1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề HSG tỉnh Phú Thọ 20172018 môn hóa học 9

4 455 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 802,5 KB
File đính kèm De HSG THCS TN 2018.rar (752 KB)

Nội dung

Câu 1: Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại.. Cho X vào dung dịch Y dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn c

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÚ THỌ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS

NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: Hóa Học

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 04 trang )

Chú ý:

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có một hoặc nhiều lựa chọn đúng.

- Thí sinh làm bài phần trắc nghiệm và tự luận trên tờ giấy thi (không làm vào đề thi).

- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H =1; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Ba=137.

A PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (20 Câu; 10,0 điểm).

Câu 1: Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại Ba kim loại đó là

A Mg, Cu và Ag B Zn, Mg và Ag C Zn, Mg và Cu D Zn, Ag và Cu

Câu 2: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S Để loại bỏ các khí

đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

Câu 3: Cho thiết bị và cách bố trí thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Cách bố trí thí nghiệm như trên không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào sau đây?

A Điều chế NH3 từ NH4Cl B Điều chế O2 từ NaNO3

C Điều chế O2 từ KMnO4 D Điều chế N2 từ NH4NO2

Câu 4: Cho phản ứng: FeO + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

Tổng hệ số của KHSO4 và KMnO4 (là những số nguyên tối giản) trong phương trình phản ứng là

Câu 5: Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với Y tạo thành kết tủa

- Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa

- X tác dụng với Z tạo thành kết tủa và khí thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A Al2(SO4)3, BaCl2, K2CO3 B NaHO3, Ba(OH)2, KHSO4

C NaHSO4, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2 D Ba(OH)2, KHSO4, NH4HCO3

Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe, SiO2 và Al2O3 Cho X vào dung dịch Y (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn (chỉ chứa một chất duy nhất) Dung dịch Y là

A Dung dịch HCl B Dung dịch H2SO4 loãng, nguội

C Dung dịch NaOH loãng D Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Câu 7: Cho các chất X, Y, Z, T đều tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) và thỏa mãn sơ đồ:

FeCl2 → X → Y → Z → T Mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

C FeSO4, Fe(OH)2, FeO, Fe D Fe(OH)2, Fe2O3, FeO, Fe.

Câu 8: Dẫn từ từ đến hết a mol mỗi chất khí riêng biệt sau: CH4, C2H2, CH2=CH-CH3, C2H4 vào 4 bình đựng dung dịch nước brom tương ứng X,Y,Z,T (Mỗi bình đều chứa 1,5a mod Br2) Sau khi

các phản ứng xảy ra hoàn toàn Nhận xét nào sau đây là đúng?

A Dung dịch nước brom đựng trong các bình X, Y, Z, T đều bị nhạt màu

B Dung dịch nước brom đựng trong bình X không đổi màu, bình Y mất màu, các bình Z

và T đều bị nhạt màu

C Dung dịch nước brom đựng trong bình X không đổi màu, còn dung dịch nước brom đựng trong các bình Y, Z và T đều bị nhạt màu

D Dung dịch nước brom đựng trong bình X không đổi màu, còn dung dịch nước brom đựng trong các bình Y, Z và T đều bị mất màu

Câu 9: Cho từ từ đến dư từng chất trong số các chất sau đây: K, KHCO3, KHSO4, Cu(NO3)2, Al, BaO, HCl lần lượt vào các dung dịch H2SO4 (loãng ), NaOH, NaAlO2 Tổng số phản ứng hóa học (khác nhau) tối đa xảy ra là

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A Ở điều kiện thường benzen là chất lỏng, không tan trong nước

B Để thu được axetilen tinh khiết từ hỗn hợp C2H2 có lẫn CO2 và SO2 người ta cho hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư

C Metan tham gia phản ứng thế với khí clo khi có anha sáng

D C4H6 có 4 công thức cấu tạo dạng mạch hở

Câu 11: Cho dãy các chất sau: Al, ZnO, Al2O3, NaHCO3, NaHSO4, Al(OH)3, Na2CO3, AgNO3, BaCO3, Na2HPO4, KHS, (NH4)2CO3 Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là

Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây kim loại Fe trong khí Cl2 dư

(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng dư)

(3) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không)

(4) Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl dư

(5) Cho 1,5a mol Fe tan hết trong dung dịch chứa 3a mol H2SO4 đặc, nóng thu được SO2

là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4

(6) Cho hỗn hợp chứa 0,01 mol Fe3O4 và 0,03 mol Zn vào 200ml dung dịch HCl 0,5M (7) Dẫn khí H2S dư qua bình đựng dung dịch FeCl3

(8) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 4a mol AgNO3

(9) Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi

(10) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội

Số phản ứng xảy ra tạo thành hợp chất sắt (II) là

Câu 13: Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc) thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc) Giá trị của V là

Câu 14: Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch gồm Na2CO3 0,05M và KHCO3 0,15M vào 150ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều Sau các phản ứng thu được V ml CO2 (ở đktc) Giá trị của V là

Trang 3

A 224,0 B 336,0 C 268,8 D 168,0.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2

và 2 lít hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) Tổng số nguyên tử cacbon

và hiđro trong hiđrocacbon X là

Câu 16: Cho a gam Na tác dụng với p gam nước (dư) thu được dung dịch NaOH nồng độ x%.

Cho b gam Na2O tác dụng với p gam nước (dư) cũng thu được dung dịch NaOH nồng độ x% Biểu thức tính p theo a và b là

A

Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (ở đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 2M và Na2CO3 1,5M thu được dung dịch X Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 45 gam kết tủa Giá trị của V là

Câu 18: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

Giá trị gần nhất của a là

Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 50ml dung dịch Y chứa AgNO3 aM

và Cu(NO3)2 bM, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc) Giá trị của (a+b) là

Câu 20: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và BaO Dẫn khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng 43,4 gam X thu được 1,344 lít CO2 (ở đktc) và chất rắn Y Hòa tan hoàn toàn Y vào cốc đựng 400ml dung dịch H2SO4 1M vừa đủ thấy thoát ra 0,448 lít H2 (ở đktc) Thêm tiếp NaOH dư vào cốc, lọc kết

tủa, làm khô ngopài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Giá trị gần nhất của m là

B PHẦN TỰ LUẬN: (5 câu; 10 điểm).

Câu I (1,5 điểm).

1 Cho phương trình sau: X + H2SO4(đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Hãy tìm các hợp chất X thỏa mãn phương trình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra

2 Bằng PPHH hãy trình bày cách nhận biết các khí riêng biệt sau: C2H2, C2H4, CO2, SO2,

C2H6 Viết các PT phản ứng xảy ra

Trang 4

Câu II (1,5 điểm).

Hãy tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm: Al, Fe, Cu, Mg, Ag sao cho khối lượng mỗi kim loại không đổi Viết các PT phản ứng xảy ra

Câu III (3,0 điểm).

1 Nung 100 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn Y

và khí CO2 Cho Y vào nước dư, thu được chất rắn Z và dung dịch E Hấp thụ hết lượng khí CO2

ở trên vào dd E thu được 40 gam kết tủa Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp X

2 Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc) và dd Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2 Cho toàn bộ dd Y tác dụng với 100 ml dd Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa Viết PT phản ứng và tính giá trị của m

Câu IV (2,0 điểm).

Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí Sau phản ứng thu được chất rắn B Trộn đều chất rắn B rồi chia thành hai phần Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí và 12,6 gam chất rắn Cho phần hai tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 27,72 lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D có chứa 263,25 gam hai muối sunfat Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc

1 Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2 Xác định giá trị của m và công thức FexOy

Câu V (2,0 điểm).

Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen 0,5 mol, vinylaxetilen (CH≡C−CH=CH2) 0,4 mol, hiđro 0,65 mol và một ít bột niken Nung nóng bình mmột thời gian, thu được hỗn hợp khí

X có tỉ khối so với hỗn hợp khí gồm NO và C2H6 bằng 1,3 Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,8 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) (Biết nguyên tử hiđro ở liên kết ba được thay thế bằng nguyên tử bạc) Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch

1 Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2 Xác định giá trị của m

HẾT

Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………

Ngày đăng: 14/03/2019, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w