Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây t
Trang 1MỤC LỤC
I Lời nói đầu
II Vài nét về ô nhiễm không khíIII Nguyên nhân
IV Hậu quả, ảnh hưởng
V Giải pháp chống ô nhiễm không khí
VI Kết luận
Trang 2I Lời nói đầu
Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ
có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân
Trang 3Tình trạng báo động tại Việt Nam:
Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người Pháp cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng tại một cuộc hội thảo về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị đã khẳng định:
“Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội Đây là một trong những thành phố ô nhiễm không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn cả châu Á”
Theo một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Trên cơ sở tiêu chuẩn cho phép của thế giới về đánh giá chất lượng không khí (Air Quality Index- AQI), nếu mức độ sạch của không khí từ 150-200 điểm thì đã bị coi là
ô nhiễm, từ 201-300 thì coi là cực kỳ cấp bách, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Trong khi đó, tại Việt Nam, hai khu vực ô nhiễm nhất là Hà Nội
và TP HCM, chỉ số trong ngày lúc nào cũng ở mức 152-156 Còn vào giờ giao thông cao điểm phải lên tới gần 200
KHÓI XE
Trang 4Hình ảnh Hà Nội chìm trong khói bụi (Ảnh: Vnexpress.net)Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
II Giới thiệu chung
1 Khái niệm
Trang 5Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có trong không khí hay do sự biếnđổi quan trọng trong các thành phần khí quyển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người , sinh vật và các hệ sinh thái.
2 Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
Dạng rắn
Dạng khí
Dựa vào nguồn gốc phát sinh chất gây ô nhiễm
Nguồn gây ô nhiễm sơ cấp
Trang 64 Việt Nam trong quá trình đo thị hóa nhanh
- Việt Nam là nước triong 10 quốc gia có ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh
-Hoạt động giao thông vận tải, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn
Trang 7-Hoạt động xây dựng , sửa chữa đường xá
Ô nhiễm không khí đặc biệt tập trung ở đô thị
III Nguyên nhân
Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx
Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
Các khí quang hóa: PAN, O3
Các chất lơ lửng: sương mù, bụi
Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
Tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm
có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này
Trang 8 Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
Núi lửa phun trào ở Nhật Bản
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí
CHÁY RỪNG Ở ĐÀ NẴNG
Trang 9 Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở
những vùng đất trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm
bụi, nó còn làm giảm tầm nhìn
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí
Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí
như metan (CH4), các hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ (ammoniac –
NH3), hợp chất lưu huỳnh ( hydrosunfua – H2S, mecaptan)
KHÓI CỦA CÁC XE TẢI LỚN VÀ KHÓI XE BUÝT
GÂY Ô NHIỄM
Trang 10 Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển co kéo theo một lượng muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền không khí có nồng độ muối cao sẽ
có tác hại tới vật liệu kim loại
Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi
Trang 11 TÁC HẠI CỦA BỤI
- Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng
- Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người
- Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …
- TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng trong không khí xung quanh 0,5 mg/m3
- Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: tính trõ, không có tính gây độc Kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe
- Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng (VD: 3,4-benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5
micromet bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 mm vào được phế nang
Trang 12 TÁC HẠI CỦA SO 2VÀ NOx
- SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (HNO3,
H2SO3, H2SO4) Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn
- Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bịđại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt
- Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza
- Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3
- Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3
- Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3
- Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3
- Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững
là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức
Trang 13- Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc tóm tắt dưới đây:
AMONIAC (NH3)
- NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng
và các hợp kim của đồng NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng
từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ
- NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp
- Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3
- Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100 mg/m3
trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu qủa lâu dài
- Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3
trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đốivới tính mạng
HYDRO SUNFUA (H2S)
- Phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng
- Xâm nhập vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá => sunfat, các hợp chất có độc tính thấp Không tích lũy trong cơ thể Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu
- Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp
Trang 14- Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột,
có thể dẫn đến tử vong do ngạt
- Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và
có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực
- Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh
- Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính…
TÁC HẠI CỦA HYDROCACBON
- Hơi dầu có chứa các chất hydrocacbon nhẹ như metan, propan, butan, sunfua hydro
- Giới hạn nhiễm độc của các khí như sau:
- Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy Triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi
- Dầu xăng ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứngnhư tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, ở nồng độ trên 60.000 mg/m3
sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong
- Người nhạy cảm xăng dầu: tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da)
Trang 15- Các hydrocacbon mạch thẳng như dung môi naphta; các hydrocacbon mạch vòng như cyclohexan; các hydrocacbon mạch vòng thơm như benzen, toluen, xylen; các dẫn xuất của hydrocacbon như cyclohexanol, butanol, axeton, etyl acetat, butyl acetat, metyletyl xeton (MEK) và các dẫn xuất halogen.
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi (THC): Dưới ánh sáng mặt trời, các THC với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác Các chất này có hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu
TÁC HẠI CỦA FORMALDEHYDE
- Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hô hấp, ở liều cao có tác động toàn thân, gây ngủ
- Nhiễm theo đường tiêu hoá với liều lượng cao hơn 200mg/ngày sẽ gây nôn, choáng váng
- Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất đặc trưng ở móng tay: móng tay màunâu, mềm ra, dễ gẫy, viêm nhiễm ở xung quanh móng rồi mưng mủ
- Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldehyde trong không khí là 0,012mg/m3 (TCVN 5938-1995), trong khí thải là 6 mg/m3
- Tổ chức Y tế Thế giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 mg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30phút
- Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật
- Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí
- SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm
hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh
- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lávàng và rụng sớm
- Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá
Trang 16- Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
- Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau
Đốt cháy nguyên liệu hóa thạch : Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các axít như sulfuric, cacbonic và nitric, các chất có nhiều khả năng tạo thành mưa axít và ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy hoại môi trường Các tượng điêu khắc làm bằng cẩm thạch và đá vôi cũng phần nào bị phá hủy do axít hòa tan cacbonat canxi.Nhiên liệu hóa thạch cũng chứa các chất phóng xạ chủ yếu như urani và thori, chúng được phóng thích vào khí quyển Năm 2000, có khoảng 12.000 tấn thori và 5.000 tấn urani đã bị thải ra từ việc đốt than Người ta ước tính rằng trong suốt năm 1982, Hoa Kỳ đốt than đã thải ra gấp 155 lần so với chất phóng xạthải vào khí quyển của sự cố đảo Three Mile Bốt than cũng tạo ra một lượng lớn
xỉ và tro bay Các chất này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chiếm khoảng 40% sản lượng của Hoa Kỳ Việc khai thác, xử lý và phân phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra các mối quan tâm về môi trường Các phương pháp khai thác than đặc biệt là khai thác lộ thiên bốc lớp phủ của các đỉnh núi và khai thác
từ trên xuống và khai thác dạng dải cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, và các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi cũng là hiểm họa đối với sinh vật thủy sinh Các nhà máy lọc dầu cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nước và không khí Việc vận chuyển than cần sử dụng các đầu máy xe lửa chạy bằng động cơ diesel, trong khi đó dầu thô thì được vận chuyển bằng các tàu dầu (có nhiều khoang chứa), các hoạt động này đòi hỏi phải đốt nhiên liệu hóa thạch truyền thống