luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt Chương 1. TỔNG QUAN 1.1.Cơ sở hình thành đề tài Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp thì nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong những thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Trong cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu thì Công ty Cổ phần Nam Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng thể hiện ở sự tụt giảm các đơn hàng, sản lượng xuất khẩu là 46 nghìn tấn bằng 67% so năm trước, với kim ngạch là 85 triệu USD bằng 45% so với năm 2008. Riêng về kết quả kinh doanh đã bị lỗ đến 256 tỷ đồng. Gánh nặng trong năm 2009 trước hết ảnh hưởng từ việc mua cá quá lứa theo kêu gọi của Chính Phủ và chính quyền địa phương nhằm cứu người nuôi cá tra, cá basa thoát khỏi cảnh điêu đứng do cá đã quá lứa mà không ai mua. Tiếp đến là sự mất thị trường Nga từ nửa cuối năm 2008 là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Navico, cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho khó khăn càng chồng chất thêm và nhất là sản lượng sản xuất giảm mạnh từ đó chi phí tăng cao không đủ bù đắp dẫn đến số lổ kéo dài trong suốt cả năm. Đầu năm 2010 đã xuất hiện một số nhân tố tích cực của thị trường, khó khăn tuy vẫn còn song mức độ có phần giảm nhẹ hơn, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi nhưng còn rất yếu ớt, đơn hàng có tăng nhưng chưa nhiều, giá cả hàng xuất tăng không đồng bộ với mức tăng của nguyên liệu đầu vào, những rủi ro trong thanh toán vẫn phải được chủ động ngăn ngừa đồng nghĩa là phải lựa chọn khách hàng uy tín với phương thức thanh toán tốt nhất để đảm bảo thu được tiền bán hàng. Thuận lợi trong năm 2010 phát sinh mang đậm nét từ cái khó khăn đi lên và cũng chính từ những khó khăn mà nhận ra để có sự điều chỉnh phù hợp, đó là sự điều chỉnh và quản lý tốt hơn các chi phí sản xuất điều kiện tiên quyết để hạ giá thành sản phẩm nâng hiệu quả trong kinh doanh, hàng tồn kho về cơ bản đã xử lý xong không còn là gánh nặng như trước đây, mở rộng và đa dạng hóa thị trường tránh tập trung quá cao vào một thị trường, các thị trường chính trong năm 2010 sẽ là thị trường các nước SNG, thị trường Trung đông, thị trường Nam Mỹ và thị trường Châu Á, đa dạng hóa các lĩnh vực để vừa tránh rủi ro về ngành nghề vừa hỗ trợ bổ sung lợi ích giữa các lĩnh vực với nhau, dự án khai thác chế biến Ferrochrome sẽ hoàn thành đưa vào sản xuất trong quý 4 năm nay sẽ có sự đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận từ năm 2011, tiếp tục góp vốn theo tiến độ trong tổng số 29% vốn điều lệ của nhà máy sản xuất phân DAP dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành năm 2013. Khó khăn và thách thức rồi cũng qua đi, cơ hội mới, thuận lợi mới tiếp tục được tập thể cán bộ công nhân Công ty Cổ phần Nam Việt nắm bắt, đón lấy với một quyết tâm cao để lại vươn tới những thành quả mà Navico đã từng gặt hái trong thời gian qua. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Công Ty Cổ Phần Nam Việt – một trong những Công ty hàng đầu trong ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của mình. Công ty luôn xác định rõ các mục tiêu và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà Công ty quan tâm đến. Thông qua các tỷ số về lợi nhuận góp phần giúp công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình. Không chỉ bên trong mà cả bên ngoài công ty đều rất quan tâm đến các tỷ số này để ra quyết định đầu tư hay cho vay Vì vậy tôi chọn đề tài “ Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công Ty Cổ Phần Nam Việt “ . 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty Cổ Phần Nam Việt qua 2 năm 2008 và 2009. GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 1 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số sinh lợi và từ đó đề xuất một số giải pháp cho Công ty. 1.3.Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các tỷ số doanh lợi của Công Ty Cổ Phần Nam Việt trong 2 năm 2008 và 2009. 1.4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp. Số liệu được thu thập chủ yếu là các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty qua 2 năm 2008 và 2009. - Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích các tỷ số doanh lợi của công ty. Kết hợp dùng phương pháp phân tích tài chính Dupont để phân tích các nguyên nhân của những biến động các tỷ số doanh lợi của công ty qua 2 năm. 1.5.Ý nghĩa nghiên cứu Phân tích các tỷ số doanh lợi sẽ góp phần giúp công ty đánh giá được hiệu quả kinh doanh qua 2 năm 2008 và 2009. Đồng thời góp phần giúp công ty tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự biến động lợi nhuận qua các năm để từ đó có những giải pháp khắc phục hay phát huy. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Giới thiệu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong khi bảng cân đối kế toán chỉ rõ tính chất hợp lý cơ bản của một doanh nghiệp bằng cách phản ánh tình hình tài chính tại một thời điểm nhất định, thì bảng kết quả hoạt động kinh doanh được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn bởi vì nó cho thấy các số liệu về những hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Nó có thể được sử dụng như một bảng hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. Những số liệu về một kỳ chưa thể nói lên toàn bộ vấn đề. Các số liệu lịch sử tạo thành dẫy số thời gian có ý nghĩa quan trọng hơn số liệu của một kỳ riêng rẽ nào đó. Một bảng kết quả hoạt động kinh doanh đối chiếu những khoản tiêu thụ được khi bán hàng hóa và dịch vụ cũng như các khoản thu khác với tất cả các khoản chi phí phát sinh để vận hành doanh nghiệp. Kết quả thu được là một khoản lời hay lỗ trong kỳ. Những chi phí phát sinh thường bao gồm những chi phí trực tiếp như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí trực tiếp hợp thành giá vốn hàng bán. Những chi phí gián tiếp như: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, trong GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 2 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt đó bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: lương quản lý, chi phí thuê mướn, chi phí khấu hao, tiền trả lãi cho các khoản tiền vay, thuế, Vậy bảng kết quả hoạt động kinh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.Nguồn vốn Nguồn vốn chia làm 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2.1. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn ghi các khoản như vay và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng, phải trả phải nộp khác . Nợ dài hạn ghi các tài khoản như phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn nội bộ, phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm và dự phòng phải trả dài hạn. 2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu ghi các tài khoản như vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu ngân quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn kinh phí và quỹ khác ghi các tài khoản quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định. 2.3.Các tỷ số doanh lợi 2.3.1. Doanh lợi tiêu thụ (ROS) Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, chỉ tiêu này rất đáng quan tâm nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta so sánh nó với mức lợi tức sau thuế của năm trước. Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ. Công thức được thiết lập như sau: ROS = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần Yếu tố lợi tức sau thuế trong công thức là phần lợi nhuận còn lại của doanh thu thuần sau khi đã khấu trừ tổng chi phí và thuế thu nhập. GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 3 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt Lợi tức sau thuế là phần lợi nhuận còn lại và thuộc về các chủ sở hữu. Thông thường lợi tức sau thuế được phân phối thành hai phần, một phần để chia lợi tức cho các chủ sở hữu và một phần để lại tái đầu tư dưới hình thức lợi nhuận để lại. 2.3.2. Doanh lợi tài sản (ROA) Chỉ tiêu doanh lợi tài sản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư, hay còn được gọi là khả năng sinh lời của đầu tư. Công thức được thiết lập như sau: ROA = Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản Tuy nhiên, khi tính chỉ tiêu này, có quan điểm là phần tử số cần phải cộng thêm tiền lãi nợ vay. Bởi vì vốn của doanh nghiệp do hai nguồn cung cấp là vốn tự có và nợ từ các chủ nợ nên doanh lợi tài sản phải phán ánh được năng suất của tài sản trong việc tìm lợi nhuận cho các chủ sở hữu và chủ nợ. Với quan điểm này, có lẽ phù hợp đối những doanh nghiệp dịch vụ và thương mại vì các doanh nghiệp này sử dụng tỷ số nợ cao. 2.3.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE) Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu. Công thức được thiết lập như sau: ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, đo lường mức sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. *Tỷ số nợ Tỷ số nợ = Tổng Nợ / Tổng tài sản Các nhân tố của công thức trên có thể được xác định: - Tổng nợ: bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như là: các khoản nợ phải trả, các khoản nợ tích lũy, các khoản vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác. Nợ dài hạn là nợ vay dài hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, nợ do phát hành trái phiếu, hoặc do mua hàng trả chậm. - Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, món nợ càng được đảm bảo ở trường hợp doanh ngiệp bị phá sản. Ngược lại các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh vì việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp. Nếu tỷ số nợ quá cao, sẽ có nguy cơ khuyến khích sự vô trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thể nhân, họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh liều lĩnh có nhiều rủi ro như đầu cơ, kinh doanh trái phép để có thể sinh lợi thật lớn. Nếu có thất bại, họ sẽ mất mát rất ít vì sự góp phần đầu tư của họ quá nhỏ. GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 4 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt 2.4.Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp Dupont được đa số các công ty của Mỹ công nhận và áp dụng. Phương pháp này cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nghĩa là phản ánh mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Vòng quay tài sản , doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn tự có. Mối quan hệ đó được thể hiện qua phương trình sau: LN sau thuế LN sau thuế DT thuần Tổng tài sản = * * Vốn tự có DT thuần Tổng tài sản Vốn tự có Phương trình trên cho thấy doanh lợi vốn tự có phụ thuộc vào ba nhân tố: - Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu cao hay thấp, và thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ tư. - Vòng quay tài sản phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu, và chỉ tiêu này thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ ba. - Tỷ số nợ phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, và chỉ tiêu này lại thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ hai. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích tài chính Dupont GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 5 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 6 SVTH: Mai Thanh Sự ROE DT ThuầnLN Sau thuế TS dài hạn Vòng quay TS Tổng DT DT Thuần 1- Tỷ số nợROA Tổng TS ROS Tổng CP Thu nhập khác DT HĐTC DT Thuần TS Lưu động GVHB CP Khác CPBH CP QLDN CP Tài Chính Thuế TNDN Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho TS ngắn hạn khác Đầu tư TCNH TSCĐ Đầu tư TCDH TS dài hạn khác Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt Chương 3. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT 3.1.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Nam Việt là Công ty Cổ phần được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006. Với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000 Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Mỹ Quí với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh là nhà máy Nam Việt( được đổi tên tư xí nghiệp đông lạnh thủy sản Mỹ Quý) và nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 5000 tấn cá/ngày. Theo định hướng phát triển của thị trường trước thềm hội nhập và đại chúng hóa Công ty, Nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ Phần. Ngày 18/04/2007 Nam Việt được phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần( tương với 60 tỷ đồng mệnh giá ) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy CNĐKKD của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp đăng ký lần cuối ngày 01/08/2007. 3.2.Giới thiệu ngành nghề công ty Ngành nghề kinh doanh của Công ty: • Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông ( cầu, đường, cống .), thủy lợi. • Chăn nuôi thủy sản, sản xuất và chế biến và bảo quản thủy sản. • Kinh doanh thủy sản. • Sản xuất bao bì giấy và in ấn bao bì các loại. • Sản xuất dầu Bio-diesel. • Chế biến dầu cá và bột cá. • Sản xuất keo Genlatine và Gryxerin. 3.3.Chiến lược phát triển 3.3.1. Sản xuất - Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường, chủ động phòng ngừa những đột biến. - Mở rộng nhà xưởng sản xuất, và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng sản lượng ngày một gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có. - Nghiên cứu phát triển, đặc biệt là nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước về các loại sản phẩm giá trị gia tăng đã qua khâu chế biến sơ bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra, basa fillet đông lạnh xuất khẩu với chất lượng cao, giá cả phù hợp. 3.3.2. Tiếp thị - Mở rộng hệ thống phân phối, giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng cao thị phần xuất khẩu và thị phần trong nước. GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 7 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt - Tăng cường công tác xuất tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. - Đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng hiện tại tại các thị trường Trung Quốc, Nhật, Hong Kong, EU - Tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền sản phẩm của Nam Việt vào thị trường Đông Á ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật ) là thị trường tiềm năng rất lớn để xuất khẩu sản phẩm chủ lực của Công ty. 3.3.3. Kế hoạch đầu tư - Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. - Tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.4. Ban lãnh đạo Họ và tên: DOÃN TỚI Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc Họ và tên: NGUYỄN DUY NHỨT Chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Phó Tổng Giám Đốc, Giám Đốc Tài Chính. Họ và tên: DƯƠNG THỊ KIM HƯƠNG Chức vụ: Phó Tổng Giám Đốc. 3.5. Cơ Cấu Bộ máy quản lý Công ty GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 8 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 9 SVTH: Mai Thanh Sự Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ DOANH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT 4.1. Môi trường kinh doanh Trong khi thị trường cá tra, cá ba sa ở nhiều nơi rớt giá mạnh làm nhiều hộ thua lỗ thì cũng có không ít hộ nuôi có “của ăn của để” nhờ áp dụng mối liên kết doanh nghiệp với nông dân. Cách làm này hiện đang áp dụng khá phổ biến ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp . giúp DN chủ động nguồn nguyên liệu chế biến, kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm. Có gần mười ao chuyên nuôi cá tra ở cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt (Cần Thơ), lâu nay cứ mỗi đợt thu hoạch, ông Nguyễn Văn Viễn lại chạy vạy tìm nơi tiêu thụ. Thậm chí có vụ ông Viễn phải chờ hàng tháng trời mới có DN chịu mua và giá bán thấp dưới giá thành sản xuất khiến ông liên tục thua lỗ. Mới đây ông Viễn quyết định liên kết cùng Công ty cổ phần Nam Việt nuôi cá theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đơn vị này cho nhân viên xuống hỗ trợ kỹ thuật, quản lý quy trình nuôi áp dụng theo tiêu chuẩn để có nguồn nguyên liệu sạch. “Trước đây thấy đầu ra quá khó khăn tôi đã tính bỏ nghề. Nay nhờ DN bảo đảm khâu tiêu thụ nên tôi tiếp tục nuôi cá” - ông Viễn tâm sự. Về phía Công ty Nam Việt, ông Doãn Tới - tổng giám đốc - cho biết ngoài đầu tư vùng nuôi riêng, DN đang thực hiện liên kết với những hộ nuôi có diện tích lớn để hình thành vùng nguyên liệu khoảng 200ha, đáp ứng từ 50% nhu cầu chế biến xuất khẩu. Hiện nhiều DN đã có vùng nuôi đảm bảo được từ 50% nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tại An Giang, từ năm 2005 Công ty Agifish đã cùng gần 30 hộ thành lập câu lạc bộ nuôi cá sạch, mỗi năm cung ứng 60% lượng cá chế biến xuất khẩu. Ông Nguyễn Đình Huấn - phó tổng giám đốc công ty - cho biết gần đây dù ảnh hưởng biến động về thị trường nhưng nhờ DN bao tiêu nên những hộ nuôi cá luôn có lãi. Tương tự, tại HTX Thới An, Ô Môn, Cần Thơ có 36 hộ nuôi cá tra với tổng diện tích 40ha ký hợp đồng hợp tác nuôi cá với Công ty Hùng Vương (Tiền Giang). Sau khi ký kết hợp đồng, bà con tiến hành thả con giống thì phía Hùng Vương đầu tư bằng cách cung cấp thức ăn theo định mức 1,7kg thức ăn/kg cá nguyên liệu tới cuối vụ, sau đó bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Ngọc Hải - chủ nhiệm HTX - cho biết từ đầu năm tới nay HTX đã giao cho DN này 11.000 tấn cá đạt tiêu chuẩn nuôi sạch. “Cứ mỗi kilôgam cá nguyên liệu người nuôi được hưởng 2.500 đồng, sau khi trừ tiền mua con giống, chi phí phòng trị bệnh, các hộ đều có lãi trung bình 1.000 đồng/kg”. Theo Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), do đặc điểm nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa ở ĐBSCL chịu sự chi phối bởi tác động của thị trường rất lớn, nên trước đây việc liên kết sản xuất giữa nông dân và DN còn rất hạn chế. Vài nơi tuy đã hình thành sự hợp tác nhưng bản chất mối liên kết ấy chưa thật sự gắn bó, đảm bảo quyền lợi, nhất là về phía người nuôi. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến ngành sản xuất này phát triển thiếu bền vững. Sản lượng khi thừa, khi thiếu, giá cả cũng bấp bênh. Điều đó không chỉ làm nông dân thua lỗ mà DN cũng bao phen điêu đứng do thiếu nguyên liệu chế biến.Trong bối cảnh nông dân tiếp tục bỏ ao hàng loạt thì việc liên kết sản xuất giữa DN và nông dân để có nguồn nguyên liệu ổn định là hướng đi tất yếu. Tuy nhiên, các DN còn coi đây là cách để tổ chức lại sản xuất nhằm kiểm soát nghiêm ngặt hơn vấn đề chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ GVHD: Thầy Ngô Văn Quí 10 SVTH: Mai Thanh Sự . Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty cổ phần Nam Việt Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ DOANH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT 4.1. Môi trường kinh doanh. tài “ Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công Ty Cổ Phần Nam Việt “ . 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các tỷ số doanh lợi của Công ty Cổ Phần Nam Việt