Ở Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bảnđịa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã cónhững nghiên cứu cụ thể ở các cộng
Trang 1DƯƠNG VĂN HƯNG
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI
XÃ YÊN NINH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG VĂN HƯNG
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI
XÃ YÊN NINH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K46LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thu Hiền
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thântôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là quá trình điều tratrên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên tài liệu nào.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 6 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
TS Nguyễn Thị Thu Hiền Dương Văn Hưng
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
Sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Bangiám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên cùng giảng viên hướng dẫn cô TS Nguyễn Thị Thu
Hiền tôi tiến hành thực hiện đề tài ‘‘Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên’’.
Trong quá trình thực tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡcủa nhiều tổ chức, cá nhân Tôi xin chân thành cảm sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian thực tập
Xin được gửi lời cảm ơn đến cán bộ, nhân viên UBND xã Yên Ninh,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầylang, bà mế thuộc xã Yên Ninh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoànthành đề tài này Mặc dù đã nỗ lự cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinhnghiệm cũng như về thời gian và trình độ nghiên cứu nên khóa luận tốtnghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý, chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn đọc khác đểkhóa luận được hoàn thiện hơn nữa
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 6 năm 2018
Sinh viên
Dương Văn Hưng
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Yên Ninh 2017 20
Bảng 2.2 Tổng giá trị sản xuất của xã Yên Ninh Năm 2017 22
Bảng 3.1 Mẫu bảng điều tra cây thuốc của đồng bào các dân tộc tại khu vực nghiên cứu 26
Bảng 4.1 Số loài cây thuốc đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu 30
Bảng 4.2 Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp ngành Mộc lan 32
Bảng 4.3 Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ 34
Bảng 4.4 So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) với số loài từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2) 35
Bảng 4.5 Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc 36
Bảng 4.6 Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu .38
Bảng 4.7 Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực nghiên cứu .40
Bảng 4.8 Đa dạng các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc Tày và Sán Chí tại khu vực nghên cứu 43
Bảng 4.9 Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc Tày và Sán Chí tại khu vực nghiên cứu 44
Bảng 4.10 Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể 45
Bảng 4.11 Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 50
Bảng 4.12 Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Cỏ xước và cây Chè dây 53
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 3.1 Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 27Hình 4.1 Hình ảnh một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu 33Hình 4.2 Tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu 39Hình 4.3 Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây thuốc ở
khu vực nghiên cứu 40Hình 4.4 Hình ảnh một số loài cây thuốc cần được bảo vệ ở khu vực
nghiên cứu 52Hình 4.5 Hình ảnh hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết 53
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
32/NĐ-CP: Nghị định số32 của Chính phủSĐVN: Sách đỏ Việt Nam
KVNC: Khu vực nghiên cứu
UNESCO: Tổ chức Di sản văn hóa thế giớiTCN: Trước công nguyên
DLDDCT: Danh lục đỏ cây thuốc
SL: Số lượng
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH iv
MỤC LỤC vi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
2.2 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và trong nước
5 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 13
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
19 2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
19 2.3.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội 22
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 24 NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
Trang 9PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Đa dạng các bậc taxon nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 30
4.1.1 Đa dạng về bậc ngành, lớp 30
4.1.2 Đa dạng bậc họ 34
4.1.3 Đa dạng ở bậc chi 36
4.2 Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc 38
4.3 Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc 40
4.4 Vấn đề sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu 42
4.4.1 Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc 42
4.4.2 Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc 45
4.5 Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu 50
4.6 Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu 52
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Tồn tại 55
5.3 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 11về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh.Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến, đây lànguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phươngtrong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồnnguồn gen,cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng
và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực TrườngSơn Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 nămlịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn,mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh… của cộng đồng 54 dân tộc anh em
Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó
có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe củamọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xanơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyênthiên nhiên trong đó có rừng
Trang 12Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗidân tộc, những tri thức về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho concháu đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác Trải qua thời gian, các bài thuốc
có tính độc đáo và trở nên thông dụng trong việc chăm sóc sức khỏe ngườidân của cộng đồng mình và những dân tộc xung quanh Vì vậy, đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn tri thức yhọc dân gian được tiến hành và mang lại giá trị khoa học và thực tiễn
Thái Nguyên là một vùng đất giàu tài nguyên, khí hậu nhiệt đới ẩm, cóthảm thực vật rất đa dạng, phong phú và là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinhsống như: Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Dao,… Từ rất lâu đời, đồng bào cácdân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng câythuốc, mỗi dân tộc lại mang bản sắc và những kinh nghiệm chữa bệnh bằngthực vật riêng, đặc trưng cho dân tộc mình Trong số đó có đồng bào hai dântộc Tày và Sán Chí tại xã Yên Ninh - Huyện Phú Lương cũng có nhiều kinhnghiệm độc đáo về việc chữa bệnh bằng cây thuốc Tuy nhiên, hiện nay diệntích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác, mua bán diễn ra một cáchphức tạp, dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm Mặtkhác những bài thuốc được đồng bào hai dân tộc Tày và Sán Chí sử dụng từlâu đời trong việc phòng và trị một số bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sởkhoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng conđường khoa học Vì vậy, để góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc, bảo tồn vàphát triển các bài thuốc của cộng đồng các dân tộc tại xã Yên Ninh - Huyện
Phú Lương, tôi đề xuất ý tưởng đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Trang 131.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinhnghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại xã YênNinh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giátrị cao được cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại xã Yên Ninh, huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên sử dụng trong phòng và trị bệnh
- Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện
có ở khu vực nghiên cứu
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
- Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng một
số dân tộc thiểu số tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giátrị cao tại khu vực nghiên cứu
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn
và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc thiểu số xãYên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Trang 14PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiênxung quanh con người Hệ thống tri thức là sản phẩm trí tuệ của loài ngườiđược tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễntrong cuộc sống hàng ngày Hệ thống tri thức này hình thành trong thời giandài lịch sử, tồn tại và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội qua
sự trải nghiệm của nhân dân lao động
Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức Di sản vănhóa thế giới (UNESCO), tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì,tồn tại và phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũigiữa con người với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sangđời khác và rất ít khi được ghi chép lại Tri thức bản địa là tri thức được tạo rabởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiênnhiên trong một vùng nhất định Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc giagiúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém,
có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững Các dự án phát triểndựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nóhợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào Đóchính là cơ sở của sự thành công Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa làluôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địaphương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thíchhợp với cộng đồng
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến cácthành phần khác gỗ Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của
Trang 15các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đếncác lâm sản khác ngoài gỗ Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ làbao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được
từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ
ở tất cả các hình thái của nó
Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc mộtphần của tài nguyên thực vật Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyểntrong một loạt các thảm thực vật Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuấtchính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượngtrên trái đất Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối vớicuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung Nhưng trong thờigian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêucực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và nhà nước ta đã có nhữngchủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004,Luật Đất đai năm 2013, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Nghị định 32 củaChính phủ năm 2010,… cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằmbảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí Đây là một cơ sởpháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai thác và
sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc ở xã Yên Ninh
2.2 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc chomục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia đượccác nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới, đây là hướngnghiên cứu ứng dụng được quan tâm từ rất sớm và thu được nhiều thành tựu
to lớn Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trongviệc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh Một nghiên cứu rất thành công của họ
Trang 16đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vàonăm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện Cuốnsách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, ché
biến và bảo quản cây Thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [21] Ở
Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bảnđịa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã cónhững nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như:
- Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các thầy lang ởKancheepuram quận Tamil Nadu, Ấn Độ của Chellaiah Muthu và cộng sự tìmthấy 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau, cáccây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa các bệnh về da,rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh (Chellaiah Muthu và cộng sự,2006) [38]
- Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng bởi các nhóm dân tộc Yi, ởtrung tâm Vân Nam, Trung Quốc của Chunlin Long và cộng sự đã tìm thấy
116 loài cây thuốc thuộc 58 chi được người dân địa phương sử dụng trongviệc điều trị các bệnh hoặc rối loạn khác nhau, đặc biệt là những bệnh liênquan đến chấn thương, rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh thông thường (ChunlinLong và cộng sự, 2009) [37]
- Nghiên cứu về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đồngSaperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã được ManjuPanghal và cộng sự tìm thấy có 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ đượcngười dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này câythuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họFabaceae (Manju Panghal và cộng sự, 2010) [50]
- Kết quả đánh giá về các loài cây làm thuốc của tài nguyên thực vật ởBanda Daud Shah, quận Karak, Pakistan của Waheed Murad và cộng sự đã
Trang 17thống kê được 58 loài thực vật thuộc 52 chi và 34 họ được cộng đồng địaphương sử dụng cho các mục đích khác nhau, có 40 loài thực vật được sửdụng để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó số lượng các loài được sử dụngnhiều nhất để điều trị các loại bệnh về dạ dày – ruột, long đờm và hạ sốt(Waheed Murad và cộng sự, 2013) [63].
- Kết quả khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc của Mi-Jang Song vàcộng sự đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sửdụng các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại (Mi-Jang Song vàcộng sự, 2013) [51]
- Công trình nghiên cứu cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dântộc Karen và Lawa ở Thái Lan của Auemporn Junsongduang và cộng sự đãtìm thấy ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc,trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sửdụng nhiều nhất (Auemporn Junsongduang và cộng sự, 2013) [30]
- Công trình nghiên cứu về đa dạng và sử dụng cây thuốc dân tộc trongkhu vực Swat, Bắc Pakistan của Naveed Akhtar và cộng sự đã ghi nhận 106loài thực vật thuộc 54 họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh(Naveed Akhtar và cộng sự, 2013) [55]
- Công trình khảo sát kinh nghiệm sử dụng cây thuộc bởi gia tộc DebBarma của bộ tộc Tripura quận Moulvibazar, Bangladesh của MohammadKabir và cộng sự đã ghi nhận 44 cây thuốc thuộc 34 họ được các thầy thuốctrong gia tộc sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: đau, ho, cảm lạnh,rối loạn tiêu hóa, vết cắt và vết thương, bệnh tiểu đường, sốt rét, bệnh về tim
và tê liệt (Mohammad Kabir và cộng sự, 2014) [53]
- Công trình nghiên cứu về thực vật học định lượng của các cây thuốcđược sử dụng bởi các nhóm bản địa Ati Negrito ở đảo Guimaras, Philippincủa hai tác giả Homervergel G Ong và Young-Dong Kim đã tìm thấy 142
Trang 18loài cây dược liệu thuộc 55 họ được sử dụng trong 16 loại bệnh (Homervergel
G Ong và Young-Dong Kim, 2014) [45]
- Kết quả điều tra và phân tích các kiến thức truyền thống về cây thuốcđược sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia Gayasan, Hàn Quốc của Mi-Jang Song và cộng sự đã xác định có 200 loài thực vật thuộc 168 chi và 87 họđược các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối loạn cơxương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương (Mi-Jang Song và cộng sự, 2014) [52]
- Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc được bởi cộng đồng ngườiTamang ở quận Makawanpur của trung tâm Nepal của Dol Luitel và cộng sự
đã tìm thấy có 161 loài thực vật thuộc 144 chi và 86 họ đã được người dân sửdụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Dol Luitel và cộng sự, 2014) [40]
Ở Châu Âu: Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứukhoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của ngườidân bản địa được thực hiện:
- Công trình nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc trong công viên tựnhiên của Serra de Saox Mamede, Bồ Đào Nha của Joana Camejo –Rodrigues và cộng sự đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật được sửdụng để điều trị các bệnh khác nhau (Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự,2004) [46] - Công trình nghiên cứu công dụng của cây thuốc trong khu vựcAlto Tirreno Cosentino, Calabria, miền nam nước Ý của Maria LuciaLeporatti và Massimo Impieri đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ đượcngười dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh
về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp (Maria Leporatti vàMassimo Impieri, 2007) [48]
- Kết quả phân tích so sánh các cây thuốc được sử dụng trong y học cổtruyền tại Ý và Tunisia của Maria Leporatti và Kamel Gheddira đã ghi nhận
Trang 19có 153 loài thực vật thuộc 60 họ được người dân sử dụng trong việc điều trịcác bệnh khác nhau (Maria Leporatti và Kamel Gheddira, 2009) [42].
- Kết quả khảo sát cây thuốc ở Maden, Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ của UgurCakilcioglu và cộng sự đã tìm thấy 88 loài thực vật thuộc 41 họ được sử dụngcho mục đích điều trị bệnh (Ugur Cakilcioglu và cộng sự, 2011) [62] Nghiêncứu về kiến thức truyền thống của cây thuốc trong công viên tự nhiên Serra deMariola, Đông Nam Tây Ban Nha của Belda và cộng sự đã ghi nhận có 93loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị các bệnh khácnhau (Belda và cộng sự 2012) [32]
Công trình nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc củadãy núi Alps Albania ở Kosovo của Behxhet Mustafa và cộng sự đã ghi nhậncó
98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnhkhác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họRosaceae, Asteraceae và Lamiaceae (Behxhet Mustafa và cộng sự, 2012) [33].Công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi người dânđịa phương của Alasehir, Manisa, ở Thổ Nhĩ Kỳ của Seyid Ahmet Sargin vàcộng sự đã thu thập được 137 loài thực vật được người dân bản địa sử dụng đểđiều trị các bệnh khác nhau (Seyid Ahmet Sargin và cộng sự, 2013) [39]
- Công trình nghiên cứu về sử dụng cây thuốc trong khu vực Đông Namcủa Vườn Partenio, Khu vực Campania, miền Nam nước Ý của Bruno Menale
và Rosa Mucio đã tìm thấy 87 loài thực vật thuộc 76 chi và 35 họ được ngườidân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau cho cả người và động vật (BrunoMenale và Rosa Mucio, 2014) [34]
Châu Mĩ, đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của ngườidân bản địa cũng được thực hiện:
- Kết quả nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khuvực Xingó – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil của nhóm tác giả
Trang 20Cecilia Almeida và cộng sự (2006) đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thôngthường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần (CeciliaAlmeida và cộng sự, 2006) [36].
- Kết quả nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền tại tỉnh Loja, NamEcuador của Rainer W Bussmann và Douglas Sharo (2006) đã ghi nhận cố
215 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh (Rainer
W Bussmann và Douglas Sharo, 2006) [57]
- Kết quả về sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của
họ ở tỉnh Camaguey, Cuba của Gabriele Volpato và cộng sự cho thấy, có 123loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng đểđiều trị các bệnh khác nhau (Gabriele Volpato và cộng sự, 2009) [43] Côngtrình nghiên cứu về cây thuốc của cộng đồng Asháninka - một nghiên cứu từcác cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junín, Peru của Gaia Luziatelli vàcộng sự (2010) cho thấy, có 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng đểđiều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếuthuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae vàPiperaceae (Gaia Luziatelli và cộng sự, 2010) [44]
- Công trình nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc được sử dụngbởi các cư dân làng Genoy, Pasto, Colombia của Andrés Felipe Angulo C
và cộng sự (2012) cho thấy, có 63 loài thực vật thuộc 31 họ được ngườidân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó các họ được sử dụngchủ yếu thuộc các họ: Lamiaceae và Asteraceae (Andrés Felipe Angulo C
Và cộng sự, 2012) [65] Công trình nghiên cứu về cây thuốc của khu vựcCarraso, Đông Bắc Brazil của Renata Kelly Dias Souzaa và cộng sự (2014)cho thấy, có 32 loài thực vật thuộc 29 chi và 20 họ được người dân địa
Trang 21phương sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau (Renata Kelly Dias Souzaa cộng sự, 2014) [ 56].
- Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồngMapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina”, đã chỉ ra 121loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêuhóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục(Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [58]
Ở châu Phi: Người dân Châu Phi đã sử dụng cây thuốc bản địa hàngnghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây chothấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa
dạng và phong phú (African Ethnobotany, African Medicinal Plants, 2013)
- Công trình “Kiến thức cây thuốc của dân tộc Bench ở Ethiopia”, củaWoldu và Tilahun Teklehaymanot (2009) [49] đã tìm thấy có 35 loài thực vậtđược sử dụng để làm thuốc, trong đó 32 loài được sử dụng để điều trị cácbệnh cho người và 3 loài được sử dụng để điều trị các bệnh cho cả người vàgia súc
- “Một cuộc khảo sát về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc trongBabungo, khu vực Tây Bắc, Cameroon”, đã xác định và ghi nhận 107 loài
Trang 22thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trịcác bệnh, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (David J Simbo,2010) [41].
- Công trình “Khảo sát về cây thuốc và gia vị được sử dụng trong Sueif, Bắc Ai Cập”, theo nghiên cứu của Sameh F AbouZid và AbdelhalimMohamed (2011) [59] đã ghi nhận có 48 loài thực vật thuộc 47 chi và 27 họđược người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu hóa
Beni-và hô hấp
- “Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốccủa các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài câythuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị cácbệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn
và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cộng sự, 2011) [31]
- Công trình “Cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biểnAgnalazaha, Đông Nam Madagascar” của Razafindraibe và cộng sự (2013)[54] đã thống kê được có 152 loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địaphương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài được sử dụng bởi nhữngngười phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh, các bệnh nhiệt đớinhư: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như bệnh lậu vàgiang mai
- Kết quả nghiên cứu “Một nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng bởicộng đồng Marakwet ở Kenya” của Wilson Kipkore và cộng sự (2014) [64]
đã tìm thấy 111 loài cây làm thuốc được người dân sử dụng để điều trị cácbệnh khác nhau
- Nghiên cứu về “Sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộngđồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia” của Berhane Kidane vàcộng sự (2014) [35] đã ghi nhận có 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49
họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnhkhác nhau
Trang 23Ở châu Úc: Những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa đượcthực hiện ở châu Úc còn rất ít “Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sửdụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia”của Joanne Packera và cộng sự (2012) [47] đã ghi nhận có 32 loài cây thuốcthuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị các bệnh
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại nhữngcông trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thứcdân gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng vàphong phú
Như vậy, để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người
và để chống lại các bệnh nan y là vấn đề thực sự cần thiết của các nhà khoahọc, các nhà y học cổ truyền Có thể thấy việc điều tra và nghiên cứu các loàicây thuốc của các nhà khoa học, đã để lại những công trình nghiên cứu mangtính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân gian bản địa về
sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu đời, có thể nói nóxuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy.Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện racông dụng của nhiều loại cây Suốt một thời gian dài như vậy tổ tiên chúng ta
đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của câyrừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều côngtrình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam Năm 1976, để phục vụcho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đãcho ra đời cuốn sách “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” (Vũ Văn Chuyên,1967) [6] Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổtay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loàimới được phát hiện (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương, 1980) [1] Viện
Trang 24dược liệu đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kếtcác công trình nghiên cứu về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục câythuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồcây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ năm 1961– 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ năm 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119
loài (Dẫn theo Viện Dược Liệu, Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam, 1993) [28].
Viện Dược liệu (1993) [28], trong quá trình thu thập và nghiên cứu vềcây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được
sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2000 loài và dưới loài câythuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủyếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc đượcđem về trồng ngay tại nhà
Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam”(1993) của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Dẫn theo Viện
Dược Liệu, Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam, 1993) [28].
Công trình “1900 loài cây có ích” của Trần Đình Lý (1995) [15], đãthống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho dầu béo,
160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây Lương y lão thành,thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với công trình “Cây thuốc Việt Nam” (1995)
đã giới thiệu hơn 830 loài cây thuốc chính, phụ (Lê Trần Đức,1997) [11]
Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rấtnhiều trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam và ông đãbiên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ
về các cây được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (1996)(Võ Văn Chi,1996) [4] Ngoài ra, cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II
đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực, làm thuốc (VõVăn Chi, 2012) [5]
Trang 25Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu
về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâmtới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian giatruyền” (Âu Anh Khâm, 2001) [14]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phươngthang chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) [2] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyênkhoa” (Tào Duy Cần, 2006) [3] của Tào Duy Cần
“Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (Nguyễn Thượng Dong, 2006)[10]; “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tậphợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [12]; “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” củaPhạm Thiệp và cộng sự (2000) [20] đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến,…Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước công bốtrên các tạp chí về cây thuốc như: Đặng Quang Châu đã công bố một số dẫnliệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau (Đặng Quang Châu, 2011) [8].Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải khi điều tra các loài cây của dân tộc Thái ởhuyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ (ĐặngQuang Châu và Bùi Hồng Hải, 2003) [9] Các tác giả đã phân loại cây được
sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh vềgan, bệnh về xương… Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư khi điềutra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phânloại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làmthuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả Trong nhóm này cây làmthuốc,các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông
sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc (Lưu Đàm Cư và cộng sự,2004) [7] Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004) [17] đã xây dựng các
mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại,vườn các hộ gia đình Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28
họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
Trang 26Trong Hội thảo tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo tồn nguồn câythuốc cổ truyền tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (Dẫn theo Viện
Dược Liệu, Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam, 1993) [28], do Viện Dược liệu tổ
chức (10/04/2010) tổng kết về các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồngdân tộc ở nhiều vùng trên cả nước; người Dao (khu vực Vườn Quốc gia BaVì): 579 loài và 125 bài thuốc; người Mường (Cẩm Liên, Cẩm Thủy, ThanhHóa): 136 loài và 102 bài thuốc; người H’mông (Kỳ Sơn, Nghệ An): 206 loài
và 32 bài thuốc; người Tày (Vị Xuyên, Hà Giang): 292 loài; người Tày –Nùng (Tràng Định, Lạng Sơn):126 loài và 51 bài thuốc; bản Mường (xã VĩnhLạc, Lục Yên, Yên Bái): 40 loài và 40 bài thuốc; 85 bài thuốc của cộng đồngngười Dao; 72 bài thuốc của cộng đồng người H’mông; 16 bài thuốc của cộngđồng người Thái và Khơ Mú; 11 bài thuốc của cộng đồng Bru – Vân Kiều,…Trong Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 4 (21/10/2011) và Hội nghịKhoa học toàn quốc lần thứ 5 được tổ chức (18/10/2013) tại Hà Nội, đã cónhiều báo cáo khoa học về tài nguyên cây thuốc và cách sử dụng các loài câythuốc trong điều trị các bệnh của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được công bốnhư: “Một số kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San Sả Hồ,huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của Nguyễn Thị Minh Hải và cộng sự đã ghi nhận
321 loài thuộc 252 chi , 94 họ thuộc 6 ngành thực vật; trong đó có tới 16 loàicây thuộc diện cần được bảo vệ và 9 loài cây đang bị khai thác mạnh ở xã San
Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Dẫn theo Hội nghị khoa học toàn quốc lầnthứ 4, 2011) [25] “Các loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường tại Khubảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc trị bệnh thận” củacác tác giả Đỗ Sĩ Hiến và Đỗ Thị Xuyến đã chỉ ra 65 loài thực vật được đồngbào dân tộc Mường sử dụng làm thuốc chữa bệnh về thận (Dẫn theo Hội nghịkhoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [25] “Đánh giá đa dạng nguồn gen câythuốc của người Sán Chí ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh TháiNguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và cộng sự đã xác định được 90loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 82 chi, 50 họ thực vật của 2 ngành thực
Trang 27vật bậc cao có mạch được đồng bào dân tộc Sán Chí ở xã Tức Tranh, huyệnPhú Lương, tỉnh Thái Nguyên dùng làm thuốc (Dẫn theo Hội nghị khoa họctoàn quốc lần thứ 4, 2011) [25] “Những cây thuốc được sử dụng thay thế mậtgấu theo kinh nghiệm dân gian và đông y ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên”của tác giả Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Thuận đã thu được 35 loàithuộc 27 chi, 21 họ của 2 ngành thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốcchữa bệnh thay thế mật gấu ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Dẫn theo Hộinghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [25] “Điều tra các loài cây thuốc vàgiá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh ĐồngTháp” của tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã đã điều tra và thống kê
232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại các xã củahuyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Dẫn theo Hội nghị khoa học toàn quốc lầnthứ 4, 2011) [25] “Nghiên cứu thực vật có giá trị làm thuốc của dân tộc Tháitrong Khu bảo tồn Pù Luông – Thanh Hóa” của tác giả Đậu Bá Thìn và cộng
sự (2011) [9]đã điều tra, thu thập và phân loại được 226 loài cây có giá trị làmthuốc của đồng bào dân tộc Thái
“Cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở hai huyện QuỳHợp và Quế Phong, miền núi tỉnh Nghệ An” của tác giả Phạm Hồng Ban,Nguyễn Thượng Hải (2013) [26] đã xác định được 287 loài thuộc 204 chi, 87
họ của 4 ngành thực vật bậc cao được đồng bào dân tộc Thái sử dụng làmthuốc “Tri thức sử dụng các loài cây thuốc của công đồng dân tộc Cơ Tu vàVân Kiều tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã” của tác giả Ninh Khắc Bản
và cộng sự (2013) [26] qua điều tra đã ghi nhận được 249 loài cây thuốc thuộc
82 họ, 178 chi được người Cơ Tu sử dụng, người Vân Kiều với 27 loài câythuốc thuộc 21 họ “Đa dạng cây thuốc được đồng bào dân tộc Thái sử dụngchữa bệnh dạ dày tại huyện Quế Phong thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên PùHoạt tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thượng Hải cộng sự (2013) [26] đãthu thập được 18 loài thực vật thuộc 15 họ khác nhau được đồng bào dân tộcThái sử dụng để chữa bệnh dạ dày “Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân
Trang 28tộc M’nông tỉnh Đắk Lắk” các tác giả Nguyễn Phương Hạnh và Lưu Đàm Cư
đã điều tra được 244 loài thực vật được đồng bào M’nông sử dụng làm thuốcthuộc 84 họ và 179 chi “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng câythuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và Đào Thị Thúy Hằng đã thuđược 115 loài thực vật bậc cao có mạch có công dụng làm thuốc thuộc 98 chi,
61 họ của đồng bào dân tộc Sán Chí “Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốccủa đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai” của nhóm tác giả Bùi Văn Hướng,Nguyễn Văn Dư, Hà Tuấn Anh, Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi đã xác địnhđược 145 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 112 chi và 61 họ
Việc phát triển và bảo tồn dược liệu là mục tiêu phấn đấu của ngành y tếnước ta Vì vậy nhà nước đã triển khai thành công nhiều dự án Trong đó, ba
dự án bảo tồn và phát triển cây thuốc “Dự án bảo tồn cây thuốc tại VườnQuốc gia Ba Vì”, do Australia tài trợ, đa phần giúp cho cộng đồng địa phươngbảo vệ, quản lý vững chắc một số loài dược thảo truyền thống Đã thống kêcác loài cây thuốc chữa bệnh theo truyền thống, xác định các cây thuốc cótầm quan trọng nhất đối với địa phương về tập quán sử dụng và giá trị kinh tế
“Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam” tại xã Bình Dương - huyện Vĩnh Tường
- tỉnh Vĩnh Phúc được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi Trường toàn cầu tàitrợ, đã hoàn thành sau 2 năm [66] “Bảo tồn cây thuốc xã Bắc Lãng, huyệnĐình Lập, tỉnh Lạng Sơn”, do Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên
và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) phối hợp với cấp ủy,chính quyền và các đoàn thể tổ chức tập hợp các lang y, bà mế hình thành Chihội Đông y của xã Bắc Lãng, nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừngtới từng hộ dân, đồng thời cùng với bà con bàn bạc thảo luận và thông quaquy chế bảo vệ rừng, bảo tồn thuốc nam phục vụ cho việc sử dụng bền vững
và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương [67]
Tóm lại, việc nghiên cứu và điều tra các loài cây thuốc, các bài thuốckhông những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn
Trang 29đóng góp vào công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bàithuốc hay.
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Xã Yên Ninh là một xã trung du miền núi cách trung tâm huyện PhúLương 20 km Ðịa bàn có tuyến giao thông Quốc lộ 3 dài 8 km đi qua trungtâm của xã và có sông chu chảy qua dài 6 km Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp: huyện Định Hóa
+ Phía Nam giáp: xã Yên Đổ, Yên Lạc
+ Phía Tây giáp: xã Yên Trạch
+ Phía Đông giáp: tỉnh Bắc Kạn
Xã có diện tích tự nhiên: 4.751,86 ha, gồm: đất nông nghiệp 4.044,97 ha;đất lâm nghiệp 3.197,25 ha; đất phi nông nghiệp 649,64 ha Phân cấp vùngsản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa có 14 xóm vùng trồng cây công nghiệpngắn ngày 194,08 ha, cây chè diện tích 165 ha, vùng trồng cây ăn quả có 4xóm, trồng cây công nghiệp dài ngày khác diện tích 214,49 ha Toàn xã có
4586 lao động, trong đó 1.375 lao động qua đào tạo; lao động trong lĩnh vựcnông nghiệp 4173 người, chiếm 91% Dịch vụ - thương mại có 229 ngườichiếm 5% Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác có 183 người chiếm 4%
* Địa hình, địa mạo
Xã Yên Ninh thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rảirác trên toàn bộ địa hình của xã tạo nên một địa hình tương đối phức tạp Với
độ cao trung bình từ 45 - 350 m so với mặt nước biển Địa hình xã nói chungcao về phía Nam thấp dần về phía Bắc - Đông Bắc Nhìn chung địa hình của
xã có những đồi núi đá cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tậptrung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc khá lớn
Trang 30* Địa chất, thổ nhưỡng
Xã có diện tích tự nhiên: 4.751,86 ha, gồm: đất nông nghiệp 4.044,97 ha,trong đó đất trồng cây hàng năm 455,86 ha, đất trồng cây công nghiệp dàingày 333,47 ha, đất lâm nghiệp 3.197,25 ha; đất phi nông nghiệp 649,64 ha;đất chưa sử dụng 57,25 ha
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Yên Ninh 2017
(ha)
Tỷ lệ (%)
Trang 31Do địa bàn xã phần lớn là đất Pherarit, đất đỏ Badan, đất pha cát và đávôi Đất Pherarit và đất đỏ Badan chủ yếu phân bố trên đồi núi và các gò caovới diện tích khoảng 3.197,25 ha bằng 67,29% tổng diện tích tự nhiên Đấtpha cát 1.426,19 ha chiếm 30,01% tổng diện tích tự nhiên Núi đá vôi khôngtrồng cây được 29,24 ha bằng 0,62% diện tích toàn xã Đất sông, ngòi, kênh,rạch, suối 99,18 ha bằng 2.08% diện tích tự nhiên toàn xã.
* Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái nguyên quamột số năm gần đây cho thấy xã Yên Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớigió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
- Nhiệt độ không khí: TB năm 220C, độ ẩm không khí: TB năm 82%
- Mưa: Lượng mưa trung bình cả năm là 2000 mm, trong đó mùa mưachiếm 91,6% lương mưa của cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8,nhiều khi có lũ xảy ra
- Gió: đặc điểm của gió hướng thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gióĐông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc
- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày
Xã Yên Ninh là xã miền núi có đường Quốc lộ 3 đi qua, nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp vàchăn nuôi
* Chế độ thủy văn
Có nguồn nước ngầm từ 5m - 15m với chất lượng nước được đảm bảo vàđáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã Xã có 9 hồ, 6đập, cùng các ao, sông, suối với tổng diện tích 99,18 ha và có con sông chuchảy qua 3 xóm
Trang 322.3.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội
(Nguồn: UBND xã Yên Ninh năm 2017)
Qua Bảng 3.2 cho thấy ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của
xã với 106.350 triệu đồng chiếm tới 82,21% tổng giá trị sản xuất của toàn xãtrong đó: các ngành đem lại nguồn thu lớn là ngành trồng trọt, ngành chănnuôi và ngành lâm nghiệp vì vậy trong việc định hướng phát triển kinh tế cho
xã cần quan tâm hỗ trợ người dân trong những lĩnh vực sản xuất đó Ngoài ra
xã Yên ninh là một xã có vị trí địa lý thuận lợi có tuyến đường quốc lộ 3 chạyqua dài 8 km nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại,dịch vụ cũng rất phát triển Tính riêng năm 2016 nghành công nghiệp, tiêu thủcông nghiệp thu về hơn 10.000 triệu đồng đóng góp 7,73% 27 vào tổng giá trịsản xuất; nghành thương mại, dịch vụ thu về hơn 12.000 triệu đồng đóng góp9,28% vào tổng giá trị sản xuất
Trang 33* Văn hóa xã hội
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư” được duy trì thường xuyên, các hoạt động của xóm đi vào nề nếp, 100%xóm có Hương ước - Quy ước
Trong năm số xóm đạt văn hóa là 11/16 xóm, tỷ lệ đạt 68,75% Xem đạtvăn hóa 5 năm liên tục 2/16 xóm bằng 12,5%
* Dân cư, dân tộc
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Yên Ninh huyện Phú Lương có dân sốkhoảng 6539 người với 1678 hộ gia đình Có 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng,Dao, Sán Chí, Cao Lan cùng sinh sống trong 16 xóm của xã
Trang 34PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: các loài thực vật được cộng đồng một số dân
tộc thiểu số tại xã Yên Ninh sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sửdụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại xã Yên Ninh, huyệnPhú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Công tác điều tra thực địa được tiến hành ở xã Yên Ninh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên
+ Nghiên cứu thực nghiệm (xác định hoạt tính kháng khuẩn) được tiếnhành tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Trường Đại học Khoahọc Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5/2018
- Nghiên cứu tri thức dân tộc thiểu số: Tày, Sán Chí
3.2 Nội dung nghiên cứu
* Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc được
sử dụng trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh, huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên.: đa dạng bậc ngành, họ, chi
* Đánh giá đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc được sử dụng
trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu
* Đánh giá về môi trường sống của nguồn cây thuốc được sử dụng trong
cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu
Trang 35* Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng một
số dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu: đa dạng về bộ phận sử dụng vàcông dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc
* Xác định những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam tại xã
Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Kiểm chứng cơ sở khoa học về khả năng kháng khuẩn của một số loài
cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số ở khu vựcnghiên cứu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức
và giải pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau:
* Phương pháp kế thừa
- Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở
khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiêncứu
- Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các ông lang, bà mế người
dân tộc Tày, Sán Chí ở khu vực nghiên cứu
* Phương pháp điều tra thực địa
- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: tại khu vực nghiên cứu,
phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng câythuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của cộng đồng hai dân tộc Tày
và Sán Chí tại địa bàn nghiên cứu Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điềutra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (ViệnDược liệu, Bộ Y tế)
-Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân tộc
Tày và Sán Chí; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộphận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt); công dụng Đồng thời ghi
Trang 36chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian,địa điểm và người thu thập thông tin.
- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại
thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tàiliệu tin cậy đã công bố giám định lại
+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiệnngay ở lần điều tra đầu tiên Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú đểkiểm định lại ở bước sau Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa,quả, ) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2, để giám định
+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục câythuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật vànguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,2000) [13], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi 2012) [5], Những câythuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [16], Trung tâm NCTN&MT– Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV (Danh lục các loài thực vậtViệt Nam, 2001 – 2005) [27] Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ởbước này
Bảng 3.1 Mẫu bảng điều tra cây thuốc của đồng bào các dân tộc tại khu
vực nghiên cứu
Thời gian điều tra: Người điều tra:
Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra:
ảnh
Dạng cây
Môi trường sống
Bộ phận sử dụng
Cách sử dụng
Công dụng
Cán bộ được phỏng
vấn Họ
tên
Địa chỉ
Điện thoại (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
Trang 37* Phương pháp thu thập mẫu: Đối với loài cây chưa xác định được tên
ở ngoài thực địa và loài cần giám định lại tên
- Tiến hành thu mẫu ở thực địa: Mỗi cây thuốc thu từ 3 đến 10 mẫu và
được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về ký hiệu mẫu, địa điểm,thời gian vàngười thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng số hiệu mẫu)
- Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt
cây, giấy báo , dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (NguyễnNghĩa Thìn, 1997) [19]
Hình 3.1 Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài
* Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng 2dân tộc Tày và Sán Chí tại khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng phương phápđánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.
- Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối.
- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa,
cả cây
Trang 38- Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.
- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan,
giải độc, xương,…
* Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những câythuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phầnthực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [23], Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Chínhphủ nước Việt Nam, 2006) [24], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trongCẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [18]
* Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráonước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi
- Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loạinhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiêncứu tiếp theo
- Bước 2: Tạo cao chiết
Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng Nguyên liệudạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môimethanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất cóhoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ,sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằngmáy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và đượcbảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn
- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn.
Sử dụng 2 chủng vi khuẩn đại diện cho nhóm vi khuẩn gram dương và
gram âm là S.a (Staphylococcus aureus) và E.coli (Escherichia coli), lấy từ
Trang 39phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên Bảo quảngiống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môitrường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo Cấychuyển giữ giống trên thạch nghiêng định kỳ 3 tháng một lần.
- Bước 4: Thử khả năng kháng khuẩn
Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếchtán trên đĩa thạch, thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên 1 chủng vi khuẩn
3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại
Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau
đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn
Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng Khi mật độ vi khuẩnđạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn Môi trường
LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vàocác đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặtphẳng Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môitrường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10;Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều chođến khi mặt thạch khô Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch vớiđường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 – 3 cm Mỗi giếngthạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đốichứng dương là kháng sinh để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút
để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấytrong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn Hoạttính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn(BK) bằng công thức: BK = D - d, trong đó D là đường kính vòng khángkhuẩn, d là đường kính giếng thạch
Trang 404.1 Đa dạng các bậc taxon nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1 Đa dạng về bậc ngành, lớp
Kết quả điều tra, nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệmcủa đồng bào hai dân tộc Tày và Sán Chí tại khu vực nghiên cứu đã tìm được
149 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng 2 dân tộc Tày và Sán Chí
sử dụng làm thuốc thuộc 137 chi, 74 họ và kết quả được tổng hợp trong bảng
sau: Bảng 4.1 Số loài cây thuốc đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu