Tài liệu giúp hứơng dẫn kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản
Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản KINH DOANH NGOẠI HỐI PHẦN I PHÂN TÍCH CƠ BẢN 1) Ý nghĩa Cán Cân Thương Mại – Trade Balance FX9 Cán Cân Thương Mại - Trade balance ( còn được gọi là net exports, và thỉnh thoảng được viết tắt dưới dạng NX) là bảng quyết toán về chênh lệch giữa giá trị về mặt tiề n t ệ của nhập khẩu và xuất khâu trong một nền kinh tế qua một giai đoạn thời gian rõ ràng. Nếu xuất khẩu vượt quá nhập khẩu thì quốc gia đó có sự thặng dư thương mại thường được gọi là trade surplus, và bản báo cáo trade balance đó được coi là tốt. Ngược lại nếu nhập khẩu vượt trội so với xuất khẩu thì quốc gia đó có sự thâm hụt thương mại thường gọi là trade deficit hoặc một cách thông tục hơn là một lỗ hổng thương mại, và báo cáo trade balance trong trường hợp ấy thường bị coi là xấu. Thỉnh thoảng, báo cáo còn được chia làm 2 phần là báo cáo về mặt dịch vụ và báo cáo về mặt hàng hóa. Đặc biệt ở Anh người ta còn dùng cụm từ vô hình và hữu hình cho 2 bản báo cáo này . Trade balance bao gồm sự giao dịch của những loại sản phẩm như các loại mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và những sản phẩm nông nghiệp, cũng như du lịch và vận chuyển. Các bạn ko nên nhầm lẫn trade balance với payments balance, một bản báo cáo có phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trade balance. Payments balance là bản báo cáo về dòng chảy tiền tệ quốc tế, ko chỉ bao gồm các giao dịch thương mại về mặt hàng hoá và dịch vụ mà còn cả về nguồn thu nhập từ đầu tư và các số tiền được chuyển khoản. Payments bao gồm current account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các loại nguồn thu từ nước ngoài), financial account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước) và capital( tạm dịch là báo cáo về sự chuyển khoản của vốn và các mặt hàng để làm vốn như các nhà máy xí nghiệp …). Nói chung financial account và capital account thường được kết hợp với nhau. Trade balance là một phần của news current account ( có thể hiểu là một báo cáo về tổng các loại nguồn thu của quốc gia), mà news này cũng bao gồm cả những giao dịch như thu nhập từ những hoạt động đầu tư quốc tế và trợ cấp quốc tế. Nếu current account có giá trị thặng dư, thì báo cáo về nguồn thu nhập quốc tế của nước đó cũng theo đó mà tăng lên. Trade balance cũng tương tự như sự chênh lệch giữa đầu ra của một quốc gia và nhu cầu địa phương ( tức là sự chênh lệch giữa những mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất và số mặt hàng mà nước đó mua từ nước ngoài về; ko bao gồm số tiền được tiêu lại vào thị trường cổ phiếu nước , và cũng ko bao gồm việc nhập khẩu các PHẠM THANH XUÂN 1 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản mặt hàng để sản xuất cho thị trường địa phương) Đánh giá về baó cáo chi trả có thể thực sự là một vấn đề vì những khó khăn trong việc thu thập và ghi lại các thông tin. Để minh họa vấn đề này, khi tài liệu chính thức cho tất cả những công ty trên thế giới đều được thêm vào, xuất khẩu vượt hơn so với nhập khoảng một vài phần trăm, thì điều đó có nghĩa là thế giới đang có một bảng quyết toán thương nghiệp tốt. Điều này ko thể có thật vì tất cả các giao dịch đều bao gồm một bên có hoặc một bên nợ đều nhau trong tài khoảncủa mỗi quốc gia. Người ta tin rằng sự bất nhất giữa các tài khoản này là vì có những giao dịch được dùng để rửa tiền , hoặc trốn thuế, buôn lậu hoặc một vài vấn đề hiển hiện khác. Tuy nhiên, đặc biệt với những nước phát triển, tính chính xác là điều hoàn thoàn có thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến trade balance: - Giá cả của các sản phẩm được sản xuất tại quốc gia ( bị ảnh hưởng bởi tính chất hưởng ứng của nguồn cung) - Tỉ giá trao đổi giữa các quốc gia ( chính là tỉ giá các cặp tiền tệ FX của chúng ta đó bạn) - Các hợp đồng thương mại hoặc các rào cản thương mại - Những thước đo về thuế và thương nghiệp khác - Các chu kì kinh tế tại quốc gia ấy hoặc nước ngoài. Trade balance hoàn toàn có thể khác nhau giữa các chu kì kinh tế. Khi xuất khẩu xúc tiến sự phát triển ( như đối với dầu thô và những mặt hàng công nghiệp ban đầu), thì trade balance sẽ phát triển trong giai đoạn kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khi nhu cầu nội địa xúc tiến sự phát triển ( như đối với nước Mỹ và nước Úc) thì cùng một hoàn cảnh chu kì kinh tế như vậy trade balance sẽ tồi tệ hơn. Những nền kinh tế có GDP phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Úc và Hồng Công tồn tại những sự thâm hụt thương mại nhất quát, tương tự những nước nghèo hơn cũng có rất nhiều hoạt động đầu tư. Những quốc gia đã phát triển như Canada, Nhật và Mỹ là những quốc gia điển hình có giá trị thương mại thặng dư, Trung Quốc cũng vậy. Một tỉ xuất tiết kiệm cao hơn thường tương ứng với một giá trị thặng dư trong thương mại. Vi thế, Mỹ với tỉ xuất tiết kiệm quá thấp chắc chắn thương mại sẽ bị thâm hụt nặng. Ảnh hưởng với nền kinh tế: Những nhà kinh tế học đượng đại ko thống nhất ý kiến về ảnh hưởng của sự thâm hụt thương mại trong kinh tế với những ý kiến nhận định đó sẽ là một sự trì trệ của GDP và tình trạng việc làm trong suốt một khoảng thời gian dài với chi phí xã hội cao trong khi đó có những người lại cho rằng đó là dấu hiệu của một sự tăng trưởng kinh tế. Một vài chuyên gia kinh tế tin GDP và tình trạng việc làm có thể bị trì trệ kéo dài nếu thâm hụt quá lớn và trong một khoảng thời gian quá dài. Những người lờ đi ảnh hưởng của việc thương mại bị thâm hụt trong một khoảng thời gian dài có thể đang nhầm lẫn nguyên tắc của David Ricardo về những ưu thế cạnh tranh với nguyên tắc của Adam Smith về những ưu thế tuyệt đối, cụ thể hơn là họ hoàn toàn lờ đi nguyên tắc sau này. Trong đó : nguyên tắc ưu thế cạnh tranh của David Ricardo giải thích về việc làm thể nào mà thương mại có thể sinh lời cho tất cả những thành phần tham gia (các quốc gia, các khu vực, các cá nhân … ) miễn là họ sản xuất ra những sản phẩm với những chi phí khác nhau mà lại gắn liền với nhau. Còn Adam Smith đã sử dụng nguyên tắc ưu tố tuyệt để chỉ ra làm các nào mà một quốc gia có thể sinh lời từ việc ngoại thương nếu quốc gia đó có chi phí sản xuất thấp nhất ( ví dụ quốc gia ấy có thể cho ra nhiều mặt hàng hơn với mỗi một đơn vị đầu vào hơn các quốc gia khác) PHẠM THANH XUÂN 2 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản Nguyên tắc của David Ricardo chỉ ra rằng điều quan trọng ko phải là chi phí tuyệt đối thấp mà là chi phí cơ hội cho sự sản xuất. Nghĩa là giá trị nhà sản xuất chấp nhận bỏ đi một sản phẩm này để sản xuất hay đạt được một sản phẩm khác có lời hơn. Người ta đánh giá chi phí cơ hội dưới dạng người ta cần phải bỏ đi bao nhiêu yếu tố sản xuất một sản phẩm để gia tăng hơn nữa sự sản xuất trên một đơn vị. Nguyên tắc ưu thế cạnh tranh chỉ ra rằng thậm chí nếu một quốc gia ko hề có ưu thế nào với bất cứ một loại sản phẩm nào, quốc gia này vẫn có thể sinh lời từ việc chuyên nghiêp hóa và xuất khẩu những sản phẩm mà quốc giá ấy có chi phí cơ hội thấp nhất. Nhà kinh tế học Paul Craig Roberts nêu chú ý rằng nguyên tắc của Ricardo ko nắm bắt được ở đâu mà những yếu tố của sản xuất lưu động trên thế giới. Những hoàn cảnh thương mại tự do thường là có những tiền tệ trôi nổi tự do; tuy nhiên, trên thực tế, những tiền tệ như Trung Quốc ko phải là trôi nổi tự do, trong khi đó những loại khác thì lại bị các nhà nước thao túng. Từ cuộc lạm phát tiền tệ những năm 70, kinh tế Mỹ đã có nét tiêu biểu là sự phát triển GDP trở nên chậm hơn. Trong năm 1985, Mỹ bắt đầu giảm thương mại với Trung Quốc. Trong suốt một quá trình dài, những quốc gia có thương mại thặng dự thì cũng có một khoảng tiết kiệm thặng dư trong khí đó Nước Mỹ gặp phải họa vì khăng khăng hạ tỉ lệ tiết kiệm xuống thấp hơn so với những đối tác thương mai có giá trị giao thương thặng dư với Mỹ. PHáp, Nhật, Đức và Canada đã giữ mức lãi suất tiết kiệm cao hơn Mỹ trong một quá trình dài. Năm 2006, lỗi lo chính của nền kinh tế tập trung xung quanh những ý sau: quốc gia nợ nhiều (9 nghìn tỉ đô), các tổ chức ko phải ngân hàng nợ nhiều (9 nghìn tỉ đô), nợ tiền cho vay để mua nhà nhiều (9 nghìn tỉ đô), các tổ chức tài chính nợ nhiều (12 triệu đô), các nguồn nợ nước ngoài và một sụ tụt giảm nghiệm trọng trong báo cáo về nguồn đầu tư quốc tế ( NIIP) (-24% chỉ số GDP), thâm hụt thương mại cao, và sự gia tăng trong tỉ lệ người nhập cư trái phép. NHững yếu tố này đã làm gia tăng thêm nỗi lo trong những nhà kinh tế và những nguồn nợ ko dự trữ được nhắc đến như một vấn đề nghiêm trọng đối mặt với nước Mỹ do chính tổng thống Mỹ đề cập đến. Trong lịch sử, kinh tế của Rome suy giảm vì đế chế này tìn vào việc nhập khẩu trong khi xuất khẩu suy giảm. Những người mà bảo vệ cho sự thâm hụt thì trowru lại định nghĩa của ưu thế cạnh tranh. Những người mua trong các quốc gia nhận hàng sẽ chuyển tiền lại cho người bán. Một nhà máy ở Mỹ gửi tiền để mua mía của Brasil, và những người Brasil nhận được số tiền ấy lại dùng tiền để mua các loại hàng hóa từ một công ty Mỹ khác. Tuy nhiên Lợi nhuận vẫn hoàn toàn có thể rời khỏi nước Mỹ vì Người Mỹ ko điều khiển được. Mặc dù đây là một dang của việc tái đầu tư vốn, đây ko phải là trách nhiệm của bất cứ ai ở Mỹ. Những khoản tiền trả tới người nước ngoài thường nảy sinh những hậu quả lâu đời: bằng cách chuyển đổi mục lục tiêu thụ qua từng khoảng thời gian, một vài thế hệ có thể có lời, một vài số khác lại ko. Tuy nhiên, sự thâm hụt về thương mại có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ trong tương lai nếu nền thương mại ấy được cấp vốn với nguồn lợi nhuận đầu tư trong nước, và số lợi nhuận này lại vượt quá số tiền phải trả trong số nợ nước ngoài. Tương tự, một sự vượt quá trong current account giúp chuyển đổi tiêu thụ cho những thế hệ trong tương lai, nếu điều đó giúp gia tăng giá trị của tiền tê và cản trở các khoản đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự ko đồng đều trong thương mại ko phải những điểm khác nhau sẵn có về tính năng suất và sự ưa chuộng trong tiêu thụ. Sự thâm hụt trong thương mại thường có liên quan đến tính cạnh tranh mang tính quốc tế. Thương mại thặng dư lại thường liên quan tới những chính sách mà giúp các hoạt động của một quốc gia PHẠM THANH XUÂN 3 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản hướng ra thế giới bên ngoài, dẫn tới chuẩn mực được hạ thấp hơn. Ví dụ về nền kinh tế như thế là Nhật những năm 90. Milton Friedman kết luận rằng thâm hụt trong kinh tế ko phải quá quan trọng như việc chỉ số xuất nhập khẩu gia tăng giúp đẩy mạnh giá trị của đồng tiền, hay việc giảm chỉ số xuất khẩu như đã nói ở trên, và ngược lại với xuất khẩu, vì vậy loại bỏ thâm hụt trong kinh tế vốn là ko phải vì đầu tư. Những nước phát triển thường nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu thô từ những nước đang phát triển với giá cả rẻ mạt. Thường thì, sau đó những nguyên vật liệu này đều được chuyển những mặt hàng dùng sẵn, và giá trí của nó thì đã tăng đáng kể. Mặc dù, rất nhiều những nước phát triển khác ( ví dụ như khối cộng đồng chung châu ÂU) đều có trade balance cân bằng về mặt tiền tệ, thì phần thể chất của trade balance ấy cũng rất là kém( đặc biệt với những nước đang phát triển, nghĩa là nếu xét về mặt vật liệu thì nhập khẩu chiếm ưu thế hơn là xuất khẩu. Thâm hụt thương mại của Mỹ: Mỹ đã luôn công bố thâm hụt thương mại kể từ những năm 70, và tình trạng này đã luôn gia tăng một cách nhanh chóng từ những năm 1997. Năm 2006 con số này đã lên đến mức kỉ lục là 817.3 tỉ đô từ mức 767.5 tỉ đô năm 2005. Một điểm đáng chú ý là sự thâm hụt giảm đi trong suốt quá trình trì trệ và tăng lên trong những giai đoạn phát triển. Rất nhiều nhà kinh tế đã thống kê sự thâm hụt thương mại và sự thâm hụt về chỉ số current account như một phần của GDP. Lần cuối cùng Mỹ có sự thăng dư kinh tế là vào năm 1991, một năm khủng hoảng trì trệ. Mỗi năm đều có một sự tụt giảm trầm trọng trong sự phát triển của kinh tế Mỹ, kéo theo đó cũng là sự tụt giảm trong thâm hụt thương mại. Chính vì có nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh trong việc sự thâm hụt thương mại là tốt hay xấu nên dù chỉ mình chỉ số này ko cũng thể hiện rất ít về tình trạng kinh tế của một quốc gia. Một chỉ số tốt hay xấu đơn giản chỉ phản ánh một sự thay đổi về giá của sản phẩm nội địa tương ứng với giá quốc tế. Đối với những ngành công nghiệp phụ thuộc quá nhiều xuất khẩu, thì một chỉ số tốt còn có thể phản ánh nhu cầu quốc tế đang gia tăng, và điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp đó sẽ có nhiều việc làm hơn. Chính vì những yếu tố kể trên nên tại thời điểm ra news trade balance thường ko có những biến chuyển đột phá như NFP, CPI, PPI nhưng về lâu về dài trade balance giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thương mại của quốc gia đấy. 2) Dow Theory – Lý thuyết Dow trong phân tích thị trường Nếu bạn theo đuổi sự nghiệp trading, phân tích thị trường thì bạn sẽ được nghe rất nhiều về cụm từ này ” Dow Theory” . Vậy Dow Theory – Lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết Dow đã có khoảng gần 100 năm, nhưng kể cả trong thị trường ngày nay – những thị trường rất biến động và bị các yếu tố công nghệ chi phối, các yếu tố cơ bản của lý thuyết Dow vẫn giữ vững. Được phát triển bởi Charles Dow, được William Hamilton chọn lọc lại và hiệu đính lại bở Robert Rhea, lí thuyết Dow ko chỉ nói về phương pháp phân tích kĩ thuật và hoạt động của giá cả, mà còn nói về nguyên lý của thị trường. Rất nhiều ý PHẠM THANH XUÂN 4 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản tưởng và nhận xét được Dow và Hamilton đã trở thành chân lý của Phố Wall. Trong khi có một vài người có thể nghĩ rằng ngày nay mọi chuyện đã khác, việc đọc kĩ lí thuyết Dow sẽ chứng thực rằng thị trường chứng khoán ngày nay cũng hoạt động tương tự như 100 năm về trước. Lý thuyết Dow thường dùng trong chứng khoán và thường được coi là nguyên lí cơ bản của phân tích kĩ thuật. Bản thân Dow thực sự chưa bao giờ sử dụng cụm từ đó. Về sau này các nhà phân tích mới bắt đầu sử dụng cụm từ này. Ở đây mình xin lùi lại một chút về năm 1884 khi Dow cho ra đời chỉ số trung bình của thị trường chứng khoán gồm 11 cổ phiếu đầu tiên của ông. Từ 11 cổ phiếu cơ bản này, đã có một vài sự thay đổi và sắp xếp của mức trung bình, cho đến tận năm 1928 ông ổn định với mức 30 cổ phiếu. Chỉ số này sau này được biết đến với tên gọi chỉ số trung bình của lĩnh vực công nghiệp ( industrial average) và đó cũng là lí do vì sao mà chúng ta có cụm từ quen thuộc ” Dow Jones Industrial Average” – Chỉ số trung bình công nghiệp của Dow Jones. Lý thuyết này thực là không hề khó để giải thích và rất dễ thấy nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ về nó. Mình xin đơn giản nó đi một chút, vì chúng ta chưa đi vào mặt nào của lý thuyết này: 1. Thị trường giảm giá mọi thứ. Giá mà bạn là giá thực của thị trường. Nếu bạn đang đi theo một loại cổ phiếu và cổ phiếu đó được định giá ở một mức x thì đó chính là giá trị hợp lí của nó. Người ta giả sử rằng mọi thông tin được biết đến về loại cổ phiếu hay tiền tệ đó đều đã được thị trường đưa vào xem xét và phản ánh lên giá cả . Nếu thông tin mới được giới thiệu thông tin này sẽ làm thay đổi giá cả và và vẫn sẽ được phản ánh lên giá. Hamilton ghi chú rằng thi thoảng thị trường phản ánh ngược chiều với news. Đối với Hamilton, lý do rất đơn giản: thị trường nhìn về phía trước. vào thời gian mà tin tức lan rộng ra trên phố phường, thì tin này đã được phản ánh sẵn lên giá cả rồi. Điều này lí giải câu châm ngôn cổ của Phố Wall, “ buy the rumor, sell the news”. Khi tin đồn bắt đầu được lọc, người mua sẽ bước vào và đẩy giá lên cao. Khi tin tức được công bố, thì giá đã được nâng lên đủ để phán ánh tin tức này rồi. 2. Thị trường có 3 xu thế chính. Ở đây bạn sẽ vô tình bắt gặp một vài cụm từ chuyên ngành dành cho phương pháp phân tích kĩ thuật nhưng hãy nhớ cho mình và mình sẽ giải thích cho các bạn sau. Lí giải của Dow về một xu thế là những cuộc chạy đua ( thường được gọi với từ chuyên ngành là rally) lên cao thì sẽ cao hơn những cuộc chay đua đã cao sẵn trước đó và những cuộc chay đua xuống thấp thì sẽ thấp hơn những cuộc chay đua xuống thấp trước đó. 3 xu thế là – xu thế gốc hay xu thế cơ bản ( primary trend), xu thế thứ 2 ( second trend), và những xu thế nhỏ ( minor trends). Điều này rất quan trọng vì sau này khi các bạn thảo luận về vấn đề này, đây sẽ là yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong phân tích của chúng ta. Xu thế cơ bản ( primary trend) là lực lượng chính đằng sau xu thế và giống như một dòng chảy của sông theo một hướng cơ bản. Xu thế thứ 2 giống như một nhanh của xu thế chính.Nhánh này có thể rẽ ra một lúc nhưng cuối cùng cũng quay lại đi theo dòng của dòng sông chính. Xu thế nhỏ thì giống như một dòng suối nhỏ, có lúc chạy theo hướng này và hướng kia nhưng vẫn được dẫn dắt theo một hướng chung của dòng sông. PHẠM THANH XUÂN 5 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản Xu thế cơ bản có thể mất nhiều năm để kết thúc và phát triển theo thời gian. Xu thế thứ 2 có thể xẩy ra bất cứ ở đâu từ một vài tuần tới một vài tháng nếu tính theo thời gian và xu thế nhỏ có thể đi theo hướng ngược lại của xu thế cơ bản. Những xu thế nhỏ như là xu thế hàng ngày (daily trend) kéo dài một vài ngày hoặc tương tự và thường ko có gì quá nổi bật. 3. Ngoài 3 loại trends trên, sau này Dow còn tiếp tục hạn chế hơn nữa xu thế bằng cách cho rằng xu thế luôn có 3 kì: kì tích lũy ( accumulation stage), kì tham dự chung ( public participation) và cuối cùng là kì phân phát ( distribution stage) 4. Vì chỉ số Dow trung bình cơ bản bao gồm các cổ phiếu từ những mảng khác nhau phân tiếp theo của lý thuyết Dow nói về việc chỉ số trung bình của những mảng khác nhau phải khẳng định lẫn nhau. 5. Dow cũng xét đến hiệu ứng của khối lượng trong một xu thế. Ông khẳng định rằng khố lượng nên phát triển theo cùng một hướng với xu thế. 6. Phần cốt lõi cuối cùng của lý thuyết này là: Người ta nên giả sử rằng xu thế vẫn luôn mạnh đến tận khi có một biểu thị rõ ràng rằng xu thể đó trên thực tế đã thay đổi. Giải thích của mình về lý thuyết Dow ở trên rất ngắn gọn vì thực sự để đi sâu vào từng phần cụ thể của lý thuyết này ở đây là ngoài khả năng. Và đối với điều mà mình đang cố gắng đạt được ở đây là gợi mở cho các bạn một ý tưởng lớn về việc làm thế nào mà thị trường lại hoạt động như thế và làm thế nào để thực hiện giao dịch một cách hiệu quả thì lí thuyết này cũng ko phải là quá cần thiết. Điều cốt lõi mà mình muốn các bạn rút ra được từ lý thuyết này là có 3 dạng xu thế : xu thế cơ bản ( primary trend), xu thế thứ 2 ( second trend) và những xu thế nhỏ ( minor trends). Sau này các bạn sẽ phải cần ý tưởng này để tiếp cận các giao dịch của bạn đó.(HÌNH) Hamilton và Dow đã công khai thừa nhận rằng lý thuyết Dow ko phải là một công cụ chính xác 100% để đánh bại thị trường. Lý thuyết này được coi như một loạt chỉ dẫn và nguyên để trợ giúp các nhà đầu tư và traders với nghiên cứu của cá nhân họ về thị trường. Lý thuyết Dow cung cấp một cơ cấu cho các nhà đầu tư sử dụng để giúp loại bỏ cảm tính. Hamilton cảnh báo rằng các nhà đầu tư ko nên để các mong muốn cá nhân ảnh hưởng tới các tính toán trong giao dịch. Khi phân tích thị trường, hãy chawscs chắn rằng bạn có mục đích và nhận định những gì có thật trên thị trường, ko phải những gì mà bạn muốn thấy. Nếu một nhà đầu tư đang có lệnh mua, thì người đó chỉ muốn thấy những dấu hiệu đi lên và làm lơ đi bất cứ một dấu hiệu đi xuống nào. Ngược lại với những nhà đầu tư đang có lệnh bạn họ có thể chỉ ép mình tập trung vào những khía cạnh tiêu cục của giá thị trường mà cố tình lơ đi những biến chuyển theo hướng đi lên. Lý thuyết Dow cung cấp một công cụ để giúp thực hiện các quyết định nước đôi. PHương pháp nhận ra xu thế cơ bản là dứt khoát và ko mở ra các lí giải. Mặc dù lý thuyết này ko được định nghĩa cho trading ngắn hạn, lý thuyết này vẫn thêm vào những giá trị nhất định cho các traders. Dù khung thời gian bạn chọn là gì, lý thuyết luôn giúp bạn có thể nhận ra xu thế cơ bản. Theo Hamilton (viết vào đầu thế 20), những người áp dụng thành công lý thuyết này hiếm khi mà giao dịch nhiều hơn 4 hoặc 5 lần 1 năm. Nên nhớ, các xu thế trong ngày, theo ngày và có thể thậm chí là các xu thế thứ 2 cũng có thể nghiêng về việc bị lôi kéo bởi các mánh khóe hay tin đồn, nhưng xu thế cở bản thì hoàn toàn lãnh PHẠM THANH XUÂN 6 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản đạm với các yếu tố đó. Hamilton và Dow cố gắng tìm ra một phương pháo để lọc ra những yếu tố làm sao nhãng thị trường mà liên quan đến những dao động theo ngày. Họ ko lo lắng về một vài điểm, hoặc việc liệu đã gần đến đỉnh hoặc đáy chưa. Lo lắng lớn nhất của họ là liệu có thể bắt kịp những xuy thế lơn ko. Cả 2 người đều khuyên nên nghiên cứu kĩ về thị trường theo một chu kì hàng ngày, nhưng họ cũng tìm ra cách giới hạn tổi thiểu những hậu quả của các chuyển động ngẫu nhiên và tập trung vào các xu thế lớn. Rất dễ bị rơi vào sự điên khùng tại thời điểm trade và quên mất xu thế cơ bản. Vì thế, mục đích của Dow và Hamilton là xác định xu thế cơ bản và bắt kịp các chuyển động lớn. Họ hiểu rằng thị trường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và nghiêng về phản ứng thái quá cả theo hướng lên hoặc xuống. Với ý nghĩ này, họ luộn tập trung vào việc nhận định và đi theo: nhận định xu thế và đi theo xu thế. Tuy nhiên xu thế chỉ được đặt đúng chỗ cho đến tận khi được chứng tỏ. Đó là lúc mà lúc mà xu thế sẽ kết thúc hoặc khi nó được chứng tỏ. Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư nhận ra sự thật, ko phải là giả định hay dự đoán. Có thẻ rất mạo hiểm cho các trader và nhà đầu tư nếu họ bắt đầu giả sử. Dự đoán thị trường là một điều rất khó nếu ko muốn nói là ko thể. Hamilton cũng thừa nhận rằng lí thuyết Dow ko phải là ko thể thất bại. Trong khi lý thuyết này có thể tạo ra cơ bản cho sự phân tích, lý thuyết được định nghĩa là khởi điểm cho các nhà đầu tư và traders để phát triển các hướng dẫn phân tích mà các traders cảm thấy thoải mái và thấu hiểu. Đọc thị trường là cả một môn khoa học cần có kinh nghiệm . Vì thế sẽ có những ngoại lệ đối vợi định lý được Hamilton và Dow định ra. Họ tin rằng thành công trong thị trường đòi hỏi sụ nghiên cứu và phân tích nghiêm túc. Điều này yêu cầu sự trải nghiệm cả về thành công lẫn thất bại. Thành công thì thật tuyệt, nhưng đừng vì thế mà tự mãn. Thất bại, tuy đau đớn, nhưng nên xem như là học hỏi kinh nghiệm. PHân tích kĩ thuật là một nghệ thuật và cái nhìn chỉ ngày càng rõ ràng hơn cùng với việc thực hành. Hãy nghiên cứu cả thành công và thất bại với ánh mắt hướng về tương lai. 3) Tác động của các chỉ số kinh tế MỸ Nhóm Chỉ số kinh tế CÁC HOẠT Beige Book (“cuốn sách màu be”) Thời điểm công bố Hai ngày thứ 4 trước khi buổi họp của FOMC bắt đầu, 8 lần một năm vào lúc 2h15 Cách đo lường Đây là bản tổng hợp các bình luận về tình hình kinh tế hiện tại của Mỹ, thường nói về sự thay đổi lãi suất và tình hình kinh tế hiện tại so với thời điểm từ buổi họp lần trước Tác động của chỉ số Không tác động quá lớn tới thị trường vì các bình luận đưa ra không phải xuất phát từ các thành viên của Fed, nó chỉ đẩy thị trường khi làm ngạc nhiên các dự đoán của thị trường Mức độ ảnh hưởng 3* Rate announcement (công bố lãi suất) Thời điểm Một năm họp 8 lần, thông báo về lãi suất được đưa ra sau mỗi lần họp, thường là vào 2h15 PHẠM THANH XUÂN 7 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản ĐỘNG công bố Cách đo lường Tác động của chỉ số Lãi suất thể hiện giá cả một đồng tiền. Lãi suất càng cao,càng có nhiều người nắm giữ và mua đồng tiền này, theo cách đó sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền. Đây là chỉ số có ảnh hưởng tới mức lạm phát trong nền kinh tế, vi nó được dùng làm công cụ trong chính sách tiền tệ nên gây ra ảnh hưởng lớn trong thị trường Mức độ ảnh hưởng 5* CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ LẠM PHÁT Consumer Price Index (CPI) (chỉ số giá tiêu dùng) Thời điểm công bố 20h30 từ ngày 8 đến ngày 19 hàng tháng và CPI đưa ra là CPI của tháng trước đó Cách đo lường Đo lường sự thay đổi về giá của cả một rổ hàng hóa và dịch vụ có tính chất đại diện (lương thực, năng lượng, quần áo, giao thông) và chưa tính thuế. Tác động của chỉ số Là chỉ số được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, tình hình lạm phát trong tiêu dùng và có tác động lớn tới quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung Ương. Mức độ ảnh hưởng 4* PPI-Producer Price Index (chỉ số giá sản xuất) Thời điểm công bố Thời điểm công bố: Tuần thứ 2 hàng tháng lúc 22h30, PPI đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Là một chỉ số tốt để đo lường lạm phát. Chỉ số thể hiện giá phí sản xuất. Hàng tháng khoảng 100.000 giá cả được thu thập từ 30.000 công ty sản xuất Tác động của chỉ số Trong khi CPI đo lường lạm phát gây nên bởi sự tăng lên của giá cả hàng hóa đầu ra thì PPI đo lường mức tăng giá trong nền kinh tế bị gây nên bởi sự tăng lên của giá phí trong sản xuất. Dùng để dự đoán CPI Mức độ ảnh hưởng 3* PCE-Personal Consumption Expenditure (chi tiêu tiêu dùng cá nhân) Thời điểm công bố Ngày cuối cùng hàng tháng, lúc 20h30, PCE đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Là một trong những thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Tác động của chỉ số Chỉ số này tăng cho thấy chi tiêu tăng, kéo theo giá bị áp lực tăng theo, do đó được coi là một trong các chỉ số dùng để dự đoán mức độ lạm phát trong nền kinh tế Mức độ ảnh hưởng 4* DÒNG VỐN TICS Data-Treasury International Capital (báo cáo của TIC, thuộc Bộ Tài chính Mỹ) Thời điểm công bố Khoảng vào ngày làm việc thứ 12 hàng tháng lúc 20h30, chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Chỉ số này cho thấy cách chủ yếu mà nước Mỹ dùng để huy động tài chính cho thâm hụt hiện tại của nước này bao gồm: Bán nhữngchứng khoán dài hạn cho người nước ngoài, hoặc xuất khẩu nợ. Lưu ý, dòng tiền huy động cho thậm hụt hiện tại có thể có từ việc vay mượng ngân hàng nước ngoài, hoặc net lại từ dòng vốn FDI, nhưng vì Net FDI thường âm và dòng tiền PHẠM THANH XUÂN 8 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản huy động được từ các ngân hàng nước ngoài thì rất nhỏ nên dòng vốn thu được chủ yếu là từ việc bán các chứng khoán dài hạn cho người nước ngoài Tác động của chỉ số Thể hiện dòng vốn ra vào nước Mỹ, chi tiết hơn sẽ cho thấy sức cầu USD của từng bộ phận như Chính Phủ, dân cư. Được so sánh với mức thâm hụt thương mại để xác định dân Mỹ đang nợ bao nhiêu Mức độ ảnh hưởng 3* Budget Statement Monthly (bảng kê ngân sách hàng tháng) Thời điểm công bố Công bố hàng tháng Cách đo lường Cho thấy thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách Mỹ. Tác động của chỉ số Mức thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách sẽ ảnh hưởng đến mức độ phát hành trái phiếu Chính Phủ, ngoài ra còn thể hiện mức thuế thu được của Chính Phủ, nguồn kinh phí dùng để hỗ trợ các hoạt động kinh tế Mức độ ảnh hưởng 2* Trade Balance (cán cân thương mại) Thời điểm công bố Tuần thứ 2 hàng tháng lúc 22h30, chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Là phần lớn nhất chiếm trong cán cân thương mại của quốc gia, đo lường sự khác biệt về giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu so với giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Tác động của chỉ số Cán cân thương mại sẽ thăng dư nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại cán cân sẽ bị thâm hụt nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Là chỉ số tác động lớn đến thị trường Mức độ ảnh hưởng 4* TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Gross Domestic Product (GDP) (Tổng sản phẩm quốc nội) Thời điểm công bố 20h30 vào ngày cuối cùng của quý và chỉ số đưa ra là của quý trước đó Cách đo lường Đo lường giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa dịch vụ sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm chi tiêu cá nhân, chi tiêu của Chính Phủ và cán cân thương mại Tác động của chỉ số Đây là chỉ số rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến thị trường vì GDP biểu hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. GDP thường có độ trễ về thời gian do thống kê theo quý nên quan sát chuỗi số liệu hơn là từng con số cụ thể Mức độ ảnh hưởng 4* PMI-Purchasing Managers Index (Chỉ số quản lý thu mua) Thời điểm công bố Ngày làm việc đầu tiên trong tháng, 22h, chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Là chỉ số tổng hợp dựa trên 5 chỉ số chính, bao gồm: Các đơn đặt hàng mới, mức hàng tồn kho, tình hình sản xuất, tình trạng giao hàng và môi trường làm việc. Mỗi chỉ số có tỷ trọng khác nhau và được điều chỉnh theo các nhân tố nhất định. Chỉ số được thu thập từ cuộc điều tra của hơn 300 trưởng phòng mua hàng khắp quốc gia trong hơn 20 ngành làm việc khác nhau PHẠM THANH XUÂN 9 Kinh doanh ngoại hối và các khái niệm cơ bản Tác động của chỉ số Chỉ số lớn hơn 50 có nghĩa là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng, còn nhỏ hơn 50 có nghĩa là các hoạt đọng trong lĩnh vực sản xuất đang bị thu hẹp. Đay là chỉ số cực kỳ quan trọng với thị trường tài chính vì nó là chỉ số tốt nhất thể hiện sức sản xuất. PMI không như mong đợi và đặc biệt là phần các đơn đặt hàng mới. có ảnh hưởng rất lớn tới việc dự đoán các hoạt động sản xuất trong các tháng tiếp theo. Chỉ số này có trước ISM và dùng để dự đoán cho ISM cùng với Philadenphia Survey Mức độ ảnh hưởng 3* Philadenphia FED Index (chỉ số FED bang Philadenphia) Thời điểm công bố Ngày 17 hàng tháng lúc 22h, chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Điều tra các doanh nghiệp sản xuất ở 3 bang Philadenphia, Jersey và Delaware. Các công ty được điều tra thể hiện sự thay đổi xu hướng trong các hoạt động kinh tế, các công ty này được điều tra theo nhiều cách khác nhau Tác động của chỉ số Chỉ số lớn hơn không thể hiện sự mở rộng của nền kinh tế, còn nhỏ hơn không thẻ hiện nền kinh tế bị thu hẹp. Là chỉ số tốt cho thấy ssuwj thay đổi về việc làm, giá cả và tình hình trong ngành sản xuất. Là chỉ số để dự báo PMI Mức độ ảnh hưởng 3* THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Employment Report (báo cáo việc làm) Thời điểm công bố 20h:30 vào ngày thứ 6 đầu tiên hàng tháng và chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Thông tin được thu nhập qua cuộc điều tra 375.000 doanh nghiệp và 60.000 hộ gia đình. Bản báo cáo cho thấy số việc làm được tạo mới và số việc làm bị hủy bỏ của nền kinh tế, mức lương bình quân một giờ và số giờ làm việc bình quân trong một tuần Tác động của chỉ số Được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc thống kê tình hình chung của thị trường lao động Mức độ ảnh hưởng 4* Non farm payroll (Bảng lương phi nông nghiệp) Thời điểm công bố Ngày làm việc đầu tiên trong tháng lúc 22h30, chỉ số đưa ra là của tháng trước đó Cách đo lường Thể hiện sự thay đổi tổng số lao động được nhận lương, bao gồm nhân viên khu vực hành chính hành chính quốc gia, nhân viên hộ gia đình tư nhân, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và công nhân làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp Tác động của chỉ số Số lao động trong báo cáo này đại diện cho gần 80% tổng số lao động làm ra GDP của Mỹ. Đây là chỉ số mà các nhà làm chính sách của Mỹ dùng để đánh giá tình trạng hiện tại của nền kinh tế cũng như dự đoán các hoạt động kinh tế trong tương lai. Chỉ số này có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường. Mức độ ảnh hưởng 4* Initial Jobless Claims (khai báo thất nghiệp hàng tuần) Thời điểm công bố Một tuần một lần vào ngày thứ 5, lúc 20h30, chỉ số đưa ra là của tuần trước đó Cách đo Liệt kê số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu PHẠM THANH XUÂN 10 . PHẦN I PHÂN TÍCH CƠ BẢN 1) Ý nghĩa Cán Cân Thương Mại – Trade Balance FX9 Cán Cân Thương Mại - Trade balance ( còn được gọi là net exports, và thỉnh thoảng. thì quốc gia đó có sự thặng dư thương mại thường được gọi là trade surplus, và bản báo cáo trade balance đó được coi là tốt. Ngược lại nếu nhập khẩu vượt