HuiZForex.com – phân tích kỹ thuật, nến nhật, candlesticks.
HuiZForex.com xin giới thiệu với các bạn Nến Nhật Phần II ( rất hay), hay hơn các bài nến nhật khác và áp dụng khá chính xác.
Hammer và Hanging Man
Hammer và Hanging Man trong giống hệt nhau tuy nhiên có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau tùy theo xu hướng giá truớc đó. Cả hai đều có phần cơ thể nhỏ (đen hoặc trắng), bóng dưới dài, và bóng trên rất ngắn.
Hammer đánh dấu sự đổi chiều thành đi lên hình thành sau một quá trình thị trường đi xuống (xem hình). Nó được gọi là
“búa” vì thị trường “phá vỡ” một điểm đáy.Khi giá đang giảm xuống, hammer đưa ra tín hiệu rằng thị trường đã chạm đáy và giá sẽ tăng trở lại. Phần bóng ở dưới dài có nghĩa rằng những người bán đã cố gắng đẩy giá đi xuống, nhưng người mua đã vượt qua áp lực bán này và giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Chỉ vì bạn nhìn thấy một hammer không có nghĩa là bạn đặt lệnh mua ngay, mà phải chờ thêm tín hiệu của thị trường để khẳng định. Một ví dụ điển hình là bạn nhìn vào nến tiếp theo của Hammer, nếu giá đóng cửa bằng hoặc cao hơn nến bên trái của hammer thì đó là một tín hiệu tốt, bạn có thể đặt lệnh mua.
Nhận diện:
- Phần bóng phía dưới dài gấp đôi hoặc gấp 3 phần cơ thể - Có rất ít hoặc không có bóng trên
- Màu sắc của phần cơ thể không quan trọng
Hanging man đánh dấu sự đổi chiều thành đi xuống, hình thành sau một quá trình thị trường đi lên (xem hình). Khi giá
đăng tăng, hanging man đưa ra tín hiệu rằng giá đã đạt định và có thể sẽ đi xuống, hay số lượng người bán đã bắt đầu tăng so với người mua.
Phần bóng dài phía dưới cho thấy người bán đã có thể đẩy giá xuống thấp. Mặc dù người mua đã cố gắng nhưng không đủ sức để đẩy giá lên cao hơn nữa, mà chỉ có thể đóng phiên giao dịch gần với giá mở cửa. Hay nói cách khác là người mua không còn đủ để tiếp tục đẩy giá lên cao.
Nhận diện tương tự như Hammer.
Inverted Hammer (Búa ngược) & Shooting Star (Sao sa)
Inverted Hammer và Shooting Star nhìn giống nhau, và chỉ khác ở chỗ chúng xuất hiện ở cuối một xu hướng đi lên hay đi xuống. Cả hai loại nến này đều có thân nhỏ, phần bóng trên dài và phần bóng dưới rất ngắn.
Inverted Hammer xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi xuống, và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều.
Phần bóng ở trên dài cho thấy người mua đang cố gắng đưa ra giá cao hơn. Người mua phản ứng quyết liệt nhưng không đủ sức để đầy giá xuống thấp và giá đóng cửa gần với giá mở cửa. Người bán đang cạn kiệt dần và giá sẽ đi lên.
Shooting Star xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi lên và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều. Phần bóng ở
trên dài cho thấy người mua đã cố gắng đưa giá cao lên, nhưng người bán đã nhiều hơn và đẩy giá đi xuống, khiến giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Tổ hợp hai nến
Xu hướng “Bullish Engulfing” có nghĩa là người mua “nhấn chìm” người bán. Nó xảy ra khi một nến đi xuống được nối tiếp ngay lập tức bởi một nến đi lên lớn hơn.
Nến thứ hai này đã nhấn chìm nến trước đó. Điều này có nghĩa là người mua đang bẻ tay chân răng rắc để bắt đầu bứt phá. Xu hướng giá đi lên mạnh rất có khả năng sẽ xảy ra trong trường hợp này.
Ngược lại “Bearish Engulfing” có nghĩa là người bán “nhấn chìm” người mua. Nó xảy ra khi một nến đi lên được nối tiếp ngay lập tức bởi một nến đi xuống lớn hơn. Điều này có nghĩa là người bán đã vượt mặt người mua, một xu hướng giá đi xuống mạnh có thể sẽ xảy ra trong trường hợp này.
Tweezer Đáy và Đỉnh
Tweezers là hai cây nến giống nhau nhưng có chiều hướng giá trái ngược. Dạng nến này có thể xuất hiện ở cuối một xu hướng đi lên hoặc đi xuống trong thời gian dài, đưa ra tín hiệu rằng thị trường sẽ đổi chiều sớm.
Bạn hãy để ý những cặp nến trong như anh em sinh đôi.
Tổ hợp 3 nến
Sao sáng và sao đêm
Sao sáng (morning star) và Sao đêm (evening star) là tổ hợp 3 nến mà bạn thường thấy tại cuối một xu hướng. Chúng đưa ra tín hiệu về việc thị trường đổi chiếu, và có những đặc điểm sau:
- Nến đầu tiên thể hiện xu hướng hiện tại của thị trường (đi lên hoặc đi xuống)
- Nến thứ hai có phần cơ thể rất nhỏ, thể hiện sự không quyết đoán của thị trường. Nến này có thể là đi lên hoặc đi xuống. - Nến thứ ba có xu hướng ngược lại với nến đầu tiên và giá đóng cửa phải nằm trên 2/3 nến thứ nhất.
Three white soldiers (3 anh lính trắng) khi ba cây nến đi lên liên tiếp hình thành sau một khoảng thời gian liên tục đi
xuống của thị trường. Đây là một trong những tổ hợp nến thể hiện một điều hiển nhiên nhất, giá đang đi lên, hãy mua vào đi.
Để có thể xác định chắc chắn tổ hợp nến này nến thứ 2 phải lớn hơn nến thứ 1, và giá đóng cửa của nó phải gần với giá cao nhất trong phiên giao dịch (hay có nghĩa là bóng trên ngắn). Nến thứ 3 phải tương đương hoặc lớn hớn nến thứ 2.
Three Black Crows (Đàn quạ đen) là ngược lại của Three white soldiers. Nó hình thành ở cuối một xu hướng đi lên của thị
trường, và đưa ra tín hiệu bán vì thị trường đang đi xuống.
Để có thể xác định chắc chắn tổ hợp nến này, nến thứ 2 phải lớn hơn nến thứ 1, và giá đóng cửa phải gần với giá thấp nhất trong phiên giao dịch (hay có nghĩa là bóng dưới ngắn). Nến thứ 3 phải tương đương hoặc lớn hớn nến thứ 2.
Three Inside Up là tổ hợp nến xuất hiện ở cuối xu hướng đi xuống của thị trường và đưa ra tín hiệu rằng thị trường sẽ đảo
chiều. Những đặc điểm của tổ hợp này:
- Nến đầu tiên nằm ở cuối một xu hướng đi xuống và là một nến đi xuống dài.
- Nến thứ hai là một nến đi lên, và ít nhất phải đạt được độ dài một nửa của nến thứ nhất - Nến thứ ba phải đóng cửa ở giá cao hơn giá cao nhất của nến thứ nhất.
Ngược lại Three Inside Down là tổ hợp nến xuấ thiện ở cuối xu hướng đi lên của thị trường và đưa ra tín hiệu rằng thị trường sẽ đảo chiều. Những đặc điểm của tổ hợp này:
- Nến đầu tiên nằm ở đỉnh của một xu hướng đi lên và là một nến đi lên dài.
- Nến thứ hai là một nến đi xuống, và ít nhất phải đạt được độ dài một nửa của nến thứ nhất - Nến thứ ba phải đóng cửa ở giá thấp hơn giá thấp nhất của nến thứ nhất.
Phew!!! Qua hai bài về Japanese Candlestick có lẽ bạn đã hiểu được cách áp dụng các tổ hợp nến để phá đoán hướng đi của thị trường. Tuy nhiên có lẽ bạn vẫn chưa thể nhớ được các tổ hợp nến chúng tôi đã giới thiệu. Đừng lo lắng, chúng tôi cung cấp cho bạn một bảng tóm tắt để thuận tiện cho việc theo dõi của bạn và cũng có thể là cẩm nang để bạn giao dịch:
HuiZForex– phân tích kỹ thu ậ t - bollinger band
Đường Bollinger giúp cho người dùng so sánh độ biến động và mức giá tương đối của một chứng khoán hay giá hàng hoá, tiền tệtheo một thời gian quan sát cụ thể. Các đường biên được tạo nên từ đường trung bình và một độ lệch chuẩn được áp dụng xung quanh đường trung bình này. Thông thường mặc định của đường trung bình là 20 ngày và độ lệch chuẩn là 2. Bởi vì độ lệch chuẩn dùng để đo lường biến động nên Bollinger Bands trở nên một công cụ linh động có thể điều chỉnh mở rộng hay hẹp lại dựa trên mức độ biến động thật sự của thị trường.
Thông thường dãy Bollinger band gồm 3 đường:
- Một đường trung bình động ở giữa (hay còn gọi là đường trung tuyến) - Một đường biên trên
- Một đường biên dưới
(một số phần mềm như phần mềm SAXO Bank không có hiển thị đường trung bình động ở giữa (đường trung tuyến), trong trường hợp này chúng ta có thể kết hợp đường trung bình 20 (MA 20) để xác định đường trung tuyến)
2) Các Ứng Dụng Của Bollinger Band:
a/ Chỉ ra thị trường đang ở tình trạng overbought/oversold: giá ở gần biên dưới tức thị trường đang
oversold, ngược lại là overbought
b/ Dùng kết hợp với đường RSI, Stochastic để chỉ ra dấu hiệu mua/ bán: Dấu hiệu mua/bán xuất hiện khi
Bollinger cho thấy dấu hiệu overbought/oversold, trong khi RSI, Stochastic cho thấy dấu hiệu phân kỳ (divergence)
c/ Chỉ ra dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự biến động giá mạnh: những đường biên (bands) thường hẹp
trước khi bắt đầu một sự biến động giá mạnh
* Tóm lại:
- Dãy Bollinger Band có thể đưa ra dấu hiệu thị trường đang ở tình trạng overbought hay oversold. Điểm đặc biệt dựa vào dãy Bollinger Band có thể cho chúng ta một range giá (khung giá hay còn goị biên độ) giới hạn tại thời điểm xem xét.
- Dãy Bollinger Band hoàn chỉnh sẽ chia ra làm 02 phần: biên trên và biên dưói được ngăn cách bởi đường trung bình động ở giữa (hay còn gọi là đường trung tuyến), trong trường hợp không có đường trung tuyến có thể dùng đường trung bình 20 (MA 20) để xác định.
- Nếu giá nằm ở biên trên chứng tỏ thị trường đang ở vị thế tăng; càng gần cận trên thì chứng tỏ thị trường đang ở tình trạng overbought.
- Nếu giá nằm ở biên dưới chứng tỏ thị trường đang ở vị thế giảm; và càng gần cận dưới thì chứng tỏ thị trường đang ở tình trạng oversold.
- Dãy Bollinger Band được sử dụng tốt nhất khi thị trường không có xu hướng rõ ràng (sideway market) - Cảnh báo dấu hiệu biến động lớn: khi hai biên Bollinger ngày càng hẹp lại (do dao động giá nhỏ đi), thông thường cảnh báo trước một khả năng giá biến động sắp tới.
- Dãy Bollinger Band chỉ là tín hiệu chỉ báo đi sau do đó thường phản ứng chậm hơn diễn biến thị trường, chính vì thế cần kết hợp các đường chỉ báo khác cũng như các cách phân tích kỹ thuật khác mới có thể xác định rõ xu hướng, dự báo biên độ dao động dự kiến, các mức chặn kỹ thuật…
- Quy luật bất thành văn:
Giá từ cận dưới hướng lên đường trung tuyến –> xu hướng tăng Giá từ đường trung tuyến hướng lên cận trên –> xu hướng tăng Giá từ cận trên hướng xuống đường trung tuyến –> xu hướng giảm Giá từ đường trung tuyến hướng xuống cận dưới –> xu hướng giảm
Cận trên và cận dưới càng hẹp (khoảng cách càng gần) cảnh báo giá có thể sắp biến động mạnh khi “bung nút cổ chai” (từ lóng trong PTKT) (HINH)
* Tuy nhiên nếu thân nến mở cửa tiếp theo vẫn nằm trên đường trung tuyến, điều này chứng tỏ thị trường vẫn còn trong trạng thái mua nhiều.
Giá có thể hướng về cận trên của dãy biên trên. Lúc này chúng ta cần sử dụng chuỗi học số Fibonacci để xác định chặn trên (cản trên) nhằm đánh giá khả năng
giá có thể theo chiều lên đến vùng kháng cự nào.
8. Sử dụng bollinger band (phần A)
Chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Band là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:
1. Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20)
2. Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị
trí nằm trên đường trung bình SMA (20).
3. Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)
Có 3 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands:
- Phạm vi hoạt động của các dải. - Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands. - Chiến lược mua bán quyền chọn (option).
Phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands
Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình SMA(20).
Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc
mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải
dưới của Bollinger bands.
Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt
đầu ngừng mua rải khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands(HÌNH).
Những phạm vi nên thận trọng:
Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của
Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
Một thái cực khác hẳn với cách trên là cách sử dụng vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands
Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài
đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp(HÌNH).
Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao
hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên.
Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn
dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này.
Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể
được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá(HÌNH):
- Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.
- Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá.
Sử dụng Bollinger Bands rất thích hợp với trường phái dựa vào dao động giá để kinh doanh. Vì thế nó rất hữu ích cho các nhà đầu tư mua bán option.
Chiến lược mua bán quyền chọn (option)
Có 2 cách cơ bản để kinh doanh option dựa vào sự dao động giá:
1. Chọn mua option khi mức dao động giá nhỏ, với hy vọng mức dao động giá sẽ tăng lên để bán option ở mức giá cao hơn.
2. Chọn bán option khi mức dao động giá cao, với hy vọng mức dao động giá sẽ giảm và sau đó mua lại option này với giá rẻ hơn.
Bollinger Bands sẽ đem lại cho nhà đầu tư option những ý tưởng kinh doanh chắc chắn hơn khi option tương
đối mắc (dao động ở mức cao) hoặc option tương đối rẻ (dao động ở mức thấp)(HÌNH).
Tín hiệu mua: khi option tương đối rẻ thì Bollinger Bands co lại đáng kể, mua option ví dụ như hợp đồng chứng khoán 2 chiều (straddle) hoặc hợp đồng chứng khoán 1 chiều (strangle).
+ Lập luận: sau khi đột ngột di chuyển nhanh thì đường giá có khuynh hướng củng cố lòng tin ở một phạm vi giá nào đó (trading range). Sau khi đường giá bình ổn; ví dụ như Bollinger Bands có những giá trị gần giống nhau trong một vài phiên. Sau đó thường thì đường giá sẽ bắt đầu di chuyển trở lại. Vì vậy mua option khi Bollinger Bands thắt chặt lại, đây là chiến lược thông minh.
Tín hiệu bán: khi option tương đối mắc, lúc đó Bollinger Bands mở rộng ra đáng kể thì nhà đầu tư nên bán option straddle hoặc stragle.
+ Lập luận: sau khi đường giá tăng hoặc giảm đáng kể, các thành phần của đường Bollinger Bands bị tách rời
nhau quá xa trong nhiều phiên giao dịch. Sau đó đường giá có khuynh hướng trở về trạng thái củng cố và sẽ