Ngành công nghiệp mía đường Tây Ninh chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cũng như không thể thiếu trong đời sống con người và các ngành công nghiệp khác của tỉnh.. Trong những
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TÂY NINH
NGUYỄN THỊ HOÀI TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Thực Trạng Và Triển Vọng Phát Triển Ngành Mía Đường Tây Ninh ” do Nguyễn Thị Hoài Trang, sinh
viên khóa 32, ngành Kinh tế,chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
TS THÁI ANH HÒA Người hướng dẫn,
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến Bố Mẹ cùng các thành viên trong gia đình đã nuôi dưỡng, che chở con khôn lớn thành người Công lao một đời khó nhọc của Bố
Mẹ chính là nguồn động lực lớn lao chắp cánh ước mơ cho con vào đời
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình giúp đỡ, dẫn dắt tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin cảm ơn chú Thới, anh Văn và toàn thể các anh chị công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi có thể hoàn tất luận văn này một cách tốt nhất
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn đã gắn bó với tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hoài Trang
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ HOÀI TRANG Tháng 7 năm 2010 “Thực Trạng Và Triển Vọng Phát Triển Ngành Mía Đường Tây Ninh”
NGUYEN THI HOAI TRANG July 2010 “ The Current Situation and Development Prospects Of Tay Ninh Sugar Industry”
Ngành công nghiệp mía đường Tây Ninh chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cũng như không thể thiếu trong đời sống con người và các ngành công nghiệp khác của tỉnh Do đó, mục tiêu của khóa luận là tìm hiểu thực trạng của ngành mía đường nhằm đưa ra những phương hướng và triển vọng trong tương lai của ngành
Trong những năm gần đây, khả năng chế biến của ngành mía đường Tây Ninh
đã được cải thiện đáng kể do các nhà máy đường được đầu tư và xây dựng mới, đáp ứng được nhu cầu trong nước Tuy nhiên, ngành mía đường của tỉnh cũng gặp không
ít những khó khăn do chưa đồng bộ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ Do đó, trong thời gian tới phương hướng phát triển của ngành là xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc hiện đại, năng suất làm việc cao, nâng cao trình độ của lao động, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân trồng mía…
Trang 51.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Cấu trúc luận văn 2
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 5
2.2.1 Nguồn lao động 5
2.5 Qui trình chế biến đường 13
3.1.1 Nguồn gốc 18
3.1.3 Giá trị kinh tế - yêu cầu điều kiện sinh thái – yêu cầu dinh dưỡng của mía
19
Trang 63.2 Ý nghĩa kinh tế của ngành sản xuất mía đường 22
3.2.1 Thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước 22
3.2.2 Tạo thêm công ăn, việc làm, góp phần bố trí lại dân cư 22
3.2.3 Phát triển ngành mía đường góp phần xóa đói giảm nghèo và CNH - HĐH
3.2.4 Tăng thu nhập quốc dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
theo hướng CNH - HĐH 22
3.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường
23 3.3 Ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng và triển vọng của ngành mía đường 23
3.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng 23
3.3.2 Ý nghĩa của việc xác định triển vọng 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 24
4.1 Tổng quan ngành mía đường 25
4.1.1 Thế giới 25
4.2 Thực trạng tình hình sản xuất mía đường ở Tây Ninh 27
4.2.2 Tình hình sản xuất mía đường ở Tây Ninh qua các năm 2005 – 2009 28
4.2.3 Diện tích mía trồng mới và vốn hỗ trợ, đầu tư của tỉnh qua các vụ 31
4.3.1 Tình hình tiêu thụ chung của tỉnh 33
4.3.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ của 3 nhà máy chế biến đường chính của tỉnh
4.5 Giá đường qua các năm 2006 – 2009 47
4.6 Nhận xét chung về thực trạng của ngành mía đường Tây Ninh 49
4.7 Đánh giá về ngành mía đường của Tây Ninh 50
Trang 74.8 Những quan điểm dùng để đánh giá triển vọng của ngành mía đường 52
4.9 Phương hướng phát triển ngành mía đường Tây Ninh 54
4.9.2 Phương hướng cụ thể 55
5.1 Kết luận 58 5.2 Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEPT/AFTA: Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung dành cho Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CT CP: Công ty Cổ phần
D.M.C: Huyện Dương Minh Châu
KL: Khối lượng
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
