Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philip-pines, Ấn Độ, Bănglađét và ở Hội nghị về các cây ăn trái chưa được sử dụng hết tiềm năng ở Đăc-ca, thủ đô Banglađét năm
Trang 1Giới thiệu nguồn gốc và kỹ
thuật trồng mít
Trang 2NGUỒN GỐC – PHÂN BỐ
Mít gốc ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philip-pines, Ấn Độ, Bănglađét
và ở Hội nghị về các cây ăn trái chưa được sử dụng hết tiềm năng ở Đăc-ca, thủ đô Banglađét năm 1992, mít đã được chọn là cây ăn trái số một cần phải tập trung nghiên cứu để phát triển
Ở Việt Nam, mít cùng với chuối được trồng từ rất lâu, người dân quen ăn và đánh giá cao nhất là ở nông thôn Ở Đông Nam á, cây mít được coi là cây của người nghèo, theo nghĩa là mang lại những lợi ích lớn nhất cho người nghèo vì những lý do sau đây: a) Múi mít, so sánh với xoài và chuối sứ chất lượng không kém
mà lại rẻ tiền hơn (xem bảng so sánh)
Chất lượng của mít (múi) so với 2 loại trái phổ biến xoài, chuối (trong 100 gam phần ăn được)
Xoài Chuốisứ Mít nụmúi Hạt mít
Giá trị Calo 62 100 94 15l
Độ ẩm (%) 82,6 7l,6 72,9 60,9
Đạm protein (gam) 0,6 1,2 1,7 4,3
Trang 3Chất béo (gam) 0,3 0,3 0,3 0,4
Gluxít (cả xenlulô) 15,9 26,1 23,7 32,6
Xenlulô (gam) 0,5 0,6 0,9 1,5
Tro (gam) 0,6 0,8 1,4 1,8
Can-xi (milligram) 10,0 12,0 27,0 35,0
Lân: P (milligram) 15,0 32,0 38,0 126,0
Sắt: Fe (milligram) 0,3 0,8 0,6 l,2
Natri: Na (milligram) 3,0 4,0 2,0 22,0
Kali: K (milligram) 214,0 401,0 400,0 841,0
Caroten (vitamin A) (microgram) 1880,0 255,0 237,0 25,0 Tiamin (B1) (milligram) 0,06 0,03 0,09 0,18
Riboflavin (B2) (milligram) 0,05 0,04 0,11 0,05
Niaxin (P) (milligram) 0,6 0,6 0,7 0,51
Axit ascorbic (C) (milligram) 36,0 14,0 9,0 17,0
Tài liệu : FAO, 1976
Qua bảng phân tích thấy rõ mít tương đối nhiều calo, khá nhiều đường, đạm nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi,
Trang 4lân, khá nhiều vitamin B cũng là những chất cần cho người nghèo, trẻ em v.v
b) Khi đánh giá chất lượng trái mít, cũng là thiếu sót nếu quên hạt, chiếm một tỷ lệ khá cao trong trái mít (13%) Xem bảng, thấy rõ hạt mít giàu calo (hơn cả khoai lang, sắn) rất giàu các chất khoáng (canxi, lân, sắt ) người nghèo thường trộn hạt mít với gạo nấu cơm và không nên xem thường loại thực phẩm này
vì còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cả cơm thuần
c) Xơ mít có thể dùng làm rau cho người ăn Nông dân vùng Nghệ Tnh dùng xơ mít để muối dưa, gọi là nhút, nói tiếng ở địa phương và chất lượng không kém gì dưa muối dùng nguyên liệu
là cải, cà và một số rau khác
d) Tất cả những gì mà người ta không ăn đều có thể dùng làm thức ăn gia súc (heo, bò) kể cả vỏ có gai, lõi trắng giữa trái Lá mít cũng là một thức ăn gia súc cao cấp cho bò, dê, và dùng làm nguyên liệu chính để nuôi hươu ở Nghệ Tĩnh
đ) Gỗ mít, nhất là tâm gỗ ở các cây to, là một loại gỗ quí, không những dùng trong xây dựng còn để làm dụng cụ, chế những đồ
gỗ mỹ nghệ do thớ mềm, không nứt
e) Cũng không nên bỏ qua ảnh hưởng tốt của mít đến môi
trường Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường
Trang 5cao đặc biệt ở nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây
Chỉ xét riêng về mặt cây ăn trái, mít cũng có một số nhược điểm như sau :
- Khó xuất khẩu vì mùi thơm quá mạnh đối với người chưa quen
- Chế biến thành mít khô, như kiểu long nhãn, có thể khắc phục một phần nhược điểm này
Trái rất to (trung bình 5 - 7 kg) không kể mít tố nữ - vận chuyển nặng nề chỉ thuận tiện khi ăn tập thể cho cả một gia đình -
Người phương Tây, không thích do quen với những thực phẩm những trái cây chia lẻ từng suất, và cũng chưa quen với mùi thơm quá mạnh của mít
ĐẶC TÍNH
Cây mít trồng từ hạt, ra hoa khi 4 - 5 tuổi Hoa xuất hiện trên những cuống ngắn, thô, phân nhánh, mọc trên thân chính hoặc trên các cành lớn Càng già, hoa càng mọc cao, trên các cành Cũng có khi, ở cây già, hoa mít ra cả trên những rễ lớn mọc trồi lên trên mặt đất Hoa đơn tính, có hoa đực, hoa cái riêng mọc trên cùng một cây (đơn tính đồng chu) Hoa đực nhiều, không có cánh hoa, mọc chen nhau trên cùng một trục gọi là cụm hoa đực hình đuôi sóc, nhỏ và dài, bao phấn nổi lên trên bề mặt cụm hoa Hoa cái cũng sinh ra từng cụm, không có cánh, mọc sát nhau
Trang 6trên cùng một trục, to hơn, mỗi cụm có tới vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nổi lên trên mặt cụm hoa Cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều được nông dân gọi là “dái mít”
Chưa biết rõ thụ phấn nhờ gió, hay nhờ côn trùng nhưng ở ấn
Độ, thụ phấn nhân tạo có tác dụng tăng năng suất, trái lại tròn đẹp, ít múi lép Khi mít trồng nhiều, tập trung khả năng thụ phấn tăng lên
Nói chung mít thích những khí hậu nóng và mưa nhiều Vì vậy ở Vìệt Nam từ Bắc chí Nam, đâu cũng trồng mít, trừ những vùng cao miền Bắc - ở miền Nam, vùng Đức Trọng cao 1.000 m mít sinh trưởng phát dục bình thường, duy có chậm hơn ở vùng thấp, lại có nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn, nên
ít trồng mít
Mít tố nữ có phần ưa nóng hơn nên ít trồng ở độ cao và ở vĩ tuyến cao, so với mít thường
Mít có bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, nhưng muốn có sản lượng cao, chỉ nên trồng ở những vùng có lượng mưa từ 1.000 mm trở lên, nếu không tưới Ngược lại, mít chống úng kém và những năm bị lụt, trên những đất bị úng, mít là cây chết trước tiên Mít dễ tính về mặt đất đai, đất dù xấu, nhiều sỏi đá, miễn là thoát nước đều có thể trồng mít, nhưng muốn cây to, sản lượng nhiều phải trồng ở đất phù sa thoát nước - Người ta nói : trồng mít xa nhà không có trái, hàm ý nói ở nơi đất xấu, ít chăm bón,
Trang 7sản lượng thấp Đã có những thí dụ điển hình như ở Nông
trường Đông Triều tỉnh Hải Hưng trồng hàng trăm ha mít, trên đất gò xấu không có sản lượng đáng kể
Mít ít sâu bệnh nguy hiểm, đặc biệt là mít tố nữ
GIỐNG
Ở Việt Nam có hai giống mít :
1 Mít thường
Trồng phổ biến cả ở miền Bắc và miền Nam, búp và lá non không có lông, trái to, vài ba kg đến 10 - 20 kg Nguyễn Công
Dư phân tích một quần thể mít ở Hương Khê, Hà Tĩnh (1976) đã cho những số lượng trung bình sau đây :
Trái nặng trung bình 6 kg 750 100%
Vỏ và lõi 2 kg 200 32%
Xơ 1 kg 620 25%
Nụ (múi) tươi 1 kg 900 28%
Trang 8Hạt 1 kg 060 15%
và cho rằng nếu 1 cây có 12 trái, 1 ha trồng 250 cây (khoảng cách khoảng 6,5 m ( 6 m thì năng suất lý thuyết là 20 tấn trái)
2 Mít tố nữ
Cây không khác lắm nhưng trên lá và trên ngọn non có những lông màu nâu dựng đứng, trái nhỏ hơn và múi thường dính vào với lõi; vỏ có xơ dính liền có thể mổ bằng một nhát dao dọc, rồi tách khỏi múi dễ dàng - Trái tuy nhỏ, chỉ khoảng 12 kg nhưng cây rất sai có hàng trăm trái Cả hai loại mít đều có hai dạng : mít khô (miền Bắc gọi là mít dai) và ướt (mít mật) Mít khô khi chín còn rắn nhưng mít ướt khi chín nhão ra như bột Do gần đây còn nhân giống bằng hạt, biến dị rất nhiều Hội đồng khoa học của Bộ Nông Nghiệp và PTNN cũng chưa thể duyệt một giống mít nào với lý lịch và đặc tính tiêu chuẩn, nên trong sản xuất chưa có một dòng vô tính nào (Năm 1980 Malaysia đã cho phổ biến 7 dòng vô tính mít thường và 21 dòng vô tính mít tố nữ) Trong khi đó bằng nhiều đường, những giống ngoại vẫn tiếp tục được nhập, ví dụ giống Malaysia không hạt được trồng khá nhiều ở Bến Tre, ở Nhị Bình, Thạnh Lộc (Hóc Môn) và ngay cả trong nội thành cũng trồng
Nhân giống cho sản xuất phải bắt đầu bằng chọn cây mẹ tiêu chuẩn có thể như sau :
Trang 9- Chóng ra hoa, trái và đậu nhiều trái Khi nhân vô tính, cây phải
có trái sau 3 năm
- Tùy theo mục đích trồng mà chọn chất lượng trái - Hiện nay người ta trồng mít để ăn phần cơm (phần thịt) của múi mít - Phần này ở mít Hương Khê nói trên đây là 28% nhưng ở giống tốt có thể tới 35 - 40% Hương vị của múi mít tùy thuộc vào lượng đường, vào mùi thơm, vào tỷ lệ nước trong múi mít gọi là mật, vào tỷ lệ xơ ở múi mít (càng ít xơ càng tốt) và phải đánh giá dựa theo ý kiến của nhiều người (một người nếm dễ chủ quan) và cố nhiên có thể dựa vào một số dụng cụ phân tích
Có vùng nghèo, thích những giống nhiều hạt thì phải chọn
những trái mít tỉ lệ hạt không phải là 15% mà 30 - 40% như ở một xã ở Đoan Hùng (Phú Thọ)
- Ít sâu bệnh v.v
- Còn có thể chọn cây mẹ theo nhiều tiêu chuẩn khác như bộ lá
và bóng râm, chiều cao và hình thù tán cây, thân thẳng, đường kính lớn để lấy gỗ v.v
Nhân giống hiện giờ không dùng hạt Người ta chỉ trồng hạt để ương gốc ghép Một trái mít có từ 100 đến 500 hạt mỗi hạt nặng
từ l gam đến 7 gam - phải chọn hạt to, gieo ngay sau khi bóc áo
và rửa sạch Trong một thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản ở độ nhiệt bình thường đến sức mọc, kết quả như sau : gieo ngay sau khi tách từ múi tỷ lệ mọc là 100%, thời gian từ gieo đến mọc là 32 ngày; để đến tuần thứ tư tỷ lệ mọc chỉ còn 88% và thời gian gieo mọc là 45 ngày Vậy gieo ngay là
Trang 10tốt nhất nhưng cũng có thể bảo quản để sau 30 ngày mới gieo Hạt càng nặng càng giữ được lâu sức nẩy mầm
Hạt mít gieo trên luống đánh cây đi trồng chỗ khác dễ chết vì rễ cọc dài, dễ bị tổn thương Vậy nên gieo hạt vào bầu to một chút cho bộ rễ phát triển dễ hơn Chăm sóc tốt thì 6 tháng đã có thể buộc bầu dưa lên gần cành ghép trên cây mẹ Ghép áp dễ sống nhất - ở miền Nam cũng có ngươi thích cắt ngọn gốc ghép, vót thành nêm sau 2 lát cắt nghiêng, xẻ khoảng 1/3 cành, ghép bằng một lát cắt xiên từ dưới lên đưa nêm vừa gọt vào vết xẻ rồi buộc chát sau 3 tháng có thể cắt rời cành ghép, ương lại l tháng cho cứng cáp rồi đem đi trồng
Ghép- vào mùa mưa (tháng V - VIII) dễ sống nhất
Ghép mắt cũng có thể sống nhưng kết quả thất thường ở Cái Mơn (Bến Tre) sau khi bóc vỏ gốc ghép, lắp mặt ghép vào chỗ người ta đặt một mảnh lá dừa nước lên trên chỉ to hơn mắt ghép một chút, rồi mới buộc dây có lẽ để cho mắt ghép khỏi bị mủ, nhựa ở gốc ghép làm cho nghẹt thở - tỷ lệ sống có thể đạt 70% Ngoài ghép ra, chiết cành (bó) cũng là phương pháp nhân giống mít khá phổ biến ở Đông Nam á cũng như ở Việt Nam, tuy rằng khi sản xuất kinh doanh muốn có nhiều con giống, ghép vẫn hơn
Mùa chiết là mùa mưa - Cành ghép chọn trên những cây còn trẻ
- Khoảng 18 - 24 tháng tuổi, đã hóa gỗ, đường kính cành chỗ bó phải được 1 cm trở lên Khoanh vỏ bóc đi rộng 4 - 5 cm Cạo tầng sinh gỗ dưới vỏ để khô 1, 2 ngày rồi bó Chuẩn bị trước
Trang 11rơm hoặc rễ bèo sen, trộn với bùn, bó quanh nơi đã bóc vỏ,
ngoài cùng buộc giấy ni lông Nếu có chất kích thích, ví dụ IBA 1.000 ppm (1 phần nghìn nguyên chất) bôi vào miếng vết cắt, phía trên, nơi rễ sẽ đâm ra thì tỷ lệ sống có thể 100%, rễ ra vừa nhanh vừa nhiều Không có chất kích thích, rễ ra chậm, ít, tỷ lệ sống thấp hơn Khoảng 70 - 80 ngày sau khi rễ đã xuất hiện phía ngoài bầu chiết thì cắt bầu Muốn cẩn thận nên cắt làm hai lần, lần đầu cắt 1/2 cành phía dưới bầu, 15 ngày sau cắt nốt, trồng bầu vào vườn giâm, hoặc vào chậu, vào túi ni lông ở chỗ râm mát
Năng tưới để giữ đủ ẩm Thêm khoảng 1, 2 tháng, khi đã có rễ thứ sinh, thì đem trồng thẳng
Nếu có thiết bị, có nhà giâm, phun mù và dùng thêm chất kích thích có thể cắm (hom) cành - được nhiều cây con độ đồng đều lớn, thời gian ương cây ngắn nhưng kỹ thuật này mới ở giai đoạn thực nghiệm
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
- Trong vườn, trồng ít cây có khả năng tưới bổ sung, thì trồng vào thời gian nào cũng được
- Nếu trồng nhiều, ra nương, rẫy chăm sóc vất vả hơn thì nên trồng vào đầu vụ mùa
Khi ít đất, trồng quanh nhà một số ít cây, thì khoảng cách cây có thể châm chước, nhưng khi trồng nhiều thì khoảng cách cây phải
7 m, 1 ha trồng từ 200 cây hoặc ít hơn nữa Mít là cây lớn, sống
Trang 12lâu nên đào hố để trồng phải rộng và sâu, đào vài tháng trước khi trồng cho đất ủ, phân chuồng nên bỏ vào hố trước khi cho hoai
Khi trồng nếu đánh cây ở luống ương ra thì phải cẩn thận, có bầu đất và tuyệt đối không để vỡ bầu vì rễ mít dễ bị tổn thương
Dù có bầu, tỷ lệ chết cũng cao vì vậy tốt nhất là ương cây trong bầu, ghép trong bầu và khi đem trồng kỹ thuật đơn giản hơn Chỉ cần dùng dao sắc, kéo, cắt bỏ màng ni lông bọc bầu, nhẹ tay
gỡ khỏi bầu rồi đặt cây vào chỗ cố định Khi trồng lấy đất mặt, phân thật hoai lèn chặt quanh bầu đất, nơi rễ đầu tiên xuất hiện - Không nên để đất xấu, phân chưa hoai, phân hóa học, tiếp sát với bầu đất có hại cho rễ non
Lượng phân chuồng hoai bón cho mỗi gốc khi trồng khoảng 20 -
30 kg Khi trồng cổ rễ phải cao hơn mặt đất chung quanh 5 - 7
cm, sau khi tưới đất lún xuống là vừa Trồng quá sâu mít dễ bị bệnh nấm
Trồng xong lấp đất đầy đủ phải tưới Trời mưa cũng tưới để cho đất lún xuống nhão ra và bám chặt lấy bầu đất
Quanh gốc nên tủ rơm rác, cỏ khô theo hình vòng tròn đường bán kính l mét - Lớp rác phải dày 20 cm Tủ rác rất lợi vì chống
cỏ, giữ ẩm, giữ cho mặt đất mát, chất mùn, phân bón chậm phân hủy, rửa trôi
Mỗi cây phải cắm một cọc vững buộc thân cây mít mới trồng vào để gió không lay gốc làm đổ cây
Sau khi trồng độ 4 năm, thì cây có trái Công chăm sóc từ lúc
Trang 13trồng đến khi ra trái gồm có : tưới nước, bón phân, làm cỏ,
chống sâu bệnh
1 Tưới nước: Chỉ cần tưới nước giai đoạn đầu để cây con bắt rễ Nếu trồng vào mùa mưa lại có tủ gốc, sau này không cần tưới nữa
2 Bón phân: Lượng phân bón nên như sau :
Tuổi cây (năm)
Lượng phân khoáng
Số lần bón
1 0,5 4
2 1,0 4
3 1,5 3
4 2,0 3
5 4,0 2
Trang 146 5,0 2
7 và sau này 6,0 2
Chớ nghĩ rằng cây mít dễ tính không cần bón Đúng là không cần bón mít vẫn sống nhưng mọc chậm, ra hoa trái muộn, ít hoặc không có trái và nếu có trái chất lượng cũng thấp
Phân khoáng là phân NPK 16: 16: 16, 3 năm đầu dùng phân 16: 16:8 cũng được nhưng từ khi ra trái nhất thiết phải có phân kali, không có kali hay thiếu kali phải bón tro thay nhưng lượng tro phải lớn
Từ khi mít đã có trái chỉ bón phân 2 lần một năm, vào cuối vụ thu hoạch rộ và đầu vụ mùa
3 Làm cỏ
- Khi đã tủ rác quanh gốc rồi, cỏ mọc ít đi hoặc không có cỏ - Nếu không tủ rác, cỏ mọc nhiều phải làm cỏ nhưng nếu chú ý rễ mít ăn nổi, cuốc sâu quanh gốc làm đứt rễ - Khi trái đương lớn
dù làm cỏ, hay bón phân làm rễ đứt thì dinh dưỡng bị xáo trộn, trái nhỏ, chất lượng giảm có khi thành mít sượng, không ăn được
PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH
- Mít ít sâu bệnh so với các cây ăn trái khác - Mít tố nữ lại ít sâu
Trang 15bệnh hơn mít thường
Đáng quan tâm nhất là sâu đục cành đục trái, tên khoa học là Margaronia - Trứng dẻ trên trái và trên lá non Sâu bắt đầu ăn trên lá sau đó đục vào trái Sau khi đã phá hại một phần trái, sâu đục vào cành non, nụ non Cây con ở luống ương giống cũng có thể bị hại Cách phòng trị bao gồm ngắt và tiêu diệt những đọt, trái non bị hại, xịt một loại thuốc trừ sâu đặc vào các lỗ sâu đục, xịt thuốc thông thường như Bi 58, Trebon, Monitor lên các đọt non, trái non không cho sâu dẻ trứng
Ruồi đục trái Dacus sp đẻ vào trái lớn gây thối Hủy bỏ trái thối, bọc trái lớn bằng giấy báo hoặc dùng các chất dẫn dụ như methyl - eugenol trộn với thuốc diệt sâu như Bi 58, Trebon v.v Rệp sáp, rầy v.v ít nguy hiểm hơn khi thấy xuất hiện nhiều ở trái non, ở cành non thì trị bằng các loại thuốc như : Trebon 10ND, DDVP 50ND, Bi 58, Azodrin Trong các bệnh nguy hiểm nhất là bệnh thối rễ, thối gốc do Phytophtora có thể làm chết cả cây lớn vài chục tuổi Tốt nhất là không trồng mít ở những chỗ quá ẩm ướt ví dụ dưới giọt mái nhà, ở chỗ trũng, thấp không thoát nước vì khi bệnh đã xuất hiện không có thuốc nào chữa được
THU HOẠCH
Một cây mít có thể mang vài chục hoặc vài trăm trái nhất là những giống mít mới, trái nhỏ
Trái non xanh, chuyển xanh vàng khi bắt đầu chín và chín già thì có màu nâu - Mít chín phát mùi thơm Mít thường tuy trái to