1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khảo sát sức khỏe sinh sản TD

74 544 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 4,27 MB
File đính kèm Khảo sát sức khỏe sinh sản-TD.rar (350 KB)

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNGNGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC Giáo viê

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC

Giáo viên hướng dẫn:

MAI ÁNH TUYẾT

Học sinh thực hiện:

Trương Hoàng Uyên – 11A5

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Trang 2

CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ

TRỌNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC

Trang 4

Chúng tôi xin cam kết đề tài “Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thức sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu điều tra

được thực hiện ở 3 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Bình Thủy vàTHPT Bùi Hữu Nghĩa Các kết quả, số liệu trình bày trong nghiên cứu là trungthực và chưa được ai công bố trong bất cứ đề tài hay dự án nào trước đây

Trang 5

Để hoàn thành được nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sựgiúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, gia đình và các bạn bè Nay tôi xin gửi lờicảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:

- Ban giám hiệu Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Bình Thủy

và THPT Bùi Hữu Nghĩa đã t ạo đi ều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứucủa mình một cách thuận lợi

- Cô Mai Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý ki ến và chia sẻnhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời luôn động viên, khích lệ chúng tôi, giúpchúng tôi vượt qua những khó khăn, đi ều chỉnh những thiếu sót để hoàn thành

dự án nghiên cứu khoa học này

- Thầy, Cô trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng đã tận tình hướng dẫn,giảng dạy và truyền nhiều kiến thức quý báu cho chúng tôi trong quá trình họctập vừa qua Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô

tổ Sinh – Công nghệ và các Thầy, Cô trong Hội đ ồng khoa học của trườngTHPT Chuyên Lý Tự Trọng đã chân thành đóng góp và chia sẻ ý kiến của mìnhcho nghiên cứu của chúng tôi, giúp đề tài được hoàn thiện hơn

- Các bạn học sinh lớp 10 ở 3 trường Trường THPT Chuyên Lý

THPT Bình Thủy và THPT Bùi Hữu Nghĩa đã vui lòng hợp tác tích

việc hoàn thành các phiếu đi ều tra giúp cho việc đi ều tra được tiến

cách tốt đẹp

Tự Trọng,cực tronghành một

- Cha mẹ, anh chị luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành dự án nghiên cứu này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả nghiên cứu

Ngô Trí Minh Phương Trường Hoàng Uyên

Trang 6

Vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) hiện nay đang sống trong môi trường

xã hội mới, có nhiều cơ hội để phát triển và cũng có nhiều nguy cơ, thách thức Một trong những vấn đề còn tồn tại trong VTN/TN Việt Nam hiện nay là sự thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) Vì vậy, nghiên cứu này được đề xuất và thực hiện nhằm xác định được mức độ hiểu biết, nhận thức, quan đi ểm của học sinh lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ về kiến thức SKSS/SKTD, xác đ ịnh đư ợc mức đ ộ trao đ ổi thông tin và nguồn thông tin tham khảo của học sinh (HS) lớp 10 về các vấn đề liên quan đến SKSS/SKTD Đồng thời tìm hiểu một số khó khăn mà HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ hiện nay đang g ặp phải khi tìm hiểu về kiến thức SKSS/SKTD Qua đó, đ ề xuất một số biện pháp nhằm để khắc phục, nâng cao hiểu biết của HS lớp 10 về vấn đề này.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lí luận bằng cách phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan và nghiên cứu thực tiễn bằng phương pháp đi ều tra thông qua bảng hỏi Số liệu được xử lí thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 Các dữ liệu được thống kê, mô tả qua các thông số: trung bình, phần trăm, độ lệch chuẩn, độ tin cậy Cronbach’s Anpha.

Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 10 ở 3 trường: THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Bùi Hữu Nghĩa và THPT Bình Thủy Số lượng mẫu là 846.

Kết quả: 26,7% HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ xác nhận

đã có người yêu; 67,38% HS chưa hiểu đúng và đầy đủ về SKSS; 64,78% HS có nhận thức đúng đ ắn về tình dục an toàn; có nhận thức đầy đủ về QHTD ở lứa tuổi học trò, tác hại của việc nạo phá thai và các con đư ờng lây nhiễm HIV/AIDS 25,18% HS hiểu sai về tình dục an toàn; “chưa biết sử dụng” các biện pháp tranh thai phổ biến được khảo sát, đặc biệt là “chưa biết sử dụng” bao cao su; còn mơ hồ về tác đ ộng và ý nghĩa s ử dụng của các phương pháp tránh thai Nguồn cung cấp thông tin về các phương pháp tránh thai cho HS nhiều nhất là từ báo, đài, ti vi tiếp theo là nhà trường Nguồn cung cấp thông tin

ít nhất cho HS là từ gia đình, tiếp đến là cán bộ kế hoạch hóa gia đình, bạn bè

và cuối cùng là các cơ sở y tế Mức độ tương tác, trao đổi thông tin giữa HS với thầy, cô về các vấn đề SKSS/SKTD là "không bao giờ" Khó khăn mà HS đang gặp phải khi tìm hiểu về các thông tin SKSS/SKTD là nguồn tài liệu, nhà trường, thầy cô ít đề cập đến vấn đề SKSS và gia đình ít trao đổi thông tin với HS vì vấn

đề khá nhạy cảm.

Từ khóa: Bình Thủy, Cần Thơ, Học sinh lớp 10, Sức khỏe sinh sản, Sức

khỏe tình dục.

Trang 7

LỜI BẢN QUYỀN i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

Chương I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Một số khái niệm 3

2.1.1 Vị thành niên 3

2.1.2 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục 3

2.2 Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT 4

2.3 Một số nghiên cứu về SKSS/SKTD 4

2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới …4

2.3.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam ……8

Chương III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 11

3.1 Phương pháp nghiên cứu 11

3.1.1 Nghiên cứu lí luận ……12

3.1.2 Nghiên cứu chính thức ……11

3.1.2.1 Phương pháp điều tra Anket ……12

3.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn ……14

3.1.2.3 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu ……14

3.2 Kế hoạch nghiên cứu 15

3.3 Phương tiện nghiên cứu 16

Trang 8

4.1 Kết quả thống kê về đối tượng khảo sát 17

4.2 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về SKSS 17

4.3 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về quan hệ tình dục 18

4.3.1 Quan điểm về quan hệ tình dục 18

4.3.2 Quan điểm về QHTD ở lứa tuổi học trò 19

4.3.3 Nhận thức của HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, Cần Thơ về tình dục an toàn 20

4.4 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về các phương pháp tránh thai 21

4.4.1 Hiểu biết về một số phương pháp tránh thai 21

4.4.2 Hiểu biết của HS về cách sử dụng hai phương pháp tránh thai cơ bản 21 4.5 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về HIV/AIDS 27

4.6 Mức độ trao đổi thông tin về kiến thức SKSS/SKTD của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ đối với người thân 28

4.7 Ý kiến của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về SKSS/SKTD 28

4.7.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của một số chủ đề về SKSS/SKTD 28

4.7.2 Những khó khăn của HS đang mắc phải khi tìm hiểu về SKSS/SKTD 29 4.7.3 Mức độ hài lòng của HS về kiến thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa Sinh học 10 30

4.7.4 Đề nghị của HS với nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về SKSS/SKTD 30

Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Đề xuất 32

5.2.1 Về phía nhà trường, các tổ chức giáo dục 32

5.2.2 Về phía chính quyền địa phương 33

5.2.3 Về phía gia đình 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 36

Trang 9

Bảng 2.2: Tình hình nạo phá thai năm 2013 ở Việt Nam 9

Bảng 2.3: Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai phân theo tuổi 9

Bảng 2.4: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phân theo tuổi năm 2013 10 Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tuổi 15 – 19 các năm từ 2009 - 2013 10

Bảng 4.4: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về QHTD ở lứa tuổi học trò. 19

Bảng 4.5: Nhận thức của HS lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về tình dục an toàn 20

Bảng 4.6: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần

Thơ về một số phương pháp tránh thai 21

Bảng 4.7: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần

Thơ về cách sử dụng bao cao su nam 22

Bảng 4.8: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần

Thơ về cách tính chu kì kinh nguyệt 23

Bảng 4.9: Ý kiến của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ đối với các quan điểm về các biện pháp tránh thai 24

Bảng 4.10: Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai cho HS lớp 10

trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ 25

Bảng 4.11: Hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về hậu quả của việc nạo phá thai 27

Bảng 4.12: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về các biện pháp tránh thai 27

Trang 10

ở Bình Thủy, Cần Thơ với một số đối tượng 28

Bảng 4.14: Đánh giá của HS lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về mức độ cần thiết của một số chủ đề về SKSS 29

Bảng 4.15: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố

Cần Thơ về các biện pháp tránh thai 29

Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về các kiến

thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa Sinh học 10 hiện nay 30

Bảng 4.17: Đề nghị của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ đối với nhà trường 31

Trang 11

Hình 4.1 Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về sức khỏe sinh sản ở 3

trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ 18

Hình 4.2 Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về tình dục an toàn ở 3

trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ 21

Hình 4.3 Kết quả khảo sát hiểu biết của HS lớp 10 về cách sử dụng bao cao su

nam ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ 22

Hình 4.4 Kết quả khảo sát hiểu biết của HS lớp 10 về cách tính chu kì kinh

nguyệt ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ 23

Hình 4.5 Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai

cho HS lớp 10 của chung 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ

25

Hình 4.6 Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai

cho HS lớp 10 ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ 26

Trang 12

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên Học sinh

Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (International Conference on Population and Development)

Quan hệ tình dục Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục Trung học phổ thông

Ủy ban Kinh tế

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (United Nations Fund for Population Activities)

Vị thành niên, thanh niên

Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 13

Chương I GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số “vàng”, trong đó vị thành niên, thanh niên(VTN/TN) là nguồn lực quan trọng của đất nước VTN/TN hiện nay đang sống trong môitrường xã hội mới, có nhiều cơ hội để phát triển, song cũng có không ít nguy cơ và tháchthức, trong đó có nhi ều nguy cơ về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục(SKSS/SKTD)

Tại Hội nghị thực hiện chính sách pháp luật về chăm sóc SKSS/SKTD VTN/TN

do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối

hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/8/2014, hội

KHHGĐ Việt Nam đã thống kê: số lượt phá thai hằng năm ở nước ta là 300.000 ca, trong

đó phá thai ở tuổi VTN chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số ca nạo phá thai Tỷ lệ nạo phá thaicủa Việt Nam xếp vào loại cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 so với thế giới Tỷ lệ nàyđang có xu hướng gia tăng và có thể còn cao hơn 300.000 ca/năm Đây không chỉ là mộtgánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lạinhững hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục (QHTD) lần đầucủa VTN ở Việt Nam ngày càng sớm Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai,HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7%VTN/TN sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên Quỹ Dân số Liên HợpQuốc cũng nhận định: không phải tất cả người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận thôngtin và dịch vụ về SKSS, đặc biệt là VTN/TN chưa lập gia đình và người dân sống

ở vùng sâu, vùng xa

Năm 2013, Liên Hợp Quốc đã lấy chủ đề ngày dân số thế giới là “Mang thai ở tuổi

vị thành niên” và năm 2014 là “Đầu tư cho thanh niên - ngay từ lúc này, không thể chậmtrễ hơn”, đi ều đó ch ứng tỏ có sự quan tâm rất lớn đến giới trẻ Chăm sóc SKSS/SKTDcho VTN/TN đã và đang đóng vai trò quan tr ọng trong nâng cao sức khỏe nói chung vàđảm bảo duy trì thế hệ khỏe mạnh tiếp theo

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thức sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục” được đề xuất nhằm góp một phần công sức của mình trong công cuộc chung của

quê hương Cần Thơ và của cả nước trong việc chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN/TN nóichung và cho các bạn học sinh (HS) nói riêng

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Khảo sát và đánh giá đư ợc mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ về các kiến thức SKSS/SKTD

- Khảo sát được một số tâm tư, nguyện vọng có liên quan đến việc tìm hiểu các kiến thức về SKSS/SKTD của HS lớp 10

- Điều tra được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên từ đó đề xuất một số phươngpháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục SKSS/SKTD cho HS lớp 10 trên địa bàn quậnBình Thủy, thành phố Cần Thơ nói riêng và HS THPT nói chung

Trang 15

Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.1.1 Vị thành niên

Thuật ngữ Adolescent (VTN) được nhà tâm lí học S Stanlay Hall đề xuất vào năm

1904 dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi đang trưởng thành.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đo ạn phát triển của conngười chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, từ 10 – 19 tuổi Đây là đ ộ tuổi

có những chuyển đổi quan trọng, thể hiện ở sự phát triển và biến đổi nhanh về chiều cao,chỉ thua thai nhi Các quá trình sinh học là các tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trìnhnày, trong đó tuổi dậy thì đánh dấu sự chuyển đổi từ độ tuổi thiếu niên sang vị thành niên.Theo từ điển Tiếng Việt, VTN là những người chưa đến tuổi trưởng thành để chịutrách nhiệm về những hành động của mình VTN là một giai đo ạn trong quá trình pháttriển của con người với đặc đi ểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sựtrưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để

có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội (Nguyễn Thị Phương Nhung, 2009)

Theo chương trình SKSS/SKTD VTN/TN của khối Liên minh châu Âu và QuỹDân số LHQ, độ tuổi từ 15 - 24 là độ tuổi vị thành niên Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ

và KHHGĐ thuộc bộ Y tế Việt Nam thì lứa tuổi VTN là từ 10 - 19 tuổi Nhìn chung, chỉ

số này được qui định khác nhau ở từng nước trên thế giới

2.1.2 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục

Theo Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 tại Cairo (ICPD): “SKSS

là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không đơn thuần là có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó”.

