1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngữ âm tiếng Lộc Hà Hà Tĩnh (Luận án tiến sĩ)

161 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Ngữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà TĩnhNgữ âm tiếng Lộc Hà Hà Tĩnh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án dựa trên các số liệu, tư liệu

là khách quan, khoa học và chưa được các tác giả khác công bố

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Lệ Hằng

Trang 4

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án 10

5 Tư liệu nghiên cứu 15

6 Đóng góp của luận án 15

7 Bố cục của luận án 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 16

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt 16

1.1.1 Đối với các nghiên cứu của học giả nước ngoài 16

1.1.2 Đối với các tác giả trong nước 20

1.2 Các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài 23

1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu phương ngữ hiện nay 30

1.4 Cơ sở nhận diện, miêu tả phương ngữ, thổ ngữ 36

1.4.1 Ngữ âm học (phonetics) 36

1.4.2 Âm vị học (phonology) 40

1.4.3 Âm tiết và các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt 41

1.5 Vài nét về vùng đất Lộc Hà 43

1.5.1 Đặc điểm lịch sử - xã hội vùng đất Lộc Hà 44

1.5.2 Tiếng Lộc Hà 44

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG LỘC HÀ 46

2.1 Dẫn nhập 46

2.2 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Nội 51

2.3 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Tĩnh 52

2.4 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Lộc Hà 53

CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM VẦN TIẾNG LỘC HÀ 72

Trang 5

2

3.1 Dẫn nhập 72

3.2 Mô tả đặc điểm ngữ âm vần Lộc Hà 76

3.2.1 Đặc điểm các loại vần không có âm đệm 79

3.2.2 Đặc điểm các loại vần có âm đệm 102

CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIỂM THANH ĐIỆU TIẾNG LỘC HÀ 108

4.1 Dẫn nhập 108

4.1.1 Nhận xét chung về thanh điệu tiếng Việt 108

4.2.1 Hệ thống thanh điệu Thịnh Lộc 117

4.2.2 Hệ thống thanh điệu An Lộc 120

4.2.3 Hệ thống thanh điệu Thạch Kim 122

4.2.4 Hệ thống thanh điệu Thạch Châu 124

4.3 Khái quát hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà 127

4.4 So sánh hệ thống thanh điệu tiếng Lộc Hà với tiếng Hà Tĩnh, Tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An) và tiếng Hà Nội 129

4.4.1 So sánh hệ thống thanh điệu tiếng Lộc Hà với tiếng Hà Tĩnh trung tâm 129

4.4.2 So sánh hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà với hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội 131

4.4.3 So sánh hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà với hệ thống thanh điệu Bắc Trung Bộ 132

4.5 Quá trình biến đổi lịch sử thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà 138

4.5.1 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ 138

4.5.2 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Trung Bộ 139

4.5.3 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng HTTT và các thổ ngữ Lộc Hà 140

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

Trang 6

NNTD : ngôn ngữ toàn dân

PÂĐ : phụ âm đầu

Trang 7

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt

Bảng 2.2 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội

Bảng 2.3 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Tĩnh (vùng TTTP)

Bảng 2.4 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Lộc Hà

Bảng 2.5 So sánh các thông số âm học của 3 loại phụ âm /d/, // và /z/

Bảng 3.1 Danh sách các vần mở tiếng Lộc Hà

Bảng 3.2 Đặc điểm ngữ âm của các vần mở tiếng Lộc Hà

Bảng 3.3 Thực trạng và các biến thể vần mở không có âm đệm tại Lộc Hà

Bảng 3.4 Thực trạng và các biến thể vần nửa mở không âm đệm của tiếng Lộc Hà Bảng 3.5 Các vần nửa khép không có âm đệm trong tiếng Lộc Hà

Bảng 3.6 Tình hình phát âm các vần nửa khép không âm đệm tại các ĐĐT ở Lộc

Bảng 3 7 Danh sách các vần khép không âm đệm trong tiếng Lộc Hà

Bảng 3.8 Các biến thể vần khép không âm đệm trong tiếng Lộc Hà

Bảng 3.9 Thực trạng phát âm các vần mở có âm đệm của tiếng Lộc Hà

Bảng 3.10 Thực trạng và các biến thể vần nửa mở có âm đệm của tiếng Lộc Hà Bảng 3.11 Danh sách các vần nửa khép có âm đệm trong tiếng Lộc Hà

Bảng 3.12 Tình hình phát âm các vần nửa khép có âm đệm ở các ĐĐT huyện Lộc

Hà - Hà Tĩnh

Bảng 3.13 Các vần khép có âm đệm trong tiếng LH-HT

Bảng 3.14 Tình hình phát âm các vần khép có âm đệm ở Lộc Hà

Bảng 4.1 Hệ thống 8 thanh điệu tiếng Việt theo cách phân loại truyền thống

Bảng 4.2 Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ (giọng Hà Nội)

Bảng 4.3 Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng HTTT

Bảng 4.4 Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Thịnh Lộc

Bảng 4.5 Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng

An Lộc

Trang 8

Bảng 4.10 Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An)

Bảng 4.11 Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn

và các thổ ngữ Lộc Hà

Bảng 4.12 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ Bảng 4.13 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn

Bảng 4.14 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng HTTT

Bảng 4.15 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng Thịnh Lộc

Bảng 4.16 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng An Lộc

Trang 9

6

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1 Máy ghi âm số chuyên dụng ZOOM H2N

Hình 0.2 Các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà bằng chương trình WIN CECIL

Hình 0.3 Các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình SA

Hình 0.4 Các thông số âm học của các âm tiết tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình PRAAT

Hình 2.1 Dạng sóng âm giữa phụ âm /b/ và //

Hình 2.2 Phụ âm // trong âm tiết ba /a/

Hình 2.3 Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ phụ âm // trong âm tiết /a/ Hình 2.4 Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ nửa đầu âm tiết /da/

Hình 2.5 Dạng sóng âm, ảnh phổ với cấu trúc formant của 3 phụ âm /d/, // và / z / tiếng Việt

Hình 2.6 Dạng sóng âm, ảnh phổ, cường độ của các âm tiết /a/, /a/, /sa/

Hình 2.7 Dạng sóng âm, cường độ và ảnh phổ của phụ âm /Ɂ/ trong âm tiết ăn

Hình 2.8 Dạng sóng âm, F0, cường độ, ảnh phổ của nửa đầu âm tiết /Ɂɛƞ/

Hình 3.1 Thông số âm học của vần không có âm đệm /-an/ trong âm tiết LAN /lan/

so sánh với vần có âm đệm /-wan/ trong từ LOAN /lwan/

Hình 3.2 Dạng sóng âm, diễn tiến formant thứ nhất (F1) và thứ 2 (F2) âm tiết BÈ Hình 3.3 Dạng sóng âm, cường độ, diễn tiến F1 và F2 của âm tiết CỎ

Hình 3.4 Thông số âm học của từ “anh”

Hình 3.5 Thông số âm học của âm tiết “anh”

Hình 3.5 Thông số âm học của âm tiết “anh”

Hình 3.6 Thông số âm học của vần /e/

Hình 3.7 Thông số âm học của từ “xong”

Hình 3.8 Thông số âm học của từ “ông”

Hình 3.9 Thông số âm học của vần /ɛk/

Hình 3.10 Thông số âm học của từ ếch /Ɂek/ với vần /-ek/

Hình 3.11 Thông số âm học của từ học /hɔk/ với vần /-ɔk

Hình 3.12 Thông số âm học của từ ốc /Ɂok/ với vần /-ok/

1

3

Trang 10

7

Hình 4.1 Âm tiết “ta” trong cách phát âm tiếng Lộc Hà

Hình 4.2 Sóng âm, các xung thanh môn, ảnh phổ của thanh 3 tiếng HTTT

Hình 4.3 Sóng âm, các xung thanh môn, ảnh phổ của thanh 4 tiếng HTTT

Hình 4.4 Sóng âm và thanh phổ của âm tiết “tá” trong thổ ngữ Thịnh Lộc

Hình 4.5 Sóng âm và thanh phổ của âm tiết “tả” trong thổ ngữ Thịnh Lộc

Hình 4.6 Đồ thị F0 của thanh điệu tiếng An Lộc được phân tích bằng chương trình

Hình 4.12 Đồ thị 5 thanh điệu phương ngữ Bắc Trung Bộ

Hình 4.13 Đồ thị F0 các thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn

Hình 4.14 Đặc trưng âm học của 5 thanh tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An) được phân tích theo chương trình PRAAT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội

Sơ đồ 4.2 Đồ thị F0 5 thanh điệu tiếng Hà Tĩnh (vùng trung tâm - thành phố Hà Tĩnh)

Sơ đồ 4.3 Hệ thống thanh điệu Thịnh Lộc

MỞ ĐẦU

Trang 11

8

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất trên mọi miền đất nước

từ Bắc tới Nam, từ miền xuôi lên miền ngược Đặc điểm này rõ ràng là một lợi thế, không phải đất nước nào, ngôn ngữ nào cũng có được Bên cạnh tính thống nhất đó còn tồn tại những khác biệt Sự khác biệt nằm ngay trong các phương ngữ ở mỗi vùng miền khác nhau tạo nên tính đa dạng của tiếng Việt Chúng ta vẫn thường nghe nói tiếng Hà Nội, tiếng Nghệ Tĩnh, tiếng Huế, tiếng miền Nam, tiếng Nghi Lộc (Nghệ An) hay tiếng Hội An (Đà Nẵng) v.v, tất cả đều nhằm biểu hiện sự khác nhau trong cách nói, đặc trưng ngôn ngữ của mỗi vùng, miền Đó là sự khác nhau về tiếng nói, cách nói của mỗi vùng, mỗi địa phương mà chúng ta thường quen gọi là phương ngữ (dialect), phương ngôn hay thổ ngữ (patois) Có thể xác định ranh giới phương ngữ nhưng rất khó để chúng ta có thể thống kê tiếng Việt có bao nhiêu thổ ngữ và cách phân định ranh giới của chúng

Lộc Hà là một địa phương có giọng nói khá đặc biệt trong tương quan với tiếng Việt toàn dân và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung Nét đặc biệt của tiếng Lộc

Hà không chỉ được cảm nhận qua thính giác của người dân địa phương Hà Tĩnh mà còn qua các giai thoại dân gian và một số công trình nghiên cứu văn hóa, dân tộc, lịch sử,… Giọng nói của người dân nơi đây có những khác biệt rõ nét so với giọng nói của nhân dân các huyện khác Một số làng, một số xã ở trên địa bàn huyện có những giọng nói riêng biệt khác nhau khiến cho du khách khi đến đây cảm thấy rất hiếu kì

và khó hiểu Do những nét khác lạ và đặc biệt như thế nên chúng tôi chọn tiếng Lộc

Hà làm đối tượng nghiên cứu của luận án này Chúng tôi muốn tìm hiểu về giọng của người dân nơi đây như một cách tìm hiểu về những nét độc đáo trong ngôn ngữ và văn hóa của Hà Tĩnh nói chung và của huyện Lộc Hà nói riêng

Phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu, song, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về tiếng địa phương Lộc Hà, đặc điểm ngữ âm tiếng Lộc Hà Do những đặc điểm riêng về lãnh thổ, địa lí, lịch sử, dân cư, tiếng Lộc Hà được đánh giá là có đặc trưng giọng nói cao hơn hẳn so với nhiều tiếng địa phương lân cận khác ở Hà Tĩnh cũng như trong cả khu vực Nghệ Tĩnh

Do đó, chúng tôi muốn nghiên cứu ngữ âm của tiếng Lộc Hà để tìm hiểu những tương đồng và đặc biệt là những nét khác biệt giữa giọng nói ở Lộc Hà với hệ thống ngữ

Trang 12

Luận án hướng đến mục tiêu:

- Miêu tả những đặc điểm ngữ âm – âm vị học của tiếng Lộc Hà bao gồm hệ thống

phụ âm đầu, hệ thống vần, và hệ thống thanh điệu

- Chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm giữa tiếng Lộc Hà với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Hà Tĩnh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với các mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Tiến hành điều tra điền dã thu thập tư liệu ngữ âm một số thổ ngữ tiêu biểu trên địa bàn huyện Lộc Hà

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngữ âm các thổ ngữ Lộc Hà

- Phân tích tư liệu ngữ âm tiếng Lộc Hà: a) Phân tích bằng cảm thụ thính giác các đặc điểm ngữ âm – âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà; b) Phân tích bằng các phần mềm máy tính đặc điểm ngữ âm - âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà;

- Miêu tả hệ thống ngữ âm phụ âm đầu, hệ thống vần và hệ thống thanh điệu các đặc điểm ngữ âm - âm vị học của các thổ ngữ Lộc Hà

- Xác định các đặc điểm giống và khác nhau giữa hệ thống phụ âm đầu, vần các thổ ngữ Lộc Hà trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân và PNNT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ngữ âm tiếng Lộc Hà - Hà Tĩnh

ở ba phần: Hệ thống phụ âm đầu, hệ thống vần và hệ thống thanh điệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu ngữ âm tiếng Lộc Hà - Hà Tĩnh ở một số thổ ngữ tiêu biểu trên địa bàn huyện Lộc Hà, cụ thể ở đây là các xã: An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Châu, Thạch Kim Sở dĩ chúng tôi chọn các điểm điều tra nghiên cứu như vậy bởi đây được cho là bốn xã có những đặc điểm ngữ âm đặc trưng đại diện cho vùng địa lí gần biển và xa biển dựa trên cảm nhận thính giác của người dân địa phương,

Trang 13

10

của người nghiên cứu cũng như dựa trên các tư liệu nghiên cứu từ trước về phương ngữ Nghệ Tĩnh

- Địa điểm điều tra

Địa điểm điều tra (ĐĐT), gồm 4 điểm là các địa bàn: xã An Lộc, xã Thịnh

Lộc, xã Thạch Kim và xã Thạch Châu

- Tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác viên (CTV)

+ CTV là những người sinh ra và đã sống liên tục ở địa phương từ 2 đến 3 đời

Về độ tuổi là những người từ 30 đến 50 tuổi, không đi làm ăn ở nơi khác Do vậy họ được xem là những người bảo lưu ngôn ngữ của mình, không bị pha trộn, có giọng nói được người địa phương xác định và công nhận là đúng “chất giọng” của tiếng Lộc

+ Đối tượng điều tra, ghi thu là các phát âm mẫu của 24 cộng tác viên, gồm 12 nam và 12 nữ ở tại 4 điểm điều tra (ĐĐT)

- Kết quả ghi âm

Tổng số dữ liệu âm thanh thu thập được của 24 CTV gồm 24 File dữ liệu âm thanh có dung lượng ghi âm là 26 MB (có văn bản kèm theo)

Đó là nguồn dữ liệu phục vụ cho việc phân tích đặc điểm ngữ âm của tiếng Lộc Hà cả về mặt cảm thụ thính giác và phân tích thực nghiệm

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trên chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Điều tra điền dã:

a) Nghe và cảm thụ bằng thính giác, ghi lại bằng kí hiệu phiên âm quốc tế IPA theo các bảng từ các thổ ngữ ở Lộc Hà

b) Tiến hành ghi âm bằng máy ghi âm kĩ thuật số

 Hình thức ghi âm: Có 2 hình thức ghi dữ liệu âm thanh đối với mỗi CTV:

+ CTV đọc 2 bảng từ âm tiết tách biệt (xem Phụ lục) phục vụ phân tích các thông

số âm học của phụ âm đầu, vần và thanh điệu

+ CTV được ghi âm tự do phục vụ cho các mục đích nghiên cứu lời nói tự nhiên

 Phương tiện ghi âm

Trang 14

11

Hình 0.1 Máy ghi âm số chuyên dụng ZOOM H2N

Chúng tôi sử dụng máy ghi âm số chuyên dụng: ZOOM H2N của hãng ZOOM JAPAN Mẫu ghi âm 41.100 Hz, 16 bit Các file ghi âm có dạng wav

4.2 Phương pháp phân tích các đơn vị âm thanh bằng các chương trình bằng máy tính

Tư liệu ghi âm được phân tích những đặc điểm ngữ âm bằng các chương trình máy tính sau:

- Chương trình WIN CECIL: Chương trình do tổ chức SIL Hoa Kỳ thực hiện WIN CECIL có thể phân tích được các thông số âm học của các yếu tố ngôn điệu ngôn ngữ Chương trình này đặc biệt thích hợp để nghiên cứu thanh điệu và ngữ điệu trong các ngôn ngữ đơn lập đơn tiết như tiếng Việt Trong luận án này chúng tôi sử dụng chương trình WIN CECIL để phân tích và miêu tả các thông số âm học của hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà

Hình 0.2 Các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà bằng

chương trình WIN CECIL

Trang 15

12

Trên đây là các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà: 1 Dạng sóng âm,

2 Cường độ, 3 Sự thay đổi trong cấu âm, 4 Thanh điệu dạng thô, 5 Thanh điệu số hóa dạng tương đối hoàn chỉnh, 6 Thanh điệu dạng hoàn chỉnh

- Chương trình SA (Speech analyzer 3.1.0) Chương trình phân tích tiếng nói SA cho phép chúng ta phân tích các thông số âm học của các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn của tiếng nói Dưới đây là các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình SA: 1 Dạng sóng âm, 2 Ảnh phổ (Spectrogram), 3 F0 (thanh điệu), 4 Cường độ, 5 Phổ đồ (Spectrum)

Trang 17

14

Hình 0.4 Các thông số âm học của các âm tiết tiếng Thịnh Lộc được phân

tích bằng chương trình PRAAT

1 Hình 1: Dạng sóng âm và các đường sọc chỉ các xung thanh môn

2 Hình 2: Ảnh phổ , F0, Cường độ, cấu trúc formant (F1, F2, F3)

Trong luận án này chúng tôi phân tích hệ thống vần thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà theo các thông số âm học (định lượng) F0 tính bằng tấn số thanh cơ bản tính bằng Hezt (Hz), trường độ tính bằng ms (mili giây= 0,001ms), cường độ tính bằng

dB, Formant tính bằng Herzt (Hz)

4.3 Phương pháp miêu tả ngữ âm - âm vị học

Phương pháp miêu tả ngữ âm - âm vị học áp dụng các thao tác cơ bản trong miêu tả các đặc điểm cấu âm và âm học hệ thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu các thổ ngữ tiếng Lộc Hà

Trang 18

15

5 Tư liệu nghiên cứu

Luận án dựa trên tư liệu nghiên cứu là những ghi chép điền dã dựa trên cảm thụ thính giác và những tư liệu phân tích trên cơ sở dữ liệu số hóa ngữ âm các thổ ngữ ở Lộc Hà Cơ sở dữ liệu số hóa gồm các file âm thanh (định dạng Wav (dùng cho SA

và PRAAT) và Utt (dùng cho WIN CECIL) ghi âm phát âm của các nghiệm viên theo bảng từ về phụ âm đầu, vần và thanh điệu các thổ ngữ, danh sách các nghiệm viên (xem phụ lục)

6 Đóng góp của luận án

Luận án có một số đóng góp sau đây:

Thứ nhất, miêu tả các đặc điểm ngữ âm - âm vị học hệ thống phụ âm đầu, vần

và thanh điệu các thổ ngữ tiếng Lộc Hà dựa trên cảm thụ thính giác và kết quả phân tích bằng các chương trình máy tính

Trong luận án này, lần đầu tiên những miêu tả ngữ âm - âm vị học của tiếng Lộc Hà được miêu tả một cách chính xác nhờ được phân tích theo các thông số âm học bằng các chương trình phân tích tiếng nói

Thứ hai, luận án chỉ ra những đồng nhất và khác biệt trong hệ thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu của các thổ ngữ Lộc Hà trong mối quan hệ với hệ thống ngữ âm

- âm vị học của ngôn ngữ toàn dân và PNNT

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm

4 chương:

Chương I Tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt và cơ sở lí

thuyết của luận án Chương II Đặc điểm phụ âm đầu tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh

Chương III Đặc điểm vần tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh

Chương IV Đặc điểm thanh điệu tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh

Trang 19

16

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt

Phương ngữ (PN) tiếng Việt đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu ngoài và trong nước quan tâm đến từ lâu Ngay những năm đầu thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào PN tiếng Việt và những vấn đề liên quan đến phương ngữ tiếng Việt (PNTV) Một trong những vấn đề nổi bật mà hầu như nhà nghiên cứu nào cũng quan tâm đến đầu tiên khi nghiên cứu về PNTV, đó là vấn đề miêu tả đặc điểm các phương ngữ và phân vùng các phương ngữ tiếng Việt ở Việt Nam

1.1.1 Đối với các nghiên cứu của học giả nước ngoài

Đối với các học giả nước ngoài, chúng tôi thấy trong các công trình nghiên cứu của họ nổi lên có ba mục tiêu tiếp cận (khuynh hướng) chủ yếu sau:

a) hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề phân chia các vùng phương ngữ của tiếng Việt; b) hướng nghiên cứu PN gắn với việc tìm hiểu lịch sử và tiến trình phát triển của tiếng Việt, và c) hướng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu đặc điểm ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp của các PN, thổ ngữ tiếng Việt ở những vùng, miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam

Với hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề phân vùng các PNTV có thể coi

L Cadière (Pháp) là một trong những người đầu tiên quan tâm đến phương ngữ tiếng

Việt và vấn đề phân vùng PNTV Trong công trình Ngữ âm tiếng Việt (phương ngữ

miền thượng Trung kỳ và phương ngữ miền hạ Trung kỳ, 1902), mặc nhiên ông đã phân PNTV thành bốn (04) vùng phương ngữ: phương ngữ miền thượng Trung kỳ được ông phân định từ phía bắc tỉnh Nghệ An đến Huế; còn phương ngữ hạ Trung kỳ kéo dài từ đèo Hải Vân đến nam Bình Thuận Hai vùng còn lại là phương ngữ Bắc kỳ

và Nam kỳ mặc nhiên được thừa nhận

H Maspero, trong công trình Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) chia

tiếng Việt thành 2 vùng PN: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung Theo ông phương ngữ Nam có nhiều điểm giống phương ngữ Bắc vì người miền Nam hiện nay đều có gốc từ miền Bắc di cư vào M.V Gordina & I.S Bustrov (1970) cũng chia tiếng Việt thành 2 vùng PN Khác với lập luận của H Maspero, ranh giới 2 vùng chạy qua phía

Trang 20

17

nam tỉnh Quảng Trị Tiếng Huế, theo các tác giả này chỉ là vùng đệm Cơ sở để Gordina

& Bustrov phân thành 2 vùng PN chủ yếu dựa vào sự khác nhau của hệ thống âm cuối tiếng Việt

Không đồng ý với những cách phân vùng PNTV của các tác giả trên, L.C

Thompson (1959), trong Ngữ pháp tiếng Việt đưa ra ý kiến cho rằng, không nên chia

Tiếng Việt thành các vùng PN Bởi, theo ông, ranh giới giữa các vùng PNTV là không

rõ ràng Hơn nữa, bên cạnh các phương ngữ tiêu biểu, như phương ngữ Hà Nội, phương ngữ Vinh, phương ngữ Huế, phương ngữ Đà Nẵng, phương ngữ Sài Gòn, v.v… luôn tồn tai các trạng thái chuyển tiếp giữa các vùng

Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu PN gắn với việc tìm hiểu lịch sử tiếng Việt là các tác giả L Cadière (1902); H Maspero (1912); A.G Haudricour (1952); M Ferlus (1991); W Schmidt (1926); H.J Pinnow (1963); S.E Yakhontov (1969),… v.v Mục đích của hướng nghiên cứu này là dựa trên các cứ liệu ngôn ngữ, chủ yếu bình diện ngữ âm tiếng Việt ở các địa phương khác nhau đưa ra những kiến giải liên quan đến lịch sử tiếng Việt cũng như cách phân xếp tiếng Việt vào các họ khác nhau

Năm 1902, L Cadière, trong nghiên cứu tiếng địa phương miền Trung đã không chỉ so sánh PN Trung với các phương ngữ khác của tiếng Việt mà còn so sánh cách đọc các từ Hán - Việt của PN này với cách đọc các từ Hán - Việt tương ứng trong các phương ngữ tiếng Trung, và ông chỉ ra rằng những khác biệt về cách đọc các từ Hán - Việt trong phương ngữ Trung của tiếng Việt có quan hệ mức độ khác nhau với những hiện tượng mà người ta đã nhận thấy trong chính các phương ngữ tiếng Trung

H Maspero, trong Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt: các âm đầu đã sử

dụng một nguồn tư liệu hết sức đa dạng, gồm các PN tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Hán, tiếng Môn - Khme Ông còn sử dụng tư liệu chữ Nôm trong từ điển “Việt- Bồ - La” của A de Rhodes (1651) Sau khi phân tích, ông đã đi đến kết

luận: “Tiếng tiền Việt đã sinh ra từ sự hòa đúc của một ngôn ngữ Môn-Khme, một phương ngữ Thái và có thể của cả một ngôn ngữ thứ 3 còn chưa biết, rồi sau đó tiếng Việt đã mượn một số rất lớn những từ tiếng Hán Nhưng, cái ngôn ngữ mà ảnh hưởng quyết định đã tạo cho tiếng Việt trạng thái hiện đại của nó là chắc chắn theo ý kiến tôi, một ngôn ngữ Thái, và tôi nghĩ rằng tiếng Việt phải được qui vào họ Thái” Ý

kiến này đã được sự ủng hộ của W Schmidt (1926); H.J Pinnow (1963), v.v…

Trang 21

Còn đối với hướng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của các phương ngữ, thổ ngữ tiếng Việt ở những vùng, miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam thì nhìn chung, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ngữ âm và một vài địa hạt liên quan đến từ vựng, hầu như rất ít có công trình nào tìm hiểu địa hạt ngữ pháp Cụ thể:

 Đối với phương ngữ Bắc, các nghiên cứu tập trung chủ yếu về ngữ âm tiếng Việt nói chung nhưng lấy cách phát âm của Hà Nội làm đối tượng miêu tả và xem tiếng Hà Nội là đại diện cho ngôn ngữ toàn dân Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này

là các công trình của T.T Mkhitarian (1959) trong Ngữ âm tiếng Việt, Thompson (1959) trong Ngữ pháp tiếng Việt; Sampson & Geoffrey (1969) trong Nghiên cứu hệ

âm cuối tiếng Hà Nội (Hanoi dorsal finals); Michaud Alexis (2004) nghiên cứu về

Hệ thống phụ âm cuối và hiện tượng tắc họng trong tiếng Hà Nội (Final Consonants and glottalization: New prespectives from Hanoi, Vietnam); J.P Kirby (2011) trong nghiên cứu Tiếng Việt Hà Nội, đã miêu tả một bức tranh khá chi tiết về ngữ âm tiếng

Hà Nội, đề cập đến cả hiện tượng lẫn lộn [l/n]; cách phát âm [c] với đặc trưng [+xát; + bật hơi] hay cách phát âm các vần [-iu] và [-ieu], v.v… Một số đặc điểm ngữ âm của các thổ ngữ cũng được chú ý đến Tiêu biểu Le Van Ly (1948), nghiên cứu phương ngữ Bắc thông qua việc miêu tả đặc điểm ngữ âm của thổ ngữ vùng Phát Diệm (Ninh Bình), …v.v

 Đối với phương ngữ Trung, các nghiên cứu cũng tập trung chủ yếu vào các vấn đề ngữ âm ở khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, tiêu biểu L Cadière

(1902) trong Ngữ âm tiếng Việt (PN miền thượng Trung kỳ) dựa chủ yếu vào ngữ âm

tiếng Quảng Bình để miêu tả PN Trung Ông đã chỉ ra một cách tương đối rõ ràng những sự chuyển hóa ngữ âm xảy ra trong toàn hệ thống (bao gồm cả phụ âm đầu,

âm đệm, âm chính và thanh điệu) của PN này, đặc biệt trong đó, ông nhấn mạnh hai

hệ thống phụ âm đầu và âm chính là những nơi sự chuyển hóa ngữ âm diễn ra mạnh nhất Nguyên nhân, theo ông là ở hai tiểu hệ thống này, sự chuyển hoá xảy ra do sự

Trang 22

19

kết hợp cả hai nguyên nhân, nguyên nhân bên ngoài (mặt tự nhiên) và nguyên nhân bên trong (sự cố ý) Từ đó, ông đã đưa ra một hình dung khá rõ nét về chân dung của

PN Trung giai đoạn đầu thế kỷ XX Tiếp theo là các công trình của M.B Emeneau

(1951) trong Study in Vietnamese Grammar, đã chọn phương ngữ Vinh làm đối tượng khảo sát; M Harvey & Taylo (1962), trong Miêu tả đặc điểm ngữ âm thanh điệu Huế, Việt Nam (A phonetic description of the tone of the Hue dialect of Vietnam) đã dựa

vào cảm thụ thính giác để miêu tả hệ thanh điệu tiếng Huế; tiếp đó M Ferlus đã nghiên cứu tiếng Vinh (1995) và tiến hành mô tả ngữ âm ở Cao Lao Hạ (Quảng Bình); rồi, M Alves & Nguyen Duy Huong (1998), nghiên cứu thổ ngữ Thanh Chương (Nghệ An); Andre Hoa Phạm (2005) nghiên cứu thanh điệu Nghi Lộc (Nghệ An);

Honda Koichi (2006, 2008) nghiên cứu Fo và thức tạo thanh trong tiếng Nghệ Tĩnh

ở khu vực bờ sông Lam, v.v…

 Đối với phương ngữ Nam, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài tập trung chủ yếu vào tiếng Sài Gòn, Đà Nẵng và những thành phố lớn

Thompson (1959) miêu tả âm vị tiếng Sài Gòn trong Saigon Phonemics Bằng việc

khảo sát và phân tích lời nói của các cộng tác viên có trình độ Trung học phổ thông, ông đã khái quát hệ thống âm vị tiếng Sài Gòn gồm 22 phụ âm đầu (PÂĐ); có sự khác biệt giữa hệ thống nguyên âm (NÂ) đôi và vần so với tiếng Hà Nội Công trình này,

tiếp tục được ông nghiên cứu và phát triển trong A Vietnamese Grammar (1965) về

cách phát âm một số từ địa phương; ranh giới các vùng PNTV, đặc điểm ngữ âm của

PN Bắc, Trung và Nam và một số đặc điểm ngữ âm của tiếng Đà Nẵng, Sài Gòn, Trà Vinh, v.v… Còn M.V Gordina (1965) đã chọn nghiên cứu hệ thống thanh điệu tiếng

Đà Nẵng bằng phương pháp phân tích thực nghiệm trong The System of tones of the Danang dialect of Vietnam Công trình này về sau (1976), được tác giả và cộng sự

I.S Bustrov nghiên cứu khá kĩ; tiếp đó, Shimizu Masaki (2013) nghiên cứu về tiếng

Quảng Nam, trong công trình Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi

âm cuối gốc lưỡi Bằng việc khảo sát từ hai góc độ, cả lịch đại và đồng đại, tác giả

cho rằng, tiếng Quảng Nam được coi như là đang ở giai đoạn giữa của chính tả tiếng Việt hiện nay và phương ngữ Nam bộ, v.v.…

Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu PN tập trung vào hướng cộng đồng sử dụng theo cách tiếp cận của các tác giả thuộc trường phái biến thể học như

W Labov (1972); R Lakoff (1974); R Fasold (1974); P Trudgill (1986) Hướng

Trang 23

20

nghiên cứu này đề cập đến mặt xã hội của PN cũng như ảnh hưởng của các nhân tố

xã hội đối với ngôn ngữ nói chung và PN nói riêng Một mặt, cho thấy được đặc điểm ngôn ngữ của PN; mặt khác cũng cho thấy sự ảnh hưởng của nhân tố xã hội đối với việc sử dụng/ thể hiện các đặc điểm của phương ngữ Đây được xem là hướng nghiên cứu mới của thời kỳ hậu cấu trúc luận Theo hướng này có thể kế đến các công trình

của Luong Van Huy (2000), của M Brunell, trong Tone perception in Vietnamese dialect (2006) và của M Brunell kết hợp với Stefani Jannedy trong Social effects on the perception of Vietnaemese tones (2007)

1.1.2 Đối với các tác giả trong nước

So với các tác giả nước ngoài, mục tiêu (khuynh hướng) nghiên cứu PNTV của

các học giả trong nước có phần được mở rộng hơn; nhiều nội dung nghiên cứu, tìm hiểu liên quan đến PNTV được các tác giả gắn với nhu cầu thực tiễn, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, đặc biệt là “công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”,

…v.v Trên đại thể, ngoài công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học) của Hoàng Thị Châu (1989) được xem là một nghiên cứu đầy đủ nhất về diện

mạo tiếng Việt qua các PN theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học - địa lý kết hợp với ngôn ngữ học lịch sử, các nghiên cứu PN trong nước đã tập trung và hướng chú ý tới những vấn đề sau:

a Tiêu chuẩn và nguyên tắc phân vùng phương ngữ Theo hướng này có

khá nhiều tác giả Tiêu biểu: Hồng Giao (1957), Nguyễn Bạt Tụy (1961); Nguyễn Đình Hòa (1962); Hoàng Phê (1963); Nguyễn Văn Tu (1968); Đỗ Tiến Chung (1981); Hoàng thị Châu (1989),…v.v Tiêu chuẩn và nguyên tắc phân vùng PNTV được coi

là vấn đề quan trọng nhất với hầu hết các công trình nghiên cứu PNTV theo xu hướng này Phần lớn các công trình đã cố gắng xác định nguyên tắc phân vùng PNTV Theo

ý kiến được đa phần các tác giả đưa ra, là chủ yếu dựa vào các đặc điểm ngữ âm tiếng Việt kết hợp với đặc điểm lịch sử hay quá trình hình thành và phát triển của PN Dù còn có ý kiến khác nhau về phân vùng PN, cũng như xác định số lượng, ranh giới phương ngữ, nhưng đến nay, ý kiến phân thành 3 vùng phương ngữ tiếng Việt đang nhận nhiều ý kiến đồng thuận, trong đó nghiên cứu của Hoàng Thị Châu được xem

là tiêu biểu Cụ thể:

- Phương ngữ Bắc, gồm các tỉnh Bắc bộ đến ranh giới tỉnh Thanh Hóa

- Phương ngữ Trung, gồm từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân

Trang 24

21

- Phương ngữ Nam, gồm từ đèo Hải Vân trở vào

Ngoài ra, ở mỗi phương ngữ lại có thể có các thổ ngữ, biệt ngữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ của từng vùng

b Nghiên cứu phương ngữ gắn với việc tìm hiểu lịch sử tiếng Việt Các tác

giả tiêu biểu: Trần Trí Dõi (1991); Võ Xuân Trang (1997); Nguyễn Văn Nguyên (2003); Nguyễn Văn Lợi (2009),… v.v Mục đích nghiên cứu của các tác giả và những công trình này là thông qua việc tìm hiểu PN nhằm tìm ra các cứ liệu mang dấu vết

cổ của tiếng Việt hiện còn lưu giữ ở các PN, thổ ngữ, biệt ngữ để bổ sung chứng cứ cho nghiên cứu lịch sử tiếng Việt Cụ thể Trần Trí Dõi, từ nghiên cứu thanh điệu khu vực Cửa Lò, Nghệ An đã chỉ ra có sự tương ứng giữa thanh điệu Cửa Lò và các ngôn ngữ Việt – Mường; Nguyễn Văn Lợi dựa trên tư liệu thanh điệu ở Xứ Đoài (cụ thể vùng Thạch Thất, Hà Nội) cho thấy quá trình tiếp xúc và mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt và tiếng Mường…v.v Có thể thấy, đây là những nguồn tư liệu hết sức quí góp phần khẳng định về nguồn gốc thuộc nhóm Việt – Mường của tiếng Việt, mà A.G Haudricour đã đưa ra phản bác lại ý kiến của H Maspero về xung quanh nguồn gốc của tiếng Việt

c Nghiên cứu phương ngữ gắn với yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt Các tác

giả tiêu biểu: Nguyễn Trí Niên và Nguyễn Phan Cảnh (1961), Hoàng Phê (1975); Nguyễn Thiện Chí (1981); Trương Văn Sình (1981); Nguyễn Văn Ái (1981), Phạm Văn Hảo (1981); Hồng Dân (1981); Vũ Bá Hùng (1994)…v.v Mục đích nghiên cứu của các tác giả theo hướng này là tìm hiểu và chỉ rõ những sự khác biệt giữa PN và ngôn ngữ toàn dân; tư vấn, đưa ra ý kiến trong việc sử dụng đúng, chính xác các yếu

tố tích cực của PN phục vụ yêu cầu chuẩn hóa, thúc đẩy công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; góp phần hình thành cơ sở cho việc đề ra chiến lược chung trong

về thực tế sử dụng từ địa phương trong sách vở, báo chí, văn học, sân khấu, điện

Trang 25

22

ảnh,…; 3) đồng thời, cũng cho thấy một số đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vùng, miền qua hoạt động hành chức của chúng; 4) phát hiện những lỗi sai về phát âm, chính tả do thói quen địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho nhóm

học sinh tiểu học và THPT trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay

e Nghiên cứu phương ngữ trong sự vận động và phát triển của xã hội cũng như quá trình đô thị hóa Các tác giả tiêu biểu: Hoàng Thị Châu (1972); Trần Thị

Thìn (1981); Võ Xuân Trang (1981); Trần Thị Ngọc Lang (1986); Trịnh Cẩm Lan (2007), …v.v Mục đích nghiên cứu của các tác giả này là áp dụng các lý thuyết của

ngôn ngữ học xã hội để luận giải các vấn đề của phương ngữ Cụ thể: 1) sự thay đổi

ngữ âm ở các vùng nông thôn; 2) phương ngữ ở thành thị; 3) sự tiếp xúc giữa các phương ngữ; 4) sự biến đổi ngôn ngữ ở các cộng đồng chuyển cư đến thành phố lớn

và thủ đô…v.v

f Nghiên cứu đặc điểm các phương ngữ, thổ ngữ cụ thể

 Đối với phương ngữ Nam: Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bạt Tụy (1961); Nguyễn Kim Thản (1964); Vương Hữu Lễ (1981); Nguyễn Văn Ái (1982); Cao Xuân Hạo (1986); Trần Thị Ngọc Lang (1983); Trịnh Sâm (1986), Huỳnh Công Tín (1999), v.v… Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu và khái quát tương đối đầy đủ diện mạo, đặc điểm ngôn ngữ của các phương ngữ Nam từ Đà Nẵng đến cực Nam Đồng thời cũng nghiên cứu hầu hết các bình diện cũng như sự hành chức trong đời sống xã hội của phương ngữ đã được đề cập, phản ánh sức sống mạnh mẽ của từ ngữ địa phương

miền Nam trong sự phát triển chung của Tiếng Việt

 Đối với phương ngữ Trung: Các tác giả tiêu biểu: Phạm Văn Hảo (1991);

Võ Xuân Quế (1993); Võ Xuân Trang (1997); Hoàng Trọng Canh (2001); Nguyễn Văn Lợi (2002); Nguyễn Văn Nguyên (2003); Trần Trí Dõi (2007), v.v.…Các nghiên cứu theo hướng này đã chứng minh và cho thấy: phương ngữ Trung được xem là phương ngữ còn bảo lưu nhiều dấu vết cổ của có liên quan đến lịch sử Tiếng Việt; đồng thời đã cung cấp một bức tranh khái quát về đặc điểm ngữ âm, từ vựng của các phương ngữ Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế; phương pháp nghiên cứu đã có sự kết hợp đồng đại/lịch đại; cảm thụ thính

giác/ thực nghiệm… khá tin cậy… v.v

 Đối với phương ngữ Bắc: Các tác giả tiêu biểu: Vũ Bá Hùng (1980); Hoàng Cao Cương (1986); Nguyễn Văn Lợi & J Edmondson (1997); Trần Thị Thìn (1981);

Trang 26

23

Đinh Lê Thư (1984); Vũ Kim Bảng (2001); Văn Tú Anh (2002); Tạ Thành Tấn (2014);

Nguyễn Tài Thái (2015)…v.v Mục đích và những kết quả nghiên cứu: 1) PN Bắc được

coi là cơ sở của tiếng Việt văn hóa, do đó trên thực tế chưa được nghiên cứu nhiều; 2) những công trình nghiên cứu về phương ngữ Bắc, chủ yếu về tiếng Hà Nội, hoặc dựa trên tư liệu tiếng Hà Nội; 3) giải pháp âm vị học cho hệ thanh điệu tiếng Việt gồm 8 thanh của Hoàng Cao Cương; 4) khái niệm “sinh âm” (Hoàng Cao Cương) hay “chất giọng” (Nguyễn văn Lợi & A Edmondson) là một tiêu chí quan trong để khu biệt thanh điệu tiếng Việt; 5) đã đưa ra một số kiến giải về hiện tượng biến đổi hệ thống phụ âm đầu trong các phương ngữ miền Bắc (chiều hướng giảm dần) và giải pháp khắc phục một

số lỗi phát âm do ảnh hưởng của thói quen đối với chính tả tiếng Việt hiện nay: hiện

tượng “l/n; ui; ieu”…v.v

1.2 Các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1 Phương ngữ và các khái niệm liên quan

1.2.1.1 Khái niệm phương ngữ

Phương ngữ (dialect), là một khái niệm mang tính phổ quát Ngôn ngữ nào

cũng tồn tại các phương ngữ trong cơ tầng của nó Nói như F de Saussure, “có bao

nhiêu địa phương thì có bấy nhiêu phương ngữ” Trong tiếng Việt, phương ngữ (dialect) còn có những tên gọi khác: phương ngôn hay tiếng địa phương Khái niệm

này xuất hiện khá nhiều và được các học giả chú ý đến không chỉ trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ mà còn cả trong các nghiên cứu về văn hóa, dân tộc học và

xã hội học…v.v

Các nhà phương ngữ học đều coi Phriđrich Ăngghen (Friedrich Engels) là

người đầu tiên đề cập đến khái niệm phương ngữ Ông cho rằng: “phương ngữ hay phương ngôn là biến dạng địa lý (địa phương) của một hệ thống ngôn ngữ đã được hình thành trong quá trình lịch sử”

Các nhà ngữ pháp trẻ thế kỉ XIX, lại cho rằng, “phương ngữ là một nhánh của ngôn ngữ toàn dân” Trên thực tế, PN không phải là một nhánh của ngôn ngữ toàn

dân mà là ngôn ngữ được sử dụng trong một phạm vi, một vùng hay một lãnh thổ (khu vực địa lý) nhất định Giữa các ngôn ngữ ở đây có những điểm chung và những điểm khác biệt

Chambers J.K và Peter Trudgill (1998) trong PN học (Dialectology) đã đặt câu hỏi “Chính xác phương ngữ là gì?” và cho rằng PN đề cập đến các biến thể mang

Trang 27

24

tính ngữ pháp (và cũng có thể là từ vựng) cũng như những khác biệt âm vị học của

các biến thể Và nhấn mạnh rằng “Phương ngữ học, rõ ràng là việc nghiên cứu về phương ngữ, tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu tiếng địa phương Nó là một phần nhỏ trong một phạm vi nghiên cứu rộng hơn, đó là ngôn ngữ học xã hội Phương ngữ

đề cập đến các biến thể mang tính ngữ pháp (và cũng có thể là từ vựng) cũng như các khác biệt âm vị học của các biến thể” [107;5]

