1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa

24 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,38 MB
File đính kèm SKKN hoạt động ngoại khóa môn Sinh học.rar (3 MB)

Nội dung

Hoạt động ngoại khóa môn SInh học trường THCS Và THPT Cô Tô gồm chuỗi hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh gồm nhiều chuỗi hoạt động mới lạ, áp dụng có hiệu quả cao.xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÀ THPT CÔ TÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tri Tôn, ngày6 tháng3 năm 2018

BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến

“Một Số Hình Thức Hoạt Động Ngoại Khó Môn Sinh học”

I- Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: LÊ VĂN QUỐC Nam, nữ: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 12/06/1989

- Nơi thường trú: Phú Thuận – Thoại Sơn – An Giang

- Đơn vị công tác: Trường THCS và THPT Cô Tô

- Chức vụ hiện nay: Tổ Trưởng Tổ Sinh – KTNN

- Trình độ chuyên môn: Đại Học Sư Phạm Sinh Học

- Lĩnh vực công tác: Giảng Dạy

II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

Bước vào năm học 2017-2018 Trường THCS và THPT Cô Tô có những thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể:

a) Thuận lợi

- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường nhiệt tình, năng động, tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao; hợp tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- CSVC của nhà trường (phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hạ tầng CNTT, …) cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học và các hoạt động giáo dục khác;

- Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động hoạt khóa sinh động thu hút nhiều học sinh tham gia nên học sinh rất quen thuộc với hình thức hoạt động ngoại khóa

- Các giáo viên trong Tổ chuyên môn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động ngoại khóa

- CSVC đội ngũ GV của tổ trẻ dễ tiếp thu, vận dụng những hình thức hoạt động mới

b Khó khăn

- Tỉ lệ học sinh dân tộc cao, thuộc địa bàn nông thôn nên có một bộ phận học sinh còn rụt rè trong hoạt động; quy mô số lượng học sinh của từng khối còn ít, có nhiều khối lớp dẫn đến các hoạt động ngoại khóa của Tổ chuyên môn gặp nhiều khó khăn:

 Nội dung các hoạt động rất khó phù hợp cho mọi đối tượng từ học sinh lớp 6 đến lớp 12

Trang 2

 Số lượng học sinh tham gia tự nguyện vào các hoạt động ngoại khóa rất ít

 Khả năng các em sử dụng công nghệ thông tin như máy tính và điện thoại còn nhiều hạn chế

 Nguồn tài liệu về các hoạt động ngoại khóa môn Sinh học còn ít nên rất khó trong việc chọn lụa nội dung ngoại khóa sinh động, thu hút được số lượng lớn học sinh tham gia

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Đổi Mới Hoạt Động Ngoại Khóa Môn Sinh

Học”

- Lĩnh vực: Môn Sinh Học

III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Chủ trương của ngành giáo dục hiện nay: Tăng cường tổ chức nhiều hình thức dạy học chính khóa trên lớp lẫn hoạt động ngoại khóa Nắm bắt xu thế đó; các Tổ chuyên môn Trường THCS và THPT Cô Tô rất tích cực đổi mới hình thức và nội dung hoạt động ngoại khóa Riêng bộ môn Sinh học, tập thể giáo viên đã nổ lực; khắc phục khó khăn; đầu tư thời gian; công sức để đổi mới hoạt động ngoại khóa nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay;

Thực tế hoạt động ngoại khóa môn Sinh học trong các năm gần đây ít được đổi mới về hình thức và nội dung Nguyên nhân do:

- Tài liệu về hoạt động ngoại khóa môn Sinh học còn hạn chế

- Sự quan tâm đầu tư, thảo luận của tổ chuyên môn về hoạt động này chưa nhiều

- Mất nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu trên nhiều nguồn tài liệu, chọn lựa

những hình thức phù hợp với nhà trường trong điều kiện hiện tại

Vì vậy, hoạt động ngoại khóa dẫn đến một số hạn chế sau:

- Chưa lôi cuốn, kích thích học sinh tham gia nhiều

- Chưa giáo dục được học sinh hình thành thái độ, kỹ năng sống của Môn Sinh học

- Học sinh chưa tham gia nhiều vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh hoạt tập thể

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Để nâng cao chất lượng dạy học, Giáo viên hiện nay đang đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp dạy học Chất lượng dạy học sẽ cao hơn khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích, tích cực, tư duy, sáng tạo của học sinh

Để làm được điều đó bên cạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức dạy học là một việc rất cần thiết

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học Nó là một dạng hoạt động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức ngoài phạm vi quy định của

Trang 3

hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Sinh Học

Biết được vai trò của hoạt động ngoại khóa trong giáo dục học sinh và nó rất phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay tập trung phát triển kỹ năng sống cho học sinh

Nên Tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến vào hoạt động ngoại khóa tổ KTNN trong năm học 2017- 2018 tại trường THCS và THPT Cô Tô

Sinh-3 Nội dung sáng kiến:

a) Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ chung của trường THCS và THPT CÔ Tô, chỉ tiêu giao cho tổ chuyên môn; nhiệm vụ của tổ chuyên môn Sinh-KTNN; tình hình thực

tế của tổ, vận dụng các kiến thức từ các lớp bồi dưỡng chuyên môn của Sở, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nâng cao số lượng và chất lượng của hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ cho công tác dạy và học trong nhà trường…

Tổ trưởng phân công cho các thành viên trong tổ phụ trách từng hoạt động, dự thảo kế hoạch => thảo luận trong tổ để thống nhất:

- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động

- Thời gian tổ chức

- Kinh phí( nguồn kinh phí dự kiến; hình thức vận động kinh phí…….)

- Bộ phận phối hợp: tùy theo nội dung và hình thức tổ chức mà tổ chuyên môn chủ động liên hệ; phối hợp với các bộ phận ( ví dụ như đoàn đội, thư viện trường, các tổ chuyên môn khác,……)

Kế hoạch được thảo luận ở họp tổ chuyên môn để hoàn thiện

b)Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong tổ

+ Chuẩn bị: Khi lập dự thảo, tổ chức thảo luận đóng góp ý kiến, phân công công việc cho giáo viên chuẩn bị, thu thập tài liệu, phần mềm hỗ trợ, liên hệ các đơn vị ngoài nhà trường có liên quan đến hoạt động… thời điểm hoàn thành,báo cáo lại kết quả chuẩn bị…

+ Mục đích của việc phân công: đảm bảo kế hoạch có tính khả thi, có sự chuẩn

bị trước chu đáo, đảm bảo hoạt động mang lại hiệu quả như mong muốn, có chất lượng, cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động chung của tổ, tạo sự đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác …

+ Phân công nhiệm vụ giáo viên phụ trách từng công việc khi diễn ra các hoạt động

+ Nhiệm vụ giáo viên sau khi kết thúc hoạt động: báo cáo kết quả, mặt được, hạn chế, bài học kinh nghiệm ở các khâu…

c)Xác định đối tượng học sinh tham gia :

+ Khối lớp học sinh tham gia; nguyên nhân lựa chọn đối tượng tham gia; đảm bảo công bằng; khách quan

Trang 4

+ Các kiến thức và kỹ năng của học sinh sẽ lồng ghép trong hoạt động: các kiến

thức và công việc học sinh cần chuẩn bị, giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi và bài tập trước khi cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm; học sinh cần làm bài thu

hoạch khi kết thúc hoạt động

d) Tham mưu BGH phân công các thành viên khác trong nhà trường hỗ trợ

- Các bộ phận hỗ trợ: các hoạt động ngoại khóa trong năm học 2017-2018; tổ

chuyên môn thường phối hợp với : Bộ phận thư viện; đoàn đội; ……

- Trình kế hoạch Ban Giám Hiệu Nhà Trường góp ý và duyệt kế hoạch

đ) Công tác tuyên truyền phổ biến kế hoạch tổ chức: Dán các bản quảng cáo

giới thiệu các hoạt động ở các lớp học; lồng ghép giới thiệu trên phát thanh học đường

của nhà trường; hoặc nhờ giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho học sinh;

e) Tổ chức cho học sinh báo lại lại kết quả hoạt động: viết bài báo cáo nộp cho giáo viên bộ môn; hoặc tổ chức hội thảo báo cáo trước lớp;……

f) Tổ chức rút kinh nghiệm tại họp tổ chuyên môn

4.Một số hoạt động ngoại khóa được áp dụng trong năm học 2017-2018

A HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỚI CHỦ ĐỀ “BÍ ẨN MÔN SINH HỌC”

Trang 5

Chuỗi các hoạt động thực hiện theo chủ đề ngoại khóa “ Bí Ẩn Môn Sinh Học”

Hoạt động 1 “Trình chiếu Clip “ Bí ẩn Sinh học”

- Đối tượng học sinh tham gia: tất cả các học sinh từ lớp 6 đến lớp 12

- Thời gian thực hiện: ra chơi 20 phút và trái buổi từ thứ 2 đến thứ 6

- Bộ phận phối hợp: thư viện trường THCS và THPT Cô Tô

- Địa điểm : tại thư viện trường THCS và THPT Cô Tô

- Cách thức thực hiện: Giáo viên sử dụng LCD trình chiếu cho học sinh xem

- Yêu cầu đối với học sinh sau khi xem xong clip: hoàn thành các câu hỏi

 Kể tên và môi trường sống các loài động thực vật quan sát được?

 Con người có những hành động tích cực và tiêu cực nào ảnh hưởng đến môi trường sống và sự sinh tồn phát triển của chúng?

 Em đề xuất các biện pháp để bảo vệ các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng?

- Cách thức tạo clip “ Bí ẩn môn Sinh học”

Bước 1: Sưu tầm các hình ảnh: một số hình ảnh đã sử dụng

Trang 6

Bước 2: Sử dụng phần mền thực hiện clip: proshow gold để liên kết các hình ảnh và

chèn nhạc; thêm các lời dẫn; chú thích để tạo thành clip “ Bí ẩn môn Sinh học”

Một số hình ảnh thực tế khi thực hiện hoạt động

Trang 8

Hoạt động 2 Phát thanh học đường “ Bí ẩn các loài sinh vật”

- Mục đích hoạt động: Giới thiệu sơ lược cho học sinh về chuỗi các hoạt động ngoại

khóa “ bí ân môn sinh học” để các em nắm được các hoạt động, thời gian tham gia Tiếp theo giới thiệu bí ẩn của các loài vật mà các em đã được học trên lớp như: Chu trình phát triển nòng nọc thành ếch, bí ẩn về nọc độc của loài rắn hổ mang, bí ẩn về loài cá voi mà thuộc lớp thú, các loài cây có khả năng ăn thịt, nhằm kích thích học sinh về các điều bí ẩn các loài vật để các em yêu thích học môn sinh học và tham gia tích cực vào các chuỗi hoạt động ngoại khóa đang diễn ra

Trang 9

- Hướng dẫn cách học sinh thi online trên phần mềm “Tracnghiemonline”

a Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm:Giáo viên tiến hành soạn hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm sinh học 6 đến sinh học 12, mỗi khối 1 bài tập trắc nghiệm với 20 câu hỏi trên trang Wed Tracnghiemonline.vn

Sau khi làm ngân hàng xong giáo viên cung cấp vào mục : Quan lí đề thi để tạo đề thi

và Tổ chức thi online để tạo kỳ thi, sau đó cung cấp cho học sinh mã code cho các khối các em thi

Trang 11

Sau khi đăng nhập thành công xuất hiện giao diện như sau:

Chọn câu hỏi để thi, và bấm nút nộp bài khi đã làm bài xong

Trang 12

Trang 12

Giáo viên xem lại kết quả điểm và bài làm của học sinh

- Cách thức tổ chức cho học sinh “thi tracnghiemonline”

 Địa điểm tổ chức thi: Thư viện

 Phương tiện: sử dụng các máy tính ở thư viện hoặc học sinh có thể sử dụng điện thoại thông minh để vào wifi của thư viện

 Thời gian: vào giờ ra chơi hoặc trái buổi khi học sinh không tham gia học tập, các em có thể thi ở nhà

- Một số hình ảnh thực tế khi các em thi

Bấm nút thống kê sẽ biết được kết quả bài làm của học sinh

tham gia vào bài thi

Trang 13

Hoạt động 4 Giới thiệu sách sinh học tại thư viện

- Mục đích hoạt động

 Giới thiệu cho học sinh nguồn sách sinh học có ở thư viện

 Giáo dục cho các em niềm say mê đọc sách

 Đối tượng học sinh: học sinh từ lớp 6 đến lớp 12

- Cách thức thực hiện

 Kết hợp với cán bộ thư viện : trưng bày và xếp sách

 Tổ chức cho các em đọc sách tại thư viện sau khi xem clip hoạt động “ Bí ẩn môn Sinh học”

Trang 14

- Sau khi đọc xong sách, giáo viên yêu cầu học sinh viết bài báo cáo với 2 câu hỏi:

 Em thích nhất là cuốn sách sinh học nào tại thư viện trường mình?

 Nội dung nào trong cuốn sách em thích nhất? Vì sao?

- Một số hình ảnh thực tế khi thực hiện

Trang 15

* Rút kinh nghiệm cho hoạt động ngoại khóa chủ đề “ Bí Ẩn Môn Sinh Học”

Sau khi kết thúc các hoạt động thì tổ bộ môn cùng cán bộ thư viện có dành một buổi để cùng nhau ngồi lại đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động, rút ra được những ưu, khuyết điểm từ đó phát huy những mặt ưu điểm và nhận ra những mặt còn hạn chế để khắc phục cho lần hoạt động tiếp theo

1.Ưu điểm

- Đổi mới và đa dạng hình thức hoạt động ngoại khóa của tổ bộ môn Sinh – KTNN

- Kích thích tò mò, hứng thú cho học sinh khi đến với các hoạt động ngoại khóa

- Hỗ trợ kiểm tra kiến thức học sinh trên lớp bằng bài trắc nghiệm online

- 100% học sinh trường đến với thư viện tham gia hoạt động ngoại khóa

3 Bài học kinh nghiệm

- Lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng để thực hiện các hoạt động đem lại hiệu quả cao

- Tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện có

Hoạt động ngoại khóa 2: Chủ đề “Câu Lạc Bộ Sinh Học”

Mục đích của hoạt động

Tạo sân chơi bổ ích thu hút các em đến với các trò chơi tập thể

Giáo dục cho học sinh tính tập thể khi tham gia các trò chơi

Giúp các em ôn lại các kiến thức trên lớp bằng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi

Giáo dục các em sử dụng điện thoại vào mục đích học tập

Cách thức tổ chức

Trang 16

Trang 16

Đối tượng học sinh tham gia: học sinh khối 6 đến khối 12: mỗi lớp 2 học sinh

Hình thức lựa chọn học sinh: giáo viên bộ môn sẽ lựa chọn 2 học sinh học tốt nhất môn Sinh trong tuần để tham gia hoạt động

Địa điểm: Tại thư viện trường THCS và THPT Cô Tô

Chuỗi hoạt động : gồm 2 hoạt động

Trang 17

Trò chơi Khood

Cách chơi: học sinh sử dụng điện thoại trực tiếp tham gia trò chơi

- Địa điểm: Tại thư viện trường THCS và THPT Cô Tô

- Cách thực hiện: Giáo viên dùng LCD điều khiển trò chơi, học sinh dùng điện thoại trả lời các câu hỏi trên màn hình

 Hướng dẫn tạo câu hỏi cho trò chơi

Bước 1: Vào trang wed https://create.kahoot.it/

Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản giáo viên

Bước 3: Tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn

Bước 4: Giới thiệu chủ đề

Trang 18

Bước 5: Tạo câu hỏi

Hướng dẫn học sinh tham gia thi Kahoot

Bước 1: Vào trang Wed: https://kahoot.it/

Bước 2: Nhập mã Pin giáo

viên chiếu trên màn hình LCD

Bước 3: Nhập tên

Trang 19

Trang 19

Bước 4: Trả lời các câu hỏi giáo viên chiếu trên màn hình LCD bằng cách chọn vào

 Một hình ảnh thực tế khi thực hiện

Trang 20

Sau khi kết thúc các hoạt động thì tổ bộ môn cùng cán bộ thư viện có dành một buổi

để cùng nhau ngồi lại đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động, rút ra được những ưu, khuyết điểm từ đó phát huy những mặt ưu điểm và nhận ra những mặt còn hạn chế để khắc phục cho lần hoạt động tiếp theo

Ưu điểm

Học sinh rất vui, hứng thú khi tham gia bởi tính chất mới lạ và cuốn hút của trò chơi Thu hút được rất đông học sinh tham gia

Nhược điểm

- Mạng wifi trường yếu nên quá trình đăng nhập còn mất nhiều thời gian

3 Bài học kinh nghiệm

Lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng để thực hiện các hoạt động đem lại hiệu quả cao

Tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện có

Hoạt động ngoại khóa lần 3: “Du khảo học tập tại Rừng Chàm Trà Sư”

A Mục đích hoạt động

- Tổ chức hoạt động học tập dã ngoại về môi trường sống và đặc điểm hệ sinh thái Rừng Chàm Trà Sư

Trang 21

Trang 21

- Tập cho học sinh biết quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ với các kiến thức đã học Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập dã ngoại để kích thích các em học sinh

có được hứng thú và đam mê học tập bộ môn Sinh học

B Cách thức tổ chức

Hình thức: Tham quan, học tập dã ngoại (viết bài thu hoạch sau chuyến đi)

Đối tượng tham gia: tất cả các em học sinh lớp 7

Thời gian: 1 ngày Chủ nhật : ngày 4 tháng 3 năm 2018

Địa điểm: Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư – xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Nhiệm vụ của học sinh sau chuyến tham quan, học tập dã ngoại: làm bài báo cáo về môi trường sống của các sinh vật ở khu rừng sinh thái “ Rừng Chàm Trà Sư”

Một số hình ảnh thực tiễn khi đi tham quan

Ngày đăng: 14/03/2019, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w