“SKTD là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và quan hệ xã hội liên quan đến tình dục”.

Sức khỏe tình dục là một khái niệm thuộc về sức khỏe sinh sản Chăm sóc SKSSgiúp cho mọi người có thể phòng chống cũng như ngăn ngừa một số căn bệnh tình dụcnguy hiểm, giữ được tinh thần thoải mái và có được các mối quan hệ lành mạnh

Theo Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), vấn đề SKSS đang được mọi người quantâm nhưng hiện trạng ngày nay ở mức báo động thể hiện qua: nạn tảo hôn và kết hôn ởtuổi VTN, mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN, những bệnh lây qua đường tìnhdục tăng cao, bị xâm hại và lạm dụng tình dục VTN còn gặp những khó khăn như: lolắng về thay đổi tâm sinh lí và cơ thể, bối rối trước những cảm xúc nảy sinh từ bạn khácgiới, nguy cơ xâm hại tình dục, hiện tượng tảo hôn và nhiều thắc mắc không biết hỏi ai,

Trang 16

Từ những thông tin trên cho thấy việc GDGT và SKSS ở tuổi VTN là rất quan trọng,nhất là trong giai đoạn các em đang phát triển về tâm sinh lý, với vô vàn những vấn đềkhó nói Vì vậy cần phải có những biên pháp thiết thực hơn để GDGT & SKSS ở tuổiVTN.

2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUỔI HS THPT

Theo Hoàng Mộc Lan (2007), lứa tuổi HS trung học phổ thông có một số đặc điểmtâm lí như sau:

- Thích tự đánh giá cao bản thân của mình so với hiện thực Muốn tự mình làm những điều mình muốn

- Thường có những hành vi nông nổi, thiếu chín chắn, bắt đầu không thích lệ thuộc vào gia đình

- Thường dễ tin tưởng những người đối xử tốt với mình

- Bắt đầu nảy sinh những cảm giác mới lạ, có sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giớitính

- Tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đ ến ngoại hình của mình Phản ứng mạnh mẽ nếu có người mỉa mai, chế giễu về ngoại hình của mình

- Quan tâm hơn đến vóc dáng của mình

- Thích đọc truyện tình cảm, thích mơ mộng về tình yêu

2.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SKSS/SKTD

2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề GDGT và SKSS/SKTD nói chung đã được rất nhiều nước ở Châu Âu quantâm từ rất sớm: Năm 1933, Thụy Điển đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục” với mụctiêu nhằm nâng cao kiến thức về SKSS cho mọi người, đến năm 1944, họ đã đưa thí điểmGDGT vào nhà trường Năm 1956, vấn đ ề GDGT đã đư ợc dạy phổ cập cho tất cả cáctrường học Năm 1944, hội nghị ICPD diễn ra ở Cairo - Ai Cập đã làm thay đổi mục tiêuGDGT của các nước, hướng đến việc nâng cao kiến thức về SKSS cho mọi người Hàngloạt các hội nghị cao cấp nhằm nêu lên vai trò của việc GDGT về SKSS đã được tổ chứctrên khắp thế giới, từ đó việc GDGT về SKSS được quan tâm hơn như: hội nghị quốc tếtại Bắc Kinh (1995) bàn về sức khỏe sinh sản VTN, hội nghị quốc tế về dân số và pháttriển tại The Hague Hà Lan (1999), hội nghị dân số cấp cao của UBKT và xã hội châu Á

- Thái Bình Dương tại Băng Cốc Ngày 11 - 7- 1998, UNFPA gửi thông đi ệp đ ến các nước trên thế giới nhằm mục đích quan tâm hơn đến vấn đề SKSS VTN

Theo Michelle J Hindin and Adesegun O Fatusi (2009), tỷ lệ bắt đầu quan hệ tìnhdục, mang thai và kết hôn sớm ở giới trẻ đang gia tăng hoặc không giảm ở các nước đangphát triển Ở một số nước, HIV là một trong những bệnh có nguy cơ mắc cao khi QHTDsớm Ở các nước đang phát tri ển, việc GDGT bị cản trở bởi những vấn đ ề về thuần

Trang 17

phong mỹ tục, nhiều hoạt động cộng đồng lại có xu hướng tập trung vào công tác phòngchống HIV hơn là GDGT Một trong các phương thức để cải thiện tình trạng GDGT chogiới trẻ là sự trao đổi giữa cha mẹ và con cái Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hiện nayvẫn chưa hiểu rõ về SKSS/SKTD, khiến họ không thể truyền đạt kiến thức đó cho concủa mình Sự khó chịu mà nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khi nói chuyện với con cái củamình về tình dục cũng là nguyên nhân cản trở họ cung cấp thông tin, hướng dẫn cho conmình Theo Michelle J Hindin and Adesegun O Fatusi (2009), thanh thiếu niên ở cácnước đang phát triển có QHTD không an toàn bởi vô số lí do như phụ nữ có thể cảm thấy

áp lực vì phải chứng minh khả năng sinh sản, không quan tâm đ ến sử dụng biện pháptránh thai, sợ tác dụng phụ,…

Theo nghiên cứu điều tra của Finer LB and Philbin JM (2013), có 1% nữ 11 tuổi,gần 1% nữ 12 tuổi và 3% nữ 14 tuổi, 5% nữ 15 tuổi đã có QHTD lần đầu Kết quả điềutra về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai cho thấy chỉ có 52% nam và nữ 12 tuổi,80% ở độ tuổi 15 và 85% ở độ tuổi từ 17 – 18 có sử dụng biện pháp tránh thai trong lầnQHTD đầu tiên

Theo thống kê của viện Guttmacher (2014), có ít hơn 2% thanh thiếu niên Mỹquan hệ tình dục ở lần sinh nhật thứ 12 và có 16% có QHTD lúc 15 tuổi Trong giai đoạn

2006 – 2010, lý do mà thiếu niên không muốn QHTD là do “chống lại tôn giáo hay đạođức” (38% ở nữ và 31% ở nam), lý do phổ biến thứ 2 là “không muốn có thai” và “chưatìm đư ợc đúng ngư ời” Việc thống kê cũng cho thấy việc sử dụng các biện pháp tránhthai trong lần QHTD đầu tiên ở độ tuổi 15 – 19 đã tăng lên từ 48% năm 1982 lên 78%trong giai đoạn 2006 – 2010 Trong giai đoạn 2006 – 2010, khoảng 96% VTN ở Mỹ chưabiết sử dụng bao cao su, tỷ lệ sử dụng bao cao su nhỏ hơn các biện pháp tránh thai khác

Gilda et al., (2014) đã thu thập thông tin về tình hình mang thai, nạo phá thai và

sinh con của nữ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi từ các báo cáo thống kê quan trọng của Hoa

Kỳ và các phòng Thống kê của Liên Hợp Quốc Kết quả thống kê (Bảng 2.1) cho thấytrong số 21 quốc gia có luật phá thai tự do và đầy đủ, số lượt nữ từ 15 – 19 tuổi mang thaicao nhất tại Mỹ (57 ca mang thai trên 1.000 nữ thanh thiếu niên trong năm 2010), tiếptheo là New Zealand (51), Anh và xứ Wales (47), thấp nhất là ở Thụy Sĩ (8), tiếp theo là

Hà Lan (14), Singapore (14) và Slovenia (14) Trong số các quốc gia chưa được thống kêđầy đủ, tỷ lệ mang thai cao nhất ở Azerbaijan (67), Georgia (62), và Romania (61) Tỷ lệmang thai tuổi vị thành niên ở Mexico và các nước châu Phi cận Sahara cao hơn bất cứquốc gia khác số lượng này dao đ ộng từ 121 (Ethiopia) đ ến 187 (Burkina Faso) Sốlượng nữ từ 15 – 19 mang thai được ước tính hàng năm trên cả nước cao nhất là ở cácnước Mexico (677.000), Hoa Kỳ (614.000) và Ethiopia (521.000) Tỷ lệ nạo phá thai ởtuổi 15 – 19, cao nhất là ở Anh và xứ Wales (20) và Thụy Điển (20) Tại Mexico và cácnước trong vùng tiểu ban của Sahara Châu Phi, nơi có phần lớn trường hợp nạo phá thai

là bất hợp pháp có số lượng ca nạo phá thai ở VTN được báo cáo dao động từ 11(Ethiopia) đến 44 (Mexico)

Trang 18

Bảng 2.1: Tỷ lệ mang thai, sinh con và nạo phá thai ở các nước xét trên 1000 nữ

vị thành niên tuổi từ 15 – 19

Quốc gia Năm Số liệu trên 1000 phụ nữ từ 15 – 19 tuổi

Số mang thai a Nạo phá thai Sinh con

Quốc gia có số liệu thống kê

Trang 19

sự quan tâm đối với vị thành niên cả trong và ngoài trường đều rất quan trọng Ngoài ra,cũng cần nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc trao đ ổi giữa bố mẹ và con cái đ ến sựhiểu biết của VTN về SKSS/SKTD (Michelle J Hindin and Adesegun O Fatusi, 2009).

Ở một cuộc tọa đàm về GDGT ở Thái Lan, học sinh cấp 2 được đi t ọa đàm v ề GDGTmột cách đầy đủ có kiến thức về vấn đề này cao hơn những HS không tham dự và có xuhướng từ chối khi bị gạ gẫm tình dục, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng bao cao su khi QHTD vẫnkhông tăng Ở Nigeria, một cuộc tọa đàm có y tá chuyên nghi ệp tham gia nhận đư ợcphản hồi tích cực từ HS trong vấn đ ề phòng chống HIV Một nghiên cứu ở Cộng hòaDominica cho thấy người trẻ được GDGT có tỷ lệ dùng bao cao su khi QHTD cao, đồngthời kiến thức về HIV cao hơn người không được GDGT Trong khi đó ở Mexico, HS có

Trang 20

phản hồi tích cực với các tọa đàm GDGT ở trường, bằng chứng là có các biểu hiện tíchcực trong phòng chống HIV (Michelle J Hindin and Adesegun O Fatusi, 2009).

Theo Michelle J Hindin and Adesegun O Fatusi (2009), vẫn còn có những khuyết

đi ểm trong chương trình giáo dục kiến thức và hành đ ộng trong giới trẻ Các chươngtrình này cần mở rộng nội dung hơn, cụ thể là đề cập đến các biện pháp phòng tránh thai.Hơn nữa, sự khác biệt về giới tính cần đư ợc nhấn mạnh Các chương trình GDGT vàSKSS không chỉ cần phải nhạy cảm về vấn đề giới tính, mà còn khuyến khích giới trẻ,đặc biệt là nữ, phải biết thương lượng về QHTD với bạn tình của mình dựa trên kiến thứcchính xác Có thể thấy rằng, việc GDGT hiện nay đang đư ợc thực hiện theo 2 hướng:một là không QHTD và hai là QHTD nhưng phải chung thủy, có sử dụng bao cao su,nhưng kết quả giáo dục đều không thu được như ý Do vậy, việc chú trọng hơn trong giáodục về hành vi là thiết yếu

2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trước thế kỉ XIX, vấn đề SKSS và GDGT nhìn chung không được nước ta quantâm và phát triển do vẫn còn những ảnh hưởng của phong kiến, lễ giáo,…Theo NguyễnThị Phương Nhung (2009) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước ta

đã đưa ra những chiến lược nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, nâng cao chấtlượng sống của người phụ nữ Từ đó, vấn đề GDGT đã đư ợc nước ta chú trọng và pháttriển hơn bằng cách đưa ra những chính sách vô cùng đúng đắn như: Phát hành cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch, thành lập ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, bắt đầu bồi dưỡng chohọc sinh những kiến thức khoa học về giới tính, hôn nhân và con cái Kết quả, công tác

DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiệnsức khỏe trong đó có SKSS cho các cặp vợ chồng ở tuổi vị thành niên

Trong những năm gần đây có những công trình nghiên cứu về SKSS như:

- Dự án VIE/97/P13 của BGD & ĐT đã xuất bản tài liệu: “Phương pháp giảng dạycác chủ đề nhạy cảm về “SKSS” (2000) và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên

“GDSKSSVTN” (2001)

- Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực GDSKSS VTN đối với

các bậc cha mẹ”.

- Vũ Thị Mai Anh, Lương Thị Tâm (2006): “Kiến thức - thái độ - thực hành về sức

khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THPT Hoài Đức A tỷnh Hà Tây năm 2006”.

- Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức

của học sinh THPT về SKSS”

- Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị

thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định”.

Trang 21

Những đề tài trên cho thấy việc nghiên cứu

được nước ta rất quan tâm và phát triển trong giai

về GDGT và việc nâng cao SKSS đangđoạn gần đây

2.3.2.2 Tình hình SKSS/SKTD ở Việt Nam

Theo Niên giám thống kê y tế năm 2013 của Bộ Y tế Việt Nam (2015), cả nước có253.283 ca nạo phá thai dưới 7 tuần tuổi và 78.929 ca phá thai trên 7 tuần tuổi (Bảng 2.2).Riêng ở thành phố Cần Thơ, số ca nạo phá thai dưới 7 tuần tuổi là 3.791 ca và trên 7 tuầntuổi là 762 ca

Bảng 2.2: Tình hình nạo phá thai năm 2013 ở Việt Nam

Tỉnh và Thành phố Phá thai ≤ 7 tuần (ca) Phá thai > 7 tuần (ca)

Bảng 2.3: Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai phân theo tuổi

Nhóm Tỷ lệ thực hiện KHHGĐ (%) Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

Trang 22

Bảng 2.4: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phân theo tuổi giới năm 2013

Nguồn: Viện da liễu

Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tuổi 15 – 19 các năm từ 2009 - 2013

Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS

Trang 23

Chương III PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu lí luận được thực hiện bằng cách phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,

hệ thống hóa các tài liệu có liên quan về vấn đề SKSS VTN, tình hình nạo phá thai trênthế giới và Việt Nam, vấn đề giáo dục SKSS cho VTN hiện nay trong nhà trường Từ đó,tiến hành xây dựng bảng câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu định lượng và đưa ra quytrình nghiên cứu chính thức

- Sau khi nghiên cứu sơ bộ các vấn đề lí luận, hệ thống câu hỏi khảo sát được đưa

ra nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau đây thông qua phân tích kết quả điều tra, khảosát:

+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có hiểu biết chính xác về SKSS

+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đang gặp phải những khó khăn

gì và có những đề xuất gì với nhà trường trong vấn đề tìm hiểu SKSS VTN?

- Giả thuyết khoa học:

+ Sự hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thứcSKSS/SKTD, các biện pháp phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đư ờngtình dục vẫn còn rất hạn chế vì vậy đã dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạophá thai hoặc bị xâm hại tình dục,…

+ Nguyên nhân dẫn đ ến tình trạng hiểu biết của HS lớp 10 về kiến thứcSKSS/SKTD còn hạn chế là do: tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại trong các gia đìnhViệt Nam nên cha, mẹ và ông, bà ít đề cập, trao đổi với con cái; bản thân HS còn e ngạitrong việc trao đổi với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình; nhà trường chủ yếu

Trang 24

chú trọng giáo dục kiến thức các môn học chính, ít quan tâm đ ến việc giáo dụcSKSS/SKTD cho HS; thầy, cô ít trao đổi thông tin với HS hoặc có đề cập nhưng vẫn cònmang tính hình thức chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng,

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Đây là giai đo ạn nghiên cứu đ ịnh lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là đi ều trabằng phiếu điều tra Anket

3.1.2.1 Phương pháp điều tra Anket

Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách

câu hỏi đã soạn thảo trước Đối tượng khảo sát (người

hỏi rồi ghi câu trả lời của mình vào phiếu điều tra

hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng được hỏi) tự đọc và trả lời các câu

a Xây dựng phiếu khảo sát và các thang đo

Sử dụng phiếu đóng: tất cả phương án trả lời đã được xác định trước theo từng câu

hỏi Phiếu khảo sát gồm 2 phần chính:

- Phần đầu là một số câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, môn học yêu thích

- Phần hai gồm 17 câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, tăng dần mức

độ cụ thể nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh lớp 10 về kiến thức SKSS VTN.Các câu hỏi với hình thức và mục đích cụ thể như sau:

- Câu hỏi 1 và 15 thuộc dạng câu hỏi có 2 chọn lựa (có/không; đồng ý/khôngđồng ý) Dữ liệu thu được từ 2 câu hỏi này được xử lí và thống kê mô tả với thông số tần

số và phần trăm

- Các câu hỏi 2, 4, 7, 8 là các câu hỏi sàng lọc, phân loại nhằm đánh giá mức độhiểu biết của học sinh về một số khái niệm như SKSS/SKTD, cách sử dụng đúng bao cao

su nam và cách tính chu kì kinh nguyệt Dữ liệu thu được từ các câu hỏi này được xử lí

và thống kê mô tả với thông số tần số, phần trăm, trung bình và đ ộ lệch chuẩn, minimum

và maximum Dùng phương pháp kiểm định Chi bình phương (Chi-Square) để xác định

sự khác biệt có thể có về mức độ hiểu biết của HS ở 3 trường

- Các câu hỏi 3, 5, 6, 9, 14, 16 được thiết kế theo thang 3 đi ểm của Likert đểkhảo sát ý ki ến của HS về một số vấn đề: quan đi ểm của HS về QHTD ở lứa tuổi HS(đang học lớp 10), mức độ hiểu biết của HS về một số biện pháp tránh thai và quan điểmcủa HS về các biện pháp tránh thai; mức độ trao đổi thông tin hoặc được hướng dẫn, tưvấn về các vấn đề SKSS Các dữ liệu thu được sẽ được đánh giá thông qua hệ số tin cậyCronbach’s Alpha và được thống kê mô tả mẫu với các thông số tần số, phần trăm, trungbình và độ lệch chuẩn, minimum và maximum

Trang 25

+ Ở các câu hỏi 3, 5, 9, mỗi tiêu chí được quy ước đánh giá trên thang đo Likertvới 3 mức độ đồng ý khác nhau, mỗi mức độ đồng ý tương ứng với một mức điểm đánhgiá cụ thể như sau:

Không đồng ý: mức 1 Phân vân: mức 2 Đồng ý: mức 3Giá trị trung bình đối với thang đo – Tính theo giá trị khoảng cách (Maximum-minimum)/n = (3-1)/3 = 0,67 giữa các mức đánh giá Với thang đo 3 mức độ có thể chobiết các mức đánh giá như sau: từ 1 – 1,67 điểm: được đánh giá là không đồng ý; 1,68 –2,34: phân vân; từ 2,35 – 3: đồng ý

+ Câu hỏi 6 dùng để đánh giá mức độ hiểu biết của HS lớp 10 về các phương pháp tránh thai và được quy ước đánh giá trên thang đo Likert với 3 mức độ:

Không biết: mức 1 Có nghe nói đến: mức 2 Biết sử dụng: mức 3Với số điểm từ 2,35 – 3 được đánh giá là “biết sử dụng” về biện pháp tránh thaiđược khảo sát; từ 1,68 – 2,34: “có nghe nói đến”; 2,35 – 3: không biết sử dụng biện pháptránh thai

- Câu hỏi 13 được dùng để đánh giá mức độ trao đổi thông tin hoặc được hướngdẫn, tư vấn của HS với một số đối tượng về các vấn đề SKSS Nếu tổng số điểm từ 2,35– 3: thường xuyên trao đổi thông tin; từ 1,68 – 2,34: đôi khi có trao đổi thông tin và từ 1– 1,67: không bao giờ trao đổi thông tin

- Câu hỏi 14 dùng đ ể khảo sát đánh giá c ủa HS về một số chủ đề giáo dụcSKSS trong nhà trường Với số điểm từ 2,35 – 3: HS cho rằng chủ đề đó thực sự rất cầnthiết; từ 1,68 – 2,34: cần thiết; từ 1 – 1,67: hoàn toàn không cần thiết

- Câu hỏi 16 được thiết kế theo thang 5 điểm của Likert nhằm đánh giá mức độhài lòng của HS về các kiến thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa Sinh học 10 hiệnnay Với số điểm từ 1 – 1,8: rất không hài lòng; 1,81 – 2,6: không hài lòng; 2,61 – 3,4:tạm chấp nhận được; từ 3,41 – 4,2: hài lòng; từ 4,21 – 5: rất hài lòng

- Các câu hỏi 10, 11, 12, 17 là các câu hỏi nhiều lựa chọn Các dữ liệu được xử

lí và thống kê mô tả với các thông số tần số, phần trăm, trung bình và đ ộ lệch chuẩn,minimum và maximum

b Thiết kế mẫu

- Mẫu nghiên cứu: HS lớp 10 ở 3 trường THPT ở quận Bình Thủy

+ Trường THPT Bình Thủy

Trang 26

+ Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa.

+ Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng

- Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên

cứu và có nhiều quan đi ểm khác nhau Theo Hair et al., (1998) thì kích thước mẫu tối

thiểu phải từ 100 - 150, theo Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là

200 Thêm vào đó, theo Cattell (1978), số lượng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá tốithiểu từ ba đến sáu lần tổng số biến cố quan sát Số biến cần quan sát trong nghiên cứunày là 51, vậy số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này phải là 306 Theo Đỗ Văn Xê (2012),

do mẫu có kích thước hữu hạn nên sẽ có một sai số, đó là sai số do lấy mẫu, muốn chokết luận của mẫu đại diện cho tổng thể thì mẫu cần phải được thu thập ngẫu nhiên và đủlớn Số mẫu được chọn từ ba trường là n = 917, nhưng sau khi kiểm tra chỉ thu được 846phiếu Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là n = 846

c Phương pháp phát và thu phiếu khảo

sát Thủ tục cho phép thông tin:

- Liên hệ Ban giám hiệu các trường khảo sát qua Thư giới thiệu của Ban giámhiệu trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Gửi phiếu khảo sát cho giáo viên chủ nhiệmhoặc đại diện đoàn thanh niên nhờ gửi đến các HS lớp 10 Giáo viên chủ nhiệm của cáclớp 10 ở các trường được khảo sát là người trực tiếp phát và thu về những phiếu đã đượctrả lời Vì vậy, các số liệu thu thập được là nặc danh

- Mục đích c ủa nghiên cứu và các yêu cầu cần đối tượng nghiên cứu thực hiện được thông báo cho đối tượng nghiên cứu thông qua lời giới thiệu trên phiếu điều tra

3.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Thông tin thu đư ợc qua cuộc nói chuyện, hỏi - đáp trực tiếp giữa người hỏi vàngười cung cấp thông tin dựa theo bảng câu hỏi (người hỏi đã chuẩn bị trước) Người hỏinêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát và lắng nghe ý kiến trả lời, ghi âm - thu hình

ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra

3.1.2.3 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu

Sau khi thu được các số liệu nghiên cứu định lượng, dữ liệu thu thập sẽ được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các bước như sau:

- Nhập dữ liệu vào máy tính

- Kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu:

• Bằng một số phần mềm có chức năng kiểm tra

• Người kiểm tra thông qua một số câu hỏi: Các câu trả lời có rõ ràng chưa?Tất cả các câu hỏi đã được trả lời đầy đủ? Tất cả các câu hỏi quan trọng đã được trả lời?

• Thông qua kết quả xuất ra

Trang 27

- Chuyển đổi dữ liệu: khi đã nhập tất cả các dữ liệu vào máy thì chuyển đổi từ dữ liệu thô sang các biến có thể dùng để phân tích.

- Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo theo các bước:

+ Thống kê mô tả dữ liệu (sắp xếp và tóm tắt các thông tin: lập biểu bảng, vẽ biểu đồ, tính toán các số đo mô tả như: trung bình, phần trăm, số đo phân tán SD, )

+ Thống kê suy luận: Đánh giá đ ộ tin cậy của kết luận về tổng thể dựa trên những thông tin đo được từ mẫu (n = 846)

- So sánh mức đ ộ hiểu biết của HS ở 3 trường về vấn đ ề SKSS/SKTD bằng

phương pháp kiểm định Chi bình phương

- Căn cứ trên những kết quả thu được, tiến hành phân tích lí luận từ đó rút ra các kết luận khoa học và đưa ra các đề xuất, kiến nghị thực tiễn

3.2 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Người thực Thời gian

PhươngTừ

1/03/2015

– 7/03/2015

Uyên

Tìm kiếm, lượckhảo tài liệu có liênquan đ ến vấn đ ềnghiên cứu

- Tìm hiểu được thực trạng giáo dụcSKSS/SKTD hiện nay ở trên thếgiới và ở Việt Nam

- Tìm được các nghiên cứu đã th ựchiện trên thế giới và Việt Nam vềvấn đề SKSS/SKTD ở tuổi VTNLược khảo đư ợc một số tài liệu vềphương pháp đi ều tra xã hội học:phương pháp xây dựng bảng hỏi,phương pháp phân tích và xử lí các

dữ liệu trong điều tra xã hội học

Từ

– 15/03/2015 Uyên

- Thiết kế Phiếu điều tra Anket

- Tìm hiểu các thaotác xử lí, phân tích

số liệu trên phầnmềm SPSS

- Hoàn thành Phiếu điều tra Anket

- Thành thạo các thao tác xử lí, phântích số liệu trên phần mềm SPSS16.0

cứu thực tiễn

Trang 28

Viết kết quả nghiên

Từ 16/06/2015 Phương và cứu, đưa ra kết luận

THPT Bùi Hữu Nghĩa, THPT BìnhThủy và THPT Chuyên Lý TựTrọng

- Thu phiếu điều tra

- Nhập dữ liệu, kiểm tra đ ộ chính xác của dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu

- Thống kê mô tả được các số liệubằng phần mềm SPSS (nêu lên đượcquy mô, mức đ ộ tập trung và phântán của từng số liệu, đồng thời kiểmtra được các giả thuyết thống kê đãnêu ra)

- Hệ thống lại các kết quả thống kêđược

- Căn cứ trên những kết quả thuđược, tiến hành phân tích lí luận từ

đó rút ra các kết luận khoa học vàđưa ra các đ ề xuất, kiến nghị thựctiễn

Từ 16/08/2015 Phươngvà Hoàn thành bài báo

cáo nghiên cứu

Phương và

Uyên

Báo cáo đề tài trướcHội đ ồng khoa họccủa nhà trường

Hoàn thành bài báocáo nghiên cứukhoa học

Soạn bài báo cáo power pointThuyết trình bài báo cáo

- Khắc phục những hạn chế theogóp ý c ủa Hội đ ồng khoa học nhàtrường

- Hoàn thành và nộp bài báo cáo

3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

- Thông tin được thu thập nhờ: Các tài liệu liên quan và phiếu điều tra Anket, máy ghi âm, máy quay phim

- Xử lí số liệu bằng Phần mềm SPSS 16.0

- Vẽ đồ thị bằng phần mềm MicroSoft Excel 2013

Trang 29

Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Mẫu gồm 846 HS lớp 10 của 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, thànhphố Cần Thơ đã đư ợc chọn để khảo sát Kết quả thống kê mô tả mẫu được thể hiện quaBảng 4.1

Như vậy, có số 226 HS đư ợc khảo sát có người yêu chiếm 26,7% Số liệu trên chứng minh khá rõ rằng ở lứa tuổi này, HS lớp 10 đã bắt đầu có tình cảm yêu đương

4.2 NHẬN THỨC CỦA HS LỚP 10 Ở BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ SKSS

Để tìm hiểu nhận thức của HS về vấn đề SKSS/SKTD, câu hỏi “Theo bạn, SKSS

là gì?” được đề xuất Kết quả được thống kê ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Nhận thức của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ về SKSS

Trường N Lựa chọn đúng Lựa chọn sai Chưa xác định

THPT Chuyên Lý Tự Trọng 165 61 37 104 63 0 0THPT Bùi Hữu Nghĩa 522 112 21,5 365 69,9 45 8,6THPT Bình Thủy 159 34 21,4 101 63,5 24 15,1Tổng cộng 846 207 24,47 570 67,38 69 8,15(Ghi chú: N: số HS quan sát; TS: Tần số; %: Phần trăm)

Theo kết quả ở Bảng 4.2, ta thấy: Chỉ có 24,47% HS lớp 10 tham gia khảo sát hiểuđúng về khái niệm SKSS Có tới 67,38% HS có lựa chọn sai và 8,15% HS không chọn

Trang 30

đáp án nào hoặc lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án Đi ều này cho thấy phần lớn HS lớp 10hiện nay chưa hiểu đúng và đ ầy đ ủ về SKSS Trong 3 trường đư ợc khảo sát, trườngTHPT Chuyên Lý Tự Trọng có lựa chọn đúng (37%) cao hơn 2 trường THPT Bùi HữuNghĩa (21,5%) và THPT Bình Thủy (21,4%).

THPT#Chuyên#Lý#T # THPT#Bùi#H u#Nghĩa# ự ữ THPT#Bình#Th y# ủ

Tr ng# ọ

Hình 4.1 Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về sức khỏe sinh sản ở 3

trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ

4.3 NHẬN THỨC CỦA HS LỚP 10 Ở BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ QUAN

HỆ TÌNH DỤC

4.3.1 Quan điểm về QHTD

Để tìm hiểu HS lớp 10 có nhận thức như thế nào về QHTD, câu hỏi: “Bạn hãy cho

biết ý kiến của mình với những quan điểm sau về QHTD?” đư ợc đ ề xuất Kết quả khảo

sát thể hiện ở Bảng 4.3 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha được xác định là 0,63

Bảng 4.3 Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ về QHTD

1.Là cách sinh con, duy trì nòi giống 846 1,35 0,652.Biểu hiện sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ 846 1,83 0,773.Là cách thể hiện tình yêu và giữ người yêu 846 2,17 0,834.Chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu sinh lý 846 2,42 0,715.Là cách thể hiện mình là người trưởng thành 846 2,51 0,73

(Ghi chú: N: tổng số HS quan sát; : trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Các dữ liệu mã hóa: 1: đồng ý; 2: phân vân; 3: không đồng ý).

Dựa vào kết quả đã thống kê ở Bảng 4.3, ta có thể thấy: HS lớp 10 được khảo sát

Trang 32

duy trì nòi giống ( =1,35), còn “phân vân” với 2 quan điểm: QHTD là biểu hiện sự hấpdẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ ( =1,83) và quan đi ểm QHTD là cách thểhiện tình yêu và giữ người yêu ( =2,17) Đa s ố HS đều “không đồng ý” v ới các quanđiểm QHTD chỉ đơn thuần lí nhu cầu sinh lí ( =2,42) và QHTD là cách thể hiện mình làngười trưởng thành ( =2,51)

Như vậy, HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ hiện nay vẫn còn

“phân vân” với quan điểm QHTD là cách thể hiện tình yêu và giữ người yêu ( =2,17)

4.3.2 Quan điểm về QHTD ở lứa tuổi học trò

Câu hỏi: “Bạn hãy cho biết ý kiến của mình với những quan điểm sau về QHTD ở

lứa tuổi học trò (đang học lớp 10)?” được đặt ra nhằm tìm hiểu HS lớp 10 có nhận thức

như thế nào về QHTD ở lứa tuổi học trò Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 4.4

Bảng 4.4 Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ về QHTD ở lứa tuổi học trò

Các quan điểm về QHTD ở lứa tuổi học trò N SD

1 Không nên có QHTD khi còn ở lứa tuổi học trò 846 1,23 0,58

2 Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn không có thai 846 2,67 0,62

và sẽ cưới nhau

3 Có thể QHTD vì đó là cách thể hiện tình yêu 846 2,66 0,62

4 Không quan trọng nếu hai người cùng thích 846 2,47 0,71

5 QHTD không đơn thuần chỉ là giao hợp mà còn liên quan 846 1,34 0,65đến vấn đề đạo đức, lương tâm…

6 Có thể QHTD miễn là sẽ lấy nhau 846 2,58 0,63

7 QHTD chỉ thuần túy là vấn đề sinh lý không liên quan gì 846 2,56 0,69đến yếu tố tâm lý, văn hóa, đạo đức…

(Ghi chú: N: tổng số HS quan sát; X: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Các dữ liệu mã hóa: 1: đồng ý; 2: phân vân; 3: không đồng ý).

Theo kết quả thống kê ở Bảng 4.4, ta có thể thấy: HS lớp 10 được khảo sát ở quậnBình Thủy, thành phố Cần Thơ “đồng ý” với 2 quan điểm sau: Không nên có QHTD khicòn ở lứa tuổi học trò ( =1,23), QHTD không đơn thu ần chỉ là giao hợp mà còn liênquan đến vấn đề đạo đức, lương tâm…( =1,34) Đa số HS đều “không đồng ý” với cácquan đi ểm: có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn không có thai và sẽ cưới nhau (

=2,67), có thể QHTD vì đó là cách thể hiện tình yêu ( =2,66), không quan trọng nếu haingười cùng thích ( =2,47), QHTD chỉ thuần túy là vấn đề sinh lý không liên quan gì đếnyếu tố tâm lý, văn hóa, đ ạo đ ức…( =2,56), và có thể QHTD miễn là sẽ lấy nhau (

=2,58) Từ đó, có thể nhận thấy HS lớp 10 hiện nay có quan đi ểm khá đúng đ ắn về việcQHTD ở lứa tuổi học trò

Trang 33

4.3.3 Nhận thức của HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, Cần Thơ về tình dục an toàn

Để tìm hiểu nhận thức của các bạn HS lớp 10 về tình dục an toàn, câu hỏi “Theo

bạn, thế nào là tình dục an toàn?” được đề xuất Kết quả được thống kê ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Nhận thức của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ về tình dục an toàn

Trường N Lựa chọn đúng Lựa chọn sai Chưa xác định

THPT Chuyên Lý Tự Trọng 165 132 80 33 20 0 0THPT Bùi Hữu Nghĩa 522 325 62,3 135 25,9 62 11,9THPT Bình Thủy 159 92 57,9 44 27,7 23 14,5Tổng cộng 846 549 64,89 212 25,06 85 10,05(Ghi chú: N: số HS quan sát; TS: Tần số; %: Phần trăm)

Theo kết quả ở Bảng 4.5, ta thấy: có 64,89% HS được khảo sát có lựa chọn đúng,25,06% HS có lựa chọn sai, 10,5% HS không chọn đáp án nào Đi ều này cho thấy phầnlớn HS lớp 10 hiện nay đã có hiểu biết đúng đắn về tình dục an toàn Thế nhưng, vẫn còn25,06% HS có hiểu biết sai về tình dục an toàn, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đếnnhững hậu quả xấu đ ối với các bạn HS như: mang thai ngoài ý mu ốn, nạo phá thai,nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS,…

Trong 3 trường được khảo sát, trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng có tỷ lệ phầntrăm lựa chọn đúng cao nhất (80%) tiếp đến là trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (62,3%) vàthấp nhất là trường THPT Bình Thủy (57,9%) (Hình 4.2)

THPT#Chuyên#Lý#T # THPT#Bùi#H u#Nghĩa# ự ữ THPT#Bình#Th y# ủ

Tr ng# ọ

Hình 4.2 Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về tình dục an toàn ở 3

Trang 35

4.4 NHẬN THỨC CỦA HS LỚP 10 Ở BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI

4.4.1 Hiểu biết về một số phương pháp tránh thai

Câu hỏi“Bạn biết các biện pháp tránh thai nào dưới đây?” được đ ề xuất nhằm

tìm hiểu mức độ hiểu biết của HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, Cần Thơ về các biện pháptránh thai Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.6 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha đượcxác định là 0,808

Bảng 4.6 Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ

về một số phương pháp tránh thai

Một số biện pháp tránh thai N SD

1 Thuốc tránh thai hàng ngày 846 1,83 0,51

3 Tính chu kỳ kinh nguyệt 846 1,81 0,68

=1,96), thuốc tránh thai hàng ngày ( =1,83); và tính chu kì kinh nguyệt ( =1,81);

“không biết” sử dụng thuốc diệt tinh trùng ( =1,3), thuốc tránh thai khẩn cấp ( =1,58)

4.4.2 Hiểu biết của HS về cách sử dụng hai phương pháp tránh thai cơ bản

Để khảo sát về mức độ biết sử dụng các phương pháp tránh thai, hai câu hỏi liênquan đến cách sử dụng bao cao su nam và tính chu kì kinh nguyệt được đề xuất Kết quảđược thống kê ở Bảng 4.7 và Bảng 4.8

Trang 36

a Hiểu biết của HS về cách sử dụng bao cao su nam

Bảng 4.7 Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ

về cách sử dụng bao cao su nam

Trường N Lựa chọn đúng Lựa chọn sai Chưa xác định

THPT Chuyên Lý Tự Trọng 165 133 80,6 19 11,5 13 7,9THPT Bùi Hữu Nghĩa 522 211 40,4 247 47,3 64 12,3THPT Bình Thủy 159 25 15,7 120 75,5 14 8,8Tổng cộng 846 369 43,61 386 45,63 91 10,76(Ghi chú: N: số HS quan sát; TS: Tần số; %: Phần trăm)

Theo kết quả ở Bảng 4.7, ta thấy:

Có 43,61% HS được khảo sát có lựa chọn đúng, 45,63% có lựa chọn sai, 10,76%

HS không chọn đáp án nào Qua đó có thể đánh giá rằng nhiều HS lớp 10 hiện nay chưabiết sử dụng bao cao su nam

Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng số HS có đáp án đúng chi ếm tỷ lệ cao nhất(80,6%), tiếp đ ến là THPT Bùi Hữu Nghĩa (40,4%) và thấp nhất là THPT Bình Thủy(15,7%) Sự khác biệt này lớn và có ý nghĩa thống kê (Hình 4.3)

THPT#Chuyên#Lý#T # THPT#Bùi#H u#Nghĩa# ự ữ THPT#Bình#Th y# ủ

Tr ng# ọ

Hình 4.3 Kết quả khảo sát hiểu biết của HS lớp 10 về cách sử dụng bao cao su

nam ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ

Ngày đăng: 18/03/2019, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w