Nghiên cứu của đề tài được thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ của hệ thông tinđịa lý GIS đánh giá khả năng thích nghi đất đai của cây xoài và đề xuất phương án sửdụng đất đai trồng xoài m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAM LÂM – TỈNH KHÁNH HÒA
SVTH : TRẦN THỊ ÁNH PHƯỢNGMSSV : 06151058
LỚP : DH06DCKHÓA : 2006 – 2010NGÀNH : Công Nghệ Địa Chính
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH
- -TRẦN THỊ ÁNH PHƯỢNG
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAM LÂM – TỈNH KHÁNH HÒA
Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Minh Thụy(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Trang 3Em xin cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất
đai & Bất động sản nói riêng, đã tận tâm giảng dạy cho em nhiều
kiến thức thật hữu ích và quý giá.
Em xin đặc biệt cảm ơn thầy Ngô Minh Thụy - giảng viên
Khoa Quản lý Đất Đai & Bất động sản đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Đồng cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở TrungTâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Công Nghệ Địa Chính đã hỗ trợ và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập.
Cám ơn các bạn lớp DH06DC luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Và do hiểu biết còn hạn chế, thời gian thực tập còn ngắn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng
góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, 15 tháng 7 năm 2010
Trần Thị Ánh Phượng
Trang 4TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ánh Phượng, chuyên ngành Công nghệ Địa chính, Khoa Quản lý Đất Đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh
Đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographical
Information Systems) đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trồng xoài trên địa bàn huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths Ngô Minh Thụy, Bộ môn Chính sách Pháp luật,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chính Minh.Công tác điều tra, đánh giá đất đai được xem là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng đất đai phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Cam Lâm là một huyện mới được thành lập, ở đây có các cây trồng có giá trị caophù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng như mía, mì, xoài…trong đó xoài là cây trồng đặcthù của vùng đất này Do đó đánh giá đất nhằm phục vụ công tác quy hoạch sử dụngđất trồng xoài được xem là nhiệm vụ cần thiết
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ của hệ thông tinđịa lý GIS đánh giá khả năng thích nghi đất đai của cây xoài và đề xuất phương án sửdụng đất đai trồng xoài một cách có hiệu quả, hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nôngnghiệp nói riêng và quy hoạch sử dụng đất nói chung Đề tài đã đạt được những kếtquả sau:
- Đề xuất mô hình đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây xoài áp dụngcho huyện Cam lâm tỉnh Khánh Hòa
- Xác định được tổng diện tích thích nghi trồng xoài là 12.030,5 ha trong đó3.518,25 ha diện tích thích nghi theo phân cấp “thích nghi nhất” (S1) và 8.512,25hadiện tích thích nghi theo phân cấp “thích nghi trung bình” (S2) chủ yếu phân bố trênđịa bàn các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Phước Tây và TTCam Đức
Trang 5- Đề tài cũng đề xuất hướng mở rộng vùng trồng xoài tại các xã Cam HiệpNam, Cam Phước Tây, Cam Thành Bắc, TT Cam Đức riêng Cam Hải Tây giữ nguyêndiện tích và cần phải áp dụng các biện pháp cải tạo đất hợp lý.
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 14
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 14
I.1.1 Cơ sở khoa học 14
I.1.1.2 Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai 15
I.1.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai 15
I.1.1.4 Quy trình các bước thực hiện đánh giá đất đai 18
1.1.1.5 Khái quát về công nghệ GIS 20
I.1.1.6 Phần mềm Arcview GIS 26
I.1.2 Cơ sở thực tiễn 26
I.1.2.1 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới 26
I.1.2.2 Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam 27
1.1.3 Khái quát chung về cây xoài 32
1.1.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xoài 33
1.1.3.2 Tình hình phát triển cây xoài trên cả nước 35
1.1.3.3 Tình thình phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 35
1.1.3.4 Tình tình phát triển cây xoài tại địa bàn huyện 35
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 36
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
II.1 Điều kiện tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và phát triển của cây xoài 39
II.1.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên 39
II.1.1.1 Địa hình, địa mạo 39
II.1.1.2 Khí hậu 40
II.1.1.3 Thuỷ văn 40
II.1.1.4 Tài nguyên biển 40
II.1.1.5 Tài nguyên nước 41
II.1.1.6 Tài nguyên rừng 41
II.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản 41
II.1.1.8 Tài nguyên đất 42
II.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề sử dụng đất của huyện 45
II.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế 45
II.1.2.2 Thực trạng xã hội 47
II.1.3 Cảnh quan môi trường 47
II.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 48
II.1.5 Hiện trạng sử dụng đất của huyện 49
II.1.6 Sơ lược hiện trạng trồng xoài 50
II.2 Ứng dụng GIS đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch trồng xoài sử dụng mô hình dữ liệu raster 51
Trang 7II.2.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích nghi đất đai của cây xoài 51
II.2.2 Phân cấp thích nghi cho các yếu tố 56
II.2.3 Mô hình ý niệm cho bài toán đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch trồng xoài: 56
II.2.4 Thiết kế mô hình 57
II.2.5 Xây dựng ứng dụng đánh giá vùng thích nghi cho cây xoài: 62
II.2.6 Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai vùng trồng xoài 67
II.2.7 Đánh giá vùng thích nghi trồng xoài, đề xuất phương án phát triển vùng xoài 70
II.2.8 So sánh khả năng chồng lớp bằng mô hình dữ liệu Vector và mô hình dữ liệu Raster trong đánh giá đất đai phục vục công tác quy hoạch sử dụng đất trồng xoài 72
KẾT LUẬN 74
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS : Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Infomation Systems)DTTN : Diện tích tự nhiên
KT-XH : Kinh tế - xã hội
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội tính trong huyện
(Gross Dometic Product)QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
FAO : Tổ chức lương nông của liên hiệp quốc
(Food and Agricultur Organization)
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhóm đất chính của huyện Cam Lâm 31
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Cam Lâm 34
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất của huyện 38
Bảng 2.4: Thống kê diện tích đất theo yếu tố thổ nhưỡng 40
Bảng 2.5: Thống kê diện tích đất theo yếu tố thành phần cơ giới 42
Bảng 2.6: Thống kê diện tích đất theo yếu tố tầng dày 43
Bảng 2.7: Thống kê diện tích đất theo yếu tố độ dốc 44
Bảng 2.8: Phân cấp thích nghi theo yếu tố thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, tầng dày, độ dốc 45
Bảng 2.9: Mã hóa dữ liệu raster đối với các yếu tố 46
Bảng 2.10: Giải thích phân cấp thích nghi 56
Bảng 2.11: Diện tích thích nghi tính theo mô hình 58
Bảng 2.12: Diện tích thích nghi tính theo xã 59
Bảng 2.13: So sánh diện thích nghi phát triển cây xoài giữa kết quả nghiên cứu và hiện trạng đất trồng xoài của huyện Cam Lâm 59
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây xoài 60
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các thành phần của GIS 10
Hình 1.2: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng điểm 12
Hình 1.3: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng đường 13
Hình 1.4: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng vùng 13
Hình 1.5: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng raster 14
Hình 1.6: Các ứng dụng của GIS 16
Hình 1.7: Lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp 17
Hình 1.8: Đánh giá mức độ đo thị 17
Hình 1.9: Tra cứu số người dân trong bán kính phục vụ của bệnh viện 18
Hình 1.10: Ứng dụng GIS trong quản lý thuê bao điện thoại 18
Hình 1.11: Sơ đồ vị trí huyện Cam Lâm 26
Hình 2.1: Biểu diễn cơ cấu tăng trưởng GDP theo các thành phần kinh tế của huyện Cam Lâm 35
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2010 của huyện Cam Lâm 39
Hình 2.3: Bản đồ thổ nhưỡng 41
Hình 2.4 Bản đồ thành phần cơ giới 42
Hình 2.5 Bản đồ tầng dày 43
Hình 2.6 Bản đồ độ dốc 44
Hình 2.7 Chuyển dữ liệu Vector sang Raster 47
Hình 2.8: Nhập kích thước Cell 48
Hình 2.9: Lớp dữ liệu thổ nhưỡng 49
Hình 2.10: Lớp dữ liệu thành phần cơ giới 49
Hình 2.11 Lớp dữ liệu tầng dày 50
Hình 2.12: Lớp dữ liệu độ dốc 50
Hình 2.13: Tiến trình xây dựng vùng thích nghi đất đai của cây xoài 51
Hình 2.14, 2.15: Ứng dụng đánh giá vùng thích nghi vùng trồng cây xoài 52
Hình 2.16: Thêm lớp thông tin đơn tính 53
Hình 2.17: Chuyển lớp dữ liệu sang dạng Grid 54
Hình 2.18: Công cụ thực hiện phép toán cộng đại số các lớp dữ liệu 54
Hình 2.19: Bản đồ thích nghi vùng trồng xoài 55
Trang 11DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1990) 7
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành đánh giá đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, 1976 8
Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc hoạt động của GIS 11
Sơ đồ 1.4: Phân vùng quản lý phát triển đô thị tại Thái Nguyên với GIS 19
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng quản làm bản đồ bằng GIS 21
Sơ đồ 2.1: Mô hình ý niệm bài toán đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch sửdụng đất trồng xoài 46
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 12Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và là yếu tố quan trọng cho môitrường sống nói chung và cho con người nói riêng Đất đai cung cấp nơi phân bố cáckhu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng… và là tư liệu sảnxuất không thể thay thế được Hiện nay với áp lực về vấn đề dân số ngày càng giatăng, vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng như những tác động không tốt của khíhậu như: lũ lụt, hạn hán…đã tác động không nhỏ đến chất lượng đất đai Vấn đề đặt ra
là làm sao sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội là đòi hỏi khách quan và cấp bách Con người cần hiểu biết về bản chất và sựbiến động của đất đai Vì vậy công tác điều tra, đánh giá đất được xem là cấp thiết và
có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng cũngnhư bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này
Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geography Information System) ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành Đánh giá đất đai là một trong số đó và là ngành đang được nhà nước rất quan tâm phát triển GIS còn được xem là phương pháp nhanh chóng, tiện lợi mà có khoa học GIS đã mang lại cho quá trình đánh giá đất đai một cái nhìn toàn diện hơn về địa bàn nghiên cứu dựa trên
dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính cũng như khả năng phân tích không gian Qua đó chúng ta đánhgiá khách quan và bố trí hợp lý các loại hình sử dụng đất
Cam Lâm là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CPngày 11/4/2007 trên cơ sở điều chỉnh ranh giới thị xã Cam Ranh và huyện DiênKhánh Ở đây có các cây trồng có giá trị cao phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng: mía,
mì, xoài…trong đó xoài là loài cây đặc thù của vùng đất này Tuy nhiên hầu hết cácvườn xoài đều già cỗi, chất lượng xoài chưa cao Do đó đánh giá đất nhằm phục vụcông tác quy hoạch sử dụng đất trồng xoài được xem là nhiệm vụ cần thiết
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó được sự đồng ý của khoa QLĐĐ & BĐS trường
đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch
sử dụng đất trồng xoài trên địa bàn huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hoà ”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu để sử dụng công cụ GIS phục vụ cho công tác đánh giá đất
- Sử dụng mô hình dữ liệu Raster để xây dựng mô hình đánh giá khả năng thíchnghi đất đai của cây xoài
- Dựa trên mô hình đánh giá đất đai để phục vụ công tác qui hoạch sử dụng đấttrồng xoài tại địa bàn nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất của vùng đất nghiên cứu
Trang 13 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm Arcview GIS
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cam Lâm
- Yêu cầu sử dụng đất của cây xoài
- Quy trình đánh giá đất đai của FAO
- Tài liệu, bản đồ có liên quan: bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất,… của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hoà
- Thời gian thực hiện từ: 15/3/1020 đến ngày 15/7/2010
Trang 14PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Các khái niệm
- Đất (hay còn gọi là soil hoặc thổ nhưỡng): Là phần tơi xốp của lớp vỏ trái
đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật Độ dày thường được quy định từ 120 –
150 cm kể từ lớp đất mẹ Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ haytầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm
- Đất đai (land): Theo Christian và Stewart 1968, Brinkman và Smith 1973:
Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích của bề mặttrái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể
dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó: khí hậu, đất (soil)điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoat độngtrước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnhhưởng đến việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai
- Đánh giá đất đai (Land Evaluation): Là quá trình xem xét khả năng thích
hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau nhằm cung cấp nhữngthông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chấtcủa công trìng đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với cácyêu cầu sử dụng đất
- Đánh giá đất đai (theo Stewart 1968): Là đánh giá khả năng thích hợp của
đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi,quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá đất đai (theo FAO đề xuất năm 1976): Là quá trình so sánh, đối
chiếu giữa những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tínhchất đất đai mà loại hình yêu cầu sử dụng đất cần phải có
- Khả năng thích nghi đất đai: Là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với
một loại hình sử dụng đất xác định Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tạicũng như điều kiện sau khi cải tạo
- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements – LR): Là những điều
kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí loại hình sử dụng đất cụ thể một cách
ổn định và có hiệu quả Yêu cầu này bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêucầu về quản trị và biện pháp bảo vệ đất đai
- Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT): Được hiểu khái
quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi,trong chu kỳ một năm hoặc nhiều năm
Trang 15- Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ): Là tính chất phức tạp của đất đai
thể hiện những mức độ thích nghi khác nhau cho một loại hình sử dụng đất cụ thể.Thông thường nó phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai như: Mức
độ xói mòn, mức độ ngập, độ ẩm, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thông thuận lợi…
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic information System): Là một
thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết
kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liênquan đến địa lý Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liênquan đến địa lý
I.1.1.2 Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai
- Khả năng thích nghi đất đai được đánh giá và phân loại cho từng loại hình sửdụng đất cụ thể
- Mức độ thích hợp được xác định từ tiêu chuẩn kinh tế
- Phải kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai
- Việc đánh giá cần được xem xét một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh
tế xã hội của vùng
- Khả năng thích hợp bao hàm cả việc sử dụng đất trên cơ sở bền vững
- Cần so sánh chất lượng (đặc tính) đất đai với hai hoặc nhiều kiểu sử dụngkhác nhau
I.1.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai
Công tác đánh giá đất đai của các nước trên thế giới
Đánh giá đất đai ở Mỹ
Mỹ ứng dụng rộng rãi 2 phương pháp đánh giá phân loại đất đai:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất theo
năng suất cây trồng trong nhiều năm
- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất và
phương pháp cải tạo, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng độc
tố, muối, mức độ xói mòn và khí hậu Việc đánh giá đất không chỉ dựa trên năng suất
mà còn thống kê các chi phí và thu nhập Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa đượclựa chọn làm mốc so sánh các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất
Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác thủylợi Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem xét đếnmặt kinh tế và đánh giá theo định lượng
Đánh giá đất đai Canada
Canada đánh giá đất đai theo các yếu tố tự nhiên của đất và năng xuất ngũ cốcnhiều năm Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây mì làm tiêu chuẩn Nếu trong các đơn vịsản xuất có nhiều loại cây trồng thì sẽ được dùng hệ số hóa chuyển đổi ra lúa mì Các
Trang 16chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất thường được chú ý đến là: thành phần cơ giới, cấu trúcđất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn và chất lẫn vào.
Đánh giá đất đai ở Anh
Gồm hai phương pháp chính:
Đánh giá đất hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên: Phương pháp này không
chú ý đến sự tham gia của con người mà chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên và được chialàm 3 nhóm:
- Nhóm các yếu tố mà con người không thể thay đổi được như khí hậu, vị trí,địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới
- Nhóm các yếu tố con người có thể cải tạo được nhưng phải đầu tư cao như:Tưới tiêu, thay chua rửa mặn,
- Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng phương pháp thôngthường như điều hòa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua…
Đánh giá đất đai hoàn toàn dựa vào năng suất thực tế: Kết quả đánh giá dựa
trên số liệu thống kê năng suất cây trồng qua nhiều năm Việc đánh giá này gặp nhiềukhó khăn và không khách quan, vì năng suất cây trồng dựa vào loại cây trồng đượcchọn và khả năng canh tác của người sử dụng
Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ
Đánh giá đất đai ở Liên Xô phát triển rất sớm, từ thế kỷ XVIII sau khiDokutraiep công bố công trình đất đến nước Nga, thì công tác điều tra và đánh giá đấtđai ở Nga phát triển mạnh mẽ Nhưng đến năm 1976 ở Liên Xô mới xuất bản cuốn “phân hạng đất toàn Liên Bang ” Trong cuốn sách này đánh giá đất đai được định
nghĩa như sau: “ Đánh giá đất đai là sự phân loại đất chuyên môn hóa theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan và những đặc tính tự nhiên rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng và có tương quan với năng suất bình quân nhiều năm ”.
Đánh giá đất của tổ chức Nông Lương Hiệp Quốc (FAO)
Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở choquy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc – FAO đã tập hợpcác nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinhnghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánhgiá đất đai ” (FAO – 1976) Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thửnghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận làphương tiện tốt nhất để đánh giá đất sản xuất nông lâm nghiệp Đến năm 1983 vànhững năm tiếp theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tàiliệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau
* Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời - 1983
* Đánh giá đất cho vùng đất rừng - 1984
Trang 17* Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới - 1985.
* Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả - 1989
* Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất –
1992 (Fresco, L.O.; H.Hulzing; H.Van Keulen; H.A Luning & R.A.Schipper)
Song song với việc công bố các tài liệu khoa học hướng dẫn công tác đánh giáđất, FAO cũng hỗ trợ xây dựng các bài giảng về đánh giá đất dùng cho các viện nghiêncứu và trường đại học:
* Đánh giá đất – bài giảng cho các khoa tiếp cận nhân văn – AIT, Bangkok,Thái Lan của H.Hulzing – 1984
* Đánh giá đất - bài giảng cho chuyên ngành đánh giá đất của H.Hulzing - Việnnghhiên cứu quốc tế về điều tra vũ trụ và khoa học trái đất – 1993
* Đánh giá đất – bài giảng cho các lớp M.Sc quốc tế, Wageningen – Hà Lancủa Dijckerman – 1993
Công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai
đã có từ lâu, qua việc phân chia ra “ tứ hạng thổ, lục hạng điền ” nhằm mục đích cho
việc đánh thuế Từ đó công tác đánh giá, phân hạng đất đã được nhiều cơ quan khoahọc nghiên cứu và thực hiện như: Viện Thổ Nhưỡng – Nông hoá, viện Quy hoạch vàThiết Kế Nông nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất và các trường đại học nông nghiệp
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp trong nhiều năm qua đã thực hiện nhiềucông trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai Công tác được triển khairộng rãi trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, Hoàng Ngọc Toàn, 1980 – 1985) cũng nhưcác tỉnh thành và các địa phương, với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyêncanh và các dự án đầu tư của trong và ngoài nước
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhhiều nhà khoa học của việnthổ nhưỡng – nông hoá như: Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Thỉnh đãnghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá và phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợptác xã và 9 vùng chuyên canh Kết quả nghiên cứu bước đầu đã phục vụ cho công tác
tổ chức lại sản xuất và xây dựng cấp huyện Từ kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệmtrên thực tế, Bùi Quàn Toản đã đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai áp dụng chohợp tác xã và các vùng chuyên canh
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiêncứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1: 500.000 Tài liệu dựa vào nguyên tắc phânloại khả năng đất đai của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổnhưỡng và địa hình, được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp, bao gồmbảy nhóm đất đai được phân lập cho bốn nhóm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (hainhóm) và mục đích khác (một nhóm)
Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai khai hoang ở ViệtNam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu, 1985), phân loại khả năng đất đai củaFAO đã được áp dụng Tuy nhiên chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như: Thổ
Trang 18nhưỡng, thủy văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp Trong nghiên cứu này, hệ thốngphân vị chỉ dừng lại ở lớp class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảophương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản (Tổng cục quản lý ruộng đất,1981):
- Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng
- Phân hạng đất tùy thuộc vào loại và nhóm cây trồng
- Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương
- Phân hạng đất thuỳ thuộc vào trình độ thâm canh
- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ
Năm 1993, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp đã chỉ đạo thực hiệncông tác đánh giá đất trên chín vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1:250.000.Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của FAO theo tiêu chuẩn và điềukiện cụ thể của Việt Nam
Trong chương trình 48C, Viện Thổ Nhưỡng – Nông Hoá do Vũ Cao Thái chủtrì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê vàdâu tằm Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO theokiểu định tính và hiện tại để đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính
và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng
Còn những năm gần đây trên cơ sở vận dụng phương pháp đánh giá, phân hạngđất đai của FAO, công tác đánh giá, phân hạng đất đai ở nước ta vẫn được thực hiện ởcác cơ quan như Viện Thổ Nhưỡng – Nông Hoá, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế NôngNghiệp, các trường đại học nông nghiệp… Và qua đó cũng đã ứng dụng công nghệGIS để thành lập các bản đồ phục vụ cho công tác này như bản đồ đất, bản đồ đơn vịđất đai…
I.1.1.4 Quy trình các bước thực hiện đánh giá đất đai
Sơ đồ 1.1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO ( năm 1990)
Trang 19Xácđịnhloạihình sửdụngđất
6
Xácđịnhhiệntrạngkinh tế-
xã hội
và môitrường
7
Xácđịnh loại
sử dụngđất thíchhợp nhất
8
Quyhoạch
sử dụngđất
9
Ápdụngkết quảđánhgiá đấtđai
4
Xácđịnhđơn vịđất đai
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành đánh giá đất đai
phục vụ QHSDĐ theo FAO,1992
Tiến trình đánh giá đất đai được chia thành 3 giai đoạn chính: ( i ) Giai đoạnchuẩn bị, ( ii ) Giai đoạn điều tra thực tế và ( iii ) Giai đoạn xử lý các số liệu và báocáo kết quả
( i ) Giai đoạn chuẩn bị
- Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu, nội dung, phương phápnghiên cứu, lập kế hoạch, phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan
- Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đát và sử dụngđất như: Khí hậu, địa chất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê vềhiện trạng sử dụng đất
( ii ) Giai đoạn điều tra thực tế
- Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loạihình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng phù hợpvới mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế - xã hội của vùngnghiên cứu Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan
để sản xuất nông nghiệp để phân lập và xác định các đặc tính đất đai có ảnh hưởngmạnh mẽ đến sử dụng đất Tiến hành khoanh định các bản đồ đơn tính phục vụ xâydựng bản đồ đơn vị đất đai
( iii ) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả
- Căn cứ các kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đấtđai, trên cơ sở chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính đã được khoanh vẽ ngoài thực địa.Thống kê và đánh giá các đặc tính (chất lượng) của các đơn vị đất đai
Trang 20- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tựnhiên để xác định các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất đánh giá.
- Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụngđất để xác định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn
- Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất bố trí sử dụng đất
1.1.1.5 Khái quát về công nghệ GIS
Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đầu tiên của thế giới được xây dựng vào đầuthập niên 60 của thế kỷ 20 tại Canada với tên gọi là CGIS (Canadian GeographicInformation System) Tuy nhiên vào hai thập kỷ 60, 70 GIS vẫn chưa được phát triểnmột cách mạnh mẽ do những nguyên nhân hạn chế về kỹ thuật lúc bấy giờ, nhưng thời
kỳ này cũng được sự quan tâm của một vài cơ quan chính quyền khu vực Bắc Mỹ và
nó được ứng dụng chủ yếu để phục vụ công tác điều tra, khai thác và quản lý tàinguyên thiên nhiên
Từ đầu thập niên 80 đến cuối thế kỷ 20, GIS được phát triển một cách vượt bậcnhờ công nghệ thông tin tiên tiến, cùng với những nhu cầu cần thiết về thông tin đãlàm cho công nghệ GIS ngày càng được quan tâm hơn trong nhiều ngành khoa học tựnhiên đến những ngành khoa học xã hội Trước sự phát triển của GIS, các nhà nghiêncứu tập trung vào việc tích hợp các thành phần khác nhau vào thành một hệ thống lớnbao gồm nhiều hợp phần khác nhau Việc tích hợp này một mặt cho phép người sửdụng được lựa chọn các hợp phần cần thiết cho công việc của mình mà không phảimua toàn bộ chương trình lớn, mặt khác cho phép các nhà lập trình hoàn thiện chươngtrình của mình một cách độc lập
Vào cuối thế kỷ XX, GIS bắt đầu phát triển tại Việt Nam GIS ngày càng đượcnhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực quản lý tàinguyên thiên nhiên , giám sát môi trường, quản lý đất đai, xây dựng bản đồ… Hiệnnay, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đã đang tiếp cận sử dụng công nghệ GIS
để giải quyết bài toán của cơ quan mình như quản lý môi trường, tài nguyên thiênnhiên…
Các thành phần cơ bản của GIS
Một hệ thống thông tin địa lý gồm năm thành phần cơ bản với những chức năng
rõ ràng Đó là: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình (các thànhphần : Cơ sở dữ liệu, con người và quy trình còn được gọi là thành phần về vấn đề tổchức)
Trang 21Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS
- Phần cứng
Bàn số hoá: Là thiêt bị dùng để nhập dữ liệu mà nguồn gốc dữ liệu từ bản đồ
giấy, chuyển đổi thông tin ở dạng giấy thành dạng số (dạng vector) và được đưa vàomáy tính
Máy vẽ (hiện nay là máy in) và thiết bị hiển thị trên màn hình dùng để biểu
diễn những tính toán trên máy tính lên trên giấy hay màn hình
Máy quét ảnh: Là thiết bị dùng để chuyển thông tin từ bản đồ giấy hay các
dạng công nghệ khác như ảnh hàng không, viễn thám,… thành dạng dữ liệu số (dạngraster) và được đưa vào máy tính
Máy tính: Dùng để làm môi trường ứng dụng cho các phần mềm chuyên dụng
trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ GIS, là thiết bị dùng làm chức năng lưu trữ thôngtin
Bên cạnh đó, còn có các phần cứng chuyên dụng khác như máy đo trắc địa,thiết bị định vị toàn cầu ( GPS)…
- Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại
hoá như: ArcGis, Arc/Info, Arcview, Mapinfo, Envi, Microstation… Các thành phầnchính trong phần mềm:
Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( DBMS )
Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
Giao diện đồ họa Người – Máy để truy cập các công cụ dễ dàng
- Cơ sở dữ liệu: Được coi là thành phần quan trọng của GIS Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thôngtin mà quan hệ thống yêu cầu như: Toạ độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, cácmối quan hệ
- Con người: Là yếu tố quyết định đến sự thành công trong tiến trình kiến tạo
hệ thống và tính hữu hiệu của hệ thống trong tiến trình khai thác và vận hành Họ là
Trang 22chuyên viên tin học, các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, chuyên gia GIS, thaotác viên GIS, phát triển ứng dụng GIS.
- Quy trình: Đó là khả năng tổ chức, sắp xếp phù hợp, đó là những quy định rõ
ràng về quản lý hệ thống, thu thập dữ liệu, số liệu các lĩnh vực ứng dụng
Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, làyếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS Hệ thống GIS cầnđược điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chứchoạt động
Chức năng của GIS
Nhập dữ liệu: Dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng
thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS
Quản lý dữ liệu: Bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu
Phân tích dữ liệu: Những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố
quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể làm biến đổi cáchthức tổ chức công việc
Hiển thị dữ liệu: Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
nhiều về chất lượng độ chính xác
Nguyên tắc hoạt động của GIS: GIS lưu trữ thông tin từ thế giới thực dưới
dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý Điềunày đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứngminh và rất quan trọng, rất có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề thực tế…
Sơ đồ 1.3: nguyên tắc hoạt động của GIS
Cấu trúc dữ liệu của GIS
Không giống như dữ liệu của các hệ thống thông tin hiện đại khác, dữ liệu của
hệ thống thông tin địa lý phức tạp, nó bao gồm thông tin về vị trí, các mối liên hệ địahình và những thuộc tính của các đối tượng được ghi nhận Hay có thể nói: Dữ liệucủa hệ thống thông tin địa lý (dữ liệu địa lý) bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ
số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị
Dữ liệu không gian: Là dữ liệu mô tả vị trí, hình dạng, kích thước của đối
tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội Dữ liệu không gian trả lời câu hỏi: “ Nó ở đâu?”
Trang 23Dữ liệu thuộc tính (hay là dữ liệu phi không gian): Là dữ liệu mô tả các đặc
điểm, đặc tính của đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội Các đặc tính có thể là định tínhhoặc định lượng Dữ liệu thuộc tính trả lời câu hỏi: “ Nó là cái gì?”
Mô hình dữ liệu GIS
- Mô hình dữ liệu không gian
+ Mô hình Vector
Mô hình vector thể hiện vị trí chính xác của vật thể hay hiện tượng trong khônggian Thực thể không gian được biểu diễn thông qua các phần tử cơ bản là điểm,đường, vùng Vị trí không gian của thực thể được xác định bởi tọa độ trong một hệthống tọa độ thống nhất toàn cầu (hệ tọa độ địa lý) Trong mô hình vector, người ta giả
sử rằng hệ thống tọa độ là chính xác Thực tế, mức độ chính xác bị giới hạn bởi số chữ
số dùng để thể hiện một giá trị trong máy tính, tuy nhiên nó chính xác hơn rất nhiều sovới mô hình dữ liệu raster
Điểm (Points): Được biểu diễn bởi cặp tọa độ (x;y), được xem là đại diệnbao trùm hầu hết các thực thể địa lý Các đối tượng đơn, thông tin về địa lý chỉ gồm cơ
sở vị trí sẽ được phản ánh là đối tượng điểm Các đối tượng kiểu điểm có đặc điểm:
- Là tọa độ đơn (x;y)
- Không cần thể hiện chiều dài và diện tích
Hình 1.2: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng điểm.
Đường (Arcs): Đường được xác định như một tập hợp dãy của các điểm
Mô tả các đối tượng địa lý dạng tuyến, có các đặc điểm sau:
- Là một dãy các cặp toạ độ
- Một arc bắt đầu và kết thúc bởi node
- Các arc nối với nhau và cắt nhau tại node
Trang 24Hình 1.3: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng đường.
Vùng (Polygons): Vùng được xác định bởi ranh giới các đường thẳng.Các đối tượng địa lý có diện tích và đóng kín bởi một đường được gọi là đối tượngvùng polygons, có các đặc điểm sau:
- Polygons được mô tả bằng tập các đường (arcs) và điểm nhãn (labelpoints)
- Một hoặc nhiều arc định nghĩa đường bao của vùng
- Một điểm nhãn label points nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗimột vùng
Hình 1.4: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng.
+ Mô hình Raster
Mô hình raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới ô vuônghoặc ô chữ nhật được gọi là pixel (hay một phần tử của ảnh) Vị trí của mỗi pixel đượcxác định bởi số hàng và số cột Giá trị được gán vào pixel tượng trưng cho một thuộc
Trang 25tính mà nó thể hiện Kích thước của pixel càng nhỏ thì hình ảnh nó thể hiện càng sắcnét, thông số thể hiện độ sắc nét gọi là độ tương phản.
Hình 1.5: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster
Mô hình raster có các đặc điểm:
- Các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải và từ trên xuống dưới
- Mỗi một điểm ảnh (pixcel) chứa một giá trị
- Một tập các ma trận điểm và các giá trị tương ứng tạo thành một lớp (layer)
Mô hình dữ liệu raster là mô hình dữ liệu GIS được dùng tương đối phổ biếntrong các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên
Mô hình dữ liệu raster chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng làứng dụng cho các bài toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: Phân loại,chồng xếp
Trong mô hình này, điểm được xác định bởi các cell, đường được xác định bởimột số các cell liền kề nhau theo hướng, vùng được xác định bởi các cell mà trên đóthực thể phủ lên
- Mô hình dữ liệu thuộc tính
Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặcđiểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định Chúng được lưu trữ dướidạng số hay ký tự Thông thường dữ liệu được quản lý dưới dạng bảng (table) baogồm cột (column) hay còn được gọi là trường (field), hàng (row) hay còn gọi là mẩutin (record)
Để định nghĩa một trường phải có tên trường (field name) và kiểu dữ liệu củatrường (type), kiểu dữ liệu có thể là: Kiểu ký tự (character), kiểu số nguyên (interger),kiểu số thực (real), kiểu logic,
Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trongviệc liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính Thôngthường hệ thống thông tin địa lý có bốn loại số liệu thuộc tính:
Trang 26- Đặc tính của đối tượng: Liên kết chặt chẽ với các thông tin không gian có
thể thực hiện SQL (Structure Query Language) và phân tích
- Số liệu hiện tượng, tham khảo địa lý: Miêu tả những thông tin, các hoạt
động thuộc vị trí xác định
- Chỉ số địa lý: Tên, địa chỉ, khối, phương hướng định vị,… liên quan đến
các đối tượng địa lý
- Quan hệ giữa các đối tượng trong không gian, có thể đơn giản hoặc phức
tạp (sự liên kết, khoảng tương thích, mối quan hệ đồ hình giữa các đốitượng)
I.1.1.6 Phần mềm Arcview GIS
ArcView GIS là một trong số các phần mềm GIS hàng đầu thế giới và đangđược sử dụng rộng rãi tại Việt Nam Arcview không chỉ cho phép người sử dụng trìnhbày dữ liệu địa lý trên màn hình máy tính hoặc in ra giấy mà còn cho phép người sửdụng thực hiện các thao tác tạo dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu và xử lý dữ liệu
Phần mềm Arcview GIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tinđịa lý (GIS) của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ERIS) Arcview có các chứcnăng sau:
- Tạo dữ liệu trong Arcview từ các phần mềm khác nhau như Mapinfo,ARC/INFO, Microstation, AutoCAD, MS Access Data, DBASE file, Excel file
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệuthuộc tính)
- Truy vấn dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau
- Nội suy, phân tích không gian, ví dụ: Từ đường bình độ có thể tạo ra mô hình
bề mặt không gian ba chiều, từ mô hình không gian ba chiều nội suy ra hướng dòngchảy, hướng sườn, độ dốc hoặc dựa vào giá trị đo được ở những trạm thủy văn trongmột khu vực, bạn có thể nội suy bản đồ lượng mưa, nhiệt độ tối cao, tối thấp… củakhu vực đó
- Tạo bản đồ chuyên đề và tạo ra các bản đồ có chất lượng cao
- Phát triển công cụ của Arcview bằng ngôn ngữ lập trình Avenue
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
I.1.2.1 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới
Hiện nay GIS đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng trong cáclĩnh vực kinh tế – kỹ thuật Lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển này là khoảng 30công ty phần mềm GIS, đứng đầu là ESRI ( Enviromental System Research Institute,California, USA ), với doanh số chiếm hơn 30% thị trường Hai sản phẩm chính củaESRI là Arc/view và Arc/Info
GIS ra đời từ đầu thập niên 60 trong các cơ quan địa chính ở Canada, và suốtthời gian hai thập niên 60 – 70 GIS cũng chỉ được một và cơ quan chính quyền khu
Trang 27vực Bắc Mỹ quan tâm nghiên cứu, cho mãi đầu thập niên 80 khi phần cứng máy tínhphát triển mạnh với những tính năng cao mà giá lại rẻ Đồng thời sự phát triển nhanh
về lý thuyết và ứng dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết về thông tin đã làmcho công nghệ GIS ngày càng được quan tâm hơn
Sự phát triển nhanh của công nghệ máy tính đồng thời với những kết quả củacác thuật tốn nhận dạng xử lý ảnh và cơ sở dữ liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho côngnghệ thông tin địa lý ngày càng phát triển
Tính đến nay, trên thế giới đã hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu GIS với quy
mô lớn, nhiều hướng tiếp cận và mục tiêu khác nhau:
RRL (Regional Research Laborratory) thành lập vào tháng 02/1987 ở Anh:
Nghiên cứu các nội dung quản lý CSDL, phát triển phần mềm và phân tích khônggian
NCGIA ( National Cental for Geographic Information and Analysis) thành
lập từ năm 1988 được quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (US NSF) cấp kinh phí NCGIAtriển khai 04 nhóm nghiên cứu:
Phân tích và thống kê không gian
Quan hệ giữa không gian và cấu trúc dữ liệu
Trình bày hình ảnh
Những đề tài kinh tế – xã hội – văn hóa
I.1.2.2 Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam
Hình 1.6: Các ứng dụng của GIS
Ở Việt Nam công nghệ GIS được biết đến vào đầu thập niên 90 và được ứngdụng trong một số ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
Trang 28Quy hoạch đô thị: Phân tích đặc điểm các khu đất để lựa chọn vị trí cho công
trình xây dựng (Trường học, bệnh viện, cầu v.v
Hình 1.7: Lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp
Hình 1.8: Đánh giá mức độ đô thị
Nông nghiệp: GIS là công cụ đắc lực trong giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng
đất, dự báo về hàng hóa, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồnnước…
Giao thông: Hiện nay, xu thế đô thị hóa và tăng dân số gây áp lực rất lớn cho
xã hội Những thành phố trung tâm luôn ở trong tình trạng “đông nghẹt người”, cùngvới nhiều loại hình tham gia giao thông ngày càng làm cho việc quản lý giao thôngcông cộng trở nên phức tạp Tại Việt Nam, công ty VidaGIS là đơn vị đã xây dựnghoàn thiện phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý xe buýt – BusIS” năm 2005 trong
dự án Asia Trans và đối tác là Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị HàNội
Y tế: Việc ứng dụng GIS trong y tế có ý nghĩa trong việc chỉ ra được lộ trình
nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở
dữ liệu giao thông GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu dịchbệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng
Trang 29Hình 1.9: Tra cứu số người dân trong bán kính phục vụ của bệnh viện Giáo dục: Trong gần 5 năm trở lại đây hàng loạt các loại sản phẩm ứng dụng
công nghệ GIS trong lĩnh vực lịch sử văn hóa như chưong trình chuyên sâu phục vụcho giảng dạy và nghiên cứu lịch sử văn hóa …
Các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại,… Tích hợp công nghệ GIS với công
cụ MatLAB để mô phỏng, tính toán, vận hành, quản lý lưới điện
Hình 1.10: Ứng dụng GIS trong quản lý thuê bao điện thoại
Ngoài ra, Tp HCM còn nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc xây dựng hệ thốngcấp thoát nước Việc ứng dụng GIS vào quản lý cấp nước nhằm nâng cao năng lựcquản lý cấp nước, tăng khả năng chia sẽ dữ liệu giữa các phòng ban, giảm thiểu rò rỉ,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Với hệ thống cơ sở dữ liệu GIS, các cơ quanchức năng có thể quy hoạch cho các khu vực phân bố đồng hồ đo nước trong thànhphố, mở rộng diện tích cấp nước, xây dựng các chiến lược về cấu trúc của hệ thốngcấp nước trong tương lai
Quản lý đô thị: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý đô thị
cụ thể như:
Trang 30- Viện nghiên cứu địa chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu cơ
sở khoa học và ứng dụng công nghệ tin học trong cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đô thị
- Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã có những nghiên cứu trong việc ứngdụng GIS để xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị
Sơ đồ 1.4: Phân vùng quản lý phát triển đô thị tại Thái Nguyên với GIS
Địa chất: Hiện nay trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội
đã có nghiên cứu thiết kế và truy cập dữ liệu mô hình cơ sở dữ liệu GIS cho địa chất
và khai thác qua Internet giúp cho việc khai thác được tiện lợi, nhanh chóng và hiệuquả hơn
Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
- Giám sát và dự báo các sự cố môi trường:
Ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm, không khí
Phân vùng nhạy cảm môi trường vùng bờ biển Hải Phòng
Phân vùng nhạy cảm với sự cố tràn dầu vùng bờ biển Vũng Tàu
Tai biến địa chất: động đất, trượt lở, xói mòn
Lũ lụt, lún đất, phá rừng, cháy rừng
- Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý tài nguyên và môi trường:
Quy hoạch và quản lý vùng bờ (chiến lược quản ký tổng hợp, phân vùng
sử dụng vùng bờ)
Quy hoạch và quản lý vùng lãnh thổ (đất đai)
Quy hoạch và quản lý môi trường ở đô thị, khu công nghiệp (Quy hoạch
và quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp, quy hoạch và quản lý đấtlàm bãi thải, bãi thải đô thị)
Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường
Trang 31 Nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái…
Ứng dụng GIS trong công tác xây dựng bản đồ
GIS được biết đến như một công cụ đắc lực trong việc quản lý, phân tích những
dữ liệu không gian trong việc xây dựng bản đồ, cung cấp các thông tin địa lý của mộtkhu vực nào đó trên mặt đất Những thông tin này giúp ích cho rất nhiều lĩnh vực, với
sự hỗ trợ của máy vi tính, GIS có thể cung cấp rất nhiều thông tin về nhiều vấn đềcùng lúc tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng
Thực chất việc tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi các dữ liệu đầu vào thành dạng
số để GIS có thể hiểu và xử lý, xây dựng thành bản đồ với sự trợ giúp của máy vi tính.Đây là cả một quá trình xử lý đòi hỏi người sử dụng phải biết nhiều chương trình máytính Thông tin được nhập vào qua một phần mềm chuyên dụng, đảm bảo độ chínhxác Mỗi một chương trình phần mềm trong hệ thống GIS có một chức năng riêngkhông thể thiếu để có thể tạo ra được một tờ bản đồ thành quả
Để làm bản đồ, đầu vào của GIS có thể là các số liệu đo đạc ngoại nghiệp, bản
đồ hoặc ảnh, thông qua các qúa trình xử lý, đầu ra của GIS là bản đồ, bảng biểu thống
kê không gian như điểm, đường, diện tích, chu vi cùng các thông tin của các loại đốitượng Đặc biệt các bản đồ chuyên đề thể hiện các nội dung chuyên ngành khác nhau
sử dụng cho nghiên cứu khoa học và phục vụ các ngành sản xuất tương ứng trongnhiều lĩnh vực
Như vậy, ta có thể thấy muốn xây dựng một tờ bản đồ chuyên đề từ số liệu đođạc ngoại nghiệp thì phải tách các lớp số liệu thành các tệp dữ liệu để đưa vào máy,GIS sẽ biến đổi, xử lý và xây dựng thành bản đồ Nếu dữ liệu đầu vào là từ bản đồ đã
có sẵn thì ta cũng phải tiến hành tách lớp thông tin tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sửdụng
Nói chung, dù số liệu đầu vào là bản đồ thì bản đồ đầu vào và đầu ra vẫn khácnhau cả về lượng và chất Về lượng, bản đồ đầu ra có thể được in ra với số lượng và tỷ
lệ tuỳ ý, về chất, ngoài những nội dung khác nhờ việc lắp ghép, chồng xếp các lớpthông tin lên nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu và mục đích sử dụng như bản đồ cấp
độ dốc, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Về độ chính xác của bản đồ thành quả chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của
số liệu đầu vào, còn sai số do kỹ thuật GIS trong quá trình xử lý chỉ là sai số tính toánrất nhỏ, không đáng kể Như vậy, với phương pháp này sẽ cho ta những tờ bản đồthành quả đảm bảo độ tin cậy và chính xác Sau đây là sơ đồ khái quát chung làm bản
đồ từ GIS
Trang 32Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng quan làm bản đồ bằng GIS 1.1.3 Khái quát chung về cây xoài
Xoài có tên khoa học là Mangifera indica L., họ
Anacardiaceae, thuộc cây ăn quả nhiệt đới Cây xoài
có nguồn gốc ở vùng Indo-Buma, nơi nó đã được trồng
cách đây hơn 4000 năm Các nước Đông Nam Á nằm
trong số những nước trồng xoài sớm nhất Người ta
cho rằng việc truyền bá đạo Phật tạo điều kiện cho việc
di nhập xoài vào Đông Nam Á Xoài được xem là một
trong những loại trái được ưa chuộng nhất bởi màu sắc
hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao
Các nước sản xuất xoài lớn trên thế giới ( trên 1 triệu tấn/năm ) là Ấn Độ, Trung Quốc,Thái Lan, Mexico, Pakistan, Indonesia Sản lượng xoài của 6 nước này chiếm đến 78%sản lượng xoài thế giới Các nước trồng xoài chỉ xuất khẩu vài giống thương mại, ví dụnhư: giống “Alphonso” của Ấn Độ, “Carabao” của Phiippin, giống “Haden”, “Keitt”
và “Zill” của Nam Phi, Thái lan có giống “Nam Dok Mail” và “Okrang”, ở Úc cógiống “Kesington”
Trang 33Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới, sảnlượng xoài của Việt Nam hiện nay là hơn 380.000 tấn trên diện tích hơn 78.800ha.Xoài hiện nay được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Nam Ở Việt Nam có nhiều giốngxoài như xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chi, Thanh Ca, Thơm, “Xiêm”, Ghép (còn gọi là xoàiBưởi), trong đó xoài Cát Hòa Lộc là giống ngon nhất.
1.1.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xoài
Đặc điểm thực vật học
Rễ: Rễ hút phân bố tập trung ở tầng sâu 0 – 50cm, còn sâu dưới 1,25m – 3,8m
thì chỉ thấy rễ cái Về bề rộng, rễ có thể ăn xa 9m, nhưng tập trung ở vùng bán kính2m Nói chung rễ xoài khỏe giúp cây xoài chịu hạn tốt
Thân: Thân gỗ cao 12m, tán lá đơn Lá đối xứng ra lá, cùng vươn cành, 1 đợt
vươn dài 50 – 60cm Ở Ấn Độ có cây xoài chu vi thân tới 16m, đường kính tán lá rộng53m
Lá: Lá non có màu tím hồng hoặc phớt nâu Lá già có màu xanh đậm Lá có
kích thước lớn: rộng 6 – 10cm, dài 35cm Một năm cây ra 3 – 4 đợt lộc Thời gian từkhi chồi non đến khi lá chuyển xanh khoảng 35 ngày Thời gian tồn tại của lá xoài là 3năm
Hoa: Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có 200 – 4000 hoa Một cây có hàng
triệu hoa Hoa có kích thước nhỏ chỉ 6 – 8 mm Có 2 loại hoa là hoa lưỡng tính và hoađực Tỷ lệ hoa lưỡng tính tùy giống, tùy vùng, thấp thì 1,2%; cao thí 75% Hoa lưỡngtính nhiều nhụy hữu thụ, có vòi nhụy, có vòi noãn phát triển Hoa đực thì tiểu nhụy bấtthụ và có bao phấn phát triển
Quả: Quả xoài có thịt quả, vỏ quả và hạt Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả
chín tùy giống: Giống chín sớm thì 2 tháng, giống chín vụ thì 3,5 tháng, giống chínmuộn thì 4 tháng Xoài Việt Nam thuộc nhóm chín vụ Hạt xoài gồm 2 lớp vỏ gân xơ
và nội quả bì là vỏ cứng, rồi đến vỏ vàng trong suốt và lớp vỏ bao màu nâu mềm,trong cùng là lá mầm và phôi Xoài nguồn gốc Đông Dương thì đa phôi, xoài nguồngốc Ấn Độ và Pakistan thí đa số là đơn phôi Trong các phôi có một phôi hữu tính, còncác phôi khác thì được hình thành từ tế bào phôi tâm Từ một hạt có thể mọc lên babốn cây con Cây mọc từ phôi vô tín thì giống cây mẹ, còn cây mọc từ phôi hữu tínhthì khác mẹ Ở các giống đơn phôi thì hạt mọc cho cây khác hẳn cây mẹ vì đó là phôihữu tính
Đặc điểm sinh lý, sinh thái
Thời tiết khí hậu
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho xoài là 24-270C, nhiệt độ trung bình tốithấp là 210C, nhiệt độ > 400C là không thích nghi ( Nguyễn Văn Kế, 2000)
- Nước: Xoài là cây chịu hạn, xoài thích hợp ở vùng có 2 mùa mưa và khô rõ
rệt, trong đó mùa khô ít nhất phải kéo dài 3 tháng, mùa mưa không kéo dài quá 7 thángvới lượng mưa hữu hiệu 150mm/tháng
Trang 34Đất đai
Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất vàng đỏ, đất Feralit, đấtphù sa mới ven sông, kể cả trên vùng đất giồng ven biển, nhưng tốt nhất lá trồng trênđất cát pha thịt Thoát nước phải tốt, phải có tầng đất dày ít nhất là 70cm Có thủy cấpkhông nông quá 2,5m, mực thủy cấp sâu 3-4m có lợi cho tuổi thọ của cây So với cácloại cây ăn trái khác, xoài là cây chịu úng tốt nhất Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễcho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cho cây phát triển tốtnhưng ít trái Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5-7 , xoài có thể chịu đựng và phát triểnbình thường ở nhiều loại đát xấu như đất phèn, đất nhiễm mặn Ở những vùng đất thấptrước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc
ít nhất 1m
Giống xoài Việt Nam
Hiện nay theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu cây ăn quả Miền Nam, nước
ta hiện nay có tới 102 giống xoài Sau đây là đặc tính của một số giống xoài:
Xoài Cát Đen: Trọng lượng trái 450-600g hình bầu dục, thịt vàng đậm, phẩm
chất ngon, ít hạt hơn xoài cát trắng
Xoài Cát Trắng: Trọng lượng trái trung bình 450-600g hình bầu dục, thịt trái
vàng tươi lợt
Xoài cát Hòa Lộc: Giống này xuất xứ từ xã Hòa Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang nên gọi là cát Hòa Lộc Quả có khối lượng 450-600g, đầu quả phẳng hoặc hơilõm, da quả màu vàng chanh thường có đốm nâu xung quanh cuốn Quả ăn thơm,nhiều nước, ngọt đậm
Xoài Bưởi: Cây sinh trưởng khỏe, cây có khả năng cho quả sớm thường sau
trồng 3năm Khối lượng quả 250-350g khi chín vỏ quả màu vàng đậm, tỷ lệ thịt quả76,4% thịt quả ăn ngọt, ít vỏ, có mùi nhựa thông, cây càng già vỏ uqar càng đậm, cỏquả khá dày
Xoài Thanh Ca: Quả dài nặng 300-380g thịt và vỏ đều có màu vàng, thịt quả
nhiều nước ăn ngọt
Xoài Thanh Ca Chùm: Quả nhỏ hơn xoài Thanh Ca Chùm có tới 10 quả,
ngọt, hơi mùi nhựa thông
Xoài Cát Chu: Có 2 loại chu đen và chu trắng, đây là giống xoài được xếp thứ
nhì sau xoài Cát Hòa Lộc Trọng lượng trái khoảng 550g (chu trắng) và 450g (chuđen), có cơm dày hạt nhỏ không xơ, ngọt và hương vị ngon
Xoài Khêu Sa Vơi: Là giống xoài ăn xanh của Thái Lan được nhập vào Việt
Nam, đã cho trái và chất lượng khá ngon Đặc điểm lá xanh đậm, lông dài, vỏ trái xanhđậm và rất dày Trọng lượng trung bình khoảng 300-350g, có vị ngọt
Xoài thơm: Trọng lượng trái 250-200g, vỏ xanh từ trổ đến chón 2,5-3 tháng,
thịt quả ngọt thơm
Xoài tượng: Ra hoa sớm, trọng lượng quả từ 700-800g Quả không ngọt, hơi
chua, thường hơi sượng
Trang 35Xoài voi: Trọng lượng quả 190-250g, thơm nhất trong các giống xoài.
Xoài Canh Nông (thủy triều): Trồng nhiều ở Khánh Hòa, dạng quả tròn, cây
sai quả, phẩm chất trung bình Ngoài ra còn có một số giống trồng nhưng không tậptrung như: Xoài tượng, xoài voi, xoài Thanh Ca chùm
1.1.3.2 Tình hình phát triển cây xoài trên cả nước
Xoài là cây ăn quả có thể trồng ở nhiều vùng, thích nghi với các điều kiện tươngđối khác nhau nên từ năm 2001 diện tích, sản lượng xoài ở các tỉnh phía Nam tăngnhanh Năm 2001 diện tích 39.700 ha, sản lượng 170.500 tấn thì đến năm 2006, diệntích đã là 71.000 ha với sản lượng 364.600 tấn Hiện nay, diện tích xoài của nước ta
có hơn 78.800 ha, sản lượng đạt hơn 380.000 tấn Đồng Bằng Sông Cửu Long vàĐông Nam bộ là hai vùng sản xuất xoài chính (chiếm hơn 74% tổng diện tích xoài cảnước và hơn 84% sản lượng) Trong thời gian qua, diện tích xoài tăng nhanh ở các tỉnhnhư Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa Sản xuất xoài có xu hướng khôiphục trở lại tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp với 2 giống xoài chủ lực là Cát HòaLộc và Cát Chu
1.1.3.3 Tình thình phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), trên thế giới có 87 nướctrồng xoài nhiều nhất với tổng diện tích hơn 2,3 triệu ha, tổng sản lượng hàng nămkhoảng 15 triệu tấn Ấn Độ có trên 1 triệu ha xoài, chiếm 70% sản lượng của thế giới,riêng Việt Nam có khoảng 30.000 ha xoài, ngoài ĐBSCL, Khánh Hòa là vựa xoài thứhai của cả nước với các giống xoài: xoài Canh Nông (thủy triều), xoài bố, xoài thanh
ca chùm…
Hiện nay, giống cây ăn quả được Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa nhân giống chủ yếu là giốngxoài Australia Xoài Australia du nhập vào Khánh Hòa từ năm 2003, qua 3 năm thửnghiệm cho kết quả rất tốt Trong số hơn 10.000 ha cây ăn quả trên địa bàn tỉnh KhànhHoà hiện nay, cùng với cây sầu riêng ở Khánh Sơn, cây xoài Úc ở Cam Lâm, DiênKhánh và Khánh Vĩnh đã đưa tỉnh Khánh Hòa trở thành vựa xoài thứ hai của cả nước,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
1.1.3.4 Tình tình phát triển cây xoài tại địa bàn huyện
Cam Lâm là một trong những địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam tỉnh Khánh Hòa Theo số liệu thống kê hiện toàn huyện Cam Lâm (KhánhHòa) có khoảng 4602,15 ha đất trồng cây ăn quả trong đó diện tích đất trồng xoài là3.500 ha (chiếm 76,05%) diện tích đất trồng cây ăn quả của toàn huyện Hiện nay câyxoài được coi là cây sản xuất hàng hóa thế mạnh của huyện và cũng là loại cây trồngphù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của huyện Tuy nhiên, hầu hết các vườn xoàiđều già cỗi, chất lượng xoài không cao…Để tận dụng ưu thế nông nghiệp huyện đangquy hoạch, cải tạo lại chất lượng vườn xoài, bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc pháttrồng và phát triển cây xoài Úc nhằm nâng cao năng suất,tăng thu nhập cho người dân.Mục tiêu của ngành Nông nghiệp Cam Lâm không chỉ phục tiêu dùng mà còn để xâydựng thương hiệu “ xoài Cam Lâm” và phục vụ xuất khẩu
Trang 36Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái tại các vườn xoài trên địa bàn cũng làphương hướng của Cam Lâm Đây là một trong những chương trình phát triển kinh tếcủa huyện Cam Lâm, Khánh Hòa trong thời gian tới.
Cây xoài được trồng tập trung tại các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, CamHòa, Suối Tân, Suối Cát, Cam Hiệp Nam, xây dựng thương hiệu “xoài Cam Lâm” Dựkiến diện tích đất trồng xoài năm 2020 đạt 5.000 ha và sản lượng 38.400 tấn
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Huyện Cam Lâm là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa, huyệnmới được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 trên cơ sở điềuchỉnh ranh giới thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh Tổng diện tích tự nhiên củahuyện là 560,63 km2, dân số năm 2008 là 101.884 người, mật độ dân số là 185,16người/km2
Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân,Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam
An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Suối Tân, Suối Cát, và thị trấn Cam Đức –huyện lỵ huyện Cam Lâm
Huyện có ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 13km
- Phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn
- Phía Nam giáp thị xã Cam Ranh
- Phía Bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh
Cam Lâm nằm ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa, có khu công nghiệp Suối Dầu, khu
du lịch Hòn Bà, khu du lịch Bãi Dài (sẽ được đầu tư xây dựng thành khu du lịch, thương mại mang tầm khu vực và quốc tế) Nằm gần sân bay Cam Ranh, có đường QL
1A chạy qua trung tâm huyện nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế –
xã hội với các tỉnh trong khu vực và cả nước Huyện có bờ biển và vịnh Cam Ranh dàigần 40 km, có hồ chứa nước Suối Dầu, hồ chứa nước Cam Ranh Vì vậy, huyện CamLâm có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng củatỉnh Khánh Hòa và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Vị trí này là lợi thế rất lớn trongviệc giao thương cũng như hỗ trợ đầu tư, phát triển khoa học công nghệ và mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh cũng như trên cả nước Tuy nhiên cũng đặt rathách thức rất lớn cho huyện Cam Lâm trong điều kiện mới thành lập, non trẻ, cơ sở hạtầng chưa được đầu tư hoàn thiện để cạnh tranh thu hút đầu tư trong nước và nướcngoài với các huyện lỵ khác trong tỉnh Khánh Hòa
Trang 37Hình 1.11: Sơ đồ vị trí huyện Cam Lâm
Vị trí tỉnh Khánh Hòa trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Trang 38I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đấtcủa huyện Cam Lâm
- Phân tích, thiết kế mô hình đánh giá khả năng thích nghi đất đai của cây xoài:
+ Xác định các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng thích nghi đấtđai của cây xoài
+ Ứng dụng chức năng phân tích và thống kê dữ liệu không gian củaphần mềm Arcview thiết kế, xây dựng mô hình ý niệm bài toán đánh giá khảnăng thích nghi đất đai của cây xoài
- Áp dụng mô hình cho vùng nghiên cứu: Trên cơ sở mô hình ý niệm, tiến hành
áp dụng và đề xuất vùng có khả mở rộng phát triển trồng xoài
- Đánh giá hiệu quả về việc ứng dụng của mô hình
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp công cụ GIS: GIS được ứng dụng để đưa ra mô hình đánh giá
khả năng thích nghi giữa các tính chất đất đai với các loại hình sử dụng đất một cách
tự động, với độ chính xác cao Sử dụng phần mềm Arcview dùng để chồng xếp cácbản đồ đơn tính nhằm xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho việc đánh giá vàxây dựng bản đồ khả năng thích nghi cho tương lai
- Phương pháp thống kê: Là một trong những phương pháp rất quan trọng
trong công tác đánh giá và xủ lý số liệu Trong nội dung đề tài nghiên cứu, phươngpháp thống kê được sử dụng để thống kê các tài liệu, số liệu liên quan đến địa bànnghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội,… Sử dụng đểthành lập các biểu thống kê từ những số liệu điều tra thực địa, số liệu đánh giá từ các
mô hình ứng dụng Đặc biệt được sử dụng trong thống kê phân tích dữ liệu khônggian
- Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập tài liệu, số liệu bao gồm các chỉ tiêu
về cây xoài, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, thu thập bản đồ
- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được vận dụng để xây dựng các bản
đồ (các bản đồ đơn tính: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ tầngdày, bản đồ độ dốc Bản đồ khả năng thích nghi đất đai của cây xoài), nhập hay xuấtbản đồ từ phần mềm này sang phần mềm khác
- Phương pháp luận đánh giá đất theo FAO: Đề tài được thực hiên dựa trên
cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thu thập đầy đủ các số liệu, tài
liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp để có cái nhìn khái quát tình hình sử dụngđất cũng như tiềm năng đất đai của địa bàn nghiên cứu