1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ỨNG DỤNG CIVIL 3D CHO CÁC DỰ ÁN CẦU ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

143 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 24,26 MB

Nội dung

Tác giả: Vũ Đình Viết Kỹ sư tại TEDI Đôi nét về cuốn sách:Cuốn sách chia sẻ lại trình tự sử dụng civil 3d trong một số dự án lớn thực tế tác giả đã thực hiện tại Việt Nam trong quá trình công tác tại Tedi.

Trang 1

HÀ NÔI, 20-12-2018

Trang 2

PHẦN I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 1-1

Chương 1 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-1 Chương 2 CÁC KHÁI NIỆM 2-1 Chương 3 HỆ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ, ĐƠN VỊ 3-1

BÀI 1: CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ VN2000 VÀ ĐƠN VỊ BẢN VẼ 3-1 BÀI 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỆ VN2000 TRONG CIVIL 3D 3-11

Chương 4 SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 4-23

BÀI 1 ĐỊNH DẠNG ĐẦU VÀO VÀ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 4-23 BÀI 2 XÂY DỰNG BỀ MẶT TỪ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 4-24

Chương 5 MỨC ĐỘ CHI TIẾT CỦA THIẾT KẾ 5-45 Chương 6 CÁC TỆP MẪU (TEMPLATE FILE) 6-1

6.1 Phân loại Teamplate 6-1 6.2.Cách làm việc Teamplate 6-1 6.3 Cách xây dựng Teamplate 6-2 PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 6-3

Chương 7 THIẾT KẾ TUYẾN BẰNG CIVIL 3D 7-1 Chương 8 THIẾT KẾ TRẮC DỌC BẰNG CIVIL 3D 8-10 Chương 9 THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐIỂN HÌNH 9-17

CORRIDOR 10-33

BẰNG CIVIL 3D 11-47 Chương 12 THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 12-1 Chương 13 QUẢN LÝ THƯ MỤC CHIA SẺ DỮ LIỆU 13-9 Chương 14 PHỤ LỤC A: MỨC ĐỘ CHI TIẾT (LOD) ĐỐI VỚI DỰ ÁN CẦU -

Chương 15 PHỤ LỤC B: CÁC LỖI HAY GẶP TRONG CIVIL 3D 1

I XỬ LÝ CÁC SỐ LIỆU TRỤC TRẶC VỀ ĐỊA HÌNH 1

I.1 LỖI 1 1

I.2 LỖI 2 2

I.3 LỖI 3 3

I.4 LỖI 4 4

I.5 LỖI 5 5

Trang 3

II.1 KHẮC PHỤC LỖI ĐƯỜNG ỐNG THOÁT NƯỚC NẰM TRONG GA TRÊN TRẮC

DỌC 7

III XỬ LÝ CÁC LỖI CỦA PHẦN MỀM CIVIL 3D 9

1 LỖI 1 9

2 LỖI 2 10

3 LỖI 3 10

Trang 4

PHẦN I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Trang 5

CHƯƠNG 1 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm ban hành kèm Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017;

This standard is written with reference to the following documents:

• ISO/TS 12911:2012 Framework for building information modeling (BIM) guidance

• BS 1192:2007 Collaborative production of architectural, engineering and construction information Code of practice

• Common InfraBIM requirements YIV2015 Vol 1 – 3, Vol 5.2

• INTERIM ADVICE NOTE 184/14 Highways Agency Data & CAD Standard Instructions on naming conventions, file types and data structures for the delivery and transfer of CAD / BIM files to the Highways Agency and its supply chain

• Building Component Catalogue with Level of Development Specification (LOD), Version 2.0 / June 2015, MT Højgaard

• Topo Map Symbols Scales 1:5000, 1:2000, 1:1000, 1:500 – Moscow: Nedra, 1989

• GOST R 1.4-2004 «Standardization in Russian Federation Standards of organizations General»

• GOST R 21.1101-2013 «System of design documents for construction Main requirements for design and working documents»

Trang 6

CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM

Building Information Model - BIM (for infrastructure projects): Digital representation

of physical and functional characteristics of the infrastructure asset in the form of a set of graphic and non-graphic information serving as a common knowledge base of the of the infrastructure asset during its lifecycle (design, construction, operation and modernization) and presented in a structured and interconnected manner

BIM Model: Design of the infrastructure asset, created using Building Information

Modeling (BIM) technology

Infrastructure Project: Terrain, road, pipe network, pier

Level of Development (LOD): The level of development of a building information model (BIM) for an infrastructure asset

Element: Part of the building information model representing the component, system or

assembly (alignment, corridor, slope, profile, curb, roadway component, etc.)

Federated Building Information Model: Assembly of distinct models to create a single,

complete model of the infrastructure asset

Common Data Environment (CDE): The single source of information for the project,

used to collect, manage and disseminate documentation, the graphical model and graphical data for the whole project team (i.e all project information whether created in a BIM environment or in a conventional data format) Creating this single source of information facilitates collaboration between project team members and helps avoid duplication and mistakes

non-Work in Progress Area: Component of the CDE Data described as non-Work in Progress is

that which is currently in production and has not yet been checked and verified for use outside of the authoring team

Shared Area: Component of the CDE The shared area of the CDE is where information

can be made available to others in a “safe” environment

Published Area: Component of the CDE for drawing renditions that have been approved as

suitable for a specific purpose – for example, suitable for construction 2D DWF or PDF drawings and sheets shall be stored here

Archive Area: Component of the CDE Archiving of all output data from the BIM shall be

stored in the Archive area, including published, superseded and „As Built‟ drawings and data

Collision Detection: Process of finding design errors resulting geometric intersections such

as the intersection of two or more objects, violations of tolerances or logical dependencies between elements, etc

Trang 7

Coding of information: The information conversion process and/or data presentation It is

used in organizations that have a system of classification/coding of objects and elements of infrastructure assets

Code: Set of symbols and rules for assigning values to them

Surface: Digital representation of the terrain relief (existing or planned)

Alignment: Geometric position of the road axis in space

Subassembly: AutoCAD Civil 3D drawing object (AECCSubassembly) that defines the

geometry of a component used in a corridor section

Corridor: 3D model of roads, highways, or railways

Digital Terrain Model (DTM): Topographic model of the bare earth – terrain relief – that

can be manipulated by computer programs

Custom Subassembly: AutoCAD Civil 3D subassembly that meet your specific design

requirements, created by using Autodesk Subassembly Composer or by using programming tools

Autodesk Subassembly Composer (SAC): Add-in to AutoCAD Civil 3D Provides an

interface for composing and modifying complex subassemblies, without a need for programming

PKT: Files created using Autodesk Subassembly Composer (SAC) which contain

information about custom elements PKT files are then imported into AutoCAD Civil 3D software

SAC Flowchart: Set of SAC elements, located in the Flowchart or Sequence Determines

the behavior of custom elements

SAC Codes: Codes for the flowchart elements The syntax is (‘CODE’)

AutoCAD Solid: 3D objects in AutoCAD, created by AutoCAD-based software

LandXML: Standard XML data format for civil engineering and survey data used in the

land development and transportation industries LandXML provides a data format suitable for long-term data archiving and offers a standard format for electronic design submission LandXML files are based on the LandXML schema, an XML schema definition for civil and survey data

DWG: The native file format for AutoCAD data files It contains all the pieces of

information a user enters, such as designs, geometric data, maps, etc

NWC: Enables project teams using Navisworks software to generate whole-project models

for simulation and analysis Team members can generate the optimized NWC file directly from design applications without the need for a licensed seat of Navisworks The NWC exporter utility works with a range of products, including AutoCAD and Revit software-

Trang 8

ADSK: Files for the exchange of information between Autodesk Revit / AutoCAD Civil 3D

and Autodesk Inventor / Autodesk Revit

DWT: Template file in AutoCAD Civil 3D

Trang 9

CHƯƠNG 3 HỆ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ, ĐƠN VỊ

AutoCAD Civil 3D sử dụng 2 hệ đo lường là hệ đo lường Anh (feet) và hệ đo lường mét (m)

Khi làm việc cần thống nhấp chung một hệ đo lường cho các giá trị, như cao độ, khoảng cách, đơn vị đo …

Khuyến cáo, sau khi đã lựa chọn hệ đo lường, nên sử dụng các bản vẽ mẫu

(template) có sãn trong thư mục Template của chương trình để sử dụng

Cần chú ý một điều quan trọng nữa là các dự án mình làm thuộc hệ tọa độ VN2000 nên ta cần thiết lập hệ VN2000 cho Civil 3d để có tọa độ chính xác cho dự án

BÀI 1: CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ VN2000 VÀ ĐƠN VỊ BẢN VẼ

I Cài đặt đơn vị cho bản vẽ

Nhiều khi bình đồ mà ta nhận được từ các đơn vị tư vấn thiết kế khác sẽ không có đơn vị chuẩn là

m Do đó mỗi khi nhận được bản vẽ topo ta cần kiểm tra kĩ lưỡng đơn vị của bản vẽ đó, đây là bước đầu tiên cơ bản nhg cũng rất quan trọng

I.1 Cài đặt đơn vị cho một bản vẽ mới

❖ Bước 1: Mở civil 3d => chọn “+” trong ô màu đỏ số 1 hoặc chọn một trong các template ở ô

màu đỏ số 2

Trang 10

❖ Bước 2: Một cửa sổ mới Drawing hiện ra => trên thanh Ribbon vào thẻ Home =>

Toolspace => Setting => Drawing => kích chuột phải chon Edit Drawing setting

❖ Bước 3: Hộp thoại Drawing setting hiện ra ta chọn các mục như hình dưới

Trang 11

I.2 Cài đặt đơn vị cho một bản vẽ có sẵn

Khi các bạn nhận được một bản vẽ file bình đồ từ một đơn vị khác ta cần kiểm tra đơn vị của bản vẽ đó bằng cách mở hộ thoại Drawing Setting và xem đơn vị ở mục Drawing units nếu đơn

vị là m thì ok, nếu đơn vị là feet thì ta cần chuyển về đơn vị m và cách chuyển như sau (Chú ý: không chuyển trực tiếp trong mục Drawing units)

❖ Bước 1: Kiểm tra đơn vị bản vẽ được nhận từ đơn vị khác gửi ở đây bản vẽ của mình đang

để đơn vị là feet như hình dưới

❖ Bước 2: Mở một bản vẽ mới lên và chọn sẵn đơn vị là m, làm như bước 1, 2, 3 ở mục I.1 =>

sau đó copy đúng tọa độ tất các đối tượng từ bản vẽ kia sang bản vẽ mới vừa mới mở bằng cách quét toàn bộ đối tượng =>Ctrl C => sang bản vẽ mới kích chuột phải => Clipboard => Paste to Original Coodinates => kết quả ta được bản vẽ mới đúng tọa độ và có đơn vị là m

và ta có thể xây dựng mô hình và kẻ tuyến trên file mới này

Trang 13

I.3 Chuyển đổi đơn vị cho một bản vẽ có sẵn đúng tọa độ

Trong bài toán thiết kế đường bình đồ mà chúng ta nhận được có đơn vị chuẩn là met Nhưng nhiều khi bình đồ mà ta được cấp lại có đơn vị mm nên khi chúng ta định nghĩa các đối tượng polyline là tim tuyến thì chiều dài tuyến tăng lên gấp 1000 lần, như hình dưới đường polyline

có chiều dài là 8499mm nếu ta định nghĩa nó thành Alignment thì tuyến sẽ có chiều dài 8499m, do đó ta cần phải chuyển đơn vị bản vẽ trên về m

Có một số bạn dùng giải pháp là scal bình đồ nhỏ xuống 1000 lần nhưng cách này thì tạo

độ của bình đồ không còn đúng nữa Dưới đây mình sẽ hướng dẫn mọi người cách chuyển về đơn met mà vẫn giữ đúng tọa độ

❖ Bước 1: Mở một bản vẽ mới có đơn vị là m

Trang 14

❖ Bước 2 : Xref bản vẽ cần chuyển về đơn vị vào bản vẽ này

Bước 3: Kết quả ta được bản vẽ mới có đơn vị là m mà vẫn giữ đúng tạo độ của

bình đồ và ta có thể định nghĩa đường polyline thành tuyến được rồi mọi người có thể thực hành và kiểm tra lại tọa độ

Trang 15

II Cài đặt hệ tọa độ VN2000 trong Civil 3d

Để sử dụng Map online trong civil 3d ta cần download và cài đặt tool bên dưới:

“Autodesk_AutoCAD_2015_to_2018_Geolocation_Online_Maps_Hotfix.sfx”

II.1.Phương pháp thứ nhất

❖ Bước 1: Các bạn vào đúng đường dẫn ở mục ô màu đỏ số 1 như hình dưới => xóa hết các file ở ô màu đỏ số 2

❖ Bước 2: Tiếp theo copy các file sau và paste vào thu mục ở ô màu đỏ số 2

❖ Bước 3: Tắt civil 3d đi và khởi động lại

Trang 16

Chú ý:

- Đối với civil 3d 2018 thì ta paste file vào mục “Geospatial Coordinate Sytems 14.04”

ở trên mình Paste vào “Geospatial Coordinate Sytems 14.05” vì mình dùng phiên bản Civil 3d 2019

- Ở các phiên bản civil 3d trước như civil 3d 2013 thì file hệ tọa độ được lưu ở file thư

mục gốc như ở phương pháp 2, nhưng gần đây các phiên bản mới được bổ sung file thư mục hệ tọa độ như ở phương pháp thứ nhất và khi các bạn tạo mới một hệ tọa độ thì nó chỉ được lưu vào file trong thư mục ở phương pháp 1, mà không được lưu ở trong thư mục phương pháp 2 (Các bạn có thể test thử)

Trang 17

II.3.Cách sử dụng hệ tọa độ VN2000 trong civil 3d

❖ Bước 1: Xác định vị trí dự án thuộc tỉnh nào, mỗi tỉnh sẽ có một kinh tuyến trục các bạn có

thể download kinh tuyến trục các tỉnh thành trên mạng

❖ Bước 2: vào hộp thoại Drawing setting như bước 1, 2, 3 ở mục I.1 và chọn các mục cài đặt

trong các ô màu đỏ (Ở đây mình lấy một dự án thuộc Hà Nội có kinh tuyến trục là 105 độ)

Trang 18

❖ Bước 3: sau khi chọn xong các mục bước 2 => Ok => Trên thanh Ribbon xuất hiện thẻ Geolocation và ta chọn loại map cho bản vẽ của mình như hình dưới

Chú ý:

- Trong hệ tọa độ có ghi SVN là dành cho các tỉnh phía Nam và VN là dành cho các tỉnh phía Bắc

Trang 19

BÀI 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỆ VN2000 TRONG CIVIL 3D

I Đưa bản vẽ cad lên Google Earth

❖ Bước 1: Xác định vị trí của bản vẽ cad thuộc tỉnh nào, sau đó chọn hệ tọa độ cho bản vẽ đó

(thực hiện như trong mục II.3)

❖ Bước 2: Trong thẻ Toolpace => Toolbox => Export KML => kích chọn chuột phải => chọn

Excut như hình dưới

Trang 20

❖ Bước 3: Hộp thoại Export KML – General hiện ra => đặt tên trong mục name => next

❖ Bước 4: Chọn objects như hình dưới

- All object: Chọn tất cả các đối tượng trên bản vẽ cad

- Slect object: Chọn các đối tượng mình cần đưa lên Google Earth

Trang 21

❖ Bước 5: Chọn hệ tọa đô

- Drawing Coodinate System Transfom: Chọn theo hệ tọa độ đã cài đặt từ trước

- User – Defined Tranfrom: Chọn do ta tự chỉ định một điểm trên bản vẽ autocad tương ứng

với một điểm trên google earth (Cách này chỉ cho kết quả tương đối chính xác)

❖ Bước 6: chọn tích trong ô màu đỏ hình bên dưới

Trang 22

❖ Bước 7: Chọn vị trí lưu file KMZ => Export và kết quả ta đã đưa được bản vẽ cad lên

Google Earth

Trang 23

II Chuyến các đối tượng từ civil 3d sang Infrawork đúng tọa độ

Ở đây mình lấy ví dụ một dự án cao tốc thuộc tỉnh Vĩnh Long có kinh tuyến trục là 105d30p Giờ mình sẽ xuất tim tuyến từ Civil 3d sang Infrawork đúng tọa độ

Chú ý: Để xuất được đúng tọa độ từ Civil 3d sang Infrawork đúng tọa độ thì ta cần xây dựng hệ tọa độ có thể chuyển từ VN2000 sang WGS84 theo 7 tham số của bộ tài nguyên môi trường được quy định trong thông tư 973

❖ Bước 1: Xác định hê tọa độ của đối tượng trong hệ VN2000 (làm các bước như trong mục

II.3)

❖ Bước 2: Trên thanh Ribbon => Output => Export IMX

Trang 24

❖ Bước 3: Trong Infrawork chọn hệ tọa độ VN2000 như hình dưới

❖ Bước 4: Import file IMX xuất ra từ Civil 3d vào Infrawork như hình dưới

Trang 25

❖ Bước 5: Chọn hệ tọa độ cho đối tượng xuất ra file IMX trong civil 3d Nhấn chọn file IMX được => kích chuột phải chọn Configure, thực hiện như hình bên dưới

Trang 26

III Lấy mô hình địa hình từ Infrawork đưa vào Civil 3d đúng tọa độ

❖ Bước 1: Trong infrawork chọn hệ tọa độ cho dự án như ở bước 3 mục II

❖ Bước 2: Xuất mô hình bề mặt sang định dạng IMX như hình dưới

Trang 27

❖ Bước 3: Import file IMX xuất ra vào Civil 3d để lấy dữ liệu

Trên thanh Ribbon vào thẻ Insert => Infrawork => Open Infrawork Model

Trang 28

❖ Bước 4: Đồng nhất hệ tọa độ trong Infrawork và Civil 3d

=> kích chuột chọn Set a coordinate System => hộp thoại Set a Drawing Coordinate hiện ra ta

chọn mục trong ô màu đỏ số 2 như hình dưới

❖ Bước 5: Trên thanh Ribbon chon thẻ Geolocation để kiểm tra tọa độ dữ liệu được xuất vào

civil 3d và kết quả ta được dữ liệu là bề mặt và tuyến đường như hình dưới

Trang 29

IV Import ảnh lấy từ phần mềm QGIS vào civil 3d đúng tọa độ (ảnh nét hơn map online của Civil 3d rất nhiều)

Vấn đề này hôm nào rảnh mình sẽ làm một video hướng dẫn chi tiết các bạn Ở dưới mình sẽ trình bày sơ bộ cách lấy ảnh và đưa ảnh vào Civil 3d đúng tọa độ

Chất lượng ảnh lấy xuống từ QGIS nét hơn giúp chúng ta có thể trình bày bản vẽ bình đồ hướng tuyến đẹp hơn

❖ Bước 1: Chọn loại maps và định vị, vị trí dự án trên phần mềm QGIS như hình dưới

❖ Bước 2: Lấy ảnh xuống từ QGIS

Trang 30

❖ Bước 3: Chèn ảnh đúng tọa độ vào Civil 3d Khi lấy ảnh xuống từ QGIS sẽ có file pgw kèm

theo và Civil 3d sẽ đọc tọa độ từ file này

Trong Civil 3d gõ lệnh “Mapiinsert” => chọn đến đường dẫn lưu file ảnh lấy xuống =>hộp thoại Image hiện ra bấm OK => kết quả ảnh đã được chèn vào Civil 3d đúng tọa độ

Trang 31

CHƯƠNG 4 SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

BÀI 1 ĐỊNH DẠNG ĐẦU VÀO VÀ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

Dạng text

Ground elevation North

East

Dạng Cad (.dwg)

3D Faces

Dạng Point Cloud : Đang update

Trang 32

BÀI 2 XÂY DỰNG BỀ MẶT TỪ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

I Xây dựng bề mặt khảo sát từ đối tượng Autocad

I.1 Xây dựng bề mặt từ đối tượng Text

I.1.1 Trường hơp thứ nhất (bình đồ khảo sát có các text ở dạng chuẩn)

Ở loại này bình đồ đưa vào thì civil 3d xử lí xây dựng bề mặt được luôn mà không càn phải sử dụng thêm các líp để mã hóa text

❖ Bước 1: Trên thanh công cụ vào tab Surface => untilites => Move Text to Elevation

❖ Bước 2: Quét chọn toàn bộ các text cao độ (chú ý không chọn nhầm các loại text khác, các

kí hiệu text như nhà, cây …) để mã hóa cao độ cho text Sau khi mã hóa xong cần kiểm tra lại text phải được gán cao độ như hình dưới

Trang 33

❖ Bước 3: Vào thẻ Toolspace => chọn mục Surface => kích chuột phải => chọn Create

surface như hình dưới

❖ Bước 4: Hộp thoại Create Surface hiện ra => đặt tên, chọn Style cho bề mặt =>OK

Trang 34

❖ Bước 5: Vào mục surface vừa tạo nhấn dấu “+” đổ xuống => chọn Drawing Objects =>

kích chuật phải => chon add

❖ Bước 6: Hộp thoại Add point From Drawing Object trong mục Object type chọn loại đối

tượng Text => OK => quét chọn toàn bộ đối tượng text trên bản vẽ, kết quả cho ta một bề mặt được tao thành từ các đối tượng text khảo sát Như hình dưới

Trang 35

I.1.2 Bình đồ text chưa thể mã hóa được cao độ trực tiếp từ civil 3d

Ở trường hợp này các đối tượng text bị vỡ làm 2 phần riêng biệt là phần nguyên và phần thập phân nhưng ở giữa 2 text được ngăn cách nhau bằng hình tròn có cao độ chuẩn cả phần nguyên và phần thập phân

Trang 36

Để xây dựng bề mặt tự nhiên từ dạng này ta làm như sau:

❖ Bước 1: Load lisp “Project1-64, Project1-Short-Cmd” gõ lệnh “LCDT” => quét chọn toàn

bộ đối tượng Text và Circle vòng trong giữa các text trên bản vẽ (Chú ý đối tượng phần nguyên và phần thập phân phải là đối tượng text thì mới sủ dụng dc líp này) => khi đó ở mỗi tâm vòng trong sẽ xuất hiện đối tượng là “Point autocad” có cao độ chuẩn ghép từ text phần nguyên và phần thập phân với nhau

❖ Bước 2: Thức hiện các bước 3, 4, 5, 6 như ở mục I.1 nhưng thay vì chọn các đối tượng là

text thì ta chọn là point như hình dưới

Trang 37

❖ Bước 3: Sau khí ấn Ok bước 2 => quét chọn toàn bộ các điểm point autocad được tạo ra sau

khí sử dụng líp => kết quả cho ta bề mặt được tao từ các điểm point Vậy ta có thể xây dựng được bề mặt từ các đối tượng text bị vỡ đội

Chu ý: Trường hợp text bị vỡ đôi làm 2 phần nguyên và phần thập phân nhưng đối tượng ngăn cách ở giữa là Circle không có cao độ chuẩn ghép từ phần nguyên và phần thập phân thì líp này không dùng được

Trang 38

I.2 Xây dựng bề mặt khảo sát từ đối tượng là Block

I.2.1 Bình đồ có các đối tượng Block có thể mã hóa cao độ trực tiếp được trong Civil 3d

Để xây dựng bề mặt khảo sát từ bình đồ trên ta làm như sau:

❖ Bước 1: Trên thanh công cụ vào mục Surface => Utilites => Move Block to Attribute

Elevation

Trang 39

❖ Bước 2: Hộp thoại Move block reference name hiện ra => Trong mục Select block reference name chọn tên block cần mã hóa cao độ => mục Select elevation attribute tag

chọn thông số mô tả cao độ “ELV”

❖ Bước 3: Trong thanh Toolspace tạo surface như bước 3 trong I.1 => Mục definition chọn Drawing Object => Kích chuột phải chọn Add => Hộp thoại Add point From Drawing hiện ra => Mục object type chọn đối tượng là Block =>Ok chọn các đối tượng block kết

quả cho ta bề mặt được tạo thành từ các đối tượng block

Trang 40

I.2.2 Bình đồ có các đối tượng Block không thể mã hóa cao độ trực tiếp được trong Civil 3d

Trong trường hợp này các đối tượng block có cao độ được chia làm hai phần riêng biệt là phần nguyên và phần thập phân nên civil 3d không thể mã hóa cao độ cho loại đối tượng này mà chỉ

có thể mã hóa hoặc là phần nguyên hoặc là phần thập phân

Ngày đăng: 03/03/2019, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w