M ục tiêu tổng quát của Đại hội: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, từng bước xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh nông – công nghiệp giàu mạnh; cải tiến công tác
Trang 11
Câu 1: T ừ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã trải qua bao nhiêu k ỳ Đại hội? Hãy nêu mục tiêu tổng quát qua các kỳ Đại hội?
Tr ả lời:
Từ khi thành lập đến nay – tháng 11 năm 2015, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
đã trải qua 10 kỳ Đại hội
1 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ I
Vòng 1 tiến hành từ ngày 11 đến 21-11-1976 ; vòng 2 từ ngày 6 đến ngày 10-4-1977 tại thành phố Biên Hoà Tham dự có 420 đại biểu Đồng chí
Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư
M ục tiêu tổng quát của Đại hội: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện (nông, lâm, ngư nghiệp), từng bước xây dựng Đồng Nai thành
một tỉnh nông – công nghiệp giàu mạnh; cải tiến công tác phân phối lưu thông; hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư
bản tư doanh; đẩy mạnh cải tạo đối với nông nghiệp; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, quét sạch tàn dư văn hoá nô dịch, thực dân mới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; Nắm vững và không ngừng củng cố hệ thống chuyên chính vô sản, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy hiệu lực của chính quyền; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản
xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học
kỹ thuật là then chốt)
2 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ II
Đại hội họp từ ngày 10 đến ngày 12-7-1979 tại Thành phố Biên Hòa
Tham dự Đại hội có 401 đại biểu Đồng chí Lê quang Chữ được bầu lại làm
Bí thư Tỉnh ủy
Trang 22
Mục tiêu tổng
quát c ủa Đại hội: Ra
sức ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, đảm
bảo cho mọi người có công ăn việc làm; Làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, đáp ứng yêu
cầu bảo vệ biên giới; Tăng cường quốc phòng và an ninh chính trị, bảo vệ Tổ quốc, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu hành động phá rối, bọa loạn, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong
mọi tình huống Hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với các ngành công, nông, thương, lâm, ngư nghiệp, phát triển sản xuất,
phục vụ đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân; Tiếp tục xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật nhằm phát huy các thế mạnh của địa phương, đáp ứng yêu
cầu trước mắt đồng thời chuẩn bị cho những năm tới Ưu tiên phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm; Ra sức xây dựng
cơ sở gắn liền với xây dựng cấp huyện, kiện toàn cấp tỉnh, đảm bảo phát huy vai trò Đảng lãnh đạo, quần chúng làm chủ tập thể, cải tiến một bước
về quản lý và tổ chức kinh tế, quản lý đời sống nhân dân, chống mọi biểu
hiện tham ô, móc ngoặc, cửa quyền
3 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III
Vòng 1 từ ngày 7 đến ngày 16-1-1982, vòng 2 từ ngày 24 đến ngày
28-1-1983 tham dự Đại hội có 423 đại biểu Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy
Trang 33
M ục tiêu tổng quát của Đại hội: Đáp ứng những nhu cầu cấp thiết
nhất, dần dần ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; Tiếp tục xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư; Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất; Phấn đấu nâng cao chất lượng và phát triển phong trào văn hóa xã hội; Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng về mọi mặt và không ngừng tăng cường quốc phòng toàn dân, ra sức giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng cả nước
và làm tròn nghĩa vụ quốc tế được giao; Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản
4 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV
Đại hội được tổ chức tại thành phố Biên Hòa từ 20 đến 26-10-1986 với
447 đại biểu đại diện Đồng chí Phạm Văn Hy làm Bí thư tỉnh ủy
Trang 44
M ục tiêu tổng quát của Đại hội: “…Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế
tỉnh Đồng Nai theo cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý; phát triển nông nghiệp
một cách toàn diện, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, lương thực là
trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Phát huy các mũi
nhọn: Công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, giải quyết tích cực có hiệu quả thiết thực ba chương trình lớn
về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu Tiếp
tục nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới; xây
dựng cơ chế quản lý mới, nhất là quản lý kinh tế mới, phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh ở cơ sở, xây dựng Đảng bộ vững mạnh mọi mặt”
5 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ I
Vòng 1 tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991, tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại hội của 17 Đảng bộ trực thuộc Vòng 2 được tổ chức
từ ngày 28-10 đến ngày 01-11-1991 Với 288 đại biểu, đồng chí Phan Văn Trang làm Bí thư
Trang 55
Mục tiêu tổng quát
c ủa Đại hội: Ổn định và
phát triển sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ, mở rộng kinh tế đối
ngoại và khu vực trọng điểm
kinh tế phía Nam; Thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, ổn định đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước giải quyết lao động,
giảm tỷ lệ tăng dân số đến năm 1995 xuống dưới 2%; Thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng xã hội; Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự trị
an toàn xã hội, thực hiện nghiêm kỷ cương pháp luật, ổn định tình hình chính
trị trong tỉnh
6 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI
Đại hội diễn ra từ ngày 02 đến ngày 04-5-1996 tại Thành phố Biên Hòa,
tham dự Đại hội có 353 đại biểu, đồng chí Trần Thị Minh Hoàng làm Bí thư
M ục tiêu tổng quát của Đại hội là: “Giữ gìn và tăng cường ổn định
chính trị; nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách; khai thác và tận
dụng mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, từng bước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch
Trang 66
vụ, du lịch, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ với
mức tăng trưởng cao, liên tục, bền vững để đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp Bảo đảm hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc với giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội,
an ninh quốc phòng, nâng dần mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân; góp
phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện
và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ XXI”
7 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII
Đại hội được tiến hành tại thành phố Biên Hoà trong hai ngày 28 và
29-12-2000, dự Đại hội có 350 đại biểu Đồng chí Lê Hoàng Quân được
bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ
Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tập trung sức phát triển các ngành công nghiệp chủ
Trang 77
lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ
phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành
một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân với thực hiện công bằng xã hội, bảo
vệ và tái tạo môi trường sinh thái Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm
quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000, với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, làm giảm đáng kể tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn
8 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII
Đại hội được tiến hành từ ngày 21 đến ngày 23-12-2005 tại Thành phố
Biên Hòa Có 300 đại biểu, đồng chí Trần Đình Thành được bầu giữ chức vụ
Bí thư Tỉnh uỷ
M ục tiêu tổng quát của Đại hội là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng
bộ hơn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy
sức mạnh toàn dân, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại
Trang 88
9 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX
Đại hội họp từ ngày 23 tháng 9 năm 2010 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010
tại thành phố Biên Hòa Tham dự có 350 đại biểu, đồng chí Trần Đình Thành được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ
M ục tiêu tổng quát là: Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường; thực hiện
tốt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; nâng cao hơn nữa chất lượng
cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2015
10 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X
Đại hội họp từ ngày 28 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 9 năm 2010
tại thành phố Biên Hòa Tham dự có 350 đại biểu, đại diện cho gần 66 ngàn Đảng viên toàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Phú Cường được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ
Trang 99
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới
là: Tăng cường xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh,
bền vững; xây dựng và phát triển con người toàn diện; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây
dựng Đồng Nai giàu mạnh, văn minh
Trang 10Trong 5 năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức do tình hình
thế giới có nhiều biến động; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; song toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh, đạt được những thành tựu rất quan trọng và khá toàn
diện Nền kinh tế đã vượt qua khó khăn và phát triển theo đúng định hướng Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển mang lại hiệu quả đáng kể Hoạt động tài chính, tín dụng ổn định Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được tăng cường Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả khá tích cực Công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận đạt nhiều kết quả quan trọng Công tác cải cách hành chính có chuyển biến mới Giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có tiến bộ Quốc phòng,
an ninh được tăng cường Công tác cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt được những kết quả nhất định Các nhiệm vụ đột phá về phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học - công nghệ; phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ; xây dựng nông thôn mới được tập trung
chỉ đạo và đạt kết quả khá Đối chiếu các chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đề ra có 33/40 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt; thực hiện đạt mục tiêu Đồng Nai cơ bản là tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trong số những thành tựu qua các kỳ Đại hội, thành tựu mà tôi tâm đắc nhất là Đồng Nai là đơn vị đầu tiên của cả nước có 2 đơn vị cấp huyện là
Th ị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc đã đạt Danh hiệu chuẩn nông thôn
m ới. Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay, địa phương đã có 63/133
xã đạt chuẩn nông thôn mới Dự kiến đến cuối năm 2015, Đồng Nai sẽ có 88
Trang 1111
xã đạt nông thôn mới và có 5/11 huyện, thị xã được công nhận huyện nông thôn mới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ công nhận huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2014 Quyết định này đã đưa Xuân Lộc với 14 xã và thị xã Long Khánh với 9 xã, trở thành 2 đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới Với thành tích đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
sớm nhất cả nước, ngày 22/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 114/QĐ-TTg thưởng công trình phúc lợi cho huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh, mỗi đơn vị được thưởng công trình phúc lợi trị giá 10 tỷ đồng
Th ủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ công bố và đón nhận
danh hi ệu “Nông thôn mới”
Trang 1212
Th ủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo tỉnh tặng thưởng
cho 2 đơn vị là Xuân Lộc và Long Khánh hoàn thành
Chương trình Xây dựng Nông thôn mới
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn
là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế
xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg
Trang 1313
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/11/2011 về Quy định
việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới, Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới và nhiều văn bản có liên quan được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều
nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở
Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi
nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm
bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã
xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Qua phong trào xây dựng nông thôn mới năm 2014, tỉnh Đồng Nai đã có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia lên 52 xã trên tổng số 136 xã trong toàn tỉnh Trong kết quả chung này, huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh là 2 đơn vị cấp huyện dẫn đầu trong xây
Trang 14dụng nước sạch…thì tại thị xã Long Khánh, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trực tiếp đến thăm, tất cả 9 xã đều đã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí
quốc gia Địa phương này đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với chất lượng ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người lên gần 39 triệu đồng, giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống dưới 1% Với 100% nhà ở, đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học các cấp, trạm y tế xã đều đạt chuẩn…đã tạo diện mạo nông thôn mới khang trang, đồng bộ theo hướng hiện đại ở thị xã Long Khánh
Một trong những kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Nai
là phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” trên nền tảng “4 có” (có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có đời sống kinh tế được cải thiện, có đời sống văn hoá tốt và có môi trường sinh thái tốt)
và “3 không” trong công tác tuyên truyền vận động ( không để cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên nào ở cơ sở; không để bất kỳ tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội nào và không để bất kỳ người nông dân nào ở xã đứng ngoài
cuộc trong xây dựng nông thôn mới) Chính vì vậy, trong 23.000 tỷ đồng mà
tỉnh Đồng Nai huy động triển khai xây dựng nông thôn mới 4 năm qua, ngân sách trung ương chỉ chiếm chưa đến 1%, còn lại là ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết Xuân Lộc và Long Khánh là vùng đất mà lợi thế chỉ có đất đai Từ khi triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh và các cấp của hai huyện đã tập trung tuyên truyền,
vận động người dân xây dựng NTM, đào tạo cán bộ cùng với dân thực iện
Trang 1515
phong trào Đặc biệt, Xuân Lộc và Long Khánh đã hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định được sản phẩm chủ lực, hỗ trợ mô hình sản xuất hiệu quả và vùng sản
xuất tập trung
Để trở thành huyện NTM, Xuân Lộc và Long Khánh đã vượt chỉ tiêu 75% số xã phải đạt chuẩn NTM, theo đó Long Khánh có 100% số xã đạt chuẩn NTM và với Xuân Lộc hiện có 12/14 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM (chiếm 85,7%, 2 xã còn lại chỉ còn tiêu chí giao thông là chưa đạt)
Xã Bình L ộc – T.X Long Khánh được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc đã hình thành các vùng chuyên canh như xoài, tiêu, ngô, cây ăn trái đặc sản, nhân rộng mô hình trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao giúp giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích trồng trọt và chăn nuôi đạt bình quân 115,5 triệu đồng/ha Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 75% và 90,9% lao động có việc làm thường xuyên Thu nhập bình quân của
Trang 1616
người dân đạt 37,6 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2008, tỷ
lệ hộ nghèo giảm 7% hiện còn 1%
Trong khi đó ở Long Khánh, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,1%/năm, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha diện tích trồng trọt, chăn nuôi thủy sản đạt 170 triệu đồng/ha- mức cao nhất trên toàn tỉnh Đồng Nai Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 38,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2,13 lần so với năm 2009, tỷ lệ
hộ nghèo giảm mạnh hiện còn dưới 1%
Ở cả 2 huyện, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân trên địa bàn; hệ
thống chính trị được xây dựng ngày càng vững mạnh, dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững
Xây dựng NTM ở Xuân Lộc và Long Khánh không chỉ đơn thuần là hoàn thành các tiêu chí đề ra mà còn tạo ra người nông dân mới có cuộc sống
vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin Thực tế người nông dân ở hai nơi này đã thực hiện được “4 xóa”: xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại, xóa vườn tạp, độc canh, xóa tư tưởng lạc hậu và xóa nghèo Đồng thời từ phong trào cũng hình thành đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, bám sát thực tiễn và nguyện vọng của nông dân
Không chỉ có 2 huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM, mà Chương trình xây dựng NTM ở Đồng Nai cũng đạt được những thành tựu to
lớn Hiện toàn tỉnh có 52/138 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 32,8%, gấp gần
4 lần tỷ lệ chung cả nước Có được kết quả này là nhờ vào sự chủ động trong
chỉ đạo và thực hiện chương trình ngay từ ngày đầu thực hiện Theo đó, Bộ Tiêu chí của tỉnh không chỉ gồm 39 chỉ tiêu (thuộc 19 tiêu chí NTM) mà