mua bán
HuiZForex – phân tích kỹ thuật. HuiZForex xin giới thiệu về 1 trong những công cụ phổ biến dùng để phân tích trong đầu tư đó là RSI. RSI = reslative strength là chỉ số sức mạnh liên quan thể hiện lực mua bán.
Biểu đồ chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) – Sức mạnh tương đối
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của Vàng -Forexkhi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên
trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI từ trên rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá đó sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.
Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua
30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ
thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
RSI vượt xuống 50 xuất hiện mô hình Đỉnh Cầu Vai Tín hiệu bán khi RSI vượt xuống 50
Tín hiệu mua khi RSI vượt lên 50
11. Pivot Point và cách sử dụng.
WRITTEN BY TUANHUIZ ON THÁNG HAI 18TH, 2012 | NO COMMENTS
Font size:
Pivot Point là công cụ được sử dụng khá nhiều trong trading, đặc biệt là với các short-term traders.
Công thức tính Pivot Point.
Resistance R1 = (2 * P) – L R2 = P + H – L R3 = H + 2 * (P – L) Support S1 = (2 * P) – H S2 = P – H + L S3 = L – 2 * (H – P)
Cơ bản về Pivot Point
Pivot Point gồm có 1 đường Pivot, 3 đường Resistance (R1, R2, R3) và 3 đường Support (S1, S2, S3).
Điểm Pivot xem là điểm đảo chiều, nếu giá vượt trên Pivot thì xu hướng tăng, giá nằm dưới Pivot thì xu hướng giảm.
Các mức R1, R2, R3 hoạt động như các mức resistance khi giá tăng vượt Pivot Point. Các mức S1, S2, S3 hoạt động như các mức support khi giá giảm xuống dưới Pivot Point.
Cách sử dụng khá đơn giản, nếu giá tăng vượt qua đường Pivot => long, take profit 1 tại R1, take profit 2 tại R2 và take profit 3 tại R3.
Ngược lại giá nếu giá giảm qua đường Pivot => short, take profit 1 tại S1, take profit 2 tại S2 và take profit 3 tại S3.
Trong những ngày ít biến động, không có tin tức quan trọng gì thì giá nhiều khả năng sẽ chỉđi trong S1 và R1. Ngày có tin rất quan trọng giá có khả năng chạy tới S3 và R3, thậm chí có khi còn break luôn nhưng trường hợp này không nhiều.
Phương pháp Breakout
Pivot Point được sử dụng trước tiên để tìm điểm vào thị trường, nhờ vào các mức Support và Resistance của nó. Những biến động giá mạnh nhất thường xảy ra tại khu vực pivot point.
Chỉ khi giá chạm mức pivot point, bạn sẽ có thể quyết định nên BUY hay SELL, đặt take profit và stop loss tại đâu. Thông thường, nếu giá ở phía trên pivot, đó là khu vực giá lên, nếu nằm dưới pivot, đó là khu vực giá xuống.
Nếu giá quanh quẩn ở khu vực pivot point và đóng cửa dưới pivot, bạn có thể vào lệnh SELL. Bạn nên đặt Stop loss trên Pivot Point ( PP) và take profit tại S1.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy giá tiếp tục rơi qua khỏi S1, mà nếu như lúc đó bạn chưa thoát khỏi thị trường, bạn có thể dời Stop loss từ trên PP xuống trên S1 và theo dõi cẩn thận. Thường thì S2 là mức mong muốn thấp nhất trong ngày và bạn nên dùng nó để đặt mục tiêu lợi nhuận cho mình.
Bạn có thể áp dụng ngược lại cách giao dịch trên khi thị trường trong xu hướng lên. Nếu nến có giá đóng cửa phía trên PP, bạn có thể vào lệnh BUY, đặt Stop loss dưới PP và đặt take profit tại các mức R1 và R2.
Phương pháp Range-bound
Sức mạnh của các mức Support và Resistance thể hiện qua số lần giá chạm và bật ngược lại mà không vượt qua được các mức cản này.
