1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng

30 4,8K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 209,45 KB

Nội dung

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng. Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc qua tổng hợp hóa học, dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cây trồng, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp và dùng để kích thích sinh trưởng cây trồng.

Trang 1

Së n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n s¬n la

Trung t©m khuyÕn n«ng

Mét sè lo¹i thuèc b¶o vÖ thùc vËt

vµ c¸ch sö dông

Tñ s¸ch c©u l¹c bé khuyÕn n«ng

Trang 2

Mục lục

Phần thứ nhất - HIểU BIếT CHUNG Về THUốC BảO Vệ THựC VậT 4

1 Thuốc bảo vệ thực vật là gì? 4

2 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật 4

3 Các loại thuốc bảo vệ thực vật 4

Kỹ THUậT DùNG THUốC BảO Vệ THựC VậT 5

1 Dùng đúng thuốc 5

2 Dùng đúng lúc 5

3 Dùng đúng liều l−ợng và nồng độ 5

4 Dùng đúng cách 5

Phần thứ hai - CáC LOạI THUốC BảO Vệ THựC VậT 7

I - NHóM THUốC TRừ SÂU 7

1 Padan 95 SP, 4G, 10G 7

2 BaSSa 50 EC 7

3 Basudin 5G, 10G: 7

4 Bi58, 40EC, 50EC 8

5 Dipterex: 90WP: 90SP 9

6 Fastac 5EC 9

7 Furadan 3G, 5G: 9

8 Sumicidin 10EC, 20EC 10

9 Trebon 10EC 10

10 Applaud 10WP 11

11 Sherpa 5EC, 10EC, 25EC 11

12 Vibam 5H 12

13 Sumi-alpha 5EC 12

14 Danitol 10EC 13

15 Vibasu 10H 13

16 Caltex: D - C Tron Plus dầu phun trừ sâu 14

17 Vibaba 50ND 15

Trang 3

II - NHãM THUèC TRõ BÖNH 16

1 Kasai 21.2 WP 16

2 Kasumin 2L 16

3 Kasuran 45 + 2 WP vµ 45 + 5WP 16

4 Validacin 3SC, 5SC 17

5 Zineb 80WP 17

6 Fujione 40EC 18

7 Hin«san: 30EC, 40EC, 50EC 18

8 Viben C 50BTN 18

9 Topsin M 50WP, 70WP 19

10 Sasa 20WP 19

III - Thuèc trõ cá 20

1 Butanil 55EC 20

2 Echo 60EC 20

3 Michelle 32ND 21

4 RiFit 300EC, 500EC, 2CT 21

5 Sofit 300EC, 50EC, 2CT 21

6 Ally 20DF 22

7 Almix 20WP 22

8 Roundup 480SC 23

iv - Thuèc trõ chuét 24

1 Fokeba 1%, 5%, 20% 24

2 Kler¸t 24

3 Fokeba 25

V - THUèC KÝCH THÝCH SINH TRUëNG 26

1 Atonik 26

2 Lôc diÖp tè 26

3 - Thuèc M§95 - HT 28

4 - Thiªn h¶i ngäc: Qu¶ - 101 28

5 - Komix BFC - 20 IS 29

6 - Agriconik 29

Trang 4

Phần thứ nhất HIểU BIếT CHUNG Về THUốC BảO Vệ THựC VậT

1 Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc qua tổng hợp hóahọc, dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cây trồng, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp vàdùng để kích thích sinh trưởng cây trồng

2 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng khác nhau sau: Được viết tắt bằng các chữ cái

- Thuốc sữa còn gọi là thuốc nhũ dầu (viết tắt là EC hay ND)

- Thuốc bột thấm nước còn gọi là bột hòa nước (WP hay BTN)

- Thuốc phun bột (DP)

- Thuốc dạng hạt (CT, GR hoặc H)

- Thuốc dung dịch (SL hoặc DD)

- Thuốc bột tan trong nước (SP)

- Thuốc phun mù nóng (HN)

- Thuốc phun mù lạnh (KN)

Ngoài các dạng thuốc trên còn có dạng: Thuốc nhão, thuốc bột thô (bột rắc) thuốc bột và hạttan trong nước, thuốc dịch huyền phù

3 Các loại thuốc bảo vệ thực vật

Có hàng ngàn loại khác nhau và được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúngbao gồm các loại sau:

- Thuốc trừ sâu: Dùng để trừ sâu hại cây và nông sản trong kho

- Thuốc trừ bệnh: Dùng để trừ các sinh vật (nấm, vi khuẩn) gây bệnh cho cây, bệnh hạinông sản trong kho

- Thuốc diệt cỏ, nhện, ốc sên

- Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng

Thuốc bảo vệ thực vật là con dao 2 lưỡi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết nhưng phảidựa trên cơ sở khoa học và các nguyên tắc sinh thái và kinh tế nên chỉ dùng thuốc bảo vệ thựcvật khi thật sự cần thiết Chỉ sử dụng thuốc khi sâu, bệnh hại đã tới ngưỡng phòng trừ Trongkhi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bà con nông dân cần lưu ý:

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và tập trung sử dụng các loạithuốc có độc tố nhỏ

Trang 5

- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên các nhãn mác của từng loại thuốc và sử dụng theo

đúng phần hướng dẫn

- Chú ý: Thời gian cách ly (thời gian từ khi sử dụng thuốc đến khi sử dụng sản phẩm).

Kỹ THUậT DùNG THUốC BảO Vệ THựC VậT

Muốn dùng thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao phải biết dùng thuốc theo 4 nguyên tắc sau

đây:

1 Dùng đúng thuốc

Căn cứ vào đối tượng sinh vật hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ đểchọn loại thuốc và dạng thuốc nhằm đạt hiệu quả kinh tế, an toàn cho cây trồng, nông sản, cácloại sinh vật có ích, môi trường sống, người và vật nuôi Thường xuyên thay đổi loại thuốcnhằm hạn chế tính kháng thuốc của sinh vật hại

2 Dùng đúng lúc

Dùng thuốc khi dịch hại mới chớm phát còn chưa phát triển ra diện rộng và dễ mẫn cảm vớithuốc thì hiệu quả diệt trừ hoặc phòng trừ của thuốc cao, chi phí cho việc sử dụng thuốc giảm.Không phun thuốc khi trời quá nắng, nóng hoặc khi trời rét, phun thuốc vào đầu buổi sáng vàcuối giờ chiều khi trời râm mát Đối với cây trồng vào thời kỳ nở hoa thì phun thuốc vào buổichiều

3 Dùng đúng liều lượng và nồng độ

Đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc tính toán thật đúng lượng thuốc cần pha Cần phun hết lượngthuốc đã tính toán trên thửa ruộng định pha Nếu dùng thuốc với liều lượng cao hơn sẽ khônglàm tăng hiệu quả của thuốc Ngược lại sẽ gây lãng phí tiền bạc, làm tăng nguy cơ gây hạicho các sinh vật có ích, cho cây trồng, cho con người

4 Dùng đúng cách

Thuốc bảo vệ thực vật được bán ở các cửa hàng có nhiều dạng khác nhau có những dạng phảihòa loãng với nước để phun lên cây, lên mặt đất, có những dạng phải phun thẳng lên cây Vớinhững thuốc cần hòa với nước thì cần làm sao cho thuốc hoà thật đều trong nước

Khi đổ thuốc và nước vào bình thì phải đặt phễu ở miệng bình lọc hết rác rưởi lẫn trong nước.Chỉ dùng các thuốc hỗn hợp với nhau khi có sự chỉ dẫn rõ ràng, phải phun thuốc bám đều trêncác bộ phận của cây bị sâu phá Nếu phun dải thuốc phải đọc kỹ bản hướng dẫn xem sau khiphun có phải xới cho thuốc trộn vào lớp đất mặt hay không? phun dải ở ruộng lúa nước thìphải tháo nước ở ruộng trước khi phun hay không? Sau khi phun bao lâu lại phải cho nước vàoruộng v.v với các loài sâu, bệnh cần phun thuốc nhiêu lần trong 1 vụ

Trang 6

*Những chú ý khi sử dụng thuốc

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp theo yêu cầu bắt buộc ghi ở trên nhãn

- Không được ăn, uống và hút thuốc trong khi đang tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật

- Cấm đặt vòi phun bị tắc lên miệng để thổi mà phải thông vòi phun bằng nước và quemềm

- Khi phun thuốc phải di chuyển theo tốc độ đều, bơm đều tay và không được di chuyểnngược chiều gió

+ Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

- Đọc kỹ nhãn thuốc và cần được hướng dẫn trước khi sử dụng

- Pha thuốc đúng nông độ và phải mang các phương tiện phòng hộ lao động đúng nhưhướng dẫn Không để trẻ em và vật nuôi đến gần khu vực có thuốc Bao gói, chai lọ

đựng thuốc phải đốt hoặc chôn sâu xuống đất

- Không chứa thuốc trong dụng cụ đựng nước uống, tuyệt đối không dùng dụng cụ đã

đựng thuốc để chứa lương thực, thực phẩm và nước uống

- Không dùng các dụng cụ dải thuốc bị rò rỉ hoặc bị hư hỏng để phun thuốc

- Không phun thuốc bột và nước ngược chiều gió

- Thuốc bám dính vào quần áo phải thay ngay Nếu thuốc bám dính vào cơ thể phảinhanh chóng rửa sạch vết thuốc

- Tuyệt đối không được để trẻ em tiếp xúc với thuốc

- Không được làm nhiễm bẩn môi trường khi dùng thuốc

- Sau khi tiếp xúc với thuốc phải thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ rồi mới được ăn uống,hút thuốc

- Trường hợp bị trúng độc thuốc phải được đưa ngay đến y tế và đem theo nhãn thuốc đểbác sĩ quyết định cách cứu chữa kịp thời

Trang 7

Phần thứ hai CáC LOạI THUốC BảO Vệ THựC VậT

Giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật nông dân Sơn La thường dùng trong những năm qua để giúp

bà con lựa chọn loại thuốc thích hợp khi sử dụng

I - NHóM THUốC TRừ SÂU

1 Padan 95 SP, 4G, 10G

Độc tính:

- Thuộc nhóm thuốc độc trung bình với người và gia súc, độc với ong mật, cá và rất độc

đối với tằm ăn lá dâu

- Thời gian cách ly: 14 ngày thuốc không tồn tại lâu trong môi trường, an toàn đối vớicây trồng

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Padan là thuốc nội hấp có tác động vị độc mạnh

và cả tiếp xúc Thuốc diệt được trứng, sâu non và trưởng thành của nhiều loại sâu hại,tác động của thuốc đến sâu hại thể hiện nhanh, thời gian có hiệu lực trừ sâu có thể kéodài 5 - 7 ngày

Lượng dùng:

- Padan 4G dùng bón vào ruộng lúa trừ sâu đục thân lượng dùng 20 - 30 kg/ha, Padan 95

SP được pha với nước với lượng 1kg/ha để trừ các loại sâu hại lúa

Trang 8

- Thời gian cách ly trên rau và cây ăn quả là 2 - 3 tuần, trên cà rốt là 2 tháng, ở liềulượng thông dụng thuốc không tồn lâu trong môi trường.

- Độ an toàn đối với cây: Dùng thuốc Basudin 5G hoặc 10G bón vào đất hoặc rắc vào loakèn ngô để trừ sâu thì cần thận trọng Không dùng vượt quá liều lượng quy định và nếubón vào đất, còn cần lưu ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với thuốc

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Tác động tiếp xúc, vì độc mạnh có tác độngthấm sâu và phần nào có tác động xông hơi Trừ được rất nhiều loài sâu, sâu chích hútnhựa cây, sâu sống trong đất Bón vào đất, thuốc có hiệu lực trừ sâu kéo dài 5 - 6 tuần

- Thuốc Basudin 5G hoặc 10G ở dạng hạt, được dùng rắc đều lên mặt đất rồi bừa nhẹ chothuốc trộn vào lớp đất mặt (sâu 3 - 5 cm) sau đó cày rạch hoặc bổ hốc gieo hạt (ngô,

đậu đỗ v.v ) Thuốc trừ được các loài sâu xám, dế, kiến, sùng hại mầm cây và cây con.Thuốc cũng được dùng rải đều vào ruộng lúa và lúc bướm sâu đục thân ra rộ để phòngtrừ sâu đục thân lúa

Lượng dùng:

- Thuốc Basudin 10G thường được dùng rải vào đất với lượng 15 - 20 kg/ha, một sào Bắc

Bộ rải 0,5 - 0,7 kg

- Thuốc Basudin 5G thì lượng dùng tăng lên gấp đôi

4 Bi58, 40EC, 50EC

Độc tính:

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người, gia súc, gia cầm, độc đối với ong mật khiong tiếp xúc trực tiếp với thuốc, sau khi phun lên cây thuốc nhanh chóng bị hấp thụ vàobên trong lá nên khi lá đã khô thì ít nguy hại đối với ong mật Độc đối với cá, ít độc

đối với tằm

- Thời gian cách ly trên rau là 10 ngày, khoai tây, lúa ngô và cây ăn quả là 14 ngày.Thuốc không lưu tồn trong môi trường

- Độ an toàn đối với cây: Dùng đúng liều lượng quy định Bi 58 không gây hại cây trồng

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Bi58 có tác động tiếp xúc và nội hấp, vị độc

Được hoà với nước phun lên cây để trừ rệp, rày, bọ trĩ, ruồi đục lá, bọ xít, nhện đỏ hạilúa, ngô, đậu đỗ, thuốc lá, chè, dâu tằm, cây ăn quả.v.v

Lượng dùng:

- Bi58, 50EC được dùng với lượng 1 - 2 lít/ha để phun trừ các loại sâu chích hút nhựatrên cây lúa và hoa màu Pha mỗi bình bơm tay đeo vai 20 – 40cc thuốc, 1 sào Bắc Bộphun 2 bình

Chú ý:

- Không đựng Bi58 trong các bình kim loại, để lâu thuốc có thể ăn mòn bình, gây rò rỉ

Trang 9

5 Dipterex: 90WP: 90SP

- Thuộc nhóm tương đối độc với người, gia súc, độc đối với cá chép

- Thời gian cách ly 7 ngày, thuốc Dipterex mau bị phân huỷ trong môi trường

- Dipterex có tác động vị độc cao ngoài ra còn có tác động tiếp xúc xông hơi và thấmsâu, hiệu lực trừ sâu tương đối nhanh, dùng để trừ nhiều loại sâu hại lúa

- Lượng dùng: Dipterex 90WP hoặc 90SP thường được dùng với lượng 1 - 1,5kg/ha đểphun trừ sâu, pha mỗi bình bơm 8 lít với 20 - 30g Dipterex 90WP, mỗi sào phun 2 bình

6 Fastac 5EC

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người và gia súc ít độc đối với gia cầm, ong mật,cá, côn trùng có ích

- Thời gian cách ly là 1 - 2 tuần Thuốc không lưu tồn dài trong môi trường

- Độ an toàn với cây: Dùng đúng liều lượng quy định Fastac an toàn với cây

- Fastac là loại thuốc trừ sâu tiếp xúc và vị độc Thuốc tác động đến sâu hại nhanh, đượcdùng để trừ nhiều loài sâu hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau

Lượng dùng:

- 0,15 - 0,4 lít/ha Mỗi bình bơm 8 lít nước với 3 - 7,5cc thuốc mỗi sào phun 2 bình, vớinhững loài sâu khó trừ hơn như sâu xanh hại bông và đậu đỗ, sâu tơ hại cải, cần nângcao nồng độ sử dụng 12cc/bình 8 lít hoặc cũng có thể vẫn giữ liều lượng pha 7,5cc/bìnhnhưng nâng cao số bình lên 3 bình/sào

- Trên cây lâu năm (cam, quýt, cây ăn quả) pha Fastac 5EC với nồng độ 2-6cc/10 lítnước rồi phun ướt đều 2 mặt

7 Furadan 3G, 5G:

- Thuộc nhóm rất độc đối với người, gia súc, gia cầm, cá Dạng thuốc này dùng để bónvào đất nên không độc đối với ong mật

- Furadan không lưu tồn lâu dài trong môi trường

- Độ an toàn đối với cây: Dùng đúng liều lượng quy định Furadan an toàn với cây

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng Furadan là loại thuốc nội hấp, có tác động vị

độc, tiếp xúc

- Furadan 3G và 5G được dùng rắc vào đất để trừ các loài sâu hại sống trong đất (sâuxám, dế, kiến, sùng trắng và cả tuyến trùng hại cây) Bón vào ruộng lúa, thuốc trừ đượcsâu đục thân lúa, rầy, bọ trĩ, sâu năn, ruồi đục lá

- Do có tính độc cao đối với người và gia súc nên Furadan thuộc nhóm thuốc bảo vệ thựcvật hạn chế sử dụng ở Việt Nam

- Không được dùng cho rau màu (ngô, khoai, sắn) cây dược liệu

- Chỉ được dùng trên lúa trước khi trỗ, trong khu vực không nuôi tôm cá

- Chỉ được dùng để xử lý đất cho cây ăn quả, cây lâm nghiệp, vườn ươm, cây cảnh

Trang 10

Lượng dùng:

- Để trừ tuyến trùng và sâu hại lúa ở thời kỳ trước trỗ, rải đều trên mặt ruộng một sào0,54 - 0,72 kg Furadan 3G mỗi công ruộng Nam Bộ 1,5 - 2,0 kg Furadan 3G khi rảithuốc phải giữ mực nước sâu 5 - 7cm ít nhất 5 - 7 ngày liên tục sau đó mới tháo nướchoặc cho nước vào ruộng Để trừ sâu hại cây trồng cạn sống trong đất, dùng 1 kgFuradan 3G cho 1 sào, 3 kg Furadan 3G cho 1 công ruộng Nam Bộ, rải vào đất trướckhi bừa xới lần cuối 5 - 7 ngày trước khi gieo cấy Nếu dùng thuốc Furadan 5G thìlượng thuốc dùng giảm đi Ruộng lúa 0,32 - 0,43 kg/sào

8 Sumicidin 10EC, 20EC

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người, gia súc, ít độc đối với gia cầm, độc đối vớiong mật và cá

- Thời gian cách ly trên rau và bắp cải là 14 ngày, trên ngũ cốc, khoai tây, cây ăn quả,thuốc không lưu tồn trong môi trường

- Độ an toàn với cây: Sumicidin an toàn với cây, tuy nhiên khi dùng với liều lượng caohơn liều lượng hướng dẫn, thuốc có thể gây hại cho cây con (vườn ươm) và nhữngmầm, chồi non

Lượng dùng:

- Sumicidin được dùng với lượng 0,4 - 1,0 lít/ha để trừ sâu tơ, sâu khoang, rệp, các sâu

ăn lá khác hại cải và các loại rau Mỗi bình bơm pha 8 lít nước với 8 – 20cc thuốcSumicidin mỗi sào phun 2 bình

- Để trừ sâu bông (sâu xanh, sâu loang, bọ xít, rầy, rệp ) phải pha thuốc với liều đậm

đều các lá để trừ rệp, rệp sáp, sâu ăn lá hại cây ăn quả

- Nếu dùng Sumicidin 20EC thì lượng thuốc dùng phải giảm độ một nửa

9 Trebon 10EC

- Thuộc nhóm ít độc đối với người, gia súc gia cầm, cá, ong mật

- Thời gian cách ly trên rau, đậu là 7 ngày, trên lúa và cây ăn quả là 2 tuần

- Độ an toàn đối với cây: Trebon dùng ở liều lượng khuyến cáo không gây hại cho câytrồng

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Có tác động tiếp xúc và vị độc Hiệu lực trừ sâu

có thể kéo dài tới 1 - 2 tuần Thuốc có tác dụng diệt được nhiều loài sâu chích hút nhựacây, nhiều loài sâu ăn lá hại lúa, ngô, rau, đậu

Lượng dùng:

bình, để trừ các loài rầy, sâu cuốn lá, sâu gai, ruồi đục lá

- Để trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu keo, rệp hại rau, sâu xanh, sâu đục quả, bọ xít pha mỗi

Trang 11

phun lên 2,5 bình/sào để phun trừ rệp, sâu ăn lá, sâu đục thân hại ngô, rệp, bọ xít, sâucuốn lá, sâu xanh Trebon 10EC còn được pha với nước ở nồng độ 7,5 – 15cc/10 lítnước để phun trên chè trừ rầy, bọ xít muỗi, phun trừ rệp, bọ xít hại cây ăn quả.

- Độ an toàn đối với cây: ở liều lượng thường dùng Applaud an toàn với cây trồng

- Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Thuốc có tác động tiếp xúc (xâm nhập qua dacôn trùng) vị độc (sâu ăn vào bị chết) và phần nào có tác động lưu dẫn (nội hấp)

- Dùng chủ yếu để trừ các loài sâu chích hút nhựa cây: rày xanh đuôi đen, rày nâu hạilúa, bọ phấn hại cà chua, rệp vảy, cây ăn quả và cà phê, nhện đỏ hại chè

- Thuốc tác động đến ấu trùng (rầy cám) bằng cách ngăn cản không cho chúng lột xác.Sau khi phun thuốc ấu trùng vẫn sống và ngừng ăn, vài ngày sau khi lột xác chúng mớichết Thuốc không diệt được rầy, rệp, nhện đỏ trưởng thành nhưng khiến cho chúng đẻ

ít trứng và trứng đẻ ra không nở được Trời càng lạnh tác động của thuốc càng thể hiệnchậm Nhưng hiệu lực trừ rầy, bọ phấn hiệu lực trừ sâu có thể kéo dài khoảng 3 - 4tuần

Lượng dùng:

- 1,0 - 1,5 kg/ha tuỳ loài côn trùng, pha mỗi bình bơm tay 8 lít nước với 20 - 30g thuốc

và mỗi sào phun 2 bình Với cây lâu năm (cây ăn quả ) pha theo liều lượng trên rồiphun cho ướt đều lá

11 Sherpa 5EC, 10EC, 25EC

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người và gia súc Độc đối với ong mật, tương đối

ít độc đối với gia cầm ở liều lượng thông dụng trừ sâu dùng trên đồng ruộng, thuốctương đối ít độc đối với cá

- Thời gian cách ly trên hành là 21 ngày, trên cải bắp là 14 ngày

- Độ an toàn đối với cây: Sherpa dùng đúng lượng khuyến cáo không gây hại cây trồng

- Tác động đến sâu hại cách sử dụng và lượng dùng: Có tác động tiếp xúc, vị độc và cảgây ngán đối với sâu hại Thuốc còn diệt được cả trứng sâu Sherpa được dùng để trừrất nhiều loài sâu hại trên rất nhiều cây trồng khác nhau

Trang 12

với lượng cao hơn, mỗi bình bơm phải dùng từ 20 - 24cc thuốc pha với 8 lít nước vàphun 2 bình cho một sào.

Với những liều lượng nêu trên, Sherpa 5EC, còn trừ được nhiều loài rầy, bọ phấn, bọxít, sâu đục lá và đục quả bọ cánh cứng (bọ đầu dài) hại rau, cây công nghiệp, hoa màu(đậu đỗ, khoai tây cây ăn quả)

Chú ý: Như các loại thuốc dạng hạt khác

- Không rải thuốc trên ruộng lúa bị khô hạn hoặc quá ngập nước

- Giữ thuốc trong bao bì kín, để nơi khô ráo thoáng mát, không để thuốc trực tiếp dưới

ánh sáng mặt trời

13 Sumi-alpha 5EC

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người và gia súc ở liều lượng phun trên ruộng,thuốc tương đối ít độc với ong mật nếu ong không tiếp xúc trực tiếp với thuốc

- Sumi - alpha không lưu tồn lâu trong môi trường

- Độ an toàn với cây: Thuốc an toàn với các loại cây trồng, tác động đến sâu hại, cách sửdụng và lượng dùng có tác động tiếp xúc vị độc, xua đuổi và gây ngán Sâu bị trúng

độc rất nhanh hiệu lực của thuốc có thể kéo dài 5 ngày

- Sumi - alpha 5EC được dùng với lượng 0,3 - 0,75 lít/ha để phun trừ sâu tơ, sâu khoang,

bọ nhảy, rệp hại rau, trừ bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, sâu đục quả hại đậu đỗ, trừ các loài sâuhại bông, thuốc lá (sâu xanh, sâu ăn tạp, rầy) mỗi bình bơm pha 6 - 12cc thuốc với 8 lítnước, một sào Bắc Bộ phun 2 bình

toàn bộ tán lá chè để trừ rầy xanh, bọ xít, muỗi và các loài sâu ăn lá Trên cây ăn quả

sáp, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả

Trang 13

14 Danitol 10EC

- Thuộc nhóm độc trung bình đối với người, gia súc, cá, ong mật, tương đối độc đối vớigia cầm

- Thuốc không lưu tồn lâu trong môi trường

- Độ an toàn đối với cây: Sử dụng theo liều lượng quy định Danitol an toàn với câytrồng

- Tác động đến sâu, nhện và cách sử dụng: Danitol là loại thuốc vừa có tác dụng trừ đượcnhiều loại nhện đỏ hại cây (chè, bông, cam chanh, cây ăn quả) vừa trừ được nhiều loàisâu hại cây (rệp, rệp vảy, bọ trĩ, rầy, bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang hại rau, bông vải,thuốc lá, cây ăn quả, bọ xít muỗi hại chè )

- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, vừa gây độc làm cho nhện và côn trùng

bị chết nhanh chóng, vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng và nhện, vừa làm giảm khảnăng đẻ trứng của chúng, hiệu lực của thuốc có thể kéo dài 3 - 4 tuần

Lượng dùng:

- Danitol 10EC được dùng pha với nước, với lượng 0,75 lít/ha để phun trừ sâu, pha mỗi

- Trên các cây trồng cạn rải đều trước khi cày bừa lần cuối hoặc rải theo hàng sâu trong

đất từ 3 - 5 cm khoảng 25 - 30kg/ha Trên ngô, mía để trừ sâu đục thân rắc 7 - 10 hạtthuốc trên ngọn hoặc nách lá khi thấy bướm xuất hiện, có thể rắc 2 - 3 lần trong vụcách nhau 15 ngày

Chú ý:

- Không rải thuốc Vibasu 10H khi ruộng quá khô hạn hoặc ngập nước

- Giữ thuốc trong bao bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát không để thuốc trực tiếp dưới

ánh sáng mặt trời

Trang 14

16 Caltex: D - C Tron Plus dầu phun trừ sâu

- Dầu phun cho nông nghiệp: Dầu phun gốc dầu mỏ, chất lượng hảo hạng, dạng nhũ ''phổ tác

động hẹp'', được pha chế đặc biệt để kiểm soát dịch hại trên cam quýt và các cây trồng khác,thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học phổ rộng

- Phạm vi ứng dụng: Được sử dụng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đểkiểm soát các dịch hại sau:

- Cam quýt: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, nhện đỏ, vàng, nhện trắng, rệp sáp, rầy mềm, bọphấn

- Sản phẩm đang được tiến hành đăng ký sử dụng cho các đối tượng trên cam quýt như

bọ trĩ và những dịch hại quan trọng khác

- Táo: Nhện đỏ, rệp các loại, nhện 2 chấm, bệnh sương mai

- Hoa hồng: Nhện các loại, bệnh đốm đen, bệnh sương mai, bọ trĩ

- Tiết kiệm chi phí: Các thử nghiệm trên đồng ruộng cho thấy dầu phun mang lại hiệuquả kinh tế hơn hẳn thuốc sát trùng hóa học trong phòng trừ dịch hại

- Không kháng thuốc: Phương pháp phòng trừ dựa trên cơ chế làm ngạt và thay đổi tậptính, mà không gây kháng thuốc như với nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học

- Giảm thiểu thiệt hại trên cây trồng ở mức thấp nhất khi theo đúng hướng dẫn sử dụng

đã được xác nhận qua thử nghiệm

- Không làm hại thiên địch ảnh hưởng không đáng kể với những côn trùng và nhện cóích, duy trì sự gia tăng quần thể của chúng

- An toàn hơn cho sức khỏe và nông sản, độ độc không đáng kể người phun chỉ cần bảo

hộ tối thiểu (khẩu trang và áo trùm bảo hộ), nông sản tươi sạch và an toàn hơn

- An toàn cho môi trường: Dầu ốc tinh lọc cao và sử dụng ở nồng độ thấp nên dư lượngthuốc sẽ được phân huỷ nhanh dưới tác động của ánh sáng và vi sinh

- Hiệu quả kinh tế : Có thể kiểm soát đồng thời nhiều dịch hại nhờ đó giảm chi phí phunthuốc

- Cách pha: Cho lượng nước cần thiết vào thùng hỗn hợp trước khi thêm D - C - TronPlus vào

- Khi dùng hỗn hợp với các thuốc khác, thì phải trộn đều thuốc đó trong nước trước,thêm D - C - Tron Plus vào sau cùng

- Để tránh phân ly dầu, cần khuấy đều liên tục, thùng hỗn hợp, hay ít nhất 10 - 15 phút

Cách phun:

- Phun ướt đều các bề mặt quả, lá nhánh con và cành để đảm bảo đủ lượng dầu dìm chếtdịch hại hoặc thay đổi tập tính của chúng Dầu chảy từ lá cây xuống đất có tác dụng bổsung mà không phải là dầu hao phí

- Không phun trong điều kiện nhiều gió, vì gió tạt sẽ kéo dầu qua cây khác, không đủlàm ướt toàn bộ cây

- Không phun khi đất khô hay cây đang bị hạn

Trang 15

- Thời gian cách ly là 14 ngày

Lượng dùng:

- Lúa, rau: Liều đùng 1,2 - 1,5 lít/ha

- Cây ăn trái: Liều dùng từ 1 - 2 lít/ha

- Mía, bắp, đậu, bông vải, thuốc lá, cà phê, trà: Liều lượng dùng 1,5 - 2 lít/ha

* Chú ý:

- Phun ướt đều cây trồng lượng nước phun từ 400 - 500 lít/ha tuỳ loại cây trồng

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w