Cũng với Haugen (1966), Chambers J.K và Peter Trudgill cũng cho rằng

“Phương ngữ là những hình thức mộc mạc hay mức độ thấp và không đạt chuẩn ngôn ngữ, được những tầng lớp thấp hoặc thiếu uy tín trong xã hội sử dụng Mặt khác, phương ngữ thường dùng để chỉ các hình thức ngôn ngữ được sử dụng ở các khu vực hoặc các nơi bị tách rời với các khu vực khác, nó không có hình thức chữ viết Phương ngữ được xem là sự lệch chuẩn ngôn ngữ” Phương ngữ và “giọng” (accent) là như nhau bởi lẽ phương ngữ và giọng hòa trộn vào nhau và rất khó để tách rời” [109;5]

Theo cách hiểu này, PN bị coi là một hình thức “không chuẩn” hay “dưới chuẩn” và được những người thuộc tầng lớp thấp sử dụng Phương ngữ bao gồm cả tiếng nói của khu vực (địa lý) lẫn tiếng nói của cả các nhóm người khác nhau trong xã hội Phương ngữ được xác định chủ yếu là do sự “lệch chuẩn” hay “không chuẩn” của một ngôn ngữ một vùng, hay khu vực và mặt khác, chính do bản thân người sử dụng

diện nào của ngôn ngữ đều là phương ngữ

Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống từng địa phương

Hoàng Thị Châu, trong “Tiếng Việt trên các miền đất nước” (1989) & “Phương ngữ học tiếng Việt” (2004), đã đưa ra định nghĩa về phương ngữ “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương

cụ thể với những nét khác biệt của nó với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [16;29] Tác giả đã nhấn mạnh “phương ngữ là “hiện thực hóa”, là sự “biểu

hiện” của ngôn ngữ toàn dân; đồng thời khẳng định sự tồn tại của những khác biệt khi so sánh giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân và so với các phương ngữ khác

Trang 28

25

Võ Xuân Quế (1993), trong Những đặc điểm ngữ âm giọng Nghi lộc (Luận

án tiến sĩ), cũng đã đưa ra định nghĩa về phương ngữ: “Phương ngữ là ngôn ngữ toàn dân được sử dụng trong một vùng lãnh thổ nhất định với một điểm dân cư; là biến thể của ngôn ngữ toàn dân ở các vùng lãnh thổ” [82;24]

Nguyễn Tài Thái, trong Đặc điểm ngữ âm tiếng Sơn Tây (Luận án tiến sĩ) đã cho rằng: “Phương ngữ là những biến thể của ngôn ngữ toàn dân ở các vùng lãnh thổ khác nhau, nói trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và với ngôn ngữ toàn dân, thể hiện sự phát triển không đồng đều của ngôn ngữ toàn dân trong lịch sử” [86;31]

Trịnh Cẩm Lan, trong “Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển cư đến thủ đô” đưa ra cách hiểu về phương ngữ “Nhìn từ góc độ cấu trúc gọi là phương ngữ của của một ngôn ngữ khi phương ngữ đó có cùng hệ thống, cấu trúc với ngôn ngữ như là hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Còn nếu nhìn từ góc độ chức năng thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ mà các chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt đến mức tiêu chuẩn hóa”

[56;55]…v.v

Tóm lại, nội hàm khái niệm phương ngữ cần bao chứa những nội dung sau: a) phương ngữ được dùng trong một phạm vi địa lý, khu vực (lãnh thổ) hoặc một phạm vi xã hội; b) phương ngữ không hoàn toàn độc lập mà luôn có mối quan hệ với ngôn ngữ toàn dân, nơi mà nó là biến thể hoặc với các phương ngữ khác; c) chức năng của phương ngữ, do đó cũng hẹp (về mặt địa lý) hoặc hạn chế (về mặt xã hội) hơn ngôn ngữ toàn dân; d) sự tồn tại của phương ngữ là do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng khác nhau trong lịch sử

1.2.1.2 Ngôn ngữ toàn dân, thổ ngữ và biến thể ngôn ngữ

a Ngôn ngữ toàn dân

Ngôn ngữ toàn dân (NNTD) còn được gọi là ngôn ngữ quốc gia hay ngôn ngữ dân tộc Ngôn ngữ toàn dân là ngôn ngữ hành chức trong phạm vi một xã hội được xác định như một dân tộc, quốc gia

Ngôn ngữ toàn dân được lưu giữ trong các phương ngữ lãnh thổ, và được một dân tộc, quốc gia công nhận với tư cách là phương tiện giao tiếp chính thức Ví dụ, tiếng Việt ở Việt Nam là phương tiện giao tiếp của mọi người Việt (dân tộc Kinh), được lưu giữ trong các phương ngữ trên mọi miền đất nước

Trang 29

26

Ngôn ngữ toàn dân bao gồm ngôn ngữ văn học và các dạng ngôn ngữ có tính chất trung gian giữa phương ngữ và ngôn ngữ văn học Các dạng ngôn ngữ trung gian này vừa có những đặc điểm của phương ngữ vừa mang những đặc điểm của ngôn ngữ văn học (có người gọi là bán phương ngữ) Chẳng hạn, tiếng Vinh là dạng có tính chất trung gian vì nó vừa có đặc điểm của phương ngữ Trung vừa có đặc điểm của ngôn ngữ văn học Tương tự như vậy, tiếng Huế, tiếng Sài Gòn cũng là những dạng ngôn ngữ trung gian

Các ngôn ngữ văn học, phương ngữ, thổ ngữ (biệt ngữ), mặc dù hợp nhất trong ngôn ngữ toàn dân nhưng chúng lại có những đặc trưng và chức năng xã hội khác nhau: ngôn ngữ văn học tồn tại ở cả dạng nói và viết, đồng thời có sự chia cắt lãnh thổ xét về phạm vị sử dụng (việc sử dụng vốn từ địa phương trong các tác phẩm văn học) Trái lại, các phương ngữ, thổ ngữ chỉ hoạt động ở dạng nói và bao giờ cũng được định vị trong một phạm vi lãnh thổ nhất định Vì vậy, các phương ngữ, thổ ngữ

khác với ngôn ngữ văn học là có giới hạn về mặt xã hội “Mỗi một phương ngữ là một ngôn ngữ nhưng ngược lại một ngôn ngữ không phải là một phương ngữ” (H

Heghel)

Tuy nhiên, PN cũng như ngôn ngữ văn học đều là phương tiện giao tiếp của một tập người nhất định và trong quan hệ với ngôn bản Sự tương hợp giữa nội dung

và hình thức trong phương ngữ cũng như trong ngôn ngữ văn học đều có sự tương

ứng 1:1 Chẳng hạn, một người Nam bộ nói từ “mận” thì người Bắc bộ phải hiểu

“doi”; hay ở một ngữ cảnh nào đó, người Trung bộ nói từ “dì”, người Bắc bộ phải hiểu “cô, bác”…v.v

b Khái niệm thổ ngữ (idiom, patois)

Thổ ngữ (TN) là khái niệm dùng để chỉ “tiếng địa phương ở một khu vực, phạm vi nhỏ hơn như huyện, xã, thôn” [16; 30] Sự tồn tại của TN cũng là một thực

tế đối với nhiều ngôn ngữ Từ góc nhìn ngôn ngữ học địa lý, khác với PN, thổ ngữ là ngôn ngữ được sử dụng trong một vùng lãnh thổ hẹp hơn Nói một cách khác, TN là biến thể của phương ngữ ở những vùng lãnh thổ nhỏ, hẹp

Ở Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ có nhiều thổ ngữ, nhiều nơi mỗi làng là một thổ ngữ Các thổ ngữ khác nhau nhờ các “biến dạng” Nguyên nhân biến dạng, còn tranh luận nhưng có thể do một số nguyên nhân sau: 1) khả năng lưu giữ các đặc điểm cấu trúc của một ngôn ngữ được thể hiện khác nhau ở

Trang 30

27

các thổ ngữ, khi có điều kiện mới bộc lộ ra; 2) do ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng cát cứ phong kiến mà ngôn ngữ được sử dụng ở các vùng lãnh thổ phát triển những chiều hướng khác nhau, không đồng đều; 3) do vị trí địa lí, sự giao lưu và tiếp xúc về chính trị, kinh tế, giao thông, văn hóa… v.v, cũng dẫn đến những biến dạng ngôn ngữ; 4) cũng giống như PN, về mặt ngôn ngữ học, thổ ngữ cũng có hệ ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp riêng như một ngôn ngữ Do đó, khi nghiên cứu các TN, phương ngữ học không chỉ giới hạn ở một mặt nào đấy mà nghiên cứu tất cả các mặt vốn có của thổ ngữ giống như khi miêu tả một ngôn ngữ Mặt khác, phương ngữ học còn có nhiệm

vụ so sánh, đối chiếu các trạng thái đồng đại của các TN thông qua việc mô tả chúng

để tìm ra xu hướng phát triển của các thổ ngữ và phương ngữ

Về sự khác nhau giữa các thổ ngữ, L Bloofield cũng đã từng lý giải: “những

sự khác nhau giữa các lời nói địa phương lân cận thường là rất nhỏ, nhưng có thể nhận ra được Những người trong làng sẵn sàng cho ta biết ngôn ngữ của làng bên cạnh khác ngôn ngữ của họ ở chỗ nào và thường đùa bỡn những người ở làng bên về những điểm đặc thù này”…v.v Đối với trường hợp tiếng Việt, theo Hoàng Thị Châu

“thổ ngữ là biến thể địa phương của tiếng Việt thống nhất cũng như xã, thôn là một

bộ phận của quốc gia thống nhất” [16; 240] Hay, Vương Toàn cho rằng: “đối với tiếng Việt, phương ngữ lãnh thổ là những biến thể địa lý khu vực của nó Bên trong mỗi phương ngữ lại có những thổ ngữ, là những biến thể của phương ngữ ở khu vực địa lý hẹp hơn (như tỉnh, huyện, hoặc làng)” [96; 275]

Từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội, Ronald Wardhaugh (2010), trong “Dẫn luận ngôn ngữ học xã hội” (An Introduction to Sociolinguistics), khi phân biệt khái niệm

phương ngữ (dialect) và khái niệm thổ ngữ (patois) đã cho rằng: “Thổ ngữ thường chỉ được sử dụng để nói về hình thái nông thôn của ngôn ngữ Chúng ta có thể nói về phương ngữ thành thị (urban dialect), nhưng để nói thổ ngữ thành thị (urban patois) thì có vẻ khá lạ Thổ ngữ dường như chỉ dùng để nói về ngôn ngữ của các tầng lớp thấp trong xã hội, do đó, chỉ có thể nói về phương ngữ của tầng lớp trung lưu nhưng không thể nói về thổ ngữ của tầng lớp này” [126; 4] Cuối cùng, tác giả khẳng định:

“Phương ngữ có sự phân bố về mặt địa lí rộng hơn thổ ngữ, như vậy, phương ngữ thuộc về khu vực (regional dialect) còn thổ ngữ thuộc phạm vi hẹp hơn, đó là làng (village patois)” Theo cách hiểu này, PN và thổ ngữ phân biệt nhau trước hết ở phạm

vi sử dụng và thứ hai, phụ thuộc vào đặc trưng của từng tầng lớp xã hội

Trang 31

28

Như vậy, sự phân bố của thổ ngữ là ở các khu vực hẹp “Thổ ngữ là biến thể địa phương của tiếng Việt thống nhất Bên trong mỗi phương ngữ lại có những thổ ngữ là biến thể của phương ngữ ở khu vực địa lí hẹp hơn Tuy nhiên, việc nhận diện phương ngữ hay thổ ngữ không đơn thuần dựa vào ranh giới địa lí, bởi lẽ, ngay trong một khu vực địa lí hẹp như thôn, làng, xã đôi khi có nhiều tiếng nói khác nhau Do vậy, việc xác định thổ ngữ cần dựa vào những đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp riêng như một ngôn ngữ của một khu vực địa lí hẹp Nói cách khác, thổ ngữ là “biến thể” của phương ngữ ở những vùng lãnh thổ hẹp Các thổ ngữ khác nhau nhờ các biến dạng

c Biến thể và biến thể ngôn ngữ

Nghiên cứu PN, thực chất là việc tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ riêng của phương ngữ trong so sánh với ngôn ngữ toàn dân và miêu tả chúng với tư cách là các biến thể Theo Từ điển Ngôn ngữ học và Ngữ âm học (A Dictionary of Languistics

and Phonetics), biến thể được định nghĩa là “một thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức ngôn ngữ được lựa chọn dung trong một bối cảnh cụ thể Đó là loại ngôn ngữ “đặc biệt” được dùng trong phương ngữ” Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý, giải thích rằng: “biến thể là sự thể hiện cụ thể ở các vị trí khác nhau trong chuỗi lời nói nhưng về bản chất cùng thuộc về một đơn vị ngôn ngữ” Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, định nghĩa về biến thể: “thể đã biến đổi ít nhiều so với thể gốc” …v.v

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, biến thể ngôn ngữ thực chất là một đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội và nhấn mạnh rằng, chỉ có ngôn ngữ học xã hội mới quan tâm đến việc sử dụng các biến thể ngôn ngữ Những nghiên cứu về việc sử dụng các biến thể [r], [th] trong các tầng lớp xã hội ở New York của Labov (1966); các biến thể của [n], [t], [h] ở Norwich của Trudgill (1974); các biến thể của [th] và

[d] ở cuối các từ “path”, “word” ở các tầng lớp xã hội tại Detroit của Wolfram (1974); các biến thể của 5 thanh điệu, các phụ âm uốn lưỡi và hai vần [ưu] và [ươu] của cộng

đồng cư dân Nghệ Tĩnh ở Hà Nội của Trịnh Cẩm Lan (2007); biến thể của [dz] khi thể hiện các từ “gia” (gia đình); “giá” (giá trị) của một số người có tuổi ở Hà Nội để chứng tỏ là người Hà Nội “gốc” …v.v, là những nghiên cứu tiêu biểu cho nghiên cứu biến thể của ngôn ngữ

Trang 32

29

Tuy nhiên, trong nghiên cứu PN, từ góc nhìn phương ngữ học địa lý (lãnh thổ) việc chỉ ra các biến thể ngôn ngữ ở các phương ngữ, thổ ngữ, đặc ngữ ở những vùng, miền khác nhau so với hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt toàn dân trên cơ sở các bộ phận cấu thành của chúng (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) cũng là một nhiệm vụ hết sức quan

trọng Về vấn đề này, Hoàng Thị Châu cho rằng: “Nếu ta nghiên cứu một phương ngữ như một ngôn ngữ, tức là không đặt nó đối lập với các phương ngữ khác, không xem nó là biến thể của ngôn ngữ toàn dân, thì công trình đó, dù là miêu tả hay lịch

sử cũng không phải là một công trình phương ngữ học” [16; 31]

Như vậy, “trong hoạt động hành chức, với tư cách là một công cụ giao tiếp, các cá nhân vận dụng khả năng ngôn ngữ của mình để thực hiện các hành vi giao tiếp Thực tế của quá trình giao tiếp, các cá nhân sử dụng ngôn ngữ cũng chính là việc sử dụng các biến thể ngôn ngữ Các biến thể này có thể là biến thể địa lý (phương ngữ địa lý – đối với các cá nhân ở các khu vực địa lý khác nhau) hoặc cũng có thể là các biến thể xã hội (phương ngữ xã hội – đối với các cá nhân thuộc các nhóm xã hội

khác nhau)” [16] Do đó, biến thể ngôn ngữ, hiểu một cách đầy đủ dưới góc nhìn của phương ngữ học chính là việc thể hiện khác nhau của các đơn vị ngôn ngữ như ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp… của mỗi cá nhân

“Biến thể (variety) ngôn ngữ có thể được hiểu là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ Nói cách khác, đó là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau” [54;37]

Biến thể ngôn ngữ thường được phân thành hai loại: biến thể chuẩn (hay tiêu chuẩn) và biến thể phi chuẩn (hay phi tiêu chuẩn) do biến thể ngôn ngữ mang đặc trưng đa dạng, tùy thuộc vào mỗi cá nhân cũng như cộng động sử dụng ngôn ngữ; có vai trò, vị trí khác nhau trong mỗi cộng đồng Biến thể chuẩn thường gắn với một PN khu vực có ảnh hưởng nhiều mặt đến toàn xã hội và thường đó là biến thể ngôn ngữ

có uy tín xã hội cao Nó có thể trở thành công cụ giao tiếp chính thức của toàn cộng đồng, toàn xã hội Thông thường, người ta thường dựa trên một số cơ sở để thừa nhận

và lựa chọn một biến thể ngôn ngữ nào đó được coi là biến thể chuẩn Có thể đó là biến thể ngôn ngữ của một khu vực trung tâm về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…, của một quốc gia; có thể đó là biến thể ngôn ngữ của một vùng lãnh thổ có ảnh hưởng lớn, quan trọng và quyết định đến sự phát triển mọi mặt của toàn xã hội…v.v Chẳng

Trang 33

30

hạn, tiếng Hà Nội với vị thế thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước,

có thể được coi là biến thể chuẩn của tiếng Việt, là tiếng “phổ thông” hay “giọng chuẩn” mặc dù trên thực tế, xét về cơ cấu ngôn ngữ học, giọng Hà Nội vẫn tồn tại những bất cập và chưa phản ánh đầy đủ những đặc trưng của chữ quốc ngữ Khác với biến thể chuẩn, biến thể phi chuẩn thường là loại biến thể không mang tính phổ biến,

có địa vị và chức năng xã hội thấp hơn Biến thể phi chuẩn thường gắn với một phạm

vi, khu vực hẹp

1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu phương ngữ hiện nay

Theo Hoàng Thị Châu “Ngôn ngữ thông thường được xét trên 2 chiều là thời gian (lịch sử) và chiều không gian Hai chiều này có quan hệ với nhau Nhưng ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp quan trọng nhất giữa người với người, nó còn có chiều thứ ba, phản ánh mặt xã hội nữa, phản ánh sự phân chia xã hội thành tầng lớp, nghề

nghiệp, môi trường sinh hoạt…” [14; 3]

1.3.1 Ở chiều thứ nhất, theo thời gian, phương ngữ học được tiếp cận với

mục tiêu chủ yếu là cung cấp cứ liệu (minh chứng) về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

hiện còn được lưu giữ trong các phương ngữ, thổ ngữ cho ngôn ngữ học lịch sử

“Người ta nói hai hay nhiều ngôn ngữ cùng một họ hay một hệ thân thuộc gọi là ngữ tộc khi ta có thể chứng minh được rằng đằng sau các mã của các ngôn ngữ còn có một cái mã chung cho tất cả các ngôn ngữ này, cái mã ấy rất rõ ràng, hiển nhiên đến nỗi ta có thể phục hồi lại toàn bộ Rồi căn cứ vào cái mã chung này mà ta quyết định

là các ngôn ngữ này đều là phát triển từ một ngôn ngữ chung, gọi là ngôn ngữ mẹ và

dĩ nhiên ngôn ngữ này hiện nay đã mất…” Bằng phương pháp so sánh lịch sử, người

ta có thể phục nguyên: a) từng từ một; b) phổ hệ của các ngôn ngữ cách đây hàng nghìn năm; c) có thể đoán định cái tộc người nói ngôn ngữ đó sống như thế nào, văn hóa vật chất và tinh thần của họ ra sao; c) góp phần vào việc lý giải những vấn đề lịch

sử hiện còn tranh cãi, trả lại cho mỗi tộc người cái phần cống hiến của họ trong trường

kỳ lịch sử mà chính họ cũng không biết đến Chẳng hạn, với trường hợp tiếng Việt,

ta có thể so sánh với tiếng Mường và phát hiện ra cái mã chung giữa hai ngôn ngữ, gọi là tiếng Việt – Mường chung Sau đó, so sánh tiếng Việt – Mường chung với những tiếng Chứt, tiếng Poọng để phục nguyên lại ngôn ngữ tiền Việt – Mường, bao gồm cả tiếng nói của người Việt, người Mường, người Chứt, người Poọng hiện nay vào khoảng thời gian đầu công nguyên Rồi đi ngược lên đến cái thời người Bahnar

Trang 34

31

và nhiều dân tộc trên Trường Sơn nói chung một thứ tiếng để cuối cùng với phương pháp so sánh lịch sử, phục nguyên và xây dựng nên mô hình của ngữ hệ Nam – Á cổ xưa

1.3.2 Ở chiều thứ hai, còn gọi là ngôn ngữ học địa lý (hay PN học địa lý)

Phương ngữ học có nhiệm vụ khảo sát cách biểu hiện của ngôn ngữ (trên các địa hạt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp toàn dân dưới hình thức các biến thể địa phương của chúng Nói cách khác, ở chiều thứ hai, phương ngữ học xác định xem những sự khác nhau (hay biến thể) này đụng chạm đến cái mã ngôn ngữ chung (ngôn ngữ toàn dân) đến mức độ nào Phân chia các vùng PN rồi vẽ bản đồ PN dựa trên cơ sở có chung một số hiện tượng ngữ âm, từ vựng,… cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học – địa lý

Điều tra, khảo sát, phân tích trên cơ sở so sánh đối chiếu sự tương đồng và những khác biệt (gọi là các biến thể) về các mặt thuộc cơ cấu ngôn ngữ là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của phương ngữ học theo hướng ngôn ngữ học địa lý Không kể những sự khác nhau về từ vựng trong các PN do tiếp xúc với những ngôn ngữ lân cận, hầu hết những biến đổi về hình thức trong phương ngữ đều

xuất phát từ sự biến đổi ngữ âm học và âm vị học “Biến đổi ngữ âm là sự biến đổi xảy ra đồng loạt trong mọi từ có âm ấy không trừ một ngoại lệ nào Còn biến đổi âm

vị học là âm vị mới đến thay thế cho âm vị cũ lần lượt hết từ này sang từ khác” [16;24] Chẳng hạn, ở Thanh Hóa, người ta nói “chị” là “chậy” mà cả hai cách nói

này đối với bản thân họ đều có giá trị ngang nhau thì lúc đó có thể coi [ei] là biến thể ngữ âm của [i] trong phương ngữ Thanh Hóa Nhưng đối với các PN khác, phương

ngữ Hà Nội chẳng hạn thì “chị” và “chậy” là hai từ khác nhau không phải là biến thể

của nhau

Các biến thể ngữ âm có thể xuất hiện trong những bối cảnh ngữ âm khác nhau: trong thế phân bố bổ túc/ không trong thế phân bố bổ túc, biến đổi mang tính chất đều đặn, nhất loạt/biến đổi không đều đặn, nhất loạt, …v.v Cụ thể, hiện tượng biến đổi của hai phụ âm cuối /- ŋ ; - k/ phân bố sau các nguyên âm dòng trước thành [- nh; -ch], sau các nguyên âm dòng giữa thành [- ng, - k] và sau các nguyên âm tròn môi dòng sau thành [-ngm, -kp ] ở phương ngữ Bắc bộ được coi là những biến đổi ngữ âm

trong thế phân bố bổ túc; còn sự biến đổi [l/n] là những biến đổi không ở trong thế phân bố bổ túc Hiện tượng biến đổi từ [s > x; r > z; tr > ch] xuất hiện hầu khắp

Trang 35

32

đồng bằng Bắc bộ có tính chất đều đặn, có quy luật, bắt gặp ở tất cả các từ mang âm

vị này, không loại trừ một từ nào được xác định là những biến đổi mang tính chất đều đặn, nhất loạt Còn các hiện tượng biến đổi mang tính không đều đặn, không nhất loạt

là trường hợp chỉ thấy xuất hiện ở những từ này mà không xuất hiện ở trong những

từ khác (cùng bối cảnh ngữ âm), như [-ă-] > [-â-]: “tằm” > “tầm”; “màu” >

“mầu”; “thày” > “thầy”; “ cày” > “cầy”; “bảy” > “bẩy”, …v.v trong đối sánh những từ khác cùng bối cảnh ngữ âm thì không thấy biến đổi, như “cau - câu”; “sau – sâu”; “may – mây”,…v.v, chúng là những từ khác nhau

Hướng nghiên cứu ngôn ngữ học địa lý được các nhà phương ngữ học tiếp cận khá sớm Tiêu chí (hay cơ sở) phân vùng các phương ngữ theo cách tiếp cận ngôn ngữ học địa lý, chủ yếu dựa trên những đặc điểm tương đồng và dị biệt về ngữ âm,

từ vựng (ngôn ngữ) và ranh giới lãnh thổ (địa lý) để xác lập các vùng phương ngữ Đối với trường hợp tiếng Việt, Hoàng Thị Châu đã vạch ra đường phân giới thành ba vùng phương ngữ chính: a) phương ngữ Bắc: gồm các tỉnh Bắc bộ đến ranh giới tỉnh Thanh Hóa; b) phương ngữ Trung: gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân; và c) phương ngữ Nam: gồm các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào

Trong mỗi vùng PN, cũng căn cứ trên cơ sở khác biệt về ngữ âm, lại có thể phân thành các tiểu vùng PN, cùng với các thổ ngữ, biệt ngữ… Các nghiên cứu phương ngữ theo cách tiếp cận ngôn ngữ học địa lý có đặc điểm: a) các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào mặt không gian, ranh giới lãnh thổ để xác định, phân vùng phương ngữ; b) các biến thể địa phương, khu vực chủ yếu được tìm hiểu, xem xét, và miêu tả theo cấu trúc luận; c) tập trung miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ, như ngữ âm,

từ vựng và ngữ pháp của các phương ngữ, thổ ngữ; d) đặc điểm của các phương ngữ, thổ ngữ được miêu tả chi tiết trong đối lập, đối sánh với ngôn ngữ toàn dân (tiếng phổ thông), do đó mới dừng lại ở trạng thái tĩnh, nghĩa là miêu tả đặc điểm ngôn ngữ trong nội tại bản thân nó

1.3.3 Tiếp cận phương ngữ theo chiều thứ ba (mặt xã hội) là đối tượng của

ngôn ngữ học xã hội (hay phương ngữ học xã hội) Theo Hoàng Thị Châu [16], có bốn cơ sở cho việc hình thành phương ngữ học xã hội Một là, “ở trong một nước, ta thấy có sự phân chia giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ nhân dân, trong đó cái thứ nhất có thể có nguồn gốc ngoại lai hay là một ngôn ngữ cổ, còn cái thứ hai là ngôn ngữ sinh động của quần chúng” Hai là, “có sự phân chia thành ngôn ngữ văn học và

Trang 36

33

ngôn ngữ hàng ngày”, một bên là ngôn ngữ được trau chuốt, có quá trình phát triển

gắn với quá trình chuẩn hóa với một bên là cách nói năng tự nhiên, chủ yếu trong sinh

hoạt hàng ngày Ba là, “có sự phân chia rất quan trọng giữa phương ngữ thành thị với phương ngữ nông thôn, phương ngữ thành thị thường tiến bộ hơn và góp phần vào việc đẩy mạnh quá trình thống nhất ngôn ngữ; còn phương ngữ nông thông bảo thủ hơn, trong đó chứa đựng nhiều dấu vết của những từ, những hình thái cổ” Và bốn là, “có sự khác nhau trong cách nói năng của những người làm nghề khác nhau như công nhân, nông dân, học sinh, người buôn bán, các nhà khoa học,…v.v”

Bên cạnh các PN xã hội còn tồn tại các biệt ngữ (jargon) và tiếng lóng (argot)

Biệt ngữ “là lối nói đặc biệt của một số tầng lớp trong xã hội: giai cấp quý tộc do cố

ý nói cho cầu kỳ, đài các để tự phân biệt với người dân thường; học sinh, quân nhân

do môi trường sinh hoạt tập thể cũng có cách nói riêng biệt của mình,…v.v.” Tiếng

lóng là loại ngôn ngữ tạo ra cốt nói chỉ cho một nhóm người biết Cả biệt ngữ và tiếng lóng đều có mục đích nhằm che đậy những việc làm không muốn cho những người ngoài nhóm của mình biết cho nên tất cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung của công việc đều bị thay thế Do đó, tiếng lóng chủ yếu là ngôn ngữ của những người thuộc các nhóm xã hội làm nghề phi pháp, bất lương, bị xã hội cấm đoán, như cờ bạc, buôn lậu, ăn cắp, ăn trộm,…v.v

1.3.4 Tiếp cận phương ngữ theo chiều thứ tư là hướng tiếp cận phương ngữ

từ khu vực học Các học giả và các nhà nghiên cứu PN học nhận thấy rằng, trong suốt nhiều thập kỷ, sự phát triển của ngôn ngữ học chủ yếu được đánh dấu bằng những nghiên cứu chuyên ngành (đơn ngành) đi sâu khảo sát những đặc điểm về cơ cấu ngôn ngữ trên các bình diện, các cấp độ, các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với mục tiêu nghiên cứu “cho ngôn ngữ” và vì ngôn ngữ, ở một ý nghĩa nào đó, nó tách biệt hoàn toàn với môi trường tồn tại thực tế của nó

Tuy vậy, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, trào lưu nghiên cứu liên ngành kết hợp giữa nghiên cứu ngôn ngữ học với một ngành khoa học khác nhằm nghiên cứu ngôn ngữ trong những mối quan hệ đa diện, phong phú đang ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ dân tộc học, ngôn ngữ học địa lý….v.v, là những bộ môn ra đời do kết quả của khuynh hướng liên ngành trên nhằm nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ

Trang 37

cả các yếu tố cấu thành của nó

a Với tư cách là một ngành khoa học mang tính liên ngành điển hình, khu vực học chọn một vùng lãnh thổ làm đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ: kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, địa lý, lịch sử,… trong mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp, là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của mọi cộng đồng dân cư, do vậy cũng trở thành một đối tượng không thể thiếu trong khu vực học Nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ khu vực học là một nghiên cứu mang tính liên ngành với ba nhiệm vụ cơ bản: 1) nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng ngôn ngữ của khu vực đó, nghiên cứu quan hệ và tác dụng tương

hỗ giữa ngôn ngữ và sự phát triển của xã hội như ngôn ngữ và dân tộc, chính sách ngôn ngữ, qui hoạch ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ…; 2) nghiên cứu nhằm miêu

tả diện mạo ngôn ngữ (ở dạng tĩnh) của khu vực đó một cách toàn diện trên mọi bình diện, cấp độ…; 3) nghiên cứu ngôn ngữ với chức năng là công cụ giao tiếp của cộng đồng, xem xét mối quan hệ và tác động của những đặc trưng xã hội, tâm lý người sử dụng nhằm miêu tả tình trạng hoạt động ngôn ngữ của cộng đồng sống trong khu vực đó…

b Do tính giao động linh hoạt của khái niệm “khu vực” mà các vấn đề đặt ra không hoàn toàn như nhau Trong phương ngữ học, một ngành khoa học ngôn ngữ chọn khu vực hay vùng lãnh thổ được khu biệt về mặt địa lý làm đối tượng nghiên cứu, khái niệm “vùng lãnh thổ” hay “vùng địa lý có thể biểu thị một vùng rộng lớn với những ranh giới địa lý có tính tương đối (ví dụ PNTV có thể chia thành ba vùng lớn: PN Bắc, PN Trung và PN Nam), nhưng cũng có thể là những khu vực trùng với

sự phân chia về địa giới hành chính (phương ngữ Nghệ Tĩnh, phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Bình Trị Thiên,…) Có một số trường hợp, thay vì thuật ngữ “phương ngữ”, người ta đã sử dụng một thuật ngữ khác với nội hàm tương đương “tiếng” như tiếng Hà Nội, tiếng Sài Gòn, tiếng Huế, tiếng Sơn Tây…, mặc dù chúng cũng chỉ là

Trang 38

35

những biến thể địa lý của một ngôn ngữ chung Cũng có khi biến thể ngôn ngữ của một vùng lãnh thổ hẹp như một làng, một xã hay một huyện (thổ ngữ Nghi Lộc, thổ ngữ Hội An,…v.v.)

Theo Hoàng Thị Châu, sự ra đời của các PN là kết quả của hai tác động chính:

“tác động bên trong từ cấu trúc ngôn ngữ do sự thay đổi trong hoạt động giao tiếp của cộng đồng, và tác động bên ngoài, do lịch sử phát triển của ngôn ngữ ánh xạ lên

sự phân bố về địa lý Ngoài ra, còn do một tác động thứ ba, đó là tác động của những nhân tố xã hội như thể chế chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục…” [16; 240] Do vậy,

bản thân phương ngữ học mang tính liên ngành rất cao bởi cùng một lúc, nó phải tiếp cận với rất nhiều hiện tượng Một người nghiên cứu phương ngữ học, bên cạnh các kiến thức về cấu trúc ngôn ngữ học còn cần phải trang bị các kiến thức về địa lý, dân tộc, lịch sử, văn hóa… của vùng địa phương được khảo sát Các kiến thức đó sẽ giúp cho việc khảo sát, nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ của vùng PN đó

c Bên cạnh những nghiên cứu về trạng thái tồn tại tĩnh của ngôn ngữ, phương ngữ và về cảnh huống ngôn ngữ, phương ngữ của một khu vực; nghiên cứu sự lựa chọn ngôn ngữ ở cấp độ hành vi cá nhân theo sự phân tầng xã hội cũng là một nhiệm

vụ không thể thiếu trong nghiên cứu khu vực Mỗi khu vực, dù là một quốc gia độc lập, hay một tỉnh, một huyện, một làng đều được cấu thành bởi những con người – chủ nhân chính của các vùng lãnh thổ đó Đây không phải là những cộng đồng thuần nhất mà một cách tự nhiên, luôn được phân thành nhóm theo những tiêu chí về tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa, lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính… Những sự khác biệt này đều để lại dấu ấn trong việc lựa chọn ngôn ngữ hoặc biến thể ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp, công cụ thể hiện tư tưởng, tình cảm hoặc công cụ

“có tính biểu trưng” nhằm xác định địa vị, tầng lớp xã hội của bản thân người sử dụng Vấn đề này đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Các công trình nghiên cứu của các

nhà ngôn ngữ học Trung Quốc “khảo sát sự phân tầng xã hội thông qua việc sử dụng các từ xưng gọi chỉ quan hệ thân thuộc và không thân thuộc”; nghiên cứu của W Labov “khảo sát đặc trưng phát âm của người Mỹ da đen ở New York”; nghiên cứu của R Lakoff về “sự phân biệt đối xử giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”… v.v; hay

ở Việt Nam, nghiên cứu về “quan hệ giao tiếp giữa các thế hệ trong gia đình trung lưu ở một số quận của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội” (nhóm nghiên cứu của

Trang 39

36

Viện Ngôn ngữ học & Lương Văn Hy); “miêu tả về sự khác biệt trong sử dụng ngôn

từ của nam và nữ”; “đặc trưng ngôn ngữ của trẻ em tuổi tiền học đường ở thôn Hoài Thị (Bắc Ninh), Khánh Hậu (Long An); “nghiên cứu về sử dụng các biến thể [l] hay [n] ở thôn Bịu Sim (Bắc Ninh)”, [54;43]… luôn được coi là những công trình tiêu

biểu cho hướng nghiên cứu này

1.4 Cơ sở nhận diện, miêu tả phương ngữ, thổ ngữ

Để nhận diện một phương ngữ, người ta thường không chỉ dựa vào những tiêu chí thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ mà còn dựa vào cả những tiêu chí ngoài ngôn ngữ Đối với trường hợp tiếng Việt, mặc dù còn sử dụng những thuật ngữ khác nhau như trên đã đề cập, song nhìn chung, nội dung khái niệm, cơ sở nhận diện và nội dung miêu tả cơ cấu “phương ngữ” trong tiếng Việt được các nhà Việt ngữ học quan niệm một cách tương đối thống nhất

1.4.1 Ngữ âm học (phonetics)

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ; cơ chế tạo

ra âm thanh và bản chất (hay đặc trưng) tiếng nói của con người Âm thanh của ngôn ngữ cũng như âm thanh trong thế giới tự nhiên, về bản chất đều tồn tại dưới dạng những sóng âm được truyền trong môi trường nhất định và môi trường đó thường là không khí Nhưng khác với âm thanh khác trong tự nhiên, âm thanh ngôn ngữ được tạo thành do sự rung động của dây thanh và sự hoạt động của các khí quan khác thuộc

bộ máy cấu âm con người Mặt khác, âm thanh của ngôn ngữ chỉ là những chấn động tạo sóng âm mà bộ máy thính giác của con người có thể cảm được Những chấn động tạo sóng âm mà tai con người không nghe được không thuộc âm thanh của ngôn ngữ

Do đó, khi miêu tả âm thanh của ngôn ngữ nói chung, các phương ngữ, thổ ngữ của một ngôn ngữ nói riêng (ở đây là trường hợp tiếng Việt), người ta miêu tả các yếu tố ngữ âm về mặt vật lý (tức âm học), mặt sinh lý (tức cấu âm) và cả mặt xã

hội (bình diện chức năng) “Mặt thứ nhất nhằm giải thích những sự khác biệt của ngữ

âm đối với sự cảm thụ Mặt thứ hai nhằm thuyết minh những sự khu biệt xét về nguồn gốc cấu tạo Với sự trợ lực của máy móc ngày nay, người ta có thể miêu tả các yếu

tố ngữ âm khá chính xác về cả hai mặt” [92; 26] Nói cách khác, ngữ âm học (theo

nghĩa hẹp) tập trung nghiên cứu, tìm hiểu mặt tự nhiên của âm thanh còn âm vị học hướng đến mặt xã hội của cùng một đối tượng

Trang 40

37

1.4.1.1 Nghiên cứu và tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ máy cấu âm con

người để tạo ra âm thanh của ngôn ngữ, của lời nói là đối tượng, nhiệm vụ của phân ngành Ngữ âm học cấu âm (Articulatory Phonetics) Âm thanh của con người được cấu tạo và phát ra do sự hoạt động của bộ máy cấu âm Bộ máy cấu âm con người

gồm ba bộ phận chính: cơ quan hô hấp (gồm phổi và hai lá phổi); thanh hầu (gồm thanh môn và hai dây thanh) và các khoang cộng hưởng phía trên thanh hầu (gồm

khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi) Cơ quan hô hấp có vai trò tạo ra năng lượng (hay còn gọi là luồng hơi); thanh hầu, nhất là hai dây thanh dưới tác động của luồng hơi, tùy theo mức độ chấn động khác nhau tạo ra các sóng âm; còn các khoang cộng hưởng phía trên thanh hầu có vai trò như những cộng minh trường Riêng khoang yết hầu và miệng do hoạt động của lưỡi và môi mà có thể thay đổi về thể tích, hình dáng và lối thoát của không khí, tức những nhân tố quyết định khả năng cộng hưởng và làm biến đổi âm sắc của âm thanh khi đi qua chúng

Do vậy, khi tìm hiểu đặc trưng âm thanh từ cơ sở sinh lý cấu âm, người ta chú trọng vào việc tìm hiểu vai trò của các cơ quan cấu âm tham gia vào quá trình cấu tạo

âm thanh Đặc biệt là hoạt động cụ thể của các yếu tố, bộ phận trong mỗi cơ quan cấu

âm để từ đó có cơ sở xác định về mặt phương thức cũng như vị trí cấu âm của âm thanh Chẳng hạn, về cơ chế tạo luồng hơi, xem xét âm thanh được cấu tạo từ những

cơ chế luồng hơi (LH) nào: LH từ phổi (lung), LH từ thanh hầu (glottalic), LH từ mạc (velaric), thậm chí xem xét cả mối quan hệ giữa cơ chế hoạt động của LH với môi trường không khí bên ngoài,… Về phương thức tạo âm thanh, căn cứ vào cách thức hoạt động của hai dây thanh sẽ cho các cách thức cấu tạo âm thanh khác nhau “Theo quan điểm của John Clark và Colin Yallop; Gordon và Ladefoget, về cơ bản các ngôn ngữ trên thế giới sử dụng 5 thức tạo thanh khác nhau: vô thanh (voicelessness), hữu thanh (voice), thở (breathy), thường (modal) và kẹt thanh (creaky) Đây là cơ sở để tạo ra các chất giọng như: chất giọng thường (gồm cả vô thanh và hữu thanh), chất giọng thở, chất giọng kẹt thanh (thanh quản hóa)” [dẫn theo [86]), …v.v

1.4.1.2 Nghiên cứu và tìm hiểu những đặc trưng vật lý (mặt âm học) của âm

thanh là đối tượng, nhiệm vụ của phân ngành Ngữ âm học âm học (Acoustic Phonetics) Âm thanh ngôn ngữ được tạo thành trước hết là do sự chấn động tạo sóng

âm Các âm thanh ngôn ngữ được tạo ra phân biệt nhau bởi những đặc trưng âm học:

độ cao (cao độ), độ mạnh (cường độ), độ dài (trường độ) và âm sắc,… v.v

Ngày đăng: 15/03/2019, 07:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alexandre de Rhodes (1951), Dictionarium Annamiticum - Lusitanum Et Latinum, Roma, 1651. Bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chinh "Từ điển An Nam - Lusitan - Latinh" (thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La).Viện KHXH TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển An Nam - Lusitan - Latinh
Tác giả: Alexandre de Rhodes
Năm: 1951
2. Nguyễn Văn Ái, Tìm hiểu về vùng tần số fooc - man của các nguyên âm tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 / 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về vùng tần số fooc - man của các nguyên âm tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm
3. Nguyễn Văn Ái , Bàn về số lượng và sự phân bố fooc – man của các nguyên âm đơn tiếng Việt qua bản ghi Xô – na – gơ- rap, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về số lượng và sự phân bố fooc – man của các nguyên âm đơn tiếng Việt qua bản ghi Xô – na – gơ- rap
4. Ăngghen, Bàn về phương diện lịch sử của khái niệm phương ngữ (Bản dịch), Viện ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về phương diện lịch sử của khái niệm phương ngữ
5. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) (2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (Trên dẫn liệu ngôn ngữ), NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (Trên dẫn liệu ngôn ngữ)
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2001
6. Vũ Kim Bảng (1986), Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm), Những vấn đề về các ngôn ngữ phương Đông, Viện Ngôn ngữ học, tr. 370- 376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm)
Tác giả: Vũ Kim Bảng
Năm: 1986
7. Vũ Kim Bảng (2001), Nhận xét về xu hướng biến đổi của hệ thống phụ âm đầu các thổ ngữ thuộc phương ngữ Bắc Bộ, Những vấn đề ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về xu hướng biến đổi của hệ thống phụ âm đầu các thổ ngữ thuộc phương ngữ Bắc Bộ
Tác giả: Vũ Kim Bảng
Năm: 2001
8. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2009
9. Hoàng Trọng Canh (2001), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH&NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 2001
10. Nguyễn Tài Cẩn (1971), Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kì xuất hiện chữ Nôm, TC Ngôn ngữ số 1, tr. 26- 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kì xuất hiện chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1971
11. Nguyễn Tài Cẩn (1973), Xuất phát điểm của hệ thống vần Hán - Việt, TC Ngôn ngữ số 4, tr. 35- 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất phát điểm của hệ thống vần Hán - Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1973
12. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
13. Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (2001), , Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
14. Hoàng Thị Châu (1978), Thổ ngữ và làng xã Việt Nam trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ ngữ và làng xã Việt Nam" trong "Nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1978
15. Hoàng Thị Châu (1988), Về bốn phụ âm ngạc hóa còn lại trong tiếng Việt vùng Bắc Bình Trị Thiên, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bốn phụ âm ngạc hóa còn lại trong tiếng Việt vùng Bắc Bình Trị Thiên
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1988
16. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
17. Nguyễn Thiện Chí (1981),Từ địa phương và vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ trong nhà trường, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ địa phương và vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ trong nhà trường", trong "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Chí
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1981
18. Đỗ Tiến Chung (1981), Góp thêm ý kiến về một ranh giới phương ngôn, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm ý kiến về một ranh giới phương ngôn, "trong "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ
Tác giả: Đỗ Tiến Chung
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1981
19. Mai Thị Chung (2011), Đặc trưng ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa
Tác giả: Mai Thị Chung
Năm: 2011
21. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, tr. 19-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1986

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w