình USEPA’s LANGEM (1998) với tham số MFC,DOC và F được để mặc định và dự tính với 02 kịch bản: Toàn bộ rác được mang đichôn lấp và toàn bộ được đưa vào ủ Kết quả chỉ ra rằng, phương pháp ủ phân hữu

cơ giảm được phát thải khí methane nhiều hơn so với phương pháp chôn lấp, songlượng điện được sử dụng cho công nghệ này khá lớn và nguồn số liệu đánh giá là 4năm và rác cần được phân loại trước khi ủ

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2015) [8] ứng dụng

mô hình IPCC (2006) nhằm tính toán phát thải methane từ rác thải sinh hoạt, tạithành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương Ưu điểm nghiên cứu này đã đưa ra kỹthuật lấy mẫu ¼ theo WHO, có dự tính theo kịch bản dân số, song các tham số đầuvào cho mô hình như MFC, DOC, F đều để mặc định Một cách tương tự, tác giảĐặng Thị Liên (2016) đã đánh giá phát thải khí methane từ bãi chôn lấp Xuân Sơn,Sơn Tây, Hà Nội bằng mô hình USEPA’s LANGEM (1998) với tham số MFC,

Trang 29

DOC và F được lấy mặc định.

Như vậy, qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy ưu điểm của các công trìnhnghiên cứu là đã xác định được thành phần hữu cơ trong rác thông qua phân loạirác, dự tính phát thải methane theo các kịch bản bằng mô hình toán Tuy nhiên, hạnchế lớn nhất của các công trình trên là các tham số đầu vào cho mô hình như độ ẩmcủa bãi rác, nhiệt độ của chất thải rắn, tỷ lệ methane trong BCL, v v đều được

để mặc định Điều này ảnh hưởng đến kết quả tính toán lượng khí methane và cácvấn đề nêu trên sẽ được khắc phục trong luận văn này

1.2 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

1.2.1 Trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về việc tận dụng rác thải hữu cơ trongthu hồi năng lượng, đặc biệt là các công nghệ lên men kỵ khí methane đã được ápdụng thành công ở một số thành phố lớn của châu Á, Toronto và Newmarket củaCanada và một số thành phố khác thuộc Đức, Bỉ, và thu gom khí methane đểphục vụ phát điện

-Tại Nhật Bản, công tác thu gom và phân loại chất thải sinh hoạt đặc biệtđược coi trọng Rác trong các gia đình được chia thành 06 loại chủ yếu: Rác đốtđược, rác không đốt được, rác tài nguyên, rác có hại, rác lớn cồng kềnh và ráckhông thể thu gom Trong đó, rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm thừa, vỏ tráicây, tã giấy, ); rác tài nguyên gồm các loại giấy, lon rồng, chai lọ, ; rác độc hạigồm pin, thủy tinh, bóng đèn huỳnh quang Việc xử lí chất thải sinh hoạt ở NhậtBản bằng phương pháp thiêu hủy và dùng nhiệt năng của các lò đốt để cung cấpnăng lượng Mô hình xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thành khu sinh tháiKytaky Ushu Thành phố Fukuoka có diện tích khoảng 2.200 ha, có quỹ đất 20 haxây dựng cụm, nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp, gia dụng, phế liệu xâydựng… trị giá 60 tỷ Yên Với tỷ vốn đầu tư: tư nhân 70%, nhà nước 20% và địaphương là 10% Ở đây quy trình xử lý phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn phân loại(CTR vô cơ, hữu cơ thành 12 thành phần chất thải) và hình thức phân loại được ápdụng triệt để: như bắt buộc các nhà sản xuất các vật dụng phải ghi rõ trên bao bì sảnphẩm loại nhựa, cấu tạo gồm những hợp chất gì, những nguyên tố nào có ảnh hưởngtới đường hô hấp, mắt, qua da … các CTR được đưa vào buồng kín để tách riêngcác hợp chất bằng các thiết bị chuyên dùng

