1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam

109 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

STT Tên ngân hàng Nguồn: Tổng hợp của tác giả 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu địn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi Tôi đã tự tìm hiểu đề tài, vận dụng các kiến thức đã học và trao đổi với người hướng dẫn khoa học để thực hiện bài nghiên cứu Những dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, các nội dung tham khảo từ nghiên cứu của tác giả khác tôi đều trích dẫn và ghi rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu dùng cho bài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu là trung thực

TP.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Xuân Hoàng

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4

1.7 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

2.1 Các khái niệm cơ bản 5

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại 5

2.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại 6

2.1.3 Lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 8

Trang 5

2.3 Kết luận chương 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Mô hình hồi quy 29

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 33

3.3 Thu thập và xử lý số liệu 33

3.4 Phương pháp kiểm định mô hình 34

3.5 Kết luận chương 34

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 Một số đặc điểm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 36

4.2 Kết quả nghiên cứu 48

4.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả 48

4.2.2 Kết quả phân tích tương quan 63

4.2.3 Kết quả hồi quy và kiểm định lựa chọn mô hình 64

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 73

4.3.1 Mô hình đươc chọn 73

4.3.2 Thảo luận kết quả 74

4.4 Kết luận chương 80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 81

5.1 Kết quả chính của bài nghiên cứu 81

5.2 Khuyến nghị 81

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các NHTM Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây 19

Bảng 3.1: Chi tiết về các biến và dấu kỳ vọng 32

Bảng 4.1: Số lượng các NHTM qua các năm 38

Bảng 4.2: Mức vốn pháp định áp dụng đối với từng loại hình TCTD 40

Bảng 4.3: Đặc điểm của các biến trong mô hình 48

Bảng 4.4: Ma trận tương quan tuyến tính giữa các cặp biến 63

Bảng 4.5: Nhân tử phóng đại phương sai 64

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với ROAA 64

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với ROAE 65

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn giữa POOLED OLS và FEM 66

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn giữa POOLED OLS và REM 67

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM 67

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 68

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 69

Bảng 4.13: So sánh hồi quy FEM, REM thông thường và FEM, REM theo phương pháp Robust standard errors 69

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAA bao gồm FEM_SCC 70

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAE bao gồm REM_SCC 71

Bảng 4.16: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm 73

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 4.1: Vốn điều lệ của 11 NHTMCP không đáp ứng quy định tăng vốn tại thời

điểm 21/12/2010 41

Hình 4.2: Vốn điều lệ của các NHTM tại thời điểm 31/12/2017 42

Hình 4.3: Kế hoạch tăng vốn của các NHTM trong năm 2018 44

Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2016 46

Hình 4.5: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2006 – 2016 47

Hình 4.6: Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 49

Hình 4.7: Tốc độ tăng trưởng tài sản các NHTM giai đoạn 2006 – 2017 50

Hình 4.8: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản các NHTM trong giai đoạn 2006 – 2017 52

Hình 4.9: Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ các NHTM giai đoạn 2006– 2017 53

Hình 4.10: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) các NHTM giai đoạn 2006 – 2017 55

Hình 4.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động các NHTM giai đoạn 2006 – 2017 56 Hình 4.12: Tỷ lệ Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản các NHTM giai đoạn 2006 – 2017 58

Hình 4.13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 59

Hình 4.14: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 61

Trang 9

TÓM TẮT

Ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến rất nhiều biến cố xảy ra, một trong số đó là tình trạng nợ xấu tăng mạnh, lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm sút, khả năng quản trị chưa tốt dẫn đến nhiều ngân hàng hoặc phải tự tái cấu trúc hoặc phải thực hiện sáp nhập để có thể tiếp tục hoạt động Ngoài những ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế vĩ mô, KNSL của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định quản trị Do đó nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có những căn cứ để đưa ra các quyết định tốt hơn để gia tăng KNSL, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố và chiều ảnh hưởng của chúng đến KNSL của NHTM để từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao KNSL Sử dụng dữ liệu gồm 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017

và thực hiện hồi quy với các mô hình OLS, FEM, REM để xem xét các yếu tố và chiều tác động của chúng đến KNSL Sau đó, thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình và sử dụng phương pháp Robust standard errors của Driscoll and Kraay’s (1998) để khắc phục các vi phạm giả thuyết hồi quy của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố rủi ro thanh khoản, mức độ hỗn hợp kinh doanh và lạm phát tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM, trong khi các yếu tố hiệu quả quản lý

và rủi ro tín dụng tác động ngược chiều Gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thì ROAA tăng nhưng lại làm ROAE giảm Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý các giải pháp để các nhà quản trị ngân hàng ứng dụng nhằm nâng cao KNSL đó là quản lý thanh khoản hiệu quả, đa dạng hóa hoạt động của NHTM, theo dõi và dự báo lạm phát, nâng cao chất lượng các khoản cấp tín dụng, tăng cường quản lý chi phí và cân nhắc việc tăng vốn chủ sở hữu Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu của tác giả còn tồn tại một số hạn chế đó là chưa xem xét tác động của khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của loại hình sở hữu ngân hàng đến KNSL của NHTM

Từ khóa: Ngân hàng thương mại Việt Nam, khả năng sinh lời, các yếu tố ảnh

hưởng

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến rất nhiều biến cố xảy ra, một trong số đó là tình trạng nợ xấu tăng mạnh, khả năng quản trị chưa tốt dẫn đến nhiều ngân hàng hoặc phải tự tái cấu trúc hoặc phải thực hiện sáp nhập để có thể tiếp tục hoạt động Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các ngân hàng phải tăng cường đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao năng lực quản trị Đặc biệt tình trạng nợ xấu tăng mạnh dẫn đến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, do đó đã làm bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng rất nhiều, trong khi lợi nhuận là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngoài những ảnh hưởng

từ điều kiện kinh tế vĩ mô, lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định quản trị Do đó nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có những căn cứ

để đưa ra các quyết định tốt hơn, đem lại kết quả lợi nhuận cao hơn với mục tiêu tối

đa hóa giá trị của ngân hàng tôi đã chọn đề tài “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả

Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” để nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, các mục tiêu cụ thể như sau:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM

 Xác định chiều ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

 Gợi ý các giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đi tìm câu trả lời cụ thể cho

Trang 11

 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM?

 Chiều ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam như thế nào?

 Giải pháp nào góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện phân tích trên 23 NHTM Việt Nam, chi tiết được trình bày trong bảng 1.1, đây là các NHTM có công bố đủ báo cáo tài chính hàng năm trong suốt cả giai đoạn nghiên cứu từ 2006 đến

Trang 12

STT Tên ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm việc trình bày lý thuyết và

hệ thống lại các nghiên cứu trước đây về chủ đề nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam cũng như thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến nó, thực hiện các so sánh qua từng thời kỳ để thấy được các biến động của mỗi yếu tố Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê mô tả, xem xét tương quan giữa các biến trong mô hình để có được tổng quan về mẫu dữ liệu nghiên cứu, thực hiện hồi quy với các mô hình bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét các yếu tố

và chiều tác động của chúng đến khả năng sinh lời của NHTM Tiếp đến sử dụng các kiểm định lựa chọn mô hình và sử dụng phương pháp Robust standard errors của Driscoll and Kraay’s (1998) để khắc phục các vi phạm giả thuyết hồi quy của

mô hình gồm phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan để chọn được

mô hình tốt nhất

Trang 13

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM ở nước ngoài và trong nước, đây không phải là chủ đề mới ở Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả bổ sung thêm yếu tố đặc điểm ngành ngân hàng thể hiện mức độ tập trung của ngành trong các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam và sử dụng dữ liệu được cập nhật tới thời điểm gần nhất là năm 2017 Với mục tiêu kiểm định lại những kết quả nghiên cứu trước đây dựa trên mẫu dữ liệu cập nhật mới nhất tính tới thời điểm thực hiện nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các yếu tố và chiều tác động của chúng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản trị ngân hàng có những căn cứ để đưa ra các quyết định tốt hơn nhằm gia tăng khả năng sinh lời và thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của ngân hàng

1.7 Kết cấu đề tài

Nội dung bài nghiên cứu bao gồm 5 chương như sau:

 Chương 1: Giới thiệu

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu

 Chương 5: Kết luận

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại

Theo Luật các TCTD ban hành ngày 16/06/2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận Trong đó:

 Các hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

 Các hoạt động kinh doanh khác gồm: vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính, mở tài khoản (tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán), tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán, góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, và các hoạt động kinh doanh khác của NHTM

NHTM là định chế trung gian tài chính huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung ứng cho các chủ thể có nhu cầu về vốn Điểm khác biệt lớn nhất giữa NHTM với các loại hình doanh nghiệp khác chính là tỷ lệ đòn bẩy tài chính duy trì ở mức rất cao Trong cơ cấu tổng tài sản nợ của NHTM, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư và TCTD chiếm tỷ trọng rất cao

Ngoài ra, ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách điều hành tiền tệ của NHNN Kế hoạch tăng trưởng hoạt động kinh doanh về huy động – cho vay, hay kế hoạch tăng vốn của ngân hàng gắn liền một cách mật thiết với mục tiêu chính sách quản lý nền kinh tế của NHNN Điều này xuất phát từ nguyên nhân sản phẩm kinh doanh của ngành ngân hàng chính là “tiền tệ”

Trang 15

2.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại

 Hoạt động huy động vốn:

Một trong những chức năng chính của NHTM là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế NHTM thực hiện chức năng này thông qua việc nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, cũng như nhận vốn từ kênh phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu

để huy động vốn trong nước và nước ngoài Ngoài ra NHTM còn có thể vay vốn từ các TCTD và NHNN

Trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM, nguồn huy động tiền gửi từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất Hoạt động nhận tiền gửi không chỉ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế mà cho cả ngân hàng Thông qua hoạt động này, các tổ chức kinh tế và cá nhân có thể gửi các khoản tiền nhàn rỗi với mức độ an toàn khá cao mà vẫn có thể sinh lời, trong khi ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho hoạt động cấp tín dụng và thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào

 Hoạt động cấp tín dụng:

Sau khi nhận vốn nguồn vốn từ nền kinh tế, phần lớn nguồn vốn được NHTM

sử dụng để thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn Các hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế, các hình thức cấp tín dụng khác

Dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong danh mục tài sản có của ngành ngân hàng Đây là khoản mục sử dụng nguồn vốn lớn nhất trên bảng cân đối kế toán

và cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngành ngân hàng

 Hoạt động đầu tư:

Hoạt động đầu tư chiếm vị trí thứ hai trong danh mục tài sản có của ngành ngân hàng Các ngân hàng sử dụng nguồn vốn để đầu tư các tài sản tài chính như:

Trang 16

trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, giấy tờ có giá của các TCTD, hoặc có thể góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp

Tuy nhiên, Luật TCTD năm 2010 cũng đã đưa ra những quy định khắt khe hơn đối với hoạt động mua bán cổ phiếu Các TCTD bắt buộc phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến nghiệp vụ mua bán cổ phiếu, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính và bảo hiểm Ngoài ra, việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết phải được sự chấp thuận của NHNN Động thái này của NHNN nhằm thắt chặt hoạt động ngoài ngành, nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng trước những biến động của thị trường chứng khoán, đồng thời định hướng nhiệm vụ chính của ngành ngân hàng tập trung vào mảng tín dụng

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Ngoài nghiệp vụ cấp tín dụng, đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng là một trong những mảng kinh doanh quan trọng của ngành ngân hàng Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do Hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng có những chuyển biến tích cực Từ đó nhu cầu mua bán ngoại tệ trong nền kinh tế cũng gia tăng đáng kể Nếu như trước đây hoạt động kinh doanh ngoại hối chủ yếu tập trung ở các NHTM quốc doanh, thì nay một số NHTMCP đã và đang bắt đầu giành thị phần cho mình Bên cạnh những nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối truyền thống, các sản phẩm phái sinh tiền tệ đang được các ngân hàng từng bước tiếp cận và triển khai nhằm phục vụ nhu cầu quản lý rủi ro của khách hàng trước những biến động về tỷ giá và lãi suất của thị trường

 Hoạt động cung ứng dịch vụ:

Bên cạnh các hoạt động tín dụng, đầu tư có rủi ro cao, các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ để phân tán và giảm thiểu rủi ro Các ngân

Trang 17

ứng các nhu cầu về thanh toán của khách hàng thông qua các dịch vụ chuyển tiền, thu chi hộ, ủy thác… Thu nhập từ dịch vụ được đánh giá là nguồn thu an toàn so với các kênh đầu tư khác Phí thu từ dịch vụ thanh toán và nguồn thu phí và hoa hồng bảo hiểm trong hoạt động hợp tác với các công ty bảo hiểm được đánh giá là kênh mang lại lợi nhuận triển vọng trong những năm tới

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây công nghệ số trong ngành ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ Đồng thời, thói quen sử dụng các kênh thanh toán và thẻ ngân hàng trong dân cư ngày càng cải thiện đáng kể Lĩnh vực dịch vụ được đánh giá sẽ mang lại nguồn thu lớn các ngành ngân hàng trong thời gian tới

2.1.3 Lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.1.3.1 Khái niệm và cách xác định lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được khoản doanh thu từ các hoạt động của mình Cụ thể, lợi nhuận của NHTM là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ các hoạt động tín dụng, đầu tư, ngoại hối và dịch vụ…

Lợi nhuận của NHTM được xác định như sau:

Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó các khoản thu nhập và chi phí của NHTM bao gồm:

 Các khoản thu nhập của NHTM

từ nơi thừa vốn sang nơi có nhu cầu về vốn, hoạt động tín dụng không chỉ đóng góp tỷ trọng đáng kể trên bảng cân đối kế toán mà phần thu nhập lãi cũng chiếm tỷ trọng lớn trong phần kết quả kinh doanh của ngân hàng Thu nhập lãi bao gồm: thu lãi cho vay (đối với các khoản cho vay tổ chức kinh tế,

cá nhân và các TCTD khác), thu lãi tiền gửi (đối với các khoản tiền gửi, cho

Trang 18

vay tại các TCTD khác, NHNN), thu lãi từ đầu tư chứng khoán (các khoản trái tức trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá của các TCTD, các khoản cổ tức cổ phiếu…), các khoản lãi cho thuê tài chính, bảo lãnh, mua bán nợ và khoản lãi từ các khoản cấp tín dụng khác

 Thu nhập ngoài lãi: bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, hoạt động góp vốn, đầu tư và các hoạt động khác

 Các khoản chi phí của NHTM:

 Chi phí lãi và các chi phí tương tự: trả lãi tiền gửi (các khoản huy động vốn

từ tổ chức kinh tế, cá nhân, TCTD khác), trả lãi tiền vay (các khoản vay của các TCTD khác, hoặc NHNN), trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi phí khác cho hoạt động tín dụng

khoán, kinh doanh ngoại hối, hoạt động góp vốn, đầu tư và các hoạt động khác

 Chi phí hoạt động: chi phí tiền lương và phúc lợi cho nhân viên, chi phí về tài sản, chi phí quản lý công vụ, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng

2.1.3.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Ngân hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động trong nền kinh tế thông qua các chức năng huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn gồm tổ chức kinh tế và dân cư và chức năng cấp tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu về vốn Một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả có thể tạo ra nguồn lợi nhuận đáng

kể, đồng thời cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ chất lượng cao và có đủ vốn cho khách hàng vay Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, tỷ suất sinh lời thường được sử dụng Có nhiều loại tỷ suất sinh lời khác nhau, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng hai tỷ suất sinh lời là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE)

Trang 19

ROAA là chỉ tiêu đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân của ngân hàng ROAA cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác một đồng nguồn vốn đầu tư (tài sản Có)

sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập Đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư đánh giá về mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn (nguồn vốn từ chủ sở hữu và các chủ nợ) để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, hay nói các khác chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả sinh lời từ danh mục đầu tư ở phần tài sản có

Các ngân hàng có chỉ số ROAA, ROAE càng cao càng cho thấy ngân hàng đó hoạt động hiệu quả

2.2 Các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh lời của ngân hàng

 Các nghiên cứu nước ngoài

Có thể đề cập đến nghiên cứu của Fotios Pasiouras và Kyriaki Kosmidou (2007) về các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại 15 quốc gia Liên minh Châu Âu EU trong giai đoạn 1995

- 2001 Đại diện cho KNSL của NHTM là biến ROAA được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân Các yếu tố đại diện cho đặc điểm riêng của ngân hàng bao gồm: mức độ đáp ứng vốn (được tính dựa trên chỉ tiêu vốn trên

Trang 20

tổng tài sản), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng, quy mô tổng tài sản Các yếu tố về điều kiện vĩ

mô và cấu trúc thị trường tài chính bao gồm: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tỷ lệ tổng tài sản của các ngân hàng trên GDP, tỷ lệ giá trị vốn hóa trên tổng tài sản của các ngân hàng, tỷ lệ giá trị vốn hóa trên GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của các NHTM trong nước và nước ngoài không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm riêng của ngân hàng mà còn chịu tác động bởi các điều kiện vĩ mô và cấu trúc thị trường tài chính Trong nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của ngân hàng, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với KNSL trong tất cả trường hợp và là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nước Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tác động ngược chiều đến KNSL trong tất cả trường hợp và được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất đối với mẫu các ngân hàng nước ngoài Mối quan hệ giữa quy mô tài sản và KNSL là ngược chiều trong tất cả trường hợp,

do đó tác giả đưa ra kết luận các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý chi phí hiệu quả hơn là chạy theo các chiến lược tăng quy mô tài sản Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng tác động cùng chiều đến KNSL trong trường hợp ngân hàng trong nước và ngược chiều đối với ngân hàng nước ngoài Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát lên KNSL cũng có ý nghĩa trong tất cả các trường hợp nhưng có mối tương quan cùng chiều đối với ngân hàng trong nước và ngược chiều trong trường hợp ngân hàng nước ngoài Kết quả này được lý giải có thể do mức độ hiểu biết khác nhau về các điều kiện vĩ mô quốc gia và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giữa các ngân hàng trong nước

và nước ngoài Ngoài ra, các ngân hàng trong nước và nước ngoài có xu hướng phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau nên có thể có các phản ứng khác nhau đối với cùng yếu tố vĩ mô Tỷ lệ tổng tài sản của các ngân hàng trên GDP tác động ngược chiều lên KNSL trong tất cả trường hợp Cuối cùng, chỉ tiêu vốn hóa trên tổng tài sản ngân hàng và giá trị vốn hóa trên GDP cũng có ý nghĩa thống kê và

Trang 21

hưởng của mức độ tập trung lên KNSL là cùng chiều đối với ngân hàng nước ngoài nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với trường hợp ngân hàng trong nước

Sufian và Chong (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Philippines với mẫu dữ liệu gồm 280 quan sát trong giai đoạn 1990 –

2005 KNSL của ngân hàng được đại diện bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Kết quả của nghiên cứu là các yếu tố đặc trưng của ngân hàng gồm quy

mô tổng tài sản, rủi ro tín dụng (đo lường bằng tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ), hiệu quả quản lý (đo lường bẳng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong khi, các yếu tố mức độ hỗn hợp kinh doanh được đại diện bởi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, mức độ đủ vốn có tác động cùng chiều Trong nhóm các yếu tố vĩ mô, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với KNSL của các ngân hàng, điều này chứng

tỏ rằng trong suốt thời gian nghiên cứu các ngân hàng đã không dự đoán được mức

độ lạm phát để thay đổi lãi suất nhanh hơn sự thay đổi của chi phí do lạm phát gây

ra Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế, tăng tưởng cung tiền và mức độ vốn hóa thị trường là không quan trọng khi đánh giá tác động đến KNSL của các ngân hàng Philippines Kết quả của nghiên cứu có sự liên quan đáng kể đến các chính sách ban hành Tác giả lập luận rằng các định chế tài chính có khả năng sinh lời tốt hơn sẽ đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn Các tiến bộ về công nghệ đóng một vai trò quan trọng giúp ngân hàng có lợi thế hơn so với các ngân hàng đối thủ

Athanasoglou và cộng sự (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001 Đại diện cho KNSL của NHTM

là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Kết quả của nghiên cứu là vốn và hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng, trong khi rủi ro tín dụng và chi phí quản lý có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có bằng chứng về mối quan hệ giữa quy mô và KNSL Giải thích về việc quy

mô không có ảnh hưởng đến KNSL, tác giả đưa ra nhận xét rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ thường cố gắng phát triển nhanh hơn, thậm chí họ chấp nhận hi sinh lợi

Trang 22

nhuận, các ngân hàng mới thành lập thường chú trọng vào việc tăng thị phần hơn là cải thiện KNSL Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm ngành như tính chất sở hữu và mức độ tập trung đến KNSL Các yếu tố vĩ mô bao gồm lạm phát và chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng

Cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Hy Lạp, Alexiou và Sofoklis (2009) sử dụng mẫu dữ liệu theo quý của sáu ngân hàng lớn nhất trong giai đoạn 2000-2007 Đại diện cho KNSL của ngân hàng là ROA và ROE Kết quả của nghiên cứu là quy mô tổng tài sản và mức độ đủ vốn tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE, trong khi rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE; rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến ROE nhưng không có ý nghĩa trong trường hợp biến phụ thuộc là ROA, hiệu quả hoạt động tác động ngược chiều đến ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của tiêu dùng khu vực tư nhân, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hy Lạp Nhóm tác giả kết luận rằng để cải thiện KNSL của mình, các ngân hàng Hy Lạp cần

có cơ chế thích hợp để giám sát và dự báo rủi ro Các ngân hàng Hy Lạp đang thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo mà chưa quan tâm đến năng lực tài chính nên dẫn đến rủi ro tín dụng cao Bên cạnh đó, các ngân hàng cần quản lý cấu trúc tài sản nợ và tài sản có và có các biện pháp quản lý

và kiểm soát chi phí một cách hợp lý

Dietrich và Wanzenried (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Thụy Sĩ trước và trong khủng hoảng Mẫu dữ liệu mà tác giả sử dụng bao gồm 372 NHTM tại Thụy Sĩ trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2009 Để đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính, nhóm tác giả xem xét tách biệt hai giai đoạn: trước khủng hoảng từ 1999 đến 2006 và những năm diễn ra khủng hoảng

từ 2007 đến 2009 Đại diện cho KNSL của NHTM là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) và thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản (NIM) Tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng ROAA

Trang 23

là chỉ tiêu đo lường KNSL tốt hơn ROAE Giải thích cho điều này, tác giả lấy ví dụ các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn (vốn chủ sở hữu cao hơn) thường có ROAA cao nhưng ROAE thấp, nhưng ROAE không quan tâm đến rủi ro cao hơn do

sử dụng đòn bẩy cao cũng như hiệu quả của việc điều chỉnh đòn bẩy Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong giai đoạn trước khủng hoảng nhưng tác động ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng Điều này được tác giả giải thích do các ngân hàng Thụy Sĩ đã thu hút tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn khủng hoảng nhưng chưa sử dụng được nguồn vốn huy động tăng thêm này để tạo thu nhập cao hơn do nhu cầu tín dụng của thị trường giảm trong giai đoạn này Tương tự, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ tín dụng phản ánh chất lượng tín dụng cũng không có ảnh hưởng đến KNSL trong giai đoạn trước khủng hoảng nhưng tác động ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng Tăng trưởng huy động hằng năm, chi phí huy động ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trước khủng hoảng nhưng không có tác động trong thời gian khủng hoảng

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trong toàn thời gian nghiên cứu Về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và KNSL, tác giả giải thích rằng các NHTM trong mẫu nghiên cứu có biên lợi nhuận của thu nhập lãi thấp hơn so với biên lợi nhuận của thu nhập từ phí, hoa hồng, kinh doanh chứng khoán

và hoạt động khác Chênh lệch tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với mức bình quân ngành ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trong toàn bộ thời gian nghiên cứu Mối quan hệ giữa quy mô và KNSL là cùng chiều trước khủng hoảng nhưng ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng, lý do là các ngân hàng có quy mô lớn hơn đã phải trích lập dự phòng nhiều hơn dẫn đến giảm lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng Trong nhóm các yếu tố thuộc đặc trưng ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô, thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều, chênh lệch lãi suất tín phiếu kỳ hạn 5 năm và 2 năm có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL, mức độ tập trung thị trường ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trước khủng hoảng nhưng không có tác

Trang 24

động trong giai đoạn khủng hoảng Trong khi, kết quả nghiên cứu chưa có bằng chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và KNSL của ngân hàng

Perera và cộng sự (2013) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Nam Á, với mẫu dữ liệu gồm 119 NHTM trong nước ở bốn quốc gia khu vực Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka) trong giai đoạn 1992-2007 Yếu tố đại diện cho KNSL của NHTM là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) Nhóm tác giả đưa thêm hai chỉ số về quy định luật pháp và kiểm soát tham nhũng vào mô hình để xem xét sự khác biệt về môi trường hoạt động của ngân hàng thương mại ở các quốc gia khác nhau tác động thế nào đến khả năng sinh lời, các chỉ số này có thang điểm từ -2,5 đến +2,5, giá trị càng cao càng cho thấy chất lượng tốt của các quy định luật pháp cũng như việc kiểm soát tham nhũng Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mức độ đủ vốn, quy mô, hiệu quả quản

lý và mức độ tập trung thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL Trong khi

đó, các yếu tố gồm rủi ro thanh khoản, thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ số về quy định luật pháp và chỉ số kiểm soát tham nhũng có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của NHTM Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi của khách hàng, mối quan hệ ngược chiều giữa yếu tố này với KNSL của ngân hàng được giải thích do tăng dư nợ tín dụng nhưng có chất lượng kém dẫn đến khó thu hồi và làm tăng chi phí thanh khoản Nhóm tác giả chỉ ra rằng

hệ thống luật pháp kém tại khu vực Nam Á trong giai đoạn nghiên cứu ảnh hưởng tích cực đến KNSL của NHTM vì các ngân hàng này đã yêu cầu một khoản phí bảo hiểm rủi ro cao hơn trên các hợp đồng cấp tín dụng Đồng thời các ngân hàng có thể khai thác việc thiếu các biện pháp kiểm soát tham nhũng để tạo và duy trì các mối quan hệ có lợi cho họ

Capraru và Ihnatov (2014) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng ở Trung và Đông Âu Mẫu dữ liệu bao gồm 143 NHTM từ năm quốc gia khu vực Trung và Đông Âu trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2011 Yếu tố đại diện cho KNSL của các ngân hàng là ROAA, ROAE, NIM Nhóm tác giả chia ra làm hai trường hợp để nghiên cứu, đó là có và không có yếu tố khủng

Trang 25

hoảng Đối với trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng, kết quả của bài nghiên cứu là quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của NHTM Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trong trường hợp biến đại diện là ROAA và ROAE, và chưa tìm thấy bằng chứng trong trường hợp biến đại diện là NIM Nhóm tác giả cũng chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và KNSL Mức độ đủ vốn được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đển KNSL, và ảnh hưởng mạnh nhất đối với trường hợp yếu tố đại diện là ROAE Mức độ hỗn hợp kinh doanh có ảnh hưởng ngược chiều đối với KNSL khi yếu tố đại diện là NIM, trong khi chưa tìm thấy bằng chứng với trường hợp yếu tố đại diện là ROAA và ROAE Trong các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô, lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trong trường hợp yếu tố đại diện là ROAA và ROAE, nhưng không có ý nghĩa khi yếu tố đại diện là NIM; tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều lên ROAA nhưng chưa tìm thấy bằng chứng đối với ROAE và NIM, trong khi chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa mức độ tập trung ngành và KNSL Đối với trường hợp xét yếu tố khủng hoảng, kết quả nghiên cứu cho thấy không có nhiều sự thay đổi so với trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng Sự khác biệt chính đó là quy mô ngân hàng chỉ tác động đến KNSL khi yếu tố đại diện

là NIM và chưa tìm thấy bằng chứng khi yếu tố đại diện là ROAA và ROAE Ngoài

ra chưa tìm thấy ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên ROAA như trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng Yếu tố khủng hoảng được đưa vào mô hình bằng biến giả có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê trong trường hợp biến đại diện khả năng sinh lời là ROAA và ROAE, điều này cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của khủng hoảng đến KNSL của ngân hàng Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất để tăng khả năng sinh lời thì các ngân hàng thương mại nên giám sát tốt rủi ro tín dụng, theo dõi mức độ đủ vốn và tối ưu hóa chi phí

Petria và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM thuộc liên minh châu Âu Đại diện cho KNSL là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE) Mẫu dữ liệu

Trang 26

nghiên cứu bao gồm 1098 ngân hàng thuộc liên minh Châu Âu (27 nước thành viên) trong giai đoạn 2004-2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng

có ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA ở mức ý nghĩa 10%, trong khi không có ảnh hưởng đến ROAE Các yếu tố rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý

có ảnh hưởng ngược chiều đến cả ROAA và ROAE Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA nhưng không ảnh hưởng đến ROAE Mức

độ hỗn hợp kinh doanh đo lường bằng tỷ lệ thu nhập hoạt động khác trên tổng tài sản bình quân có ảnh hưởng cùng chiều đến cả ROAA và ROAE Mức độ tập trung ngành có ảnh hưởng ngược chiều đến cả ROAA và ROAE, hay nói cách khác, thị trường càng cạnh tranh thì KNSL của ngân hàng càng tăng Trong hai yếu tố thuộc điều kiện kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL (cả ROAA và ROAE), trong khi chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa lạm phát và KNSL Nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị cho các nhà chức trách về việc giám sát tốt hơn về tín dụng và thanh khoản, khuyến khích tạo môi trường cạnh tranh trong ngành ngân hàng Đối với các nhà quản trị ngân hàng, nhóm tác giả khuyến nghị nên theo dõi các chỉ số về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đa dạng hóa nguồn thu nhập và tối ưu hóa chi phí

 Các nghiên cứu trong nước

Trong số các nghiên cứu trong nước, có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang năm (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay, loại hình ngân hàng và thị phần của các ngân hàng Mẫu dữ liệu bao gồm 39 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên

Trang 27

tổng tài sản sẽ làm cho lợi nhuận trên tổng tài sản tăng nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu ảnh hưởng ngược chiều với cả ROA và ROE, các chỉ số ROA và ROE đều tăng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác Nhóm tác giả kết luận rằng để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu

Tiếp đến là nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát có tác động cùng chiều đến KNSL của các NHTM Việt Nam Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tác động ngược chiều đến KNSL Nhóm tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tăng trưởng kinh tế đến KNSL của các NHTM Việt Nam

Cuối cùng là nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) về các nhân tố tác động đến KNSL của hệ thống NHTM tại Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2002-2013 Biến phụ thuộc đại diện cho KNSL của NHTM là ROA và ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE Trong khi đó, vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ROA nhưng ngược chiều đến ROE Nhóm tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô cho vay đến KNSL của NHTM Việt Nam Các nhân tố vĩ mô gồm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán đều có tác động cùng chiểu đến cả

Trang 28

ROA và ROE Cuối cùng, NHTM cổ phần có khả năng sinh lời tốt hơn NHTM quốc doanh

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu nước ngoài

Âu

Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (+),

tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (-), quy mô tài sản (-), vốn hóa trên tổng tài sản (+), giá trị vốn hóa trên GDP (+), mức độ tập trung (+)

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng (+) trường hợp ngân hàng trong nước và (-) trường hợp ngân hàng nước ngoài

Chong (2008)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Philippines

Quy mô tổng tài sản (-), rủi ro tín dụng (-), hiệu quả quản lý (-), mức độ hỗn hợp kinh doanh (+), mức độ đủ vốn (+), lạm phát (-)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), hiệu quả hoạt động (+), rủi ro tín dụng (-), chi phí quản lý (-), lạm phát (+), chu kỳ kinh tế (+)

Trang 29

4 Alexiou và

Sofoklis (2009)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Hy Lạp

Quy mô tổng tài sản (+), mức độ

đủ vốn (+), rủi ro thanh khoản ), rủi ro tín dụng (-), hiệu quả hoạt động (-), hiệu quả quản lý (-)

Sĩ trước và trong khủng hoảng

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ tín dụng (-) trong giai đoạn khủng hoảng, tăng trưởng huy động hằng năm

và chi phí huy động (-) trước khủng hoảng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (-), tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (-), thuế thu nhập doanh nghiệp (-), mức độ tập trung thị trường (+)

sự (2013)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Nam

Á

Mức độ đủ vốn (+), quy mô (+), hiệu quả quản lý (+), mức độ tập trung thị trường (+), rủi ro thanh khoản (-), thuế thu nhập doanh nghiệp (-), chỉ số về quy định luật pháp (-), chỉ số kiểm soát tham nhũng (-)

Ihnatov (2014)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng ở Trung và Đông Âu

Quy mô ngân hàng (-), hiệu quả quản lý (-), rủi ro tín dụng (-), mức độ đủ vốn (+), lạm phát (+), tăng trưởng kinh tế (+)

Trang 30

8 Petria và cộng

sự (2015)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM thuộc liên minh châu Âu

Quy mô ngân hàng (+), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), mức độ hỗn hợp kinh doanh (+), rủi ro tín dụng (-), rủi ro thanh khoản (-), hiệu quả quản lý (-), mức độ tập trung ngành (-), tăng trưởng kinh tế (+)

Các nghiên cứu trong nước

Vốn chủ sở hữu (+) với ROA nhưng (-) với ROE, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu (-), tỷ

lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (+)

Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (+),

tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+), tỷ lệ tiền gửi khách hàng (+), lạm phát (+), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (-),

tỷ lệ nợ xấu (-), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (-)

Quy mô ngân hàng (+), chi phí hoạt động (+), vốn chủ sở hữu (+) với ROA nhưng (-) với ROE, lạm phát (+), tăng trưởng kinh tế (+), doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán (+) Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 31

Ghi chú: Dấu (+) thể hiện ảnh hưởng cùng chiều và dấu (-) thể hiện ảnh hưởng ngược chiều của yếu tố đó với KNSL của NHTM

Như vậy, khi xem xét các nghiên cứu thực nghiệm hiện có về KNSL của ngân hàng, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng để khả năng sinh lời được chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là do các yếu tố nội tại của ngân hàng thể hiện qua bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của ngân hàng Nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài và vượt tầm kiểm soát của ngân hàng, bao gồm các yếu tố thuộc về ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô Các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng bao gồm: quy mô của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý và mức độ hỗn hợp kinh doanh Các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô bao gồm: mức độ tập trung ngành, lạm phát và tăng trưởng kinh tế Sau đây, tác giả tổng kết lại các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM và chiều ảnh hưởng của mỗi yếu tố theo kết quả của các nghiên cứu có liên quan

 Quy mô của ngân hàng

Quy mô ngân hàng thể hiện qua tổng tài sản, những ngân hàng lớn thì khả năng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tốt hơn các ngân hàng nhỏ, khi đó giảm thiểu được rủi ro và tăng được hiệu quả hoạt động (Smirlock, 1985) Có nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quy mô và KNSL của ngân hàng, nghiên cứu của Perera

và cộng sự (2013) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và KNSL, khi quy

mô tăng lên thì KNSL cũng tăng do lợi thế kinh tế của quy mô Mối quan hệ cùng chiều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009), Petria và cộng sự (2015) Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Sufian và Chong (2008) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và KNSL Khi các ngân hàng gia tăng quy mô tài sản thì có thể làm gia tăng chi phí hoạt động, nếu ngân hàng chưa khai thác một cách có hiệu quả phần tài sản tăng thêm này để mang lại thu nhập tương xứng thì sẽ làm giảm KNSL Do đó các tác giả này đưa ra kết luận là các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý chi phí hiệu quả hơn là chạy

Trang 32

theo các chiến lược tăng quy mô tài sản Trong khi đó nghiên cứu của Athanasoglou

và cộng sự (2008) cho thấy ảnh hưởng của quy mô đến KNSL của ngân hàng là không quan trọng khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng

Hy Lạp giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2001

 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tổng tài sản ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên thì giảm rủi ro mất khả năng thanh toán Berger (1995) chỉ ra giả thuyết chi phí phá sản dự kiến, theo đó khi tỷ lệ vốn thấp thì chi phí phá sản dự kiến sẽ cao hơn Sự gia tăng tỷ lệ vốn có thể làm giảm xác suất khả năng sinh lời giảm và chi phí phá sản sẽ thấp hơn nhờ vào việc giảm chi phí lãi khi sử dụng ít đòn bẩy hơn

Trong hầu hết các nghiên cứu, mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và KNSL của ngân hàng là cùng chiều, có thể kể đến các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian và Chong (2008), Alexiou và Sofoklis (2009), Perera và cộng sự (2013), Capraru và Ihnatov (2014) Trong khi đó, nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) cho thấy tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm cho lợi nhuận trên tổng tài sản tăng nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm Theo nghiên cứu của Petria

và cộng sự (2015), tác động của tỷ lệ này đối với ROE là không có ý nghĩa thống

kê, còn với ROA là cùng chiều và có ý nghĩa thống kê

 Rủi ro tín dụng

Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là cấp tín dụng và gắn liền với nó là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là khả năng tổn thất của ngân hàng khi một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được gốc và lãi vay theo hợp đồng Khi rủi ro tín dụng tăng dẫn đến ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng, từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm

Trang 33

Nghiên cứu của các tác giả Sufian và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008) sử dụng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ để đại diện cho rủi ro tín dụng, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ này với KNSL của ngân hàng Trong khi, nghiên cứu của Capraru

và Ihnatov (2014), Petria và cộng sự (2015) sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để đại diện cho rủi ro tín dụng, kết quả cả hai nghiên cứu đều cho thấy tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với KNSL của ngân hàng

 Rủi ro thanh khoản

Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại là khả năng đáp ứng một cách tức thời nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng và thanh toán các khoản nợ đến hạn theo hợp đồng Rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng của một ngân hàng để dự báo những thay đổi trong các nguồn tài trợ Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng khi đến hạn Quản lý thanh khoản hiệu quả nhằm đảm bảo rằng, ngay cả trong điều kiện bất lợi, ngân hàng sẽ có đủ các khoản tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thanh toán nợ phải trả và các yêu cầu về vốn đối với các mục đích hoạt động (Alexiou và Sofoklis, 2009)

Một quyết định quan trọng của các nhà quản lý của các ngân hàng thương mại

là việc quản lý thanh khoản và đặc biệt là đo lường các nhu cầu của họ liên quan đến quá trình nhận tiền gửi và cho vay (Kosmidou, 2008) Trong nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi của khách hàng, nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản cao do sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng và ngược lại nếu tỷ lệ này thấp tức ngân hàng có thể đang dự trữ nhiều tài sản thanh khoản với lãi suất thấp làm giảm lợi nhuận Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ này với KNSL của ngân hàng Cũng sử dụng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi của khách hàng làm đại diện cho rủi ro thanh khoản nhưng nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009),

Trang 34

Perera và cộng sự (2013), Petria và cộng sự (2015) cho thấy mối quan hệ ngược chiều của tỷ lệ này với KNSL của ngân hàng

 Hiệu quả quản lý

Hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR)

là một trong những chỉ tiêu phổ biến đánh giá mức độ hiệu quả quản lý Tỷ lệ này chịu ảnh hưởng lớn bởi mức độ quản lý hiệu quả của ngân hàng Khái niệm mức độ quản lý hiệu quả thể hiện khả năng của một ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí trong một tình huống nhất định

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí hành chính, lương trả cho nhân viên, và chi phí tài sản, không bao gồm những thiệt hại do nợ xấu gây ra (Dietrich và Wanzenried, 2011) Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động được sử dụng

để đánh giá tác động của hiệu quả trong quản lý chi phí lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ này cho thấy chi phí điều hành ngân hàng, yếu tố chính là lương nhân viên và phúc lợi Tỷ lệ này cao hơn hàm ý quản lý kém hiệu quả hơn, và dự kiến sẽ có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Pasiouras và Kosmidou, 2007) Trong các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Sufian

và Chong (2008), Alexiou và Sofoklis (2009), Dietrich và Wanzenried (2011), Capraru và Ihnatov (2014), Petria và cộng sự (2015), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), yếu tố hiệu quả quản lý được tính bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, kết quả nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ này với KNSL của ngân hàng

 Mức độ hỗn hợp kinh doanh

Ngoài hoạt động mang tính truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác Điều này thể hiện sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh, từ đó ngân hàng cũng tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác

Trang 35

ngoài lãi trên tổng tài sản làm biến đại diện để đánh giá tác động của sự đa dạng hóa hay nói cách khác là mức độ hỗn hợp kinh doanh lên KNSL của ngân hàng Trong nghiên cứu của các tác giả này, thu nhập ngoài lãi được xác định bao gồm hoa hồng, phí dịch vụ, phí bảo lãnh, lợi nhuận ròng từ kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống

kê của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản đối với KNSL của ngân hàng

 Mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng

Mức độ tập trung thị trường là yếu tố đặc trưng của ngành cho biết mức độ cạnh tranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao Trong các nghiên cứu của Capraru và Ihnatov (2014), Petria và cộng sự (2015), chỉ số Herfindhal-Hirschman (HHI) được sử dụng để đại diện cho mức độ tập trung thị trường Kết quả nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015) cho thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê của mức độ tập trung thị trường và KNSL của ngân hàng, trong khi kết quả nghiên cứu của Capraru và Ihnatov (2014) cho thấy mối quan hệ cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê

 Tỷ lệ lạm phát

Về mặt kinh tế, lạm phát được định nghĩa là mức tăng của tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là một tháng hay một năm (Arnold, 2013) Perry (1992) cho rằng mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến KNSL của ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát có được dự báo chính xác hay không Nếu lạm phạt được dự báo tương đối chính xác

và ngân hàng sử dụng thông tin này để thay đổi lãi suất nhanh hơn sự thay đổi của chi phí do lạm phát gây ra thì làm phát tác động cùng chiều đến KNSL của ngân hàng

Trong các nghiên cứu thực nghiệm của Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008), Capraru và Ihnatov (2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016), lạm phát có mối quan hệ cùng chiều và

có ý nghĩa thống kê với KNSL của ngân hàng Nếu ngân hàng điều chỉnh lãi suất

Trang 36

chậm hơn sự thay đổi của chi phí do lạm phát gây ra thì sự gia tăng của doanh thu chậm hơn so với chi phí, do đó lạm phát tác động ngược chiều đến KNSL của ngân hàng Nghiên cứu thực nghiệm của Sufian và Chong (2008) cho thấy lạm phát có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với KNSL của ngân hàng

 Tăng trường kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp tăng nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ đó các ngân hàng gia tăng doanh thu cho vay và doanh thu từ cung cấp dịch vụ dẫn đến gia tăng lợi nhuận Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ xấu từ

đó tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và giảm lợi nhuận của ngân hàng Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường thông qua sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một năm Trong các nghiên cứu trước đây, GDP được sử dụng dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như GDP thực, tăng trưởng GDP thực, lnGDP, GDP bình quân đầu người và log GDP bình quân đầu người Kết quả nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015) cho thấy GDP bình quân đầu người có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với KNSL của ngân hàng Mối quan hệ cùng chiều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) Dietrich và Wanzenried (2011), Capraru và Ihnatov (2014) đánh giá tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài lên KNSL của ngân hàng trước và trong thời gian khủng hoảng Kết quả nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) cho thấy tác động của tăng trưởng GDP thực lên KNSL của ngân hàng là không đáng kể trước khủng hoảng nhưng tác giả không sử dụng biến này trong mô hình ở giai đoạn khủng hoảng Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Capraru và Ihnatov (2014) cho thấy tác động GDP bình quân đầu người lên ROA và ROE không đáng kể trong suốt cuộc khủng hoảng nhưng tích cực và đáng kể lên ROA, và không đáng kể lên ROE trước khủng hoảng Như vậy, mối quan hệ giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường khác nhau

Trang 37

2.3 Kết luận chương

Trong chương 2, tác giả đã xem xét về các hoạt động chính cũng như lợi nhuận và KNSL của NHTM, xem xét các nghiên cứu trước đây về KNSL của NHTM để từ đó rút ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến KNSL Từ những nghiên cứu trước đây, có thể thấy KNSL của NHTM thường được đại diện bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM bao gồm đặc điểm ngân hàng, đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô

Những khái niệm cơ bản và các nghiên cứu trước đây về KNSL của NHTM là

cơ sở lý thuyết để tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu và kiểm định các yếu

tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM tại Việt Nam

Trang 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình hồi quy

Bài nghiên cứu dựa trên mô hình của tác giả Petria và cộng sự (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại 27 nước thuộc liên minh Châu Âu Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả, yếu tố đại diện cho KNSL là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE) Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL được chia làm hai nhóm

là các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng và các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô Các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng bao gồm quy mô, tỷ

lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý và mức độ hỗn hợp kinh doanh Các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành, lạm phát và tăng trưởng kinh

tế Mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1098 ngân hàng tại 27 nước thuộc liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2004-2011

Dựa trên nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), tác giả sử dụng ROAA và ROAE để đại diện cho KNSL của các NHTM Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam được giữ nguyên như nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Trong đó yếu tố bên trong thuộc về đặc điểm của từng ngân hàng bao gồm quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, rủi ro thanh khoản và mức độ hỗn hợp kinh doanh; yếu tố bên ngoài bao gồm mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Phương trình ước lượng như sau:

Trang 39

 size là quy mô ngân hàng đo lường bằng logarit (log) của tổng tài sản

 adequacy là mức độ đủ vốn được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

 crisk là rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng

 efficiency là hiệu quả quản lý được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động

 lrisk là rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền gửi của khách hàng

 busmix là mức độ hỗn hợp kinh doanh được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân

 hhi là mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng được đo lưởng bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống

 inflation là tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm

 growth là tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm

 𝛼 là hệ số độc lập của phương trình hồi quy

 𝛽𝑖 là hệ số của các biến độc lập, i từ 1 đến 9

 𝜀 là phần dư của phương trình hồi quy

Chi tiết về cách đo lường các biến như sau:

 Biến phụ thuộc: Tác giả sử dụng ROAA, ROAE làm biến phụ thuộc, ROAA được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân, còn ROAE được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân

 Biến size đại diện cho quy mô của ngân hàng, được tính bằng logarit (log) của tổng tài sản của mỗi NHTM Giá trị của biến này càng lớn thể hiện quy

mô của NHTM càng lớn

Trang 40

 Biến adequacy đại diện cho mức độ đủ vốn, được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của mỗi NHTM Giá trị của biến này càng cao thì mức

độ an toàn vốn của NHTM càng cao và ngược lại

 Biến crisk đại diện cho rủi ro tín dụng, được tính bằng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của mỗi NHTM Biến này có giá trị càng lớn thì rủi ro tín dụng của NHTM càng lớn và ngược lại

 Biến lrisk đại diện cho rủi ro thanh khoản, được tính bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền gửi của khách hàng của mỗi NHTM Giá trị của biến này cao có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản cao do sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng và ngược lại nếu giá trị của biến này thấp tức ngân hàng có thể đang dự trữ nhiều tài sản thanh khoản với lãi suất thấp làm giảm lợi nhuận Biến này có giá trị càng lớn thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng lớn và ngược lại

 Biến efficiency đại diện cho hiệu quả quản lý, được tính bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của mỗi NHTM Biến này có giá trị càng lớn thì hiệu quả quản lý của NHTM càng kém và ngược lại

 Biến busmix đại diện cho mức độ hỗn hợp kinh doanh, được tính bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân của mỗi NHTM Biến này có giá trị càng lớn thì mức độ hỗn hợp kinh doanh của NHTM càng lớn hay nói cách khác sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của NHTM càng cao

 Biến hhi đại diện cho mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng, được tính bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống Dựa theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Bính (2016) về tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, tác giả xem xét mức

độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng trên phương diện tổng tài sản Theo đó, mức độ tập trung thị trường được tính bằng tổng bình phương của

tỷ lệ tổng tài sản của mỗi NHTM trên tổng tài sản của các NHTM trong ngành Giá trị của biến hhi càng lớn thì mức độ tập trung thị trường càng cao hay càng có xu hướng độc quyền và ngược lại thì thị trường càng cạnh tranh

Ngày đăng: 15/03/2019, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w