Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc NinhNghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc Ninh
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-
ĐỖ TRỌNG ĐẠI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH TẠI VNPT BẮC NINH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ( Theo định hướng ứng dụng)
HÀ NỘI – 2019
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn San
Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, các dịch vụ băng rộng cố định được xem là dịch vụ mũi nhọn, là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của VNPT Bắc Ninh Với nhiều tính năng ưu việt, hiện đại, chất lượng cao nên các dịch vụ băng rộng cố định của VNPT được đông đảo khách hàng lựa chọn sử dụng, VNPT Bắc Ninh cung cấp dịch vụ tới khách hàng với phương
châm: “ Số lượng phải đi đôi với chất lượng ”
Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định đã và đang trở thành trọng tâm của VNPT Bắc Ninh Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc Ninh là cần thiết nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao được hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông của VNPT Bắc Ninh
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Trong nước
Hiện nay cả ba nhà mạng là Viettel, VNPT và FPT đều đang cung cấp các dịch vụ băng rộng trong đó có 2 dịch vụ chính là dịch vụ Internet và truyền hình trả tiền Theo thống
kê vào tháng 10/2017 của cục Viễn thông: có 10.917.421 thuê bao truy nhập internet trên toàn quốc, trong đó VNPT chiếm 49%, FPT chiếm 15% và Vietel là 36% Đối với dịch vụ truyền hình trả tiền: VNPT đang là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền MyTV có thị phần đứng thứ 3 tại Việt Nam (với gần 1,2 triệu thuê bao), cả 3 nhà mạng lớn hiện đang cạnh tranh rất khốc liệt Với nhu cầu sử dụng mạng của các doanh nghiệp, các hộ gia đình rất lớn nhưng bên cạnh đó, chất lượng mạng cũng cần đặt lên hàng đầu Chính vì vậy mà các nhà mạng luôn tìm cách tối ưu mạng lưới cũng như băng thông của mình để tăng chỉ số cạnh tranh nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn và hơn nữa là hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai gần Về vấn đề nghiên cứu này, hiện tại ở VNPT Bắc Ninh chưa có cá nhân nào thực hiện về đề tài này Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, hiện có một
số đề tài như “Nghiên cứu công nghệ mạng truy nhập quang và ứng dụng cho VNPT Lạng Sơn” [8], “Mạng quang thụ động (GPON) và ứng dụng triển khai tại viễn thông Hà Nội” [3] Với đề tài mà tôi lựa chọn, đề tài này sẽ giới thiệu một cách đầy đủ các dịch vụ mạng băng rộng cố định mà VNPT Bắc Ninh đang triển khai hiện nay đồng thời cũng đi sâu vào phân tích và tìm ra các giải pháp để khắc phục một số điểm hạn chế cũng như chưa đạt về mặt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất
Trang 42.2 Ngoài nước
- Theo trang Webportal: tính đến tháng 3/2017, có 3,74 tỷ người dùng Internet trên thế giới, con số này vào năm 2016 là 3,26 tỷ người dùng [10]
Trong số các châu lục, châu Á là nơi có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới Trên thực tế, số lượng và tỷ lệ phần trăm người dùng Internet ở châu Á tăng lên không ngừng so với năm 2016 Số lượng tài khoản ở châu Á hiện nay chiếm khoảng 50,1% hoặc hơn một nửa trong tổng số người dùng Internet toàn thế giới Theo sát phía sau là châu Âu, chiếm 17% tổng số người dùng
- Trung Quốc có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới, số lượng tài khoản hiện tại của Trung Quốc chiếm hơn 25% tổng số Internet user trên toàn thế giới Con số này
đã tăng đáng kể so với 21,97% người dùng được thống kê trong năm ngoái
- Theo Báo cáo của Grandviewresearch và Dataxis, quy mô thị trường truyền hình trả tiền (Pay TV) đã đạt 210,99 tỷ USD doanh thu vào năm 2016 và 1,05 tỷ thuê bao, trong
đó, riêng năm 2016 đã tăng lên 60 triệu thuê bao và đến quý II/2017 đạt mốc 1,05 tỷ thuê bao
3 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu về các dịch vụ băng rộng cố định được VNPT cung cấp cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Đo kiểm và khảo sát thực tế về chất lượng dịch vụ viễn thông, những thông tin được tập hợp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp thực tiễn
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ BĂNG RỘNG
CỐ ĐỊNH
1.1 Khái niệm dịch vụ băng rộng
Băng thông rộng hay truy cập Internet tốc độ cao cho phép người sử dụng truy cập Internet
và các dịch vụ Internet liên quan ở các tốc độ cao hơn đáng kể so với tốc độ khả dụng thông qua các dịch vụ "quay số" Tốc độ băng thông rộng khác biệt đáng kể tuỳ theo công nghệ và mức dịch vụ được yêu cầu Dịch vụ băng rộng cho phép người sử dụng truy cập thông tin thông qua mạng Internet sử dụng một trong nhiều công nghệ truyền dẫn tốc độ cao
1.2 Giới thiệu các loại dịch vụ băng rộng cố định
1.2.1 Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang
1.2.1.1 Dịch vụ truy cập mạng cáp quang chủ động (Active Optical Network - AON)
FTTx ( Fiber To The x ) là một kiến trúc mạng trong đó sợi quang được kéo từ các thiết bị chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao Ở đây, “x” được hiểu là một ký hiệu đại diện cho các loại hình mạng khác nhau như FTTH, FTTC, FTTB, FTTN…
Do đó nó có thể thay thế cơ sở hạ tầng cáp đồng hiện tại như dây điện thoại, cáp đồng trục
Đối với dịch vụ cáp quang AON, sau một thời gian triển khai phát triển và thay thế dần cho thuê bao cáp đồng thì hiện nay tập đoàn VNPT triển khai chuyển đổi hạ tầng sang mạng cáp quang GPON đến khách hàng do có nhưng ưu điểm nổi bật hơn
1.2.1.2 Dịch vụ truy cập mạng cáp quang thụ động (PON)
Đây là kiến trúc mạng dạng điểm – nhiều điểm (point to multipoint) Để giảm chi phí trên
mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) để đến nhiều người dùng cùng một lúc (có thể chia từ 32 – 64 thuê bao) Splitter là thiết bị không cần nguồn cung cấp, có thể đặt
bất kỳ đâu nên việc triển khai mạng PON sẽ tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí so với AON Bên cạnh đó, thay vì mỗi thuê bao là đường cáp riêng nên mô hình mạng PON còn giúp cho
nhà cung cấp có thể tiết kiệm tối đa không gian chưa cáp
Tuy nhiên PON cũng có những khuyết điểm nhất định như:
– Khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc điểm – nhiều điểm nên việc nâng cấp có thể sẽ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng thông)
Trang 6– Khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng, việc sửa chữa cũng như bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng tới nhiều người dùng cùng một lúc
– Tính bảo mật cũng không cao như AON (có thể bị nghe lén nếu không mã hóa dữ liệu)…
1.2.2 Dịch vụ truy nhập Internet cáp đồng
Khái niệm
DSL (Digital Subscriber Line: đường dây thuê bao số) là một công nghệ sử dụng các phương pháp điều biến phức tạp, nhằm mục đích biến đổi các gói dữ liệu nhận được ở đầu vào thành tập hợp các tín hiệu có tần số cao ở đầu ra sao cho phù hợp với việc truyền tải trên đường dây điện thoại nhất
Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
Ưu điểm lớn của công nghệ xDSL khi ra đời chính là khả năng truyền tải được nhiều ứng dụng khác nhau mà trước đây chưa thực hiện được, đồng thời lại tận dụng được mạng điện thoại sẵn có và rộng khắp Một công nghệ mới ra đời được coi là hiệu quả khi tận dụng được các tài nguyên, và cơ sở hạ tầng sẵn có
+ Nhược điểm:
- Yêu cầu chất lượng của cáp truyền dẫn tín hiệu DSL cao hơn nhiều so với yêu cầu của cáp truyền dẫn thoại
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đường truyền DSL như: nhiễu xuyên âm gần đầu cuối, xa đầu cuối, tín hiệu xâm nhập, phản xạ tín hiệu trên dây nhánh
Phân loại các công nghệ xDSL:
+ Công nghệ ISDN
+ Công nghệ HDSL
+ Công nghệ VDSL
+ Công nghệ ADSL
1.2.3 Dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV
IPTV (Internet Protocol Television) là dịch vụ truyền tải hình ảnh, âm thanh kĩ thuật số tới người dùng qua giao thức IP trên mạng Internet với kết nối băng thông rộng Khả năng của IPTV là rất lớn và nó hứa hẹn mang đến mang đến những nội dung kĩ thuật số chất lượng
Trang 7cao như video theo yêu cầu (Video-on Demand-VoD), game, hội thảo, video blogging(vBlog), giáo dục từ xa, truyền hình tương tác/trực tiếp…
1.2.3.1 Một số ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ IPTV
+ Ưu điểm :
- Không phụ thuộc thời gian: IPTV khi kết hợp với máy thu video số cho phép tạo chương trình nội dung không phụ thuộc thời gian bằng cơ chế ghi và lưu lại nội dung IPTV
và sau đó có thể xem lại
- Khả năng truy nhập trên nhiều loại thiết bị: việc xem nội dung IPTV không bị giới hạn là dùng cho các máy thu hình Các khách hàng thường sử dụng máy tính cá nhân và các thiết bị di động để truy cập tới các dịch vụ IPTV
- Hỗ trợ truyền hình tương tác: các khả năng hoạt động hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra một số lượng lớn các ứng dụng truyền hình tương tác
- Yêu cầu về băng thông thấp : thay vì phải truyền tải tất cả các kênh cho mọi đối tượng sử dụng, công nghệ IPTV cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần phải phát các kênh mà đối tượng sử dụng yêu cầu
- Tăng tính cá nhân: hệ thống IPTV từ đầu cuối đến đầu cuối hỗ trợ thông tin hai chiều và cho phép các đối tượng sử dụng lựa chọn và thiết lập việc xem TV theo sở thích riêng như chương trình và thời gian xem ưa thích
+ Nhược điểm :
- Nhược điểm chính của IPTV là khả năng mất dữ liệu và độ trễ truyền tín hiệu Nếu chất lượng đường truyền mạng của người dùng không được tốt hoặc băng thông không đủ lớn thì chất lượng chương trình truyền tới người xem rất hay bị sự cố như bị giật, hình ảnh
bị vỡ hoặc việc chuyển kênh sẽ gặp khó khăn khi phải mất thời gian để tải về Bên cạnh đó nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi số lượng người dùng truy cấp cùng lúc tăng cao thì sẽ gây cho chất lượng dịch vụ bị giảm sút đáng kể
1.3 Quy định về chất lượng đối với các loại dịch vụ băng rộng cố định
1.3.1 Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
1.3.1.1 Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công
Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công là tỷ lệ (%) giữa số lần đăng nhập hệ thống thành công trên tổng số lần đăng nhập hệ thống
- Chỉ tiêu
+Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công: ≥ 95 %
Trang 8- Phương pháp xác định
+Phương pháp mô phỏng
1.3.1.2 Tốc độ tải dữ liệu trung bình
Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm hai loại: tốc độ tải xuống trung bình (Pd) và tốc độ tải lên trung bình (Pu):
+ Tốc độ tải xuống trung bình (Pd) là tỷ số giữa tổng dung lượng dữ liệu tải xuống trên tổng thời gian tải xuống
+ Tốc độ tải lên trung bình (Pu) là tỷ số giữa tổng dung lượng dữ liệu tải lên trên tổng thời gian tải lên
- Chỉ tiêu
+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng (sử dụng website/server của DNCCDV):
· Pd ≥ 0,8 Vdmax
· Pu ≥ 0,8 Vumax
+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng (sử dụng website/server không phải của DNCCDV):
· Pd ≥ 0,75 Vdmax
· Pu ≥ 0,75 Vumax
Vdmax : Tốc độ tải xuống tối đa của gói dịch vụ được ghi trong hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa DNCCDV và khách hàng
Vumax : Tốc độ tải lên tối đa của gói dịch vụ được ghi trong hợp đồng cung cấp dịch
vụ giữa DNCCDV và khách hàng
- Phương pháp xác định :
+ Phương pháp mô phỏng
1.3.1.3 Lưu lượng sử dụng trung bình
Lưu lượng sử dụng trung bình là tỷ lệ (%) giữa lượng dữ liệu trung bình truyền qua đường truyền trong một đơn vị thời gian và tốc độ tối đa của đường truyền (tính bằng bit/s)
- Chỉ tiêu:
+ Lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối ≤ 70 %
- Phương pháp xác định:
+ Phương pháp giám sát
Trang 91.3.1.4 Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai
Dung lượng truy nhập bị ghi cước sai là độ chênh lệch dữ liệu mà DNCCDV đã dùng
để tính cước cho khách hàng với dung lượng truy nhập thực Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai là tỷ số giữa tổng giá trị tuyệt đối dung lượng truy nhập bị ghi cước sai trên tổng dung lượng truy nhập thực
- Chỉ tiêu
+Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai ≤ 0,1 %
- Phương pháp xác định
+ Phương pháp mô phỏng
1.3.2 Các tham số QoS trong mạng IP
- Băng thông – Bandwidth
- Độ trễ (delay)
- Jitter (biến động trễ)
- Mất gói
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ băng rộng cố định
1.4.1 Công nghệ
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại thì công nghệ cũng phải thay đổi liên tục để phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu sử dụng của khách hàng
1.4.2.Trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp
Các công ty hoạt động ổn định, phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào những nhà quản lý, điều hành công ty, doanh nghiệp Người quản lý cần phải nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, theo sát và kiểm soát được chất lượng dịch vụ hiện tại của công ty mình, phân tích nhưng mặt hạn chế còn tồn tại, những điểm mạnh cần phát huy, từ đó đưa ra những giải pháp, chiến lược đúng thời điểm tạo ra những lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh giúp công ty ngày càng phát triển
1.4.3 Trình độ nhân viên
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vì trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm đến khách hàng
Trang 101.5 Kết luận chương 1
Chương này đã nêu ra một cách tổng quan các loại hình dịch vụ băng rộng đến khách hàng, làm rõ những ưu, nhược điểm của từng công nghệ và chỉ ra nguyên nhân vì sao cần phải thay đổi hạ tầng mạng cáp đồng dần sang cáp quang, chuyển đổi mạng truy nhập quang FTTx sang mạng truy nhập quang PON và tiến tới thay thế hoàn toàn mạng cáp đồng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ băng thông để đảm bảo nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng cho người sử dụng được tốt nhất
Trang 11CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ BĂNG RỘNG CỐ
ĐỊNH TẠI VNPT BẮC NINH
2.1 Giới thiệu tổng quan về VNPT Bắc Ninh
2.1.1 Điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên của Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
2.1.2 Khái quát quá trình hình thành VNPT Bắc Ninh
- Kể từ ngày 1/1/2008, Viễn thông Bắc Ninh chính thức được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động độc lập
- Ngày 6/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quyết định số 597/QĐ-TCCB/HĐQT về việc chính thức thành lập Viễn thông Bắc Ninh
- Trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Bắc Ninh sau khi thực hiện phương án chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh
2.2.1 Giới thiệu các loại dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Bắc Ninh
2.2.1.1 Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang AON và GPON
Hiện tại, theo số liệu mới nhất của Viễn Thông Bắc Ninh tính đến 01/11/2018 tổng
số 69284 thuê bao đang sử dụng dịch vụ internet băng rộng cố định của VNPT Bắc Ninh Trong đó có 2387 thuê bao sử dụng dịch vụ internet theo công nghệ cáp quang AON, 66041 thuê bao sử dụng dịch vụ internet theo công nghệ GPON, 3551 thuê bao sử dụng điện thoại Gphone và 30779 thuê bao sử dụng điện thoại cố định
2.2.1.2 Dịch vụ truy nhập Internet cáp đồng