PQLCL NLS & TS: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
RE: Đường trắng
RS: Đường tinh luyện
SL: Sản lượng
TLTT: Tỷ lệ tăng trưởng
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số Lao Động Trong Nông Nghiệp 5
Bảng 2.2: Cơ Cấu Cây Trồng Chính Của Tây Ninh Năm 2008 6
Bảng 2.3 Sự Thay Đổi Các Thành Phần Của Mía Trong Thời Gian Bảo Quản 10
Bảng 2.4 Diện Tích Năng Suất Và Sản Lượng Mía Ở Các Vùng Năm 2005 - 2008 12
Bảng 4.1 Tình Hình Sản Xuất Mía Đường ở Tây Ninh Qua Các Năm 2005 - 2009 29
Bảng 4.2 Tốc Độ Tăng Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Mía Qua Các Năm (So
Bảng 4.3 Diện Tích Mía Trồng Mới Và Vốn Hỗ Trợ Của Tỉnh Qua Các Niên Vụ 32
Bảng 4.4 Sản Lượng Mía Được Đưa Vào Chế Biến Qua Các Vụ 33
Bảng 4.5 Số Tiền Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nguyên Liệu Của Các Nhà Máy Qua
Các Vụ 35 Bảng 4.6 Công Suất Của Các Nhà Máy Đường Chính Trong Tỉnh 36
Bảng 4.7 Diện Tích Mía Đầu Tư Của Các Công Ty, Nhà Máy Vụ 2008 – 2009 37
Bảng 4.8 Diện Tích Mía Đầu Tư Của Các Công Ty, Nhà Máy Kế Hoạch Vụ 2009 –
2010 38 Bảng 4.8 Tình Hình Sản Xuất Của 3 Nhà Máy Đường Vụ 2007–2008 Và 2008–2009
39 Bảng 4.9 Tình Hình Chế Biến Của 3 Nhà Máy Đường Vụ 2007 – 2008 42
Bảng 4.10 Tình Hình Chế Biến Của 3 Nhà Máy Đường Vụ 2008-2009 42
Bảng 4.11 Chi Phí – Giá Thành Đầu Tư Cho 1 Ha Mía Tơ 45
Bảng 4.12 Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Mía Gốc 46
Bảng 4.13 Giá Đường Nói Chung Trên Thị Trường Qua Các Năm 2006 – 2009 47
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Qui Trình Công Nghệ Chế Biến Đường Từ Mía Của Công Ty CP Bourbon
Hình 4.1 : Diện Tích – Năng Suất Mía Của Việt Nam Qua Các Năm 2001 – 2008 27 Hình 4.2 Diện Tích Và Sản Lượng Mía Qua Các Năm 2005 – 2009 29
Trang 11Mía (đường) là cây trồng có nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao được trồng ở nhiều quốc gia trong khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới Ở nước ta, mía được trồng rộng khắp 7 vùng sinh thái đặc biệt với điều kiện khí hậu của miền Nam rất thích hợp với cây mía Cây mía ngoài việc dùng để giải khát còn là nguồn nhiên liệu để chế biến đường và là thức ăn chăn nuôi, làm phân bón, nhiên liệu nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực trong đời sống hàng ngày của con người Tây Ninh là một trong những tỉnh có khí hậu tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao, do đó những điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết, đất đai ở Tây Ninh rất thuận lợi cho cây mía phát triển so với một số tỉnh khác trong cả nước
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như: vùng nguyên liệu mía chưa ổn định, giá thành đầu vào khá cao, các chính sách của nhà nước và các nhà máy đường chưa thực sự khuyến khích được người dân yên tâm đầu tư trồng mía một cách hiệu quả…
Nhằm tìm hiểu rõ hơn và giúp mọi người nhìn nhận và đánh giá một cách khách
Trang 12quan hơn về ngành mía đường nên tôi đã chọn đề tài: “ Thực Trạng và Triển Vọng Phát Triển Ngành Mía Đường Tây Ninh” làm đề tài tốt nghiệp của mình, vì Tây
Ninh là một trong những tỉnh có ngành mía đường phát triển nhất của nước ta
Trong quá trình thực hiện đề tài,với phạm vi nghiên cứu khá rộng, điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và bước đầu áp dụng kiến thức vào thực tiễn, nên đề tài còn nhiều thiếu sót và hạn chế Kính mong được sự đóng góp, bổ sung ý kiến quý báu của Quý Thầy Cô, các Cô Chú trong Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh cùng các bạn sinh viên để giúp tôi hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng ngành mía đường của tỉnh Tây Ninh
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành mía đường Tây Ninh
- Nhận định về xu hướng phát triển trong thời gian tới và đưa ra triển vọng của ngành mía đường trong tương lai
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả thu được của đề tài sẽ cung cấp cho Sở NN & PTNT tỉnh Tây Ninh những thông tin thực tế về thực trạng ngành mía đường của tỉnh và đưa ra những phương hướng phát triển của ngành mía đường Tây Ninh trong tương lai
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng và triển vọng phát triển ngành mía đường của tỉnh Tây Ninh qua các năm 2005-2008 và kế hoạch năm 2009-2010
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề Chương này chủ yếu nói lên sự cần thiết của đề tài, mục
đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đề tài
