Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên. Bài viết này được biên soạn và dịch lại từ website http://www.dugzbonsai.com/, tuy nhiên chỉ lấy phần hình ảnh và ý tưởng là chính, còn lới diễn giải đa phần viết theo cảm nghĩ.
Tạo gốc to/Kỹ thuật trồng Bonsai Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên. Bài viết này được biên soạn và dịch lại từ website http://www.dugzbonsai.com/, tuy nhiên chỉ lấy phần hình ảnh và ý tưởng là chính, còn lới diễn giải đa phần viết theo cảm nghĩ. Về cây cảnh nói chung, ngoài các thế văn nhân, chi mai thanh mảnh, nho nhã ra thì các thế đa phần đều dựa vào hình dáng, kích cỡ của gốc cây để thể hiện sự vững chãi, lão tính của tác phẩm. Trong cái nhìn so sánh của con người, từ thuở xa xưa, phần số lượng, hình dáng đóng một vai trò quan trọng. Nhờ phân biết được lớn nhỏ, ít nhiều mà người ta biết săn con thú lớn, chọn cây có trái nhiều. Âu đó cũng là lẽ thường tình của tạo hóa và sự tiến hóa. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta thích cái gì cũng phải nhiều một chút, lớn một chút. Ngay cả việc chơi cây cảnh ép nhỏ, bonsai thì lắm người cũng không qua khỏi được cái cảnh muốn có cái cây bề thế, đủ lớn để thể hiện hết những đường nét sinh động và để thể hiện mình, chủ nhân của tác phẩm. Cây dù lớn hay nhỏ thì bản chất của nó vẫn không thay đổi, với cùng đường nét đó thì một tác phẩm vẫn giữ nguyên cái hồn của nó và những gì tác giả muốn nói. Để ngộ ra được điều này hay vận dụng việc thổi vào cái gốc cây thấp bé đường nét và cái thần của một cây cổ lão, to lớn thì không dễ chút nào. Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc chơm bơm, tay chân lều khều vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi. Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Chúng ta khó mà bảo mấy cái cây tác phẩm của mình rằng “đại ca cây ơi là đại ca cây, đệ làm ơn chỉ lớn cái gốc nhanh nhanh cho huynh là được rồi, đừng có vươn cao lên.” Nếu dùng phương pháp cắt tỉa gây nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Còn để cây cao lớn thì chúng ta lại lãng phí thời gian cũng như dinh dưỡng của cây vào phần ngọn phía trên. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to. Vào khoảng năm 1993, Doug Philips nhận thấy rằng có một số loài cây có đặc tính rễ và lá có thể liền với nhau như được ghép cành. Và rồi thì anh cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc cây to từ nhiều cây nhỏ hay từ các cây trồng từ hạt. Một hai năm sau, anh bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật. Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo gần như chỉ là cái khuôn của gốc. Cũng như người thợ kim hoàng xưa kia tìm ra được cách làm đồ trang sức rỗng ruột với số lượng vàng ít ỏi, chúng ta cũng học theo cách đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cân gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường lớn nhất của gốc cây ta có thể tạo. Các bước thực hành khá đơn giản, chúng ta có thể theo dõi qua những tấm hình và chú thích sau đây. Hoàn tất việc cố định các thân cây nhỏ đầy hết phần đế của gốc cây này mất khoảng 9 tiếng đồng hồ. Khâu này khá quan trọng, với việc cố định thân cây nhỏ bằng kẽm, dây thông thường mất khoảng 12 đến 18 tháng để các thân cây liền với nhau. Nếu dùng kẽm nhỏ, đặt các thân cây xoắn chặt với nhau hơn thì các thân cây nhỏ chỉ khoảng 6 đến 12 tháng để liền với nhau. + Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng các vật liệu khác để làm phần đế, tùy theo sự thuận lợi của địa phương. Dưới đây là những hình ảnh với các bước tương tự trên phần đế bằng kim loại. Ở Việt Nam cũng có khá nhiều loại cây dễ liền da như cần thăng, mai chiếu thủy, bằng lăng, sanh, si, đa, ổi. Ngoài ra, chúng ta có thể thử nghiệm trên một số loại cây khác như bông giấy, bông cứt lợn,… Tuy thời gian tạo được gốc cây to bằng kỹ thuật này mất ít nhất từ 6 tháng cho đến 12 tháng nhưng cũng mong rằng nó có thể góp phần giảm bớt nạn lấy gốc trong rừng. Mong rằng, sau khi tìm hiểu, thử nghiệm, các nghệ nhân sẽ bổ sung thêm tư liệu cho chủ đề này. . Tạo gốc to/ Kỹ thuật trồng Bonsai Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc. đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo