1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA

27 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 766 KB

Nội dung

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐỒNKHOA ĐÔNG Y- PHCN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN K

Trang 1

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐỒN

KHOA ĐÔNG Y- PHCN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM

KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA

Người thực hiện: Bs Đoàn Thị Phượng.

Người tham gia; Bs Nguyễn Thị Thanh Thiện

Địa chỉ: Khoa Đông y- PHCN – Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đồn.

Vân Đồn, Tháng 11 năm 2015

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau thần kinh toạ là bệnh thường gặp và phổ biến tại các khoa thần kinh,

cơ xương khớp, các bệnh viện y học cổ truyền Bệnh không những ảnh hưởngnhiều đến khả năng lao động, học tập, sinh hoạt của người bệnh mà còn ảnhhưởng nhiều đến kinh tế của người bệnh Ở Việt Nam, mặc dù chưa có con sốthống kê toàn diện nhưng theo điều tra của Phạm Khuê về 13.392 người trên 60tuổi ở miền Bắc thì có tới 17,1% số người bị mắc bệnh đau dây thần kinh toạ.Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoathần kinh Viện 103 trong 10 năm Theo Trần Ngọc Ân, đau thần kinh toạ là mộthội chứng thường gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số ngườitrên 60 tuổi

Theo YHCT, đau thần kinh tọa được miêu tả trong phạm vi chứng “ Yêucước thống” Có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh toạ bằng y họchiện đại (YHHĐ) cũng như y học cổ truyền (YHCT) với mục đích giúp ngườibệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường

Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trịđau thần kinh tọa như: Giảm đau, chống viêm, Châm cứu, điện châm, xoa bópbấm huyệt, uống thuốc YHCT, thủy châm bằng thuốc Vitamin 3 B ( B1, B6,B12), Methylcoban… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá tácdụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện đakhoa Vân Đồn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mụctiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng điều trị phương pháp thủy châm kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thần kinh tọa.

2 Theo dõi sự biến đổi một số chỉ số sinh lý sau khi kết hợp thủy châm kết hợp với điện châm và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thần kinh tọa.

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1. Đau thần kinh tọa theo y học hiện đại.

Trang 3

Đau dây thần kinh toạ (ĐTKT) là chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V vàcùng I, có đặc tính: đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông (từ thắt lưngxuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái(tuỳ theo rễ bị đau).

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu thần kinh tọa.

Dây thần kinh hông to là dây lớn nhất của cơ thể, được tạo nên trong hốchậu bằng các rễ L4, L5, S1, S2, S3 trong đó cơ bản là 2 rễ L5, S1, những rễ nàythuốc đám rối thần kinh thắt lưng cùng Dây thần kinh hông to chui qua huyếthông lớn của xương chậu, qua giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi, đixuống dọc theo mặt sau của đùi, chui sâu vào lớp cơ đến đỉnh trám khoeo chiathành 2 nhánh tận là đay thần kinh hông khoeo trong ( dây chày rễ L5) và dâythần kinh hông khoeo ngoài ( dây mác chung rễ S1)

1.1.2 Nguyên nhân đau thần kinh tọa.

1.1.2.1 Nguyên nhân tại chổ.

a, Thoát vị đĩa đệm

b, Thoái hóa cột sống thắt lưng

Trang 4

a, Ðau tự nhiên: Xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặpnhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân Nếu tổnthương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoàicẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái Còn khi tổnthương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân,gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út

b, Ðau khi khám: Dựa vào các điểm đau trên lâm sàng

- Ðiểm đau khi ấn: Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2

cm ngang vùng L4, L5, S1 Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểmValleix 3 cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5 S1, giữa lằn mông, giữa mặtsau đùi, hỏm kheo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hỏm mắt

cá ngoài

- Ðau do căng dây thần kinh

Dấu Lasègue: Ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bênmột nếu chưa tới 70 (mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân làdương tính

Dấu Bonnet: Ở tư thế nằm ngữa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từngbên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính

1.2 Đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền;

Trang 5

Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tảtrong các bệnh danh “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý nàynhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.

a, Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt

b, Do nội nhân: Do chính khí cơ thể bị hư, rối loạn chức năng của các tạngphủ nhất là hai tạng can và thận

c, Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc do

bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vậnđộng

1.3 Phương pháp điều trị bằng châm cứu

1.3.1 Khái niệm về châm cứu.

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời,mục đích của châm cứu là “điều khí” tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nêntrạng thái cân bằng âm dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạngthái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường

1.3.2 Phương pháp điều trị bằng điện châm

Hiện nay kỹ thuật điện châm đã có mặt hầu hết trong các chỉ định củachâm cứu điều trị các chứng bệnh khó như châm chữa liệt, châm chữa mù do teogai thị, châm giảm đau và đỉnh cao là châm tê Có thể khẳng định rằng nếu không

có rằng nếu không có máy điện châm thì khó có thể thực hiện được cuộc phẫuthuật với phương pháp vô cảm bằng châm tê Dùng điện châm tức là dùng máyđiện tử tạo xung điện ở cường độ thấp với các dải tần số khác nhau kích thích vàohuyệt nhằm mục đích điều khiển sự vận hành khí huyết nhanh mạnh, để đưatrạng thái cơ thể trở lại cân bằng ổn định, hết bệnh tật Điện châm thay thế chothủ pháp vê tay kích thích huyệt một cách đều đặn nhịp nhàng không làm chobệnh nhân đau đớn, mà ngược lại bệnh nhân có cảm giác tê, tức, nặng làm dịucơn đau một cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời đáp ứng được mục đíchđiều khí của châm cứu một cách nhanh mạnh mà khồn đau đớn Điện châm làmkích thích xung điện của trường ngoài dẫn tới thay đổi trong tổ chức tế bào, tăng

Trang 6

trương lực cơ Tăng quá trình trao đổi chất, thải chất acid lactic, làm tăng chuyểnhóa tổ chức tế bào bệnh lý phục hồi khả năng vận động dưới tác dụng của xungđiện, nó có tác dụng như bơm hút trên tĩnh mạch và mạch bạch huyết, ở vùng bịkích thích làm cho tất cả các chất di chuyển nhanh hơn.

Cơ chế giảm đau của điện châm có liên quan đến các chất giảm đauEndorphin và không phải Endorphin Vai trò giảm đau của điện châm thông qua

hệ thống serotonin – endorphin ngày càng được minh chứng Nghiên cứu tácđộng của naloxon lên ngưỡng đau và hàm lượng các monoamine dẫn truyền thầnkinh ở não chuột khi châm, Kho và CS (1993) nhận thấy điện châm làm tăng hàmlượng serotonin ở hành tủy và cầu não Nếu tiêm Nolaxon là chất ức chế cácreceptor của opiate trước đó thì hàm lượng serotonin giảm và tác dụng của điệnchâm giảm đau cũng giảm Hiện tượng này cho thấy điện châm tác động vào quátrình chuyển hóa các chất truyền đạt thần kinh trung ương có bản chất làmonoamine thông qua các receptor opiate và đem lại tác dụng giảm đau

Chu Vĩ Cương, Từ Chấn Bang (1956) xác định được hàm lượng cortisol và

β – Endorphin trong máu bệnh nhân được châm tê phẫu thuật và nhận thấy kíchthích với cường độ tối đa mà bệnh nhân được châm tê phẫu thuật và nhận thấykích thích với cường độ tối đa mà bệnh nhân có thể chịu đựng được và tần số100Hz thì hiệu quả vô cảm đạt 100%, hàm lượng β – Endorphin sau châm 1 giờtăng lên 145%, sau khi mổ 1 giờ tăng lên 280% so với trước châm Harbach H vàcộng sự (2007) cũng nhận thấy điện châm có thể ảnh hưởng việc bài tiếtcatecholamin, ACTH (Adrenocorticotrophic hormone), β – Endorphin vàcortisol Đây là một hormon có tác dụng ổn định huyết áp và giảm đau cho bệnhnhân trong và sau phẫu thuật Kết quả này cho thấy mỗi liên hệ giữa tác dụng củađiện châm với hệ thần kinh – nội tiết trong cơ thể Những thực nghiệm trên cũngphần nào chứng minh điện châm có vai trò điều hòa bài tiết một số hormone cóliên quan đến cơ chế chống đau của cơ thể như catecholamin, ACTH, cortisol,

β – Endorphin

1.4 Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là một loại kích thích cơ học trực tiếp tác động vào cơquan cảm thụ ở da, cơ khớp Kích thích xung động chuyển đến tủy sống, lên nãoxuống nơ ron vận động ở sừng trước tủy sống, xung động được chuyển đến cơquan đáp ứng hình thành một cung phản xạ Cung phản xạ này sẽ ức chế hoặc dậptắt cung phản xạ bệnh lý

Trang 7

Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giãn mạch, làm mềm cơ tăng cường tuầnhoàn tại chỗ giúp cho việc nuôi dưỡng cơ, khớp được tốt hơn Là phương phápđiều trị đơn giản, hiệu quả tốt, chi phí thấp được ứng dụng phổ biến trong điều trị

và phòng bệnh

1.5 Phương pháp thủy châm

Tiêm thuốc vào huyệt (thủy châm) là một phương pháp chữa bệnhphối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc với tácdụng chữa bệnh tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt

để nâng cao hiệu quả chữa bệnh

 Nguyên lý của thủy châm

- Học thuyết kinh lạc:

Thiên Hải Luận sách Linh khu nói:”Mười hai kinh mạch bên trong phụthuộc 12 tạng phủ, bên ngoài nối với các khớp chân tay” Nhờ hệ kinh lạc mà các

bộ phận trong cơ thể cấu thành một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất Khi nội tạng

có bệnh, sẽ có phản ứng biểu hiện ra bên ngoài than thể Khi chúng ta kích thíchnhững bộ vị nhất định ở ngoài da cũng sẽ có phản ứng với nội tạng Cơ thể conngười có sự liên quan chặt chẽ giữa các cơ quan và các tổ chức từ trên xuốngdưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, là do tác dụng của hệkinh lạc Học thuyết kinh lạc chỉ đạo tất cả các khoa trong Đông y Ngày naychữa bệnh bằng thủy châm cũng hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phongphú của học thuyết kinh lạc Muốn thu được hiệu quả tốt trong công tác chữabệnh bằng thủy châm cần tìm hiểu lý luận Đông y nói chung và học thuyết kinhlạc nói riêng

- Theo Pap-lop

“Vỏ não là cơ quan của phản xạ có điều kiện Mọi biến hóa bệnh lý là dobiến hóa cơ năng của thần kinh cao cấp gây ra” Khi thủy châm vào một bộ vị(huyệt vị) nào đó trên cơ thể, với kỹ thuật châm đúng và chính xác sẽ truyền xungđộng kích thích đó và vỏ não, rồi từ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh đểđiều chỉnh tất cả các hoạt động của cơ quan nội tạng do đó chữa khỏi bệnh Ngoài

ra trên mặt da có những điểm (kinh huyệt) vô cùng nhỏ bé, là những điểm hoạtđộng do cơ năng của các cơ quan nội tạng phản ánh lên mặt da, tương tự với các

Trang 8

điểm hoạt động điện vị trên mặt da Thủy châm là đã dùng một loạt tác động vật

lý và hóa học để kích thích một cách thích đáng và các điểm hoạt động điện vị(tức là các kinh huyệt chữa bệnh)

- Căn cứ theo dược lý học

Bất cứ một loại thuốc nào đã thích hợp với tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (trừnhững loại thuốc tiêm có tác dụng kích thích mạnh quá), thì dù tiêm vào bất

cứ bộ vị nào ở dưới da hoặc bắp thịt cũng có tác dụng dược lý như nhau Do đó

có thể chọn kinh huyệt thích ứng mà tiêm thuốc vào Ngoài tác dụng dẫn truyềncủa huyết dịch, thuốc được tiêm vào kinh huyệt có thể tác dụng củah kin lạcgiúp cho cơ thể hấp thu thuốc nhanh, tác động mạnh tới bộ vị có bệnh mà chỉcần một lượng nhỏ (đặc biệt là những thuốc có tác dụng gây hưng phấn hoặcgây ức chế các trung khu thần kinh) Trong thủy châm nói riêng về tác dụngdược lý, ta thấy có rất nhiều ưu điểm:

a Cùng một thứ thuốc tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnhnhân, tác dụng dược lý mạnh hơn khi không tiêm vào huyệt vị

b Cùng một thứ thuốc nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng mộtbệnh nhân, chỉ cần liều lượng ít cũng vẫn có tác dụng dược lý mạnh như dùngliều lượng nhiều mà không tiêm theo huyệt vị ( điểm này có thể tham khảo đểgiảm bớt liều lượng các loại thuốc độc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân)

c Phối hợp thuốc với châm còn có ưu điểm là: Cùng một lúc giải quyếtđược chứng bệnh khác nhau Như đau bụng kịch liệt có thể gây hạ huyết áp, khidùng Adrenalin thủy châm huyệt Thiên khu hoặc huyết Trung quản thì tác dụngcủa châm có thể chữa khỏi đau bụng, còn bản than của Adrenalin sẽ phòng ngừađược huyệt áp hạ

Từ các kết luận khoa học nói trên, các nhà nghiên cứu học thuyết Pap –lop, trên lâm sàng rất coi trọng phương pháp trị liệu toàn diện, tăng cường ức chếbảo vệ, nâng cao hưng phấn của vỏ não, ức chế quá trình bệnh lý thần kinh đểchữa mọi bệnh tật

Dựa vào các lý luận chỉ đạo của Đông y và Tây y, các nhà trị liệu học kếthợp nguyên lý của châm cứu với nguyên lý của học thuyết Pap – lop tiến hànhnghiên cứu phương pháp trị liệu bằng cách tiêm vào huyệt để phát huy tác dụngđiều tiết cơ thể của hệ kinh lạc và vỏ đại não

Trang 9

Hiện nay thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có hiệu quả đang đượcứng dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị của Trung Quốc.

Ở nước ta Giáo sư Nguyễn Tài Thu đưa phương pháp thủy châm vàotrong điều trị đã được mấy chục năm, một số bệnh viện trạm xá đã sử dụng điệnchâm trong quá trình điều trị và đạt kết quả khả quan Trước kia ngoài phươngpháp dùng Philatop tiêm huyệt phổi (phế du) hiện nay thường dùng Vitamin B1,B6, B12, Novocain…

- Chỉ định: thường được dùng để chữa bệnh mãn tính, giảm đau như viêmkhớp mạn, đau dây thần kinh ngoại biên…

- Chống chỉ định:

+ Không điều trị các bệnh cấp cứu bằng thủy châm đơn thuần

+ Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa

+ Người sức khỏe yếu, trạng thái tinh thần không ổn định

+ Bệnh nhân dị ứng với thuốc thủy châm

+ Không dùng các loại kháng sinh, các thuốc chống chỉ định tiêm bắp cơ(canxi)

- Cần chú ý một số điểm sau:

+ Độ sâu của kim tùy vị trí huyệt tiêm tương ứng với nội tạng hay bộ phậndưới huyệt

+ Thử test trước khi thủy châm

+ Khi châm kim không nên xoay kim kích thích vì kim tiêm rỗng dễ gâytổn thương tổ chức

+ Không nên tiêm thuốc vào nhiều huyệt một lúc

+ Mỗi huyệt tùy vị trí có thể tiêm từ 0,5 – 2ml thuốc

Trang 10

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh nhân vào điều trị tại khoa Đông y- PHCN, không phân biệt giớitính, nghề nghiệp Các bệnh nhân được chẩn đoán đau thần kinh tọa( ĐTKT)

- Được điều trị nội trú tại khoa Đông y- PHCN, bệnh viện Đa khoa Vânđồn thời gian từ tháng 2/2015 đến tháng 10/2015

- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại

Các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTKT

- Đau vùng thắt lưng ở giai đoạn cấp và bán cấp lan xuống mông, lan ramặt sau và mặt ngoài đùi, lan xuống chân

- Có các dấu hiệu của hội chứng rễ :

+ Vallex ấn đau

+ Dấu hiệu Lasegue 600- 900

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền

Chọn tất cả các bệnh nhân thuộc thể bệnh theo YHCT:

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Trang 11

- Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có đốichứng (so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm)

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời giannghiên cứu, có 100 bệnh nhân chọn theo phương pháp ghép cặp bệnh nhân đượcphân bố vào 2 nhóm sao cho có sự tương đồng về giới, tuổi

- Nhóm I: 50 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp điện châm, xoa bóp,uống thuốc YHCT

- Nhóm II: 50 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp thủy châm kếthợp với điện châm, xoa bóp, uống thuốc YHCT

Trang 12

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu

- Máy điện châm Trung Quốc sản xuất

- Kim châm cứu, Bơm tiêm 5ml

- Thước đo độ đau VAS của hãng Astra- Zeneca

- Ống nghe, huyết áp

- Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu

* Thuốc thủy châm

Vitamin B1 100mgVitamin B12 1000µg

Vitamin B6 100mg

2.2.3 Quy trình nghiên cứu

2.2.3.1 Nhóm I

- Điều trị bằng phương pháp điện châm

- Công thức huyệt điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp tuần kinh thủ huyệt

- Châm tả các huyệt:

Đại trường du (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)Giáp tích: L1 – L5 (Lấy huyệt Giáp tích ở trên nơi đau một đốt sống, sát trùng ấn cho huyệt tán khí Châm kim qua da, đẩy kim đến huyệt châm xuyên các huyệt,khi đắc khí thì dừng, sau đó mắc máy điện châm)

Ủy trung (Châm thẳng 0,5 – 1 thốn)Thứ liêu (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)

- Châm bổ huyệt: Thận du (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)

Kỹ thuật điện châm

đó là hiện tượng đắc khí thì thôi không đẩy kim nữa (thì 2)

- Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, cùng đường kính

- Điều chỉnh cường độ và tần số cho phù hợp:

Bổ : Tần số 1 - 3 Hz, cường độ 1 - 5 microampe

Trang 13

Tả : Tần số 4 - 5 Hz, cường độ 10 - 20 microampe.

( Tần số và cường độ tùy theo tình trạng bệnh và ngưỡng chịu đựng của từng người)

- Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 30 phút

- Liệu trình: 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 7 ngày

2.2.3.2 Nhóm II

- Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm

- Phác đồ huyệt:

+ Điện châm các huyệt:

Châm tả: Đại trường duGiáp tích L1 – L5Thứ liêu

Ủy trungChâm bổ: Thận du+ Thủy châm các huyệt: Đại trường du, Thận du

Kỹ thuật điện châm: Tương tự nhóm I

Kỹ thuật thủy châm:

- Bệnh nhân sau khi điện châm xong:

+ Tư thế bệnh nhân nằm sấp+ Lấy thuốc vào bơm tiêm:

Vitamin B1 100mg x 01 ống:

Vitamin B6 100mg x 01 ốngVitamin B12 1000μg x 01 ốngg x 01 ống+ Sát trùng cục bộ, huyệt vị

Kỹ thuật châm: Khi chọc kim vào huyệt vị, khi kim đã xuyên qua dađến dưới da không được thay đổi hướng của kim nữa, với một tốc độ hếtsức chậm từ từ ấn kim vào sâu hơn (không được ngoáy mũi kim hoặc vêkim như châm thường) Khi kim tiêm đã vào tới vị trí gây cho bệnh nhâncảm giác tê tê thì không ấn sâu kim nữa và bắt đầu bơm thuốc Bệnh nhân

có cảm giác hơi căng và tưng tức ở cục bộ chỗ thủy châm

Lượng thuốc đưa vào mỗi huyệt vị là 0,5ml đến 2ml

+ Sát trùng cục bộ huyệt vị sau khi thủy châm

+ Thời gian thủy châm: Thủy châm ngày 1 lần x 14 ngày

Lưu ý:

+ Trước khi chữa bệnh bằng thủy châm, cần nói rõ với người bệnh về

Ngày đăng: 08/03/2019, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w