phụ thuộc vào khối lượng của chất đó Câu 4: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng.. nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.. nhiệ
Trang 1Đề kiểm tra Vật Lí 8 Học kì 2
Thời gian làm bài: 45 phút
A Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó
C có khả năng thực hiện công D chịu tác dụng của một lực lớn
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A Vật rơi từ trên cao xuống B Vật được ném lên rồi rơi xuống
C Vật lăn từ đỉnh dốc xuống D Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang
Câu 3: Nhiệt dung riêng của một chất:
A Là nhiệt lượng cần thiết để làm chất đó tăng thêm 1oC
B phụ thuộc vào thể tích của chất đó
C Là nhiệt lượng cần thiết để làm 1kg chất đó tăng thêm 1oC
D phụ thuộc vào khối lượng của chất đó
Câu 4: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng Khi bắt đầu có
sự cân bằng nhiệt thì
A nhiệt độ của ba miếng bằng nhau
B nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì
C nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm
D nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì
Câu 5: Hai vật có nhiệt độ khác nhau được đặt trong chân không Chúng có thể truyền nhiệt cho
nhau bằng cách nào?
A Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt B Đối lưu và bức xạ nhiệt
C Chỉ bằng bức xạ nhiệt D Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
Câu 6: Khi chế tạo phích nước, người ta hút hết không khí ở giữa hai lớp thủy tinh là để:
A ngăn cản bức xạ nhiệt B làm giảm khối lượng phích nước
C ngăn cản hiện tượng khuếch tán D ngăn cản sự dẫn nhiệt
Câu 7: Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?
A Nhiệt năng là một dạng năng lượng
B Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật
C Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
D Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có
Câu 8: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở nhiệt độ 35oC vào một chậu nước nóng ở 90oC Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì
A nhiệt lượng thu vào của ba miếng kim loại bằng nhau
B nhiệt lượng thu vào của miếng đồng lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì
C nhiệt lượng thu vào của miếng chì lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm
D nhiệt lượng thu vào của miếng nhôm lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì
B Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9: Một xe máy chạy với vận tốc 40km/h trong suốt thời gian 2,5h, với lực kéo không đổi là
600N thì tiêu thụ hết 2 lít xăng Biết khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3, và cứ 1kg xăng khi cháy hoàn toàn sẽ cho ta một nhiệt lượng là 46.106 J Tính: (3.5 điểm)
a) Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra
b) Hiệu suất của xe máy
Câu 10: Hằng ngày, Lan phải đun sôi 5 lít nước để gia đình sử dụng trong một ngày Bếp nhà Lan
dùng là bếp ga Ấm đun nước có thể tích 6 lít, bằng nhôm, nặng 0,5 kg Biết 1kg khí ga khi cháy sẽ cho ta nhiệt lượng có độ lớn là 40.106 J, nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 880 J/kg.K và 4200 J/kg.K (2.5 điểm)
a) Để đun sôi 5 lít nước thì cần phải dùng bao nhiêu kg khí ga?
b) b) Một bình ga có chứa 12kg khí ga Nếu chỉ để đun nước, thì gia đình nhà Lan sẽ dùng hết bình ga sau bao nhiêu ngày?
Trang 2Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B C A A D B D
Câu 8
Q thu = m.c.Δt.
Cả 3 khối có nhiệt độ ban đầu giống nhau, nhiệt độ sau cũng giống nhau nên Δt giống nhau Chúng có cùng khối lượng, nên nhiệt lượng mà mỗi khối thu vào tỷ lệ thuận với nhiệt dung riêng của chúng Nhôm có nhiệt dung riêng lớn nhất và chì là bé nhất
⇒ Nhiệt lượng nhôm thu vào là nhiều nhất, chì bé nhất
B Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9
a) 2 lít = 0,002m 3 (0.25 điểm)
Quãng đường AB dài: 40.2,5 = 100 (km) = 100000(m) (0.25 điểm)
Công của xe máy trên quãng đường AB là:
A = F.s = 400.100000 = 40000000 (J) (1 điểm)
b) Khối lượng xăng đã tiêu thụ trên quãng đường AB là:
0,002 700 = 1,4 (kg) (0.5 điểm)
Nhiệt lượng do 1,4 kg xăng đốt cháy hoàn toàn tỏa ra là:
1,4 46.106 = 64,4.106 (J) (0.5 điểm)
Hiệu suất của xe máy là:
H = 40000000: (64,4.106) = 62,1% (1 điểm)
Câu 10
a) Nhiệt lượng nước thu vào để tăng lên đến 100 o C là:
Q 1 = m.c.Δt = 5.4200.(100 - 30) = 1470000 (J) (0.5 điểm)
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là:
Q 2 = m.c.Δt = 0,5.880.(100 - 30) = 30800(J) (0.5 điểm)
Nhiệt lượng mà ấm và nước thu vào là:
Q thu = Q 1 + Q 2 = 1470000 + 30800 = 1500800(J) (0.5 điểm)
Do nhiệt lượng tỏa ra bằng với nhiệt lượng thu vào nên ⇒ Q thu = Q tỏa
⇒ Nhiệt lượng do khí ga cháy tỏa ra là 1500800J
Khối lượng khí ga cần phải sử dụng là:
1500800 : (40.106 ) = 0,03752 (kg) (0.5 điểm)
b) gia đình nhà Lan sẽ dùng hết bình ga sau:
12 : 0,03752 ≈ 319,8 (ngày) ≈ 320 (ngày) (0.5 điểm)