1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường phát thải các bon ở việt nam tt

24 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việchình thành phát triển thị trường phát thải các-bon và đề xuất về thiết kế mô hình và tổ chức vận h

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU:

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

1 Tính cấp thiết của Luận án

- Phát triển thị trường phát thải các-bon (Emission Trading Scheme - ETS) đang ngày càng mở rộng với sự tham gia của các

nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Thị trường phát thải

các-bon (các-các-bon được gọi chung cho các loại khí thải nhà kính do CO2 làloại khí thải chiếm tỷ trọng lớn nhất) đã trở thành công cụ chính sáchquốc gia về kinh tế chủ đạo trong giải quyết vấn đề giảm thiểu biếnđối khí hậu Đến nay, thị trường phát thải các-bon đã phát triển vớicác cấp độ từ quốc tế, đến quốc gia (khoảng 40 quốc gia), tỉnh, thànhphố (hơn 20) với quy mô thị trường lên tới 15% tổng lượng phát thảitoàn cầu

- Chính sách quốc tế về BDKH đã thay đổi và Việt Nam đã cho thấy sự chủ động cần thiết để tham gia ETS Việt Nam đã có những

hành động rất rõ ràng với việc ký Hiệp định Pari về biến đổi khí hậuvới cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bảnphát triển thông thường và có thể tiết giảm đến 25% nếu nhận được

hỗ trợ quốc tế vào năm 2030; Việt Nam cũng đã xác định rõ tầm quantrọng của việc hình thành thị trường phát thải các-bon nhằm mục tiêugiảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua “Chiến lược quốc gia về tăngtrưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050” và “Chiếnlược quốc gia về biến đổi khí hậu”

- Xây dựng thị trường phát thải các-bon có khả năng sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch dần nền kinh tế theo hướng phát

thải các-bon thấp và nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam hiện là

nền kinh tế đang phát triển với các ngành công nghiệp đóng vai tròngày càng quan trọng như năng lượng, sắt thép, xi măng, xây dựng,vận tải là những ngành thâm dụng các-bon cao và cần được tái cơcấu lại theo hướng các-bon thấp càng sớm càng tốt, trong đó ETS sẽcho phép các doanh nghiệp thuộc các ngành này có sự lực chọn giảmphát thải với hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 2

- Tuy nhiên, việc xây dựng thị trường phát thải các-bon tại Việt

Nam phải cân nhắc dựa trên rất nhiều yếu tố như: sự ổn định của giá

phát thải cácbon để tạo ra tín hiệu cho doanh nghiệp, tính hiệu quả chi phí của ETS, các ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp,mức độ tác động đến người nghèo, sự sẵn có về hạ tầng để đảm bảo

-ETS có thể vận hành Chính vậy, việc thực hiện Luận án “Phát triển thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam” là rất cần thiết.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việchình thành phát triển thị trường phát thải các-bon và đề xuất về thiết

kế mô hình và tổ chức vận hành mô hình thị trường phát thải các-bonphù hợp với điều kiện của Việt Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Làm rõ cơ sở khoa học về phát triển thị trường phát thải các-bon.+ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường phátthải các-bon ở Việt Nam

+ Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thảicác-bon phù hợp với điều kiện của Việt Nam

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung vào nghiên cứu thị trường phát thải các-bon,

mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon của ở ViệtNam từ năm 2007 đến nay

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, điểm mới của Luận án

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Luận án đã cung cấp được một cách đầy đủ về cơ sở khoa họccủa việc xây dựng thị trường phát thải các-bon và đưa ra được nhữngkhuyến nghị về việc xây dựng mô hình thị trường phát thải các-bonphù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu giảm phátthải khí nhà kính

Trang 3

+ Về mặt khoa học: Việc thực hiện luận án đã có đóng góptrong việc tổng hợp lại được toàn bộ cơ sở khoa học hình thành củathị trường phát thải các-bon.

+ Về mặt thực tiễn, Luận án đã có đóng góp trong việc đưa ra

đề xuất được mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải bon cho Việt Nam,

các Những điểm mới của Luận án

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc hình thành thịtrường phát thải các-bon; mô hình và cách thức thiết kế, vận hành thịtrường phát thải các-bon, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.+ Luận án đã rà soát, đánh giá thực trạng về biến đổi khí hậu,các chính sách về biến đổi khí hậu và quá trình tham gia vào thịtrường phát thải các bọn của Việt Nam; Đã đưa ra được các phân tích,đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam

+ Luận án đã đưa ra được các phân tích, đánh giá về xu hướngphát triển thị trường phát thải các-bon trong tương lai; đề xuất môhình thiết kế, giải pháp và các kiến nghị để thiết lập và vận hành thịtrường phát thải các-bon tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp nghiên cứu chính để triển khai thực hiện

Luận án, gồm: Phương pháp nghiên cứu tại bàn; Phương pháp mô

hình phân tích SWOT; Phương pháp phỏng vấn sâu, đối với chuyêngia; Phương pháp so sánh; Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic;Phương pháp hội nghị, hội thảo

6 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phần tổng quan tình hìnhnghiên cứu trong và ngoài nước, Phần Danh mục các công trìnhnghiên cứu và Tài liệu tham khảo, Luận án bao gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển thị trường phát thải các-bon;Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường phát thảicác-bon ở Việt Nam và Chương 3: Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết

kế thị trường phát thải các-bon phù hợp với điều kiện của Việt Nam

Trang 4

PHẦN TỔNG QUAN:

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

A Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án

ở ngoài nước:

- Định giá phát thải các-bon thông qua thuế các-bon hoặc thị trường phát thải các-bon được áp dụng theo lý thuyết về tính tối ưu của sử dụng công cụ trong xử lý các vấn đề ngoại ứng Đã có một số

nghiên cứu nổi bật như: Kindleberger (1986) về “International public

goods without international government”; Pizer (2012) về

“Combining price and quantity controls to mitigate global climatechange”; Nordhaus (2007) “To Tax or Not to Tax: AlternativeApproaches to Slowing Global Warming”; Weitzman (2011) về “Fat-tailed uncertainty in the economics of catastrophic climate change”;Stavin (2008) về “Addressing climate change with a comprehensive

US cap‐and‐trade system”

- Thị trường phát thải các-bon là một lựa chọn để định giá phát thải các-bon linh hoạt hơn so với thuế các-bon do cơ chế hoạt

động linh hoạt hơn Đã có một số nghiên cứu nổi bật như: Goulder

(2006) về “The economics of climate change”; Neuhoff (2008) về

“Tackling Các-bon, How to Price Các-bon for Climate Policy”

- Thị trường phát thải các-bon tạo ra áp lực và tín hiệu thị trường cho doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm phát thải theo

hướng có lợi nhất Đã có một số nghiên cứu nổi bật như: Smale

(2006) về “The impact of CO2 emissions trading on firm profits andmarket prices”; Smale (2006) về “The impact of CO2 emissionstrading on firm profits and market prices”; Garnaut (2008) về “TheGarnaut Climate Change Review”; Diekman (2013), về “EUEmissions Trading: The Need for Cap Adjustment in Response toExternal Shocks and Unexpected Developments”

- Mặc dù có cùng cơ chế tác động, cơ chế vận hành, tuy nhiên việc thiết kế thị trường phát thải các-bon lại không giống nhau giữa các thị trường và nền kinh tế theo các cấp độ khác nhau Đã có một

Trang 5

số nghiên cứu nổi bật như: Fuessler (2012) về “Chile PMR Activity

1 MRV, Compliance and Registry”; Kachi (2013) về “CarbonMarket Oversight Primer”; Goes (2010) về “New and old market-based instruments for climate change policy”; Aldy (2012) về “Thepromise and problems of pricing các-bon: theory and experience” vàHaites (2013) về “Lessons learned from linking emissions tradingsystems: General principles and applications”; Kachi (2015)

về “Linking Emissions Trading Systems: A Summary of CurrentResearch”; Schneck (2011) về “Financial Market Reform and theImplications for Carbon Trading”

- Thị trường phát thải các-bon được thiết kế theo các mô hình khác nhau và phát triển theo các cấp độ thị trường khác nhau Đã có một số nghiên cứu nổi bật như: Kindleberger (1986)

về “International public goods without international government”;Gilbert (2014) về “Cap-Setting, Price Uncertainty and InvestmentDecisions in Emissions Trading Systems” và Ellerman (2010) về

“Pricing các-bon: the European Union emissions trading scheme”,báo cáo “An Introduction to Emission Trading Schemes”;

“Emissions Trading Worldwide - ICAP Status Report” của ICAP(2015, 2016, 2017)

- Việc xây dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon trong thực tế dù có khác nhau giữa các thị trường thì đều đã có đóng góp cho giảm thiểu phát thải các-bon Đã có một số nghiên cứu nổi

bật như: Newell (2012) về “Carbon Markets: Past, Present, andFuture Resources for the Future”; Kopp (2015) về “Allowanceallocation: Assessing U.S Climate Policy Options”; Lopomo (2011)

về “Carbon Allowance Auction Design: An Assessment of Optionsfor the U.S”, Scotney (2015) tại công trình “Carbon Markets andClimate Policy in China”

- Việc xây dựng thị trường phát thải các-bon cần được phối hợp với các nhóm công cụ chính sách khác để hạn chế những tác động không mong muốn và đảm bảo tính hiệu quả trong ứng phó với

Trang 6

giảm thiểu phát thải khí nhà kính Đã có một số nghiên cứu nổi bật

như: Pizer, W.A (2008) về “Scope and point of regulation for pricingpolicies to reduce fossil fuel CO2 Emissions Resources for theFuture”; Nordhaus (2001) về “Climate change: Global warmingeconomics”

- Cho đến nay, việc xây dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon trên thế giới vẫn chưa xác định được mô hình tối ưu Đã có

một số nghiên cứu nổi bật như: Laing (2013) về “InternationalExperience with Emissions Trading Climate Strategies”; Schneck(2011) về “Financial Market Reform and the Implications for CarbonTrading”, Trotignon (2011) về “Combining cap-and-trade withoffsets: Lessons from the CER use in the EU ETS in 2008 and 2009”Fuessler (2012) về “MRV, Compliance and Registry Infras, Deumanand Perspectives”

B Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở trong nước:

Các nghiên cứu về thị trường phát thải các-bon ở Việt Namdiễn ra khá chậm so với thế giới Một số nghiên cứu nổi bật gồm:Nghiên cứu của Phạm Hương Giang (2011) về “Đánh giá hiện trạngtham gia thị trường phát thải các-bon thế giới của các doanh nghiệpngành Công Thương và xu hướng, tiềm năng thị trường phát thải các-bon thế giới sau khi kết thúc Nghị định thư Kyoto”; Trần Hữu Bưu(2013), “Đánh giá tiềm năng phát triển các dự án tạo ra tín chỉ các-bon trong các hoạt động xử lý chất thải và đề xuất giải pháp hỗ trợphát triển”; Phạm Thị Nga (2014) về “Một số cơ chế mua bán phátthải các-bon trên thế giới”; Bùi Hoài Nam (2015) về “Một số vấn đềchung về thị trường phát thải”; Phạm Thị Hiền (2016) về “Các yếu tốcần thiết để xây dựng thị trường mua bán quyền phát thải khí nhàkinh trong tương lai”; Vi Thùy Linh (2017) về “Thị trường phát thảicác-bon và triển vọng tại Việt Nam”; Trần Hoàn (2017) về “Kinhnghiêm quốc tế về phát triển thị trường phát thải các-bon và bài họccho Việt Nam”

Trang 7

C Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án:

Các công trình đã công bố trong và ngoài nước liên quan tớichủ đề của Luận án có ý nghĩa tham khảo rất tốt với thực hiện Luậnán, tuy nhiên, các công trình này phục vụ cho những chủ đích nghiêncứu khác nhau và thường chỉ đề cập tới một vấn đề có liên quan đếntoàn bộ nội dung của Luận án Hơn nữa, những công trình nghiên cứunày đã hoàn thành nên chưa cập nhật những tình hình mới nhất về bốicảnh tình hình về thị trường phát thải các-bon và biến đổi khí hậutrong nước và quốc tế trong thời gian gần đây Vì vậy, có thể nói việc

thực hiện Luận án “Phát triển thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam” là có tính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã

được công bố trong và ngoài nước và có đóng góp mới cả về mặt lýluận và thực tiễn về phát triển thị trường phát thải các-bon Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

PHÁT THẢI CÁC-BON 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành thị trường phát thải các-bon

