1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTHK liên minh châu âu 8 điểm so sánh phạm vi, mức độ, cách thức thực hiện tự do di chuyển dịch vụ trong liên minh châu âu và tự do hóa thương m

5 127 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Theo điều 57 TFEU với việc quy định dịch vụ theo định nghĩa của quốc gia thành viên, có thể thấy phạm vi thực hiện tự do di chuyển dịch vụ là tất cả các loại hình dich vụ mà người cung c

Trang 1

Mấy thập kỷ vừa qua thế giới đã chứng kiến sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng, qui mô về hợp tác và hội nhập của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Giữa 2 khối kiên kết này có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong chính sách phát triển kinh tế và mục tiêu liên kết Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề tự do di chuyển dịch

vụ của EU và ASEAN dưới các góc độ phạm vi, mức độ và cách thức thực hiện

1 Về phạm vi tự do di chuyển dịch vụ

Sự tự do hóa thương mại dịch vụ ở ASEAN và Liên minh châu Âu đều có sự áp dụng đối với đa số các loại hình dịch vụ trong khu vực của mình Đối với ASEAN, xóa bỏ rào cản với các loại hình dịch vụ ưu tiên hội nhập trước, sau đó tiến tới xóa bỏ hoàn toàn với tất cả các lĩnh vực khác

Tương tự đối với Liên minh châu Âu, các loại hình dịch vụ đều được tự do di chuyển trừ các trường hợp ngoại lệ, các quốc gia có thể áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc ngăn cản sự lưu thông hàng hóa trên thị trường

1.1 Đối với liên minh châu Âu EU

Theo điều 57 TFEU với việc quy định dịch vụ theo định nghĩa của quốc gia thành viên, có thể thấy phạm vi thực hiện tự do di chuyển dịch vụ là tất cả các loại hình dich vụ

mà người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp ở các quốc gia khác nhau Điều này còn có nghĩa là những quy định của luật EU đảm bảo cho tự do di chuyển của các loại hình dịch

vụ (mà quốc gia cung cấp) qua biên giới các quốc gia thành viên khác, sự dịch chuyển qua biên giới của người cung cấp dịch vụ (từ quốc gia thành viên mình thành lập sang quốc gia thành viên khác để cung cấp dịch vụ) và sự dịch chuyển của người nhận dịch vụ (chuyển sang quốc gia mà người cung cấp dịch vụ được thành lập để sử dụng dịch vụ)

1.2 Đối với ASEAN

Hiệp định khung ASEAN (AFAS) không đưa ra danh mục riêng những ngành dịch

vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa thương mại đối với những ngành và phân ngành dịch vụ được ghi nhận trong Bảng phân loại các ngành dịch vụ của Ban thư kí WTO Theo đó các ngành và phân ngành thuộc phạm vi điều chỉnh của AFAS bao gồm 12 loại hình dịch vụ Tuy nhiên, trong số các ngành dịch

vụ thuộc danh mục phạm vi điều chỉnh thì xuất phát từ nhu cầu hội nhập khách quan, lợi

thế cạnh tranh của từng lĩnh vực và các đặc thù của nền kinh tế ASEAN thì y tế, du lịch, hàng không, e – ASEAN và dịch vụ hậu cần logicstic được xác định là những lĩnh vực ưu

tiên hội nhập trước

Cụ thể vào giai đoạn 2010-2011 xóa bỏ về cơ bản tất cả các hạn chế trong thương mại dịch vụ đối với 4 ngành dịch vụ ưu tiên hội nhập (2010), Với dịch vụ logicstic xóa bỏ

về căn bản tất cả các hạn chế trong thương mại dịch vụ đối với dịch vụ logistics trước

2013 Với các loại hình dịch vụ khác Xóa bỏ về căn bản tất cả các hạn chế trong thương mại dịch vụ đối với tất cả các ngành dịch vụ khác trước 2015 Các nước thành viên xóa bỏ căn bản các hạn chế trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và thị trường vốn như đã cam

Trang 2

kết (2015) Xóa bỏ căn bản các hạn chế trong thương mại dịch vụ đối với các ngành dịch

vụ còn lại vào giai đoạn 2014 – 2015

2 Mức độ thực hiện tự do di chuyển dịch vụ

Mức độ tự di chuyển dịc vụ của Liên minh châu Âu cũng có mức độ sâu hơn so với ASEAN thể hiện:

2.1 Đối với Liên minh châu Âu EU

Liên minh châu Âu đã thực hiện tự do di chuyển dịch vụ hoàn toàn trong thị trường nội địa bằng các cách thức xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ đối với các quốc gia thành viên Tại TFEU và Chỉ thị về Dịch vụ đã quy định việc tự do hóa thương mại dịch vụ

trong thị trường nội địa EU Dịch vụ theo điều 57 TFEU là: “ dịch vụ được hiểu theo quy định của quốc gia mà dịch vụ đó được cung cấp vì mục tiêu lợi nhuận, miễn là nó không chịu sự điều chỉnh của các quy định về tự do di chuyển của hàng hóa, dòng vốn và người lao động.”

