Nhiệm vụ kế tóan doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: - Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu và chi phí phát sinh được thực hiện, số lượng các hợp đồng củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ AIA
Trang 2
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ _ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại lớp Kế toán DH06KEB của Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh cũng như trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH BHNT AIA em đã học được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, tạo cho em bước vào công việc thực tế được vững vàng hơn
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn, giúp em có cơ sở vững chắc cho công việc sau này Đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Bùi Xuân Nhã đã hướng dẫn tận tình, giúp em
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH BHNT AIA, đặc biệt các anh chị ở phòng Kế toán đã giúp đỡ hết lòng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích, bổ sung thêm kiến thức đã học ở trường Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng đó là bước khởi đầu giúp em làm quen với môi trường thực tế để chuẩn bị bước vào công việc kế toán một cách tự tin hơn
Cuối cùng bằng cả tấm lòng và tình cảm của mình, em xin gửi lời chào và kính chúc các Thầy Cô của trường, Ban giám đốc và các anh chị nhân viên Công ty TNHH BHNT AIA sức khoẻ dồi dào, công tác tốt và thành công trong cuộc sống Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Tăng Thị Ngọc Lan
Trang 4Để điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhà quản trị của công ty cần những thông tin chính xác và kịp thời từ nhiều nguồn khác nhau Đặc biệt là thông tin được cung cấp từ công tác hạch toán kế toán Bởi chức năng chính của hạch toán kế toán là phản ánh một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp
Trước hết, đề tài mô tả một cách khá rõ nét về tình hình thực tế của Công ty TNHH BHNT AIA và dựa trên việc trình bày có hệ thống các lý thuyết để làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại Công ty
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH BHNT AIA trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, mô tả, phân tích các quy trình của quá trình hạch toán doanh thu – chi phí, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng
từ, ghi sổ liên quan đến quá trình hạch toán doanh thu Bên cạnh đó, đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại đơn vị, đồng thời đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại đơn vị
Trang 51.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4 Cấu trúc của luận văn: 2
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty: 3
2.3 Chức năng, nhiệm vụ họat động của công ty: 4
2.3.1 Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu: 4
2.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH BHNT AIA: 5
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp: 5
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban: 7
2.5.2 Chức năng của từng bộ phận: 9
2.5.3 Công tác tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty AIA: 10
2.5.4 Sổ sách kế tóan áp dụng tại công ty: 11
2.5.5 Trình tự ghi sổ và phương pháp đối chiếu: 12
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1.2 Các loại hình sản phẩm BHNT cơ bản: 13
3.1.3 Một số khái niệm liên quan đến BHNT: 14
3.1.4 Nhiệm vụ kế tóan doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh:15
3.2.1 Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh BHNT: 16
Trang 63.2.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh BHNT: 19
3.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 24
3.2.8 Kế toán thuế chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 27
3.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu: 31
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh BHNT: 32
4.1.1 Kế toán doanh thu họat động kinh doanh bảo hiểm tại công ty: 32
4.2 Kế tóan chi phí họat động kinh doanh bảo hiểm tại công ty 46
4.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí kinh doanh bảo hiểm: 46
4.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí kinh doanh bảo hiểm tại công ty: 48
4.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 54
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66 5.2 Kiến nghị: 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
CÁC KÝ HIỆU LƯU ĐỒ 71
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐLBH Đại lý bảo hiểm
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
DVĐL Phòng dịch vụ đại lý
GTGT Giá trị gia tăng
HĐBHNT Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
HSYCBH Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
KPCĐ Kinh phí công đoàn
MIS Phòng quản lý thông tin
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH BHNT AIA 6
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty TNHH BHNT AIA 9
Hình 2.3 Sơ Đồ Hạch Toán Theo Hình Thức Nhật Ký Chung 11
Hình 2.4 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính 12
Hình 3.1 sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh BH: 19
Hình 3.2 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 22
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kinh doanh bảo hiểm 23
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng bảo hiểm phải trả 23
Hình 3.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 24
Hình 3.6 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 25
Hình 3.7 Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí hoạt động tài chính 25
Hình 3.8 Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu khác 26
Hình 3.9 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 26
Hình 3.10 Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 29
Hình 3.11 Sơ đồ hạch toán xác đinh kết quả kinh doanh 31
Hình 4.1 Quy trình thu phí đối với trường hợp chuyển khỏan 33
Hình 4.2 Quy trình thu phí đối với hợp đồng mới nộp tiền mặt tại quầy 34
Hình 4.3 Quy trình thu phí tái tục nộp tiền mặt tại quầy từ ĐLBH 35
Hình 4.4 Quy trình thu phí tái tục nộp tiền mặt tại quầy từ khách hàng 36
Hình 4.5 Lưu đồ luân chuyển báo cáo doanh thu tại công ty 39
Hình 4.6 Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bảo hiểm 40
Hình 4.7 Sơ đồ hạch tóan phí bảo hiểm đầu tiên 40
Hình 4.8 Sơ đồ hạch tóan hoàn phí bảo hiểm đầu tiên 41
Hình 4.9 Sơ đồ hạch toán phí bảo hiểm tái tục đóng trước ngày đến hạn 41
Hình 4.10 Sơ đồ hạch tóan phí tái tục đóng trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn 41
Hình 4.11 Sơ đồ hạch toán khoản vay đóng phí tái tục 42
Hình 4.12 Sổ nhật ký chung 43
Trang 9Hình 4.13 Sổ cái tài khoản 51111011 – Doanh thu bảo hiểm gốc sản phẩm 1
năm 44
Hình 4.14 Sơ đồ hạch toán tài khoản 51111.011 45
Hình 4.14 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí tại công ty 47
Hình 4.15 Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí tại công ty: 48
Hình 4.16 Sơ đồ hạch tóan chi bồi thường bảo hiểm cho khách hàng 48
Hình 4.17 Sơ đồ hạch tóan chi hoa hồng bảo hiểm gốc 49
Hình 4.18 Sơ đồ hạch tóan chi phí bán hàng 49
Hình 4.19 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 50
Hình 4.20 Báo cáo dự phòng nghiệp vụ 51
Hình 4.21 Nhật ký chung 52
Hình 4.22 Sổ cái tài khoản 62411020 – Chi trả tiền mặt định kỳ 53
Hình 4.23 Sơ đồ hạch toán tình hình thực tế khoản lãi từ cho vay chủ hợp đồng thuộc doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 54
Hình 4.24 Sổ cái tài khoản 51500010 – Doanh thu từ lãi cho vay chủ hợp đồng .55
Hình 4.25 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 56
Hình 4.26 Sổ cái tài khoản 63500002 – Lãi phải trả cho tiền gửi của chủ hợp đồng 57
Hình 4.27 Sơ đồ hạch toán tình hình thực tế doanh thu khác năm 2009 58
Hình 4.28 Sổ cái tài khoản 7110002 – Thu nhập khác 59
Hình 4.30 Sơ đồ hạch toán tình hình thực tế kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty TNHH BHNT AIA 61
Hình 4.31 Sổ cái tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh 62
Hình 4.32 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 63
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: phiếu thu phí số TR1974028 ngày 10 tháng 08 năm 2009 về việc thu phí bảo hiểm đầu tiên của khách hàng Thân Ba
Phụ lục 2: phiếu thanh tóan số CV0086352 ngày 05 tháng 10 năm 2009 về việc
hòan phí bảo hiểm cho khách hàng Thân Ba
Phụ lục 3: phiếu thu phí tái tục RN1852901 ngày 03 tháng 02 năm 2010 của
khách hàng Tăng Hoài Thung
Phụ lục 4: phiếu thu phí tái tục RN1882561 ngày 03 tháng 03 năm 2010 của
khách hàng Trương Thị Hồng Hà
Phụ lục 5: hệ thống quản lý hợp đồng OLAS ghi nhận khoản vay đóng phí bảo
hiểm hợp đồng C230039841 của khách hàng Thái Văn Minh
Phụ lục 6: phiếu thánh tóan CV0086418 ngày 01 tháng 10 năm 2009 về việc
chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của khách hàng Nguyễn Ngọc Huân
Phụ lục 7: phiếu thanh tóan số CV86827 ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc
chi hoa hồng bảo hiểm gốc văn phòng Bắc Ninh
Phụ lục 8: phiếu thanh tóan số CV0086342 ngày 05 tháng 10 năm 2009 về việc
thanh tóan chi phí bán hàng
Phụ lục 9: phiếu thanh toán số CV0086356 ngày 02 tháng 10 năm 2009 về việc
thanh toán cước dịch vụ vận chuyển thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 10: phiếu thanh toán số CV0093299 ngày 30 tháng 12 năm 2009 về
việc thanh toán lãi tiền gửi cho khách hàng Huỳnh Thị Kim Quy
Trang 111
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề:
“Người nông dân ngày xưa gắn bó với trang trại nếu nó bị cháy ông ta sẽ khốn khổ; con người ngày nay gắn bó với chiếc xe hơi và nếu người ta phá huỷ nó, anh ta buồn Anh
ta chỉ buồn vì đã có Bảo Hiểm Anh ta sẽ khốn khổ, nếu không có Bảo Hiểm!” Cựu Tổng
thống Pháp Geoger Pompidou đã phát biểu như vậy, khi nói đến vai trò của bảo hiểm trong
xã hội hiện đại Với những đặc thù riêng vốn có của mình, bảo hiểm không chỉ là công cụ phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc
Mặc dù hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển rất lâu ở trên thế giới Nhưng ở Việt Nam thì loại hình kinh doanh này mới được biết đến và phát triển rất lớn mạnh trong những năm gần đây Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Để có thể tồn tại trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải không ngừng hòan thiện mình, phát triển vươn lên Các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đã diễn ra không ngoài mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình Để đạt được mục đích trên thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí bỏ ra Như vậy, doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng là hai mặt của một vấn đề, chúng có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, trong đó doanh thu là điều kiện tiên quyết, quyết định cuối cùng của họat động kinh doanh
Xuất phát từ thực tế trên, thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu bán hàng, kết hợp với những kiến thức được tích lũy ở trường và thời gian thực tập tiếp xúc thực tế công tác kế toán tại công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán doanh thu – chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH BHNT AIA” làm chuyên đề báo cáo thực tập Tuy nhiên, với thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các Thầy Cô và các bạn
Trang 122
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình hạch toán kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA nhằm:
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình kế tóan doanh thu – chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tìm ra được những ưu, khuyết điểm của công tác kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh Từ đó, đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
hệ thống kế toán công ty để hoạt động ngày càng có hiệu quả
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gắn kết kiến thức đã được học với thực tiễn nhằm củng
cố kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 29/03/2010 đến ngày 17/07/2010
1.4 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1 - Đặt vấn đề : Nêu lý do chọn đề tài
Chương 2 - Tổng quan: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty
Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày một số lý thuyết cơ bản
và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc nghiên cứu thực tế
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Mô tả công tác kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Qua những vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số ưu khuyết điểm, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị
Trang 133
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về công ty:
Công ty TNHH BHNT AIA là một đơn vị kinh tế hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam Công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế
Tên Công ty: Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA
Tên giao dịch: Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA (Việt Nam)
Trụ sở chính: Lầu 1, E-Town, 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam Hình thức hoạt động kinh doanh: kinh doanh thương mại
Số tài khoản: BIDV TPHCM: 13010000203550
Mã số thuế: 0301930337
Điện thoại: +(84-8) 3810 8789
Fax: +(84-8) 3810 8678
Website: www.aia.com
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
Công ty được cấp giấy phép thành lập: số 2152/GP ngày 22/02/2000 do Bộ Kế Họach và Đầu Tư cấp có thời hạn 50 năm
Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA ( Việt Nam) là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài với gần 400 nhân viên và khỏang 12.000 Đại Lý Bảo Hiểm
Hiện mạng lưới công ty gồm 30 chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng Tổng Đại
Lý trải khắp 29 tỉnh thành trên cả nước và trụ sở chính tại TP.HCM
Những cột mốc phát triển:
- Năm 2000: AIA là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn của Mỹ đầu tiên nhận giấy phép thành lập công ty tại Việt Nam
Trang 144
- Năm 2001-2002: Nhận giải thưởng Rồng Vàng hai năm liên tiếp cho phong cách kinh doanh và phục vụ tốt nhất
- Năm 2004: Đưa vào sử dụng hệ thống IVR - Hệ thống giải đáp thông tin tự động
- đầu tiên trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
- Năm 2005: Lần đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm Sức khỏe và Tai nạn với sản phẩm đầu tiên mang tên An Tâm Bảo Gia Đây là sản phẩm đặt nền tảng cho gói sản phẩm bảo vệ toàn diện được triển khai vào năm tiếp theo
- Năm 2006: Được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu “Thương Hiệu Nổi Tiếng năm 2006” Ra mắt gói sản phẩm bảo hiểm Sức khỏe và Tai nạn với tên gọi An Tâm Toàn Diện
- Năm 2007: Giới thiệu sản phẩm An Phúc Trọn Đời, chương trình Kiểm Tra Sức Khỏe Tài Chính tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 3
- Năm 2008: Khai trương văn phòng Đại lý thứ 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh Được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu “Thương Hiệu Nổi Tiếng năm 2008” Triển khai chương trình Kiểm Tra Sức Khỏe Tài Chính trên toàn quốc Nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 4 Đạt lợi nhuận sau thuế 107,4 tỷ đồng Tăng vốn điều lệ lên thành 970 tỷ đồng
- Năm 2009: Khai trương văn phòng Đại lý thứ 3 tại Hà Nội, văn phòng Dịch vụ Khách Hàng Kiểu Mẫu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Phí bảo hiểm khai thác mới của AIA – Việt Nam trong quý 2 năm 2009 đạt 71.6 tỷ đồng, tăng trưởng 113% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng doanh thu phí bảo hiểm quý 2 đạt 195.913 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái Nhận Bằng khen từ Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội Nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 5 Nhận Bằng khen từ Bộ Tài Chính
- Năm 2010: Khai trương các trung tâm dịch vụ khách hàng kiểu mẫu tại các thành phố Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ Mở rộng hai văn phòng đại lý tại Hà Nội Tập đoàn American International Group, Inc (AIG) chuyển nhượng AIA cho Prudential với mức giá chuyển nhượng vào khỏang 35,5 tỷ đô la Mỹ.Tăng vốn điều lệ lên thành 1,035 tỷ đồng
2.3 Chức năng, nhiệm vụ họat động của công ty:
2.3.1 Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu:
Bảo hiểm nhân thọ đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm
Trang 155
Qua công tác bồi thường nhanh chóng đầy đủ của các nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây ra sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó một người có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt qua khả năng tài chính của mình
Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ việc hỗ trợ tài chính khắc phục hậu quả ,bảo hiểm nhân thọ còn đáp ứng được các nhu cầu về bảo đảm an toàn cho người tham gia, đưa đến cho họ một sự tin cậy về an toàn và một chỗ dựa tinh thần Góp phần đề phòng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi các nhân, mỗi doanh nghiệp
2.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH BHNT AIA:
Họat động chủ yếu của công ty là cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp:
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Trang 16Giám đốc định phí và đầu tư Phòng dịch vụ khách hàng
Giám đốc tài chính Phòng kế tóan
Phòng thu phí & cung ứng
Phòng tuân thủ Phòng Marketing
Phòng quản lý hệ thống thông
tin
Phòng kế họach chiến lược
kinh doanhPhòng pháp lý
Phòng định phí
Phòng đầu tư
Phòng dịch vụ đại lý Phòng huấn luyện đại lý Phòng quản lý đại lý
Phòng đào tạo đại lý
Nguồn: Phòng Nhân sựPhòng cung ứng
Trang 177
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban:
Tổng giám đốc: là người quản lý điều hành cao nhất công ty, đại diện cho công ty về
mặt pháp luật Lập chiến lược hoạt động cho công ty, thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính
Phòng nhân sự: là nơi đưa ra quy trình tuyển dụng, quản lý lương và vị trí công việc
trong công ty, lập kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên, lưu lại và quản lý thông tin của các nhân viên, thông tin về nhân sự trong công ty
Phòng quản lý tài sản: Xem xét, kiểm tra, thẩm định các kế hoạch về mua sắm mới,
sửa chữa, phục hồi, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định của công ty, đồng thời đề xuất thanh lý các tài sản không sử dụng được hoặc không hiệu quả
Phòng pháp lý và tuân thủ: là nơi nghiên cứu về pháp luật tài chính liên quan và các
qui định, tập trung vào bảo hiểm, giữ công ty luôn cập nhật về phát triển qui phạm pháp luật
có liên quan, cung cấp tư vấn pháp lý cho họat động của công ty, tham gia các cuộc đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp, dự thảo và xem xét hợp đồng, thực hiện chức năng tuân thủ
Phòng Marketing: Tổ chức sự kiện, xây dựng, phát triển các mối quan hệ với các cơ
quan truyền thông Tổ chức các họat động trong nội bộ công ty nhằm tạo tinh thần đòan kết giữa các thành viên trong công ty Tạo các mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng
Phòng kế họach chiến lược kinh doanh: nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế họach kinh doanh và chương trình công tác của công ty Thu thập thông tin thị trường, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của công ty
Phòng quản lý hệ thống thông tin: Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin Phụ trách hệ
thống tin học trong toàn hệ thống Tư vấn cho Tổng Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới
Giám đốc định phí và đầu tư: tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn tài chính
cho công ty, là người giám sát các hoạt động về tài chính, tính phí của công ty đối với người tiêu dùng Là người đầu tiên quyết định sự thành bại của một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ khi nó còn trong thời kỳ "trứng nước"
Trang 188
Phòng bảo hiểm qua ngân hàng: liên kết với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ bảo
hiểm đến các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau Nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu tư, sản phẩm liên kết để cùng với ngân hàng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm - ngân hàng” trọn gói cho khách hàng
Giám Đốc Tài Chính: là người tổ chức và thực hiện mọi công việc liên quan đến
nghiệp vụ tài chính, kế toán cho bộ phận kế toán Chịu trách nhiệm về tính minh bạch, chuẩn xác của số liệu kế toán Tổ chức thực hiện quy trình, nghiệp vụ kế toán đáp ứng cho công tác kiểm toán hàng năm
Phòng thẩm định: thực hiện các nghiệp vụ chỉ liên quan đến việc phát hành hợp đồng
lần đầu tiên: xem xét các thông tin do khách hàng cung cấp trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ có liên quan khác để ra quyết định chấp thuận bảo hiểm hay trì hõan bảo hiểm hay từ chối bảo hiểm, phát hành các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định như thông báo bổ sung thông tin, khám sức khỏe, phát hành hợp đồng bảo hiểm Phát hành thư hòan phí đối với phí bảo hiểm đầu tiên
Phòng quản lý hợp đồng: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thay đổi sau khi đã
được phát hành từ bộ phận Thẩm Định: thay đổi thông tin cá nhân của khách hàng, thực hiện việc hủy hợp đồng trong vòng 21 ngày, khôi phục hợp đồng, tăng hay giảm mệnh giá, thêm hay hủy sản phẩm phụ, thay đổi kỳ đóng phí, vay, chi trả khỏan tiền mặt định kỳ…Gửi thư thông báo về tình trạng hợp đồng cho khách hàng: hợp đồng mất hiệu lực, khoản tiền mặt định kỳ…
Phòng bồi thường: Nhận đơn yêu cầu giả quyết quyền lợi bồi thường của khách
hàng Xác minh, điều tra yêu cầu bồi thường Ra thông báo bổ sung thông tin cho yêu cầu bồi thường Ra thông báo bồi thường hay không bồi thường
Phòng dịch vụ khách hàng: Giải đáp thắc mắc của khách hàng Hướng dẫn khách
hàng làm đầy đủ các thủ tục cần thiết Giải đáp thắc mắc của ĐLBH về hợp đồng khách hàng Là đầu mối liên lạc giữa khách hàng và công ty
Phòng thu phí: Thu phí các hợp đồng bảo hiểm trong khu vực quy định Hỗ trợ
khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết
Phòng cung ứng: tìm kiếm, mua hàng hóa, dịch vụ đảm bảo rằng các dịch vụ chất
lượng tốt có thể được cung cấp cho Tổng công ty
Trang 199
Phòng hỗ trợ đại lý: ký hợp đồng đại lý và tạo mã số ĐLBH Phát hồ sơ yêu cầu bảo
hiểm và số hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm, các biểu mẫu, thông báo thu phí tái tục cho ĐLBH Bán hàng khuyến mãi
Phòng huấn luyện đại lý: Phụ trách biên sọan và huấn luyện: các chương trình huấn
luyện dành cho ĐLBH, chương trình huấn luyện Quản Lý Đại Lý, các chương trình hội thảo
- Phát triển: hỗ trợ thăng tiến cho ĐLBH
2.5 Tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty:
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan:
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty TNHH BHNT AIA
Bộ phận quản lý ngân sách và chi phí
Bộ phận thu
Bộ phận chi
Nguồn: phòng
Kế Tóan
Trang 2010
+ Bộ phận thu: Kiểm sóat lượng tiền thu vào, tối ưu hóa lượng tiền được chuyển
từ quĩ thu cho quĩ đầu tư Hỗ trợ nhân viên dịch vụ các công việc liên quan đến nghiệp vụ phần thu Sọan thảo và kiểm sóat việc thực thi các qui định liên quan đến phần thu Kiểm sóat các bút tóan hạch tóan từ hệ thống quản lý hợp đồng bảo hiểm (Olas) Các công việc liên quan đến hóa đơn tài chính Mở rộng các kênh thanh tóan
+ Bộ phận chi: thực hiện các nghiệp vụ chi trả liên quan đến họat động quản lý doanh nghiệp, hoa hồng đại lý, hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm bao gồm hòan phí, các khỏan vay, giá trị giải ước, khỏan tiền mặt định kỳ, giá trị hợp đồng đáo hạn, các khỏan bồi thường…Nghiệp vụ chi trả tiền mặt được giới hạn như sau:
• Khu vực HCM, Hà Nội: đến 5 triệu đồng cho các khỏan chi bồi thường, đến
50 triệu đồng cho các khỏan khác
• Khu vực các tỉnh: đến 5 triệu đồng cho các khỏan chi kể trên
- Bộ phận quản lý ngân sách và chi phí: theo dõi, kiểm tra đảm bảo không chi tiêu vượt quá ngân sách
2.5.3 Công tác tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty AIA:
- Chế độ kế tóan áp dụng: Theo hệ thống kế toán Việt Nam
- Niên độ kế tóan: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác:
+ Tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam (VNĐ)
+ Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ
- Phương pháp kế tóan TSCĐ: Theo nguyên giá
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận các khỏan phải thu khách hàng: theo giá trị của hóa đơn gốc
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí vay: theo phương pháp tỷ lệ thời gian, sử dụng lãi suất thực tế của từng giai đọan
- Nguyên tắc ghi nhận các khỏan đầu tư: Theo giá gốc
- Hình thức sổ kế tóan áp dụng: Hình thức nhật ký chung
Trang 2111
2.5.4 Sổ sách kế tóan áp dụng tại công ty:
- Hệ thống sổ kế tóan công ty sử dụng theo quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính
- Dựa vào đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý, công ty TNHH BHNT AIA lựa chọn hình thức sổ kế tóan là nhật ký chung
- Công tác kế tóan tại công ty đều được thực hiện trên phần mềm kế tóan gồm có:
phần mềm quản lý thu phí PMCL, hệ thống quản lý hợp đồng OLas (Ordinary Life Administration System) và hệ thống kế tóan chính (Sun System)
+ Phần mềm quản lý thu phí PMCL: được nhập liệu tất cả các nghiệp vụ thu phí xảy ra hàng ngày có qui định mã theo từng loại nghiệp vụ, theo từng khu vực
+ Hệ thống quản lý hợp đồng (OLas): hàng ngày tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày từ hệ thống PMCL hạch toán vào tài khoản tương ứng dựa trên các mã
+ Hệ thống kế tóan chính (Sun System): cuối tháng từ hệ thống quản lý hợp đồng (OLas) tự động chạy dữ liệu vào hệ thống kế tóan chính SUN, từ đó phân bổ ra các
sổ tài khoản tương ứng của từng tài khỏan như 511,111,112,911… làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và các bảng biểu kế tóan khác…
Hình 2.3 Sơ Đồ Hạch Toán Theo Hình Thức Nhật Ký Chung
Các chứng từ gốcNhập liệu vào máy
Hệ thống OLAS (Sổ nhật ký chung)
Hệ thống kế tóan chính SUN (Sổ cái)
Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số dư và số phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 222.5.5 Trình tự ghi sổ và phương pháp đối chiếu:
- Công việc ghi chép các số liệu vào sổ sách kế toán tại công ty được thực hiện tự động bằng máy vi tính
Hình 2.4 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính
Ghi chú:
Đối chiếu, kiểm tra
2.6 Báo cáo kế tóan:
- Công ty sử dụng các báo cáo kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm các loại sau:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNBH)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02A - DNBH)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DNBH)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DNBH)
Phần mềm Chứng từ
Sổ nhật ký hàng ngày
Sổ cái các tài khoản
Các sổ chi tiết khác Báo cáo tài chính
Trang 23cơ quan bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên của mình với mục đích là đảm bảo
an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm Cơ quan bảo hiểm sẽ phải trả cho người được bảo hiểm một khoản tiền theo đúng thời hạn đã thoả thuận hoặc khi người được bảo hiểm gặp tai nạn, rủi ro
3.1.2 Các loại hình sản phẩm BHNT cơ bản:
Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó
b) Bảo hiểm sinh kỳ: nhằm chi trả cho người tham gia bảo hiểm một số tiền trợ cấp hay số tiền bảo hiểm, nếu đến một thời điểm nào đó được ấn định trong hợp đồng mà người được bảo hiểm vẫn còn sống như bảo hiểm tiền trợ cấp hưu trí, bảo hiểm niên kim nhân thọ
c) Bảo hiểm tử kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
d) Bảo hiểm hỗn hợp: là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm
tử kỳ
Trang 2414
e) Bảo hiểm trả tiền định kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
f) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định
Các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của AIA (Việt Nam)
- Bảo hiểm tử kì (Bảo hiểm truyền thống): An Tâm Bảo Gia, Nhất Niên Gia Hạn,
An Tâm Toàn Diện, bảo hiểm tai nạn xe gắn máy
- Bảo hiểm hỗn hợp: An Trí Thành Tài, An Sinh Tích Luỹ 5 năm, An Sinh Tích Luỹ 10 năm, An Sinh Thịnh Vượng 15 năm, An Sinh Thịnh Vượng 20 năm, An Phúc Trọn Đời
- Các điều khoản riêng (sản phẩm bổ sung): quyền lợi miễn thu phí, quyền lợi người thanh toán, quyền lợi tử vong do tai nạn, quyền lợi tử vong và tàn tật do tai nạn, quyền lợi bảo hiểm mọi rủi ro do tai nạn, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
- Bảo hiểm nhân thọ nhóm: An Nghiệp Sẵn Phí, An Nghiệp Định Phí, Bảo Hiểm Tín Dụng, bảo hiểm tử vong và tàn tật do tai nạn, bảo hiểm hỗ trợ viện phí nhóm
3.1.3 Một số khái niệm liên quan đến BHNT:
Đại lý bảo hiểm nhân thọ: là tổ chức, công dân Việt Nam được doanh nghiệp bảo
hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tại Việt Nam
Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam, tuổi từ 18 trở
lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là người kê khai và ký tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và là người nộp phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm: là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam được doanh nghiệp
bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận
quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm
Phí bảo hiểm: là khoản tiền bên mua bảo hiểm nộp định kỳ cho doanh nghiệp bảo
hiểm để được bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm: là mệnh giá hợp đồng bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Trang 2515
Thời hạn hợp đồng: là khoảng thời gian doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm
với điều kiện bên mua bảo hiểm nộp đầy đủ phí bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm
Thời gian cân nhắc: là khoảng thời gian 21 ngày kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận
bảo hiểm nhân thọ Mục đích của thời gian này là để khách hàng hàng xem xét lại một cách cẩn thận và độc lập về quyết định mua bảo hiểm của mình, nhất là sau khi có đã đủ thời gian đọc kỹ cuốn “Quy tắc điều khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” đính kèm trong bộ hợp đồng mà khách hàng nhận được Thời gian cân nhắc này cũng nằm trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm Trong vòng 21 ngày cân nhắc, khách hàng có quyền từ chối tham gia bảo hiểm hoặc đề nghị thay đổi sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu của mình hơn
Thời gian gia hạn nộp phí: Trong trường hợp khách hàng chưa thể nộp phí bảo hiểm
theo đúng thời hạn đã thỏa thuận vì lý do bất kỳ, phí bảo hiểm phải nộp sẽ được gia hạn thêm 60 ngày kể từ ngày đến hạn nộp phí đã nêu
Giá trị hoàn lại: là số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ nhận lại khi có yêu cầu hủy bỏ
hợp đồng trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm có giá trị hoàn lại sau khi đã nộp đủ hai (02) năm phí bảo hiểm
Tuổi bảo hiểm: là tuổi của kỳ sinh nhật vừa qua của Người được bảo hiểm tính vào
ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hoặc vào bất kỳ ngày kỷ niệm hợp đồng nào Đối với hợp đồng bảo hiểm, tuổI bảo hiểm là tuổI được dùng làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm và để áp dụng tất cả các quy quy tắc, điều khoản khác có liên quan của hợp đồng bảo hiểm
Năm hợp đồng: là một năm tính từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hoặc các
năm tiếp theo
Tái bảo hiểm: là việc tổ chức nhận bảo hiểm chuyển lại một phần tiền đóng phí bảo
hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác theo thỏa thuận để cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm trong hoạt động bảo hiểm
3.1.4 Nhiệm vụ kế tóan doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu và chi phí phát sinh được thực hiện, số lượng các hợp đồng của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
Trang 263.2.1 Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh BHNT:
a Đặc điểm bán hàng trong hoạt động kinh doanh BHNT :
Khác hẳn với các hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ, việc bán hàng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những đặc điểm sau:
- Việc bán sản phảm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là việc DNBH ký kết hợp đồng bảo hiểm với những khách hàng của mình Sản phẩm bảo hiểm ở đây là một cam kết pháp lý, cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra rủi ro, tổn thất được bảo hiểm
- Việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm không đòi hỏi thời gian đưa sản phẩm đi tiêu thụ như việc tiêu thụ hàng hoá bình thường Thời điểm khách hàng chấp nhận ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng chính là thời điểm tiêu thụ sản phẩm Đó là thời điểm doanh thu bán hàng được xác định để hạch toán
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh BHNT ngoài việc ký kết hợp đồng với những người tham gia bảo hiểm, DNBH còn có quan hệ mua và bán dịch vụ bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác Đó là hoạt động tái bảo hiểm bao gồm nhận tái
và nhượng tái
b Nội dung doanh thu hoạt động kinh doanh BHNT:
Theo điều 20 của nghị định Số: 46/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27-3-2007 qui định
về doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm các loại sau:
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc: Tiền thu về phí bảo hiểm từ các hoạt động được ký kết với người dược bảo hiểm
- Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm: Tiền thu về phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác từ công ty nhượng tái bảo hiểm
- Doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm: Tiền thu về hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác từ công ty nhận tái bảo hiểm
Trang 27c Đối tượng phương pháp kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm:
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đối tượng tập hợp chi phí theo từng hoạt động: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng và nhận tái bảo hiểm chi tiết cho từng sản phẩm đến từng hợp đồng Đó là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép và hạch toán ban đầu, tập hợp số liệu doanh thu phát sinh chi tiết cho từng đối tượng theo địa điểm phát sinh giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao
d Chứng từ, hệ thống sổ kế toán được sử trong kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm:
- Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu, chi kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng
và nhận tái bảo hiểm
Sổ sách
- Sổ tổng hợp: Sổ cái TK 5111, TK 5113, TK 5114, TK 5115, TK 5118, TK 1311
- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 51111, TK13111 (Chi tiết theo hoạt động)
Báo cáo kế toán
Báo cáo thu phí bảo hiểm gốc
Báo cáo thanh toán thu kinh doanh bảo hiểm
Báo cáo tổng hợp thu chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận và nhượng tái bảo hiểm
Trang 2818
e Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng (doanh thu thực thu)
Bên Nợ: Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm, kết chuyển cuối kỳ các khoản hoàn phí và
giảm phí bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng
Bên Có: Doanh thu thực tế đã được thanh toán của các hoạt động kinh doanh bảo
hiểm và các hoạt động khác thực hiện trong kỳ hạch toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khỏan 3385 – Phí bảo hiểm tạm thu:
Bên Nợ: Kết chuyển phí bảo hiểm tạm thu vào bên có TK 131 – Phải thu khách hàng
khi DNBH ký hợp đồng bảo hiểm chính thức với khách hàng
Bên Có: các khoản phí bảo hiểm đã thu của khách hàng
Số Dư Bên Có: Phí bảo hiểm đang tạm thu của khách hàng
Tài khoản giảm trừ doanh thu:
• TK531 – Hoàn phí bảo hiểm:
Bên Nợ: phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải
hoàn trả cho khách hàng do thay đổi hợp đồng kinh tế, trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán
bị trả lại phải trả cho khách hàng
Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK 511 “Doanh thu
thực thu”, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
• Tài khoản 532 – Giảm phí bảo hiểm:
Bên Nợ: các khoản hoàn một tỷ lệ phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phải trả
cho khách hàng do không xảy ra tai nạn tổn thất theo hợp đồng đã cam kết và các khoản
giảm giá hàng bán được chấp thuận
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 - doanh thu
thực thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
• Tài khoản 533 – Phí nhượng tái bảo hiểm
Bên Nợ: Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm phát sinh
trong kỳ
Trang 2919
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận
tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu thực thu, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 533 không có số dư cuối kỳ
f Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Hình 3.1 sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh BH:
Doanh nghiệp đã ký hợp đồng BH nhưng chưa phát sinh trách nhiệm:
Nợ TK 005, 006 - Hợp đồng bảo hiểm/tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Doanh nghiệp nhận trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm:
3.2.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh BHNT:
a Đặc trưng chi phí kinh doanh BHNT:
Sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, bảo hiểm Nhân thọ nói riêng cung cấp cho khách hàng chỉ là một dịch vụ, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ ra chi phí sản xuất kinh doanh ra trước như các doanh nghiệp sản xuất thông thường, mà thay vào đó là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đó là các khoản
kết chuyển doanh thu thuần
TK 911
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản nhượng phí bảo hiểm
kết chuyển doanh thu thuần do bán hàng đã bồi thường 100% thực hiện trong kỳ
vụ, đại lý giám định tổn thất, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
và đại lý xử lý hàng bồi hoàn 100% …
kết chuyển số phí bảo hiểm tạm thu của khách hàngĐồng thời ghi:
Có TK 005,006
TK 338
TK 532
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản hoàn phí bảo hiểm
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm phí bảo hiểm
Trang 30- Chi bồi thường bảo hiểm: Đây là khoản chi quan trọng nhất trong doanh nghiệp bảo hiểm Chi bồi thường trả tiền bảo hiểm là khoản tiền mà DNBH phải trả cho khách hàng khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm (tai nạn tổn thất)
- Chi hoa hồng: Không giống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, chi phí hoa hồng phát sinh khi bán hàng được hạch toán vào chi phí bán hàng, nhưng trong DNBH khoản chi phí này được cấu thành trong giá phí bảo hiểm, vì vậy nó được hạch toán vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Chi phí hoa hồng được tính trên phí bảo hiểm gốc và được hạch tóan trên cơ sở trích trước
- Chi giám định tổn thất: Là các khoản chi mà DNBH bỏ ra để thực hiện việc giám định tổn thất: chi trả tiền cho đại lý giám định bảo hiểm, chi trả tiền sao hồ sơ bệnh án của người được bảo hiểm làm cơ sở chi trả trách nhiệm bảo hiểm
- Chi dự phòng nghiệp vụ: Là khoản tiền theo quy định của chế độ tài chính mà DNBH trích lập vào cuối niên độ nhằm đảm bảo cho DNBH thanh toán cho người được bảo hiểm trong tương lai đối với những rủi ro, tổn thất xảy ra
- Chi họat động nhượng tái bảo hiểm: Tái bảo hiểm là một hợp đồng mà qua đó DNBH gốc trút bỏ một phần các rủi ro mà doanh nghiệp đã chấp nhận bảo hiểm sang một DNBH khác Nghiệp vụ nhượng tái bảo hiểm không làm giảm trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng được bảo hiểm trong trường hợp DN nhận tái bảo hiểm không có khả năng hòan thành các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng tái bảo hiểm
- Chi khác họat động kinh doanh bảo hiểm gốc: Là những khoản chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngoài các khoản chi ở trên như chi đòi người thứ 3, chi xử lý hàng đã bồi thường 100%, chi phòng tránh giảm thiểu rủi ro, tổn thất xảy ra…
Chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
Trang 3121
Chi phí quản lí doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch
vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
c Chứng từ, hệ thống sổ kế toán được sử trong kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm:
Chứng từ
Ngoài các chứng từ kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp, DNBH nói chung còn có các mẫu chứng từ đặc thù áp dụng là:
- Phiếu thanh toán tiền bảo hiểm
- Phiếu thanh toán tiền hoa hồng
- Bảng kê thanh toán trả tiền bảo hiểm hàng ngày
Do đặc trưng riêng, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không sử dụng nguồn NVL tính vào chi phí trực tiếp nên kế toán thực tế kinh doanh bảo hiểm không sử dụng phiếu xuất kho, nhập kho vào chi phí thực tế
Sổ sách
- Sổ tổng hợp: Mỗi tài khoản, kế toán tổng hợp được lập một Sổ Cái cho từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng và nhận tái bảo hiểm, chi phí bán hàng hay quản lý doanh nghiệp: gồm sổ cái TK 6241, TK 6242, TK 6243, TK 642, TK 641
- Sổ chi tiết: Do doanh nghiệp bảo hiểm có đối tượng chi phí trực tiếp phức tạp vì vậy từng khoản mục chi phí đều được mở sổ chi tiết như: sổ chi tiết TK 62411.02 – Chi bồi thường bảo hiểm nhóm
Báo cáo kế toán
Báo cáo thanh toán chi bảo hiểm gốc
Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh BH gốc, nhận và nhượng tái BH
d Tài khoản kế tóan sử dụng:
Tài khỏan 335 – Dự phòng nghiệp vụ
Bên Nợ: Các khỏan phí thực tế phát sinh thuộc nội dung dự phòng nghiệp vụ
Bên Có: Dự phòng nghiệp vụ dự tính trước đã ghi nhận và hạch tóan vào chi phí họat
động SXKD
Số Dư Bên Có: Dự phòng nghiệp vụ đã tính vào chi phí họat động SXKD nhưng thực
tế chưa phát sinh
Trang 3222
Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Bên Nợ: kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ, chi phí
trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh
khác
Bên Có: kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang cuối kỳ, các
khoản phải thu ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh khác phát sinh trong kỳ, số chi bồi thường bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn, giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng và được
xác định là tiêu thụ trong kỳ
Tài khoản 624 không có số dư cuối kỳ
TK 641 – Chi phí bán hàng:
Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, kết chuyển chi phí bán hàng vào bên
Nợ TK 911 hoặc TK 142
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, kết chuyển chi phí bán
hàng vào bên Nợ TK 911
TK 642 không có số dư cuối kỳ
e Phương pháp kế toán chi phí hoạt động kinh doanh BHNT:
Phát sinh thuộc chi phí bán hàng
TK 911
Trang 3323
Kế toán chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm:
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kinh doanh bảo hiểm
Kế toán dự phòng bảo hiểm phải trả:
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng bảo hiểm phải trả
- Chi giám định tổn thất
- Chi xử lý bồi thường 100%
- Chi đánh giá rủi ro đối tượng
bảo hiểm
- Chi đòi người thứ ba
Thu bồi thường nhượng tái
BH, đòi người thứ ba
Chi phí trực tiếp kinh doanh BH phát sinh trong kỳ được chi từ dự phòng dao động lớn
Trích lập dự phòng nghiệp vụ
Chi khác Chi hoa hồng bảo hiểm
Chi bồi thường BH do xảy ra
tai nạn tổn thất
Kết chuyển chi phí trực tiếp
kinh doanh bảo hiểm dỡ
kinh doanh bảo hiểm dỡ dang cuối kỳ
TK 911
Hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch giữa số được trích nhỏ hơn số dự phòng hiện có
Dự phòng phíKết chuyển chi phí kinh
doanh bảo hiểm vào quỹ
Trang 3424
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Hình 3.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
a Nội dung doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi đầu tư trái phiếu, lãi tỷ giá hối đoái, cổ tức lợi nhuận được chia, thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 515 – Thu nhập hoạt động tài chính
Bên Nợ: số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có), kết
chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh
doanh”
Bên Có:
- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết Chiết khấu thanh toán được hưởng Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, khi bán ngoại tệ, do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh
- Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính
- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Tiền lương trả cho CNV, BHYT, BHXT, KPCĐ
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
cuối kỳ
Khi phát sinh giảm các khoản chi phí QLDN
Trích khấu hao TSCĐ Chi phí NVL, CCDC
Các khoản phải trả bằng tiền
Tiền lương trả cho CNV, BHYT, BHXT, KPCĐ
Trang 3525
b Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
Hình 3.6 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
3.2.4 Kế toán chi phí tài chính:
a Nội dung chi phí hoạt động tài chính:
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Bên Nợ: Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính
Chiết khấu thanh toán cho người mua Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu
tư Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện); Lỗ bán ngoại tệ… Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác
Bên Có: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết) Cuối
kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
c Phương pháp kế toán chi phí hoạt động tài chính:
Hình 3.7 Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí hoạt động tài chính
TK
TK 515
TK 911
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
phát sinh khoản chi phí hoạt động tài chính
TK 911
TK 635
TK 111,112…
phát sinh khoản chi phí
hoạt động tài chính Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
Trang 3626
3.2.5 Kế toán doanh thu khác:
a Nội dung doanh thu khác:
Doanh thu khác bao gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 711 – thu nhập khác
Bên Nợ: kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
c Phương pháp kế toán doanh thu khác:
Hình 3.8 Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu khác
3.2.6 Kế toán chi phí khác:
a Nội dung chi phí khác:
Chi phí khác của doanh nghiệp gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có), tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế và các khoản chi phí khác
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 811 – Chi phí khác:
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh
Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
c Phương pháp kế toán chi phí khác:
Hình 3.9 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
TK 111,112, 131…
TK 711
TK 911
Trang 3727
3.2.8 Kế toán thuế chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
a Nội dung:
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu
hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành Công
_
Chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế
+
Thu nhập chịu thuế khác
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các đơn vị kinh doanh bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2004 là 25%
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm là 28%
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Thuế thu nhập
hoãn lại phải trả =
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm *
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
Trang 3828
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được
thanh toán
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Bên Nợ: Chi phí thuế thu nhập phát sinh trong năm, ghi nhận chi phí thuế thu nhập
hoãn lại, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả… Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212
“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có: Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm, ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”…
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như:
- Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Trang 3929
c Phương pháp hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hình 3.10 Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
3.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a Mối quan hệ giữa Doanh thu - Chi phí - Xác định kết quả:
Doanh thu, chi phí, xác định kết quả có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp phải xuất phát từ mối quan hệ của các yếu tố trên Mối quan hệ đó thể hiện như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Doanh thu thuần = Thu phí BH gốc + Thu phí nhận tái BH - Các khoản giảm trừ - Các khoản dự phòng phí - Thu khác hoạt động KDBH
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh BHNT
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động tài chính:
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = thu nhập của hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác:
lợi nhuận hoạt động khác = thu nhập khác – chi phí khác
Trang 4030
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh:
Bên Nợ: Chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong kỳ
Bên Có: Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường, thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ
TK 911 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác:
Tài khoản 421 – Lãi chưa phân phối
c Báo cáo:
Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh
Báo cáo hiệu quả quy ước
Báo cáo lãi lỗ
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