Giá chạm vào mức cản và bật lại càng nhiều lần thì mức cản đó càng mạnh.
Nếu giá ở gần mức cản resistancce , bạn có thể SELL và đặt Stop loss nhỏ phía trên mức resistance này. Nếu giá tiếp tục tăng cao và phá vỡ mức Resistance, coi như hiện tượng “breakout” đã xảy ra. Lúc đó bạn cần thoát khỏi lệnh SELL, và nếu như bạn tin rằng hiện tượng breakout đã xảy ra và đủ mạnh để BUY, bạn có thể vào thị trường trở lại với một lệnh BUY. Khi đó, bạn có thể đặt Stop loss sát phía dưới mức resistance lúc nãy ( sau khi được phá qua, bây giờ nó đã trở thành một mức Support mới).
Ngược lại, nếu giá gần khu vực Support phía dưới, bạn có thể BUY và đặt Stop loss dưới mức Support này.
Lý thuyết trên có hoàn hảo ?
Theo lý thuyết, mọi thứ nghe thật đơn giản. Nhưng, đó chỉ là trong mơ !!!
Trong thế giới thực, Pivot Point không phải lúc nào cũng đúng, Giá thường do dự xung quanh khu vực các mức cản và thật khó khăn để nói rằng : nó sẽ tiếp tục di chuyển thế nào.
Trong vài trường hợp, giá sẽ dừng trước khi chạm vào mức cản và đổi chiều, điều đó có nghĩa là giao dịch của bạn chưa thể dính take profit. Một số trường hợp khác, bạn thấy đường Support có vẻ rất mạnh, bạn BUY trên nó, nhưng rồi giá rớt xuống qua khỏi Support, bạn đóng lệnh, chịu lỗ, và rồi sau đó, giá quay trở lên lại như hướng bạn đã đoán ban đầu.
Vì thế bạn cần phải giao dịch một cách có chọn lọc, bạn nên tìm hiểu một chiến lược giao dịch theo Pivot Point của riêng bạn và nhớ phải tuân thủ nguyên tắc chơi thật nghiêm ngặt.
Bây giờ bạn xem hình vẽ bên dưới để cùng hình dung sử dụng Pivot Point khó hay dễ thế nào(HÌNH) .
Thật nhiều màu sắc sinh động phải không nào ?
Nhìn vào khu vực hình oval màu cam. Chú ý
xem đường PP hoạt động như một Support như thế nào, tuy nhiên nếu bạn BUY , bạn đã không thể lấy lợi nhuận tại R1
Bây giờ bạn hãy để ý hình tròn màu tím đầu tiên. Giá phá vỡ qua đường PP nhưng không chạm được đến S1 mà quay ngược lại PP. Trong lần thứ 2 phá vỡ PP (hình tròn màu tím thứ 2) giá mới chạm được vào S1 và sau đó quay trở lại PP.
Ở khu vực hình oval màu hồng, PP tiếp tục hoạt động như một mức Support mạnh, tuy nhiên giá không thể đến được R1
Ở hình tròn màu vàng, giá phá vỡ PP, chạm S1, và sau đó tiếp tục rơi xuống S2.
Như vậy, với biểu đồ như trên, nếu bạn đã cố gắng vào lệnh BUY nào đó, bạn đã phải thoát lệnh và chịu lỗ. Theo ý kiến cá nhân, chúng tôi sẽ không nghĩ mình sẽ vào lệnh BUY trong những trường hợp trên. Vì sao ư ? Một bí mật nho nhỏ, đó là vì chúng tôi không cho các bạn thấy trên biều đồ này, giá đang trong xu hướng xuống.
Bạn hãy luôn nhớ xu hướng là bạn . Không nên đâm sau lưng bạn mình, vì thế, hãy cố gắng hết sức đừng bao giờ chơi ngược xu hướng.
Trong bài học sau, bạn sẽ học cách sử dụng nhiều khung thời gian cùng lúc để nhận diện chính xác xu hướng, điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu sai lầm như trong ví dụ trên.
Tóm tắt bí quyết giao dịch với Pivot Points
Dưới đây là một số gợi ý dễ nhớ sẽ giúp bạn có được những quyết định giao dịch tốt.với Pivot Points :
• Nếu giá đang ở PP, chú ý giá sẽ di chuyển đến R1 hoặc S1
• Nếu giá tại R1, nó có thể di chuyển đến R2 hoặc quay ngược lại PP
• Nếu giá tại S1, nó có thể di chuyển đến S2 hoặc quay lại PP
• Nếu giá tại R2, nó có thể di chuyển đến R3 hoặc quay trở lãi R1
• Nếu giá tại S2, nó có thể di chuyển đến S3 hoặc quay lại S1
• Nếu không có những tin tức quan trọng ảnh hưởng đến thị trường, giá thường di chuyển từ PP đến S1 hoặc R1
• Nếu có tin tức quan trọng ảng hưởng thị trường, giá có thể đi qua R1 hay S1 và đến thẳng R2. S2 hoặc R3, S3.
• R3 và S3 chỉ ra những mức tối đa mà giá có thể di chuyển đến ( trừ rất ít trường hợp ngoại lệ giá di chuyển mạnh hơn).
• Đường Pivot hoạt động tốt trong khi thị trường ít biến động và biên độ dao động trong khu vực giữa R1 và S1.
• Khi thị trường trong xu hướng mạnh, giá vượt mạnh qua các mức cản và đi thẳng.
12. Chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss).
Đây là chỉ báo rất tốt về xu hướng tiếp theo của thị trường, một câu châm ngôn của những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm là “Xu hướng là bạn của chúng ta”.Welles Wilder cho đây là chỉ báo đảo chiều (reversal)
đáng tin cậy về mặt thời gian/giá. Nó bao gồm một lọat các điểm gọi là các điểm Stop And Reverse (SAR). Nếu phá vỡ những mức bảo vệ này thì thị trường sẽ được coi là đảo chiều.
Giống như giá bắt đầu 1 xu hướng thì những điểm SAR cũng bắt đầu chuyển động chậm vượt ra ngòai và hình thành 1 xu hướng đi lên.
Công thức thính toán: SAR tomorrow = SAR today + AF (EP trade – SAR today) Trong đó:
- AF bắt đầu là 0.02 (giá trị mặt định) và sau khi tăng thêm 0.02 cho mỗi thanh giá và hướng tăng đột biến cho đến khi giá trị nó là 0.2.
- EP = điểm tăng giá quá xa. Mỗi khi giá tăng trong 1 xu hướng tăng giá nó sẽ thiết lập ghi nhớ các vị trí hiện hành. Ngược lại khi thị trường xuống giá thì nó sẽ ghi nhớ những điểm đặt đó.
Đây là chỉ báo giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ 1 xu hướng. Nó là 1 chỉ báo dễ sử dụng. Một điều hiển nhiên là đường giá luôn đi xuyên qua SAR trong mọi hướng. Nhà đầu tư nên dừng lại và suy ngẫm khi SAR bị xuyên qua.
Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”; thực hiện mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh xảy ra hoặc có thể mua để đầu tư dài hạn.
Tín hiệu bán: Tín hiệu bán xuất hiện khi giá đóng cửa nằm dưới Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Ngay tại thời điểm này đường Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá. Các nhà đầu tư nên “dừng lại”, cũng có thể bán để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện hành và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.
Đặt điểm “dừng lỗ”
Hiệu quả lớn nhất khi dùng Parabolic SAR để xác định vùng đặt điểm dừng lỗ là nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ trong việc kinh doanh chứng khoán.
Parabolic SAR là công cụ xác định vùng đặt điểm dừng lỗ hiệu quả, được diễn tả theo 2 lập luận sau: Đặt điểm dừng lỗ thấp hơn giá của nhà đầu tư dài hạn mua
vào hoặc trên mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận mua. Sử dụng Parabolic SAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ, điểm dừng lỗ sẽ từ từ tiến lên theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn. Nhưng hiệu quả nhất thì nhà đầu tư nên chốt lại mức lợi nhuận kỳ vọng của mình.
Parabolic SAR hành động như là khoảng dừng về mặt thời gian (thời điểm dừng). Thời điểm dừng được sử dụng tùy
vào từng nhà đầu tư. Nếu sự mong đợi của nhà đầu tư đó không xảy ra thì lý trí của nhà đầu tư đó bắt đầu bị buông lỏng một cách tư nhiên, tức là kỷ luật kinh doanh, mua-bán bị vi phạm. Khi đó, nhà đầu tư nên phải thoát khỏi thị trường. Tương tự như vậy, Parabolic SAR đã kết hợp với thời gian để làm cho đường giá hoạt động theo sự tính toán của nhà đầu tư. Nếu đường giá không di chuyển theo hướng đã tính toán trước thì Parabolic SAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.
FX9.co ForexVàng – sàn Forex.com – Học Forex – mở tài khoản ForexVàng.
13. Công cụ ADX – Average Directional Index
Font size:
FX9- ADX là công cụ giúp xác định xu hướng, xu hướng mạnh hay yếu, xu hướng đang bắt đầu hay sắp đảo chiều.
Chúng ta sẽ không đi sâu vào công thức tính toán ADX, tuy nhiên bạn cũng nên biết đặc điểm chính của các đường tạo nên ADX như sau :
• Đường +DI cho biết thị trường đang mạnh hay yếu trong xu hướng đi lên
• Đường -DI cho biết thị trường đang mạnh hay yếu trong xu hướng đi xuống.
• Đường ADX không chỉ ra xu hướng thị trường đang lên hay xuống mà cho biết thị trường đang mạnh hay yếu
Vì đường ADX không có tác dụng định hướng, nó sẽ không cho bạn biết liệu thị trường đang trong xu hướng xuống hay lên (bạn cần xem đường +DI và -DI để biết xu hướng), nhưng đường DX sẽ cho bạn biết xu hướng đang mạnh hay yếu thế nào.
Khi đường ADX từ 40 trở lên, xu hướng đang diễn ra mạnh, khi đường ADX từ 20 trở xuống, thị trường đang không có xu hướng rõ rang(HÌNH). Một trong những cách đầu tiên mà các nhà giao dịch thường
sử dụng ADX là để xác nhận xem thị trường đang có xu hướng rõ ràng hay không, tránh vào thị trường khi xu hướng không rõ ràng. Các nhà giao dịch được khuyên không nên vào thị trường khi đường ADX dưới 20 cũng như khi đường ADX nằm dưới cả 2 đường +DI và -DI.
Một cách khác mà các nhà giao dịch thường sử dụng công cụ này là để tìm ra điểm bắt đầu của một xu hướng mới trên thị trường. Rất đơn giản, họ nhìn xem đường ADX có cắt từ dưới lên trên mức 20 hay không. Nếu hiện tượng này xảy ra sau một giai đoạn dài thị trường không rõ xu hướng, thì mức độ tin cậy của tín hiệu này càng cao.
Một cách khác nữa, ADX được sử dụng để tìm ra dầu hiệu đảo chiều xu hướng. Khi đường ADX đang nằm trên cả 2 đường +DI và -DI , sau đó quay đầu xuống thấp, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng xu hướng hiện tại có thể sẽ đảo chiều.
Ví dụ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn về cách sử dụng ADX là bạn có thể BUY khi đường +DI cắt vượt lên trên đường -DI ( dấu hiệu chỉ ra là nhóm người mua đã chiến thắng nhóm người bán) và SELL khi đường +DI cắt xuống dưới đường -DI ( dấu hiệu chỉ ra nhóm người bán đã chiến thắng nhóm người mua). Tuy nhiên bạn cũng nên kết hợp dấu hiệu này với một số công cụ chỉ dẫn khác để tránh mắc phải những dấu hiệu