1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cau hoi va tra loi thi chung chi hanh nghe dau thau

169 671 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 286,96 KB

Nội dung

Câu hỏi và đáp án câu hỏi tự luận thi sát hạch chứng chỉ hành nghề nghiệp vụ đấu thầu

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU THẦU SỐ 43 1

CHƯƠNG II CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU 7

CHƯƠNG III CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU 20

CHƯƠNG IV HỒ SƠ MỜI THẦU 30

CHƯƠNG V MỞ THẦU 43

CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ 47

CHƯƠNG VII BẢO ĐẢM CẠNH TRANH 56

CHƯƠNG VIII ĐƠN DỰ THẦU VÀ THỎA THUẬN LIÊN DANH 60

CHƯƠNG IX BẢO ĐẢM DỰ THẦU 67

CHƯƠNG X ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM 75

CHƯƠNG XI ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT 91

CHƯƠNG XII LÀM RÕ HSDT 93

CHƯƠNG XIII ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH 101

CHƯƠNG XIV HỢP ĐỒNG 116

CHƯƠNG XV XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 128

CHƯƠNG XVI ĐẤU THẦU QUA MẠNG 136

CHƯƠNG XVII XỬ LÝ VI PHẠM 140

CHƯƠNG XVIII CHỦ ĐỀ: KHÁC 142

CHƯƠNG XIX BÀI TẬP TỰ LUẬN CỦA CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU 145

Trang 2

CHƯƠNG I PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU THẦU SỐ 43

Bài 1 Tổng công ty A (Do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ) đang thực hiện một

dự án có tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 295 tỷ thì Dự án có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định Doanh nghiệpnhà nước là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo đó, doanh nghiệp

A không phải là doanh nghiệp Nhà nước

Như vậy, trong trường hợp này, vốn nhà nước chỉ chiếm 29,5%, theo Khoản 2, Điều 1,Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì Dự án trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luậtđấu thầu số 43/2013/QH13 Vì vậy, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo khoản 2,Điều 2, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

Bài 2 Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước phải mua bảo hiểm trong hoạt động hàng

ngày cho tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá, trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm thực hiện theo quy định nào?Trả lời:

Theo khoản 9, điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Dịch vụ phi tư vấn làmột hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộcquy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng,

vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này”,

Vì vậy, việc mua bảo hiểm trong hoạt động hàng ngày cho tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ cógiá là dịch vụ phi tư vấn Chính vì thế, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm đểđảm bảo tính liên tục trong sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ được thực hiện theoquy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: “Trường hợp lựa chọn đấuthầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đểbảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạtđộng thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theohình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thìdoanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trongdoanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”

Bài 3 Công ty A là nhà thầu trúng thầu gói thầu cho thuê thiết bị, dịch vụ do Sở B

làm Chủ đầu tư, thì việc công ty A ký hợp đồng với các nhà cung cấp khác để cung cấp, lắp đặt thiết bị, dịch vụ để phục vụ Hợp đồng kinh tế với Sở B có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?

Trả lời:

Chúng ta cần xem xét các tình huống sau:

- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được mua sắm chỉ có mục đích sử dụng cho góithầu và giá trị của nó được khấu hao toàn bộ theo hợp đồng được ký giữa công ty A và Sở Bthì công ty A có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu cung cấp khác mà không phải lựachọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được khấu hao nhiều lần, hình thành nên tài sản cốđịnh

Phục vụ sản xuất kinh doanh, cần xem xét rõ Công ty A có thuộc doanh nghiệp nhànước hay không?

Tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về lựachọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

“+ Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

Trang 3

+ Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sửdụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưngtrên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án”; Thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật

- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước nhưng sử dụng vốn nhànước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của Dự

án thì việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật số 43/2013/QH13 (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13)

- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước và không sử dụng vốnnhà nước hoặc sử dụng vốn Nhà nước nhưng dưới 30% và nhỏ hơn 500 tỷ đồng trong tổngmức đầu tư của Dự án thì việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của Luật số 43/2013/QH13

Bài 4 Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm

định giá của Doanh nghiệp nhà nước để thiến hành cổ phần hóa có thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật đấu thầu số 43/2013/QH13?

Trả lời:

- Nếu gói thầu thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá thuộc dự ánđầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấuthầu số 43/2013/QH13 (Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 1 Luật đấu thầu số43/2013/QH13) Ngoài ra, việc thực hiện thoái vốn là công việc được thực hiện 1 lần, khôngphải hoạt động thường xuyên theo từng năm nên không được coi là hoạt động thường xuyêncủa Doanh nghiệp Nhà nước và không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật đấuthầu số 43/2013/QH13

Bài 5 Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức đấu thầu mua thiết bị

X Hiện nay, tổng công ty A muốn chuyển giao thiết bị X cho công ty cổ phần B (Tổng Công ty A là công ty mẹ có vốn góp là 60% vốn điều lệ của công ty cổ phần B Việc chuyểngiao này có phải thực hiện đấu thầu hay không?

Trả lời:

Hiện nay, pháp luật về đấu thầu không quy định việc bàn giao tài sản giữa các Doanhnghiệp với nhau Do vậy, việc bàn giao trang thiết bị đã được đấu thầu trước đó giữa Tổngcông ty A và công ty cổ phần B không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số43/2013/QH13?

Bài 6 Công ty B là công ty con của tập đoàn A (100% vốn nhà nước) vậy trường

hợp khi công ty B tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa để mua thiết bị phục vụ việc kinh doanh tại nước ngoài thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu

số 43/2013/QH13?

Trả lời:

- Đối với dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án

đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổngmức đầu tư cùa dự án, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để thực hiện cung cấp

Trang 4

dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa mà dịch vụ hàng hóa đó được sử dụng trên lãnhthổ Việt Nam thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 (quy địnhtại khoản 2, điều 1, Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13)

- Trường hợp Công ty B tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ,hàng hóa mà dịch vu, hàng hóa đó được sử dụng ở Việt Nam thì thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13; Trường hợp dịch vụ, hàng hóa đó không được sử dụng

ở Việt Nam thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13(Theoquy định tại khoản 2 Điểu 1 Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13)

Bài 7 Công ty A là nhà đầu tư đã trúng thầu Dự án X theo hình thức BOT Việc

công ty A lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án có phải tuân thủ quy định của Luật đấu thầu

số 43/20I3/QH13 không?

Trả lời:

Dự án đầu tư theo hình thức BOT được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối táccông tư (PPP) Tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 quy định: “Trường hợplựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụphi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằmduy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự ánđầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựachọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhấttrong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế” Vì vậy, việc công ty A lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án cần phải tuân thủ quy địnhcủa Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13, cụ thể như công ty A phải ban hành quy định về lựachọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu côngbằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Bài 8 Bệnh viện X (Bệnh viện tuyến trung ương), là đơn vị thực hiện dự án xây

dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay thương mại và bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay Phần vốn còn lại 10% là từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, nguồn vốn này có nguồn gốc từ vốn nhà nước

Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao củaBệnh viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 hay không?

Trả lời:

Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầucung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư pháttriển của doanh nghiệp nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhândân, đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước baogồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn

từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tíndụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khámchữa bệnh chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30%vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấuthầu số 43/2013/QH13

Trang 5

Bài 9 Bệnh viện công lập A được giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Xây dựng tòa nhà

khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng Trong đó, 90% nguồn vốn

là vốn vay thương mại và Bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp

và trả nợ vay; phần vốn còn lại (10%) được trích từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện

Trong trường hợp này, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Xâydựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao của Bệnh viện A có thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hay không?

Trả lời:

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 1 Khoản 1 Điểm a) quy định dự án đầu tư pháttriển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn

vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật này

Theo quy định tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, vốn nhà nướcbao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn

từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tíndụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất Như vậy, vốn từ quỹ pháttriển hoạt động sự nghiệp là vốn nhà nước theo quy định nêu trên

Đối với trường hợp của Bệnh viện A, mặc dù Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữabệnh chất lượng cao chỉ sử dụng 25 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư(tương đương với 10%) nhưng Bệnh viện A lại là đơn vị sự nghiệp công lập, nên việc lựachọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của Dự án này thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tạiĐiểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

Từ quy định nêu trên, chúng ta thấy rằng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 điều chỉnhhoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước của các tổ chức thuộc khu vực công Do đó, dự

án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước dù ít hay nhiều của các chủ đầu tư là cơ quannhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn

vị sự nghiệp công lập đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu

Bài 10 Công ty viễn thông X là Doanh nghiệp Nhà nước và đang tiến hành mở bán

đấu giá gói lưu lượng quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý Trong quá trình đấu thầu, công ty Viễn thông X có cần tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghi định số 63/2014/NĐ- CP hay không?

Trả lời:

Tại khoản 12, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ghi rõ: “Đấu thầu là quá trìnhlựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự ánđầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnhtranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Với trường hợp nêu trên, việc công ty viễn thông X tiến hành mở bán đấu giá gói lưulượng quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý không phải là hoạt động lựa chọnnhà thầu theo quy định nêu trên Vì vậy, hoạt động bán đấu giá này không thuộc phạm viđiều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nên công ty Viễn thông X không cần tuânthủ các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghi định số 63/2014/NĐ-CP

Trang 6

Bài 11 Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm để đảm bảo tính liên tục

cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên thực hiện theo quy định nào?

Bài 12 Bài 12: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (là doanh

nghiệp Nhà nước) mua sắm ô tô chuyên dụng có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?

Trả lời:

Việc mua sắm ô tô chuyên dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam là hoạt động mua sắm tài sản của Doanh nghiệp nhà nước và phải tuân thủ theocác quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 Trong trường hợp việc mua sắm ô tôkhông hình thành dự án mua sắm tài sản, chỉ có dự toán mua sắm được duyệt thì việc lựachọn nhà thầu cung cấp ô tô cần tuân thủ theo quy trình lựa chọn nhằm duy trì hoạt độngcủa doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 2, điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thìNgân hàng phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanhnghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Bài 13 Câu 4 (cục QLĐT): Ngân hàng thương mại X có sự tham gia góp vốn của Nhà

nước chiếm 95% Ngân hàng X đã tài trợ cho Huyện Y thực hiện dự án xây dựng trường học cho học sinh trên địa bàn huyện, trong đó Ngân hàng X đóng góp 25%, cán bộ, nhân viên của Ngân hàng quyên góp, đóng góp 75% vào dự án Huyện Y là chủ đầu tư của dự án xây dựng trường học này Hỏi việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên có thuộc phạm viđiều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không?

Trả lời:

- Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (Điều 4, khoản 8) quy định Doanhnghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo đó NgânHàng thương mại X không phải là Doanh nghiệp Nhà nước

- Căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Dự

án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này (Khoản 1) có sửdụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưngtrên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì vẫn thuộc phạm điều chỉnh của Luậtđấu thầu số 43/2013/QH13, như vậy, nếu:

- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp trên 500 tỷ đồng thì việclựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu

- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp dưới 500 tỷ đồng thì việclựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu

Trang 7

Bài 14 Câu 25 (Cục QLĐT): Tổng công ty A (do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ)

đang thực hiện một dự án có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng trong đó phần vốn nhà nước là

Trong trường hợp này phần vốn Nhà nước chỉ chiếm 29,5% trong tổng mức đầu tư dự

án thì Dự án này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Căn

cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 1 luật đấu thầu số 43/2013/QH13 khi Lựa chọn nhà thầu cungcấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triểnkhông thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 có sử dụng vốn nhà nước, vốncủa doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trongtổng mức đầu tư của dự án);

Bài 15 Câu 33 (Cục QLĐT): Bệnh viện công lập X là chủ đầu tư dự án xây dựng tòa

nhà khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay thương mại và bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay Phần vốn còn lại 10% là từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnhviện, nguồn vốn này có nguồn gốc từ vốn nhà nước

Hỏi: Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao củaBệnh viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đâu thâu hay không và phân tích?

Trả lời:

Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầucung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư pháttriển của doanh nghiệp nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhândân, đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước baogồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn

từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tíndụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khámchữa bệnh chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30%vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấuthầu số 43/2013/QH13

Bài 16 Câu 34 (Cục QLĐT): Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, trong đó có lĩnh

vực kinh doanh là mua, bán ô tô

Hỏi: Việc mua ô tô để bán của Công ty A có phải tuân thủ theo quy định của Luật đấuthầu hay không, giải thích?

Trả lời:

Trang 8

Căn cứ điểm b, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầucung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư pháttriển của doanh nghiệp nhà nước.

Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước baogồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn

từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tíndụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất

Như vậy, Đối với trường hợp Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, Việc mua ô tô đểbán vẫn phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

CHƯƠNG II CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Bài 17 Bài 17: Đối với gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, việc lựa chọn

nhà thầu được thực hiện như thế nào? Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực hiện tiếp gói thầu nhưng bên mời thầu muốn mời nhà thầu khác thực hiện thì có được

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu

đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không đượcvượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả muasắm trực tiếp không quá 12 tháng

- Khoản 3 “Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếptục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhàthầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mờithầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó”

+ Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải tuân thủ các quy định nêutrên

+ Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực hiện tiếp gói thầu nhưng bênmời thầu muốn mời nhà thầu khác thực hiện là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vìnhà thầu thực hiện gói thầu trước đó là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãihoặc đấu thầu hạn chế, vì thế nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, chất lượnghàng hóa do nhà thầu cung cấp, cũng như sự tuân thủ các điều khoản hợp đồng của nhà thầu

đã được kiểm chứng cụ thể Nếu thay thế bằng nhà thầu khác thì không đảm bảo công bằngtrong đấu thầu, chất lượng hàng hóa chưa được kiểm trứng trong quá trình sử dụng mà chỉđược thể hiện thông qua cam kết bằng văn bản của nhà thầu

Chỉ khi nhà thầu trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu thì bên mờithầu áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực,kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó

Trang 9

Bài 18 Chủ đầu tư A đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu

cung cấp dịch vụ tư vấn có giá 450 triệu đồng Trong nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu

có ghi hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ

Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên có phù hợpkhông?

Trả lời:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 54 Khoản 1 và Điều 56 Khoản 2) quy định góithầu dịch vụ tư vấn có giá không quá 500 triệu nằm trong hạn mức chỉ định thầu; gói thầunằm trong hạn mức chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn Theo quyđịnh tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức một giaiđoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu,phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp chỉ định thầuđối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp,hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nộidung này

Đối với trường hợp nêu trên, do gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệuđồng nên việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu này là phù hợp với điều kiệngói thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2 Điều 22 LuậtĐấu thầu số 43/2013/QH13

Khi áp dụng chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hànhthương thảo hợp đồng ngay mà không phải trải qua bước bên mời thầu phát hành hồ sơ yêucầu và nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất để bên mời thầu đánh giá trước khi thương thảo hợpđồng Theo đó, đối chiếu với quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, trong

kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức chỉđịnh thầu và có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng không cần thiết phải ghi nội dung vềphương thức lựa chọn nhà thầu

Bài 19 Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là

Trung tâm Tư vấn giám sát B Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư Dự

án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh Vậy Sở Giao thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện hay không?

Trả lời:

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 25) quy định tự thực hiện được áp dụng trongtrường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính vàkinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 61 và Điều 62 Khoản 1) quy định điều kiện được

áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động vàngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể hiệntrong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêucầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii) đơn vị được giao thực hiện gói thầu không đượcchuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụthuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng Trường hợp

tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong

Trang 10

phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộcmình thực hiện (các phòng, ban, tổ, đội…).

Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên Mặc dùTrung tâm Tư vấn giám sát B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh A vềmặt tổ chức, nhưng lại hạch toán kế toán độc lập với Sở Giao thông vận tải nên việc SởGiao thông vận tải giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện gói thầu do Sở làm chủđầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

Bài 20 Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang chuẩn bị tiến hành dự án

đầu tư hệ thống thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Thiết bị chuyên dùng này hiện Việt Nam chưa sản xuất được; chỉ được nhập khẩu khi có nhu cầu và trước đây đã từng được nhập khẩu để cung cấp cho một số dự án Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cũng chỉ được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp Việt Nam được hãng sản xuất ủy quyền phân phối Vậy trong trường hợp này, Công

ty chúng tôi có được phép áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu hay không?

Trả lời:

Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 15 Khoản 1) quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tếchỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) nhà tài trợ vốn cho góithầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế; (ii) gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đótrong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹthuật, chất lượng, giá Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tạiViệt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii) gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụphi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầuthực hiện gói thầu

Đối với trường hợp này, mặc dù thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoángsản đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu này không mangtính thường xuyên, thiết bị nhập khẩu không bán rộng rãi trên thị trường mà chỉ nhập khẩutheo từng đơn hàng cụ thể khi có nhu cầu Nếu chỉ dựa vào quy định “hàng hóa thông dụng,

đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế” để chorằng thiết bị khai thác khoáng sản đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam để áp dụnghình thức đấu thầu rộng rãi trong nước là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấuthầu, không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế

Chúng ta thấy rằng, thiết bị khai thác khoáng sản mặc dù đã được nhập khẩu và chàobán tại Việt Nam nhưng đây không phải là hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường Nếu

tổ chức đấu thầu trong nước thì sẽ chỉ có rất ít nhà thầu trong nước (là nhà cung cấp theo ủyquyền của nhà sản xuất nước ngoài) tham dự thầu Điều này đồng nghĩa với việc không bảođảm tính cạnh tranh trong đấu thầu do có ít nhà thầu tham dự, từ đó dẫn đến không bảo đảmhiệu quả kinh tế của gói thầu

Như vậy, đối với trường hợp nói trên, việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầurộng rãi quốc tế là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, đồng thời bảođảm tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của gói thầu

Bài 21 Đơn vị A được UBND tỉnh X giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện

mua sắm tập trung trên địa bàn Tỉnh Một gói thầu mua sắm có giá khoảng 8 tỷ đồng được Đơn vị A trình trong kế hoạch mua sắm tập trung, trong đó đề xuất áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp cho gói thầu này

Hỏi: Trường hợp nêu trên có được áp dụng mua sắm tập trung theo hình thức mua sắmtrực tiếp hay không?

Trang 11

Trả lời:

Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm đốivới số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệphoặc chủ đầu tư Mục đích của việc mua sắm tập trung thông qua đơn vị mua sắm tập trung

là nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệptrong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế

Khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu quy định: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấuthầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu” Do vậy, trường hợp nêu trên, Đơn vị A đề xuất phương

án mua sắm trực tiếp là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu Hay nói cáchkhác, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo phương án mua sắm tập trung thì hình thức lựachọn nhà thầu luôn luôn là đấu thầu rộng rãi

Bài 22 Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước Cách đây 6 tháng, thông qua đấu

thầu rộng rãi, Công ty đã lựa chọn được nhà thầu A thực hiện Gói thầu Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (Gói thầu số 1) thuộc Dự án Đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất, kinh doanh giai đoạn 1 Hiện nay, Công ty đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Dự án, trong giai đoạn này có Gói thầu số 2: Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (tương tự như Gói thầu số 1).Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi thấy xuất hiện Công ty B có khả năng cung cấp 10

xe ô tô chuyên dụng với nhiều chính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầuA; Công ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồngthực hiện gói thầu tương tự Vậy, trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được áp dụnghình thức mua sắm trực tiếp để mời Công ty B vào đàm phán hợp đồng, bảo đảm giá hợpđồng sau đàm phán của Gói thầu số 2 thấp hơn giá hợp đồng của Gói thầu số 1 hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, mộttrong những điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là nhà thầu đã trúng thầuthông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầutrước đó

Theo đó, mặc dù Công ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng với nhiềuchính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A nhưng do trước đây Công

ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiệngói thầu tương tự nên trong trường hợp này không đủ điều kiện để áp dụng hình thức muasắm trực tiếp đối với Gói thầu số 2 cho Công ty B theo quy định nêu trên

Bản chất của hình thức mua sắm trực tiếp là mở rộng phạm vi cung cấp của hợp đồng

đã ký kết trước đó Sở dĩ việc áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu trúng thầu trước đó là

do chủ đầu tư đã kiểm chứng được năng lực, kinh nghiệm và khả năng thực hiện hợp đồngtương tự trước đó của nhà thầu này Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiệngói thầu tương tự mà trước đó đã lựa chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạnchế sẽ mất thời gian, trong nhiều trường hợp đơn giá trúng thầu lại cao hơn đơn giá của hợpđồng đã ký kết Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp sẽ giúp tiết kiệm thời gianlựa chọn nhà thầu đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Theo đó, nếu góithầu không đáp ứng quy định nêu trên thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu kháccho phù hợp

Ngoài ra, do hiệu quả của việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mang lại, trongLuật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã bổ sung quy định mới so với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 Theo đó, trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếptục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhàthầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá

Trang 12

theo hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó (Khoản 3 Điều 24 Luật đấu thầu số43/2013/QH13).

Bài 23 Câu 6 (Cục QLĐT): Tổng công ty A là chủ đầu tư dự án X, trong đó có gói

thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900 triệu đồng Tổng công ty A dự kiến chỉ định thầu cho Công ty cổ phần B (là công ty con của Tổng công ty A, do Tổng công ty A góp vốn 80%) thực hiện gói thầu Y Công ty cổ phần B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm là 220 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông

Anh/chị hãy bình luận về việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực hiệngói thầu Y

Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trongnăm là 95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tông công ty A chỉ địnhthầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầuhay không?

Trả lời:

- Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đốivới gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanhnghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu

- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đượcthực hiện theo Khoản 1và 2 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa được quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Tại Khoản 2, Điều 6quy định: Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vựccông nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá

100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn khôngquá 20 tỷ đồng

Theo quy định nêu tại khoản 12, điều 4 Luật đấu thầu thì Đấu thầu là quá trình lựachọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu

tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnhtranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Theo đó, mục 1, chương II của Luật này(Điều 20 – Điều 27) có liệt kê các hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó có Chỉ định thầu, vìvậy, đối với hình thức đấu thầu nào cũng phải tuân thủ yêu cầu về cấp Doanh nghiệp theoKhoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, vì vậy:

- Trường hợp Công ty cổ phần B tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quântrong năm là 220 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông thì Tổng công ty A chỉ địnhthầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y là sai với quy định về pháp luật đấu thầu

- Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trongnăm là 95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng (là doanh nghiệp cấp nhỏ), Mặtkhác, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu được xácđịnh để nhận HSYC khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a,b,c,d,e và h Khoản 1Điều 5 của Luật đấu thầu, như vậy nhà thầu được chỉ định thầu không cần đáp ứng yêu cầu

về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Công ty cổ phần B là công ty con của Tổng công ty

A, do Tổng công ty A góp vốn 80%) thì việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty Bthực hiện gói thầu Y là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

Bài 24 Câu 32 (Cục QLĐT): Hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn

nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn và 50

bộ bàn ghế làm việc) được người có thâm quyền phê duyệt là “mua sắm trực tiếp” Chủ đâu

tư A dự kiến:

Trang 13

- Mời nhà thầu X vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung câp 50 bộ máy tính đếbàn (do cách đây 6 tháng, nhà thầu X đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành hợp đồnggói thầu cung cấp 100 bộ máy tính để bàn cho chủ đầu tư B đáp ứng tiến độ, chất lượng);

- Mời nhà thầu Y vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung cấp 50 bộ bàn ghế làmviệc (do cách đây 10 tháng, nhà thầu Y đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành họp đồnggói thầu cung cấp 80 bộ bàn ghế làm việc cho chủ đầu tư c đáp ứng tiến độ, chất lượng).Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về cách làm nêu trên của chủ đầu tư A

Trả lời:

Căn cứ Điều 24 Luật 43/2013/QH13 quy định như sau:

1 Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộccùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

2 Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã kýhợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu

đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không đượcvượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả muasắm trực tiếp không quá 12 tháng

3 Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thựchiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khácnếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu vàkết quả lựa chọn nhà thầu trước đó

Vì vậy, với trường hợp như trên, thứ nhất, việc Chủ đầu tư A phê duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn

và 50 bộ bàn ghế làm việc) là mua sắm trực tiếp là không phù hợp với pháp luật đấu thầu.Thứ hai, Việc Chủ đầu tư A dự kiến mời nhà thầu X và nhà thầu Y vào thương thảocho hai hạng mục khác nhau đều không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì: Nhà thầu X

và nhà thầu Y đều không phải là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặcđấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó của Chủ đầu tư A, mặt khácchủ đầu tư A giao cho nhà thầu X và Y thực hiện Gói thầu trước đó của Chủ đầu tư B, C vì

đã hoàn thành gói thầu trước đó có một phần nội dung tương tự với nội dung, tính chất sovới gói thầu dự kiến thực hiện

Bài 25 Đơn vị tôi đang tiến hành sơn vôi lại khối nhà làm việc với tổng dự toán được

duyệt là 670 triệu đồng Theo các văn bản hiện hành thì chúng tôi có quyền áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn và áp dụng theo Mẫu 06 của Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh Tuy nhiên, khi liên lạc hỏi lại người có trách nhiệm ở Vụ Tài chính của bộ chủ quản (đơn vị sẽ quyết toán dự án) thì được trả lời là phải áp dụng chỉ định thầu thông thường cho an toàn!”

Hỏi: Ý kiến của đơn vị quyết toán nêu trên có đúng không? Trong trường hợp này, căn

cứ pháp lý nào có thể giúp thực hiện được quyết toán với quy trình chỉ định thầu rút gọn?

Trả lời:

Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựachọn nhà thầu Theo đó, gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theoquy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm: Không quá 500 triệuđồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá

Trang 14

01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sảnphẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thườngxuyên.

Trường hợp bạn đọc nêu, gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu thì theo quy định tạiKhoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theoquy định tại Điều 54 được áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn

Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Cụ thể, bên mời thầu căn cứ vào mụctiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhàthầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thựchiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nộidung cần thiết khác Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghịchỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quảlựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng Tiếp đó, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng Hợpđồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu,biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác

Trường hợp cần thiết, bên mời thầu vẫn có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu thôngthường đối với các gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu rút gọn

Để thuận tiện trong quá trình thực hiện, khi lập tờ trình Kế hoạch lựa chọn nhà thầu,chủ đầu tư nên ghi rõ hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu rút gọn hay chỉ định thầuthông thường và nêu rõ lý do để người có thẩm quyền phê duyệt

Bài 26 Trường hợp hàng hóa đã có đại lý cung cấp tại Việt Nam thì có được tổ chức

đấu thầu quốc tế gói thầu mua sắm loại hàng hóa đó không?

Trả lời:

Tại khoản 1, Điều 15 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Việc tổ chức đấuthầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiệnsau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặcsản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá Trường hợp hànghóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầuquốc tế;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầutrong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu

- Vì vậy, trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu mua sắm là thông dụng, đã được nhậpkhẩu và cung cấp bởi các đại lý ở Việt Nam thì không được đấu thầu quốc tế nếu không cóyêu cầu của nhà tài trợ vốn cho gói thầu (Áp dụng đối với gói thầu sử dụng vốn ODA

- Trường hợp là hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc đặc thù, phức tạp, tuy

đã được một số nhà thầu trong nước nhập khẩu để thực hiện dự án trước đó thì vẫn phải ápdụng hình thức đấu thầu quốc tế

Bài 27 Trường hợp Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, Chủ đầu tư có

được ký hợp đồng trực tiếp với Ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án theo quy định điều 16 mục 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng không?

Trả lời:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: Đấuthầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tựthực hiện Pháp luật về đấu thầu không quy định lựa chọn nhà thầu theo hình thức trực tiếp

Trang 15

ký hợp đồng như quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP nêu trên Theo đó, trường hợpgói thầu tư vấn quản lý dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13thì Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu số43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan Trườnghợp gói thầu tư vấn quản lý dự án có giá không vượt quá 500 triệu đồng thì được áp dụnghình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn (quy định tại điều 56, Nghị định số63/2014/NĐ-CP.

Bài 28 Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 12 Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày

16/11/2010 của Thủ tướng chính phủ, các gói thầu trồng rừng được phép chỉ định thầu Nhưvậy các gói thầu trồng rừng không thuộc hạn mức chỉ định thầu quy định tại điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có được áp dụng chỉ định thầu hay không?

Trả lời:

Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng khi gói thầu thuộc các trườnghợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điều 54Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, đồng thời đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản

2 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 Theo quy định tại khoản 1 điều 73 Luật đấuthầu số 43/2013/QH13 và khoản 2 điều 100 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đối với những dự

án do mình đầu tư, người có thẩm quyền của Dự án có trách nhiệm xem xét phê duyệt kếhoạch lựa chọn nhà thầu trong đó bao gồm hình thức chỉ định thầu và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình

Đối với các gói thầu về trồng rừng thì người có thẩm quyền của Dự án đối chiếu cáctrường hợp được chỉ định thầu và các điều kiện áp dụng chỉ định thầu theo quy định nêutrên để xem xét, tự quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyếtđịnh của mình Trường hợp không đáp ứng các quy định này thì áp dụng hình thức lựa chọnnhà thầu khác phù hợp theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Bài 29 Hợp đồng gốc của gói thầu đã đấu thầu rộng rãi trước đó ngoài danh mục hàng

hóa theo giá CLF còn có phần chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan đến vận chuyển theo yêu cầu của HSMT Đối với gói thầu tương tự sau đó áp dụng mua sắm trực tiếp có được tính phần chi phí vận chuyển đó để áp dụng theo đơn giá gốc không?

Trả lời:

Việc áp dụng mua sắm trực tiếp cần thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 24Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điểm c, khoản 4 Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP,theo đó, đơn giá của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp có thể là đơn giá thuần (giá củahàng hóa, sản phẩm) hoặc là đơn giá đã bao gồm các chi phí về vận chuyển, bảo hiểm,thuế…với điều kiện phải so sánh trên cùng một mặt bằng với đơn giá đã ký hợp đồng trước

đó Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm vận chuyển, giao hàng thì nhà thầu và bên mờithầu có thể thương thảo về đơn giá trên cơ sở phù hợp với giá cả thị trường và giá trị hợpđồng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% so với giá trị hợp đồng đã ký trước đó

Bài 30 Việc chỉ định thầu cung ứng thuốc theo quy định tại khoản 5 điều 79 Nghị

định số 63/2014/NĐ-CP có bị hạn chế về số lượng không?

Trả lời:

Tại khoản 5 điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định “Thuốc đã có trong danhmục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trongnăm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” Vìvậy, khi áp dụng chỉ định thầu gói thầu mua thuốc theo quy định trên thì số lượng thuốc cầnmua bổ sung phải căn cứ theo nhu cầu sử dụng thuốc trong năm và bên mời thầu phải chứng

Trang 16

minh được sự cần thiết về việc mua số thuốc bổ sung đó để đảm bảo mục tiêu của công tácđấu thầu là minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Bài 31 Trung tâm tư vấn X (có con dấu, tài khoản riêng) là đơn vị sự nghiệp công lập,

hạch toán tài chính độc lập và trực thuộc sở Y Sở Y đang được giao nhiệm vụ là CĐT gói thầu A (gói thầu A có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm X)

Hỏi: CĐT sở Y có thể giao cho Trung tâm X thực hiện gói thầu A theo hình thức tựthực hiện được ko?

(iii) Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng côngviệc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50

tỷ đồng

Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên Mặc dùTrung tâm tư vấn X là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y về mặt tổ chức, nhưng lạihạch toán tài chính độc lập với Sở Y nên việc Sở Y giao cho Trung tâm Tư vấn X thực hiệngói thầu A do Sở làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu

Bài 32 Cơ quan A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là trung tâm B Cơ

quan A là chủ đầu tư gói thầu X, vậy cơ quan A có được giao cho trung tâm B thực hiện gói thầu X theo hình thức tự thực hiện không?

Trả lời:

Tại Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Tự thực hiện được áp dụng đốivới gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sửdụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.Mặt khác, Tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng hìnhthức tự thực hiện: Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạchlựa chọn nhà thầu" trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của Luật Đấu thầu và đáp ứng

đủ các điều kiện sau đây:

1 Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp vớiyêu cầu của gói thầu;

2 Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy độngnhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

3 Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng côngviệc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50

tỷ đồng

- Tại khoản 1, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ về phương án

tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gianthực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giaoviệc Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thựchiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói

Trang 17

thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dựthảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên vì vậy,trung tâm B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc nhưng hạch toán kế toán độc lập với cơ quan A

Vì vậy việc cơ quan A giao cho trung tâm B thực hiện gói thầu X do cơ quan A làm Chủđầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

Bài 33 Đơn vị A tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp máy tính theo hình thức đấu

thầu rộng rãi và nhà thầu B đã trúng thầu gói thầu này Đơn vị A được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với mặt hàng máy tính mà nhà thầu B đã trúng thầu bao nhiêu lần?

Trả lời:

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:

1 Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộccùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

2 Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã kýhợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu

đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không đượcvượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả muasắm trực tiếp không quá 12 tháng

Theo đó, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định nêutrên mà không có quy định cụ thể về số lần áp dụng Tuy nhiên, việc áp dụng mua sắm trựctiếp phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, tránh tình trạngchia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầunhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu vì đây là một trong các hành vi bị cấmtrong đấu thầu theo quy định tại điểm k khoản 6 điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.Ngoài ra, trường hợp gói thầu mua sắm thỏa mãn các điều kiện để được mua sắm trực tiếpnhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hàng hóa mà thị trường có su hướng giảm giáhoặc có tính năng kỹ thuật được đổi mới theo hướng tốt hơn thì người có thẩm quyền cầnquy định không áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mà nên chọn áp dụng hình thức lựachọn nhà thầu khác phù hợp hơn theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Bài 34 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X đang tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn

nhà thầu một số gói thầu tư vấn thuộc dự án xây dựng quy hoạch đô thị tỉnh tầm nhìn đến năm 2030 Theo quy đinh tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, việc lựa chọn gói thầu tư vấn lập quy họach được thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc thi tuyển Như vậy cácgói thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị của tỉnh X có được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu không, kể cả đối với gói thầu có giá trên hạn mức giá gói thầu thuộc trường hợp được

áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP?

Trang 18

chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan.

- Tại Điều 11, Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 quy định việc lựa chọn tổ chức

tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển Như vậypháp luật về quy hoạch không quy định đối với gói thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch thìđương nhiên áp dụng chỉ định thầu Nghị định số 37/2010/NĐ-CP (Điều 12) quy định cơquan tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đôthị theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu

- Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu chỉ được thực hiện đối vớigói thầu nêu tại các khoản a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13hoặc gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Do vậy, đối với trường hợp này, nếu gói thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị thuộc cáctrường hợp chỉ định thầu đã nêu trên và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy định tạikhoản 2, điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì được phép áp dụng hình thức chỉ địnhthầu Trường hợp gói thầu không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu thì phải áp dụnghình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp

Bài 35 Công ty cổ phần A là công ty con trực thuộc tập đoàn B chuẩn bị tổ chức lựa

chọn nhà thầu một số gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số

43/2013/QH13 Công ty cổ phần A có được phép sử dụng kết quả đấu thầu rộng rãi của tập đoàn B hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn để áp dụng mua sắm trực tiếp hay không?

Trả lời:

Tại khoản 1, Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Mua sắm trực tiếpđược áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toánmua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác Như vậy, đối với trươngf hợp của công

ty cổ phần A, nếu tập đoàn B hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn đã tổ chức đấu thầurộng rãi hoặc hạn chế và đã lựa chọn được nhà thầu cho một gói thầu nào đó thì công ty cổphần A có thể căn cứ kết quả đấu thầu này để áp dụng hinhg thức mua sắm trực tiếp đối vớigói thầu thuộc dự án do mình là chủ đầu tư có nội dung tương tự với gói thầu nêu trên đồngthời đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác quy định tài Điều 24 Luật đấu thầu số43/2013/QH13 Tuy nhiên cần lưu ý việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải đượcphê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở tổ chức đấu thầu

Bài 36 Công ty liên Doanh X đã tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế một gói thầu mua

sắm hàng hóa thuộc dự án xây dựng nhà máy ván ép Tuy nhiên, chỉ có 03 nhà thầu nộp HSDT và tất cả đều không đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT Trong trường hợp này để rút ngắn thời gian chuẩn bị xây dựng nhà máy ván ép nêu trên Công ty liên doanh X có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu chưa lựa chọn được nhà thầu sau khi đấu thầu rộng rãi quốc tế hay không?

Trả lời:

Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 15, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về việc tổchức đấu thầu quốc tế: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thựchiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa

đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹthuật, chất lượng, giá Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tạiViệt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; Như vậy, gói thầu này tổ chức đấu thầu quốc

tế khi phì hợp các tiêu chí ở trên

Trường hợp, sau khi đánh giá HSDT chủ đầu tư kết luận không có nhà thầu nào đápứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu (cả ba nhà thầu đều được đánh giá không đáp ứng yêu cầu

Trang 19

về năng lực, kinh nghiệm) thì BMT phải báo cáo Chủ đầu tư để tiến hành hủy thầu theo quydịnh tịa Điều 17, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.

-Trường hợp, Đế bảo đảm tiến độ xây dựng nhà máy, chủ đầu tư cũng không thể ápdụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu trên, Vì Chỉ định thầu chỉ áp dụng cho cáctrường hợp được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và mục I,chương V, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và phải trên cơ sở Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạchđấu thầu Cho nên, nếu BMT không tiến hành hủy thầu và đấu thầu quốc tế lại mà lại ápdụng hình thức chỉ định để lựa chọn nhà thầu thực hiện là vi phạm pháp luật về đấu thầu,không đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Bài 37 Gói thầu mua phần mềm diệt vi rút cho hệ thống thông tin thuộc dự án “Nâng

cấp hạ tầng công nghệ thông tin” của Chủ đầu tư A có giá gói thầu là 250 triệu Gói thầu cần những điều kiện gì để được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn? ngoài ra, trong quátrình thực hiện chỉ định thầu rút gọn, chủ đầu tư có phải thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hay không?

Trả lời:

Tại điểm e, khoản 1 Điều 22 quy định về một trong các trường hợp áp dụng chỉ địnhthầu “Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mứcđược áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội trong từng thời kỳ” và tại khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định hạnmức chỉ định thầu như sau: “Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hànghóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công” Vì vậy, với trường hợp nêutrên, gói thầu được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại khoản 2điều 56 NDD/2014/NĐ-CP

Trình tự thực hiện chỉ định thầu rút gọn như sau:

- Chuẩn bị và gửi dự thảo HĐ cho nhà thầu được Chủ đầu tư xác định đủ năng lực vàkinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

- Thương thảo, hoàn thiện HĐ;

- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lực chọn nhà thầu;

- Ký kết hợp đồng

Như vậy, với hình thức chỉ định thầu rút gọn, việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầukhông phải là yêu cầu bắt buộc tuy nhiên, trong trường hợp Chủ đầu tư thấy cần thiết thìvẫn có thể yêu cầu đơn vị có chức năng thẩm định nội dung này, làm cơ sở xem xét phêduyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Ngoài ra, dù gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng đểthực hiện chỉ định thầu , gói thầu phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu tạikhoản 2, điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

Bài 38 Trong Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu X áp dụng

hình thức tự thực hiện Khi thực hiện gói thầu này, chủ đầu tư giao cho đơn vị hạch toán phụthuộc mình nhưng đơn vị này không đủ năng lực thực hiện toàn bộ gói thầu Vậy việc áp dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp này có phù hợp không?

Trang 20

chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng”

Đối với tình huống trên, trường hợp đơn vị dự kiến được giao thực hiện gói thầu hạchtoán phụ thuộc với Chủ đầu tư và có năng lực kỹ thuật, tài chính kinh nghiệm để thực hiệntoàn bộ các phần công việc của gói thầu thì việc áp dụng hình thức tự thực hiện là phù hợp.Tuy nhiên, trường hợp đơn vị dự kiến được giao thực hiện gói thầu chỉ thực hiện đượcmột phần công việc của gói thầu, phần công việc còn lại của gói thầu phải giao cho đơn vịkhác với giá trị từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷđồng thì việc áp dụng hình thức tự thực hiện là không phù hợp theo quy định tại khoản 3 ,Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Trong trường hợp này cần phân chia lại gói thầu vàphê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định về pháp luật đấu thầu

Bài 39 Công ty cổ phần A là đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống hạ tầng cấp nước tại

Quận X Hiện tại, có một phần hệ thống cấp nước công ty cổ phần A cần di chuyển để phục

vụ công tác GPMB cho dự án xây dựng đường đô thị Trong trường hợp này, gói thầu di dờicông trình hạ tầng cấp nước có được áp dụng chỉ định thầu hay không? Công ty cổ phần A

có được chỉ định để thực hiện gói thầu di dời công trình hạ tầng cấp nước do mình quản lý hay không?

1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu

Đối với trường hợp của công ty cổ phần A, nếu công ty này là đơn vị trực tiếp quản lýcông trình hạ tầng kỹ thuật cấp nước nêu trên, có tư cách hợp lệ theo khoản 1 Điều 55 Luậtđấu thầu số 43/2013/QH13, đồng thời có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu di dờicông trình hạ tầng cấp nước sẽ được nhận HSYC chỉ định thầu mà việc áp dụng chỉ địnhthầu gói thầu này không phụ thuộc vào giá trị gói thầu có thuộc hạn mức chỉ định thầu haykhông?

CHƯƠNG III KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Bài 40 Có phải phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi chấm dứt hợp đồng

thực hiện với nhà thầu vi phạm để chỉ định thầu cho phần khối lượng công việc còn lại của gói thầu không?

Trả lời:

Trường hợp nhà thầu không còn năng lực đẻ tiếp tục thực hiện hợp đồng làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu dẫn đến chấm dứt hợpđồng và được người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu

đó, thì phần khối lượng công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu làphù hợp với quy định tại khoản 11, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP mà không cầnphê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trước đó nếu không làm ảnhhưởng tiến độ thực hiện dự án

Bài 41 Phân biệt hoạt động đào tạo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 4 Luật đấu

thầu số 43/2013/QH13? Khi nào được coi là dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn?

Trang 21

Trả lời:

- Hoạt động đào tạo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đượchiểu là đào tạo gắn liền với chuyển giao công nghệ mà không phải hoạt động đào tạo bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động này được coi là dịch vụ tư vấn

- Theo đó, Hoạt động tổ chức đào tạo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật đấu thầu số43/2013/QH13 là việc lựa chọn cơ sở đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm thuê giảng viên,nhân sự thực hiện đào tạo, tổ chức lớp học, cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học…hoạt độngnày được coi là dịch vụ phi tư vấn

Bài 42 Đơn vị nào thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua hóa chất, oxy,

Bài 43 Đối với gói thầu tư vấn áp dụng hợp đồng trọn gói thì cách xác định giá gói

thầu như thế nào?

Trả lời:

Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấpdịch vụ tư vấn, có nhiều phương pháp để tính giá gói thầu, trong đó chủ đầu tư có thể sửdụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng mức đầu tư để xác định giá trị tuyệtđối của gói thầu Tuy nhiên, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thì trong HSMT, HSYC khôngđược cho phép nhà thầu chào theo tỷ lệ % mà yêu cầu nhà thầu chào cụ thể về vị trí, sốlượng chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức lương và các chi phí khác (Chi phí đi lại,thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí…)

Bài 44 Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, đơn giản, không yêu cầu kỹ

thuật cao nhưng có số lượng lớn và có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng, chủ đầu tư có thể áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ để nhằm mục đích tiết kiệm thời gian trong đấu thầu và tăng cường áp dụng đấu thầu qua mạng được không?

Trả lời:

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 28 Khoản 1 Điểm a) quy định phương thức lựachọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chếđối với gói thầu mua sắm hàng hoá có quy mô nhỏ Gói thầu mua sắm hàng hoá quy mô nhỏ

là gói thầu có giá không quá 10 tỷ đồng (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Điều 63)

Theo đó, chỉ những gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ mới được phép ápdụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; khi tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hànghóa có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng (không phải là gói thầu quy mô nhỏ) phải áp dụngphương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu số43/2013/QH13

Như vậy, trường hợp chủ đầu tư áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đểlựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hoá có giá lớn hơn 10 tỷ đồng là chưa phùhợp với quy định nêu trên Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải áp dụng phương thức mộtgiai đoạn hai túi hồ sơ

Trang 22

Liên quan đến đấu thầu qua mạng, hiện nay việc áp dụng cách thức này đang đượcthực hiện từng bước theo lộ trình Theo đó, trường hợp gói thầu thuộc diện phải áp dụngphương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ thì chưa thực hiện đấu thầu qua mạng Tuy nhiên,khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải HSMT trên Hệ thống mạng đấu thầuquốc gia để tạo điều kiện cho các nhà thầu dễ dàng tiếp cận HSMT, nhằm tăng tính minhbạch, cạnh tranh trong đấu thầu.

Ngoài ra, đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng phươngthức một giai đoạn một túi hồ sơ, khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu tổ chức đấuthầu qua mạng nhằm rút ngắn thời gian trong đấu thầu, giảm thiểu thủ tục hành chính cũngnhư tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế của gói thầu

Bài 45 Để xác định tên gói thầu cho phù hợp, cách phân biệt gói thầu có yêu cầu cao

về kỹ thuật và gói thầu đơn giản dựa trên yếu tố nào?

Trả lời:

Gói thâu có yêu cầu cao về kỹ thuật là gói thầu trong đó việc thực hiện đòi hỏi kỹ thuậtcao, công nghệ giải pháp mới chưa phổ biến rộng rãi, được thực hiện trong môi trường điềukiện khó khăn, phức tạp…gói thầu có tính kỹ thuật đặc thù là gói thầu có tính chất đặc biệt,đặc trưng riêng và có sự khác biệt nổi bật ở một lĩnh vực nào đó

Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản thông thường là các góithầu có giá trị không cao, có thời gian thực hiện ngắn, các công việc thực hiện không đòi hỏichuyên môn sâu, không mang tính kỹ thuật cao…., gói thầu xây lắp công trình đơn giản làgói thầu đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và có giá gói thầu không quá 5 tỷđồng (Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu và Khoản 1, Điều 57Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể mà Chủ đầu tư xác định chophù hợp, ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 35 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 têngói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nộidung nêu trong dự án, dự toán mua sắm

Bài 46 Câu 7 (Cục QLĐT): Khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu

mua máy vi tính phục vụ công tác (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường), đơn vịthẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng máy

vi tính đế làm cơ sở thấm định về giá gói thâu

Anh/chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của đơn vị thấm định

Trả lời:

Căn cứ vào khoản 2, Điều 34, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định Căn cứ lập kếhoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:

a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn

vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế,mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếucó);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩmđịnh giá hoặc báo giá (nếu có)

Trong khi đó máy vi tính (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường) thì khôngcần chứng thư thẩm định giá, chỉ cần báo giá (nếu cần thiết) vì vậy yêu cầu của đơn vị thẩmđịnh là không phù hợp với pháp luật đấu thầu

Trang 23

Bài 47 Câu 8 (Cục QLĐT): Chủ đầu tư X hiện đang triển khai dự án “Đầu tư mới toa

xe khách” và đang trong giai đoạn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, trong

đó có gói thầu cung cấp mới toa xe khách Đặc tính của toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiêt kê bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất, lắp ráp và kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường Do đó, chủ đầu tư X dự kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỗn hợp thiết kế và cung cấp hàng hoá (EP) nhưng trong phần cung cấp hàng hoá gói thầu chia thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe

Anh/chị hãy bình luận về việc phân chia gói thầu nêu trên

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3, Điều 33, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điểm a, khoản 3, Điều 6Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT của bộ Kế hoạch đầu tư quy định: Việc phân chia dự án,

dự toán mua sắm phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng

bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu Như vậy, Do dự án có tính đồng bộ cao nênviệc cung cấp hàng hoá gói thầu chia thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấpthiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe là không phù hợp vì có nhiều gói thầu đồng nghĩa

có nhiều nhà thầu cung cấp thiết bị nên không thể đồng bộ Theo điểm K, khoản 6, Điều 89Luật đấu thầu thì việc Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định củaLuật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu là viphạm quy định về pháp luật

Bài 48 Câu 24 (Cục QLĐT): Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, gói thầu

mua sắm xe ô tô chuyên dụng được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp (gói thầu A) Chủ đầu tư dự kiến áp dụng kết quả đấu thầu rộng rãi gói thầu mua sắm xe ô tô chuyên dụng trước đó (gói thầu B) cho gói thầu A Nhà thầu Y là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu B và đã hoàn thành xong họp đồng của gói thầu B, đáp ứng về chất lượng, thời gian giao hàng và các nội dung khác của họp đồng, thời điểm hiện tại có đủ năng lực, kinh nghiệm và vẫn mong muốn được tham gia thực hiện gói thầu A Tuy nhiên, chủ đầu tư mời nhà thầu khác (nhà thầu Z) đến nhận hồ sơ yêu cầu của gói thầu A mà không phải là nhà thầu Y

Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về trường hợp nêu trên

Như vậy theo trường hợp trên, Nhà thầu Y là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu B và đãhoàn thành xong họp đồng của gói thầu B, đáp ứng về chất lượng, thời gian giao hàng vàcác nội dung khác của họp đồng, thời điểm hiện tại có đủ năng lực, kinh nghiệm và vẫnmong muốn được tham gia thực hiện gói thầu A thì CĐT nên mời Nhà thầu Y tiếp tục thựchiện gói thầu A Nhưng Chủ đầu tư lại mời nhà thầu Z đến nhận hồ sơ yêu cầu của gói thầu

A mà không phải là nhà thầu Y là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì căn cứ vàokhoản 3, Điều 24, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Trường hợp nhà thầu thực hiệnhợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được

Trang 24

áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinhnghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Bài 49 Chúng tôi đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) cho gói

thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện hợp đồng là 06 tháng Vậy khi lập giá gói thầu trong KHLCNT có cần phải tính toán cả chi phí dự phòng hay không? Trường hợp trong giá gói thầu có bao gồm cả chi phí dự phòng trượt giá, dự phòng phát sinh khối lượng nhưng thực tế khi thực hiện hợp đồng lại không xảy ra trượt giá, phát sinh khối lượng thì xử lý như thế nào và nhà thầu có được thanh toán khoản chi phí dự phòng trượt giá và phát sinh khối lượng hay không?

Như vậy, theo quy định nêu trên thì giá gói thầu trong KHLCNT đối với hợp đồng trọngói và các loại hợp đồng khác đều phải bao gồm chi phí dự phòng Tuy nhiên, chủ đầu tưcần lưu ý, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợpđồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì khi lập giá gói thầu, chi phí dự phòng đượctính bằng không Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầunhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định (chẳng hạn nếumức dự phòng tối đa theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 10% chi phí xây dựng thìtùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để tính toán mức chi phí dự phòng trong khoảng từ0% đến 10% chi phí xây dựng của gói thầu)

Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tínhtoán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dựphòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánhgiá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại (Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, hợpđồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nộidung công việc trong hợp đồng Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiệnnhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng Tổng

số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồngbằng đúng giá ghi trong hợp đồng

Như vậy, việc thanh toán cho nhà thầu thực hiện theo quy định nêu trên mà không phụthuộc vào việc có xảy ra trượt giá, phát sinh khối lượng nằm trong phạm vi hợp đồng đã kýhay không

Bài 50 Dự án X có gói thầu với nội dung công việc là xây lắp đường dây và cung cấp

máy biến áp (bao gồm cung cấp cột điện, vật liệu móng, tủ điện, dây dẫn, xà, sứ cách điện, máy biến áp…và lắp đặt vật tư, máy biến áp vào công trình) gói thầu này được hiểu là gói thầu gì theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 23, điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13: Gói thầu hỗn hợp

là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấphàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế,cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay)

Trang 25

Như vậy, gói thầu với nội dung công việc là xây lắp đường dây và cung cấp máy biến

áp (bao gồm cung cấp cột điện, vật liệu móng, tủ điện, dây dẫn, xà, sứ cách điện, máy biếnáp…và lắp đặt vật tư, máy biến áp vào công trình) là gói thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp(PC)

Bài 51 Trong quá trình lập dự toán gói thầu, đơn giá của một số hạng mục thay đổi so

với đơn giá trong dự toán của dự án Như vậy có phải phê duyệt lại giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 điều 117 NĐ số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp dựtoán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựachọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu theo nguyên tắc sau đây:

i) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toánmua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu Trường hợp giátrị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phảiđiều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựachọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;ii) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu

đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnhhình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán đượcduyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Theo đó, Nếu dự toán được duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghitrong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trongKHLCNT theo nguyên tắc nêu trên mà không phụ thuộc vào đơn giá trong dự toán của góithầu cao hơn hay thấp hơn so với đơn giá trong dự toán của dự án đã được phê duyệt

Bài 52 Công ty TNHH A đang tiến hành lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có

giá dưới 500 triệu đồng và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu Trong KHLCNT ghi như sau: Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn, một túi hồ sơ; Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên cóphù hợp không?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 54 và khoản 2 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định góithầu dịch vụ tư vấn có giá không quá 500 triệu đồng nằm trong hạn mức chỉ định thầu; góithầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn.Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 28 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 phương thứcmột giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

Theo quy định tại khoản 5, điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015của Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu (có hiệu lực kể

từ ngày 10/12/2015) phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong cáctrường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, muasắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầurút gọn thì không phải nội dung này

Đối với trường hợp nêu trên, việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu dịch

vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy định tạikhoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 là phù hợp với quy định của pháp luật về

Trang 26

đấu thầu; theo đó trong KHLCNT có thể không ghi nội dung phương thức lựa chọn nhà thầuhoặc ghi phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ Ngoài ra, từ khi thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực thig không nêu phương thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu ápdụng quy trình chỉ định thầu rút gọn.

Bài 53 Bệnh viện X cần tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc có giá 9 tỷ

đồng Do lượng thuốc thực tế bệnh viện cần sử dụng phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh trong năm nên bệnh viện dự định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định

Trong trường hợp này, việc áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định có phù hợpvới quy định của Pháp luật về đấu thầu không? Trường hợp ký hợp đồng trọn gói thì cóđược phép thanh toán theo thực tế số thuốc cần mua không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 62 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định

về hợp đồng trọn gói “Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gianthực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng Việc thanh toán đối với hợpđồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lầnkhi hoàn thành hợp đồng Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thànhcác nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng” và tại điểm c, khoản 1, Điều

62 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định như sau “Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng

cơ bản Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này,người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn

so với hợp đồng trọn gói Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơngiản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồngtrọn gói

Đối với trường hợp bệnh viện X, việc áp dụng loại hợp đồng phải tuân theo nguyên tắcnêu trên Theo đó, đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế quy mô nhỏ, phải ápdụng hợp đồng trọn gói Tuy nhiên, tính chất trọn gói được hiểu là áp dụng toàn bộ hạngmục nêu trong hợp đồng đã ký kết Trường hợp phải tăng hoặc giảm khối lượng các hạngmục trong hợp đồng do số lượng hàng hóa cần mua phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh, sốlượng bệnh nhân khám bệnh thì có thể được điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 điều 93Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Ngoài ra, đối với loại hợp đồng này, có thể áp dụng điều kiệnthanh toán là thanh toán theo tiến độ cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho phù hợp vớitình hình thực tế

Bài 54 Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Đấu thầu

số 43/2013/QH13 có được phép áp dụng loại Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm hay không?

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, khi xây dựng giá gói thầu trong KHLCNT, CHủ đầu

tư có thể tính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư để xác định giá trịgói thầu Tuy nhiên, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, thì trong HSMT, HSYC thì không đượccho phép nhà thầu chào theo tỷ lệ % mà phải yêu cầu nhà thầu chào cụ thể từng vị trí, sốlượng chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức lương và các chi phí khác (Chi phí đi lại,công tác phí, thuê phòng nghỉ, văn phòng phẩm….), trường hợp lựa chọn được nhà thầu

Trang 27

trúng thầu thì Hợp đồng với Chủ đầu tư và nhà thầu phải tuân thủ theo hợp đồng được phêduyệt trong Kế hoạch LCNT, không được ký hợp đồng theo tỷ lệ %.

Bài 55 Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ xuất bản phẩm theo chuyên đề thuộc

chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

- Tại khoản 39, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Sản phẩm, dịch vụcông là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộngđồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trongcác lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học - côngnghệ, tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định củaChính phủ Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sựnghiệp công”

- Tại khoản 3, Điều 129, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Đối với việc muasắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại Điểm đKhoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thứcđặt hàng, giao kế hoạch được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CPngày 16 tháng 10 năm 2013; các hình thức lựa chọn nhà thầu khác được thực hiện theo quyđịnh tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định này”

- Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ có quyđịnh về danh mục dịch vụ sự nghiệp công tại phụ lục đính kèm, trong đó có lĩnh vực cungcấp sách, báo, văn hóa phẩm cho miền núi và dân tộc theo chương trình của Nhà nước Đốivới trường hợp, dịch vụ xuất bản phẩm theo Chuyên đề thuộc Chương trình Mục tiêu quốcgia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo sử dụng ngân sáchnhà nước được coi là dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục này

Hiện nay, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP khôngquy định về hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ Do đó việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đối vớicác dịch vụ sự nghiệp công sẽ được thực hiện theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày14/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ, cung cấpdịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, việc lựa chọn nhà thầu theo các hìnhthức khác được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định

số 63/2014/NĐ-CP

Bài 56 Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh X cần lựa chọn nhà thầu 2 gói thầu bao gồm:

(1) Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường nước sông Danh, sông Dinh, đề xuất biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn gốc tại lưu vực sông (2) Quan trắc môi trường khu liên hợp sử lý chất thải của tỉnh Các gói thầu này được xác địn là gói thầu nào theo quy định của pháp luật

về đấu thầu

Trả lời:

-Tại khoản 8, khoản 9, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:

8 Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quyhoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báocáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dựtoán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá

hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giámsát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ

tư vấn khác

9 Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm,quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ

Trang 28

chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấnquy định tại khoản 8 Điều này.

Do vậy, gói thầu Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường nước sông Danh, sông Dinh,

đề xuất biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn gốc tại lưu vực sông được thực hiện bởi chuyêngia trong lĩnh vực chuyên nghành để đưa ra các báo cáo điều tra, đánh giá, đề xuất các biệnpháp thì là gói thầu dịch vu tư vấn

Đối với gói thầu Quan trắc môi trường khu liên hợp sử lý chất thải của tỉnh chỉ yêu cầuviệc đo đạc, ghi nhận thuần túy các chỉ số liên quan đến môi trường, không đòi hỏi khả năngsáng tạo của các chuyên gia tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thì thuộc dịch vụ phi tư vấn

Bài 57 Trường hợp Chủ đầu tư áp dụng phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ để

lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp có giá gói thầu >20 tỷ đồng thì có vi phạm quy định của Pháp luật về đấu thầu không?

áp dụng phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầuxây lắp có giá gói thầu >20 tỷ đồng là vi phạm quy định của Pháp luật về đấu thầu

Bài 58 Với đặc thù của ngành, có một số gói thầu xây lắp hoặc hỗn hợp (cung cấp

hàng hóa và xây lắp) mặc dù thuộc hạn mức quy mô nhỏ (giá gói thàu nhỏ hơn 20 tỷ đồng) nhưng có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi công nghệ cao Để lựa chọn nhà thầu đáp ứngyêu cầu này Tổng công ty X có thể áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn 2 túi hồ sơđược không thay vì áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

là phù hợp với quy định về pháp luật đấu thầu Do vậy, đối với các gói thầu có quy mô nhỏ,căn cứ vào tính chất của gói thầu, người có thẩm quyền được lựa chọn áp dụng phương thứcđấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn, 2 túi hồ sơ

Bài 59 Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, đơn giản, không yêu cầu kỹ

thuật cao nhưng có số lượng lớn và có giá trị trên 10 tỷ đồng, tổng công ty X có thể áp dụngphương thức đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ được không? nhằm mục đích tiết kiệm thời gian trong đấu thầu và tăng cường áp dụng đấu thầu qua mạng

Trang 29

gói thầu quy mô nhỏ nên không được áp dụng hình thức đấu thầu một giai đoạn, một túi hồ

sơ mà phải áp dụng phương thức một giai đoạn, 2 túi hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Luậtđấu thầu số 43/2013/QH13

Liên quan đến đấu thầu qua mạng, hiện nay việc áp dụng hình thức này đang đượcnghiên cứu để quy định thực hiện theo lộ trình, do đó trường hợp gói thầu thuộc diện phải

áp dụng phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ thì tổng công ty X thực hiện đấu thầu theo cáchtruyền thống mà chưa thực hiện đấu thầu qua mạng ngay được Đối với gói thầu đấu thầurộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng phương thức một túi hồ sơ khuyến khích tổng công

ty X tổ chức đấu thầu qua mạng theo quy định nhằm rút ngắn thời gian trong đấu thầu, giảmthiểu thủ tục hành chính cũng như tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế

Bài 60 Gói thầu dọn vệ sinh cho bệnh viện công tại địa phương thực hiện ký hợp

đồng trọn gói cả năm với giá trị khoảng 1 tỷ đồng Gói thầu trên được xếp vào lĩnh vực gì (mua sắm hàng hóa, tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn) và thủ tục, quy trình, cách thức thực hiệnđấu thầu đối với gói thầu này

Trả lời:

Tại khoản 9, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Dịch vụ phi tư vấn làmột hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộcquy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng,

vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này”

Do vậy, dịch vụ dọn vệ sinh là dịch vụ phi tư vấn

Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện đấu thầu đối với gói thầu dọn vệ sinh thực hiệnthự hiện theo Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện đấu thầu đối với gói thầu phi tư vấnquy định tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 63/2014/NĐ-CP Đối với gói thầu

có giá trị khoảng 1 tỷ đồng thì có thể áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tạiđiều 20 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hoặc chào hàng cạnh tranh theo quy định tài Điều

23 Luật này Việc áp dụng hình thức nào phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kếhoạch lựa chọn nhà thầu

Bài 61 Giá gói thầu được người có thẩm quyền phê duyệt trong KHLCNT Tuy nhiên

để đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi tổ chức đấu thầu rộng rãi, Chủ đầu tư phê duyệt giá gói thầu (trong quyết định phê duyệt HSMT) bằng giá trị dự toán được phê duyệt nhân với một tỷ lệ phần trăm giảm giá nhất định (tỷ lệ giảm giá lấy theo quy định bắt buộc của địa phương về bắt buộc giảm giá khi áp dụng hình thức chỉ định thầu)

Việc Chủ đầu tư phê duyệt gái gói thầu như trên có phù hợp với quy định của phápluật đấu thầu hiện hành

Trả lời:

Tại điểm a, khoản 2, Điều 35 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Giá gói thầuđược xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán muasắm đối với mua sắm thường xuyên Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí đểthực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế Giá gói thầu được cập nhậttrong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết” Như vậy theo quy định của phápluật hiện hành về đấu thầu, đối với các gói thầu đã có dự toán xây dựng công trình đượcduyệt thì dự toán này chính là cơ sở để xác định giá gói thầu Pháp luật về đấu thầu khôngquy định tỷ lệ giảm trừ giá gói thầu so với dự toán được duyệt

Đối với tình huống trên, việc giá gói thầu được quy định bằng giá trị dự toán được phêduyệt nhân với một tỷ lệ phần trăm giảm giá nhất định là chưa đủ cơ sở pháp lý, và khôngphù hợp với quy định về đấu thầu Tiết kiệm chi phí trong đấu thầu là chủ trương đúng đắn,cần thiết và phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch

Trang 30

avf hiệu quả kinh tế song phải bảo đảm không trái với quy định về pháp luật Để đạt đượcmục tiêu tiết kiệm chi phí trong đấu thầu thì quan trọng là phải xem xét, kiểm soát ngay tạibước ập hồ sơ thiết kế và dự toán công trình Nếu dự toán được lập chính xác, đầy đủ, sátvới thiết kế thì khi phê duyệt giá gói thầu sát với khối lượng thực tế, như vậy sẽ tiết kiệmđược chi phí mà vẫn đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện gói thầu Ngoài ra, quantrọng là phải tạo được môi trường đấu thầu rộng rãi, cạnh tranh, bình đẳng giữa các nhàthầu.

Bài 62 Khi xây dựng giá gói thầu trong KHLCNT đối với gói thầu thuộc dự toán mua

sắm thường xuyên, có cần phải chứng minh giá hàng hóa bằng chứng thư thẩm định giá hay không?

Trả lời:

Theo mục đ, khoản 2, Điều 34 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định một trong cáccăn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên là “Kết quả thẩmđịnh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá(nếu có) Như vậy, việc thẩm định giá không phải là cách thức duy nhất để làm căn cưa xácđịnh giá gói thầu, theo đó đối với loại hàng hóa phổ biến trên thị trường, đơn giản trong việckhảo sát, lấy báo giá thì không cần thiết phải thẩm định giá khi xây dựng giá gói thầu

CHƯƠNG IV HỒ SƠ MỜI THẦU

Bài 63 HSMT sử dụng thang điểm 100 để đánh giá về kỹ thuật, trong đó tổng điểm

tối đa của hạng mục A là 2 điểm, nhưng tổng các điểm chi tiết của hạng mục A là 1,5 điểm, trong trường hợp này thang điểm chuẩn để đánh giá là 99,5 điểm hay 100 điểm

Trả lời:

Nếu tổng điểm tối đa của hạng mục A là 2 điểm nhưng tổng các điểm chi tiết của hạngmục A là 1,5 điểm (thiếu mất 0,5 điểm) thì việc đánh giá được thực hiện theo thang điểmchi tiết, điểm tối đa đối với hạng mục A là 1,5 điểm, tổng thang điểm là 99,5 điểm Nhưvậy, nhà thầu đạt từ mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định trong HSMT trên tổng số điểm(99,5 điểm) trở lên được coi là đáp ứng bước đánh giá về kỹ thuật

Bài 64 Câu 1 (Cục QLĐT): Tại trang bìa của hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phát

hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) mà không được đóng dấu của Ban quản

lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A

Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có hợp lệ hay không, phân tích lý do hợp lệ/không hợplệ?

Trả lời:

HSMT do Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A phát hành khi trang bìacủa hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án chuyênngành giao thông tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) mà không được đóng dấu củaBan quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A là không hợp lệ

Vì Theo mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06tháng 05 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầuxây lắp thì tại trang bìa của HSMT, ngoài các mục quy định như “Tên gói thầu”, “Dự án”….phải ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu của đại diện hợp pháp của bên ời thầu vì nóchứng minh được HSMT do đơn vị nào phát hành

Trang 31

Bài 65 Câu 35 (Cục QLĐT): Khi xây dựng yêu cầu về doanh thu bình quân hàng năm

cho hồ sơ mời thâu gói thầu xây lắp X có thời gian thực hiện hợp đồng phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là 24 tháng,

Ban Quản lý dự án A sử dụng công thức sau:

Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của hồ sơ mời thầu

Trả lời:

Căn cứ vào Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư, trong mục2.1.Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm trong Chương III Mục yêucầu về doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu được quy định nhưsau:

Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thựchiện hợp đồng theo năm) x k

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến 2;

Mặt khác, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Khoản 2 Điều 23) quy định trong HSMTkhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng

Như vậy, việc Ban quản lý dự án A sử dụng K=3.5 trong công thức trên là chưa phùhợp, sẽ làm hạn chế sự tham gia của các các nhà thầu đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ

Bài 66 Câu 36 (Cục QLĐT): Theo anh/chị, khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu

xây lắp thì cần lưu ý những nội dung gì để có thể lựa chọn được nhà thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh

Trả lời:

Khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu xây lắp để lựa chọn được nhà thầu bảo đảmchất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh thì việc lập HSMT rất quan trọng, vì vậy BMT cầnlưu ý:

- Phân công cán bộ lập HSMT phải là người am hiểu pháp luật về xây dựng và đấuthầu và các pháp luật khác liên quan, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơmời thầu và đánh giá HSDT, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tuân thủ tuyệt đối vềpháp luật đấu thầu nói riêng và pháp luật nói chung;

- Khi lập HSMT phải tuân thủ theo mẫu của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, đặc biệtlưu ý các tiêu chí về Năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu cần lập HSMT:+ Căn cứ vào tính chất, giá trị gói thầu để yêu cầu số năm nộp báo cáo tài chính, doanhthu bình quân từ hoạt động xây lắp sao cho phù hợp, không làm hạn chế sự tham gia của cácnhà thầu;

+ Căn cứ giá trị gói thầu, thời gian thi công xây dựng để yêu cầu về Doanh thu bìnhquân từ hoạt động xây dựng, Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho phù hợp không làm hạnchế sự tham gia của các nhà thầu;

+ Căn cứ vào quy mô, tính chất, giá trị gói thầu để yêu cầu về kinh nghiệm hợp đồngtương tự, loại, giá trị, số lượng hợp đồng tương tự không đưa thêm các điều kiện làm hạnchế sự tham gia của các nhà thầu (ví dụ như hợp đồng thi công tại địa phương a, b,c….);+ Cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan về dự án, gói thầu, (chỉ dẫn kỹ thuật nếu có)

và nêu các yêu cầu phù hợp với gói thầu trong Chương yêu cầu về xây lắp

+ Căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu để lựa chọn phương pháp đánh giá trongHSMT cho phù hợp

Đặc biệt khi lập HSMT “không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng”

Trang 32

Bài 67 Câu 37 (Cục QLĐT): Theo anh/chị, khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu

mua săm hàng hóa thì cần lưu ý những nội dung gì đế có thế lựa chọn được nhà thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh

Trả lời:

Khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa để lựa chọn được nhà thầubảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh thì việc lập HSMT rất quan trọng, vì vậyBMT cần lưu ý:

- Phân công cán bộ lập HSMT phải là người am hiểu pháp luật về xây dựng và đấuthầu và các pháp luật khác liên quan, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơmời thầu và đánh giá HSDT, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tuân thủ tuyệt đối vềpháp luật đấu thầu nói riêng và pháp luật nói chung;

- Khi lập HSMT phải tuân thủ theo mẫu của Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, đặc biệtlưu ý các tiêu chí về Năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu cần lập HSMT:+ Căn cứ vào tính chất, giá trị gói thầu để yêu cầu số năm nộp báo cáo tài chính, doanhthu bình quân từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp, không làm hạn chế sựtham gia của các nhà thầu;

+ Căn cứ giá trị gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng, loại hàng hóa để yêu cầu vềDoanh thu bình quân từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, Yêu cầu về nguồn lực tài chính chophù hợp không làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu;

+ Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địaphương để quy định kinh nghiệm hợp đồng tương tự cho phù hợp, không đưa thêm các điềukiện làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu

+ Cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan về dự án, gói thầu, (chỉ dẫn kỹ thuật nếu có)

và nêu các yêu cầu phù hợp với gói thầu trong Chương Phạm vi cung cấp

+ Căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu để lựa chọn phương pháp đánh giá trongHSMT cho phù hợp

Đặc biệt khi lập HSMT “không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng”

Bài 68 Câu 38 (Cục QLĐT): Theo anh/chị, khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu

cung cấp dịch vụ phi tư vấn thì cần lưu ý những nội dung gì đế có thế lựa chọn được nhà thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh

- Khi lập HSMT phải tuân thủ theo mẫu của Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT, đặc biệtlưu ý các tiêu chí về Năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu cần lập HSMT:+ Căn cứ vào tính chất, giá trị gói thầu để yêu cầu số năm nộp báo cáo tài chính, doanhthu bình quân từ hoạt động cung cấp dịch vụ sao cho phù hợp, không làm hạn chế sự thamgia của các nhà thầu;

+ Căn cứ giá trị gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng để yêu cầu về Doanh thu bìnhquân hàng năm từ hoạt động cung cấp dịch vụ, Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho phù hợpkhông làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu;

Trang 33

+ Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để yêu cầu về hợp đồng tương tự cho phùhợp, không đưa thêm các điều kiện làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

+ Cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan về dự án, gói thầu, và nêu các yêu cầu phùhợp với gói thầu trong Chương Phạm vi cung cấp dịch vụ

Đặc biệt khi lập HSMT “không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng”

Bài 69 Câu 39 (Cục QLĐT): Theo anh/chị, khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu

cung cấp dịch vụ tư vấn thì cần lưu ý những nội dung gì đế có thế lựa chọn được nhà thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh

Trả lời:

Khi lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn để lựa chọn được nhàthầu bảo đảm chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh thì việc lập HSMT rất quan trọng, vìvậy BMT cần lưu ý:

- Phân công cán bộ lập HSMT phải là người am hiểu pháp luật về xây dựng và đấuthầu và các pháp luật khác liên quan, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơmời thầu và đánh giá HSDT, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tuân thủ tuyệt đối vềpháp luật đấu thầu nói riêng và pháp luật nói chung;

- Khi lập HSMT phải tuân thủ theo mẫu của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT, đặc biệtlưu ý các tiêu chí về Năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu cần lập HSMT:+ Căn cứ vào tính chất, quy mô, giá trị gói thầu để yêu cầu các tiêu chí về kinh nghiệm

và năng lực của nhà thầu, giải pháp và phương pháp luận, yêu cầu về nhân sự cho phù hợp,không làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu;

+ Cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan về dự án, gói thầu, và nêu các yêu cầu phùhợp với gói thầu trong Chương tóm tắt các yêu cầu về dịch vụ tư vấn

Đặc biệt khi lập HSMT “không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng”

Bài 70 HSMT đưa ra quy định không phù hợp với pháp luật về đấu thầu, nhà thầu đã

có văn bản yêu cầu bên mời thầu làm rõ nhưng HSMT vẫn được phát hành, đánh giá và đã

có kết quả lựa chọn nhà thầu, trong trường hợp này nhà thầu có được phép kiến nghị không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”

Trường hợp khi tham gia đấu thầu, nhà thầu nhận thấy trong HSMT nêu ra các điềukiện nằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng thì nhà thầu có thể kiến nghị đến chủ đầu tư,người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại mục 1 chương XII luật đấu thầu43/2013/QH13

Trường hợp sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu có kiến nghị vềKQLCNT, nội dung của HSMT thì chủ đầu tư, người có thẩm quyền phải có trách nhiệmgiải quyết kiến nghị theo quy định nêu trên

Bài 71 Công ty M đến mua HSMT nhưng được bên mời thầu bán cho 1 bộ HSMT

phô tô đã có chữ ký, con dấu của bên mời thầu, đồng thời bên mời thầu cũng đã đóng dấu treo và dấu giáp lai vào HSMT này thì có được coi là phù hợp với quy định của pháp luật vềđấu thầu không?

Trang 34

Trả lời:

Trường hợp HSMT là bản phô tô có đầy đủ chữ ký và con dấu của bên mời thầu vàđược bên mời thầu đóng dấu treo và dấu giáp lai thì được coi là phù hợp với quy định củapháp luật về đấu thầu

Bài 72 Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phát hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký của

Giám đốc ban quản lý dự án (bên mời thầu) mà không được đóng dấu của Ban quản lý dự

án thì Hồ sơ mời thầu này có được coi là hợp lệ hay không?

Trả lời:

HSMT do Ban quản lý dự án phát hành khi trang bìa của hồ sơ mời thầu gói thầu xâylắp chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) màkhông được đóng dấu của Ban quản lý dự án là không hợp lệ

Vì Theo mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06tháng 05 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầuxây lắp thì tại trang bìa của HSMT, ngoài các mục quy định như “Tên gói thầu”, “Dự án”….phải ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu của đại diện hợp pháp của bên mời thầu vì nóchứng minh được HSMT do đơn vị nào phát hành

Bài 73 Chủ đầu tư đang tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát xây dựng bệnh viện

đa khoa tỉnh X, HSMT quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng gói thầu tương tự là tư vấn giám sát thi công gói thầu công trình y tế trên địa bàn tỉnh X thì có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng” Vì vậy, trườnghợp HSMT quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện tư vấn giám sát thi công xâydựng gói thầu tương tự là tư vấn giám sát thi công gói thầu công trình y tế trên địa bàn tỉnh

X là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu vì sẽ làm hạn chế sự tham giacủa nhà thầu, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bìnhđẳng, làm giảm mục tiêu công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quảkinh tế

Bài 74 Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo

hình thức chào hàng cạnh tranh Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ xuất

xứ, nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất

Việc quy định cụ thể xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnhtranh có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Trả lời:

Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm trongđấu thầu là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối vớigói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầurộng rãi, đấu thầu hạn chế

Đối với trường hợp của đơn vị X, việc nêu nhãn hiệu hàng hóa khi lập hồ sơ yêu cầuchào hàng cạnh tranh không thuộc sự điều chỉnh của quy định nêu trên Tuy nhiên, theo quyđịnh tại Điều 4 Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉđịnh thầu, chào hàng cạnh tranh, đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh,khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêuchuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu

Trang 35

chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm để chỉ một hoặcmột số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, gây ra sựcạnh tranh không bình đẳng Trường hợp không thể mô tả được hàng hóa cần mua theo đặctính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì mới được phép nêu nhãn hiệu,catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hànghóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thờiquy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng,tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không quy định tương đương vềxuất xứ.

Như vậy, khi bên mời thầu X đã mô tả được hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật,thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì việc quy định nội dung xuất xứ, nhãn hiệutrong hồ sơ yêu cầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu Ngoài ra, cầnlưu ý việc mô tả hàng hóa cần mua phải bảo đảm không mang tính cá biệt hóa, làm cho chỉmột hoặc một số ít sản phẩm đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầukhác

Bài 75 Chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu in ấn tài liệu

cho thành phố K, trong HSMT đưa ra yêu cầu nhà thầu phải có “xưởng in tại thành phố K” thì có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không? Có làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu không? Thực tế nhà thầu có xưởng in ở địa điểm khác vẫn đáp ứng được yêu cầu của HSMT về tiến độ thực hiện hợp đồng

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng” Vì vậy, trườnghợp HSMT yêu cầu nhà thầu phải có “xưởng in tại thành phố K” là không phù hợp với quyđịnh của pháp luật về đấu thầu vì sẽ làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, tạo lợi thế chomột hoặc một số nhà có xưởng in tại thành phố K, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng,làm giảm mục tiêu công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế

Bài 76 Tháng 5 năm 2016, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu

cung cấp dịch vụ phi tư vấn về môi trường, trong HSMT đưa ra yêu cầu “có thời gian công tác trong trong lĩnh vực duy trì vệ môi trường liên tục tối thiểu 5 năm đối với vị trí tổng giám đốc, giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã và các chức danh tương đương; phải có ít nhất 10

xe vận chuyển rác, đất là xe mới sử dụng (xe mới đăng ký lần đầu) trong vòng 02 năm trở lại đây (2014, 2015), trong 10 xe vận chuyển phải có tối thiểu 05 xe vận chuyển rác là xe mới sản xuất năm 2015” có phù hợp không? Có làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”

Mặt khác, các mẫu HSMT của bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ đưa ra hướng dẫn quy địnhnăng lực, kinh nghiệm cho nhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu như: Chỉ huytrưởng công trường, chủ nhiệm kỹ thuật, đội trưởng thi công…khả năng huy động máy mócđáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, kiểm định, tải trọng… do đó, việc HSMT đưa racác yêu cầu như nêu trên sẽ hạn chế sự tham gia dự thầu bên cạnh đó, trong tiêu chuẩn đánhgiá HSDT, về tư cách hợp lệ của nhà thầu theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư tạicác mẫu HSMT cũng không có nội dung này

Trang 36

Bài 77 Có được đưa tiêu chí về đóng bảo hiểm xã hội vào phần đánh giá về tư cách

hợp lệ của nhà thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”

Mặt khác, Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định

về tư cách hợp lệ của nhà thầu không có nội dung về tiêu chí đóng bảo hiểm xã hội

Theo đó, việc đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người lao động, người sử dụnglao động theo quy định cua pháp luật về bảo hiểm xã hội Việc đưa tiêu chí đóng bảo hiểmvào phần đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu

vì sẽ làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng

Bài 78 HSMT gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được lập theo mẫu quy định

tại Thông tư nào?

Bài 79 Chủ đầu tư A đang tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,

trong HSMT quy định ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, tiếng Việt dùng để tham khảo, khi đánh giá HSDT, có sự khác nhau giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong Hợp đồng tương tự

mà nhà thầu cung cấp Vậy cần căn cứ vào tài liệu nào để làm cơ sở đánh giá?

Trả lời:

Tại Điều 9, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấuthầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh Theo đó, trường hợp HSMT quyđịnh tiếng Anh là ngôn ngữ áp dụng, tiếng Việt dùng để tham khảo thì việc đánh giá HSDTphải căn cứ vào HSMT bằng tiếng Anh và HSMT bằng tiếng Anh Tuy nhiên, có sự khácnhau giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong hợp đồng tương tự mà nhà thầu cung cấp thìphải căn cứ vào bản có ngôn ngữ được hợp đồng đó quy định là ngôn ngữ áp dụng đối vớihợp đồng

Bài 80 Trong quá trình lập HSMT, do sơ xuất nên trước ngày có thời điểm đóng thầu

07 ngày, bên mời thầu đã sửa đổi HSMT và gửi đến các nhà thầu đã mua HSMT nhưng không tiến hành gia hạn thời điểm đóng thầu thì có vi phạm pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại điểm m, khoản 1, Điều 12, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Thời giangửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10

Trang 37

ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thờiđiểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thìtối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu Trường hợp thời gian gửivăn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạnthời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơmời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” Đối với gói thầu quy

mô nhỏ, trường hợp cần sửa đổi HSMT, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trướcthời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị HSDT(quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 64 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Theo đó, nếu gói thầu không phải là gói thầu có quy mô nhỏ thì thời gian gửi văn bảnsửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã mua HSMT trước ngày có thời điểm đóng thầu 07 ngày

mà không gia hạn thời điểm đóng thầu là vi phạm quy định nêu trên

Bài 81 Bên mời thầu là một cơ quan nhà nước thuộc tỉnh A cần triển khai việc xây

dựng phần mềm cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin Trong đó HSMT đưa ra yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng đối với nhà thầu như sau: Phải có kinh nghiệm thực hiện ít nhất

8 hợp đồng xây dựng, triển khai phần mềm, cơ sở dữ liệu cho cơ quan nhà nước thuộc tỉnh

A Trong trường hợp này, việc đưa ra yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật vềđấu thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 12, Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Đấu thầu là quá trìnhlựa chọn nhà thầu… trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế”, Mặt khác, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mờithầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặcnhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”.Đối với trường hợp nêu trên, việc HSMT đưa ra yêu cầu nhà thầu phải có ít nhất 08hợp đồng xây dựng, triển khai phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin cho các cơquan nhà nước thuộc tỉnh A là quá cao và không hợp lệ, làm hạn chế sự tham gia của cácnhà thầu giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng phần mềm nhưng chưa thực hiện nhiềuhợp đồng cho tỉnh này Trong trường hợp này, cần sửa đổi HSMT theo hướng không đưa rayêu cầu cao quá yêu cầu của gói thầu dẫn tới hạn chế sự tham gia của các nhà thầu Trườnghợp thuê tư vấn lập HSMT, cần yêu cầu tư vấn lập lại HSMT và kiểm soát kỹ nội dung củaHSMT để bảo đảm các mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch

và hiệu quả kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của HSMT

Bài 82 Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp thuộc phạm vi

điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 Trong đó, HSMT dự kiến quy định về nhân

sự như sau:

Kỹ sư: Phải là nhân sự thuộc biên chế nhà thầu, đóng bảo hiểm tại nhà thầu từ 05 nămtrở lên Công nhân xây dựng và nhân sự khác: Phải là nhân sự thuộc biên chế, ký hợp đồngvới nhà thầu ít nhất được 3 năm, có sổ bảo hiểm và đóng bảo hiểm xã hội tại nhà thầu.Yêu cầu về nhân sự do bên mời thầu X đưa ra có phù hợp với quy định của pháp luật

về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”

Theo hướng dẫn tại Mục 1 chương III mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông

tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, một trong các nộidung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu là nhân sự chủ chốt, căn cứ quy mô

Trang 38

tính chất của gói thầu và pháp luật về xây dựng mà bên mời thầu quy định yêu cầu về nhân

sự chủ chốt như chỉ huy trưởng công trình, chủ nhiệm kỹ thuật thi công, đội trưởng thi công,giám sát kỹ thuật….và số năm kinh nghiệm tối thiểu của nhân sự chủ chốt cho phù hợp.Đối với trường hợp nêu trên, việc HSMT quy định nhân sự tham gia gói thầu phải có

sổ bảo hiểm thời gian đóng từ 3-5 năm gần nhất tại nhà thầu là quá khắt khe và có thể làmhạn chế sự tham gia của nhà thầu Trong trường hợp này, nếu nhân sự chủ chốt do nhà thầu

đề xuất có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT thì được coi là đáp ứngyêu cầu về nhân sự chủ chốt Trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầunộp các tài liệu làm rõ, chứng minh khả năng huy động nhân sự chủ chốt của nhà thầu nhưhợp đồng lao động…

Bài 83 Năm 2016, Chủ đầu tư M tiến hành thủ tục sơ tuyển đối vời 01 gói thầu xây

lắp Trong đó, hồ sơ mời sơ tuyển quy định nhà thầu cần liệt kê các hợp đồng tương tự đã thực hiện và hoàn thành trong các năm 2012, 2013, 2014

Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và có một số hợp đồng ký kết năm 2012nhưng hoàn thành năm 2015, Trong trưòng hợp này, bên mời thầu có xem xét các hợp đồnghoàn thành năm 2015 để tính năng lực, kinh nghiệm cùa nhà thầu A hay không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Ghi chú số 5 Mục 2.1 Chương III mẫu HSMT xây lắp ban hànhkèm Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 cùa Bộ Kế hoạch và đầu tư, chủ đầu tưcăn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phưong mà cóthể quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công một số gói thầu tương tự trong khoảngthời gian từ 3 năm đen 5 năm

Việc quy đinh nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công gói thầu tưong tự trong khoảngthời gian từ 3 năm đến 5 năm gần nhất so với thời điểm tổ chức sơ tuyển nhằm mục đíchđánh giá một cách chính xác về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tại thời điểm sơ tuyểnđồng thời không làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu

Đối với trường hợp nêu trên, do gói thầu đang tổ chức sơ tuyển năm 2016 nên việcHSMT quy định chỉ xem xét các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành trongkhoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 là chưa phù hợp với hướng dẫn nêu trên, làmhạn chế sự tham gia của nhà thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu Theo đó, trườnghợp bên mời thầu đã phát hành HSMT nhưng chưa đóng sơ tuyển thì phải sửa đổi HSMTbằng cách gửi văn bản sửa đổi đối với tất cả các nhà thầu đã mua HSMT đồng thời gia hạnthời điểm đóng sơ tuyển (nếu cần thiết) trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoànthành hồ sơ dự sơ tuyển

Trường hợp đã đóng sơ tuyển thì coi đây là tình huống trong đấu thầu phát sinh ngoàiquy định tại Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Theo đó, Chủ đầu tư M cần xem xét,quyết định sử lý tình huống theo hướng yêu cầu tất cả các nhà thầu tham dự sơ tuyển kêkhai các hợp đồng tương tự đã hoàn thành, được nghiệm thu trong khoảng thời gian từ năm

2012 đến trước thời điểm đóng sơ tuyển để xem xét, đánh giá về kinh nghiệm thi công góithầu tương tự

Bài 84 Trong HSMT của gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức 1 giai

đoạn một túi hồ sơ cỏ quy định tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật dựa trên xuất xứ hàng hóa

cụ thề như: Hàng hóa A xuất xứ từ nước X thì được 18 điểm, từ nước Y thì được 13 điểm,

Việc đưa xuất xứ hàng hóa vào tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật như vậy có phù hợp vớiquy định cùa pháp luật về đấu thầu hay không?

Trả lời:

Trang 39

Tại điểm d, khoản 3, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định xuất xứ của hànghóa là một trong các yếu tố để quy đổi về cùng một mặt bằng cho cả vòng đời của hàng hóa

và được đưa vào tiêu chí xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương phápgiá đánh giá) mà không phải đưa vào tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật Theo đó, đối vớitrường hợp này, việc đưa nội dung đánh giá về xuất xứ hàng hóa vào tiêu chuẩn đánh giá về

kỹ thuật là chưa phù hợp với quy định trên

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trong HSMTkhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho mội hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đắng Đồng thời, theoChỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nướctrong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thì ưu tiên sử dụng hàng hóasản xuất trong nước

Như vậy, trong HSMT, trường hợp cần quy định xuất xứ của hàng hóa thì cũng cầnphải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, khách quan, tránh đưa ra những yêu cầu dẫn đến hạnchế sự tham gia của các nhà thầu, đồng thời lưu ý đến việc khuyến khích sử dụng hàng hóasản xuất tại Việt Nam

Bài 85 Việc đánh giá năng lực kỹ thuật của nhà thầu xây lắp thông qua tiêu chí lao

động phổ thông trong HSMT có đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại điểm a, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánhgiá về năng lực và kinh nghiệm, mục năng lực kỹ thuật nêu rõ “Số lượng, trình độ cán bộchuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bịthi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu” Theo đó, việcđưa tiêu chí đánh giá đối với lao động phổ thông vào HSMT để đánh giá về năng lực kỹthuật của nhà thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu Bên cạnh đó,trong tiêu chuẩn đánh giá HSDT về năng lực kỹ thuật theo hướng dẫn tại các mẫu HSMTxây lắp của Bộ kế hoạch và đầu tư cúng không có nội dung yêu cầu này

Bài 86 HSMT yêu cầu nhà thầu phải có cam kế tín dụng của ngân hàng, trong đó

ngân hàng phải cung cấp tín dụng cho nhà thầu trúng thầu thi công đầy đủ, kịp thời, không điều kiện để nhà thầu thi công hoàn thành gói thầu Việc quy định trong HSMT như vậy có được coi là phù hợp với pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ mời thầukhông được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”

HSMT có yêu cầu về cam kết tín dụng của ngân hàng, theo đó, nhà thầu có năng lựctài chính đáp ứng theo yêu cầu của HSMT hoặc nhà thầu có văn bản cam kết cung cấp tíndụng của ngân hàng, trong đó ghi rõ tên gói thầu, tên chủ đầu tư hoặc bên mời thầu, giá trịcung cấp tín dụng theo quy định trong HSMT thì cam kết tín dụng của ngân hàng được coi

là phù hợp Việc cam kết tín dụng của ngân hàng cho nhà thầu phải tuân thủ theo quy địnhcủa pháp luật về tín dụng, trong đó có sự giàng buộc và các điều kiện giữa 2 bên Vì vậy,yêu cầu trong HSMT là ngân hàng phải cam kết cung cấp tín dụng cho nhà thầu trúng thầuthi công đầy đủ, kịp thời, không điều kiện là chưa phù hợp với quy định của pháp luật vềđấu thầu và pháp luật về tín dụng

Bài 87 Trong HSMT gói thầu cung cấp hàng hóa quy định nhà thầu phải cung cấp tài

liệu chứng minh năng lực của nhà sản xuất Việc HSMT quy định như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Trang 40

Trả lời:

Nếu hàng hóa của gói thầu là thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đãđược tiêu chuẩn hóa, được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và các nhà cung ứng cóthể cung cấp được hàng hóa thì việc HSMT quy định nhà thầu phải cung cấp tài liệu đểchứng minh năng lực của nhà sản xuất là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấuthầu, làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng

Trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp, có thời gian chế tạo dài và cần gắn tráchnhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì,sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì mới yêu cầunhà thầu phải cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực của nhà sản xuất

Bài 88 Chủ đầu tư A đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp theo hình

thức chào hàng cạnh tranh Trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp mới thành lập rất nhiều nhưng đa số chỉ có kinh nghiệm từ 1 năm đến 3 năm Như vậy, chủ đầu tư có thể quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm như số năm kinh nghiệm từ 1 năm đến 2 năm được không? Hay phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT

là từ 3 năm đến 5 năm?

Trả lời:

Mục 2.1 Chương II mẫu chào hàng cạnh tranh gói thầu xây lắp ban hành kèm theothông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định căn cứ quy mô tính chất của gói thầu mà bênmời thầu có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định tạimẫu HSMT số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của

Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định chi tiết lập mẫu HSMT xây lắp để quy định cho phù hợp,tránh được các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế chomột hoặc một số nhà thầu gây ra sưh cạnh tranh không bình đẳng

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp có giá dưới 5 tỷ thì chỉ có các doanh nghiệp nhỏ,siêu nhỏ tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 3, điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.Khi lập HSYC, chủ đầu tư, bên mời thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu hoặcnăng lực của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa ra tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinhnghiệm cho phù hợp Trường hợp quy định số năm kinh nghiệm từ 3 năm đến 5 năm sẽ dẫntới số lượng nhà thầu tham dự rất ít, làm giảm tính cạnh tranh của gói thầu thì bên mời thầu

có thể yêu cầu về số năm kinh nghiệm từ 1 – 2 năm để thu hút nhiều nhà thầu tham dự, làmtăng tính cạnh tranh của gói thầu

Bài 89 Khi xây dựng HSYC chào hàng cạnh tranh thì có được nêu yêu cầu cụ thể về

nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa không? Nếu đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa thì

có vi phạm Điều 89 Luật đấu thầu hay không?

Ngày đăng: 02/03/2019, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w