Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vòa sự phát triển của nên kinh tế mà Chính phủ các nước thực hiện các chính sách tiền tệ một cách khác nhau nhằm phát huy hiệu quả, tránh được những tác động xấ
Trang 1MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô được đề ra và thực hiện nhằm mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm trong
xã hội Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vòa sự phát triển của nên kinh tế mà Chính phủ các nước thực hiện các chính sách tiền tệ một cách khác nhau nhằm phát huy hiệu quả, tránh được những tác động xấu từ nền kinh tế thế giới
ở Việt Nam, bên cạnh chính sách tài khóa, Chính phủ thực hiện chính sách tiền
tệ cũng được chính phủ ưu tien thực hiện như một giải pháp quan trọng phát huy hiệu quả
Với ý nghĩa đó, được sự gợi ý của tổ bộ môn, em xin chọn đề tài: “ Hãy làm rõ nội dung và tác động của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ
mô ở Việt Nam hiện nay”
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ
1.1 khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (monetary policy) Chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ , thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối
1.2 mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn Còn khi kinh
tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền
thực chất của chính sách tiền tệ nhằm cụ thể hóa những biện pháp nhằm tác động vào mức cung tiền của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến lãi xuất trên thị trường thông qua vai trò của lãi xuất, chính sách tiền tệ tác động vào tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế, thúc đảy các hoạt động trong nền kinh tế nhằm giải quyết các mục tiêu kinmh tế vĩ mô đã đề ra gắn với trừng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế
Trang 21.3 các công cụ của chính sách tiền tệ
Gồm có 6 công cụ sau:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất Nó là 1 công cụ rất lợi hại Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại
tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá
là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ
Trang 31.4 phân loại chính sách tiền tệ
chính sách tiền tệ có 2 loại: chính sách tiền tệ mở rộng và chi9nhs sách tiền tệ thắt chặt tùy theo tình hình hoạt động của nề kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ mô
đã được đặt ra tronh mỗi thời kỳ phát triển của nề kinh tế xã hội mà ngân sách trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách đó
Chính sahcs tiền tệ mở rộng là việc ngana hàng trung ương mở mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi xuất giảm xuống và làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc ngân hang ftrung ương tác động làm giảm mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi xuất trên thị trường tăng lên, thu hẹp tổng cầu, làm cho mức giá chung giảm xuống
Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, nền kinh tế đang ở tình trạng quá nóng, lạm phát có nguy cơ bừng nổ, Trái lại chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc có mức tăng trưởng thấp
Chương 2: Nội dung và tác động của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay
2.1 Nội dung của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù những khó khăn của kinh tế thế giới năm 2011 đã được lường trước, nhưng những biến động trong năm vẫn nằm ngoài dự đoán Giá vàng giao động với biên độ mạnh chưa từng có và liên tiếp lập các đỉnh lịch sử; khủng hoảng nợ của Hy lạp lan rộng sang các nước Châu Âu, giá nguyên vật liệu (NVL) leo thang, đặc biệt là giá dầu… Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 9/2011 của Ngân hàng thế giới, trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 giảm sút, thì giá dầu tăng khoảng 30,6%, giá NVL phi dầu tăng 21,2% Giá tiêu dùng cũng tăng cao, ở các nước phát triển khoảng 2,6%, các nước đang phát triển khoảng 7,5% (so với các mức tương ứng 1,6% và 6,1% năm 2010)
Trong nước, đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn nhất Ngoài tác động của biến động kinh tế thế giới, những khó khăn trong nước còn xuất phát
từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế Giá vàng trong nước luôn vượt xa so với giá vàng thế giới Giá cả tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 và 11/2010 lần lượt là 1,9% , 2% và vượt lên trên 2% vào các tháng 2, 3/2011
Trong bối cảnh như vậy, chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt đã được áp dụng kể
từ ngày 5/11/2010 và được tăng cường với Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 Có thể nói, CSTT thắt chặt với các giải pháp hành chính hỗ trợ là một lựa chọn hợp lý
Trang 4trước các bất ổn gia tăng trong nền kinh tế.
Tính chung cả năm, tổng phương tiện thanh toán (PTTT) dự kiến tăng 10%; Tăng trưởng tín dụng khoảng 12-13%, trong đó tín dụng sản xuất kinh doanh tăng 15%, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24%, có thời điểm hơn 30%; Tín dụng xuất khẩu tăng 58%; ngược lại tín dụng chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh
Lạm phát, do vậy đã được kiềm chế Kể từ tháng 8, CPI đã xuống dưới
1%/tháng Các áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt Khoảng cách tỷ giá trên thị trường tự do
và tỷ giá chính thức thu hẹp, có thời điểm tỷ giá thị trường tự do thấp hơn tỷ giá chính thức Giá vàng trong nước cũng đã được kéo xuống gần với giá vàng thế giới hơn và đã có thời điểm giá vàng trong nước xuống thấp hơn gía vàng thế giới qui đổi
2.2 Những tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt
Tác động tới các ngân hàng thương mại
Trước hết, do giá vàng, tỷ giá biến động mạnh, do CPI các tháng cuối năm 2010
và đầu năm 2011 ở mức rất cao, do là các tháng áp Tết Nguyên đán, cộng việc áp trần LS huy động VND 14%/năm, nên nguồn vốn vào hệ thống ngân hàng đã chững lại, thậm chí giảm Tháng 1, nguồn vốn huy động của cả hệ thống giảm gần 2,5% so với cuối năm 2010 Các tháng sau, nguồn vốn đã phục hồi, nhưng mức tăng thấp hơn nhiều so với các năm trước Nguồn vốn vào hệ thống chỉ tăng đáng
kể khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện mua USD vào các tháng giữa năm Mặc dù vậy, tính đến cuối tháng 10, huy động của cả hệ thống chỉ tăng 8,59% so với cuối năm 2010 (khoảng 40% mức tăng cùng kỳ năm ngoái)
Nguồn vốn vào rất hạn chế, đối lập với nhu cầu rất lớn của các NHTM, ngay cả khi áp trần tín dụng mới, do các nghĩa vụ trả nợ tiền gửi cũng như nghĩa vụ thực hiện các cam kết giải ngân tín dụng từ trước lớn, nên thanh khỏan của các NHTM luôn ở tình trạng căng thẳng Cộng với việc theo đuổi CSTT thắt chặt, NHNN tăng
LS trên thị trường mở, kéo theo việc tăng LS trên thị trường liên ngân hàng (LNH) (vào tháng 4, Lãi suất trên thị trường LNH kỳ hạn qua đêm lên tới 19 – 20%/năm, kỳ hạn 1 tháng khoảng 22 – 23%/năm) và việc qui định tỷ lệ huy động trên thị trường 2 tối đa là 20% huy động trên thị trường 1, nên lách trần LS huy động cùng với các sản phẩm huy động siêu ngắn đã bùng phát
LS huy động được các NHTM đẩy lên ngay từ những tháng đầu năm Mức vượt trần phụ thuộc vào qui mô tiền gửi và “nghệ thuật thương lượng” của khách hàng, nhưng phổ biến lên khoảng 3 – 5%/năm, tức 17 – 20%/năm, không phân biệt
Trang 5ngân hàng to nhỏ Bên cạnh đó, các NHTM cũng áp dụng các hình thức khuyến mãi khác như tặng quà, rút thăm trúng thưởng Vấn đề là trần LS đã được NHNN chính thức qui định từ 3/3/2011(trước đó là các NHTM tự thỏa thuận), nên việc lách trần LS huy động đã gây ra những méo mó đáng kể trong công tác hạch toán
kế toán Nghiêm trọng hơn là văn hóa kinh doanh ngân hàng suy giảm khi tình trạng hai giá phổ biến, khách hàng đến ngân hàng giao dịch đương nhiên mặc cả
LS, không quan tâm tới trần LS của NHNN, bảng LS giao dịch của ngân hàng Thứ hai, tăng tính bị động và rủi ro thanh khoản đối với hoạt động ngân hàng: Không dừng lại ở đó, LS huy động không kỳ hạn cũng được đẩy lên tương ứng với
LS có kỳ hạn Các sản phẩm tiền gửi kỳ hạn siêu ngắn đã được các NHTM nhanh chóng chào bán, nhằm đánh vào tâm lý khách hàng gửi tiền trong thời bão giá Các NHTM cũng cho khách hàng rút tiền gửi linh hoạt và tính LS theo kỳ hạn thực gửi (thực chất là áp lãi tiền gửi có kỳ hạn đối với những khoản tiền gửi không kỳ hạn) Như vậy, không chỉ chi phí bị đội lên, các NHTH còn tự đẩy họ vào các điều kiện bất lợi, bị động, rủi ro Cộng với thực tế các khoản tín dụng đều có kỳ hạn và có tới 30 – 40% dư nợ tín dụng là tín dụng trung dài hạn thì rủi ro thanh khoản đối với hệ thống đã tăng vọt Hệ quả dễ nhận thấy là những khó khăn về thanh khoản, nhất là đối với các NHTM nhỏ kể từ thời điểm NHNN cưỡng chế nghiêm ngặt trần LS huy động 14% từ tháng 9/2011 Việc hợp nhất 3 ngân hàng vừa qua cho thấy sự căng thẳng thanh khoản trong hệ thống và điều này sẽ hạn chế không ít khả năng điều hành CSTT nói chung, chủ trương giảm LS nói riêng
Tăng tín dụng so với cuối năm 2010 Nguồn: số liệu trên mạng rickstock
Thứ ba, mất cân đối tiền tệ, thanh khoản ngoại tệ căng thẳng và áp lực tỷ giá: Huy động VND hạn chế đã thúc đẩy các NHTM tìm kiếm các nguồn thay thế Ngoại tệ
là lựa chọn đầu tiên, không chỉ bởi nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế dồi dào, mà lợi ích cao so với tín dụng VND cũng tạo ra các động lực mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng ngoại tệ Tín dụng ngoại tệ đã tăng mạnh kể từ những tháng đầu năm Mặc dù khoảng cách giữa tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ và VND đã được thu hẹp với hàng loạt chính sách hạn chế tín dụng ngoại tệ (tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ; áp tỷ lệ DTBB 1% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD ở nước ngoài; thu hẹp đối tượng tín dụng ngoại tệ; ), nhưng cả năm, ước tín dụng ngoại tệ vẫn tăng tới 18,7%, gần gấp đôi tốc độ tăng dư nợ VND
Do dư nợ và huy động ngoại tệ tăng nhanh trong các tháng đầu năm, nên việc áp trần LS huy động USD, thực hiện qui định bán ngoại tệ của các tổ chức và siết chặt
Trang 6quản lý ngoại hối, quản lý ổn định tỷ giá nên các NHTM lại rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản ngoại tệ Các sản phẩm huy động ngoại tệ đa dạng lại xuất hiện gây khó khăn cho công tác quản lý tỷ giá, quản lý ngoại hối và quản lý vấn đề đô la hóa của NHNN
Thứ tư, dư nợ nền kinh tế thấp so với trần cho phép và nợ xấu gia tăng: Dư nợ cả năm ước chỉ tăng 12 – 13%, thấp hơn so với trần cho phép Lý do từ cả hai phía Bản thân nhu cầu vay cũng hạn chế do LS quá cao, trong khi hạn chế lượng tiền trong nền kinh tế cũng làm giảm mạnh sức mua trong nước Xuất khẩu tăng chủ yếu là do giá tăng vì kinh tế thế giới cũng trì trệ hơn so với năm 2010 Phía cung, một số có khả năng cho vay thì bị giới hạn bởi trần, số khác còn “room”, nhưng lại không có nguồn Bên cạnh đó, LS trên thị trường LNH cao cũng khuyến khích các NHTM cho vay các NHTM, TCTD khác, thay vì cho vay nền kinh tế Hệ quả là dư
nợ cả năm chỉ tăng 12- 13%, còn nợ xấu gia tăng, ở mức 3,6-3,8% trên tổng dư nợ Các tác động tới nền kinh tế
Không chỉ hệ thống ngân hàng, các TCTD rơi vào tình trạng đứng ngồi không yên, mà theo tính toán sơ bộ cũng có tới hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa Tổng đầu tư xã hội cũng chịu tác động nặng nề, đặc biệt là đầu tư khu vực ngoài nhà nước Theo số liệu cuả Tổng cục Thống kê, tổng đầu tư xã hội năm 2011 tăng 5,7%, mức thấp nhất trong 5 năm qua, đặc biệt đầu tư ngoài nhà nước năm 2011 chỉ tăng 3,3%, chỉ vào khoảng 1/8 tốc độ tăng của năm 2010
Tốc độ tăng đầu tư theo thành phần kinh tế Sức mua nền kinh tế Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sức mua nội địa cũng giảm mạnh Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tăng 24,2% so với năm 2010 Nếu loại trừ yếu tố giá, thì mức tăng là 4,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 14% năm 2010
và 11% năm 2009
2.3 các giải pháp nhằm thực thiện chính sách tiền tệ trong thời gian tới
Trước mắt, điều hành CSTT nên nhằm vào việc giảm LS, đảm bảo mức dư nợ
và cơ cấu tăng trưởng hợp lý cho nền kinh tế Nếu xu hướng đầu tư tư nhân và sức mua nội địa năm 2011 tiếp tục kéo sang năm 2012 thì các quá trình cải cách nền kinh tế sẽ khó thành hiện thực Vấn đề là giảm LS cho vay như thế nào; làm thế nào để có mức dư nợ hợp lý và cơ cấu tăng trưởng hỗ trợ quá trình cải cách trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận tiện? Vấn đề thanh khoản của các NHTM
Trang 7vẫn hiện hữu Các bất ổn trên thế giới và trong nước vẫn thường trực LS do vậy khó có thể giảm nếu không có các can thiệp hành chính (mặc dù một số NHTM lớn
đã giảm lãi suất cho vay theo các chương trình cụ thể) Tuy nhiên, nếu giảm trần
LS huy động thì căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục, nhất
là đối với các ngân hàng nhỏ Áp lực trên thị trường LNH sẽ lại hiện hữu, khi đó
áp lực đối với LS trên thị trường LNH lại tăng cao, NHNN khó theo đuổi mục tiêu giảm LS cho vay và nguồn vốn tín dụng nền kinh tế sẽ có nhiều hạn chế Bên cạnh
đó, ngay cả khi áp trần LS huy động, các tác động tới LS cho vay cũng còn một khoảng cách xa Do vậy, rất có thể sẽ phải tính đến giải pháp hành chính trực tiếp hơn trong việc giảm LS cho vay
Thứ hai, ngoài các giải pháp xử lý tình trạng nguồn USD của đất nước nằm rải rác ngoài hệ thống tiền tệ, ngân hàng, dẫn đến thâm hụt cán cân tổng thể chính thức trong khi nguồn vốn vào lớn hơn thâm hụt tài khoản vãng lai, gây áp lực giả tạo lên tỷ giá, các chính sách tín dụng ngoại tệ cũng cần phải tiếp tục được điều chỉnh theo hướng hạn chế khoảng cách lợi ích của tín dụng ngoại tệ với tín dụng VND, xem đây là một trong hệ thống các giải pháp xử lý vấn đề đô la hóa nền kinh
tế
Thứ ba, bên cạnh đó, CSTT cũng sẽ nhằm vào việc lành mạnh hóa hệ thống NHTM, các TCTD Đây là vấn đề cốt lõi đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt là đối với nước ta Vấn đề sáp nhập, hợp nhất mới chỉ là một khía cạnh, chủ yếu là tăng qui mô, phạm vi, có thể đi kèm với giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng của ngân hàng sau hợp nhất Vấn đề cốt lõi nằm ở hệ thống quản trị NHTM Tăng cường quản trị NHTM theo các tiêu chuẩn
an toàn là định hướng đã được xác định và sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt Đi kèm với đó là hệ thống chế tài đủ mạnh, hệ thống thanh tra, kiểm tra, báo cáo có hiệu qủa, hiệu lực Vấn đề phân khúc thị trường hoạt động của từng nhóm cũng là vấn đề cần phải xem xét, nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và các tác động hệ thống, nhất là đối với ngân hàng, khu vực có tác động dây chuyền nhanh, trên qui mô rộng lớn./
Đánh giá chung: trong bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của chính phủ, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã được thực hiện góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
KẾT BÀI
Có thể nói chính sách tiền tệ và những tác động của nó tới nề kinh tế là vô cùng
to lớn, nếu chính sách tiền tệ không được thực hiện đúng đắn phù hợp với điều
Trang 8kiện kinh tế trong nước thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nề kinh tế đất nước theo chiều hướng xấu và ngược lại, chính sahcs tiền tệ được thực hiện phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đưa kinh tế dần dần ra khỏi quỹ đạo của cuộc khủng hoảng