Quy định thoáng như vậy về định nghĩa dịch vụ, cùng với các quy định về tự do cung cấp dịch vụ, tự do thành lập nhà cung cấp dịch vụ và công nhận chứng chỉ nghề nghiệp, các quốc gia có quyền tự do di chuyển dịch vụ trong thị trường EU mà không phải gặp một rào cản nào (ngoại trừ các ngoại lệ liên quan đến lợi ích hàng đầu của cộng đồng dân chúng), về cơ bản các rào cản đã bị xóa bỏ hoàn toàn Thêm vào đó, quyền tự do tiếp nhận dịch vụ của người tiếp nhận dịch vụ cũng tạo điều kiện cho dịch vụ được tự do cung cấp,

di chuyển từ lãnh thổ nước này qua lãnh thổ nước khác

2.2 Đối với ASEAN

Mức độ tự do hóa trong di chuyển dịch vụ của ASEAN mới thực hiện được một phần nhất định, chưa được sâu rộng như ở Liên minh châu Âu EU Hiện nay ASEAN mới

kí kết được hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày 15/12/1995) tại Bangkok Thái Lan Hiệp định nhằm xóa bỏ các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế

mở cửa thị trường giữa các nước thành viên Tuy nhiên hiệp định này được áp dụng theo

lộ trình, theo các mốc thời gian, qua các vòng đám phán về dịch vụ trong khuôn khổ hội nghị bộ trưởng kinh tế Do đó về mức độ tự do di chuyển dịch vụ còn được triển khai dần dần, chưa thể gỡ bỏ hoàn toàn các rào cản dịch vụ như ở Liên minh châu Âu EU

Ví dụ ở EU công dân các nước thành viên được tự do thành lập công ty dịch vụ ở quốc gia thành viên khác, thì ở ASEAN mới chỉ dừng lại ở việc cho phép quốc gia thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở quốc gia thành viên khác Cụ thể Cho phép nước ngoài góp ít nhất 70% vốn trong 4 ngành ưu tiên hội nhập (2010 )và góp ít nhất 51% vốn trong dịch vụ logistics và các ngành dịch vụ khác (2010) Cho phép nước ngoài góp ít nhất 70% vốn trong dịch vụ logistics (2013) Và cho phép nước ngoài góp ít nhất 70% vốn trong tất cả các ngành dịch vụ (2015)

3 Cách thức thực hiện tự do di chuyển dịch vụ

Về cơ bản cả EU và ASEAN đều có các cách thức hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ, nhằm tiến tới xây dựng 1 thị trường đơn nhất, các biện pháp này

Trang 3

nhằm xóa bỏ hạn chế tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử, tuy nhiên cách thức thực

hiện giữa 2 khối này lại khác nhau:

3.1 Đối với Liên minh châu Âu EU

Nhằm thực hiện tự do di chuyển dịch vụ trong thị trường nội địa EU, trong TFEU

và Chỉ thị về dịch vụ đã quy định các cách thức xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ bằng các cách cho phép tối đa các nhà cung cấp dịch vụ xâm nhập thị trường nội địa EU Cụ thể, bao gồm các hình thức sau:

Thứ nhất là tự do cung cấp dịch vụ Theo quy định tại điều 56 TFEU: “những giới hạn đối với công dân của quốc gia thành viên trong việc tự do cung cấp dịch vụ khi cung cấp dịch vụ tại một quốc gia thành viên khác sẽ bị cấm trong liên minh” Theo quy định

này, cấm các quốc gia không được tạo ra bất kì sự phân biệt đối xử nào, một cách trực tiếp hay gián tiếp trên cơ sở quốc tịch Bên cạnh đó, điều 56 TFEU còn cấm những biện pháp của các quốc gia mặc dù không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch nhưng có khả năng cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc thực hiện các quyền tự do

cơ bản”

Ngoài ra khoản 2 điều 16 Chỉ thị về dịch vụ cũng quy định, các quốc gia thành viên không được giới hạn việc cung cấp dịch vụ đối với một nhà cung cấp dịch vụ được thành lập ở quốc gia khác, bằng việc cấm hoặc có những yêu cầu nhất định, ví dụ như: cấm các hình thức hiện diện thương mại của nhà cung cấp bao gồm cả văn phòng, hay chi nhánh trên lãnh thổ nước mình, để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ; hoặc yêu cầu nhà ucng cấp dịch vụ phải thành lập trên lãnh thổ quốc gia nơi dịch vụ được cung cấp, phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền …

Có thể thấy đây là những quy định rất hợp lí được liên minh châu Âu áp dụng, trong khi ở ASEAN cơ chế thù tục còn rườm rà, đặc biệt là thủ tục xin cấp giấy phép rất mất thời gian và chi phí tốn kém

Thứ hai là tự do thành lập nhà cung cấp dịch vụ Theo điều 49 TFEU quy định cấm

bất kì hạn chế nào đối với công dân nước thành viên trong việc thành lập các cơ quan chi nhánh hoặc công ty con lên lãnh thổ nước khác Để đảm bảo cho quyền tự do thành lập Chỉ thị về dịch vụ quy định các quốc gia thành viên không được đề ra các quy định điều chỉnh việc tiếp cận hoặc là thực hiện các hoạt động dịch vụ trên lãnh thổ nước mình

Thứ ba, công nhận chứng chỉ nghề nghiệp là yếu tố có tác động không nhỏ đối với

tự do di chuyển dịch vụ của EU Điều 5 Chỉ thị 36 năm 2005 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng về công nhận chứng chỉ nghề nghiệp quy định các quốc gia không được đưa ra những giới hạn hạn chế sự tự do di chuyển của dịch vụ trên lãnh thổ quốc gia khác vì lí do

gì liên quan đến chứng chỉ nghề nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ, nếu nhà cung cấp dịch

vụ được thành lập, hoạt động hợp pháp tại một quốc gia đúng với nghề nghiệp mà nhà cung cấp dịch vụ đang tiến hành tại đó và tại quốc gia mà nhà cũng cấp dịch vụ di chuyển đến

Trang 4

3.2 Đối với ASEAN

Hiện nay cơ chế xóa bỏ và hạn chế các rào cản thương mại dịch vụ được thực hiện theo 3 bước: AFAS đưa ra khung pháp lý chung cho tiến trình hạn chế và xóa bỏ rào cản, tiếp theo các ngành dịch vụ được ưu tiên đưa ra phạm vi và lộ trình cụ thể về hạn chế xóa

bỏ rào cản thương mại, và sau đó các quốc gia thành viên đàm phán để mở rộng phạm vi

và mức độ tự do hóa của từng lĩnh vực

Theo quy định tại AFAS, các quốc gia tiến hành tự do hóa thương mại dịch vụ

bằng cách: thứ nhất, xóa bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các quốc gia thành viên Thứ hai, cấm các biện pháp phân biệt

đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối

xử hơn Thứ ba, các quốc gia đồng thời sẽ tiến hành đàm phán gây ảnh hưởng đến thương

mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể Các cách thức hạn chế và xóa bỏ rào cản thương mại của ASEAN nhin chung còn hạn chế và

Ngoài ra, công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng là cách thức để xóa bỏ các rào cản thương mại, tiến tới tự do hóa thương mại dịch vụ Công dân

1 quốc gia ASEAN có thể cung cấp dịch vụ tại một quốc gia thành viên khác, khi được công nhận chứng chỉ nghề nghiệp và được cấp phép hành nghề Tuy nhiên để được công nhận chứng chỉ nghề nghiệp và được cấp phép hành nghề người nộp đơn phải thỏa mãn những điều kiện nhất định, như là yêu cầu về đào tạo, kiến thức hay kinh nghiệm …tiếp

đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để công nhận và cấp giấy phép hành nghề

Có thể thấy đây là điểm khác biệt cơ bản so với EU, 2 khu vực EU và ASEAN cùng tiến hành liên kết, hội nhập nhưng ngay từ thời điểm xuất phát, trình độ phát triển trong từng khu vực đã có sự chênh lệch nhau khá rõ Tuy trình độ phát triển của EU 27 có chênh lệnh, không đồng đều, song so với trình độ phát triển chung của thế giới, các nước này vẫn xếp vào loại trung bình Trái lại, các nước ASEAN, xét về kinh tế, trình độ phát triển vào thời điểm ra đời (1967) nói chung thuộc loại thấp so với mặt bằng chung trên thế giới, đến nay, trình độ phát triển là rất khác nhau Về trình độ, mức độ hội nhập, liên kết của EU và ASEAN cũng rất khác nhau Các nước EU ngay từ khi ra đời (1951) đã bắt đầu xây dựng các cộng đồng kinh tế (1951 và 1957) rồi liên minh hải quan, kinh tế tiền tệ mà đỉnh cao là cho ra đời đồng tiền chung EURO (2002) Còn các nước ASEAN mà tiền thân

là ASA ra đời muộn hơn 10 năm so với ECSC (1961), nhưng phải đến năm 1992, các nước ASEAN hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), một hình thức liên kết tầm thấp hơn thị trường chung, nếu xét ở mức độ mở cửa của nền kinh tế thị trường

Cho đến nay, EU là một tổ chức liên kết, hội nhập thành công nhất hiện nay trên thế giới ASEAN đã có những thành công nhất định về liên kết, hội nhập, tuy vậy, để xây dựng mô hình phát triển vững chắc, ASEAN còn phải học tập rất nhiều đặc biệt từ những bài học thành công và thách thức của EU

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Minh Tiến - Phạm Hồng Hạnh, Pháp luật Liên minh châu Âu, 2011.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội, 2012

3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995

4 Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) từ tầm nhìn tới hành động : Khoá luận tốt nghiệp / Nguyễn Thu Trang; Người hướng dẫn: TS Nguyễn Toàn Thắng - Hà Nội, 2011

Ngày đăng: 19/03/2019, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w