Trang 30

-Tại Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu áp dụng công nghệ chôn lấphiện đại, liên hoàn khép kín Bãi chôn lấp (BCL) rác thải SODOKWON của HànQuốc gồm các khu: Nhà máy điện, nhà máy xử lí nước rò rỉ rác và khu điều hành.Trong đó, khu chôn lấp số 1 (từ năm 1992-2000) lấp đầy 64 triệu tấn rác, khu chônlấp 2 (bắt đầu từ năm 10/2000- 2015) lấp đầu 67 triệu tấn rác, khu chôn lấp 3 và 4(từ năm 2015) sẽ lấp đầy 98 triệu tấn rác Trung bình lượng rác thải thu gom bìnhquân trong 1 ngày vào BCL SODOKWON là 17.663 tấn, được thu gom từ Seoulchiếm 44%, Incheon khoảng 17% và 39 % từ Gyeonggi Sau khi thu gom, rác thải

sẽ được thàng ba phân loại: Rác thải sinh hoạt (20%), rác xây dựng (42%) và rácthải công nghiệp (38%) Việc thu gom khí methane từ rác thải thông qua các ốngkhí được đặt nằm ngang và thẳng đứng từ BCL, dẫn khí và chuyển sang máy phátđiện Sản lượng điện của nhà máy năm 2011 đạt 400.000 MWh, tăng gấp đôi so vớinăm 2007 Với 3.500 tấn rác sinh hoạt/ngày, sẽ thu hồi khí methane cho trạm phátđiện công suất 50Mh, chuyển nhượng giá trị chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính

115 triệu USD trong 10 năm Ngoài ra, một dự án công viên xanh “Deam park”tương lai sẽ được thực hiện, với mục đích biến đổi bãi rác này thành công viên chủ

đề môi trường lớn nhất Hàn Quốc, sau khi các bãi rác được lấp đầy [14]

-Tại Singapore, việc thu gom chất thải và xử lí rất hiệu quả Phương pháp xử

lí rác ở đây bằng phương pháp đốt và chôn lấp Đối với những chất thải không đốtđược, được vận chuyển đến BCL Semakau Các công đoạn trong hệ thống quản lírác của Singapore hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp từ khâu thu gom, phân loại,vận chuyển đến khâu xử lí bằng đốt hay chôn lấp Xử lí khí thải từ các lò đốt rácđược thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự dịch chuyển ô nhiễm từ dạngrắn sang dạng khí Trong khi, các BCL rác thải ở đây chủ yếu được xây dựng trênbiển, tiết kiệm được đất đai trên đất liền Song song với quá trình xử lí rác thìphương pháp thu gom khí methane từ rác thải được thực hiện để phục vụ phát điện[14]

-Tại Thái Lan, hằng năm có tới 22 triệu tấn chất thải phát sinh, dự báo con sốnày có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới Nếu không có biện pháp cấpbách, tỷ lệ tái chế vẫn còn thấp như hiện nay thì có lẽ đến cuối thập kỷ này, sốlượng chất thải đô thị sẽ tăng 25%, còn chất thải độc hại của ngành công nghiệp sẽtăng 35% Worl Bank đã khuyến nghị Thái Lan cần phải đẩy mạnh chương trình táichế Đối với người dân, họ cần được khuyến khích phân loại và tái sử dụng những

Trang 31

vật dụng trong gia đình mình Đồng thời phân loại rác được thực hiện ngay tạinguồn bao gồm: Những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại Rác táisinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phânloại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế Chất thải thựcphẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh Những chất còn lại sau khitái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp Chất thải độc hại được

xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Tuy nhiên, việc thu gom các khí có giá trị kinh tếcao phục vụ phát điện chưa được thực hiện tại đây [14]

-Tại Malaixia, theo báo cáo năm 1998, mỗi người dân Malaixia đã tạo ra0,75 kg chất thải rắn đô thị (CTRĐT)/ngày, năm 2004 tăng tới 1,2 kg Khoảng 76%CTRĐT phát sinh ở nước này đã được thu gom, song chỉ có 1,2% được tái chế, sốcòn lại được chuyển đến 144 BCL Dù gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các địađiểm làm BCL chất thải, song phương pháp này vẫn là phương pháp xử lý có chiphí thấp hơn cả, chỉ 9,2 USD/tấn, trong khi đó thiêu đốt và ủ phân là 131,6 USD/tấn

và 56,8 USD/tấn Kế hoạch tương lai của Malaixia là tái chế để duy trì không giancủa các BCL và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên Ngày nay, nhờ sự hợp tácgiữa các chính phủ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Alam Flora - công ty quản lý chấtthải của tư nhân - Các tổ chức phi chính phủ và công chúng, tỷ lệ tái chế đã đạtđược ít nhất là 3% và có thể lên tới 5% Bên cạnh việc ủ phân hay thu hồi khí gas,phương pháp khác sẽ là xử lý nhiệt để thu hồi năng lượng thông qua sản xuất nhiênliệu từ chất thải (RDF) Quy trình này sử dụng một phần chất thải rắn dễ cháy làmcác viên nhỏ đốt cháy tự do, như vậy có thể làm giảm khoảng 30% khối lượngCTRĐT Áp dụng công nghệ RDF sẽ tiết kiệm 40.000 USD/ngày và tạo ra khoảnthu là 67.100 USD [14]

-Tại Trung Quốc, là nước có tốc độ phát sinh chất thải đô thị nhanh, đặc biệtloai chất thải tại đây chứa hàm lượng tro thải lớn Ước tính khoảng 20% chất thảirắn đô thị phát sinh ở Trung Quốc được thu gom và xử lý phù hợp, mặc dù hàngnăm chính phủ đầu tư khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (3,7 tỷ USD) cho quản lý chất thảirắn Số chất thải không thu gom được đổ vào các sông, đốt thành đống, đổ thànhđống hoặc xử lý không theo quy định Tuy nhiên, trong 10 năm qua Trung Quốc đã

có những cải thiện đáng kể trong lĩnh vực quản lý chất thải Hầu hết các thành phốlớn đều chuyển sang chôn lấp hợp vệ sinh và sử dụng nhiều hơn các công nghệthiêu đốt Vào những năm 90, Worl Bank thông báo các BCL thiếu quản lý là vấn

Trang 32

đề nan giải gay gắt nhất của Trung Quốc, do thiếu kiểm soát việc thoát khí methane

và các khí nhà kính khác, các hoá chất gây ung thư, nước rác độc hại thấm vàonguồn nước ngầm và những mối nguy hiểm về sức khoẻ và môi trường khác Việcphân loại, tách chất thải ở Trung Quốc được tiến hành bằng lao động thủ công vàchưa có hệ thống chính thống Ủ phân compost là một phương pháp khả thi ở TrungQuốc, vì trên 50% lượng chất thải có chứa các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinhhọc Tuy nhiên, những nỗ lực sản xuất compost bị hạn chế bởi việc tách thuỷ tinh,nhựa và các hoá chất khác không phù hợp trong nguyên liệu làm compost Chôn lấpchất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc Hiện nay, 660 thànhphố có khoảng 1000 BCL lớn, chiếm hơn 50.000 ha đất và ước tính trong 30 nămtới Trung Quốc sẽ cần tới 100.000 ha đất để xây dựng các BCL mới Trong thập kỷqua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các BCL hợp vệ sinh và phần lớn chất thảirắn vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải về môi trường Nhìn chung, chất lượng cácBCL của Trung Quốc không cao theo các tiêu chuẩn của phương Tây Trên cácBCL có cả người, động vật hoạt động, đặc biệt các BCL không có hệ thống xử lýnước rác, kiểm soát khí thải, không được phủ đất Thiêu đốt chất thải rắn đô thị ởTrung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 80 và phát triển nhanh chóng vào nhữngnăm 90 Số liệu chính xác nhất về trạm thiêu đốt chất thải thu hồi năng lượng năm

2003 trên thực tế là 19, với tổng công suất là 7000 tấn/ngày [14] Từ tháng 8/2010đến nay, được sự hỗ trợ của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tại BCL Gaoantun(Trung Quốc) việc thu gom khí methane phục vụ nhà máy điện công suất 2,5 MWđến 4 MW

-Tại Thủy Điển, trong năm 2014, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt lên đến4,17 triệu tấn Lượng chất thải này được xử lí sinh học trước khi đem chôn lấp vàchiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 10% Trong khi, phương pháp sử dụng lò đốt chất thải chủyếu được thực hiện tại đây Hiện nay ở Thuỵ Điển có 29 nhà máy thiêu đốt chất thảisinh hoạt Trong năm 2004, các nhà máy này đã xử lý được 1,94 triệu tấn hay46,7% chất thải sinh hoạt, tăng 4,1 % so với năm 2003 Năm 2005, ở Thuỵ Điểntổng lượng chất thải sinh hoạt được thiêu đốt là 216 kg /người Một số nhà máy lưugiữ chất thải trong khoảng thời gian một năm, thường để dưới dạng đóng kiện, sau

đó chất thải có thể được đưa đi thiêu đốt vào mùa lạnh trong năm, khi nhu cầu vềnhiệt tăng cao Năm 2004, khoảng 9,3 TWh năng lượng được sản xuất từ chất thảidưới dạng nhiệt và điện năng (trong đó 8,6 TWh ở dạng nhiệt - tương đương với

Trang 33

khoảng 950 kWh/người/năm và 0,74 TWh dạng điện năng) So với nhiều quốc giakhác ở châu Âu, Thụy Điển là nơi duy nhất có các hệ thống nhiệt phát triển mạnhtrong khu vực Khoảng 95% nhiệt phát ra được sử dụng vào việc sưởi ấm trong khuvực, chiếm 15% tổng nhu cầu ở Thuỵ Điển, nhưng ở một số thành phố, nhiệt thuđược từ chất thải có thể đáp ứng tới một nửa nhu cầu sử dụng Hầu hết tất cả phátthải do quá trình thiêu đốt trong năm 2004 đã giảm xuống so với năm 2003, mặc dùlượng chất thải được đem đi thiêu đốt tăng lên không đáng kể Vào giữa những năm

1980, phát thải điôxin hầu như đã giảm xuống Trong năm 2004, tổng lượng đioxinphát ra từ quá trình thiêu đốt chất thải là 0,7g, một phần đã thải vào không khí Sauquá trình thiêu đốt, phần còn lại gồm xỉ từ lò đốt (chiếm 15-20% trọng lượng banđầu của chất thải) và tro do quá trình xử lý khí thải ống khói (chiếm 3-5% trọnglượng ban đầu của chất thải) Hầu hết xỉ là phần tro nằm ở đáy, một dạng vật liệutrơ, giống như sỏi nhưng cũng có một số kim loại vụn được tái chế Hầu hết xỉ đượcđem đi chôn lấp, nhưng tro ở đáy lại được sử dụng, ví dụ dùng làm vật liệu xâydựng đường xá [14]

-Tại Bungari, việc chôn lấp chất thải hiện nay vẫn chỉ là biện pháp để xử lýchất thải đô thị trong nước Trong năm 2004, 86,5% tổng lượng chất thải phát sinhđược đem đi chôn lấp Có 663 BCL dành cho chất thải đô thị, chiếm 780 ha, đây lànơi chôn lấp 3,1 tấn chất thải đô thị Trong số các BCL này, có 59 BCL đáp ứngnhu cầu của các khu dân cư với số dân là hơn 20.000 người, chiếm 70% dân số của

cả nước Theo những cam kết liên quan đến chỉ thị 1999/31, đến ngày 16/7/2009,Bungari cần xây dựng hệ thống gồm 54 BCL (là các BCL trong khu vực) và sửachữa lại các BCL đang tồn tại và xây dựng các BCL mới trong khu vực để xử lýtoàn bộ khối lượng chất thải đô thị được thải ra Đến cuối năm 2004, Bungari đãxây dựng và đưa vào hoạt động 20 BCL chất thải đô thị trong khu vực, 12 bãi đangxây dựng và số còn lại đang trong các giai đoạn chuẩn bị Đồng thời quá trình thugom khí gas có giá trị kinh tế cao từ rác thải sinh hoạt được thực hiện, mục đíchphục vụ phát điện [14]

1.2.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt.Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinhđến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắnsinh hoạt của cả nước) Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát

Trang 34

thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người

ở vùng nông thôn Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ởvùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau Chất thải sinh hoạt từ các hộ giađình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu

cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%) Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chấthữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt) Sựthay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệphát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại

Tỷ lệ % so với tổng lượng thải

Thành phần hữu cơ ( % )

Nguồn: Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp 2002-2003

Tương tự như một số nước trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷchất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là những hình thức xử

lý chủ yếu ở Việt Nam Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 củaThủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng trên cả nước có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hànhkhông hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường với các cộng đồng dân cưxung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nướcrác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột

bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn Một số biện pháp xử lí rác tại tại Việt Nam hiện naychủ yếu là đốt hoặc chôn lấp Trong đó, BCL hợp vệ sinh là giải pháp đơn giản, íttốn kém, thu hồi khí methane phục vụ phát điện Tuy nhiên, phương pháp này cầnmột diện tích rộng lớn, các lớp lót chống thấm để bảo vệ nguồn nước, hệ thống thukhí và xử lí nước thải

Trang 35

Bảng 1.5 Đánh giá hiện trạng của một số BCL điển hình ở Việt Nam

[15] [17]

Thông tin chung - hiện trạng

Các ô số 1, 2, 4 và 5 đã đóng bãithu khí gas Ô số 6, 7 đang tiến hànhtiếp nhận rác và tạo mái phủ đất, bạttách nước mưa Ô số 8 đã phủ đất,chuẩn bị tiếp nhận rác Ô số 9, 10chứa nước rác và hồ sinh học Ngoài

ra, nước rác ở BCL có trữ lượng cao,trong khi sức chứa các hồ của hệthống có giới hạn nên khi mưa rơixuống phần nước rác dư này vẫn chảy

cơ cháy nổ và lượng khí phát tán ở bãirác có khả năng làm tăng lượng khínhà kính trong khí quyển

Thường xuyên phải tiếp nhậnkhối lượng rác quá tải so với côngsuất thiết kế (5.000 tấn/ngày) Do ápdụng công nghệ xử lý nước rác khôngphù hợp nên nước thải ra mặt kênhThầy Cai sau khi xử lí vẫn có màu đen

Trang 36

và mùi hôi đặc trưng của nước rác.Hầu hết các tiêu chuẩn như BOD,COD, Coliform, đều vượt tiêuchuẩn cho phép.

Tổng vốn đầu tư 107 triệu USD,chi phí xử lí 16,4 USD/tấn, thời gianhoạt động dự kiến 50 năm Từ 7/2007tiếp nhận chất thải nhưng do các hạngmục trong khu xử lí chưa được hoànthiện nên còn phát sinh mùi hôi

Bãi rác Xuân Sơn nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn, Sơn Tây (gần hồ thủy lợiXuân Khanh), cách trung tâm Thị xã Sơn Tây khoảng 12km về phía Tây Nam, nằmngay trên tuyến đường 87B đi Tản Lĩnh - Ba Vì Bãi rác Xuân Sơn nằm trên vùngđất cao hơn so với đồng ruộng của người dân địa phương và được thiết kế xây dựng

để chôn lấp chất thải của thị xã Sơn Tây và các vùng lân cận Tổng diện tích của bãirác Xuân Sơn khoảng 39 ha (giai đoạn I là 13 ha, giai đoạn II là 26 ha) Hiện nay,bãi rác Xuân Sơn tiếp nhận lượng rác chủ yếu đến từ khu vực phía Tây của thủ đô

Hà Nội trong đó có huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây Công nghệ

xử lý rác thải tại bãi rác Xuân Sơn bằng phương pháp chôn lấp, do đó sinh ra mộtlượng khí methane Song việc thu gom khí thải có giá trị kinh tế chưa được thựchiện tại đây [8]

1.3 Tổng quan về bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka – Bãi rác Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

1.3.1 Vị trí khu xử lý rác Xuân Sơn

Bãi rác Xuân Sơn nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn, Sơn Tây (gần hồ thủy lợiXuân Khanh), cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 12km về phía Tây Nam, nằmngay trên tuyến đường 87B đi Tản Lĩnh - Ba Vì Bãi rác Xuân Sơn nằm trên vùngđất cao hơn so với đồng ruộng của người dân địa phương và được thiết kế xây dựng

để chôn lấp chất thải của thị xã Sơn Tây và các vùng lân cận Ban đầu bãi rác XuânSơn chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước rỉ rác không được xử lý mà được thảitrực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của khu vực Đến năm 2010 bãi rác Xuân

Trang 37

Sơn mới có hệ thống xử lý nước thải với công xuất thiết kế 100 m3/ngày Tổng diện tích của bãi rác Xuân Sơn khoảng 39 ha (giai đoạn I là 13 ha, giai đoạn II là 26 ha).

+ Giai đoạn 1: Quy mô 13 ha, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh do UBND thị

xã Sơn Tây làm chủ đầu tư, công ty Cổ phần môi trường & công trình đô thị SơnTây quản lý, bao gồm 10 ô chôn lấp, tiếp nhận và xử lý khoảng 200 tấn rác/ngàycủa 5 huyện (Sơn Tây,Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai và Thường Tín) và khuvực dọc theo đại lộ Thăng Long Hiện tại các ô chôn lấp đã đầy, đang thực hiệnnâng cao độ và chuẩn bị ô chôn lấp kế tiếp

+ Giai đoạn 2: Hiện đã mở rộng thêm 13 ha về phía huyện Ba Vì

1.3.2 Bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản

a Vị trí địa lý

Ngày 07/6/2014, tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thànhphố Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi công Dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo côngnghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản do Sở Môi trường Fukuoka chuyểngiao công nghệ cho thành phố Hà Nội

Hình 1.2 Vị trí bãi chôn lấp Xuân Sơn

Nằm trong khu xử lý rác thải Xuân Sơn (giai đoạn 2) bãi chôn lấp bán hiếu

xử lý rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử

Trang 38

lý chất thải Xuân Sơn là kết quả mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thành phố

Hà Nội và tỉnh Fukuoka - Nhật Bản Công trình được đầu tư xây dựng với tổng mứcđầu tư gần 47 tỷ đồng công suất xử lý rác tối đa khoảng 240 tấn/ngày và có sứcchứa khoảng 750.000 tấn rác thải sinh hoạt

Hình 1.3 Vị trí bãi chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka

Dự án đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận và xử lý rác thải của khu vực phía Tâythành phố bao gồm các huyện, thị xã, là thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, ThạchThất Dự án góp phần mở ra một công nghệ chôn lấp mới thân thiện với môi trường,phù hợp với điều kiện của Việt Nam và nhất là giảm thiểu ảnh hưởng đến điều kiện

vệ sinh môi trường của người dân sinh sống xung quanh khu xử lý rác thải XuânSơn

b Công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản

Vào năm 1966, Đại học Fukuoka đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ chônlấp rác thải để cải thiện chất lượng nước rò rỉ từ bãi chôn lấp rác Một loạt các thínghiệm được tiến hành với sự cộng tác, trợ giúp của thành phố Fukuoka, nghiên cứunày đã chứng minh rằng rác thải trong bãi chôn lấp được phân hủy rất nhanh khi cómặt của oxy (không khí), do khi có oxy tạo ra sự sống cho các loại vi khuẩn làmcho tốc độ rác phân hủy nhanh hơn Ngoài ra, chất lượng của nước rỉ đã được cảithiện rất nhiều Tốc độ nhanh hơn rác được phân hủy nhanh hơn, trong khi đó việctạo ra các khí mêtan, cacbonic, hydrogen sulphide và các khí khác đã giảm đáng kể

Trang 39

Hình 1.4 Hệ thống thu nước rỉ rác dưới đáy ô chôn lấp

(Nguồn: Hợp tác xã Thành Công)

Phương án công nghệ chôn lấp bán hiếu khí kiểu Fukuoka - Nhật Bản được

áp dụng thực hiện tại ô chôn lấp số 3 khu xử lý rác thải Xuân Sơn Trên bãi rácđược thiết kế với 11 ống thoát khí thải nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh phân hủyrác nhanh, giảm nồng độ khí methane khí độc trong khu vực bãi rác tới 45% Nướcrác sau khi thu hồi về bể chứa, nước rỉ rác được bơm tuần hòa về bãi rác để tăngcường quá trình làm sạch nước thải, quá trình không khí đưa vào các tầng rác thôngqua quá trình đối lưu, điều kiện hiếu khí sẽ tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật.Khi tái tuần hoàn nước thải, sự ni-tơ hóa và phân rác các hợp chất hữu cơ được đẩymạnh và các hợp chất hữu cơ và ni-tơ được loại bỏ bớt, giảm mức độ ô nhiễm trongbãi rác Vì vậy, chất lượng nước rỉ rác cải thiện đáng kể so với bãi chôn lấp thôngthường

Hình 1.5 Hệ thống đường ống kiểu xương cá (Nguồn: Hợp tác xã Thành Công)

Trang 40

Lắp đặt các ống thu, thoát khí: Ống thu, thoát khí được đục lỗ dọc chiều dàiống với mật độ rỗng đạt 20% diện tích bề mặt Sử dụng ống uPVC DN225 đục lỗxung quanh ống Xung quanh ống có chèn đá từ 10 – 15cm (kích thước nhỏ nhất là4x6cm) và được bọc trong lưới thép (d=600mm, kích thước mắt lưới là 1cm) Lắpống ở độ cao quy định và nối ống cao dần lên tùy theo chiều cao của rác đã chônlấp Lặp lại quá trình này cho đến khi đạt độ cao chôn lấp cuối cùng Chèn rác cókích thước cỡ hạt lớn ở xung quanh ống thoát khí theo các bước sau:

- Dùng lưới sắt bao quanh ống thoát khí để định vị;

- Chèn đá vào khe giữa ống thoát khí và lưới sắt;

- Chôn lấp chất thải cho đến gần hết chiều cao lưới bao

Ưu điểm của phương pháp chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka

- Nhu cầu và máy móc kỹ thuật thấp và thiết bị và dễ vận hành và bảo trì;

- Lượng nước rỉ rác ít;

- Đóng góp vào việc phòng ngừa sự nóng lên toàn cầu;

- Bãi chôn lấp được ổn định sớm nhờ sự thúc đẩy phân hủy sinh học;

- Vật liệu xây dựng và chi phí xây dựng thấp

Phương pháp Fukuoka được Hội Môi trường quốc tế chấp nhận là một trong

3 phương thức làm giảm thiểu khí thải ra ngoài không gian, giảm khí thải hiệu ứngnhà kính So với bãi chôn lấp kị khí, công nghệ chôn lấp bán hiếu khí nhanh chóng

ổn định sau khi đóng bãi chôn lấp diện tích đất được sử dụng cho nhiều mục đíchkhác nhau như: công viên, khu thể thao, trường học Công nghệ này đã được Ủyban điều hành cơ chế phát triển sạch của Liên Hiệp Quốc công nhận là phương phápphát triển sạch

1.3.3 Chôn lấp rác theo công nghệ Fukuoka - Bãi rác Xuân Sơn

a Hệ thống ống thu, thoát khí

Hệ thống ống thu thoát khí được xây dựng để phòng chống ảnh hưởng xấuđến công việc chôn lấp như: Cháy nổ, hỏa hoạn của khí gas phát sinh trong quátrình thành phần chất hữu cơ trong chất thải xử lý chôn lấp bị phân hủy và vô cơhóa đồng thời cung cấp không khí giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy rác

