Nợ công là gì?

Một phần của tài liệu KINH DOANH NGOẠI HỐI (Trang 27)

HuiZForexphân tích cơ bn . Nợ công là gì.

Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi

cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

_ Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).

_ Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).

Các hình thức vay nợ của chính phủ Phát hành trái phiếu chính phủ

Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ

mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Vay trực tiếp

Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.

Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ Lạm phát

Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.

Tài sản đầu tư

Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục…

Các khoản nợ tiềm tàng

Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán…

Tác động của nợ chính phủ

Về tính trung lập của nợ chính phủ

Có hai quan điểm chính về việc nợ chính phủ có tác động đến nền kinh tế hay không.

Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn. Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá.

Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.

Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

_ Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.

_ Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở

hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.

_ Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

_ Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát). 11. Giao dịch theo tin tức ( trading the news). Đầu tư theo tin tức HuiZForex – phân tích cơ bản.Giao dịch theo tin tức ( trading the news).

Giao dch, đu tư theo tin tức (Trading the News)

Giao dịch theo tin tức đang trở thành một kỹ thuật phổ biến để giao dịch trong thị trường forex. Bạn có thể thấy cặp tiền biến đông 50 – 100 pips trong vài phút và thậm chí trong vài giây sau khi một tin tức quan trọng được công bố. Khi bạn nhìn thấy điều này, tôi cược rằng bạn sẽ nghĩ : “50-100 pips!? Thật dễ kiếm tiền!” Có thể và cũng có thể không. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn chuẩn bị để giao dịch khi tin tức được công bố.

Mục đích của bài học này không phải để bạn có một chiến thuật riêng để

giao dịch theo tin tức. Mục đích của bài học này là định hướng đúng cho bạn và chỉ cho bạn thấy một số rủi ro khi giao dịch kiểu này. Ti sao giao dch theo tin tc?

Giao dịch theo tin tức công bố có thể là một công cụ quan trọng cho bạn. Nếu bạn muốn, nó có thể là một vũ khí. Các báo cáo tin tức kinh tế thường tạo các biến động mạnh ngắn hạn trong thị trường và là cơ hội giao dịch lớn cho các trader giao dịch theo breakout.Forexlà một thị trườngmở cửa suốt 24 giờ một ngày và là một thị trường toàn cầu thực sự, trong một ngày giao dịch có nhiều cơ hội thị trường biến động mạnh bởi một báo cáo tin tức kinh tế.

Giao dịch với cặp tiền nào?

Đây là danh sách các đồng tiền và quốc gia quan trọng mà bạn nên quan tâm đến tin tức(HÌNH) :

Bây giờ, có nhiều đồng tiền hơn để giao dịch nhưng danh sách trên dựa trên tầm cỡ của nền kinh tế mỗi quốc gia, mức độ thường xuyên của các công bố tin tức và tính thanh khoản của đồng tiền.

Và bạn có thể áp dụng tin tức đề giao dịch vàng, gold, bạc, dầu thô.

Thời gian công bố tin tức?

Danh sách bên dưới cho biết thời gian các thông tin kinh tế quan trọng nhất được công bố theo từng quốc gia(hinh).

Những tin tức có thể giao dịch

Với tất cả các quốc gia kể trên, có từ 5 đến 10 thông tin kinh tế được công bố mỗi ngày. Các tin tức này được công bố theo lịch có trước vì vậy bạn biết chính xác lúc nào bạn có thể lập lịch giao dịch để có thể giao dịch theo tin tức.

Có thể bạn nghĩ rằng 5 đến 10 tin trong một ngày là nhiều, nhưng thực sự bạn không phải quan tâm đến tất cả các tin mà bạn có thể chọn những tin cần quan tâm. Có một số báo cáo quan trọng có thể tạo biến động nhiều, phần lớn các báo cáo này được công bố mỗi tháng.

Với bài học này, chúng ta sẽ quan tâm đến các báo cáo kinh tế và tin tức của Mỹ, bởi vì hầu như đồng đô la Mỹ liên quan đến phần lớn các giao dịch tiền tệ, và do đó có ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tiền tệ. Đây là danh sách một số báo cáo có ảnh hưởng nhiều nhất :

• Employment Growth

• Interest Rate decisions

• Trade Balance

• Gross Domestic Product

• Retail Sales

• Durable Goods

• Inflation reports (Consumer Price Index and Producer Price Index)

• Foreign Purchases report (TIC Data) Mỗi quốc gia có những báo cáo tương tự với danh sách trên và có khả năng gây biến động. Một lần nữa, bởi vì các báo cáo này được công bố theo lịch nên có

nhiều website trên Internet có lịch công bố các báo cáo kèm với đánh giá mức độ ảnh hưởng.

Những điều cần biết khi giao dịch theo tin tức

Bây giờ chúng ta biết “thế nào” và “khi nào” có thể giao dịch theo tin tức, có một số khái niệm quan trọng mà bạn nên biết trước khi giao dịch theo tin tức :

• Trong khi con số trong báo cáo hoặc tin tức là yếu tố quan trọng đối với biến động của cặp tiền trong dài hạn, thì trong ngắn hạn sự sai biệt giữa mong đợi của thị trường và con số công bố thật là nguyên nhân gây

biến động breakout. Điều này có nghĩa là con số trong báo cáo giống như mọi người mong đợi hầu như không gây biến động mạnh trên thị trường.

• Thị trường yên lặng hơn trước khi tin tức được công bố, thị trường càng yên lặng hơn đối với các tin quan trọng. Khi thị trường yên lặng, ít người mua và cũn ít người bán, khả năng mọi người đang đợi một điều gì đó (chẳng hạn như một tin tức). Khi điều chờ đợi xuất hiện, tất cả các trader đều nhảy vào cùng lúc theo cùng một hướng và gây nên biến động cực lớn trên thị trường. Vì vậy càng nhiều trader đợi (thị trường càng yên lặng), thì càng nhiều trader nhảy vào khi tin tức được công bố (biến động càng lớn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tùy thuộc vào tầm quan trọng của báo cáo kinh tế, và sự chênh lệch giữa con số thực và con số dự báo, mà breakout xảy ra trong thời gian ngắn ngủi có thể chỉ vài phút hoặc thậm chí vài giây. Giao dịch theo công bố tin tức có lẽ chỉ phù hợp cho scalper hoặc day trader.

Rủi ro :

Trước khi theo đuổi cái gì chúng ta phải biết chính xác cái chúng thep đuổi. Chúng ta đã nghe về các mặt lợi và tại sao chúng ta nên giao tịch theo tin tức, nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải biết được các rủi ro.

Mở giao dịch không đúng giá mong muốn

Biến động thị trường có thể tăng mạnh trong suốt thời gian công bố tin tức, nghĩa là giá có thể biến động 5 đến 20 pips trong vài giây (hay thậm chí 50 pips hoặc hơn nữa đối với tin tức quan trọng). Nếu bạn cố gắng mở giao dịch trong lúc biến động mạnh, bạn sẽ mở được giao dịch với giá khác xa giá bạn mong muốn. Đây là một rủi ro lớn với các lệnh “limit order”.

Ví dụ, tôi đặt lệnh order trên cặp EUR/USD với broker 15 phút trước khi công bố tin tức. Đúng lúc trước khi công bố tin tức, thị trường giá 1.2320. Tôi đặt lệnh limit order để mở giao dịch long với giá 1.2360, profit target là 1.2383. Tin tức xấu cho đồng USD khiến cho giá tăng vọt lên 80 pips ngay sau khi tin tức được công bố. Giao dịch long của tôi được mở nhưng với giá 1.2390 – trên 30 pips so với giá order!!! Sau đó thị trường đi xuống một chút và giao dịch long bị đóng tại giá profit target là 1.2383. May mắn là chỉ mất 7 pips, nhưng đây là một bài học đáng giá.

Không thể order

Một số broker không cho đặt lệnh limit và market order ngay trước khi công bố một tin tức quan trọng (một số broker không cho trước 30 phút đến 1 giờ). Điều này thường xảy ra với các broker có spread cố định. Bởi vì khi có tin tức spread biến động rất lớn và nếu broker cho mở giao dịch với spread cố định thì họ sẽ lỗ.

Biến động bất ổn

Trong thời gian công bố các báo cáo kinh tế hoặc tin tức, thị trường có thể biến động lên xuống từ 20 đến 50 pips trong một giây! Biến động khi có tin tức có thể rất rủi ro kể cả đối với các trader nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể đón được một biến động mạnh, nhưng cũng có thể rơi vào tình huống thị trường đảo chiều và giao dịch của bạn thua rất nhanh.

Spreads

Một số broker có thể cho phép bạn giao dịch khi có tin tức nhưng với spread không cố định và bạn sẽ thấy spread đột ngột tăng mạnh (có thể từ 2-3 pips tăng lên 14

pips trong khoảng thời gian công bố tin tức). Nếu bạn muốn kiếm vài pips thì khả năng thu lợi của bạn quá thấp, trong khi khả năng thua thì cầm chắc trong tay.

Các phương pháp giao dịch theo tin tức

Đón chặn là phương pháp dễ sử dụng và ít phải suy nghĩ, nhưng đây là phương pháp rủi ro nhất trong giao dịch theo tin tức. Để đón chặn bạn đặt một lệnh limit order để mở long trên vài pip so với giá cao nhất trước khi

Một phần của tài liệu KINH DOANH NGOẠI HỐI (Trang 27)