ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ CHUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHO
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ CHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2i
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ CHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HỒ VĂN DŨNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép đưa vào sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2018
Người cam đoan
Vũ Thị Chung
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô giáo; được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của cơ quan; sự động viên, sẻ chia, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, khoa Tâm lý – Giáo dục, phòng Đào tạo sau đại học và quý thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm, Đại học Huế đã tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS Hồ Văn Dũng – người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế, các cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu và xử lý dữ liệu
Xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn là khó tránh khỏi, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Chung
iii
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 8
4 Giả thuyết nghiên cứu 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
6 Phạm vi nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 11
1.1 Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu 11
1.1.1 Ở nước ngoài 11
1.1.2 Ở Việt Nam 11
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Quốc phòng, an ninh, quốc phòng và an ninh 13
1.2.2 Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên 15
1.2.3 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 17
1.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 22
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62
1.3.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp
giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh 22
1.3.2 Quản lý hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 23
1.3.3 Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh24 1.3.4 Quản lý sinh viên tham gia học tập môn giáo dục quốc phòng an ninh 25 1.3.5 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục quốc phòng an ninh 26
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh 27
1.4.1 Yếu tố khách quan 27
1.4.2 Yếu tố chủ quan 28
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ 30
2.1 Khái quát về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Huế 30
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 32
2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 32
2.2.2 Nội dung và đối tượng khảo sát 33
2.2.3 Phương pháp khảo sát 33
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Huế 33
2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của môn giáo dục quốc phòng an ninh 33
2.3.2 Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn giáo dục quốc phòng an ninh 34
2.3.3 Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh39 2.3.4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh 41
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 72.3.5 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh 45
2.3.6 Kết quả giáo dục quốc phòng an ninh của sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế 48
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Huế 50
2.4.1 Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn GDQP&AN 50
2.4.2 Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức dạy học môn GDQPAN 51 2.4.3 Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Huế 53
2.4.4 Thực trạng quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động dạy học tại Trung tâm 55
2.4.5 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá môn GDQPAN 57
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế 58
2.5.1 Ưu điểm 58
2.5.2 Hạn chế 60
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ 63
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 63
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết 63
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 63
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 63
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất 64
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế 64
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 84
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng
ninh đối với cán bộ và sinh viên 65
3.2.2 Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh 69
3.2.3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh 71
3.2.4 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đào tạo môn giáo dục quốc phòng an ninh 75
3.2.5 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh77 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81
3.4 Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 82
3.4.1 Mục đích, phạm vi, đối tượng khảo nghiệm 82
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 83
Tiểu kết chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Khuyến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh
Trung tâm GDQP&AN Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 106
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của môn GDQPAN 34
Bảng 2.2 Mức độ phù hợp của mục tiêu môn GDQPAN 35
Bảng 2.3 Mức độ phù hợp của nội dung môn GDQPAN cho SV 36
Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDQPAN 39
Bảng 2.5 Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức dạy học môn GDQPAN 40
Bảng 2.6 Quy định lưu lượng SV và biên chế GV tại các Trung tâm GDQP&AN 42
Bảng 2.7 Số lượng giảng viên tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế 43
Bảng 2.8 Đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế 47
Bảng 2.9 Mức độ khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế hiện nay 47
Bảng 2.10 Kết quả GDQPAN của SV tại Trung tâm từ năm 2013-2018 48
Bảng 2.11 Mức độ sinh viên học tập GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế hiện nay 49
Bảng 2.12 Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn GDQPAN 51
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức dạy học môn GDQPAN 53
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên GDQPAN 55
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 56
Bảng 2.16 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá môn GDQPAN 58
Bảng 3.1 Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 83
Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 83
SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 82
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa nhiều quốc gia Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống, các quốc gia đang tỏ ra lúng túng, mơ hồ trong việc xử lý và định hình một chiến lược giáo dục tổng thể, để có thể đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của thời đại
Quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên là một trong những nhiệm
vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế là đơn vị trực thuộc Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ GDQPAN cho SV các Trường, Khoa, Phân hiệu trực thuộc Đại học Huế và các Trường Cao đẳng trên địa bàn Thừa Thiên Huế và Quảng trị Thông qua việc chuyển đổi phương thức đào tạo nhất là đào tạo theo tín chỉ, công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN không chỉ bị chi phối bởi tính đặc thù của môn học mà còn bị chi phối không nhỏ bởi phương thức đào tạo mới này Hiện nay, trước thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế còn có những vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu đặt
ra, chất lượng GDQPAN cho SV còn chưa hiệu quả, việc rèn luyện SV chưa liên tục, chưa sát với điều kiện thực tế, khó tạo dựng được một nề nếp kỷ luật cao Bên cạnh đó, Đại học Huế có 8 trường đại học, 2 khoa trực thuộc và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị nhưng công tác GDQPAN cho SV được tổ chức tập trung tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế CTQL, GD và rèn luyện SV được tiến hành tại chỗ theo mô hình đặc thù một nhà trường Quân đội Từ vấn đề cơ bản trên đòi hỏi phải tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm Giáo GDQP&AN Đại học Huế đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 128
kiện, Nghị quyết của Đảng; Quy định, Chỉ thị của Nhà nước, các công trình nghiên cứu về GDQPAN Nhưng tại Đại học Huế, GDQPAN vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
“Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế” làm luận văn nghiên cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn GDQPAN
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
4 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
đã thực hiện tương đối tốt ở một số khâu và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, việc quản lý này còn phát sinh những khiếm khuyết nhất định trong quá trình vận hành Nếu xác lập được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế mang tính cấp thiết, khả thi, toàn diện sẽ giải quyết được những tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN 5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 136 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
- Đề xuất các biện pháp quản lý của Phòng Đào tạo, quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng về công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa tài liệu có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác GDQPAN để xây dựng cơ
sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích: Thu thập thông tin để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý
hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
- Cách tiến hành: Xây dựng phiếu hỏi; Khảo sát chính thức
* Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thông tin bổ trợ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
- Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp một số giảng viên; cán bộ quản lý của
các Phòng Đào tạo, quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng về công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế
* Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu
- Nội dung xin ý kiến chuyên gia:
+ Lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện phiếu hỏi
+ Phương pháp xử lý kết quả khảo sát
Demo Version - Select.Pdf SDK