Ngày đăng: 20/03/2019, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Đặng Thị Liên (2016), Đánh giá phát thải khí nhà kính metan (CH4) từ bãi chôn lấp chất thải hữu cơ: Nghiên cứu tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu. Luận văn thạc sỹ biến đổi khí hậu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá phát thải khí nhà kính metan (CH4) từ bãi chôn lấpchất thải hữu cơ: Nghiên cứu tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội và đề xuất biệnpháp giảm thiểu
Tác giả: Đặng Thị Liên
Năm: 2016
[7]. Nguyễn Thị Dung (2014), Đánh giá khả năng thu hồi khí nhà kính (CH 4 , CO 2 ) từ rác thải sinh hoạt hữu cơ theo cách tiếp cận phân tích dòng vật chất (MFA). Luận văn thạc sĩ khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng thu hồi khí nhà kính (CH"4", CO"2") từrác thải sinh hoạt hữu cơ theo cách tiếp cận phân tích dòng vật chất (MFA)
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2014
[8]. Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2015), Ứng dụng mô hình IPCC (2006) nhằm ước tính phát thải khí metan từ chất thải rắn sinh hoạt, tại thành phố Thủ dầu một, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 183-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình IPCC (2006) nhằmước tính phát thải khí metan từ chất thải rắn sinh hoạt, tại thành phố Thủ dầu một,tỉnh Bình Dương
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự
Năm: 2015
[9]. Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự (2014), Tính toán phát thải khí Methane từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Cần Thơ. Số 31, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 99-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán phát thải khí Methane từ rácthải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự
Năm: 2014
[10]. Nguyễn Thị Kim Thái (chủ biên), Nguyễn Thu Huyền, Nghiêm Vân Khanh, Trần Hoài Lê (2017), Phương pháp phân tích chất thải rắn thông thường, Nhà xuất bản Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích chất thải rắn thông thường
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thái (chủ biên), Nguyễn Thu Huyền, Nghiêm Vân Khanh, Trần Hoài Lê
Nhà XB: Nhà xuất bảnXây Dựng
Năm: 2017
[11]. Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2010), Công nghệ lên men Methane kết hợp với phát điện - giải pháp xử lý rác cho các đô thị lớn, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu. Tập 3, Số M2, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ lên men Methane kết hợp vớiphát điện - giải pháp xử lý rác cho các đô thị lớn, góp phần kìm hãm biến đổi khíhậu
Tác giả: Nguyễn Văn Phước và cộng sự
Năm: 2010
[12]. Nguyễn Thành Phương (2015), Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp. Luận án tiến sĩ trường Đại học Bách khoa TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắnsinh hoạt trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp
Tác giả: Nguyễn Thành Phương
Năm: 2015
[13]. Phạm Thị Anh (2015), Sự phát sinh và phát thải khí BCL, phương pháp giảm thiểu.Số 5. Trường Đại học Dân lập Văn Lang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát sinh và phát thải khí BCL, phương pháp giảm thiểu
Tác giả: Phạm Thị Anh
Năm: 2015
[14]. Tổng luận về công nghệ xử lí chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam (2007), Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận về công nghệ xử lí chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam (2007)
Tác giả: Tổng luận về công nghệ xử lí chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam
Năm: 2007
[15]. Trịnh Ngọc Tuấn và cộng sự (2014), Đánh giá giảm phát thải khí nhà kính của phương pháp ủ so với chôn lấp chất thải rắn ở thành phố Huế. Tập 1, Số 1, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giảm phát thải khí nhà kính củaphương pháp ủ so với chôn lấp chất thải rắn ở thành phố Huế
Tác giả: Trịnh Ngọc Tuấn và cộng sự
Năm: 2014
[17]. Võ Diệp Ngọc Khôi (2014), Nghiên cứu tính toán phát thải khí Methane từ BCL chất thải rắn Khánh Sơn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính toán phát thải khí Methane từ BCLchất thải rắn Khánh Sơn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
Tác giả: Võ Diệp Ngọc Khôi
Năm: 2014
[18]. Võ Đức Toàn (2012), Đánh giá ảnh hưởng của BCL rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môi trường nước và đề xuất giải pháp. Số 39, Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.II. Tài liệu tham khảo Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của BCL rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môitrường nước và đề xuất giải pháp
Tác giả: Võ Đức Toàn
Năm: 2012
[21]. Bogner J (2003), Global methane emission from landfill: New methodology and annual estimates 1980-1996. Global biogeochemical cycles, Vol 17, No. 2, pp.1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global methane emission from landfill: New methodology andannual estimates 1980-1996. Global biogeochemical cycles
Tác giả: Bogner J
Năm: 2003
[22]. Chiemchaisri & J.p.Juanga & c.Visvanathan (2006), Municipal solid waste management in Thailand and disposal emission inventory, Thai Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Municipal solid wastemanagement in Thailand and disposal emission inventory
Tác giả: Chiemchaisri & J.p.Juanga & c.Visvanathan
Năm: 2006
[23]. Debra R. R. et al (2016), First-order kinetic gas generation model parameters for wet landfills. Science Direct Sách, tạp chí
Tiêu đề: First-order kinetic gas generation model parameters forwet landfills
Tác giả: Debra R. R. et al
Năm: 2016
[26]. IPCC (2006), Chapter 2, Waste Generation, Composition, and Management Data.Volume 5: Waste Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 2, Waste Generation, Composition, and Management Data
Tác giả: IPCC
Năm: 2006
[27]. IPCC (2006), Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories.Intergovernmental Panel on Climate Change Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories
Tác giả: IPCC
Năm: 2006
[30]. Melissa W., B.C. Jeffrey, S. Edgar (2000), Estimating National Landfill CH 4Emissions: An application of the 2006 IPCC Waste Model in Panama. Panama Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating National Landfill CH"4"Emissions: An application of the 2006 IPCC Waste Model in Panama
Tác giả: Melissa W., B.C. Jeffrey, S. Edgar
Năm: 2000
[31]. Nguyen Phuc Thanh và Yasuhiro Matsui (2009), 'Evaluation of aỉtepnative treatment methods for GHG emission mitigation/rom municipal solid waste management: case study of Ho Chi Minh, Viet Nam'. Asian Journal ôn Energy andEnvironment, 10 (01), 35-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 'Evaluation of aỉtepnativetreatment methods for GHG emission mitigation/rom municipal solid wastemanagement: case study of Ho Chi Minh, Viet Nam'
Tác giả: Nguyen Phuc Thanh và Yasuhiro Matsui
Năm: 2009
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia: Chất thải rắn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w