- Khái niệm và lịch sử hình thành thị trường phát thải các bon: “Thị trường phát thải các-bon là một thị trường hàng hóa được

thành lập để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa là phát thải các-bon” Đặc trưng của thị trường phát thải các-bon đó chính là tính

chất hàng hóa không nhìn thấy được của phát thải các-bon và không

có giá trị sử dụng như hàng hóa thông thường Cơ chế vận hành của

ETS đó là Chính phủ sẽ đưa ra một tổng hạn mức phát thải mục tiêu (cap) trong một hoặc một số ngành của nền kinh tế và sau đó cho phép các doanh nghiệp mua bán trên thị trường (trade) để có được

lượng phát thải các-bon mong muốn

Hoạt động của ETS sẽ tạo ra một mức giá chung cho mỗi đơnvị phát thải các-bon và do đó sẽ là tín hiệu để doanh nghiệp đưa racác quyết định đầu tư vào các giải pháp giảm phát thải trong dài hạnnhư đầu tư công nghệ, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, cảitiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng hiệu quả năng lượng, phát triểncác sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, ngoài ra, giá phát thảicác-bon sẽ làm gia tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ phát thảicác-bon cao, do vậy, dẫn đến định hướng khách hàng có xu hướng sẽsử dụng hàng hóa và dịch vụ thay thế có giá thấp hơn và tạo động lựccho doanh nghiệp thực hiện hành vi giảm phát thải để giảm chi phí

Do vậy, Chính phủ sẽ phải xác định mục tiêu giảm phát thải dài hạn

và xây dựng các chính sách hướng nền kinh tế theo hướng các-bonthấp để củng cố lòng tin của doanh nghiệp thực hiện các hoạt độnggiảm phát thải các-bon

Thị trường phát thải các-bon đầu tiên được xây dựng thànhcông để chuyển từ các vấn đề mang tính học thuyết sang thực hànhđược thực hiện vào những năm 80 ở Hoa Kỳ Tuy nhiên, thời điểm

Trang 9

được cho là tạo ra bước đột phá của phát triển ETS là vào năm 1997khi Nghị định thư Kyoto được thông qua và đặt ra các mục tiêu vềcắt giảm phát thải nhà kính một cách bắt buộc đối 37 quốc gia đãcông nghiệp hóa thành công để đạt được các cam kết về giảm phátthải khí nhà kính toàn cầu đã được ký trong Kyoto cho giai đoạn

2008 - 2012 Cho đến cuối năm 2017, ETS đã và đang được vậnhành qua 4 lục địa, 40 quốc gia, 13 bang/tỉnh và 7 thành phố, kể cảcác quốc gia phát triển và đang phát triển với quy mô về GDP chiếmkhoảng 40% toàn cầu, tổng lượng phát thải chiếm khoảng 1/4 phátthải toàn cầu Đối với 18 hệ thống ETS đang được vận hành đónggóp khoảng 1/2 tổng lượng phát thải của các quốc gia tham gia,tương đương với 7 GtCO2e (15% tổng lượng phát thải toàn cầu), có 5quốc gia/vùng lãnh thổ đã lên kế hoạch triển khai và 9 quốc gia, vùnglãnh thổ đang xem xét để thiết lập thị trường, trong đó có Việt Nam

1.2 Mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon

Hiện nay, có hai loại mô hình ETS được các quốc gia xem xéttrong việc xây dựng thị trường phát thải các-bon như sau

(1) Mô hình đồng nhất: Là mô hình mà việc xác định hạn mức

phát thải các-bon cho phép và hoạt động mua bán được thiết lập vàvận hành ngay từ đầu Đây là mô hình mà hầu hết các quốc gia/vùnglãnh thổ trên thế giới hiện nay đang áp dụng như EU-ETS, RGGI,Trung Quốc-ETS

(2) Mô hình hai giai đoạn: Đây là mô hình ETS hai giai đoạn,

trong đó, giai đoạn đầu ETS hoạt động như thuế phát thải các-bon vớiviệc Chính phủ quy định một mức thuế nhất định/đơn vị phát thảicác-bon và sau khi thị trường phát triển ổn định sẽ chuyển sang giaiđoạn thị trường hóa như mô hình đồng nhất

- Các yếu tố cấu thành thị trường phát thải các-bon: (1)

Thiết lập hạn mức phát thải: Hạn mức phát thải là tổng lượng phát

thải cho phép trên ETS ở trong một ngành, nền kinh tế trong một thời

kỳ nhất định; (2) Lựa chọn phạm vi thị trường, gồm: loại khí thải

ngành tham gia thị trường và doanh nghiệp với quy mô phát thải lớn

Trang 10

ở mức nào sẽ tham gia thị trường; (3) Thiết lập cơ chế phân bổ hạn mức phát thải các-bon: phân bổ miễn phí hoặc thông qua đấu giá, hoặc kết hợp cả hai; (4) Thiết lập sàn giao dịch phát thải (5) Lựa chọn các quy định về tính linh hoạt trong vận hành hoạt động của hệ thống ETS: Các điều khoản về gửi/mượn ngân hàng về hạn mức phát

thải; Thiết lập giá trần, giá sàn; Cho phép sử dụng tín chỉ phát thải có

được từ bên ngoài hệ thống ETS; (6) Hình thành hệ thống giám sát

và trừng phạt (MRV&E): Các thông tin về phát thải của doanh nghiệp

phải được đo lường một cách chính xác và đồng nhất, được báo cáotới các cơ quan có thẩm quyền và phải được xác minh, và trừng phạt

đối khi không thực thi đúng các cam kết; (7) Thiết lập kết nối giữa các ETS: Các ETS có thể kết nối trực tiếp với nhau nếu hạn mức phát

thải chúng có thể được trao đổi với nhau thông qua cơ chế hợp tác;

- Các điều kiện cơ bản để vận hành thị trường phát thải bon: Kết quả tổng kết dựa trên thực tế xây dựng và vận hành hệ

các-thống ETS toàn cầu và qua các thị trường khác nhau cho đến thờiđiểm hiện tại, các điều kiện để vận hành thành công ETS bao gồm:(1) phải có hệ thống MRV; (2) Phải đảm bảo công bằng trong thựcthi; (3) Gắn kết được chính sách và mục tiêu; (4) Ổn định và có thể

dự đoán; (5) Hiệu quả về mặt chi phí và mức cắt giảm; (6) Đảm bảotính thực tế và toàn vẹn về môi trường; (7) Linh hoạt; (8) Phù hợpvới điều kiện của các thị trường cụ thể; (9) Tính tương thích với các

hệ thống khác trong nền kinh tế và (10) Minh bạch rõ ràng trong thiết

kế và thực hiện

- Trình tự các bước thiết lập thị trường phát thải các-bon:

Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu của các nhà khoa học và thựctiễn vận hành tại các quốc gia, về cơ bản, việc xây dựng thị trườngphát thải các-bon sẽ phải trải qua 10 bước như sau: Bước 1: Xác địnhphạm vi ngành/loại khí thải được đưa vào ETS; Bước 2: Xác địnhmục tiêu phát thải; Bước 3: Xác định phương thức phân bổ hạn mứcphát thải cho phép; Bước 4: Xem xét việc sử dụng hạn mức phát thải

bù đắp (offset) được thực hiện từ bên ngoài hệ thống ETS; Bước 5:Lựa chọn cơ chế vận hành linh hoạt cho ETS; Bước 6: Xử lý vấn đề

Trang 11

giá và chi phí của phát thải trên thị trường; Bước 7: Đảm bảo và kiểmsoát các doanh nghiệp thực hiện; Bước 8: Khuyến khích sự tham giacủa các bên liên quan, truyền thông và xây dựng năng lực vận hành

hệ thống; Bước 9: Xem xét việc kết nối với các ETS bên ngoài; vàBước 10: Thực hiện, đánh giá kết quả và cải tiến;

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thị trường phát thải bon và bài học cho Việt Nam

các Kinh nghiệm cuả Liên minh châu Âu (EU): Đây là thị

trường phát thải các-bon lớn nhất thứ hai thế giới (sau Trung Quốc)với 31 quốc gia thành viên EU tham gia và 11.000 doanh nghiệp sửdụng nhiều năng lượng Theo Ủy ban Môi trường châu Âu, CO2 đãgiảm khoảng 19% trong giai đoạn 2005-2013, gần với mục tiêu mà

EU đã đặt ra là 21% vào năm 2020 Một số đặc điểm về xây dựng

vận hành và cải thiện mô hình EU-ETS như sau: (1) Lựa chọn mô hình thiết kế EU-ETS và xác định hạn mức phát thải: tổng mức phát

thải được thiết theo hướng giảm dần theo từng năm để cho phép cácdoanh nghiệp điều chỉnh một cách từ từ hoạt động của mình để đáp

ứng mục tiêu cắt giảm phát thải ngày càng tăng lên của EU; (2) Đấu giá và cơ chế kiểm soát giá: Hoạt động mua bán có thể diễn ra trực

tiếp giữa người mua với người bán, hoặc thông qua sàn giao dịch,hoặc thông qua các trung gian trên thị trường phát thải các-bon; (3)

Điều chỉnh hạn mức phát thải trên thị trường: Cho phép thu hồi phát

thải trong trường hợp dư thừa về cung, và cho phép đưa ra thị trường

một lượng hạn ngạch nhất định; (4) Thiết kế hệ thống MRV và kiểm soát thị trường: Các sàn giao dịch thực hiện quá trình này; (5) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ thực hiện: cho phép

thực hiện các cơ chế về gửi và mượn phát thải; thực hiện thu hồi và

dự trữ hạn mức phát thải, sử dụng tín chỉ phát thải từ bên ngoài để đạtmục tiêu

- Kinh nghiệm cuả Hoa Kỳ: ETS của Hoa Kỳ được hình thành

theo các bang và liên bang RGGI - ETS là một ETS cấp vùng củaHoa Kỳ được xây dựng từ năm 2009 với sự tham gia của 9 bang ở

Trang 12

miền Đông, tập trung vào hoạt động giảm phát thải CO2 từ ngành sảnxuất điện từ nhiên liệu hóa thạch Một số đặc điểm về xây dựng vận

hành và cải thiện mô hình của Hoa Kỳ như sau: (1) Đấu giá và cơ chế xác định giá: Đấu giá được thực hiện với cơ chế đấu giá một vòng, đấu kín và đưa ra một mức giá chung; (2) Thiết lập hệ thống MRV và kiểm soát thị trường: Kiểm soát RGGI được thực hiện bởi

một đơn vị độc lập để đảm bảo RGGI hoạt động hiệu quả và minh

bạch; (3) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ hoàn thành mục tiêu: cho phép các doanh nghiệp gửi ngân hàng đối với số

lượng không giới hạn và có quy định giá sàn đối với đấu giá phát thảicác-bon trên thị trường; cho phép các doanh nghiệp sử dụng các tín

chỉ phát thải từ bên ngoài; (4) Sử dụng nguồn thu: Được sử dụng cho

các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và xử lý các ảnh hưởng dogia tăng giá điện

- Kinh nghiệm cuả Trung Quốc: Trung Quốc hiện nay là quốc

gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và là quốc gia đang pháttriển đầu tiên trên thế giới kiểm soát mục tiêu cắt giảm phát thải các-bon thông qua việc xây dựng ETS Trung Quốc đã thiết lập ETS thíđiểm cho 7 tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc và đã chính thứcthành lập ETS quốc gia đối với ngành điện vào cuối năm 2017 Một

số đặc điểm về xây dựng vận hành và cải thiện mô hình của Trung

Quốc gồm: (1) Lựa chọn mô hình thiết kế các ETS thí điểm: Mỗi ETS

được thiết kế khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa

phương và được xây dựng bởi chính quyền địa phương; (2) Thiết lập hạn mức và phân bổ hạn mức phát thải cho phép: kết hợp phân bổ

hạn ngạch miễn phí với một phần được đưa ra đấu giá cho các doanh

nghiệp dựa trên quá khứ phát thải; (3) Đấu giá và cơ chế kiểm soát giá: thực hiện tại sàn giao dịch chứng khoán địa phương do Hội đồng phát triển và cải cách tại mỗi địa phương quản lý; (4) MRV và kiểm soát thị trường: Doanh nghiệp tự thực hiện và được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập; (5) Trừng phạt đối với các doanh nghiệp không hoàn thành mục tiêu: Chủ yếu tập trung vào hình phạt tiền; (6) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ thực hiện: Một số ETS

Ngày đăng: 15/03/2019, 05:48

w