Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng 8 năm 1990,sau khi Iraq cho rằng nhưng không chứng minh được Kuwait đã "khoan nghiêng"giếng dầu của họ vào biên giớ
Trang 1Mục Lục Trang
Mở Đầu 2
Chương 1: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh 6
1.1 Các quan hệ Iraq – Hoa Kỳ Trước Cuộc Chiến 6
1.2 Các Nguyên Nhân Cuộc Chiên 10
1.3 Tóm Tắt Sự Kiện 12
Chương 2: Diễn biến của cuộc chiến tranh 15
2.1 Xâm Lược Cô Kuwait 15
2.2 Động Thái Quốc Tế 17
2.3 Chiến Dịch Không Quân 21
2.4 Chiến Dịch Trên Bộ 25
2.5 Chiến Tranh Kết Thúc 27
Chương 3: Hậu quả Cuộc Chiến 30
Kết Luận .32
Hình Ảnh Cuộc Chiến 34
Tài Liệu Tham Khảo 35
Trang 2Mở Đầu
Lý do chọn đề tài:
Đề tài nghiên cứu về lịch sử một cuộc chiến tranh, về tình hình một nước hay mộtkhu vực nào đó phát triển trong một giai đoạn lịch sử cụ thể đó trở thành quen thuộc Nó
là một đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử
Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịchBão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia1 do Hoa
Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait
Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng 8 năm 1990,sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã "khoan nghiêng"giếng dầu của họ vào biên giớiIraq Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngay lập tức
bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế Những hành động quân sự bắt đầu từ tháng
1 năm 1991, dẫn tới 1 thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân độiIraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồngminh Những trận đánh chính là những trận đánh trên không và trên bộ bên trong Iraq,Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Saudi Cuộc chiến không mở rộng ra ngoàivùng biên giới Iraq/Kuwait/Ả Rập Saudi, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phốcủa Israel
Mục đích nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu cuộc chiến tranh là một vấn đề có ý nghĩa lý luận cao, giúp chúng ta hiểuthêm một số vấn đề về quan hệ quốc tế hiện đại, hiểu thêm những chính sách của Mỹtrong thời kỳ chiến tranh lạnh Từ thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Cuộc chiếntranh Vùng Vịnh ” để làm đề tài nghiên cứu nghiên cứu khoa hoc của mình Đề tài nàyvừa có giá trị khoa học vừa thể hiện tính thời sự nóng hổi đối với mỗi sinh viên chuyênngành lịch sử
1 Có nhiều con số khác nhau về số quốc gia tham gia trong Liên minh tùy theo nguồn Sự khác nhau có thể là do không có tiêu chuẩn vệ độ tham gia Ví dụ về các con số các nhau: an Arab anti-Gulf War essay - 31 ; CNN - 34 ; an Arab media site - 36 ; the Heritage Foundation (a US conservative thinktank citing a 1991 Department of Defense report) - 38 ; US Institute of Medicine report on Gulf War Veterans' Health - 39 Số thành viên Liên minh có thể thấp đến 19 vào lúc đầu chiến dịch oanh tạc.
Trang 3Lịch sử vấn đề:
Quan hệ Iraq - Kuwait đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhưng với tư cách làhai quốc gia độc lập mới thực sự chỉ bắt đầu sau khi Iraq tiến hành cuộc cách mạngchống đế quốc, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1958 và khi Kuwait tuyên bố độclập năm 1961 Tuy nhiên, những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề lãnhthổ không rõ ràng do các thế lực phong kiến, đế quốc gây ra đã dẫn đến những mâuthuẫn, bất đồng kéo dài giữa hai nước Điều đó giải thích nguyên nhân sâu xa việc Iraqđem quân xâm lược Kuwait một quốc gia cùng trong cộng đồng các nước Arập - để rồichấp nhận một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ và liên quân Vào những năm cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi phát hiện ra nguồn dầu lửa to lớn, Trung Đông trở thành
“miếng mồi” của các cường quốc phương Tây Ở chiều ngược lại, để tồn tại, các nướcTrung Đông - Vùng Vịnh cũng tìm cách dựa vào các thế lực phương Tây Đây chính làđiều kiện lý tưởng để các nước phương Tây xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng tại khuvực rộng lớn nhiều tài nguyên này
Năm 1958, nước Cộng hòa Iraq ra đời 3 năm sau, Kuwait cũng tuyên bố độc lập
và tham gia Liên đoàn Arập và Liên hợp quốc, nhưng phía Iraq đã không công nhậnđường biên giới thiếu rõ ràng với Kuwait Quan hệ hai nước còn bất đồng về chủ quyềnđối với hai hòn đảo Warbah và Bubiyan phía tây vịnh Persian Năm 1973, Iraq chiếm mộtđồn biên phòng của Kuwait, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽcủa các nước Arập Năm 1975, hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bấtđồng trên hai vấn đề lớn là biên giới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả.Trong những năm 80, quan hệ hai nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải lochiến tranh với Iran Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”,Kuwait đứng về phía Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lạimột nước phi Arập Trớ trêu thay khi chiến tranh Iraq - Iran kết thúc thì cũng là lúc bấtđồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tạiBagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Sadam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt làKuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq.Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này
Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫn đangtranh chấp giữa hai nước Để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, một số nước Arậpnhư Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải Nhưng chính trong giaiđoạn này, Iraq bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới Đến ngày30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng
Trang 4nặng, tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiệnchiến tranh Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưngcũng là hành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại Và thực tếcuộc đàm phán giữa hai nước ngày 30/7/1990 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc
do lập trường khác biệt giữa hai bên
Nói chung, bằng những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã bước đầutrình bày về một cuộc chiến tranh này tương đối rõ nét Song do tính chất phức tạp củacuộc chiến, của tình hình chính trị thế giới hiện nay, làm sao để có thể phân tích, đánh giámột cách thoả đáng, sâu sắc và toàn diện Nguồn gốc sâu xa, nguyên nhân trực tiếpnhững kẻ thủ phạm chiến tranh, những vấn đề hoà hình và an ninh chung của thế giới đã
bị bỏ rơi, bị tấn công một cách không khoan nhượng, kết cục của cuộc chiến tranh, thái
độ của các lực lượng khác nhau trong quan hệ quốc tế, tình hình Irắc sau cuộc chiến rasao, chiến lược toàn cầu phản cách mạng mới của đế quốc Mỹ như thế nào? Là nhữngvấn đề còn nằm rải rác trong các bài báo, mẫu tin, mà trên những khía cạnh khác nhauchưa được nghiên cứu cụ thể, toàn diện
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu khoa hoc lịch sử, đối tượng nghiên cứu của
đề tài này bao gồm: nguyên nhân của cuộc chiến tranh, những diễn biến chính và hậuquả Bước đầu chúng tôi rút ra một số nhận xét về cuộc chiến để từ đó rút ra đặc điểmriêng khác của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) Cho đến thời điểm hiệnnay tình hình Irắc còn đang rất phức tạp và nóng bỏng Đồng thời, do nguồn tài liệu cungcấp phụ thuộc vào thời gian thực hiện đề tài trong một thời gian ngắn, nên giới hạn của
đề tài này là trong khoảng từ 2/ 8/1990 đến ngày 28/2/1991 là ngày mà Tổng thống
Saddam Hussein ra lệnh ngừng chiến đấu
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo khácnhau, chủ yếu là các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó, chúng tôibước đầu hệ thống hoá bằng các vấn đề theo yêu cầu mà đề tài đặt ra
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trang 5- Quan điểm, đường lối của Đảng ta về các vấn đề quan hệ quốc tế, đối ngoại.
Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính bàinghiên cứu gồm có ba chương cơ bản sau đây:
Chương 1: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
1.1 Các quan hệ Iraq – Hoa Kỳ Trước Cuộc Chiến
1.2 Các Nguyên Nhân Cuộc Chiên
1.3 Tóm Tắt Sự Kiện
Chương 2: Diễn biến của cuộc chiến tranh
2.1 Xâm Lược Cô Kuwait
Trang 6Chương 1: Nguyên Nhân Cuộc Chiến Tranh
Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiếndịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốcgia2 do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait
Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng
8 năm 1990, sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã "khoannghiêng" giếng dầu của họ vào biên giớiIraq Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngaylập tức bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế Những hành động quân sự bắt đầu
từ tháng 1 năm 1991, dẫn tới 1 thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộcquân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượngđồng minh Những trận đánh chính là những trận đánh trên không và trên bộ bên trongIraq, Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Saudi Cuộc chiến không mở rộng rangoài vùng biên giới Iraq/Kuwait/Ả Rập Saudi, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phốcủa Israel
"Chiến tranh vùng Vịnh" và "Chiến tranh vịnh Ba Tư" là những thuật ngữ thườngđược dùng nhất để chỉ cuộc xung đột này ở các nước phương Tây Những cái tên đó đãđược đa số các nhà sử học và nhà báo sử dụng tại Hoa Kỳ Từ "Chiến dịch Iraq tự do"ngày 22 tháng 3 năm 2003 và tiếp theo là việc Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq, cuộc xung độtnăm 1991 hiện nay thường được gọi là "Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất" Tại Hoa Kỳ
cuộc xung đột thường được gọi là Chiến dịch "Lá chắn sa mạc" (Desert Shield) và "Bão táp sa mạc" (Desert Storm) và ở Anh là Chiến dịch Granby Tại Kuwait và đa số cácnước Ả Rập cuộc xung đột thường được gọi là Harb Tahrir al-Kuwait hay "Chiến tranh giải phóng Kuwait" Tại Iraq, cuộc chiến thường được gọi là Um M'aārak - "Cuộc chiến
của mọi cuộc chiến"
Đối với Hoa Kỳ, Iran-Iraq có các mối quan hệ ổn định và Iraq từng là nước đứng đầumột liên minh với Liên bang Xô viết Hoa Kỳ lo ngại tình trạng thù địch của Iraq vớiIsrael và sự không tán thành những hành động hướng tới một nền hoà bình với các nước
Ả Rập khác Họ cũng buộc tội Iraq hỗ trợ cho nhiều nhóm chiến binh Ả Rập và Palestine
2 Có nhiều con số khác nhau về số quốc gia tham gia trong Liên minh tùy theo nguồn Sự khác nhau có thể là do không có tiêu chuẩn vệ độ tham gia Ví dụ về các con số các nhau: an Arab anti-Gulf War essay - 31 ; CNN - 34 ; an Arab media site - 36 ; the Heritage Foundation (a US conservative thinktank citing a 1991 Department of Defense report) - 38 ; US Institute of Medicine report on Gulf War Veterans' Health - 39 Số thành viên Liên minh có thể thấp đến 19 vào lúc đầu chiến dịch oanh tạc
Trang 7như Abu Nidal, dẫn tới việc họ đưa nước này vào danh sách các quốc gia ủng hộ khủng
bố ngày 29 tháng 12 năm 1979 Hoa Kỳ vẫn chính thức giữ thái độ trung lập khi Chiếntranh Iran-Iraq xảy ra, và trước đó họ từng bị bẽ mặt bởi cuộc khủng hoảng con tinIran dài 444 ngày và hy vọng rằng Iran sẽ không thể thắng trong cuộc chiến Tuy nhiên,vào tháng 3 năm1982, Iran bắt đầu một cuộc phản công thắng lợi ("Chiến dịch thắng lợikhông thể phủ nhận") Trong một nỗ lực nhằm mở ra khả năng về những quan hệ có thể
có với Iraq, Hoa Kỳ đã đưa nước này ra khỏi danh sách ủng hộ khủng bố Bề ngoài việcnày nhờ ở sự cải thiện các chính sách của Iraq, mặc dù cựu Trợ lý bộ trưởng Quốc phòngHoa Kỳ Noel Koch sau này đã cho rằng "Không ai có nghi ngờ về việc [người Iraq] tiếptục dính dáng tới chủ nghĩa khủng bố Lý do thực sự là để giúp họ giành thắng lợi trongcuộc chiến với Iran."
Với thắng lợi mới đạt được của Iran trong cuộc chiến và việc họ từ chối một đề xuấthoà bình vào tháng 7, việc mua bán vũ khí từ các nước khác (nhiều nhất là Liên
Xô, Pháp, Ai Cập, và bắt đầu từ năm đó là Trung Quốc) đã đạt tới đỉnh điểm năm 1982,nhưng một trở ngại vẫn còn chưa được giải quyết để có được bất kỳ một mối quan hệtiềm năng nào giữa Mỹ-Iraq - Abu Nidal tiếp tục hoạt động với sự hỗ trợ chính thức củaBaghdad Khi nhóm này bị trục xuất sang Syria vào tháng 11 năm 1983, chính quyềnReagan đã cử Donald Rumsfeld làm phái viên đặc biệt sang Iraq nhằm thiết lập các mốiquan hệ
Vì sợ rằng nước Iran cách mạng sẽ đánh bại Iraq và xuất khẩu Cách mạng Hồi giáocủa mình sang các nước Trung Đông khác, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cho Iraq Từ 1983đến 1990, Chính phủ Hoa Kỳ đã phê chuẩn việc bán khoảng 200 triệu dollar vũ khí choIraq, theo Viện hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Giá trị trên đạt chưa tới 1% tổng giátrị vũ khí được bán cho Iraq ở giai đoạn này, dù Hoa Kỳ cũng bán máy bay trực thăng,chỉ được thiết kế cho mục đích dân sự, và chúng nhanh chóng được quân đội Iraq đem ra
sử dụng trong chiến tranh với Iran
Một cuộc điều tra của Uỷ ban tài chính Thượng nghị viện năm 1994 xác địnhrằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã phê chuẩn, cho mục đích nghiên cứu, việc bán các tácnhân sinh họcđa tác dụng cho Iraq hồi giữa thập niên 1980, gồm cả khuẩn bệnhthan (anthrax), sau này bị Lầu năm góc coi là một nhân tố quan trọng trong chươngtrình vũ khí sinh học của Iraq, cũng như Clostridium botulinum, Histoplasmacapsulatum, Brucella melitensis và Clostridium perfringens Báo cáo của Uỷ ban chorằng mỗi tác nhân trên đều đã bị "nhiều nước coi là có mục đích sử dụng trong chiếntranh" Các tài liệu được giải mật của chính phủ Mỹ cho thấy chính phủ đã xác nhận rằngIraq đã sử dụng các vũ khí hoá học "hầu như hàng ngày" trong cuộc xung đột Iran-Iraqngay từ năm 1983 Chủ tịch Uỷ ban thượng nghị viện, Don Riegle, đã nói: "Nhánh hành
Trang 8pháp của chính phủ chúng ta đã phê chuẩn 771 giấy phép xuất khẩu khác nhau cho việcbán các kỹ thuật đa ứng dụng cho Iraq Tôi cho rằng đó là một kỷ lục kinh khủng" Có rất
ít bằng chứng cho thấy Iraq từng sử dụng các loại vũ khí sinh học trong chiến tranh vàkhông một tác nhân sinh học nào trong bản báo cáo trên có liên quan tới các vũ khí hoáhọc
Chủ yếu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp viện trợ kinh tế cho Iraq Cuộc chiến của Iraqvới Iran và sự suy sụp trong sản xuất và buôn bán dầu mỏ của họ - hậu quả của cuộcchiến đó, đã khiến Iraq rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất Viện trợ kinh tế của chínhphủ Mỹ cho phép Hussein tiếp tục sử dụng các nguồn tài nguyên khác của đất nước chochiến tranh Từ giữa năm 1983 và 1990, Iraq đã nhận được 5 tỷ dollar tín dụng từ chươngtrình của Commodity Credit Corporation một tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bắtđầu ở mức 400 triệu dollar một năm năm 1983 và tăng tới hơn 1 tỷ một nămnăm 1988 và 1989, cuối cùng kết thúc với khoản tiền 500 triệu năm 1990 Bên cạnh cáckhoản tín dụng nông nghiệp, Hoa Kỳ cũng cung cấp cho Hussein các khoản vay khác.Năm 1985Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cấp hơn 684 triệu dollar tín dụng cho Iraq
để xây dựng đường ốngdẫn dầu qua Jordan và việc xây dựng được thực hiện bởi BechtelCorporation có trụ sở tại California
Tuy nhiên, sau chiến tranh đã có nhiều hành động bên trong Hạ nghị viện Hoa
Kỳ nhằm cô lập Iraq về ngoại giao và về kinh tế do những lo ngại về những sự viphạm nhân quyền, sự tăng cường quân sự và sự thù địch của Iraq đối với Israel Đặc biệt,năm 1988 Thượng nghị viện thống nhất thông qua "Điều luật ngăn chặn diệt chủng năm
1988", áp đặt trừng phạt lên Iraq
Những hành động đó bị nhiều thành viên Hạ viện phản đối dù một số quan chức Hoa
Kỳ như chủ tịch uỷ ban thành lập chính sách của Bộ ngoại giao và Trợ lý bộ trưởng vềcác vấn đề Đông Á Paul Wolfowitz không nhất trí với việc ngừng cung cấp viện trợ chochính quyền Iraq
Quan hệ giữa Iraq và Hoa Kỳ tiếp tục không bị cản trở gì cho tới khi Iraq tấn côngxâm chiến Kuwait Ngày 2 tháng 10 năm 1989, Tổng thống George H W Bush ký mộtchỉ thị mật số 26 về an ninh quốc gia, bắt đầu bằng, "Việc tiếp cận tới nguồn dầu mỏ ởVịnh Péc xích và an ninh của các quốc gia đồng minh chủ chốt trong vùng là vấn đề sốngcòn đối với an ninh Hoa Kỳ." Đối với Iraq, chỉ thị này cho rằng "Những quan hệ bìnhthường giữa Hoa Kỳ và Iraq sẽ phục vụ cho những lợi ích lâu dài và thúc đẩy sự ổn định
ở cả Vịnh Péc xích và Trung Đông."
Trang 9Cuối tháng 7 năm 1990, khi những cuộc thương lượng giữa Iraq và Kuwait sa lầy,Quân đội Iraq tập trung tới vùng biên giới với Kuwait và triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ AprilGlaspie tới một cuộc gặp bất ngờ với Tổng thống Iraq Saddam Hussein Hai văn bản vềcuộc gặp đó đã được thảo ra, cả hai rất trái ngược nhau Theo những văn bản đó, Saddamphác ra những bất bình của mình đối với Kuwait, trong khi hứa hẹn rằng ông sẽ khôngxâm chiếm Kuwait trước khi tiếp diễn những cuộc đàm phán thẳng thắn khác Ở văn bản
do The New York Times đưa ra ngày 23 tháng 9 năm 1990, Glaspie bày tỏ lo ngại về việctăng cường quân sự, nhưng nói:
Chúng tôi không có ý kiến về những cuộc xung đột Ả Rập-Ả Rập, như việc tranhchấp biên giới giữa Iraq và Kuwait Tôi đã làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kuwaitvào cuối những năm '60 Lúc ấy chúng tôi được chỉ thị rằng chúng tôi không được bày tỏ
ý kiến về vấn đề đó và rằng vấn đề đó không liên quan tới nước Mỹ James Baker đã chỉthị cho người phát ngôn chính thức của chúng tôi phải nhấn mạnh điều đó Chúng tôi hyvọng rằng Iraq có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng mọi biện pháp thích hợp thôngqua [Chadli] Klibi [khi ấy là Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập hay qua Tổng thốngMubarak Tất cả những điều chúng tôi hy vọng là những vấn đề này sẽ được giải quyếtnhanh chóng
Một số người đã cho rằng những lời bình luận trên theo ngôn ngữ ngoại giao thực tế
là sự "bật đèn xanh" của Mỹ cho cuộc xâm chiếm Dù bộ ngoại giao không xác nhận (hayphủ nhận) tích xác thực của những văn bản đó, những nguồn tin tại Hoa Kỳ cho rằngGlaspie đã giải quyết mọi vấn đề "theo chỉ đạo" (phù hợp với tính trung lập chính thứccủa Hoa Kỳ về vấn đề Iraq-Kuwait) và không bật đèn xanh cho Tổng thống Iraq SaddamHussein về việc bất chấp thái độ của Liên đoàn Ả Rập, khi ấy đã tổ chức các cuộc thươnglượng Nhiều người tin rằng những trù tính của Saddam đã bị ảnh hưởng bởi việc nhậnthức được rằng Hoa Kỳ không quan tâm tới vấn đề, vì thế bản ghi chép của Glaspie chỉđơn giản là một thứ làm ví dụ và rằng có thể ông ta (Saddam) cũng cảm thấy thế mộtphần vì Hoa Kỳ ủng hộ sự thống nhất nước Đức, một hành động khác mà ông cho rằngchẳng mang ý nghĩa gì hơn sự huỷ bỏ một biên giới nhân tạo ở bên trong Những ngườikhác, như Kenneth Pollack, tin rằng Sadddam không hề có ảo tưởng đó, hay rằng ôngđơn giản đã đánh giá thấp khả năng sử dụng quân sự của Hoa Kỳ
Tháng 11 năm 1989, giám đốc CIA William Webster gặp gỡ lãnh đạo cơ quan anninh Kuwait, Thiếu tướng Fahd Ahmed Al-Fahd Sau khi Iraq xâm chiếm Kuwait, Iraqtuyên bố đã tìm thấy một bản ghi nhớ liên quan tới cuộc trao đổi giữa họ Tờ TheWashington Post đã thông báo rằng Bộ trưởng Ngoại giao Kuwait đã ngất xỉu khi trôngthấy tài liệu này trong một cuộc họp thượng đỉnh Ả Rập vào tháng 8 Sau này, Iraq chorằng bản ghi nhớ này là bằng chứng về một âm mưu của CIA và Kuwait nhằm làm mất
Trang 10ổn định kinh tế và chính trị Iraq CIA và Kuwait đã miêu tả cuộc gặp gỡ này là một cuộcgặp thông thường và bản ghi nhớ chỉ là một sự giả mạo Một phần của văn bản đó nhưsau:
Chúng tôi đồng ý với phía Mỹ rằng điều quan trọng là cần phải làm cho tình trạngkinh tế ở Iraq xấu đi nữa nhằm tạo áp lực lên chính phủ nước này để vạch ra biên giớichung của chúng tôi CIA đã trao cho chúng tôi quan điểm của họ về các biện pháp gây
áp lực, cho rằng cần phải có một sự hợp tác rộng rãi giữa chúng ta về điều kiện theo đócác hành động như vậy sẽ được phối hợp ở một mức cao hơn
Trước Thế chiến thứ nhất, theo Hiệp định Anh-Ottoman năm 1913, Kuwait bị coi làmột "caza tự trị" bên trong Iraq của Đế chế Ottoman Sau cuộc chiến, Kuwait thuộcquyền cai trị của Anh và nước này coi Kuwait và Iraq là hai quốc gia riêng biệt, được gọi
là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Tuy nhiên, những quan chức Iraq không chấp nhận tínhhợp pháp của nền độc lập của Kuwait hay chính quyền Emir tại Kuwait Iraq không baogiờ chấp nhận chủ quyền của Kuwait và vào thập kỷ 1960 Anh đã phải triển khai quânđội để bảo vệ Kuwait khỏi ý định sáp nhập của Iraq
Trong Chiến tranh Iran-Iraq ở thập niên 1980, Kuwait là đồng minh của Iraq, phầnlớn là để được Iraq bảo vệ khỏi những người Shi'ite ở Iran Sau cuộc chiến, Iraq nợ cácnước Ả Rập nhiều khoản tiền lớn, trong đó có 14 tỷ dollar nợ Kuwait Iraq hy vọng sẽ trảđược những khoản nợ đó khi làm tăng giá dầu mỏ thông qua việc cắt giảm sản lượng khaithác của OPEC, nhưng thay vào đó, Kuwait lại tăng lượng khai thác của mình khiến giádầu giảm sút, trong một nỗ lực nhằm kích thích có được một giải pháp giải quyết tốt hơncho việc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước Ngoài ra, Iraq bắt đầu buộc tội Kuwait
đã khoan nghiêng vào các giếng dầu của họ ở vùng biên giới và cho rằng vì Iraq là nướcđệm chống lại Iran bảo vệ cho toàn bộ các nước Ả Rập nên Kuwait và Ả Rập Saudi phảiđàm phán hay huỷ bỏ những khoản nợ cho chiến tranh của Iraq Hai lý do ban đầu Tổngthống Iraq Saddam Hussein đưa ra để biện hộ cho cuộc chiến là để xác nhận việc Kuwaittừng là một phần của lãnh thổ Iraq và đã bị chủ nghĩa thực dân tách ra một cách khôngcông bằng, và Iraq sáp nhập Kuwait để bù "phí tổn kinh tế" khi họ phải bảo vệ Kuwaittrước Iran cũng như việc Kuwait đã khoan nghiêng vào các giếng dầu của họ
Cuộc chiến với Iran đã khiến hầu hết tất cả các cơ sở cảng biển của Iraq ở Vịnh Ba
Tư bị huỷ hoại, khiến cho con đường giao thương chính của nước này với bên ngoài bịcản trở Nhiều người Iraq, cho rằng cuộc chiến với Iran sẽ lại tái diễn trong tương lai,cảm thấy rằng an ninh của Iraq chỉ được đảm bảo khi họ kiểm soát thêm được vùng vịnh
Trang 11Péc xích, gồm cả những cảng biển quan trọng Chính vì thế Kuwait chính là một mụctiêu.
Về ý thức hệ, cuộc xâm chiếm Kuwait được biện hộ bởi những lời kêu gọi của chủnghĩa quốc gia Ả Rập Kuwait từng được coi là một phần lãnh thổ tự nhiên của Iraq và đã
bị chủ nghĩa thực dân Anh tách ra Việc sáp nhập Kuwait được miêu tả như là một bướctrên con đường tiến tới một Liên hiệp Ả Rập rộng lớn hơn Các lý do khác cũng được đưa
ra Hussein coi đó là một cách để khôi phục Đế chế Babylon theo cách khoa trương củanhững người Ả Rập theo chủ nghĩa quốc gia Cuộc xâm chiếm cũng có quan hệ chặt chẽvới các sự kiện ở vùng Trung Đông Phong trào Intifada lần thứ nhất củangười Palestine đang ở cao trào, và hầu hết các nước Ả Rập, gồm cả Kuwait, Ả RậpSaudi và Ai Cập, đang phải phụ thuộc vào các nước đồng minh phương Tây Vì thếSaddam xuất hiện với vai trò là một chính khách Ả Rập đứng lên chống lại Israel và Hoa
Kỳ
Quan hệ Iraq - Kuwait đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhưng với tư cách
là hai quốc gia độc lập mới thực sự chỉ bắt đầu sau khi Iraq tiến hành cuộc cách mạngchống đế quốc, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1958 và khi Kuwait tuyên bố độclập năm 1961 Tuy nhiên, những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề lãnhthổ không rõ ràng do các thế lực phong kiến, đế quốc gây ra đã dẫn đến những mâuthuẫn, bất đồng kéo dài giữa hai nước Điều đó giải thích nguyên nhân sâu xa việc Iraqđem quân xâm lược Kuwait - một quốc gia cùng trong cộng đồng các nước Arập - để rồichấp nhận một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ và liên quân
Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi phát hiện ra nguồn dầu lửa
to lớn, Trung Đông trở thành “miếng mồi” của các cường quốc phương Tây Ở chiềungược lại, để tồn tại, các nước Trung Đông - Vùng Vịnh cũng tìm cách dựa vào các thếlực phương Tây Đây chính là điều kiện lý tưởng để các nước phương Tây xâm nhập vàtranh giành ảnh hưởng tại khu vực rộng lớn nhiều tài nguyên này Năm 1958, nước Cộnghòa Iraq ra đời 3 năm sau, Kuwait cũng tuyên bố độc lập và tham gia Liên đoàn Arập vàLiên hợp quốc, nhưng phía Iraq đã không công nhận đường biên giới thiếu rõ ràng vớiKuwait Quan hệ hai nước còn bất đồng về chủ quyền đối với hai hòn đảo Warbah vàBubiyan phía tây vịnh Persian Năm 1973, Iraq chiếm một đồn biên phòng của Kuwait,nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽ của các nước Arập Năm 1975,hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bất đồng trên hai vấn đề lớn là biêngiới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả
Trong những năm 80, quan hệ hai nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải
lo chiến tranh với Iran Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”,Kuwait đứng về phía Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lạimột nước phi Arập Trớ trêu thay khi chiến tranh Iraq - Iran kết thúc thì cũng là lúc bất
Trang 12đồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tạiBagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Sadam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt làKuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq.Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này
Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫnđang tranh chấp giữa hai nước Để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, một số nướcArập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải Nhưng chínhtrong giai đoạn này, Iraq bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới Đến ngày30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng nặng,tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiện chiếntranh Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưng cũng làhành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại Và thực tế cuộc đàmphán giữa hai nước ngày 30/7/1900 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lậptrường khác biệt giữa hai bên
Ngày 2 tháng 8 năm 1990: Quân đội Iraq tiến vào Kuwait Hội đồng Bảo an LHQlên án cuộc xâm lược của Iraq và đòi rút ngay lập tức và không điều kiện các lực lượngcủa Iraq ra khỏi Kuwait
Ngày 6 tháng 8 năm 1990: Hội đồng bảo an LHQ kêu gọi các nước thành viên LHQngừng buôn bán với Iraq để buộc Iraq phải rút quân khỏi Kuwait
Ngày 8 tháng 8 năm 1990: Iraq tuyên bố sát nhập Kuwait vào Iraq Tổng thống MỹBush nói các lực lượng chiến đấu đang được triển khai như một bộ phận của các lựclượng đa quốc gia để bảo vệ Ả Rập Saudi
Ngày 12 tháng 8 năm 1990: Tổng thống Iraq Saddam Hussein công bố đề nghị hoàbình gắn việc rút quân đội Iraq với việc rút các lực lượng Israel ra khỏi bờ tây sôngJordan và Dải Gaza và vấn đề Palestine
Ngày 18 tháng 8 năm 1990: Iraq tuyên bố bắt giữ tất cả người nước ngoài Hội đồngbảo an LHQ kêu gọi trả tự do không điều kiện cho những người nước ngoài
Ngày 9 tháng 9 năm 1990: Tổng thống Mỹ Bush và tổng thống Liên
XôGorbachyov kêu gọi rút hoàn toàn và không điều kiện các lực lượng của Iraq ra khỏiKuwait
Trang 13Ngày 8 tháng 11 năm 1990: Mỹ quyết định gửi thêm 200.000 quân sang Ả RậpSaudi.
Ngày 29 tháng 11 năm 1990: Hội đồng bảo an LHQ cho phép sử dụng tất cả nhữngbiện pháp can thiệp nếu Iraq không chịu rút quân ra khỏi Kuwait vào ngày 15 tháng 1năm 1991
Ngày 6 tháng 12 năm 1990: Iraq tuyên bố trả lại tự do cho các con tin người nướcngoài
Ngày 9 tháng 1 năm 1991: Ngoại trưởng Mỹ J Baker và ngoại trưởng Iraq TareqAziz gặp nhau tại Genève, Thụy Sĩ nhưng không phá vỡ được bế tắc
Ngày 13 tháng 1 năm 1991: Tổng thư ký LHQ Javier Pérez de Cuéllar gặp Hussein
ở Bagdad nhưng không đạt được tiến bộ cho một giải pháp hoà bình
Ngày 15 tháng 1 năm 1991: Nghị quyết của hội đồng bảo an LHQ đề ra thời hạn cuốicùng cho việc Iraq rút khỏi Kuwait
Ngày 17 tháng 1 năm 1991: Các lực lượng đa quốc gia bắt đầu mở các cuộc tiếncông chống quân đội Iraq chiếm đóng Kuwait
Ngày 18 tháng 1 năm 1991: Iraq bắt đầu các cuộc tiến công bằng tên lửa Scud vàoIsrael và Ả Rập Saudi
Ngày 25 tháng 1 năm 1991: Hoa Kỳ nói Iraq đang xả dầu thô vào vùng Vịnh
Ngày 30 tháng 1 năm 1991: Lực lượng Iraq và đa quốc gia tiến hành cuộc chiến đấutrên bộ ở thành phố Kháp-gi biên giới Ả Rập Saudi
Ngày 13 tháng 2 năm 1991: Nhiều dân thường chết trong cuộc oanh kích của khôngquân Hoa Kỳ vào một hầm trú ẩn ở BaSra
Ngày 15 tháng 2 năm 1991: Iraq thông báo sẵn sàng rút khỏi Kuwait nhưng lại gắnvới việc đòi Ixraen cũng phải rút khỏi những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của các nước
Ả Rập
Ngày 21 tháng 2 năm 1991: Tổng thống Saddam Hussein kêu gọi các lực lượng vũtrang và quân đội Iraq chiến đấu tới cùng chống các lực lượng liên minh
Trang 14Ngày 22 tháng 2 năm 1991: Liên Xô và Iraq thoả thuận về đề nghị hoà bình do Liên
Xô đưa ra nhưng Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị đó và đòi Iraq phải rút quân vào trưa 23 tháng 2năm 1991
Ngày 24 tháng 2 năm 1991: Liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu mở cuộc tiến công trênbộ
Ngày 25 tháng 2 năm 1991: Iraq bắn tên lửa vào các doanh trại Quân đội Hoa Kỳlàm chết 28 lính và bị thương nhiều binh sĩ khác
Ngày 26 tháng 2 năm 1991: Iraq tuyên bố quân đội sẽ rút khỏi Kuwait vào cuối ngày
Trang 15Chương 2: Diễn Biến Của Cuộc Chiến Tranh
2.1 Xâm Lược Cô KUWAIT
Có thể nói, việc Iraq đưa quân vào Kuwait là hành động vi phạm chủ quyền củamột quốc gia độc lập, vi phạm luật pháp quốc tế Không có lý do chính đáng nào giảithích cho hành động này của Iraq Vậy mục tiêu, ý đồ của Iraq là gì?
Trước hết, theo như Tổng thống Sadam Hussein tuyên bố ngày 25/8/1990:
“Kuwait là một vật cản khiến Iraq không có lối ra biển” Trên thực tế, hai đảo Warbah vàBubiyan thuộc Kuwait nằm án ngữ hầu hết 29 km bờ biển của Iraq, chặn con đường giaothông từ cảng Umm Qasr của Iraq ra Vịnh Persian Như vậy, Iraq chiếm Kuwait chính làthực hiện mục tiêu “mở đường thông ra biển” hoặc ít nhất cũng thành lập được một chínhphủ ở Kuwait thân Iraq, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của nước này vô điều kiện
Việc tồn tại một chính phủ thân với mình như vậy phù hợp với yêu cầu của Iraqtrên mọi phương diện Một là, Iraq không bị lên án là xâm lược vì đã đưa quân vàoKuwait để xóa bỏ một thể chế quân chủ lỗi thời Hai là, bằng việc thương lượng vớichính phủ Kuwait dưới sự bảo trợ của mình, Iraq có thể mở rộng cảng Umm Qasr, mộtđầu mối quan trọng giúp phát triển kinh tế nước này Ba là, vấn đề biên giới giữa hainước sẽ được giải quyết dễ dàng và có lợi cho Iraq
Một mục tiêu không kém phần quan trọng của Iraq là nếu sáp nhập Kuwait với lý
do “thu lại phần lãnh thổ bị mất” thì nghiễm nhiên Iraq có thêm một nguồn dầu lửa khổng
lồ, chiếm 20% trữ lượng dầu lửa thế giới Mặt khác, Kuwait là một nước giàu có hơn hẳnIraq với hàng trăm tỷ USD gửi ở các ngân hàng nước ngoài, lợi tức hàng năm khoảng 8,8
tỷ USD sẽ giúp Iraq bù vào sự thiếu hụt ngân sách do nền kinh tế bị suy sụp sau cuộcchiến với Iran trước đó Chính những toan tính trên đã dẫn Tổng thống Iraq lúc đó cóquyết định sai lầm, nguy hiểm Để biện minh cho hành động tấn công Kuwait, ôngHussein nói: “Sự can thiệp của Iraq vào Kuwait cho phép chấm dứt sự phân chia giàunghèo giữa thiểu số giàu có và đa số nghèo khó”
Cuối cùng, mục tiêu bao trùm nhất mà Iraq theo đuổi từ lâu là trở thành một cườngquốc trong khu vực có khả năng chi phối Vùng Vịnh và các nước Arập, hay nói cáchkhác, Iraq là người lãnh đạo, là “thanh mã tấu” của thế giới Arập Trên thực tế, Iraq đã làmột cường quốc quân sự tại Vùng Vịnh và cả Trung Đông Với 1 triệu quân, 6.000 xetăng và xe bọc thép các loại, gần 700 máy bay chiến đấu hiện đại, sản xuất được vũ khíhóa học, sinh học và triển khai một số cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân… không mộtnước Arập nào, kể cả Ai Cập, đạt được tiềm lực quân sự lớn như vậy vào thời điểm đó
Với ý đồ và tham vọng của mình, quyết tâm chiếm Kuwait của Iraq được củng cốthêm bằng hành động dường như “bật đèn xanh” của Mỹ Thông qua đường ngoại giao,
Mỹ khẳng định (25/7/1990): “Không có ý kiến gì về những cuộc xung đột giữa các nước
Trang 16Arập” Đặc biệt, trước Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ JohnKelly lúc đó nói: “Chúng ta ủng hộ nền độc lập và an ninh của các nước bạn trong khuvực Chúng ta đã duy trì lực lượng hải quân tại đây nhưng chúng ta không có hiệp ướcphòng thủ với các nước Vùng Vịnh Điều này là rõ ràng” Phải chăng đó là những tín hiệu
về sự “không can thiệp” của Mỹ?
Tờ Newsweek tháng 3/1991 đã đăng bài phát biểu của một nghị sĩ Mỹ trong đótiết lộ cuộc mặc cả giữa Tổng thống Saddam Hussein với Tổng thống Ai Cập Mubarakngay từ tháng 5/1990 rằng: “Chúng ta sẽ đưa quân vào Saudi Arabia và Kuwait để lập lại
sự bình đẳng về lợi ích kinh tế trong vùng” Trước đó, ông Hussein cũng nói với vuaFahd của Saudi Arabia rằng “không có gì phải áy náy về việc cho rằng Vùng Vịnh khôngnên có các quốc gia nhỏ, phải sáp nhập họ vào các quốc gia lớn”
Rõ ràng, việc Iraq có ý định đưa quân vào Kuwait đã được “2 người bạn” (Ai Cập
và Saudi Arabia) của Mỹ biết trước và vì thế Mỹ không thể không biết Song xuất phát từ
ý đồ “lập lại trật tự, củng cố quyền lợi ở Trung Đông”, Mỹ không những không có hànhđộng ngăn chặn mà còn đẩy nhanh quá trình Iraq xâm lược Kuwait
Ngay cả khi Iraq, trước sự phản đối của dư luận, tuyên bố rút một phần lực lượngkhỏi Kuwait, nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự, vẫn đưa quânđến Vùng Vịnh Tại sao vậy? Phải chăng đây là một cơ hội có một không hai để Mỹ “thủtiêu” Iraq - mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ ở Trung Đông? Quả thực, thế giới không
có lợi ích gì trong việc “khôi phục ngai vàng” của quốc vương Kuwait mà chỉ quan tâmđến việc “giá dầu có theo giá thị trường” hay không
Có thể khẳng định rằng việc đưa quân vào Kuwait của Iraq không nằm ngoài dự kiếncủa Mỹ và vì vậy Mỹ tìm mọi cách đẩy Iraq vào một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, từ
đó tạo cớ đánh Iraq Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu tòa thánh Vatican lúc đó,Giáo hoàng Paul II lại khẳng định: “Mưu toan đẩy tới một cuộc chiến tranh đã có từ rấtlâu, trước khi Iraq xâm lược Kuwait”
Ngày 2/8/1990, sau 1 ngày cuộc thương lượng không thành, quân đội Iraq tiếnhành đánh chiếm Kuwait Đúng 1 giờ sáng, 3 sư đoàn của bộ chỉ huy các lực lượng Vệbinh cộng hòa (RGFC) đã vượt biên giới tấn công vào Kuwait, một sư đoàn bộ binh cơgiới và một sư đoàn thiết giáp thực hiện cuộc tấn công theo hướng nam dọc theo trụcSapwan-Abdally, tiến tới đèo Al-Jalra Một sư đoàn thiết giáp khác tấn công yểm trợ từphía tây Cùng lúc, vào 1 giờ 30 phút, một lực lượng tác chiến đặc biệt thực hiện cuộc tấncông đầu tiên vào thủ đô Kuwait City - một cuộc tấn công bằng trực thăng vào các cơ sởchủ chốt của chính phủ Kuwait
Trong khi đó, các đội biệt kích đổ bộ bằng đường biển tấn công vào cung điện củaquốc vương và các cơ sở quan trọng khác của Kuwait Quốc vương nước này đã kịp trốnsang Saudi Arabia, nhưng người em trai của ông bị sát hại trong khi quân Iraq tấn công
Trang 17vào cung điện Dasman Đến tối 2/8, xe tăng của Iraq đã tiến về phía nam dọc theo bờbiển để đánh chiếm những hải cảng.
Các lực lượng vũ trang của Kuwait đã không thể chống chọi lại một lực lượng tậptrung và bị đánh quỵ một cách vô vọng Một vài đơn vị phải rút sang biên giới với SaudiArabia do tuyến phòng thủ bị vỡ, máy bay Kuwait thì chỉ thực hiện được những vụ khôngkích có giới hạn vì hai sân bay quân sự chính của nước này đã bị quân Iraq chiếm
Đến giữa trưa 3/8, quân Iraq đã chiếm được các vị trí gần biên giới với SaudiArabia Ngày 4/8, xe tăng của Iraq thiết lập các vị trí phòng thủ Hàng trăm xe hậu cần dichuyển người, đạn dược và đồ tiếp tế xuống phía nam, các sư đoàn bộ binh được triểnkhai ở vùng biên giới vào cuối tháng 7 đã di chuyển chiếm đóng Kuwait City và đảm bảođược tuyến liên lạc ban đầu đi và đến vùng phía nam của Iraq
Ngày 6/8, quân Iraq tiếp tục củng cố và bổ sung lực lượng Vào thời điểm này, ítnhất 11 sư đoàn Iraq đã ở hoặc đang tiến vào Kuwait với quân số lên tới 200.000 người,được trên 2.000 xe tăng yểm trợ Hai ngày sau, Saddam Hussein thông báo sáp nhập đấtnước nhỏ bé Kuwait thành “tỉnh thứ 19” của Iraq
2.2 Động Thái Quốc Tế
Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh được khởi đầu với việc Iraq tấn công Kuwait là mộthành động gây bất ngờ đối với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) Phản ứng hầu như đồng loạt của các nước được thể hiện thông qua thái độ bỏ
phiếu thuận đối với Nghị quyết (NQ) 660 lên án việc đánh chiếm Kuwait
Thái độ của Anh và Pháp (2 trong số 5 nước ủy viên thường trực Hội Đồng BảoAn) về cơ bản là giống nhau và có khuynh hướng tận dụng tối đa việc gây sức ép để buộcIraq nhượng bộ, hơn là sử dụng vũ lực Hai nước này e ngại cuộc đối đầu quân sự, nếuxảy ra với quy mô lớn, có thể gây ra thảm họa và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích lâu dàicủa họ ở Vùng Vịnh Vì vậy, trong suốt cả thời kỳ trước khi chiến sự giữa Iraq và liênquân bùng nổ, Anh và nhất là Pháp cũng có những nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bìnhcho cuộc xung đột Ngay khi cuộc chiến tranh Iraq xảy ra, các nước cũng tuyên bố là đểgiải phóng Kuwait chứ không phải để tấn công Iraq
Với 2 nước ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An khác, trong thời gian này, Liên
Xô đang có những khó khăn nội bộ, công khai tuyên bố không cử binh sỹ tham gia liênquân, trừ trường hợp lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của Liên Hiệp Quốc Mặc dù tánthành việc sử dụng vũ lực buộc Iraq tuân thủ Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An nếu cácbiện pháp hòa bình không mang lại kết quả, nhưng Liên Xô vẫn có nhiều nỗ lực ngoạigiao nhằm trì hoãn việc bùng nổ chiến tranh và cảnh cáo hành động vũ trang của liênquân chống Iraq “có nguy cơ vượt quá quyền hạn mà Nghị Quyết của Liên Hiện Quốc đềra”
Trang 18Cũng vậy, Trung Quốc vừa thoát khỏi sự kiện Thiên An Môn, lợi ích chiến lượclúc này là cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Liên Xô và khu vực Tây Âunên mặc dù có quan hệ với Iraq, Trung Quốc vẫn chấp nhận thỏa hiệp với các nước thànhviên thường trực khác của Hội Đồng Bảo An Trung Quốc một mặt tìm cách ngăn ngừa
sử dụng vũ lực tấn công Iraq, mặt khác do lợi ích của mình nên đã chọn giải pháp có lợinhất là bỏ phiếu thuận các Nghị Quyết lên án Iraq và bỏ phiếu trắng Nghị Quyết 678 chophép sử dụng vũ lực chống Iraq
Thái độ của các nước thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An cũng theo hướngphản đối Iraq
Nhóm phương Tây phát triển như Canada, Áo, Phần Lan đồng nhất với Mỹ vì cólợi ích tương tự ở Vùng Vịnh Đối với các nước đang phát triển, việc thôn tính Kuwaitcủa Iraq là hành động đi ngược lại với xu thế chung, nhất là đối với các nước nhỏ, đặt họtrước những nguy cơ bị thôn tính bằng vũ lực, cản trở tiến trình giải quyết các cuộc tranhchấp khu vực bằng biện pháp hòa bình Trong khi đó, nhân danh Liên Hiệp Quốc , Mỹmột mặt tuyên bố sẵn sàng cho mọi giải pháp đồng thời tích cực cô lập Iraq, tập hợp liênminh chống Iraq và động viên một lực lượng quân sự khổng lồ đến Vùng Vịnh Có nhiềunguyên nhân kinh tế, chính trị đã thúc đẩy Mỹ đứng ra đảm nhận vai trò “cầm cờ” trongcuộc chiến chống Iraq
Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới Ngay khikhủng hoảng xảy ra, giá dầu mỏ ở hầu hết các nơi trên thị trường thế giới đều tăng vọt,dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khiến nền kinh tế nhiều nước lao đao vì
sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu Đáng chú ý là khủng hoảng Vùng Vịnh diễn ra trongbối cảnh kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ vực suy thoái Đây là một trong những nguyênnhân trực tiếp khiến Mỹ phản ứng nhanh chóng và đưa một lực lượng lớn quân đội vàoVùng Vịnh
Mặt khác, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ ra sức gạt bỏ vai trò của Anh,Pháp ở khu vực Trung Đông, dùng Israel và Iran làm chỗ dựa cho việc thực hiện ý đồkhống chế khu vực Nhưng cách mạng Iraq (1958) và Iran (1979) đã làm hỏng tính toán
đó của Mỹ Ngoài ra, Iraq, với một lực lượng quân đội hùng mạnh ở Trung Đông, có khảnăng làm “đối trọng” với đồng minh của Mỹ trong khu vực là Israel Đặc biệt, giới lãnhđạo Iraq từ lâu đã theo đuổi chính sách đối ngoại không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vìvậy Iraq đã trở thành “vật cản” đối với chiến lược của Washington tại khu vực
Mục tiêu tiếp theo của Mỹ, thông qua việc tiến hành chiến tranh, là khống chế khuvực dầu mỏ giàu có của Vùng Vịnh, vốn chiếm hơn 30% sản lượng dầu mỏ của thế giới,
từ đó khống chế Nhật Bản và Tây Âu - những nước phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏVùng Vịnh, buộc những đối thủ kinh tế này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