Trang 13Chương 2: Tổng quan Chương này giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên và
kinh tế của tỉnh Tây Ninh, và khả năng sản xuất cây mía ở Tây Ninh
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương này đưa ra ý nghĩa
kinh tế, ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng và triển vọng của ngành và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài
Chương 4: Kết quả và thảo luận Chương này trình bày nội dung phân tích,
những kết quả thu thập được về ngành mía đường trong quá trình thực tập tại Sở NN
& PTNT tỉnh Tây Ninh
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này tổng kết và đưa ra những kiến
nghị về những vấn đề đã nghiên cứu từ thực tế của ngành mía đường Tây Ninh
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, tọa độ từ 10°57’08’’ đến 11°46’36’’ vĩ
độ Bắc và từ 105°48’43” đến 106°22’48’’ kinh độ Đông Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao, do đó những điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết, đất đai ở Tây Ninh rất thuận lợi cho cây mía phát triển so với một số tỉnh khác trong cả nước
Trang 152.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Nguồn lao động
Tây Ninh không chỉ có thế mạnh về số lượng mà còn có chất lượng của lực lượng lao động nông nghiệp, đó là sức trẻ và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh chóng, giá nhân công rẻ nên đã thu hút được sự đầu tư của nước ngoài
Bảng 2.1 Số Lao Động Trong Nông Nghiệp
Năm Nhân khẩu Lao động NN
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê)
Hàng năm, số lượng lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên Năm 2007 số nhân khẩu là 864.879 người, số lao động nông nghiệp là 451.842 người Tới năm 2008, số lao động nông nghiệp tăng thêm 21.041 người Tuy nhiên, sự phân công lao động không đồng đều, dân cư tập trung đông khu vực thị xã, thị trấn còn ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn thì ít hơn, mật độ phân bố không đều Nhưng bên cạnh đó, lao động nông nghiệp cũng còn có một số mặt hạn chế như: làm việc năng suất thấp, chưa
có tác phong làm việc công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp cao… Do đó, tỉnh cần phải bố trí, phát triển nguồn lao động nông nghiệp với khả năng làm việc có hiệu quả, một mặt để tăng khối lượng sản phẩm tạo ra trong nông nghiệp, mặt khác tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân
Trang 162.2.2 Cơ cấu cây trồng chính của Tây Ninh
Bảng 2.2 Cơ Cấu Cây Trồng Chính Của Tây Ninh Năm 2008
Khoản mục Diện tích Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới cây mía
Tây Ninh hiện có 3 nhà máy chế biến tương đối hiện đại với tổng công suất 12.500 tấn mía cây/ngày, nếu để có đủ mía chế biến rải đều cho cả vụ (7 tháng) thì phải đáp ứng khoảng 2.0620.000 tấn mía cây/năm Hiện tại, năng suất mía bình quân toàn tỉnh còn thấp, do đó cần có những tác động kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mía (từ 50 tấn/ha lên 80 tấn/ha), đây cũng là một trong những giải pháp tăng hiệu quả
sử dụng đất Những yếu tố tác động tích cực quyết định đến năng suất và chất lượng mía bao gồm: loại đất trồng, giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác…
2.3.1 Đặc điểm đất trồng mía ở Tây Ninh
- Vùng đất cao: hầu hết là đất xám trên nền đất phù sa cổ, chủ yếu là cát pha Vùng đất rẫy mới khai hoang, hàm lượng mùn còn cao do đó đất còn tương đối màu
mỡ, vùng đã canh tác lâu năm, đất thường bạc màu, nghèo dinh dưỡng, giữ nước, giữ phân kém
Trang 17Nguồn nước tưới phụ thuộc vào nước trời do đó cần chọn những giống có khả năng chịu hạn khá (điển hình là các xã phía Bắc của huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu)
- Vùng đất thấp: vùng đất trước đây thường làm 2 vụ/năm, do đó hiệu quả thấp nên tỉnh đã có chủ trương chuyển sang trồng mía Vùng đất này cũng thuộc dạng đất xám có nguồn gốc phù sa cổ, cát pha, thường có độ màu mỡ tốt hơn Đặc điểm vùng đất thấp thường bị ngập úng vào mùa mưa, do đó đối với mía trồng vùng đất này cần phải có hệ thống kênh thoát nước tốt và chọn những giống có khả năng chịu úng khá (Điển hình là khu vực xã Trà Vong, Mỏ Công – huyện Tân Biên, xã Tân Hưng, Tân Phú – huyện Tân Châu, xã Phan – huyện Dương Minh Châu)
2.3.2 Giống
Giống cây trồng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhờ
có tiến bộ về giống, nông dân đã chủ động thâm canh, tăng vụ nhiều loại cây như: lúa, ngô, cây ăn quả… trong đó có cây mía
Hiện nay, do ngành công nghiệp chế biến đường phát triển mạnh nhu cầu nguyên liệu ngày càng lớn thì yêu cầu giống mía tốt, năng suất cao… ngày càng bức xúc, chính vì thế, giống mía đã và đang được tuyển chọn, lai tạo, khuyến cáo cụ thể cho từng vụ, từng loại đất của từng vùng khác nhau
- Giống K84-200: thân mọc thẳng, nảy mầm chậm, tỷ lệ mọc mầm khá, thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, nhanh khi bắt đầu phân lóng, tỷ lệ cây hữu hiệu cao, chịu phèn, chịu ngập tốt, chống đổ ngã, tái sinh gốc tốt, ít nhiễm sâu đục thân, trỗ cờ ít, chín trung bình muộn Trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt trên 100 tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%
- Giống ROC16: thân to trung bình, nảy mầm nhanh và tập trung, sức đẻ nhánh khá, chồi hữu hiệu cao, tái sinh kém ở mùa gốc Tốc độ vươn lóng nhanh, thân to vừa phải, thẳng đứng, không rỗng ruột, chống đổ tốt, ít trỗ cờ
Giống chín sớm (10-11 tháng), năng suất trong điều kiện thâm canh đạt từ 80-100 tấn/ha, chữ đường CCS 12-14%, ít nhiễm sâu đục thân, kháng bệnh khảm và bệnh phấn trắng nhưng nhiễm bệnh than đen, bệnh rượu Đây là giống mía chín sớm, chữ đường cao, các đơn vị sản xuất giống cần áp dụng sản xuất hom giống sạch để giảm tỷ
lệ nhiễm bệnh
Trang 18- Giống R570: thân to, mầm mọc mạnh, tập trung, sinh trưởng thời kỳ đầu chậm, nhanh trong thời gian vươn lóng, ít trỗ cờ, tái sinh gốc tốt, có khả năng kháng bệnh than, và ít nhiễm sâu đục thân Đây là giống chín trung bình (12-13 tháng), trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt trên 100 tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%
- Giống VN84-4137: thân to trung bình, phát triển thẳng, mọc mầm sớm và tập trung, tỷ lệ mọc mầm cao, đẻ nhánh mạnh nhưng có hiện tượng đẻ nhánh lai rai ở giai đoạn vươn lóng, mật độ cây hữu hiệu cao, khả năng chịu hạn, chịu phèn tốt, ít bị sâu hại (có khả năng nhiễm sâu đục thân 5 vạch giai đoạn đẻ nhánh), kháng bệnh khá, khả năng tái sinh tốt, thích ứng rộng, chịu thâm canh, ít trỗ cờ Trong điều kiện thâm canh, năng suất đạt khoảng 80-100 tấn/ha Mía chín rất sớm, chữ đường CCS 10-11%
- Giống VN84-422: thân to trung bình, nảy mầm nhanh, tập trung, đẻ nhánh mạnh, vươn lóng nhanh, ít đổ ngã Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, không trỗ cờ, tái sinh
và lưu gốc tốt Là giống chín sớm, hàm lượng đường cao CCS > 12, có thể ép đầu vụ
- Giống VN85-1427: thân to trung bình, đẻ nhánh mạnh, giai đoạn đầu vươn lóng chậm nhưng giai đoạn sau nhanh hơn, khả năng tái sinh gốc tốt, tỷ lệ trỗ cờ thấp (dưới 5%), thời gian chín trung bình, năng suất cao trên dưới 100 tấn/ha, chữ lượng đường CCS > 10%
Cơ cấu giống cho các vùng trồng mía: căn cứ vào đặc tính của các giống mía nêu trên có thể xây dựng cơ cấu giống mía tương đối phù hợp cho các vùng đất trống mía như sau:
- Vùng đất cao: có thể chọn những giống tương đối chịu hạn như: VN84-4137, R570
- Vùng đất thấp: có thể chọn các giống K84-200 (trồng vụ Đông- Xuân), R570 (trồng vụ Đông- Xuân và Hè- Thu)
1, 2 Dương lịch Vụ này mía có thời gian sinh trưởng dài nên năng suất thường cao
Trang 19Vụ Hè – Thu:
Thường trồng vào khoảng tháng 5 – 6 Dương lịch, thời gian mía sinh trưởng và phát triển khoảng 5 – 6 tháng Đối với giống mía ROC16 và giống VN84-422 thời gian thu hoạch là vào tháng 2 – 4, đối với giống R570 và VN84-4137 thì thời gian thu hoạch là vào tháng 5 – 6
2.3.4 Làm đất
Mía là cây thu hoạch hàng năm (mỗi năm thu hoạch 1lần) nhưng chu kỳ kinh tế (số năm lưu gốc) có thể kéo dài từ 3 – 5 năm, nếu chăm sóc tốt và giống tái sinh tốt
Do vậy, làm đất yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật, về độ sâu và độ tơi xốp để mía
ăn thật sâu và thuận lợi cho mía đẻ nhánh
- Yêu cầu: nên cày độ sâu đạt từ 25 – 30cm
- Rạch hàng với khoảng cách từ 0,9 – 1,1m nếu chăm sóc thủ công, chăm sóc bằng máy có thể nâng khoảng cách hàng rộng, tùy vào điều kiện cụ thể
2.3.5 Chuẩn bị giống
Giống được lấy từ những ruộng mía giống ở giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, chọn cây tốt, không lẫn giống, không sâu bệnh Mía giống chặt từ ruộng về cần được ủ cho nứt mầm, thời gian ủ khoảng 4 – 5 ngày nếu là vụ Đông – Xuân Vụ Hè – Thu không cần
ủ, chỉ để khoảng 1 – 2 ngày, lột lá và đưa đi trồng
- Nhóm trung bình và muộn: F156, R570, R579, K84-200 trồng vào vụ Đông – Xuân thì thu hoạch vào giữa vụ chế biến (tháng 1, 2, 3 Dương lịch) Giống K84-200, (giống K84-200 mặc dù là giống chín muộn nhưng có thể thu hoạch trong khoảng thời gian từ 11 – 15 tháng tuổi)
Cần chú ý khi thu hoạch mía:
- Thu hoạch đúng lúc mía chín (cây mía ngừng sinh trưởng, các đốt trên ngọn ngắn lại)
Trang 20- Dùng dao bén chặt sát gốc (lóng cuối cùng), vừa không làm thất thoát về năng suất vừa đỡ công phục gốc sau này
- Vận chuyển mía về nơi chế biến càng sớm càng tốt, để mía lâu trên ruộng sẽ làm giảm chữ lượng đường và năng suất
Hiện nay, ở Tây Ninh nói riêng và ở Việt nam nói chung việc thu hoạch mía vẫn còn bằng phương pháp thủ công Sau khi chặt, hàm lượng đường trong mía giảm nhanh Do đó, mía sau khi thu hoạch tại ruộng cần được vận chuyển ngay về nhà máy
và ép càng sớm càng tốt
Bảng 2.3 Sự Thay Đổi Các Thành Phần Của Mía Trong Thời Gian Bảo Quản
Thời gian Hàm lượng Thành phần Độ tinh Hàm lượng
sau khi chặt chất khô đường khiết đường khử
là 0,3% Càng để lâu, người nông dân trồng mía càng phải chịu thiệt hại nhiều vì hàm lượng chất khô trong mía tăng lên, còn các thành phần khác đều giảm Khi thời gian sau khi chặt mía là 5 ngày thì hàm lượng chất khô đã tăng lên tới 22,5%, hàm lượng đường giảm còn 18,45%, độ tinh khiết 82,0%, và hàm lượng đường khử tăng lên đáng
kể 2,1%
Trang 21Để hạn chế sự tổn thất đường sau khi thu hoạch mía, người nông dân nên dùng các biện pháp sau:
- Chặt mía khi trời rét hoặc hơi rét
- Chặt mía cho ngả theo chiều luống mía, các cây mía gối lên nhau, ngọn cây này phủ lên gốc cây kia nhằm giảm lượng nước bốc hơi và để chống rét
- Chất mía thành đống để có thể giảm sự phân giải đường
- Dùng lá mía thấm nước để che cho mía lúc vận chuyển và có thể dùng nước tưới phun vào mía
Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng là các nhà máy chế biến đường cần sắp xếp kế hoạch thu mua, vận chuyển mía đã thu hoạch một cách kịp thời để giảm thiệt hại cho người dân trồng mía
2.4 Khả năng sản xuất cây mía ở Tây Ninh
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26°C Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng Hầu hết các huyện trong tỉnh Tây Ninh đều trồng mía, Tân Châu là địa phương trồng mía mạnh nhất trong tỉnh, ở đây lượng mưa trung bình lớn cho độ ẩm rất cao rất phù hợp với điều kiện phát triển của cây mía Diện tích và sản lượng mía ở Tân Châu
có giảm qua các năm 2005 – 2008 nhưng năng suất mía luôn được duy trì ở mức khá cao, khoảng 62,62 – 64,61 tấn/ha Bên cạnh đó, Trảng Bàng là địa phương có diện tích trồng mía khá nhỏ 32 ha, sản lượng 1.858 tấn năm 2005 nhưng đến năm 2008 diện tích mía tăng lên 451 ha, sản lượng tăng thêm 26.104 tấn Có được bước nhảy vọt như vậy là do tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật… cho người dân trồng mía Đồng thời, những ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các nhà máy đường trong tỉnh đã khuyến khích nông dân trong tỉnh yên tâm trồng mía Ba huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành tuy diện tích có giảm so với những năm trước nhưng vẫn đạt được năng suất và sản lượng mía khá cao so với những huyện khác trong tỉnh Tây Ninh
Trang 22(Nguồn: Niên Giám Thống Kê – TTTH)
Trang 232.5 Qui trình chế biến đường
Phần lớn, các nhà máy đường nước ta là các nhà máy nhỏ với công suất máy móc thấp và thiết bị máy móc lạc hậu nên chỉ sản xuất đến công đoạn lấy thành phẩm là đường thô Chính vì thế, lợi nhuận thu lại không cao nên không có vốn để đầu tư thiết
bị máy móc hiện đại, sản phẩm sản xuất ra không đa dạng, giá thành rẻ Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của công nhân còn hạn chế, chưa có điều kiện phát huy hết năng lực…
Tỉnh Tây Ninh có 3 công ty, nhà máy chế biến đường chính là Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh, nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh, và Công ty Cổ phần mía đường Nước Trong Trong đó, công ty CP Bourbon Tây Ninh là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và có hệ thống máy móc chế biến mía đường vào bậc nhất nước ta hiện nay Vì thế, tôi đưa ra qui trình chế biến đường tại Công ty CP Bourbon Tây Ninh như một qui trình kiểu mẫu hiện nay
• Qui trình 1: Quy trình phía trước
Mía được vận chuyển dến nhà máy bằng xe tải sau khi qua bàn cân điện tử, mía được khoan lấy mẫu để phân tích chữ đường Sau khi kiểm tra trọng lượng và chữ đường xe tải mía được cố định trên 6 bàn lật, trút mía qua băng tải, búa đập hoạt động
để xé tơi mía
