luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÝ THỊ MỸ LINH
TÌM HIỂU KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
CHUYÊN ĐỀ NĂM III
Trang 3
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ NĂM III
TÌM HIỂU KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: LÝ THỊ MỸ LINH
Lớp: DH8KT MSSV: DKT073134 GVHD: Th.s NGUYỄN THANH XUÂN
Trang 5
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục hình ii
Danh mục bảng iii
Danh mục từ viết tắt iv
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Ý nghĩa 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4.1 Không gian nghiên cứu 1
1.4.2 Thời gian 1
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu 1
Chương 2 KHÁI QUÁT KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .3
2.1 Giới thiệu chung về Đồng Bằng Sông Cửu Long 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 3
2.1.3 Dân số 4
2.2 Bộ khung lãnh thổ của vùng 4
2.3 Hiện trạng phát triển kinh tế 4
2.3.1 Nông nghiệp 4
2.3.2 Ngành ngư nghiệp 5
2.3.3 Ngành lâm nghiệp 5
2.3.4 Ngành công nghiệp 5
2.3.5 Ngành dịch vụ 5
Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
3.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6
3.2 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người 6
3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu 6
3.4 Cơ cấu kinh tế 7
3.5 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 7
Trang 6Chương 4 KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 9
4.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9
4.1.1.Tốc độ tăng trưởng GDP 9
4.1.2 GDP bình quân trên đầu người 10
4.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 11
4.3 Cơ cấu kinh tế vùng 12
4.3.1 Nông nghiệp – thủy sản 13
4.3.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 14
4.3.3 Thương mại - Dịch vụ 15
4.4 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 16
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 2005 – 2008 10
DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2004 – 2008 9
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP 2005 – 2008 9
Bảng 4.3 Đóng góp của ĐBSCL vào tỷ lệ tăng trưởng GDP 10
Bảng 4.4 GDP bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL 11
Bảng 4.5 GDP bình quân đầu người 2005-2008 11
Bảng 4.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá các tỉnh ĐBSCL 12
Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vùng ĐBSCL 12
Bảng 4.8 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vùng ĐBSCL 12
Bảng 4.9 Cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12
Bảng 4.10 Sản lượng lương thực có hạt phân theo địa phương 13
Bảng 4.11 Sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương 14
Bảng 4.12 Gía trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo địa phương 15
Bảng 4.14 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh 16
Bảng 4.15 Chỉ số năng lực cạnh trang PCI các tỉnh ĐBSCL năm 2005 17
Bảng 4.16 Chỉ số năng lực cạnh trang PCI các tỉnh ĐBSCL năm 2008 17
Bảng 4.17 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương 19
Trang 8KVII: Khu vực III
GTVT: Giao thông vận tải
TTLL: Thông tin liên lạc
WTO: Tổ chức thương mại Thế Giới
Trang 9Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành:
ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển về công nghiệp, nông nghiệp và có vị trí địa lí thuận lợi trong đó tỷ trọng lớn nhất là phát triển công nghiệp chế biến từ nông sản và thủy sản Nhưng công nghiệp phát triển rất thấp chỉ chiếm khoảng 20% GDP cả nước, xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước (Nguyễn Thị Vang, 2005) Cần Thơ là trung tâm của cả vùng bao gồm các ngành: nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng ngoài ra còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa, khách du lịch trong và ngoài nước Là khu vực có triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa, khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi Nhìn chung những thế mạnh trên đã tồn tại hàng trăm năm nay nhưng vẫn mãi tồn tại ở dạng "tiềm năng" chứ chưa được biến thành động lực thật sự cho phát triển Chúng ta cần phải xem xét thật khách quan để tìm ra những giải pháp và bước đi thích hợp nhất cho toàn vùng, cũng như cho các địa phương trong vùng kinh tế quan trọng này Vì lí do đó mà tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long”
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Không gian: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.4.2 Thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2008 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu dựa vào việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu được tiến hàng thu thập cụ thể như sau: các dữ liệu về báo cáo kinh tế vùng, qua sách, báo, tạp chí, cục thống kê và các website…
* Xử lý dữ liệu:
Phương pháp nghiên cứu marketing: ma trận SWOT
Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: dùng các công cụ thống kê để tập hợp dữ liệu rồi sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận
Trang 11Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Giới thiệu chung về Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây Hiện tại ĐBSCL có 12 tỉnh và 1 thành phố: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ
2.1.1 Vị trí địa lý:
ĐBSCL nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ và quan trọng, nằm giáp với Campuchia và vùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo
Theo Nguyễn Thị Vang (2005):
ĐBSCL nằm ở tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,6 km
và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh
tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan
ĐBSCL nằm trong khu vực có cường độ giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Đông Nam Á cũng như với các châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương là vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam, chế độ thủy văn thay đổi theo mùa, nhiều kênh rạch chặt chịt (Chủ biên Nguyễn Quang Thái, 2004)
+ Tài nguyên biển:
Trang 12Vùng có chiều dài bờ biển 736 km với nhiều cửa sông và vịnh (Nguyễn Thị Vang, 2005) Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao Ven bờ có hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật.
bộ vùng tuy nhiên các đô thị chưa lớn
Thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của toàn vùng Thành phố được coi là thủ phủ của miền Tây Việt Nam đồng thời là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra còn có các thành phố và thị xã khác như Tân An, Cao Lãnh, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Mỹ Tho, Gò Công…có mối liên hệ kinh tế
xã hội với nhau và là trung tâm của các tỉnh của vùng
+ Hệ thống giao thông vận tải:
Đường sông – kênh – rạch tạo thành một mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau với hệ thống kênh gạch chằng chịt bao gồm 197 con sông, kênh, rạch (Nguyễn Thị Vang, 2005)
Vùng có các cảng nội địa trải khắp mạng lưới các tuyến đường thủy như cảng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Trà Nóc, Long Xuyên,…
Hệ thống đường bộ có quốc lộ 1A là quan trọng nhất Ngoài ra có các quốc lộ: quốc
Lúa trồng nhiều ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng,
Tiền Giang Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước, bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước (Ths Nguyễn Thị Vang, 2005) Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu
Trang 13gạo chủ lực của cả đất nước Ngoài ra vùng này còn trồng mía, rau đậu, xoài, dừa, sầu riêng, cam, bưởi được trồng theo 3 dạng: vườn tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên.Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu, bò, vịt, lợn Trong đó đàn lợn chiếm 13,59% đàn lợn của cả nước (Niên giám thống kê, 2008), tuy nhiên còn nhỏ so với khu vực của vùng Đàn gia cầm chiếm 19,21% đàn gia cầm cả nước (Niên giám thống kê, 2008), trong đó nuôi vịt là truyền thống của vùng để lấy thịt, trứng vàlông xuất khẩu, đàn vịt chiếm 25,1% đàn gia cầm của cả nước (Niên giám thống kê 2008).
2.3.2 Ngành ngư nghiệp:
Nghề cá của vùng đã phát triển khá mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Gía trị sản lượng ngành ngư nghiệp của vùng chiếm 42 – 45% giá trị sản lượng của ngành trong cả nước và 37 – 42% kim ngạch xuất khẩu của ngành cả nước (Ths Nguyễn Thị Vang, 2005)
Về nuôi trồng: diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng chiếm 71,46% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (Niên giám thống kê, 2008) Trong đó có các mô hình nuôi: tôm – lúa, rừng – tôm, tôm Ngoài ra, Vùng còn nuôi các thủy sản khác có giá trị kinh
tế như lươn, ốc, cua, rùa, đồi mồi,…đây cũng là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị
2.3.3 Ngành lâm nghiệp:
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển Vùng đưa ra nhiều chính sách duy trì và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, khôi phục rừng tràm trên các vùng đất mặn ven biển (Nguyễn Thị Vang, 2005) Tuy nhiên do không khắc phục được nạn cháy rừng nên diện tích rừng trong mấy năm gần đây bị giảm nhanh chóng
2.3.4 Ngành công nghiệp:
Công nghiệp của vùng chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm nhưng còn ở dạng sơ chế nhiều nên chất lượng và hiệu quả còn thấp (Nguyễn Thị Vang, 2005) Các ngành khác như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng và hóa chất
đã tăng trưởng nhanh trong thời gian qua (Chủ biên Nguyễn Quang Thái, 2004) Công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Cần Thơ, các thị xã tỉnh lỵ Vùng sẽ đầu tư phát triển các khu công nghiệp khi có điều kiện và tập trung phát triển ngành công nghiệp tận dụng lao động tại chổ…
2.3.5 Ngành du lịch:
Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bởi vậy trong vùng đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như: Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô, hệ sinh thái rừng ngặp mặn Cà Mau, du lịch trên đảo Phú Quốc…và hàng loạt điểm du lịch khác như bảo tàng Long An, sông Vàm Cỏ, Chợ nổi Cái Răng…từ các điểm du lịch này hình thành lên các cụm du lịch: cụm du lịch Cần Thơ, cụm du lịch Tiền Giang, cụm du lịch Châu Đốc, cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau) (Nguyễn Thị Vang, 2005) Điển hình trong đó có du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, các hòn đảo tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế Đồng bằng sông Cửu Long đang đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực
Trang 14Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ, tốc độ tăng trưởng Xác định cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, trình độ phát triển và mức sống của con người là vấn đề cần tìm hiểu khi ta muốn tìm hiểu nền kinh tế của vùng, của lãnh thổ Một số tiêu chí sau đây được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam
3.1 Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP):
GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ (TS Nguyễn Tri Khiêm và Phùng Ngọc Triều, 2006: 20)
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển, trình độ phát triển và mức sống của con người GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế
Về lý thuyết, GDP có 3 phương pháp tính nhưng dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau Tính theo giá thị trường thì có cách tính theo phương pháp chi tiêu
Theo TS Nguyễn Tri Khiêm và Phùng Ngọc Triều (2006):
Phương pháp chi tiêu:
GDP = C + I + G + NXTrong đó các kí hiệu:
• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế
• I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư
• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền)
• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế
3.2 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (Per Capita Inncome – PCI):
PCI là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và được tính bằng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm trong nước với tổng dân số trung bình trong năm (TS Đinh Phi Hổ, 2006)
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, giá so sánh, tính theo nội tệ hoặc theo ngoại tệ
Theo TS Đinh Phi Hổ (2006) đã ghi:
PCI = GDP (GNI) / tổng số dân
Trang 153.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu là tổng số tiền thu được trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu trong 1 khoảng thời gian nhất định (b)
3.4 Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành (Chủ biên Nguyễn Minh Tuệ, 2005)
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ Đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta căn
cứ vào cơ cấu ngành trong GDP
Cơ cấu ngành kinh tế: Là tập hợp tất cả các ngành của nền kinh tế và mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng (Chủ biên Nguyễn Minh Tuệ, 2005)
Cơ cấu ngành thường được chia làm 3 nhóm (khu vực ):
KVI: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
KVII: công nghiệp, xây dựng
KVIII: Dịch vụ ( GTVT, TTLL, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, tài chính- ngân hàng.)
Theo Nguyễn Minh Tuệ (2005) ghi:
Theo số liệu thống kê của Ngân Hàng Thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau
về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20% - 30% Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
3.5 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đo lường và đánh giá thực tiễn điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh và qua đó thúc đẩy sự phát triển khu vực KTTN của 64 tỉnh/thành phố ở Việt Nam (Chủ biên TS Edmund Malesky, 2007)
Chỉ số PCI cung cấp thông tin hữu ích cho lãnh đạo tỉnh/thành phố, giúp họ xác định những lĩnh vực và cách thức điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất
Năng lực cạnh tranh của 64 tỉnh/thành được thể hiện bằng 10 chỉ số thành phần có trọng số là:
(1) Chi phí gia nhập thị trường
(2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong việc sử dụng đất
(3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin