Những vấn đề quản lý stress được đề cập dưới đâynhằm có một tác động tích cực lên việc giảm stress, nhưng đó chỉ là những hướngdẫn, người đọc nên có những chuyên gia chăm sóc sức khỏe th
Trang 1Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 850.000 người thiệtmạng do hội chứng trầm cảm Đến năm 2020, trầm cảm đứng thứ 2 trong số các bệnhphổ biến toàn cầu, ước tính 121 triệu người mắc bệnh Chỉ 25% trong số đó đượcđiều trị kịp thời và đúng phương pháp Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường,
kế toán và kiểm toán Grant Thornson công bố: 72% doanh nhân Việt bị stress, xếp vịtrí thứ 3 trong số 36 quốc gia được khảo sát, bao gồm: Trung Quốc (76%), Mexico(74%), Thổ Nhĩ Kỳ (72%)… cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực: Thái Lan(40%), Singapore (45%)
Stress xuất phát từ công việc, tài chính, cuộc sống gia đình Ai cũng sợ stress và mỗingười sẽ có một cách ứng phó khác nhau với nó Một số người sẽ tìm những cách tíchcực để giải tỏa stress như đi spa, du lịch, nghe nhạc Bên cạnh đó, cũng có nhiềungười vì quá căng thẳng nên có phản ứng tiêu cực Họ sẵn sàng đập phá đồ đạc, chửibới hoặc rất dễ nóng giận với người xung quanh Nếu không được giải tỏa kịp thời,những người này sẽ rất dễ bị ức chế tâm lý, thậm chí dẫn đến trầm cảm
Stress có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và trong những trường hợpxấu nhất, có thể gây tử vong Những vấn đề quản lý stress được đề cập dưới đâynhằm có một tác động tích cực lên việc giảm stress, nhưng đó chỉ là những hướngdẫn, người đọc nên có những chuyên gia chăm sóc sức khỏe thích hợp nếu có bất kỳbiểu hiện nào của các căn bệnh liên quan đến stress hoặc stress đang gây ra sự bất annghiêm trọng và dai dẳng Người đọc cũng nên tham khảo lời khuyên từ các chuyêngia sức khỏe trước khi có bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong chế độ ăn uống hoặc tậpluyện
1 Các thuật ngữ:
- Từ “stress” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “strictia” bởi từ gốc “strictus” và một phần của từ “stringere” nghĩa là kéo căng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén.
- Từ thế kỷ 17, từ “stress” được sử dụng với ý nghĩa là “sự khổ cực – hardship”
(Hinkle, 1973), dùng để mô tả con người trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc
nỗi đau buồn) Từ này cũng là một phần của từ “destresse” và “estresce” trong tiếng Pháp cổ nghĩa là sự chật hẹp (narrowness), sự đàn áp (oppression).
- Stress: Sự căng thẳng, tâm trạng căng thẳng; Sự ép, nhấn
- Shock: Sự náo động đột ngột dữ dội của tâm trí hoặc tình cảm hoặc tình trạng cực
kỳ yếu (bị thương, bị đau cơ thể)
- Năm 1936, Hans Selye (Canada) mô tả stress theo thuật ngữ “Hội chứng Thích nghi chung” (GAS: General Adaptation Syndrome) qua ba giai đoạn:
Trang 2 Những cơ quan đối đầu với tác nhân gây stress sẽ lập tức đi vào trạng thái báo động (alert) qua một chuỗi những thay đổi sinh học phức tạp diễn ra như tăng
nhịp tim, thở nhanh và những triệu chứng khác
Giai đoạn hai là kháng cự (resistance) – cơ quan giữ được sự thức tỉnh trong
khi cơ thể hoạt động để chống lại và thích ứng kích thích đó
Những tác nhân gây stress tiếp tục làm dịu đi thời gian căng thẳng, cơ quan sẽ
tiến vào giai đoạn ba, gọi là kiệt sức (exhaustion) Thời kì này, cơ quan làm
giảm bớt sự nghiêm trọng và bắt đầu cảm nghiệm sự thay đổi của việc suy yếuhay ảnh hưởng của stress kéo dài như bệnh tim, huyết áp cao Nếu stresschấm dứt, giai đoạn ba sẽ dẫn đến sự chết đi của cơ quan nào đó Nghiên cứucủa Selye giúp chúng ta hiểu tác động ngắn hạn của những sự kiện gây stress
và những ảnh hưởng của stress đồng bộ
- Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng là: eustress (stress tích cực), neustress (stress trung tính) và dystress (stress có hại).
- Năm 1970, ông phân bốn loại: eustress (stress hữu ích), dystress (stress có hại), hyperstress (overstress: stress quá mức), and hypostress (understress: stress dưới
mức) Theo Selye, không phải tất cả các loại stress đều xấu; nhưng thường khi nói vềstress, đó là nói đến dystress
2 Định nghĩa:
- Stress là một hoàn cảnh hoặc một cảm xúc trải qua khi một người nhận thức rằng
“các yêu cầu vượt quá những khả năng bản thân và xã hội mà cá nhân có thể xoaysở” (Richard S Lazarus)
- Stress là một tình trạng gây khó chịu hoặc gây thương tổn về cảm xúc và tinhthần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích thích hoặc tình huống cực kỳkhó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ bên ngoài; và có thể ảnhhưởng tới sức khoẻ, dễ nhận thấy qua dấu hiệu: nhịp tim tăng, huyết áp cao, cơcăng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền
- Nói cách khác, stress là quá trình tương tác giữa khả năng đáp ứng của một cánhân với những đòi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường của họ Quátrình tương tác đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu về nhiều mặt tùy theo cácyếu tố điều tiết của cá nhân
- Cá tính typ A và cá tính typ B Người typ B có đặc điểm ngược lại với nhữngngười typ A Cách xử lý của typ A có bốn dạng chính sau đây:
1) Ý thức cao độ về sự khẩn cấp của thời gian: Luôn luôn vội vã, cố gắng làmnhiều việc trong một thời gian ngắn
2) Đố kỵ và hay gây gổ quá đáng: Ganh đua quá mức, khó thư giãn, dễ gây rahiềm khích
3) Hành động ôm đồm: Bắt tay vào nhiều việc một lúc khi thời gian không thíchhợp
Trang 34) Thiếu sự trù tính hợp lý: Không có kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu cầnthiết.
3 Nguyên nhân:
3.1 Stress xã hội:
- Những vấn đề của toàn cầu hóa, quá tải dân số, gia tăng tội phạm, suy thoái kinh
tế, thất nghiệp, thất học, hội nhập xã hội và tuân giữ các tiêu chuẩn xã hội, sự phânphối hàng hoá kinh tế và dịch vụ xã hội, sự quá tải thông tin và những biến động
xã hội, sự phân phối quyền lực cá nhân và điều khiển cá nhân, ô nhiễm môi trường(bụi, ồn, nóng…) tạo nên những xung đột xã hội và sự căng thẳng Có nhiềunhân tố liên kết giữa tình trạng sức khoẻ và các nhân tố gây stress trong xã hội
- Hassles (những phiền toái/ rắc rối nhỏ) như: mất chìa khoá, kẹt xe tạo nên stresscực độ và thường xuyên Hassles ít căng thẳng hơn stress do tai họa đột ngộtnhưng chúng dai dẳng hơn So sánh giữa hassles và những thay đổi lớn trong cuộcsống với bệnh tật, Lazarus và đồng nghiệp đã nhận thấy rằng mối quan hệ giữahassles và bệnh tật mạnh hơn Khi haless giảm xuống thì cuộc sống thoải máităng
3.2 Stress gia đình: Hình thành 1 đơn vị gia đình mới, có thành viên mới, chia lìa/
mất 1 thành viên trong gia đình, ly thân, ly dị, ngoại tình, mâu thuẫn giữa cácthành viên, bạo lực, xấu hổ vì bạn đời, xung đột tình dục
3.3 Stress nghề nghiệp: Các điều kiện lao động (quá tải, các quyết định của con
người, làm việc theo ca và dây chuyền, kỹ thuật); Vai trò lao động; Mối quan
hệ giữa các cá nhân; Sự phát triển nghề nghiệp; Cơ cấu tổ chức; Điểm giaonhau giữa gia đình và nghề nghiệp
- Năm 1995, Krantz đưa ra 10 nghề bị stress nhiều nhất tại Mỹ, theo thứ tự: Tổngthống, cứu hỏa, ban quản trị công ty, đua xe, tài xế taxi, bác sĩ phẫu thuật, phihành gia, sĩ quan cảnh sát, cầu thủ bóng đá, nhân viên điều hành hàng không
- Nghiên cứu (1997), cũng tại Mỹ, nhân viên bàn giấy bị stress nhiều hơn người laođộng chân tay Theo thứ tự nghề nghiệp, stress cao nhất ở người làm dịch vụ (tiếpviên nhà hàng…), sản xuất, bán lẻ, liên quan tài chính, vận chuyển
4 Các vấn đề tuổi trung niên:
4.1 Vấn đề xã hội:
- Hội chứng tổ trống
- Hội chứng thế hệ ở giữa
- Hội chứng người thừa
4.2 Vấn đề thay đổi sinh lý:
- Một số dấu hiệu thay đổi ngoại hình thường thấy ở tuổi này: bụng phệ; hói đầu; cơbắp mềm nhão; bắt đầu xuất hiện những nếp gấp ở mặt, cổ, cánh tay; dáng bắt đầucòng xuống
- Giác quan
Trang 4- Khả năng vận động có thể kém đi nhưng kết quả của hành động thì vẫn ổn định Thờigian phản ứng lại một kích thích tăng lên, nhưng tương đối ít và khó nhận ra.
- Sau 40 tuổi, một số gien bắt đầu suy giảm và có ảnh hưởng nhất định đến não bộ
Từ tuổi 50, hệ thần kinh bắt đầu lão hóa
- Mãn kinh Mãn dục nam Tình dục
4.3 Vấn đề về sự phát triển nhận thức:
- Trí tuệ:
+ Fluid Intelligence (tri thức mềm/trí tuệ lỏng) gồm trí nhớ, suy luận quy nạp,
định hướng không gian Khả năng suy luận quy nạp, định hướng không gian,tốc độ tri giác và ghi nhớ từ, bắt đầu giảm dần từ tuổi 25
+ Crystallized Intelligence (tri thức cứng/trí tuệ tinh luyện) gồm phán đoán, phân
tích, rút ra kết luận từ những thông tin dựa trên kinh nghiệm và kiến thức Khảnăng tính toán có xu hướng tăng cho đến 45 tuổi, rồi giảm cho đến 60 tuổi, vàbền vững trong suốt thời gian còn lại Khả năng diễn đạt tăng đến khoảng 40tuổi, và khá bền vững trong suốt thời gian còn lại (Schaie, 1994) Vì vậy, cáchọc giả và khoa học gia – công việc đặt nền trên một lượng kiến thức và kinhnghiệm – thường làm việc hiệu quả hơn trong những năm 40 – 50, thậm chí là
60 – 70 hơn là khi họ 20 tuổi (Labouvie-Vief, 1985; Dennis, 1966; Simonton,
1990) Như thế, theo một nghĩa nào đó, sự gia tăng crystallized intelligence đền bù cho sự suy giảm fluid intelligence
- Kinh nghiệm và các kỹ năng: Vào tuổi trung niên, khả năng “chuyên gia” trong
công việc sẽ bù đắp cho nhận thức bắt đầu suy giảm Họ không còn áp dụng cácphương thức, quy tắc một cách cứng nhắc, tuyệt đối, nhưng dựa vào kinh nghiệm,linh tính Kinh nghiệm cho họ các cách giải quyết khác nhau với cùng một vấn đề,làm tăng khả năng thành công của họ (Willis, 1996; Clark, 1998)
- Trí nhớ: Bao gồm trí nhớ tức thời (sensory memory), trí nhớ ngắn hạn (short-termmemory), và trí nhớ lâu dài (long-term memory) Trí nhớ lâu dài dường như giảm,còn trí nhớ tạm thời và trí nhớ ngắn hạn không giảm Tuy nhiên, sự sút giảm trínhớ trong thời trung niên tương đối ít, và hầu như có thể khắc phục được nhờ các
kỹ năng tư duy đa dạng
5 Cơ chế stress:
Xuất hiện một số rối loạn điển hình, cơ thể con người có phản ứng sinh học trước tácđộng của stress tâm lý Cả hệ thần kinh tự chủ và hệ thống trục: vỏ thượng thận,tuyến yên, đồi thị đều liên quan đến những phản ứng stress của cơ thể
5.1 Hệ thần kinh tự chủ:
Phần thần kinh trung ương kiểm soát chức năng của các tạng được gọi là hệ thần kinh
tự chủ (hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh dinh dưỡng, hệ thần kinh tạng) Hệ nàyđiều hòa HA động mạch, cử động và bài tiết dịch của ống tiêu hóa, bài tiết một sốhormone, co cơ bàng quang, tiết mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác, trong đó
có những hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thần kinh tự chủ và có những hoạt
Trang 5động phụ thuộc một phần vào hoạt động của hệ này Thông qua những hoạt động này,
hệ thần kinh tự chủ đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa nội môi và giúp cơ thểthích nghi với sự thay đổi của môi trường Hệ thần kinh tự chủ có các trung tâm nằm
ở tủy sống, thân não và vùng dưới đồi (hypothalamus) Các phần của vỏ não, đặc biệt
là vỏ hệ limbic có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh tự chủ Thường thì hệthần kinh tự chủ cũng hoạt động trên cơ sở các phản xạ tạng
Hệ giao cảm có 2 chuỗi hạch giao cảm ở hai bên cột tủy sống, 2 hạch trước cột sống(hạch tạng và hạch hạ vị) và các sợi thần kinh đi từ các hạch tới các tạng khác nhau.Các dây giao cảm xuất phát từ tủy ở các đốt từ lưng 1 (L1 hay D1_Dorsal) đến thắtlưng 2 (TL2 hay L2_Lumbar) tới các hạch, rồi từ các hạch tới các tạng hay mô mà nóchi phối
Từ tủy sống tới mô chịu kích thích có 2 nơron giao cảm: nơron trước hạch (sợi tiềnhạch) và nơron sau hạch (sợi hậu hạch) Thân của nơron tiền hạch nằm ở sừng bêncủa chất xám tủy sống và sợi trục đi ra theo rễ trước của tủy sống cùng với dây thầnkinh tủy sống, theo nhánh thông trắng tới hạch của chuỗi giao cảm Từ đây, sợi có thể
đi theo một trong 3 con đường sau:
1 Tạo synap với nơron hậu hạch nằm ở trong hạch đó
2 Đi lên trên hoặc đi xuống dưới để tạo synap trong một hạch khác của chuỗi hạch
3 Hoặc đi xa hơn trong chuỗi hạch và qua các sợi giao cảm lan tỏa khỏi chuỗi hạch
Sự phân bố thần kinh giao cảm tới tạng phụ thuộc vào vị trí hình thành nên tạng lúccònlà bào thai Ví dụ: tim nhận nhiều sợi giao cảm xuất phát từ đốt sống cổ vì tim cónguồn gốc từ cổ của bào thai, các tạng trong ổ bụng nhận các sợi giao cảm từ cácđoạn thấp của ngực vì phầnlớn ruột là xuất phát từ khu vực này Các sợi giao cảmkhông phân bố giống như các sợi thần kinh tủy bắt nguồn từ cùng một đốt tủy sống
Ví dụ: các sợi giao cảm xuất phát từ đốt L1 thường đi lên theo chuỗi hạch tới đầu; từđốt L2 tới cổ; từ L7, L8, L9, L10 và L11 tới bụng; từ L12, TL1, TL2 tới chi dưới.Các sợi giao cảm tận cùng ở tủy thượng thận đi thẳng từ sừng bên chất xám tủy sống
mà không dừng và tạo synap ở đâu cả Tại tủy thượng thận, chúng tận cùng trực tiếp
ở các nơron đã biến đổi thành các tế bào bài tiết adrenalin và noradrenalin vào máu
Về mặt bào thai học thì các tế bào này có nguồn gốc là mô thần kinh và tương tự nhưnơron hậu hạch giao cảm Chúng có các sợi thần kinh thô sơ và chính các sợi này bàitiết các hormone trên
Khi phần lớn hệ giao cảm cùng hưng phấn mạnh thì gây ra huyết áp tăng, lượng máuđến các cơ tăng, trong khi lượng máu đến ống tiêu hóa, thận và một số cơ quan không
Trang 6cần thiết giảm; chuyển hóa tế bào toàn thân, glucose huyết, phân giải glycogen ở gan,lực co cơ, hoạt động tâm thần… đều tăng Tất cả những tác dụng trên cộng lại làmcho cơ thể có khả năng hoạt động mạnh hơn rất nhiều so với bình thường Các stresstâm lý và thể xác thường kích thích hệ giao cảm nên người ta cho rằng mục đích của
hệ giao cảm là làm tăng hoạt động của cơ thể trong trạng thái stress và đấy là đáp ứngvới stress của hệ giao cảm Hiện tượng này được gọi là phản ứng báo động, là phảnứng chiến đấu hay phản ứng rút lui (tùy biểu hiện trụ lại để chiến đấu hoặc bỏ chạy)
Tác dụng của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan
Cơ quan Tác dụng của hệ giao cảm Tác dụng của hệ phó giao cảm
Mắt:
- Cơ thể mi
GiãnGiãn nhẹ (nhìn xa)
Co
Co rút (nhìn gần)Tuyến mũi, nước mắt,
mang tai, dưới hàm, dạ
GiãnGiảm nhịp, giảm lực coPhổi:
- Cơ thắt
Tăng trương lựcGiảm nhu động và trương
lực
GiãnTăng nhu động và trương lực
CoGiãn
Co (α)Giãn (β2)Giãn (cholinergic)
Không có tác dụng
-Máu:
- Glucose, lipid
TăngTăng
-
Trang 7-Cơ quan Tác dụng của hệ giao cảm Tác dụng của hệ phó giao cảm
Bài tiết của tủy thượng
thận
- Tình trạng stress, chấn thương, luyện tập gắng sức sẽ làm tăng bài tiết GH.
5.2.2 Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận (ACTH: Adreno Corticotropin
Hormone):
- Chức năng:
+ Tăng sinh lên cấu trúc (lớp bó và lớp lưới làm tăng bài tiết cortisol và andrgen)
và chức năng của vỏ thượng thận (tăng tổng hợp và bài tiết hormone do hoạthóa các enzym proteinkinase A);
+ Tăng quá trình học tập và trí nhớ và tăng cảm xúc sợ hãi;
+ Kích thích tế bào sắc tố sản xuất melanin
- Nồng độ ACTH được điều hòa theo nhịp sinh học Trong ngày, nồng độ ACTHcao nhất vào khoảng từ 6-8 giờ sáng, sau đó giảm dần và thấp nhất vào khoảng 23giờ, rồi lại tăng dần về sáng
- Bình thường, nồng độ ACTH trong huyết tương vào buổi sáng khoảng 10-50pg/ml
- Khi bị stress, nồng độ tăng rất cao, có thể lên tới 600 pg/ml Ở người Việt Nam
trưởng thành (lấy máu lúc 08 giờ 30 sáng trên nam giới khỏe mạnh), nồng độACTH là 9,7773 ± 4,599 pg/ml
5.2.3 Hormone tuyến giáp (T3: Triiodothyronin và T4: Tetraiodothyronin):
- Chức năng:
+ Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: Tăng tốc độ phát triển, Thúc đẩy sự trưởngthành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khisinh);
+ Tác dụng lên chuyển hóa tế bào: Tăng chuyển hóa cơ sở từ 60-100%, tăng tốc
độ các phản ứng hóa học, Tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp nănglượng, tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng);
Trang 8+ Tác dụng lên chuyển hóa glucid: Tăng nhanh thoái hóa glucose ở các tế bào;Tăng phân giải glycogen; Tăng tạo đường mới; Tăng hấp thu glucose ở ruột;Tăng bài tiết insulin.
+ Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Tăng htoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ; Tăng oxyhóa acid béo tiến độ ở mô; Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ởhuyết tương
+ Tác dụng lên chuyển hóa protein: Khi T3, T4 được bài tiết qua nhiều, các khoprotein dự trữ bị huy động và giải phóng acid amin vào máu
+ Tác dụng lên chuyển hóa vitamin: Tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin
+ Tác dụng lên hệ thống tim mạch:
Tác dụng lên mạch máu: Tăng chuyển hóa tăng tiêu thụ oxy tăng giảiphóng các sản phẩm chuyển hóa làm giãn mạch tăng lượng máu đến
mô tăng lưu lượng tim (có thể đến 60%);
Tác dụng lên nhịp tim: Kích thích trực tiếp lên cơ tim tăng nhịp tim vàlàm tim đập mạnh hơn;
Tác dụng lên huyết áp: Tim đập nhanh và mạnh hơn HA tâm thu có thểtăng từ 10 – 15 mmHg; Do giãn mạch HA tâm trương giảm
+ Tác dụng lên hệ thống thần kinh – cơ:
Tác dụng lên thần kinh trung ương: Kích thích sự phát triển cả về kíchthước và về chức năng của não, ưu năng tuyến giáp lại gây trạng thái căngthẳng và khuynh hướng rối loạn tâm thần như lo lắng quá mức, hoangtưởng, mệt mỏi, khó ngủ
Tác dụng lên chức năng cơ: Tăng nhẹ làm cơ tăng phản ứng, nhưng nếutăng nhiều thì cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ
+ Tác dụng lên cơ quan sinh dục: Bài tiết quá nhiều gây bất lực, ít kinh, vô kinh,giảm dục tính
- Khi stress, nồng độ T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều.
5.2.4 Hormone vỏ thượng thận: Gồm nhóm hormone chuyển hóa đường (cortisol),
nhóm hormone chuyển hóa muối nước (aldosteron) và nhóm hormone sinh dục(androgen)
Trang 9+ Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ tăng nồng
độ acid béo tự do trong huyết tương; tăng oxy hóa acid béo tự do ở tế bào đểtạo năng lượng
+ Tác dụng chống viêm
+ Tác dụng chống dị ứng
+ Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch
- Tác dụng chống stress:
+ Trong tình trạng stress, ngay lập tức nồng độ ACTH tăng trong máu, sau đó vàiphút sự bài tiết cortisol cũng tăng lên cơ thể chống lại được các stress và
đây là tác dụng có tính sinh mạng.
+ Những loại stress có tác dụng làm tăng nồng độ cortisol thường gặp là chấnthương, nhiễm khuẩn cấp, quá nóng hoặc quá lạnh, phẫu thuật, tiêm các chátgây hoại tử dưới da, hầu hết các bệnh gây suy nhược, sự căng thẳng thần kinhquá mức
+ Cơ chế chống stress của cortisol vẫn chưa rõ Người ta cho rằng có lẽ cortisolhuy động nhanh chóng nguồn acid amin và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng
và nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất khác, bao gồm glucose là chất rấtcần cho mọi tế bào hoặc một số hợp chất như purin, pyrimidin, creatinphosphat là những chất rất cần cho sự duy trì đời sống tế bào và sinh sản của tếbào mới
+ Một giả thuyết khác lại cho rằng cortisol làm tăng vận chuyển nhanh dịch vào
hệ thống mạch nên giúp cơ thể chống lại tình trạng shock
5.2.5 Hormone tủy thượng thận: Gồm Dopamin, Noradrenalin và Adrenalin.
- Chức năng:
+ Tác dụng của adrenalin: Tim đập nhanh, tăng lực co bóp của cơ tim; Co mạchdưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận và mạch cơ vân tăng HA tốiđa; Giãn cơ trơn ruột non, tử cung, phế quản, bàng quang, giãn đồng tử; Tăngmức chuyển hóa của toàn bộ cơ thể tăng hoạt động và sự hưng phấn của cơthể; Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ tăng giải phóngglucose vào máu
+ Tác dụng của noradrenalin: Giống adrenalin, nhưng tác dụng trên mạch máuthì mạnh hơn, tăng cả HA tối đa và cả HA tối thiểu, do làm co mạch toàn thân.Các tác dụng lên tim, lên cơ trơn, đặc biệt là tác dụng lên chuyển hóa thì yếuhơn
- Khi stress, lạnh, đường huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tủy
thượng thận tăng bài tiết cả 2 hormone này
- Nồng độ adrenalin trong máu ở điều kiện cơ sở là 170 – 520 pmol/l, còn nồng độnoradrenalin là 0,3 – 28 nmol/l
6 Triệu chứng:
Trang 106.1 Sinh lý:
- Làm rối loạn các quá trình trao đổi chất, làm thay đổi các quá trình sinh hóa, dẫnđến các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, vi trùng, vi rút) có nhiều cơ hội thâmnhập gây bệnh hay truyền bệnh;
- Khởi động hay thúc đẩy một tác nhân gây bệnh đã có nay có điều kiện sinh sôihay hoạt động trở lại gây bệnh;
- Làm duy trì một quá trình bệnh lý đang diễn ra, làm chậm lại quá trình khỏibệnh”
- Có thể kể đến một số ảnh hưởng sinh lý như: Nhịp tim và huyết áp tăng, căng cơ,hơi thở gấp, đau đầu, có thể gây xảy thai và gây nên những biến chứng xấu chothai nhi, béo phì, đau lưng; mắc một số bệnh mãn tính (ung thư, tim mạch, tai biếnmạch máu não, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hen, tiểu đường, loét, rối loạn tiêuhóa, da liễu, hội chứng trước kinh kỳ, giảm khả năng chữa trị bệnh ) Bệnh có thểxuất hiện ngay sau khi bị stress tiêu cực tấn công hoặc sau một thời gian dài mắcstress tiêu cực
6.2 Rối loạn cảm xúc và thay đổi ứng xử:
- Stress làm cho người ta cảm thấy mình tách hẳn các sự việc chung quanh, bất cần;khó chịu, nóng nảy, mất kiên nhẫn và bứt rứt, không thể nào thư giãn; cảm thấy bị
áp đảo, mọi thứ dường như trở nên khó khăn hơn; đôi khi khóc mà không cónguyên nhân; dễ bị tức giận hay tổn thương, quá nhạy cảm đối với những gì người
ta nói ra; cảm thấy không an toàn và chỉ muốn ở những nơi quen thuộc với cáccông việc thường nhật; dễ xúc động hay lo lắng thái quá
- Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy những người bị stress thường thay đổi cungcách ứng xử: tính khí hay thay đổi và có những hành động phi lý đến mức khó tin
Họ ứng xử như đang bị ám ảnh bởi một điều gì đó; cung cách ứng xử thái quá và
vô độ: dễ gây gỗ, luôn cảm thấy người khác đáng trách; không cảm thấy hạnhphúc, cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng; cứ phải nói về chuyện đó liên tục
6.3 Giảm sút hoạt động nhận thức:
- Về trí tuệ: giảm rõ tư duy phê phán, phân bố chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ,quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lỳ
- Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ,cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác Rối loạn cảm giác vận động, tưthế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn sự hiệp đồng động tác
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các cán bộ quản lý khi bị stress đều giảm mức chú ý,trí nhớ ngắn hạn và tư duy một cách đáng kể
7 Cách nhận biết stress:
7.1 Stress kinh niên:
- Những người bị stress kinh niên do công việc gây ra dễ kiệt sức cả về tinh thần vàthể xác Họ luôn có cảm giác phải hoàn thành mục tiêu không khả thi và thực hiệnnhững nhiệm vụ khó khăn
Trang 11- Đây là hậu quả của một quá trình do sự căng thẳng triền miên và sự kiệt sức đươngnhiên sẽ đến với bệnh nhân.
- Bất cứ ai bị cũng có thể stress vì công việc
- Sức ép công việc ngày càng lớn, đòi hỏi trong công việc ngày càng cao, hơn nữa tìmđược một công việc ngày càng khó những vấn đề này dường như ai cũng gặp phảitrong suốt quá trình làm việc của mình
- Hơn thế, trong những ngành nghề đòi hỏi cao như ngành y, công nghệ, kinh doanh nhân viên luôn phải phấn đấu để hoàn thiện mình, để giữ vững được vị trí và đểthăng tiến Những người làm việc trong lĩnh vực này có nguy cơ mắc bệnh stresscao hơn so những lĩnh vực khác
7.2 Mệt mỏi – Dấu hiệu của stress:
Có rất nhiều biểu hiện của bệnh stress Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là mệtmỏi Tiếp đó, người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác Họ mất khảnăng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận Những biểu hiện này kéo dài triềnmiên, chắc chắn những người này đã mắc stress
7.3 Nhận biết dấu hiệu của bệnh:
Làm sao để biết được khi nào là mệt mỏi thông thường và khi nào mệt mỏi cảnh báobệnh stress Những dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết được căn bệnh này:
- Hay mệt mỏi và thường rất khó dậy vào buổi sáng
- Có cảm giác ngày càng phải làm việc nhiều trong khi kết quả ngày càng tồi tệ
- Có cảm giác rằng những nỗ lực trong công việc của mình không được mọi ngườichú ý
- Thỉnh thoảng quên những cuộc hẹn
- Hay cáu giận
- Ít gặp người thân và bạn bè thân thiết
Không phải ai cũng có đầy đủ những dấu hiệu này Điều quan trọng là chúng ta hãybiết lắng nghe cơ thể mình
8 Ứng phó với stress:
- Stress tự nó không phải là xấu Nó chỉ xấu khi người ta chọn lựa cách ứng phókhông tốt Khi có ứng phó tốt, stress trở thành nguồn động lực thúc đẩy sự pháttriển Theo Marios Kyriazis, khi stress vừa phải và tích cực, nó giúp củng cốnhững cơ chế tự vệ tự nhiên và giúp cơ thể bảo vệ trước những căn bệnh như: suygiảm trí nhớ, viêm khớp và bệnh tim; giúp làm trẻ hóa các tế bào [101]
- Stress do nhiều tác nhân khác nhau gây nên và “tính chất gây bệnh của stress tiêu cực phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin của nó và kỹ năng chống stress của mỗi cá nhân” Vì thế, việc ứng phó với stress cũng không thể bằng một cách thức
duy nhất Mặt khác, yếu tố gây stress được điều tiết bởi từng mỗi cá nhân khác nhau;
do đó, cách ứng phó cũng không giống nhau nơi mỗi cá nhân Theo Chiriboga &