Băng tải chuyển mía đã được xé tơi lên đỉnh máy khuyếch tán rồi chia đều trên bề mặt ngang máy, nước thẩm thấu ở nhiệt độ 80% tưới lên lớp mía xé tơi để trích ly đường trong mía tạo thành bã ướt và chè hỗn hợp:
- Bã ướt được che ép, vắt kiệt và đưa vào lò hơi Trong quá trình đốt ở lò hơi
bã mía tạo ra hơi và sản xuất điện Phân nửa sản lượng điện cung cấp cho trạm điện hòa vào mạng lưới điện quốc gia, còn lại cung cấp điện năng cho các thiết bị truyền nhiệt của nhà máy
- Chè hỗn hợp được nâng nhiệt độ qua thiết bị gia nhiệt sau đó chảy tới máy lắng tạo ra bùn lắng và chè lắng Trong quá trình qua máy lắng thì có sữa vôi và chất trợ lắng mục đích là lấy được nước chè trong Nước chè trong được lọc thêm một lần nữa rồi qua thiết bị làm bốc hơi tạo thành sirô và được đưa vào bồn sirô Bùn lắng được đưa qua máy lọc chân không tạo
Trang 24thành bã bùn Bã bùn còn hàm lượng đường thấp nên không đưa vào chế biến nữa mà dùng để bón ruộng cho nông dân
Hình 2.1 Qui Trình Công Nghệ Chế Biến Đường Từ Mía Của Công Ty CP Bourbon Tây Ninh
Qui trình 1: Qui trình phía trước
Máy lắng Che ép
Lọc chân không
Bốc hơi
Bồn Sirô
Trang 25Qui trình 2: Qui trình sản xuất đường thô
Trang 26Qui trình 4: Qui trình nấu đường luyện
• Qui trình 2: Qui trình sản xuất đường thô
Hệ thống nấu, kết tinh, ly tâm đường thô gồm 3 hệ A, B, C, tất cả các nồi nấu đường dùng loại kết tinh liên tục và tụ động hóa, đường non A được qua máy ly tâm A tạo ra đường A và mật A Các hệ B và C được ly tâm thành đường, mật B và mật C được hỗ trợ thêm giống B và giống C từ nồi nấu giống B, C để tạo ra mật B và mật cuối (mật rỉ) Đường C và đường B (chứa trong bồn Magma B) được đưa về thiết bị nấu A và sirô để tiếp tục quá trình tạo ra đường thô
Kho
Trang 27• Qui trình 3: Quy trình hóa chế luyện
Đường A (đường thô, đường vàng) được hòa tan sau đó chuyển qua thiết bị gia voi tới thiết bị Cacbonat, ở đây đường A được thiết bị Cacbonat sục khí CO2 để tạo ra
C2CO3 Sau đó, qua thiết bị Diastar (thiết bị lọc túi) tạo ra nước bùn và dịch lọc Diastar:
- Nước bùn được lọc ép tạo thành nước ngọt và bánh bùn, nước ngọt được chuyển về nước chè hỗn hợp ở qui trình 1 để tiếp tục chế biến
- Dịch lọc Diastar được tẩy ISEP (thiết bị tẩy trắng) sau đó được tăng nhiệt
độ, bốc hơi tạo thành Sirô luyện
• Qui trình 4: Qui trình nấu đường luyện
Sirô luyện qua quá trình nấu luyện tạo thành đường non luyện Đường non cao phẩm sau khi qua 3 máy trợ tinh chân không sẽ được ly tâm gián đoạn bằng 3 máy ly tâm Brodbent thành đường tinh luyện loại 1, 2 , 3
Đường tinh luyện 1, 2, 3 được đưa vào nồi sấy trục quay Rotor-Louvre, ổn định
độ ẩm của đường và đưa đường vào thùng chứa Sau khi cân đường, đường thành phẩm được chuyển qua băng tải để đưa vào khâu đóng gói thành phẩm và đưa vào
Trang 28Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ lược về cây mía
3.1.1 Nguồn gốc
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các
loài lau, lách Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ
Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới Chúng
có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường
3.1.2 Sản phẩm từ cây mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo Ngoài ra, còn các sản phẩm khác như: lá, gốc, ngọn thu trực tiếp từ cây mía sau khi thu hoạch và các sản phẩm đã qua
chế biến như: phân bón, thức ăn gia súc, chất đốt…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80 – 90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16 – 18% đường Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường Có hai phương pháp chế biến: bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai, nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết
Trang 293.1.3 Giá trị kinh tế - yêu cầu điều kiện sinh thái – yêu cầu dinh dưỡng của mía a) Giá trị kinh tế
Cây mía với thành phần hóa học phong phú và có hàm lượng đường khá cao Đường là một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người
Hình 3.1 Giá Trị Kinh Tế Của Cây Mía
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:
- Bã mía chiếm 25 – 30% trọng lượng mía đem ép Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường) Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván
CÂY MÍA
Sản phẩm chế biến công nghiệp
Chính phẩm: Đường
Thức ăn gia súc Phân bón Các sản phẩm khác
Chất đốt
Rượu – Cồn
Sợi, bột giấy
Trang 30dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy,
làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế
- Mật gỉ chiếm 3 – 5% trọng lượng đem ép Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35 – 50 lít cồn 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000 – 8000 lít cồn để làm nhiên liệu Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía
- Bùn lọc chiếm 1,5 – 3% trọng lượng mía đem ép Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, v.v Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt
Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2 – 3 lần sản phẩm chính là đường
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp Đến mùa mưa, mía được 4 – 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4 – 5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du Hơn nữa mía là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng đất
từ 0-60cm Một ha mía tốt có thể có 13 – 15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất
b) Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây mía
- Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15 – 26°C
- Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp Mía cần thời gian tối thiểu là
1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ
Trang 31- Độ ẩm: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100 – 170mm/tháng Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả
- Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến Giới hạn về
độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là 700 – 800 m
- Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát Đất thích hợp nhất cho mía
là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước
Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ
c) Yêu cầu dinh dưỡng của cây mía
Trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau, giữa các thời kỳ sinh trưởng mía có yêu cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau:
- Trong thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía yêu cầu nhiều nhất là đạm rồi mới đến kali và lân
- Trong thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vơn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm
- Trong thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N – P – K Xét về khối lượng chất dinh dưỡng:
- Trong thời kỳ mầm, mía sử dụng chất dinh dưỡng ít nhất
- Trong thời kỳ vơn lóng, mía sử dụng chất dinh dưỡng nhiều nhất
- Trong thời kỳ thành thục (tích lũy đường) mía sử dụng chất dinh dưỡng ít hơn thời kỳ lóng nhưng nhiều hơn thời kỳ mầm Đặc biệt trong thời kỳ này quá thừa hay quá thiếu đạm đều có hại - thừa đạm sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng, thiếu đạm thì
Trang 32ảnh hưởng xấu đến năng suất và khả năng tái sinh, chất lượng mầm của vụ mía gốc tiếp theo
3.2 Ý nghĩa kinh tế của ngành sản xuất mía đường
Ngành sản xuất mía đường của nước ta ngày càng trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, và có những ý nghĩa chiến lược như sau:
3.2.1 Thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước
Đường là mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, nếu ngành sản xuất đường trong nước không đủ để đáp ứng lượng cầu trong nước thì buộc phải nhập khẩu đường từ nước ngoài
3.2.2 Tạo thêm công ăn, việc làm, góp phần bố trí lại dân cư
Sản xuất mía đường là ngành sử dụng nhiều lao động, giải quyết được số lượng việc làm lớn, và tăng thu nhập cho lao động nông thôn Hiện nay, các nhà máy chế biến đường, các vùng nguyên liệu được phân bố khá đều trong toàn tỉnh, tập trung chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… góp phần phân bố lại dân cư, làm giảm bớt làn sóng người dân nông thôn đổ xô về các trung tâm kinh tế của tỉnh kiếm việc làm gây mất ổn định xã hội
3.2.3 Phát triển ngành mía đường góp phần xóa đói giảm nghèo và CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
Các chính sách của nhà nước hỗ trợ ngành sản xuất mía đường đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, … không những đã tạo công ăn việc làm cho những người nông dân nghèo và nâng cao thu nhập cho họ mà còn tạo điều kiện phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thành các thị
trấn, khu công nghiệp, tụ điểm thương nghiệp và dịch vụ
3.2.4 Tăng thu nhập quốc dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH
Các chương trình, chính sách cho vay vốn đầu tư và mở rộng vùng nguyên liệu của tỉnh hoàn thiện giúp người nông dân trồng mía yên tâm sản xuất Hàng năm, các nhà máy đường thu mua khoảng 1.674.699 tấn mía cây của các hộ nông dân trồng mía trong tỉnh, sản xuất 141.710 tấn đường đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, sản xuất mía đường còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
Trang 33biến sau đường (sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, trái cây…) và bên cạnh đường như cồn, ván ép, điện…
Do đó, phát triển ngành mía đường là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp khác cùng phát triển theo hướng CNH - HĐH, góp phần chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh và cả nước
3.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường
Cây mía có khả năng chịu hạn, chịu phèn cao, trồng trên đất mặn, đất phèn, đất cát…, hệ số che phủ của lá rất cao, hạn chế xói mòn đất Với năng suất khoảng 60 –
70 tấn/ha cây mía sẽ trả lại cho đất khoảng hơn 35 tấn lá, rễ gốc làm chất hữu cơ Mặt khác, nhu cầu sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu bằng 1/2 – 1/4 so với nhiều loại cây trồng khác Vì vậy, cây mía thực sự là cây có giá trị kinh tế cao trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời góp phần cải thiện môi trường
3.3 Ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng và triển vọng của ngành mía đường 3.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng
Qua những đặc điểm và ý nghĩa của ngành mía đường Tây Ninh nói chung và cây mía nói riêng đối với nền kinh tế quốc dân ta thấy cây mía chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cung cấp một nguồn năng lượng dễ hấp thụ cho cơ thể con người Do đó, vấn đề phân tích thực trạng là vấn đề trước mắt không thể thiếu trong tương lai Vì qua phân tích thực trạng, chúng ta mới thấy hiệu quả đạt được và những khó khăn, khuyết điểm, tồn tại trong khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ của ngành mía đường Từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng phát triển cụ thể tạo điều kiện cho ngành mía đường phát triển mạnh mẽ trong tương lai
3.3.2 Ý nghĩa của việc xác định triển vọng
Từ việc phân tích thực trạng, làm nổi rõ những khuyết điểm khi phát triển ngành mía đường, chúng ta đi vào tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, tìm ra xu hướng phát triển của ngành mía đường Tây Ninh trong thời gian tới, thấy được triển vọng của ngành trong tương lai Qua đó đề ra những biện pháp nhằm tận dụng được những điểm mạnh hiện có của ngành một cách hợp lý, khắc phục những nhược điểm mắc phải và vươn tới tương lai bằng những cơ hội mới của ngành
Trang 343.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của ban ngành tổ chức của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh và các nhà máy đường chính trong tỉnh
- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn, lấy ý kiến của một số chuyên gia trong ngành
- Số liệu thống kê về mía đường trong thời gian qua
- Tìm hiểu, thu thập qua tài liệu liên quan, báo chí, internet
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm word, excel để phân tích thông tin và viết báo cáo
- Phương pháp thống kê mô tả để tính toán, tổng hợp các số liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tình hình sản xuất – chế biến – tiêu thụ của ngành mía đường để xác định được thực trạng và đưa ra những triển vọng phát triển ngành mía đường của tỉnh Tây Ninh
- Các chỉ tiêu phân tích về diện tích – năng suất – sản lượng
Trang 35Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan ngành mía đường
4.1.1 Thế giới
Sản xuất đường không phải là ngành có lợi thế kinh tế vĩ mô nhưng đường là một nguyên liệu rất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người trên thế giới Công nghiệp sản xuất mía đường phù hợp với các nước đang phát triển nằm ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá
Hiện nay, đường được sản xuất chủ yếu từ mía và củ cải Brazil là nước sản xuất
và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, tiếp đến là Ấn Độ, Thái Lan Sản lượng đường thế giới niên vụ 2008 – 2009 đạt được 115,672 triệu tấn, giảm 12,41% so với niên vụ
Brazil từ trước đến nay vẫn là những nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới Riêng Brazil niên vụ 2008 – 2009 xuất khẩu 24,3 triệu tấn (chiếm 47% tổng lượng đường thế giới) Tuy nhiên hơn một nửa sản lượng xuất khẩu của Brazil là đường thô
4.1.2 Việt Nam
Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX Năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu