Tình hình khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt tại một số địa bàn ở TP.HCM Mặc dù trong những năm qua, công tác cấp nước đã được chú ý và đẩy mạnh, đặc biệt là việc Nhà máy nước BOO Thủ Đứ
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH
KHU PHỐ 1 VÀ KHU PHỐ 3 – PHƯỜNG THẠNH XUÂN –
QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: HOÀNG BẢO PHÚ Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2006 – 2010
-Thành phố Hồ Chí Minh- Tháng 7/2010
Trang 2KHU PHỐ 1 VÀ KHU PHỐ 3 – PHƯỜNG THẠNH XUÂN –
QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH
Tác giả:
HOÀNG BẢO PHÚ
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY
-Thành phố Hồ Chí Minh- Tháng 7/2010
Trang 3TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Họ và tên SV: HOÀNG BẢO PHÚ Mã số SV: 06149051
Khoá học: 2006-2010 Lớp: DH06QM
1 Tên đề tài: Xây dựng dự án cấp nước cho cụm dâu cư KP1& KP3 –
P.Thạnh Xuân – Q.12 - TPHCM
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan tình hình kinh tế xã hội khu vực dự án
Tổng quan về hiện trạng cấp nước tại khu vực dự án và nhu cầu nước sạch
Đề xuất công nghệ xử lý nước và tính toán thiết kế sơ bộ dự án
Tính toán tài chính và đánh giá tính khả thi khi của dự án
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2010 Kết thúc: tháng 07/2010
4 Họ tên GVHD 1: VŨ THỊ HỒNG THỦY
5 Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng ………năm 2010 Ngày 05 tháng 3 năm 2010
Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Trang 4Trong thời gian học và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ của trường, khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, nay tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chỉ dạy tôi trong suốt những năm học tại trường
- Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
- ThS.Vũ Thị Hồng Thủy, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp
- Ban giám đốc và phòng quản lý cấp nước của Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn, các anh trong trạm cấp nước Thạnh Lộc và phòng Tài nguyên môi trường Quận 12, đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành Khóa luận
- Gia đình và các bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và
sự đóng góp ý kiến của mọi người
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Hoàng bảo Phú
Trang 5i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cấp nước sạch hiện nay đang là một trong những vấn đề cấp bách ở Thành phố
Hồ Chí Minh, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân mà còn góp phần vào công tác ổn định xã hội và phát triển kinh tế Để đẩy mạnh khả năng đáp ứng nước sạch sinh hoạt cho người dân, thành phố đã chú trọng hơn đến công tác
xã hội hóa ngành cấp nước với nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia kinh doanh ngành nước và mang lại lợi ích cho xã hội
Luận văn “Xây dựng dự án cấp nước sạch công suất 6.000 m 3 /ngàyđêm cho cụm dân cư Khu phố 1 và Khu phố 3 – Phường Thạnh Xuân – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh” được trình bày với các nội dung chính sau:
1 Tổng quan về tình hình cấp nước ở thành phố Hồ Chí Minh và Quận 12
2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, của Quận 12 và phường Thạnh Xuân
3 Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp
4 Tính toán các công trình, thiết bị chính sử dụng cho dự án
5 Dự toán chi phí công trình, thiết bị và mức đầu tư dự án
6 Phân tích kinh tế, tài chính dự án với các mức giá bán nước khác nhau Lựa chọn giá bán nước và xây dựng phương án thu phí
7 Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án
Kết quả: Xây dựng được dự án cung cấp nước sạch cho khu vực thiếu nước sạch sinh hoạt có tính khả thi, vừa mang lại lợi ích cho xã hội vừa có hiệu quả cho nhà đầu tư
Trang 6ii
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 2
Chương 2 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn TP.HCM 3
2.1.2 Tình hình khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt tại một số địa bàn ở TP.HCM 4
2.1.3 Sử dụng nước mặt và công tác xử lý nước mặt trước khi đưa vào sử dụng 4
2.1.4 Sử dụng nước ngầm và công tác xử lý nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng 5
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
2.2.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn Quận 12 và địa bàn phường Thạnh Xuân 8
2.2.2 Đặc tính các nguồn nước và cơ sở lựa chọn nguồn nước cấp 8
2.2.3 Một số công nghệ xử lý nước ngầm hiện có tại Quận 12 9
2.2.4 Một số quy định pháp luật liên quan đến xây dựng công trình cấp nước sạch 10
Chương 3 11
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CỤM DÂN CƯ KHU PHỐ 1 VÀ KHU PHỐ 3 – PHƯỜNG THẠNH XUÂN – QUẬN 12 – TP.HCM 11
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
3.1.1 Vị trí địa lý 11
3.1.2 Địa hình Quận 12 11
3.1.3 Đặc điểm khí hậu 12
3.1.4 Đặc điểm địa chất 12
3.2 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THỦY VĂN 14
3.2.1 Đặc điểm hệ thống thủy văn nước mặt 14
3.2.2 Đặc điểm hệ thống thủy văn nước ngầm 14
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN 12 VÀ PHƯỜNG THẠNH XUÂN 17 3.3.1 Cơ cấu kinh tế 17
3.3.2 Dân số 18
3.4 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC SINH HOẠT HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 VÀ PHƯỜNG THẠNH XUÂN 20
3.5 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM 22
Trang 7iii
3.6 NHẬN XÉT VỀ KHẢ NẰNG THỰC HIỆN DỰ ÁN CẤP NƯỚC TẠI KHU PHỐ 1
VÀ KHU PHỐ 3 – PHƯỜNG THẠNH XUÂN – QUẬN 12 22
Chương 4 24
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ – TÍNH TOÁN KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN 24
4.1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 24
4.1.1 Công nghệ đề xuất 24
4.1.2 Thuyết minh công nghệ 24
4.2 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG 25
4.3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ CHÍNH CHO DỰ ÁN 31
4.4 CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ 36
4.5 GIÁ THÀNH XỬ LÝ NƯỚC 38
4.6 PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI DỰ ÁN 39
4.6.1 Nguồn vốn dự án 39
4.6.2 Tính toán kinh tế - tài chính dự án 40
4.6.3 Xây dựng dự án và phương án thu phí 40
4.6.4 Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án 41
Chương 5 42
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 42
5.1 KẾT LUẬN 42
5.2 KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Phụ lục 1 46
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC LẤY TẠI MỘT SỐ GIẾNG KHOAN 46
Phụ lục 2 54
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY THAM CHIẾU 54
Phụ lục 3 59
CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ KHẤU HAO CÔNG TRÌNH THIẾT BỊ 59
Phụ lục 4 61
TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH VÀ CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN TỆ 61
Trang 8iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
- TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
- QĐ-BTC : Quyết định – Bộ Tài Chính
- QĐ-UBND : Quyết định – Ủy ban nhân dân
- BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường
- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
(United Nations International Children’s Emergency Fund)
- WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
- ADF : Cơ quan phát triển Pháp (French Development Agency)
- ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
- HIFU : Quỹ đầu tư phát triển đô thị Tp.Hồ Chí Minh
(HoChiMinh City Invesment Fund for Urban Development)
- NKTTTT : Nhân khẩu thường trú thực tế
- VAT : Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax)
- TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
- IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return)
Trang 9v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ làm thoáng đơn giản - lọc 6
Hình 2.2 Sơ đồ làm thoáng tự nhiên - lắng tiếp xúc - lọc nhanh 6
Hình 2.3 Sơ đồ làm thoáng cưỡng bức - lắng - lọc 7
Hình 2.4 Sơ đồ xử lý nước ngầm Ejector thu khí - lọc áp lực 7
Hình 2.5 Sơ đồ xử lý Fe và Mn trong nước ngầm bằng máy nén khí - lọc áp lực 7
Hình 4.1 Sơ đồ tổng quát công nghệ được đề xuất 24
Trang 10vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế Quận 12 theo thống kê các năm 1997, 2001, 2006 17
Bảng 3.2 Dân số Quận 12 năm 2007 18
Bảng 3.3 Phân bố dân cư Phường Thạnh Xuân - năm 2009 20
Bảng 3.4 Số liệu các trạm cấp nước tập trung địa bàn Quận 12 - tháng 02/2010 21
Bảng 4.1 Tính toán lưu lượng hệ thống cấp nước 26
Bảng 4.2 Các hạng mục công trình và thiết bị sử dụng cho dự án 36
Bảng 4.3 Bảng tính chi phí cho sản xuất trong năm 38
Bảng 4.4 Bảng thông số sử dụng tính toán kinh tế - tài chính dự án 40
Trang 11SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 1
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nước đóng vai trò quan trọng trong hầu hết quá các trình tự nhiên và trong cuộc sống con người Có thể nói nước là nhân tố quyết định đến sự sống, chỉ ở đâu có nước
ở đó mới có sự sống
Con người sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ và sinh hoạt hằng ngày Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ngày càng tăng, nước sạch đang là nỗi bức xúc của nhiều khu vực, của đất nước và nhiều nơi trên thế giới Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2003 có hơn 2 tỉ người trên thế giới thiếu nước sạch và chủ đề ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2003 là
“Water – Two Billion People are Dying for It” Theo báo cáo của UNICEF năm 2005,
ở Việt Nam có hơn 50% người dân không có nguồn nước sạch sử dụng và 3/4 dân số Việt Nam thiếu thiết bị vệ sinh
Do vậy việc đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước sạch cung cấp cho nhu cầu của người dân đang là việc làm cần thiết và cấp bách, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của người dân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Xây dựng dự án cấp nước sạch công suất 6.000 m3/ngày phục vụ cho cụm dân
cư tại Khu phố 1 và Khu phố 3 – Phường Thạnh Xuân – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Để thực hiện được mục tiêu trên, các nội dung sau đây đã được thực hiện:
Trang 12SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 2
Tìm hiểu nội dung dự án cấp nước
Thu thập số liệu phục vụ cho đánh giá khả năng hình thành dự án
Thu thập tài liệu địa chất thủy văn
Phân tích dữ liệu
Lựa chọn nguồn nước và đề xuất công nghệ xử lý
Tính toán chi phí xử lý nước
Tính toán kinh tế và xác định phương án thu phí
Đánh giá tính khả thi dự án
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được những nội dung đã nêu trên, các phương pháp sau đây đã được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
Tổng quan thông tin, tài liệu
Khảo sát hiện trạng cấp nước và công tác quản lý nước cấp hiện tại trên địa bàn Quận 12 và phường Thạnh Xuân – Quận 12 – Tp.HCM
Thống kê số liệu
Đánh giá và phân tích
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Do hạn chế về nhiều mặt nên đề tài chỉ giới hạn trong các phạm vi sau:
- Cung cấp nước sạch trong phạm vi cụm dân cư Khu phố 1 và Khu phố 3 – Phường Thạnh Xuân – Quận 12 – Tp.HCM, công suất 6.000 m3/ngày
- Thời gian thực hiện: 02/2010 – 07/2010
Trang 13SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn TP.HCM:
Hiện nay nước cấp được sử dụng cho thành phố phần lớn do Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn – SAWACO quản lý, chủ yếu là từ nước sông Đồng Nai và nước ngầm với hiện trạng khai thác như sau:
- Nhà máy nước Thủ Đức công suất 750.000 m3/ngàyđêm
- Nhà máy nước BOO Thủ Đức công suất 300.000 m3/ngàyđêm
- Nhà máy nước Tân Hiệp công suất 300.000 m3/ngàyđêm
- Nhà máy nước Bình An công suất 100.000 m3/ngàyđêm
- Nhà máy nước ngầm Hóc Môn công suất 100.000 m3/ngàyđêm
- Ngoài ra còn có các trạm bơm cũ và các xí nghiệp đang khai thác nước ngầm tại chỗ với công suất vào khoảng 250.000 m3/ngàyđêm (Trong đó, bao gồm cả
121 trạm cấp nước của Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông thôn)
Đối với khu vực nông thôn, theo thống kê đến năm 2006 tại Tp.HCM:
- Số hộ dân được sử dụng nước sạch: 87,5 % (toàn thành là 97,1 %) – Đến năm 2009 chỉ còn 83% số hộ dân ở Tp.HCM được sử dụng nước sạch
- Số hộ dân được sử dụng nước máy: 25,53 % số hộ dân
- Số hộ dân sử dụng nước giếng: 60,7 % số hộ dân
- Số hộ dân sử dụng nước mưa: 3,08 % số hộ dân
- Số hộ dân sử dụng nguồn nước khác: 10,69 % số hộ dân
Trang 14SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 4
2.1.2 Tình hình khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt tại một số địa bàn ở TP.HCM
Mặc dù trong những năm qua, công tác cấp nước đã được chú ý và đẩy mạnh, đặc biệt là việc Nhà máy nước BOO Thủ Đức đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết được phần nào nhu cầu sử dụng nước của người dân Tp.HCM Tuy nhiên tại địa bàn thành phố, vào mùa khô (kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), nước sạch cho sinh hoạt vẫn là một vấn đề nan giải đặt ra cho người dân, cho các ngành, các cấp Hiện trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên ở địa bàn các Quận 12, Quận 8, Quận
7, Quận 6, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và ngay cả ở quận Bình Thạnh …
Việc thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt và việc làm của người dân: Thay đổi giờ giấc sinh hoạt theo giờ có nước, đi mua nước ở nơi khác về sử dụng, hoặc mua nước với giá cao ngất ngưỡng Điển hình ở huyện Nhà
Bè, hiện nay người dân vẫn đang mua nước với giá 36 – 80 nghìn đồng/m3, tại khu vực Quận 8 trong những tháng vừa qua có nơi phải mua nước với giá 25 nghìn đồng/100 lít (tương ứng 250 nghìn đồng/m3)
Ở khu vực Thạnh Lộc – Quận 12 nước vừa thiếu vừa không đảm bảo vệ sinh do nhiễm phèn, người dân phải đi mua nước uống tại Gò Vấp chở về với giá 60 nghìn đồng/200 lít (tương ứng 300 nghìn/m3) – theo Sài Gòn tiếp thị online
Không chỉ thiếu nước mà những nguồn cấp nước không rõ nguồn gốc còn không đảm bảo vệ sinh có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho người dân, và những khu vực thiếu nước hiện nay đang buộc phải sử dụng một số nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm bẩn và nước ngầm bị nhiễm phèn nghiêm trọng – điển hình như ở huyện Bình Chánh và Quận 12
2.1.3 Sử dụng nước mặt và công tác xử lý nước mặt trước khi đưa vào sử dụng 2.1.3.1 Đặc tính của nước mặt
Nước mặt được sử dụng cho cấp nước thường được lấy từ nước sông, chất lượng nước và thành phần có trong nước sông dễ bị biến động, chứa nhiều chất lơ lững
và vi trùng gây bệnh, dễ nhiễm độc Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể được khai thác với trữ lượng lớn
Trang 15SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 5
2.1.3.2 Công tác xử lý nước mặt trước khi đưa vào sử dụng
- Bơm nước ở trạm bơm cấp I: Các giếng thu nước được thiết kế ngăn rác và các vật lơ lửng có kích thước lớn
- Xử lý hóa chất kết hợp lắng: Trước đó phải gây xáo trộn dòng chảy để tăng khả năng phản ứng và châm hóa chất: Phèn để keo tụ, chất trung hòa để nước có pH 6,5 – 8,5,có thể thêm Flo để phòng sâu răng, các hóa chất cần để xử lý, sau đó lắng bông cặn
- Lọc nước: Có thể sử dụng hệ thống lọc nhanh hoặc hệ thống lọc chậm để loại
bỏ các chất lơ lửng có trong nước, đảm bảo yêu cầu nước đầu ra
- Tiến hành khử trùng: (thường sử dụng Clo) để diệt vi sinh trong nước
- Sau đó, nước được lưu trữ trong các bể chứa trước khi phân phối
2.1.4 Sử dụng nước ngầm và công tác xử lý nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng
2.1.4.2 Công tác xử lý nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng
Làm thoáng nước: Để tăng nồng độ O2 trong nước, giảm CO2, và dùng O2 khử
Fe và Mn có trong nước ngầm Ngoài ra còn có thể khử được một số chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước
- Clo hóa sơ bộ: Oxi hóa Fe và Mn trong các phức hữu cơ, loại trừ rong rêu, làm sạch vật liệu, và khử trùng
- Xử lý bằng hóa chất khác và lắng cặn: Loại các chất không cần thiết, lắng các hạt cặn và bông cặn ra khỏi nước
Trang 16SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 6
- Lọc qua lớp vật liệu lọc và hấp thụ, hấp phụ (bằng than hoạt tính): mục đích để loại những cặn nhỏ không lắng được và khử mùi, khử màu
- Flo hóa để bảo vệ răng và khử trùng nước để diệt khuẩn
2.1.4.3 Một số công nghệ xử lý nước ngầm thường sử dụng
a Khử sắt bằng làm thoáng đơn giản – lọc: làm thoáng bằng cách phun mưa lên
bề mặt bể lọc
o Áp dụng khi nguồn nước có [Fe 2+] ≤ 10 mg/l, NH4+ <1 mg/l, H2S ≤ 0,5 mg/l; pH sau làm thoáng ≥ 6,8, hệ thống này khử được 30 – 35% CO2trong nước
b Khử sắt bằng làm thoáng tự nhiên – lắng tiếp xúc – lọc: làm thoáng bằng cách
nhanh
Bể lắng tiếp xúc
Bể chứa nước sạch Giếng
Khử trùng
Hình 2.1 Sơ đồ làm thoáng đơn giản - lọc
Hình 2.2 Sơ đồ làm thoáng tự nhiên - lắng tiếp xúc - lọc nhanh
Trang 17SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 7
c Khử sắt bằng làm thoáng cưỡng bức – lắng – lọc trong: Sử dụng hệ thống quạt thổi khí vào dòng nước, để O2 trong không khí khử Fe2+, giảm lượng CO2 trong nước
o Biện pháp này thường áp dụng khi nước ngầm có pH thấp, sắt < 6 mg/l,
Mn < 1 mg/l; Sau xử lý lượng CO2 hòa tan bị loại bỏ lên đến 85 – 90%
d Khử sắt bằng Ejector thu khí – lọc áp lực: áp dụng cho trạm công suất nhỏ đến
500 m3/ngày, và nước chỉ cần thu O2 không cần khử CO2
e Khử sắt và mangan bằng máy nén khí – lọc áp lực: áp dụng khi muốn tăng O2
và không cần khử CO2
o Sử dụng phương pháp này khi nước ngầm có pH >6,9, Fe2+ <5mg/l, Mn
<0,05mg/l, CO2<50mg/l
Ejector thu khí
Bể lọc áp lực
nước sạch Giếng
Khử trùng
nhanh
Bể chứa nước sạch Giếng
Khử trùng
Thùng quạt gió
Bể lọc
nước sạch Giếng
Khử trùng
Hình 2.3 Sơ đồ làm thoáng cưỡng bức - lắng - lọc
Hình 2.4 Sơ đồ xử lý nước ngầm Ejector thu khí - lọc áp lực
Hình 2.5 Sơ đồ xử lý Fe và Mn trong nước ngầm bằng máy nén khí - lọc áp lực
Trang 18SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 8
Khi hàm lượng Fe, Mn cao nên kết hợp làm thoáng với sử dụng chất Oxi hóa mạnh
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn Quận 12 và địa bàn phường Thạnh Xuân
Quận 12 và phường Thạnh Xuân mặc dù nằm gần lưu vực sông Sài Gòn nhưng lại là một trong những khu vực thiếu nước sạch của thành phố Hiện nay ở địa bàn Quận 12 đang sử dụng các nguồn cấp nước sau được xem là đảm bảo hợp vệ sinh:
- Nước máy: theo thống kê cho đến năm 2010 chỉ 3% số hộ dân toàn Quận được
sử dụng nước máy
- Nước từ các trạm cấp nước do Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn quản lý: 07 trạm công suất từ 300 – 1.000 m3/ngàyđêm
- Nước từ các trạm xử lý nước của các khu dân cư
Riêng đối với địa bàn Thạnh Xuân, mặc dù ở gần lưu vực sông Sài Gòn và gần Quốc lộ 1A nhưng hiện nay trên địa bàn phường Thạnh Xuân phần lớn dân cư chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên địa bàn phường tính đến tháng 02 năm
2010 chỉ có 1.314 người thuộc 297 hộ được cấp nước từ trạm cấp nước của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Nông Thôn, còn lại hầu hết nước sử dụng đều do người dân tự khai thác và xử lý, nhưng không đạt yêu cầu nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống
2.2.2 Đặc tính các nguồn nước và cơ sở lựa chọn nguồn nước cấp:
2.2.2.1 Đặc điểm nguồn nước mặt
- Mặc dù là gần lưu vực sông Sài Gòn nhưng đây là đoạn hạ lưu sông Sài Gòn nên nước sông bị ảnh hưởng của chế độ triều cường, bị nhiễm mặn Phía trên thượng nguồn còn rất nhiều hoạt động sống và sản xuất của các khu dân cư và khu công nghiệp ở Bình Dương, làm nước sông bị ô nhiễm, không ổn định
- Hệ thống kênh rạch nhiều nhưng nhỏ, hẹp, bị ảnh hưởng của nước sông, bị nhiễm bẩn bởi hoạt động sống của người dân trong khu vực
Trang 19SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 9
- Chính vì vậy nguồn nước mặt chỉ thích hợp để sử dụng tưới tiêu và các hoạt động súc rữa, chữa cháy, không phù hợp làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ăn uống
2.2.2.2 Đặc điểm nguồn nước ngầm
- Nước ngầm ở Quận 12 nói chung và khu vực Thạnh Lộc – Thạnh Xuân nói riêng bị nhiễm phèn nặng, đối với nước khai thác ở độ sâu khoảng 50 m hàm lượng Fe tổng luôn ở mức > 4 mg/l, pH 6, các thông số khác đảm bảo cho nhu cầu cấp nước (Phụ lục 1 – Kết quả phân tích một số mẫu nước lấy tại một số giếng khoan)
- Hàm lượng Fe cao làm ảnh hưởng lớn khi vận hành hệ thống xử lý nhưng xét trong khu vực đây là nguồn có thể lựa chọn để sử dụng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh sau khi xử lý
2.2.3 Một số công nghệ xử lý nước ngầm hiện có tại Quận 12
a Trạm cấp nước khu dân cư Nam Long – Phường Thạnh Lộc – Quận 12: Sử dụng làm thoáng tự nhiên – lắng, kết hợp thêm vôi ổn định nước – lọc
- Nước ngầm sau khi được bơm lên sẽ được làm thoáng sơ bộ rồi đưa xuống bể lắng, vôi được thêm vào bể lắng nhằm đưa pH về 6,5 – 8 sau đó mới đưa nước qua bồn lọc (vật liệu lọc là cát thạch anh), sau khi lọc nước được lưu trữ và phục vụ cho cụm dân cư Nam Long (150 hộ)
- Công suất của trạm 100 m3/ngàyđêm
b Trạm cấp nước Thạnh Lộc – Phường Thạnh Lộc – Quận 12: Sử dụng Deairator tách khí (thu khí H2S, CO2) – phản ứng hóa chất – lọc áp lực
- Nước ngầm sau khi được khai thác sẽ qua hệ thiết bị Deairator LBC 50, thiết bị này sẽ cung cấp O2 cho nước Đồng thời sẽ loại bỏ khí hòa tan như H2S, CO2, điều chỉnh pH, và oxi hóa Fe (II) trong nước Phản ứng oxi hóa diễn ra như sau:
4 Fe(HCO3)2 + O2 + 2 H2O = 4 Fe(OH)3 + 8 CO2
Trang 20SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 10
- Quá trình trên được thực hiện trong bình phản ứng, phản ứng đạt hiệu suất cao nhất ở pH từ 6,5 – 8 Việc tạo thành Fe(OH)3 kết tủa và thoát khí CO2 cũng làm tăng pH của nước
- Sau bình phản ứng, nước được bơm qua thiết bị lọc (Bồn lọc áp lực – vật liệu lọc là cát lọc 0,8 mm – 1,2 mm) nhằm loại bỏ cặn sinh ra trong nước Trước khi vào bể chứa, nước được khử trùng nhờ hệ thống khử trùng bằng Clo rồi sau đó được bơm cấp II đưa đi sử dụng
- Công suất thực tế của trạm 700 m3/ngàyđêm
2.2.4 Một số quy định pháp luật liên quan đến xây dựng công trình cấp nước sạch
- Nước được khai thác từ nguồn nước ngầm theo QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, được ban hành kèm với Quyết định 16/2008/QĐ – BTNMT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Chất lượng nước sau xử lý phải tuân theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT tùy thuộc vào công suất của cơ sở cấp nước:
o QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ăn uống, áp dụng đối với cơ sở cung cấp nước có công suất từ 1.000
- Các quy định khác về quản lý và hướng dẫn tính toán chi phí dự án được ghi trong Phụ lục 2 – Các văn bản pháp quy tham chiếu
Trang 21SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 11
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CỤM DÂN CƯ KHU PHỐ 1 VÀ KHU PHỐ 3 – PHƯỜNG THẠNH XUÂN –
QUẬN 12 – TP.HCM 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
- Cụm dân cư Khu phố 1 và Khu phố 3 – Phường Thạnh Xuân – Quận 12 – TP.HCM nằm ở vị trí: 10051’ Bắc đến 10054’ Bắc và 106039’ Đông đến 106041’ Đông
- Với diện tích 96.858 ha
- Phía Bắc giáp Phường Nhị Bình – Huyện Hóc Môn
- Phía Nam giáp Phường 13 và Phường 15 – Quận Gò Vấp
- Phía Đông giáp Phường Thạnh Lộc – Quận 12
- Phía Tây giáp Phường Thới An – Quận 12
3.1.2 Địa hình Quận 12: chia làm 2 khu vực có địa hình khác biệt nhau rõ rệt:
- Khu vực phía Tây rạch Bến Cát: Có địa hình dạng gò, gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp, nhưng nhìn chung có khuynh hướng đổ dốc về phía rạch Bến Cát (khu vực phía Đông), và rạch Tham Lương (khu vực phía Đông Nam) Độ dốc trung bình từ 1% đến 3% Độ cao mặt đất của khu vực này từ 2 – 9 m (ngoại trừ các vùng ven sông, rạch) Nền đất chịu lực tốt
- Khu vực phía Đông rạch Bến Cát: Có địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt Độ cao mặt đất thay đổi từ 0 – 0.7 m Đất ở khu vực này có khả năng chịu lực thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều, được bảo vệ khỏi ngập úng nhờ hệ thống mương liếp và bờ bao do nhân dân xây dựng
tự phát
Trang 22SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 12
- Vị trí Phường Thạnh Xuân thuộc phần địa hình phía Đông rạch Bến Cát, do vậy
ở đây cũng mang đặc điểm của địa hình đối với khu vực phía Đông rạch Bến Cát
- Lượng mưa:
Nằm trong địa bàn TP.HCM, Thạnh Xuân có 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau Mưa nhiều nhất vào tháng 08, tháng 09, và tháng 01, tháng 02 hầu như không có mưa
Tổng lượng mưa năm 2006 là 1.984 mm, cao nhất là 349 mm (vào tháng 9)
và tháng 01 không có mưa
- Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.169 mm, so với lượng mưa, lượng bốc hơi xấp xỉ 60%
3.1.4 Đặc điểm địa chất: Địa chất khu vực gồm có 4 lớp trầm tích:
a Trầm tích tuổi Holocen (Q2): Loại trầm tích này lộ ra trên mặt và chiếm diện tích lớn Thành phần thạch học chủ yếu là các loại đất đá hạt mịn, gồm bột sét, bột sét pha cát màu xám xanh, xám đen, một số có chứa mùn thực vật Phần dưới mặt cắt của trầm tích Holocen thành phần hạt thô hơn, thành phần là cát bột, cát màu xám, xám vàng, một số chỗ lẫn sạn Theo các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tầng địa chất khu vực, các trầm tích Holocen khu vực này chủ yếu là các trầm tích có nguồn gốc biển thuộc hệ tầng Quận 12 tuổi Holocen sớm – giữa (mQ2
1-2
bc) và ít hơn là các trầm tích có nguồn gốc sông – biển và
Trang 23SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 13
nguồn gốc biển – đầm lầy thuộc hệ tầng Cần Giờ tuổi Holocen giữa – muộn (am, mbQ22-3cg) Chiều dày của các trầm tích Holocen thay đổi từ 20 – 35 m
b Trầm tích tuổi Pleistocen (Q1): Các trầm tích tuổi Pleistocen không lộ ra trên mặt ở khu vực này, các trầm tích này bị phủ bởi các trầm tích tuổi Holocen Thành phần thạch học chủ yếu là các lớp cát hạt thô, cát chứa sạn sỏi màu xám trắng đến nâu vàng, chuyển lên phần trên là cát pha và trên cùng là sét bột, sét cát nâu hồng loang lổ gắn kết chặt Trong phần giữa của các thành tạo trầm tích
có những phần sét loang lỗ dày 3 – 5 m, vì vậy nhiều công trình nghiên cứu địa chất đã tách các thành tạo trầm tích Pleistocen thành 2 hoặc 3 đơn vị có tuổi khác nhau: Pleistocen muộn (Q1
3
), Pleistocen giữa – muộn (Q1
2
) và Pleistocen sớm (Q11) Tuy nhiên, sự phân bố các tầng sét là không liên tục, cơ sở phân chia tuổi còn chưa rõ và hơn nữa rất khó phân biệt các đơn vị này về mặt địa chất thủy văn Vì vậy trong các nghiên cứu không chuyên sâu về địa chất khu vực, các trầm tích này được xếp chung vào các trầm tích tuổi Pleistocen Các trầm tích này nằm phủ trực tiếp lên các trầm tích Pliocen, chiều dày thay đổi từ 35 –
50 m
c Trầm tích tuổi Pliocen muộn (N22): Các trầm tích tuổi Pliocen muộn trong khu vực không lộ ra trên mặt mà chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu dưới 75 m Theo tài liệu địa chất khu vực các thành tạo trầm tích này được biết đến với tên gọi “Hệ tầng Bà Miêu” trên cơ sở mặt cắt chuẩn của hệ tầng được xác lập tại khu vực Bà Miêu Thành phần thạch học của lớp trầm tích Pliocen muộn gồm
có 4 tập từ trên xuống dưới như sau:
i Tập 1: Thành phần chủ yếu là sét, sét bột màu xám đen phân thành dải mỏng, phần nóc thường bị loang lổ phong hóa mạnh tạo màu nâu đỏ, tím đỏ một số vị trí có sự xen kẻ của những tập cát, cát sạn pha bột màu nâu vàng Dày 10 – 15 m
ii Tập 2: Thành phần chủ yếu là cát pha bột, cát, cát chứa sạn sỏi màu nâu vàng, có khả năng chứa nước tốt Dày 40 – 55 m
iii Tập 3: Thành phần chủ yếu là bột sét, bột sét pha cát màu xám trắng, xám vàng, không có khả năng chứa nước Dày 5 – 10 m
Trang 24SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 14
iv Tập 4: Thành phần là cát, cát trung thô chứa sạn sỏi màu nâu vàng, đôi chỗ lót đáy là cuội sỏi thạch anh Dày 10– 20 m
Theo các tài liệu địa chất khu vực, chiều dày chung của các trầm tích Pliocen muộn ở vùng này khoảng 80 – 100 m
d Trầm tích tuổi Pliocen sớm (N2
1
): Các trầm tích tuổi Pliocen sớm trong khu vực không lộ ra trên mặt mà chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan ở dưới độ sâu 165 m Theo tài liệu địa chất khu vực, các thành tạo trầm tích này được biết đến với tên gọi “Hệ tầng Nhà Bè” trên cơ sở mặt cắt chuẩn của hệ tầng được xác lập tại lỗ khoan 12 Nhà Bè Thành phần thạch học của các trầm tích Pliocen sớm gồm 2 tập từ trên xuống dưới như sau:
i Tập trên: là bột sét màu xám trắng, xám vàng loang lổ dẻo cứng Dày 5 – 15m
ii Tập dưới: là cát trung thô, cát chứa sạn sỏi màu xám vàng và xám trắng Dày 80 – 90 m
Các trầm tích tuổi Pliocen sớm phủ trên bề mặt phong hóa của các thành tạo trầm tích phun trào hệ tầng Long Bình Chiều dày chung 85 – 110 m
3.2 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THỦY VĂN
3.2.1 Đặc điểm hệ thống thủy văn nước mặt
Phường Thạnh Xuân nằm trên lưu vực sông Sài Gòn, có hệ thống kênh rạch khá nhiều và nằm về phía Đông của rạch Bến Cát Nguồn nước sông chịu ảnh hưởng lớn của nước triều và là hướng hạ nguồn của dòng sông nên lưu lượng và chất lượng không ổn định
3.2.2 Đặc điểm hệ thống thủy văn nước ngầm
Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất thủy văn TP.HCM cũng như tài liệu các giếng khoan khai thác lân cận, trong khu vực xuất hiện 4 tầng chứa nước như sau:
a Tầng chứa nước trong trầm tích bở rời tuổi Holocen (Q2): Các trầm tích
Holocen trong khu vực tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng có đặc điểm chung
Trang 25SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 15
là thành phần thạch học chủ yếu là bùn sét, bùn pha sét với một ít vật chất hữu
cơ, có màu xám hoặc xám đen, khả năng chứa nước kém, chất lượng nước xấu
b Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời tuổi Pleistocen (Q1): Nước của tầng này được trữ trong kẽ hở của các hạt có nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp, thành phần phổ biến là cát với nhiều cỡ hạt khác nhau, đôi chỗ chứa sạn sỏi, phần còn lại là sét bột, sét bột pha cát là tầng chắn cách nước
Tầng chứa nước Pleistocen (Q1) nằm ngay dưới phức hệ Holocen, có chiều dày từ 35 – 50 m Nóc của tầng chứa nước này trong nhiều trường hợp là
bề mặt phong hóa laterit Tập sét, sét bột phong hóa loang lổ dẻo quánh đến dẻo cứng tạo thành lớp cách nước ngăn cách với phức hệ chứa nước Halocen và nước mặt di chuyển xuống Tuy nhiên ở một số khu vực khi tầng mái cách nước không được bảo tồn tốt sẽ xuất hiện sự di chuyển nước từ trên mặt và từ phức
hệ Halocen xuống tầng chứa nước Pleistocen
Tầng chứa nước tuổi Pleistocen (Q1) là tầng chứa nước có áp lực cục bộ với hướng vận động Bắc – Nam hoặc Đông Bắc – Tây Nam, nguồn cung cấp cho tầng này từ các vùng xung quanh chủ yếu là ở phía Bắc và Đông Bắc, ngoài
ra còn có lượng mưa rơi trực tiếp lên các diện lộ trầm tích Pleistocen Nước của tầng này thuộc loại hình hóa học Chlorua – Bicarbonat, ít hơn là Sufat – Chlorua Độ khoáng hóa thay đổi từ 0.2 – 0.7 g/l thuộc loại nước nhạt Độ pH trong khoảng từ 3 – 7 trung bình khoảng 5 – 6 (acid yếu) Do chiều dày không lớn lại kém ổn định nên tầng chứa nước này không phải là một tầng giàu nước, mực nước dao động theo mùa trong năm
c Tầng chứa nước lổ hổng trong trầm tích tuổi Pliocen muộn (N2
2
): Tầng chứa nước Pliocen phân bố rộng ở Thành phố Hồ Chí Minh, tầng có áp lực yếu Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu bao gồm cát hạt trung thô lẫn sạn sỏi, chủ yếu là hạt trung (0.25 – 0.5 mm) chiếm ưu thế Tầng chứa nước được ngăn cách với tầng trên bởi một lớp sét đôi khi xen lẫn hoặc bị thay thế bởi lớp mỏng sét pha, bề dày lớp sét cách nước này thay đổi từ 10 – 20 m và có nơi lên đến 50 m Bề dày chung của tầng chứa nước biến thiên từ 80 – 100 m
Trang 26SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 16
Đây là tầng chứa nước khá phong phú, mực nước dao động theo mùa, lưu lượng
q vào khoảng 0.2 – 0.5 lit/m.s Nước trong tầng này thuộc loại hình hóa học
Chlorua Natri Trong khu vực nước ngầm có tổng độ khoáng hóa > 2g/l, thuộc loại nước lợ - mặn Độ pH của nước trong khoảng 6 – 8, thuộc loại acid yếu đến kiềm yếu, có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt sau khi được xử lý
Theo các tài liệu địa chất thủy văn, tài liệu quan trắc giếng khoan của khu vực, tầng nước Pliocen muộn phân bố ở độ sâu 60 – 150 m với các thông
Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất thủy văn khu vực, tầng chứa nước Pliocen sớm có các thông số địa chất thủy văn sau:
Trang 27SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 17
3.3.1 Cơ cấu kinh tế
- Quận 12 là một quận được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Hóc Môn, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của TP.HCM, Quận 12 có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện
- Trên địa bàn Quận 12 và Phường Thạnh Xuân có tuyến Quốc lộ 1A, là trục giao thông huyết mạch, thông thương TP.HCM với các tỉnh, đặc biệt là cùng với Quốc lộ 22 nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long tạo điều kiện để phát triển về dịch vụ vận tải, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ khác
- Trong quá trình phát triển Quận 12 có sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành diễn ra mạnh mẽ Công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng sản lượng vẫn ở mức cao, đảm bảo giá trị sản lượng theo kế hoạch
Năm
Công nghiệp Thương mại &
dịch vụ Nông nghiệp Tổng giá
trị (tỉ đồng) Giá trị
(tỉ đồng)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tỉ đồng)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tỉ đồng)
Tỷ trọng
%
1997 227,399 37,54 378,632 51,23 83 11,23 738,971
2001 569,116 40,24 780,989 55,23 64,630 4,57 1.414,735
2006 1.380,479 41,37 1.893,956 56,76 62,097 1,86 3.336,532
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế Quận 12 theo thống kê các năm 1997, 2001, 2006
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận 12 năm 2010)
Trang 28SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 18
Có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận theo hướng công nghiệp
và thương mại dịch vụ Đây cũng là định hướng phát triển của Quận, trọng tâm là phát triển thương mại dịch vụ
- Đối với cụm dân cư Khu phố 1 và Khu phố 3 phường Thạnh Xuân, có tuyến đường giao thông chính là đường Hà Huy Giáp và đường Tô Ngọc Vân Với hoạt động kinh tế chính là Thương mại và dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, không có hoạt động sản xuất công nghiệp
3.3.2 Dân số
- Quận 12 có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, do đó tình hình dân số cũng tăng nhanh theo tốc độ đô thị hóa của Quận Hằng năm, dân số toàn quận biến động với mức độ gia tăng dân số rất cao Lượng dân nhập cư đến sống và làm việc trên địa bàn Quận 12 chiếm 51,37% tổng số nhân hộ khẩu Theo thống kê dân số từ
1997 – 2001 tăng từ 125.582 người lên 206.384 người và tính đến 31 tháng 12 năm 2007 là 336.057 người, với phân bố như sau:
STT Phường Dân số Mật độ (người/km 2 )
Bảng 3.2 Dân số Quận 12 năm 2007
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận 12 năm 2010)
Trang 29SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 19
- Hiện nay, tỉ lệ tăng dân số ở Quận 12 hằng năm là 1,2% Quận có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thông, số người dưới tuổi lao động cao
- Theo thống kê cho thấy, nguyên nhân tăng dân số nhanh của Quận 12 bên cạnh
tỉ lệ sinh cao còn do tỉ lệ tăng cơ học lớn Trong đó, tăng cơ học chiếm phần lớn
do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và phát triển của hoạt động công nghiệp trên địa bàn Quận
- Việc tăng nhanh dân số làm phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, như đảm bảo
hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, y tế giáo dục, cấp nước, an ninh trật
tự, …
Dân số và sự phân bố dân cư của Phường Thạnh Xuân
- Tính đến ngày 05 tháng 12 năm 2009, Phường Thạnh Xuân có 6.992 hộ dân với dân số 26.530 người Mật độ dân số: 2.739 người/km2 (diện tích của phường 96.858 ha)
STT Địa bàn
Tổng số
hộ
Tổng số dân Nữ
Chia ra
Số NKTTTT Nữ
Số người tạm trú
Số người lưu trú vãng lai
Trang 30SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 20
Bảng 3.3 Phân bố dân cư Phường Thạnh Xuân - năm 2009
(Nguồn: Tổ thống kê Phường Thạnh Xuân, năm 2010)
- Đối với khu vực dân cư Khu phố 1 và Khu phố 3, người dân sống tập trung chủ yếu ở xung quanh khu vực đường Hà Huy Giáp và đường Tô Ngọc Vân
3.4 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC SINH HOẠT HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 VÀ PHƯỜNG THẠNH XUÂN
Hệ thống hiện hữu:
Phần lớn Quận 12 chưa được cấp nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước của Thành phố Tính đến thời điểm tháng 03 năm 2010, ở Quận 12 mới chỉ có một phần khu vực Quốc lộ 1A – về phía Trung tâm Thành phố là đã có nước cấp từ các nhà máy nước của Thành phố, ước tính khoảng 3% dân số được sử dụng nước máy
Ngoài ra ở Quận 12 còn có 07 trạm cấp nước quy mô nhỏ trực thuộc Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn được xây dựng phục
vụ một số cụm dân cư có công suất 300 – 1.000 m3/ngàyđêm và các trạm cấp nước của các khu dân cư mới, 01 trạm cấp nước công suất 1.000 m3/ngàyđêm trực thuộc Công ty Nước Ngầm Sài Gòn
Trang 31SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 21
Tại Phường Thạnh Xuân tính đến tháng 02 năm 2010 trên địa bàn phường mới chỉ có 1.314 nhân khẩu thuộc 297 hộ chiếm 4,2% tổng số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh do Trạm cấp nước Thạnh Xuân công suất 300
m3/ngàyđêm của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn cung cấp
Phần lớn những hộ dân và doanh nghiệp còn lại trên địa bàn đều sử dụng nước
từ các giếng khoan
Đánh giá hiệu quả cung cấp nước của hệ thống hiện hữu cho cụm dân cư:
Với tỉ lệ khoảng 3% dân số toàn Quận được sử dụng nước cấp và một ít được
sử dụng nước từ các trạm cấp nước là một tỉ lệ rất ít so với nhu cầu sử dụng nước sạch và sự cần thiết phải đáp ứng nguồn nước cấp cho người dân
Các trạm cấp nước quy mô nhỏ thường xuyên gặp sự cố trong vận hành, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày của người dân
STT Trạm cấp nước Địa chỉ Số người
tiêu dùng
Lượng tiêu thụ (m 3 )
1 An Phú Đông Phường An Phú Đông, Quận 12 1.027 8.043
2 Đông Hưng Thuận 1 80/1 Tô Ký, Khu phố 3, Phường
Đông Hưng Thuận, Quận 12 1.815 8.028
3 Đông Hưng Thuận 2 Phường Đông Hưng Thuận, Quận
4 Tân Thới Hiệp Đường 21, Khu phố 3, Phường
Tân Thới Hiệp, Quận 12 1.413 4.902
5 Tân Thới Nhứt Khu phố 2, Phường Tân Thới
Bảng 3.4 Số liệu các trạm cấp nước tập trung địa bàn Quận 12 - tháng 02/2010.
(Nguồn: Phòng Quản lý cấp nước – Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi
Trường Nông Thôn, năm 2010)
Các vấn đề phát sinh trong việc sử dụng nguồn nước hiện tại:
Nước ngầm tại các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông bị nhiễm phèn khá nặng Đặc biệt ở khu vực Thạnh Lộc (khu dân cư Nam Long) một
Trang 32SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 22
trạm cấp nước của khu vực do Nước Ngầm Sài Gòn xây dựng, sau khi hoàn tất
đã phải bỏ hoang do không xử lý được phèn; Ở các trạm cấp nước khác ở các khu vực này phèn là nguyên nhân chính gây ra các sự cố trong vận hành hệ thống, đặc biệt là hệ thống lọc
Ở các vùng có mật độ dân cư cao như Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, nước ngầm có dấu hiệu bị nhiễm E.Coli
Trong tương lai, việc sử dụng nước từ các giếng khoan sẽ bị hạn chế, để đảm bảo
sức khỏe người dân và bảo vệ nguồn nước ngầm
3.5 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM
Do đặc điểm nguồn nước mặt không phù hợp sử dụng làm nguồn cấp nước, nên nước ngầm được xem xét trong lựa chọn sử dụng làm nguồn nước cấp Theo khảo sát, chất lượng nước ngầm tại tầng chứa nước thứ 2 ở độ sâu 40– 50 m tại các trạm cấp nước Thạnh Lộc và Thạnh Xuân (xem Phụ lục 1 – Kết quả phân tích mẫu nước tại một
số giếng khoan) nước ngầm ở khu vực này bị nhiễm phèn sắt, có pH thấp, để có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống, nước được khai thác lên cần khử sắt, CO2,
Trang 33SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 23
Bên cạnh đó sự phát triển công nghiệp và dich vụ làm tăng nhanh lượng công nhân vào làm việc và cư trú tại Quận sẽ làm tăng nhu cầu về sử dụng nước cho sinh hoạt và ăn uống
Khu vực Khu phố 1 và Khu phố 3 – phường Thạnh Xuân còn là nơi tập trung của một số trường học và Trường Cao Đẳng Điện Lực Tp.HCM và là nơi dân
cư sống tập trung đông Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống ngày càng tăng
Việc đảm bảo chất lượng nước là một yêu cầu cấp bách của phát triển không chỉ của phường Thạnh Xuân mà còn của cả Quận 12
Mức độ khai thác nước ngầm hiện nay ở khu vực Thạnh Xuân – Thạnh Lộc chỉ
để phục vụ cho nhu cầu gia đình là chính, quy mô nhỏ và khai thác ở tầng 1 Chỉ có 2 trạm cấp nước Thạnh Lộc và Thạnh Xuân là khai thác ở tầng 2 với mức khai thác hiện tại khoảng 1.000 m3/ngày.đêm Hiện tầng 2 còn có khả năng khai thác tiếp
Kết luận:
- Thông qua việc khảo sát sơ bộ tại Quận 12, Phường Thạnh Xuân và Khu phố 1
và Khu phố 3, việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước công suất khoảng 6.000
m3 có thể thực hiện được Đề nghị thực hiện khảo sát chi tiết, tính toán thiết kế
và đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tại khu vực này
- Ngoài ra Quận 12 đang là hướng mở rộng của thành phố, có tiềm năng lớn trong
phát triển nên cần xem xét đến khả năng mở rộng đầu tư
Trang 34SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 24
Chương 4
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ – TÍNH TOÁN KINH TẾ - TÀI
CHÍNH DỰ ÁN 4.1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ:
4.1.1 Công nghệ đề xuất:
Do yêu cầu quá trình xử lý chỉ khử Fe2+, CO2, H2S và ổn định pH, nên công nghệ được
đề xuất như sau:
- Chất lượng nước sau xử lý phải đạt Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”
4.1.2 Thuyết minh công nghệ:
- Nước thô từ giếng khoan bị nhiễm Fe, có hàm lượng CO2, H2S cao, pH thấp không đạt Quy chuẩn để cấp cho nước ăn uống Vì vậy cần cung cấp O2 để oxi
Làm thoáng cưỡng bức bằng thùng quạt gió
Lắng tiếp xúc Lọc bằng bồn lọc
áp lực
Bể chứa cặn
Bể chứa nước sạch
Trang 35SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 25
hóa Fe2+ trong nước thành Fe3+ kết tủa dưới dạng Fe(OH)3, đồng thời loại bỏ
CO2, H2S nâng pH của nước O2 được cung cấp bằng quạt thổi không khí liên tục vào nước được tưới từ trên xuống Phản ứng hòa tan diễn ra như sau:
4 Fe(HCO3)2 + O2 + H2O = 4 Fe(OH)3 + 8 CO2
Quá trình trên có thể giải phóng 85 – 90% lượng CO2 hòa tan và lượng O2 hòa tan sau quá trình có thể lấy bằng 70% lượng O2 bão hòa, pH từ 6,5 – 8,0 (lượng Fe(OH)3 kết tủa với lượng CO2 thoát ra góp phần làm tăng pH của nước) Tốc
độ Oxi hóa Fe2+ diễn ra nhanh nhờ chủ động điều chỉnh quạt gió và lượng H2S
CO2 dễ dàng thoát ra
- Sau khi lắng cặn ở bể lắng tiếp xúc để quá trình Oxi hóa Fe2+ diễn ra hoàn toàn
và tách cặn trước khi sang lọc, nước được bơm qua bồn lọc áp lực – vật liệu lọc
dự kiến là cát lọc và than hoạt tính, để loại bỏ hoàn toàn cặn trong nước và làm sạch nước
- Chất khử trùng được thêm vào trước bể chứa nước sạch
- Từ bể chứa nước sạch, nước được bơm cấp II dẫn đi tiêu thụ
- Cặn phát sinh trong quá trình lắng cặn và súc rữa bồn lọc sẽ được thu hồi vào
bể chứa cặn và xử lý định kỳ
4.2 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
Lưu lượng và công suất thiết kế:
- Dân số: Khu phố 1: 3.632 hộ với 13.305 nhân khẩu
Khu phố 3: 1.032 hộ với 4.141 nhân khẩu
Trang 36SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 26
Bảng 4.1 Tính toán lưu lượng hệ thống cấp nước
- Hệ số kngày phụ thuộc mức độ tiện nghi Tại khu vực TP.HCM
o k ngày max: 1,1 – 1,2 : chọn k ngày max =1,1
o k ngày min: 0,8 – 0,9 : chọn k ngày min = 0,9
- Q ngày max = k ngày max x Q ngày tb = 5.889 m3/ngàyđêm
- Q ngày min = k ngày min x Q ngày tb = 4.817 m3/ngàyđêm
- q giờ max = k giờ max x Q ngày max/24 = αmax x bmax x Q ngày max/24 = 383 m3/h
- q giờ min = k giờ min x Q ngày min/24 = αmin x bmin x Q ngày min/24 = 49 m3/h
Trang 37SVTH: Hoàng Bảo Phú Trang 27
- Q thiết kế giếng = Q ngày max /T (thời gian bơm cấp I hoạt động, lấy T =20) 300 m3/h
Hệ thống cấp nước được thiết kế với: công suất 6.000 m3/ngàyđêm
Giếng khoan:
- Bậc tin cậy của hệ thống dùng nước được lấy theo Bảng 1.1 TCXDVN 33:2006, đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt của điểm dân cư đến 50.000 dân
có bậc tin cậy là II
- Số giếng khoan dự tính là 4 giếng trong đó sử dụng 3 giếng và 1 giếng dự phòng Số giếng dự phòng được lấy theo Bảng 5.1 TCXDVN 33:2006, đối với
hệ thống cấp nước có bậc tin cậy là II, số giếng khai thác 3 – 9 giếng
- Công suất khai thác của hệ thống theo Q thiết kế = 300 m3/h
- Công suất khai thác mỗi giếng 300/ 3 = 100 m3/h
Bể lắng tiếp xúc: Xây dạng trụ đứng
- Q thiết kế = 300 m3/h thời gian lắng lựa chọn 2 h (Thời gian lắng tối thiểu 30 –
50 phút, thời gian lắng thông thường ở các hệ thống 1,5 – 2 h)