1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài trời 3 4 tuổi

36 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 274 KB

Nội dung

Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môitrường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng

Trang 1

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT

ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài:

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thúnhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá vàquan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoài trờitrẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ Hoạt động ngoàitrời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tựtin, mạnh dạn trong cuộc sống Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môitrường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu

tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sựvật xung quanh trẻ trong các tình huống Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thếnào? và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thóiquen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ - Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trongnhững đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ.Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làmphát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ Thông quaviệc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọngcủa môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người Từ đó trẻ biết chăm sóc câyxanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao động, nhất là lao động chân tay,bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi nữa thì thiên nhiên vẫn cần phảiđược con người chăm sóc và bảo vệ, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ hamhiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ Qua nhiều năm công tác tôi suy nghĩrất nhiều về vấn đề cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên qua những giờ hoạt động ngoàitrời: Phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám phá thiên nhiên, làm thếnào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ mà chúng chưa khámphá hết được, làm thế nào để thế hệ trẻ thơ hiểu được những điều lớn lao mà thiênnhiên mang lại cho con người Nên thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ đượckhám phá thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú,qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cảm tính, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiệntượng tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả những mối quan hệ và sự phụthuộc lẫn nhau Trẻ được dạo chơi thoải mái tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi đượctiếp xúc với môi trường xung quanh

Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã

mạnh dạn chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động

ngoài trời” làm sáng kiến kinh nghiệm Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của

Trang 3

II Mục đích nghiên cứu:

Giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt độngngoài trời đạt hiệu quả cao, giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thếgiới xung quanh trẻ, hiểu về tầm quan trọng của việc phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệmôi trường

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng lớp mình dạy

- Rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp phát huy tính tích cựccho trẻ trong hoạt động ngoài trời

IV Đối tượng nghiên cứu:

- Áp dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi trường mầm non Phú Xuân A

V Phạm vi nghiên cứu :

Một số biện pháp “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động

ngoài trời” tại trường mầm non Phú Xuân A.

VI Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp quan sát điều tra

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp khái quát tổng hợp

VII Cấu trúc của SKKN

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi làcon đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt độngnày trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách Hoạt độngvui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức tình cảm, ý trí,

Trang 4

cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội Chính trong khi trẻ chơi trẻ làm quenvới xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn, đồngthời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ phân biệt được mình vớingười khác Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôikhi biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và cũng ở nhómchơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả người thân mình Nếukhông có hoạt động vui chơi việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn Như vậy hoạtđộng ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoànhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trìnhtâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội Đó chính là giai đoạn đầu tiên củaquá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này Môitrường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếuchúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tácđộng vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong cáctình huống Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào và từ sự tò mò ham hiểu biết ởtrẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhâncách trẻ Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thúnhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanhchúng Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá vàquan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoài trờitrẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ Hoạt động vuichơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồngthời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốnkhám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này.

II Thực trạng:

1 Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh lớp 3 tuổi:

Trang 5

Ưu điểm :

+ Giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, vận dụng linhhoạt các phương pháp dạy học

+ Trẻ hứng thú tham gia học tập, nghe lời cô giáo

Nhưng bên cạnh đó trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường haymắc phải một số nhược điểm sau :

em mình và việc trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế chủ yếu là

cô cung cấp kiến thức cho trẻ

- Sân trường chưa có cây xanh bóng mát nên việc cho trẻ tham gia hoạt độngcòn khó khăn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanhcùng với những thuận lợi khó khăn trên mà tôi đã đề ra một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổihứng thú với động ngoài trời

III Các biện pháp:

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

Trên thực tế trường tôi có diện tích sân hẹp, sĩ số học sinh đông nên việc tổ chứchoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìmtòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắnvới chủ điểm gắn với mốc thời gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoàitrời hiệu quả nhất

Ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp so le nhau

để trẻ được hoạt động thoải mái Cụ thể như sau:

Bảng 1

Trang 6

Lớp Mùa hè Mùa đông

Nhà trẻ 8h35 – 9h05 8h45 – 9h15

Mẫu giáo bé 8h45 – 9h15 9h00 – 9h30

Mẫu giáo nhỡ 9h40 – 10h10 9h55 – 10h25

Mẫu giáo lớn 9h45 – 10h15 10h00 – 10h30

2 Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyếnkhích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởngrất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ Vì vậy biện pháp tạo môi trường hợp lý sẽgiúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹnăng của trẻ sẽ được củng cố và bổ xung.Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú

sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan

hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ

a) Tổ chức cho trẻ quan sát:

Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xungquanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ Nội dung quan sát thường dựa vàokhả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng trường hợpquan sát

Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quansát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìmhiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động

sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan ở vườn hoa côngviên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, ngoài ra côcần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ Với cách này tôi nhận thấy trẻhoạt động rất tích cực và không những thế tôi đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tìnhcủa phụ huynh học sinh

b) Lấy trẻ làm trung tâm

Trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tự nhận xétđánh giá, được cầm, sờ, nắn … Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình Chính vì thế côcần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ Cô luôn quantâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh nghiệmthực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất Tạođược nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó và sáng tạonhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo

Trang 7

một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp Trẻ được hoạt động mộtcách tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.

Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu không khí vuitươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu đựơc kết quả thành công nhất

c) Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên

Chuẩn bị tốt về đồ dùng, đồ chơi, tâm lý, sức khỏe cho buổi hoạt động: Để buổihoạt động ngoài trời đạt kết quả cao trước hết người giáo viên phải:

+ Xác định đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng, khu vực tổ chức hoạt độngcủa trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng trẻ sẽ quan sát khámphá Dự kiến về nội dung sẽ cho trẻ lao động, chăm sóc thiên nhiên

+ Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên sân,vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: các đồ chơi cần thiết, các đồdùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm những đồ chơi cho trẻ chơiđóng vai, đồ chơi cát

+ Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi khám phá

+ Tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình

+ Sưu tầm các trò chơi mới lạ để thu hút trẻ

+ Nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh trước khi ra sân

Không chỉ về học tập mà thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên ngoài trời

sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp trẻ có một sức khoẻ dồi dào, chống lại

sự thay đổi đột ngột của thời tiết

d) Tạo bầu không khí thoải mái trước khi quan sát:

Đối với trẻ nhỏ, sự động viên khích lệ của người lớn trước khi làm một việc gì

đó là rất quan trọng, nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dámnghĩ và dám nói ra những điều trẻ quan sát phát hiện ra, nếu bầu không khí khôngđược thoải mái trẻ sẽ không dám nêu lên những điều trẻ khám phá được vì trẻ sợ, nếusai sẽ bị la, nên việc tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái khi quan sát sẽ giúp giờ học trởnên sôi động, giúp trẻ tích cực hơn trong giờ khám phá đạt kết quả cao

e) Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống:

Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng tíchcực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với mây, vớinắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây…

Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻphải được thường xuyên quan sát môi trường sống, trong quá trình quan sát, khả năngtri giác của trẻ chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn Vìkhi quan sát trẻ sẽ được tận mắt nhìn thấy cây cỏ, hoa lá, các con vật và những công

Trang 8

việc làm của con người Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếm…những cái mới lạ trongthiên nhiên và đích thực tai trẻ nghe thấy tiếng chim hót, gà gáy…nói chung trẻ sẽđược đắm mình trong môi trường thiên nhiên và khám phá cuộc sống mới lạ

Ví dụ: Khi khám phá các loại cây trẻ mẫu giáo lớn sẽ hiểu sâu hơn, rõ hơn, và

cụ thể hơn về các loại cây (thân đứng, thân bò, thân leo…) Khi khám phá về các hiệntượng thiên nhiên: “gió” trẻ sẽ cảm nhận được gió có ích lợi gì?

+ Gió thổi cơ thể con người cảm thấy như thế nào?

+ Tại sao con biết là đang có gió?

+ Lắng nghe gió thổi qua lá cây?

g) Không biến buổi hoạt động ngoài trời thành tiết khám phá môi trường xung quanh:

Khi tổ chức cho trẻ khám phá thiên nhiên giáo viên cần xác định rõ mục đích vàyêu cầu của giờ hoạt động, tổ chức cho trẻ hoạt động cần tự do thoải mái, tránh gò bó

áp đặt, cần tiến hành trên nền cảm xúc và sự hứng thú của trẻ với đối tượng đang quansát, không nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo một trật tự cứng nhắc mà phảilinh hoạt tùy vào tình hình của trẻ và diễn biến của giờ chơi

Ví dụ: Khi trẻ đang chăm chú quan sát những bông hoa trong vườn trường, thìmột con bướm bay qua, tất cả trẻ đều nhìn theo con bướm, khi đó giáo viên phải linhđộng chuyển mục đích quan sát bông hoa sang quan sát con bướm theo sự hứng thúcủa trẻ, không bắt trẻ phải tiếp tục quan sát bông hoa khi trẻ không chú ý tới hoa nữa

Sau khi cho trẻ quan sát cần cho trẻ tự nói lên những điều mà trẻ quan sát được,sau đó giáo viên sử dụng các câu hỏi để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ Hệthống câu hỏi đặt ra cho buổi hoạt động cần chuẩn bị chu đáo, chú ý câu hỏi đàm thoạicần ngắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp có tác dụng rèn luyện, phát triển tư duy của trẻ.Câu hỏi khó nên đặt đối với trẻ khá giỏi, câu hỏi dễ nên đặt cho cho trẻ yếu kém

Ví dụ: Quan sát hoa đối với trẻ 5 – 6 tuổi:

- Câu hỏi đặt cho trẻ yếu kém:

+ Vườn hoa có những màu gì?

+ Những hoa nào có mùi thơm?

+ Những hoa nào không có mùi thơm?

+ Hoa hồng dùng để làm gì? + Hoa huệ dùng để làm gì?

+ Con thích hoa nào?

- Câu hỏi đặt cho trẻ khá giỏi

+ Thế nào là bông hoa?

+ Thế nào là cành hoa?

+ Những hoa nào mọc thành cành?

+ Những hoa nào không mọc thành cành?

Trang 9

Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ trong trườngmầm non, đây là một hoạt động được trẻ nhỏ ưa thích Trong quá trình tham gia laođộng, trẻ sẽ tự tích lũy được các kinh nghiệm trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ laođộng là cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọngcủa người lao động, đó là: sự cần cù, chịu khó, sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng vượtkhó để hoàn thành nhiệm vụ Có thể tổ chức cho trẻ lao động chăm sóc thiên nhiênnhư: Xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá úa cho cây, cho chim và thú nuôi ăn, nhặt lá rụng, tướinước cho cây…

Ví dụ: Sau khi tổ chức cho trẻ quan sát cây trong sân trường, giáo viên có thểhỏi trẻ: Làm gì cho cây mau lớn? các con có muốn tự mình chăm sóc cây không? Sau

đó cô cho trẻ sử dụng quốc, giá để vun đất cho gốc cây, sử dụng bình tưới để tướinước cho cây, tìm sâu trên lá cây…

Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiệntượng sự vật xung quanh mình

Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng

và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng

+ Bảo vệ cây bằng cách nào?

+ Quan sát xem có những cây nào giống với loại cây này ?

Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đemnhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, bìa cát tông, vỏ trai,vỏhến, đá sỏi Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú

Cô gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình

+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình, sau đó tô màu lá để tạothành bức tranh

+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn

Ví dụ:

Tạo bức tranh “Chùa một cột” bằng đất nặn, len, bìa cát tông, vỏ hến

Cô vẽ sẵn hình nền, sau đó cùng trẻ lấy đát nặn miết vào hình, hoặc lấy len vảitạo thành cây

3 Tổ chức các trò chơi hoạt động ngoài trời cho trẻ

a) Trò chơi phát triển thể lực: trẻ chơi với các đồ chơi sẵn có ở trường.

Trang 10

Thông qua các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu quay,bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cò, tung, ném bóng… rèn cho trẻ sự khéo léo,nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguyhiểm.

Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinhhoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, đổi chỗcho bạn, úp cá…hoặc cũng có thể hát cho cháu theo một số bài sinh hoạt tập thể đơngiản như: Bé đánh răng, cùng vui chơi, bạn ở đâu Ngoài những trò chơi vận động theochương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thayđổi tên trò chơi nhằm thu hút và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi

b) Trò chơi phát triển giác quan:

Trẻ lắng nghe tiếng động tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, nghe tiếng chimhót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời qua

trò chơi: “Ai tinh mắt”, “Đoán cây qua lá”, “Đoán vật bằng tay”, “Tai ai thính”,

“Đoán xem tiếng động gì”

c) Trò chơi phát triển nhận thức:

Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá, để biết được tính chất của chúng.Chơi với lá cây như: xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của

trẻ như: Hình bông hoa, ngôi nhà, con bướm, ông mặt trời Trẻ tham gia trồng cây,

chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò của trẻ:Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng: Nhóm

có hoa, nhóm không có hoa, nhóm cây dây leo, nhóm cây ăn quả

Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh,cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọingười, biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên

Ngoài những hoạt động khám phá, tìm tòi thì với thiên nhiên ấy ta có thể xenlẫn vào đó các trò chơi vận động, học tập, dân gian để củng cố tri thức mà trẻ vừađược khám phá, trải nghiệm

Trang 11

Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cần lưu ý tạo cho trẻ không khí sôi nổi, thoảimái, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi tích cực Cần xen kẽ trò chơi động và tĩnh đểgiúp trẻ cân đối về thể lực Có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có trênsân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng nhằm mục đích củng cố trithức và phát triển tư duy ở trẻ

Ví dụ: Trò chơi học tập khi trẻ mới học ở giờ toán với đề tài “Đếm đến 5, nhậnbiết chữ số 5” ta có thể cho trẻ tìm 5 cây trong vườn giống nhau và tìm sô 5 gắn vào

đó Cho mỗi trẻ nhặt 5 lá cây và xếp thành hình bé thích như: Hoa 5 cánh, ngôi sao 5cánh…

Tổ chức cho trẻ được chơi tự do theo ý thích: Cho trẻ chơi với cát, nước, xây

mô hình bằng cát, sỏi, vẽ trên sân, trên cát, đất hoặc trẻ có thể chơi các trò chơi đóngvai, leo trèo, đánh đu, trốn tìm, đuổi nhau…chơi với các đồ chơi sẵn có ngoài trời

Thông qua trò chơi giúp cho trẻ có tính đoàn kết, yêu thương nhau, sự tự tin,can đảm trước những sự việc biến đổi không ngừng của cuộc sống

d) Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời:

Kho tàng trò chơi dành lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, tuynhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau

Có thể cùng một trò chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau thì mức

độ vận động của nó cũng có sự khác biệt

Nhận thức được vấn đề này bằng nhiều phương tiện như: sách, báo, internet tôi

đã sưu tầm được một số trò chơi cho lứa tuổi mẫu giáo bé Cụ thể như sau:

Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài trời

Ví dụ:

Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hátvừa vui vẻ tưới cây, hay thích thú khi vẽ những chiếc lá vàng mà trẻ đã nhặt đượctrong sân trường Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các từ khó, rèncho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạchđẹp ở mọi nơi đồng thời phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trongthiên nhiên

Ví dụ:

Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tưới cây, để kích thích trẻ hào hứng tham giahơn tôi đã sáng tác bài “Vè tưới cây” Kết quả là trẻ vô cùng hứng thú và yêu lao độnghơn

Trang 12

Tưới cây ấy mà tưới cây

Các bạn thi đua

chăm cây cho tốt

Cây nhỏ cây to

Cùng nhau xanh tốt Toả những bóng mát Cho trường thêm xanh Thêm xanh thêm xanh

Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi”: Chơi tập thể:

Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của taychân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động

IV Kết quả :

Khi chưa áp dụng thực hiện các biện pháp trên thì trẻ lớp tôi thường nhút nháttrong hoạt động khám phá thiên nhiên, không tự tin nêu lên những điều trẻ quan sátđược nên buổi hoạt động đạt hiệu quả chưa cao, trẻ không hứng thú với đối tượngquan sát, chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên, laođộng

Sau khi áp dụng thực hiện vào giảng dạy đã giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn tích cựckhám phá thiên nhiên, tham gia tích cực các hoạt động, giờ hoạt động ngoài trời đạtkết quả cao

- Trẻ rất hứng thú tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ chính xác các kiếnthức

- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia vào các hoạt động tíchcực, hứng thú

- Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết diễn đạt câubiết sử dụng ngữ điệu giọng do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như tiếpnhận tri thức dễ dàng hơn

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh

Trang 13

Qua một năm sử dụng các biện pháp này lớp tôi đã thu được kết quả khả quan.Đầu năm mức độ hứng thú chơi nhiều trẻ thấp đến cuối năm mức độ hứng thú chơicủa trẻ tăng lên rõ rệt mức độ hứng thú thấp chỉ còn 1 cháu.

Bảng 3 : Bảng phân loại học sinh.

mà tôi đưa ra là hiệu quả

II Bài học kinh nghiệm:

Với những biện pháp và kết quả đã đạt được bản thân tôi tự rút ra bài học chomình như sau:

+ Ngay từ đầu năm học cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ

+ Sưu tầm những đồ dùng, đồ chơi có chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung.+ Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồngnghiệp của mình

+ Thường xuyên cho trẻ khám phá đối tượng ở mọi lúc mọi nơi nếu có điềukiện

+ Gần gũi hơn nữa với trẻ để giúp trẻ khám phá sự vật, hiện tượng một cáchchính xác và hiệu quả

II Kiến nghị sư phạm

- Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường cho giáo viên đi bồi dưỡng chuyên

môn về cách tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ theo chương trình đổi mới do phònggiáo dục và sở giáo dục tổ chức Cho giáo viên được tham quan thực tế các trường

Trang 14

thực hành của sở để nâng cao trình độ chuyên môn trong việc tổ chức hoạt động chơicủa trẻ.

- Thường xuyên họp chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về cách

tổ chức hoạt động chơi theo hướng đổi mới để giáo viên cùng trao đổi rút kinhnghiệm

- Giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động để pháthuy tính tích cực sáng tạo của trẻ

- Đầu tư thêm nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm cho lớp và giáo viên phảilinh hoạt sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ những nguyên vật liệu phù hợp vớichủ điểm làm phong phú hoạt động chơi của trẻ

Trên đây là "Một số thủ thuật cho trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoàitrời" Tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của các cấp để bản sáng kiến của tôi đượchoàn thiện và đạt kết quả cao hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến

kinh nghiệm của mình tự viết không

sao chép nội dung của người khác.

Phú Xuân, Ngày 30 tháng 03 năm 2015

Người viết

Lâm Thị Ánh Hồng

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Giáo dục – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia

2 Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản Đại học quốc gia – Hà nội

3 Quyết định 55 quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trườngMẫu giáo - nhà xuất bản Bộ giáo dục 1990

4 Điều lệ trường Mầm non

5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II năm 2004 - 2007

Trang 16

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG Chủ đề nhánh: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(1 tuần Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 26/02/2016)

+ Hô hấp 1: Thổi bóng bay

+ Tay vai 5: Hai tay thay nhau đưa ra trước, ra sau

+ Chân 2: Ngồi xổm, đứng lên

+ Bụng lườn 4: Ngồi duỗi thẳng chân, tay chống sau, cúi người về trước, taychạm ngón chân

+ Bật nhảy 1: Bật tiến về phía trước

- Thứ 2, 4, 6, tập với bài: “Đèn đỏ, đèn xanh”

số phươngtiện giaothông đường

bộ Tìm hiểumột số LLGTđường bộ

Ngôn ngữ:

Truyện: Quađường

VĐ: Ném xa

bằng 1 tay,chạy nhanh18m

Âm nhạc:

Hát vỗ tay theophách: Em đi qua ngã

tư đường phố

Nghe hát: Gửi anhmột khúc dân ca

TCAN: Đèn đỏ, đèn xanh

LQVCC:

Làm quen chữ cái g, y

TH:

Cắtdán xe

ô tô(M)

LQVT:

Dạy trẻ gộpcác nhóm đốitượng có sốlượng trongphạm vi 10 vàđếm

góc

* Góc đóng vai: Trò chơi “Gia đình, Nấu ăn, Bán hàng”

* Góc xây dựng: Xếp hình ô tô, xây dựng bến xe.

* Góc tạo hình: Tô màu các loại phương tiện giao thông.

* Góc sách truyện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề.

- QS và trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

- Quan sát thời tiết trong ngày, dạo chơi sân trường

- Chơi trò chơi vận động: Đèn đỏ, đèn xanh …

- Chơi tự chọn, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi mang theo

Trang 17

chiều

- Dạy trò chơi: Người tài xế giỏi

- GDATGT: Trò chuyện về luật lệ giao thông phổ biến

- GDLG: VS xung quanh trường lớp, chăm sóc bảo vệ cây cối

- Dạy đồng dao: Nội quy xe buýt

- Ôn luyện

- Văn nghệ cuối tuần

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Hoạt động vui chơi: (Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 26/02/2016)

- Trẻ biết sử dụngcác đồ dùng đồ chơi

để xây dựng lắpghép …

- Trẻ hứng thú thamgia hoạt động Bướcđầu có 1 số kỹ năng

tô, vẽ… đơn giảntạo ra sản phẩm

- Trẻ hứng thú tham

ra hoạt động Trẻthích thú biểu diễn 1

số bài hát và vỗđệm bằng các nhạccụ

- Trẻ biết cầm lậtgiở, xem sách đúngcách, trò chuyệnnhận xét về hình

- Đồ dùng nấu

ăn, búp bê, bánhàng…

- Các khối gỗ,gạch, hàng rào,thảm cỏ, đồchơi lắp ghép

- Tranh vẽ một

số phương tiệngiao thông

- Bút màu sáp

- Đàn, nhạc cụ,băng hình

- Sách, tranhảnh, lô tô vềchủ đề một sốphương tiện

*Thỏa thuận trước khi chơi:

- Cô cùng trẻ hát bài “Em tậplái ô tô”, trò chuyện về chủ đềđang học

- Cô hỏi: Các con thấy lớpmình có nhiều đồ dùng đồchơi không?

- Cô chuẩn bị nhiều đồ chơi

để làm gì các con có biếtkhông? (Hoạt động góc)

- Các con xem hôm nay cô đãchuẩn bị những góc chơi gì?

- Các con xem góc đóng vai

cô đã chuẩn bị những đồ chơigì?

- Với đồ chơi này các con sẽchơi trò chơi gì? (Tương tự côdẫn trẻ đến góc chơi kháchỏi)

- Để chơi được vui thì khichơi các con phải như thếnào? (Nhường nhịn, đoànkết…)

Khi chơi với đồ chơi các conphải như thế nào? (Giữ gìn,không quăng ném)

- Trước khi chơi các con phảilàm gì? (Phân vai)

=) Bây giờ cô mời các con vềcác góc chơi mà mình thíchnhé!

Trang 18

- Trẻ biết cách chămsóc cây xanh nhưtưới nước, bắt sâu,lau lá cho cây.

giao thôngđường bộ

- Đồ dùngchăm sóc câycảnh, khăn lau,nước sạch,bình tưới

- Cô nhận xét chung – giáodục trẻ lần sau chơi tốt hơn

Thứ 2 ngày 22 tháng 02 năm 2016

A – Hoạt động học:

Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MTXQ: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG BỘ

TÌM HIỂU MỘT SỐ LLGT ĐƯỜNG BỘ.

- Trẻ biết phân biệt và so sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông

- Biết phân loại phương tiện giao thông

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên phương

tiện giao thông và khi tham gia giao thông

- Cô cho trẻ hát “Em tập lái ô tô”

- Các con lái ô tô có thích không?

- Lái ô tô như thế nào?

Trẻ hát và trò chuyệnTrẻ trả lời

Ngày đăng: 24/02/2016, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w