PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY Luôn đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, Mamamy nhận thấy trẻ sơ sinh là đối tượng mà các cơ quan, bộ phận trong cơ thể vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa hoàn toàn đủ khả năng tự bảo vệ. Sẽ có các nhãn hàng trên thị trường đã và đang sản xuất khăn ướt cho trẻ sơ sinh nhưng chất lượng sản phẩm liệu đã đủ đáp ứng cho nhu cầu bảo vệ các bé của các bà mẹ bỉm sữa hay chưa. Nhận thấy sứ mạng của mình với những hạt mầm của tương lai nên Mamamy luôn tìm tòi, nghiên cứu và phát triển các loại thành phần, nguyên vật liệu có tính năng chăm sóc vượt trội đưa vào sản phẩm để hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Mamamy luôn khắt khe trong việc lựa chọn thành phần tạo nên sản phẩm, luôn đặt mối quan tâm lớn nhất là sự an toàn, luôn đòi hỏi nhu cầu cao hơn thị trường và Mamamy chỉ tập trung vào trẻ sơ sinh chứ không sao nhãng trách nhiệm với việc đồng thời sản xuất sản phẩm dành cho người lớn. Mamamy được hình thành trong lòng người tiêu dùng với những tiêu chí đặc biệt đó.
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
TRỊNH THỊ MỸ LINH LỚP: 16DQH1
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
TRỊNH THỊ MỸ LINH LỚP: 16DQH1
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY 1
1.1 HỆ THỐNG MARKETING 1
1.1.1 Định nghĩa marketing 1
1.1.2 Quá trình marketing 2
1.1.3 Vai trò và chức năng của marketing 3
1.2 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 3
1.2.1 Khái niệm sản phẩm 3
1.2.2 Phân loại sản phẩm 4
1.2.3 Chiến lược sản phẩm 6
1.2.4 Nội dung chiến lược sản phẩm 7
1.2.5 Nhân tố tác động đến chiến lược sản phẩm 15
CHƯƠNG 2 19
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐÔNG HIỆP – DHTI 19
2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHĂN ƯỚT TẠI VIỆT NAM 19
2.1.1 Tổng quan về thị trường khăn ướt 19
2.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐÔNG HIỆP – DHTI 34
2.2.1 Tổng quan 34
2.2.2 Lịch sử hình thành 35
2.2.3 Sứ mệnh kinh doanh 36
2.2.4 Mục tiêu kinh doanh 36
2.2.5 Giá trị cốt lõi 37
2.2.6 Cơ cấu tổ chức 37
2.3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY 39
2.3.1 Sự hình thành và phát triển Mamamy 39
2.3.2 Nhãn hiệu sản phẩm 40
2.3.3 Đặc tính sản phẩm 40
2.3.4 Thiết kế sản phẩm 44
2.3.5 Bao bì của khăn ướt Mamamy 45
Trang 52.3.6 Các loại sản phẩm khăn ướt Mamamy 48
2.3.7 Các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm 51
2.3.8 Sản phẩm mới 51
2.3.9 Chu kì sản phẩm 53
2.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 53
2.4.1 Các yếu tố môi trường 53
2.4.2 Chiến lược giá 54
2.4.3 Chiến lược phân phối 57
2.4.4 Chiến lược chiêu thị 57
CHƯƠNG 3 61
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY 61
1.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 61
1.1.1 Ưu điểm 61
1.1.2 Nhược điểm 62
1.2 Giải pháp 63
1.2.1 Đặc tính sản phẩm 63
1.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm 63
1.2.3 Bao bì sản phẩm 63
1.2.4 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 63
1.2.5 Các giải pháp khác 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Quá trình phát triển sản phẩm mới 12
Hình 2: Khăn ướt Bobby của Diana 26
Hình 3: Khăn ướt Baby Wipes của Pigeon 28
Hình 4: Khăn ướt Huggies 29
Hình 5: Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty DHTI 38
Hình 6: Giấy gia hạn chứng nhận sản phẩm khuyên dùng của Hội Phụ Sản Khoa Việt Nam 42
Hình 7: Giấy chứng nhận sran phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11528 : 2016 43
Hình 8: Thiết kế nắp chặn giấy của Mamamy 44
Hình 9: Bằng sáng chế giải pháp hữu ích cho Mamamy 45
Hình 10: Bao bì tiếp xúc 46
Hình 11: Khăn ướt Mamamy có nắp 48
Hình 12: Khăn ướt Mamamy gói bổ sung hộp 49
Hình 13: Khăn ướt Mamamy 10 tờ, 30 tờ 50
Hình 14: Khăn ướt Mamamy không mùi 50
Hình 15: Khăn ướt Mamamy mùi thơm mát 51
Hình 16: Sản phẩm Mamamy được trưng bày ở quầy kệ siêu thị 59
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Luôn đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, Mamamy nhận thấy - trẻ sơ sinh là đốitượng mà các cơ quan, bộ phận trong cơ thể vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưahoàn toàn đủ khả năng tự bảo vệ Sẽ có các nhãn hàng trên thị trường đã và đang sảnxuất khăn ướt cho trẻ sơ sinh nhưng chất lượng sản phẩm liệu đã đủ đáp ứng cho nhucầu bảo vệ các bé của các bà mẹ bỉm sữa hay chưa Nhận thấy sứ mạng của mình vớinhững hạt mầm của tương lai nên Mamamy luôn tìm tòi, nghiên cứu và phát triển cácloại thành phần, nguyên vật liệu có tính năng chăm sóc vượt trội đưa vào sản phẩm để
hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ một cách tốt nhất Mamamy luôn khắt khe trong việc lựachọn thành phần tạo nên sản phẩm, luôn đặt mối quan tâm lớn nhất là sự an toàn, luônđòi hỏi nhu cầu cao hơn thị trường và Mamamy chỉ tập trung vào trẻ sơ sinh chứkhông sao nhãng trách nhiệm với việc đồng thời sản xuất sản phẩm dành cho ngườilớn Mamamy được hình thành trong lòng người tiêu dùng với những tiêu chí đặc biệt
đó
Ra đời năm 2007, với nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt hơn 10 năm, 10 nămphục vụ, Mamamy đã luôn nhận được sự tin yêu của khách hàng, xuất sắc vượt qua tất
cả các nhãn hàng ngoại nhập cũng như trong nước để rồi hạnh phúc nhận danh
hiệu “thương hiệu khăn ướt số 1 Việt Nam” (Theo số liệu nghiên cứu đo lường bán lẻ của AC Nielsen, năm 2017) Hiện nay, tham vọng lớn nhất của Mamamy là tạo ra
thương hiệu Việt mang tầm quốc tế trong lĩnh vực hàng tiêu dùng dành cho bà mẹ vàtrẻ em Mamamy đang và sẽ đi lên để khẳng định thương hiệu, đem lại lợi ích tốt nhấtcho người tiêu dùng và giành thêm thị phần bằng những chiến lược hiệu quả của mình.Một trong số đó phải nói đến chiến lược sản phẩm Chính vì thế, người viết chọn đề tài
“Chiến lược sản phẩm khăn ướt Mamamy của công ty TNHH thương mại và đầu tưĐông Hiệp – DHTI” nhằm rút ra nhận xét về ưu điểm cũng như khuyết điểm về chiếnlược sản phẩm, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu để hoàn thiện hơn về hình thức và chấtlượng sản phẩm, đem đến cho các bà mẹ sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ Đồng thời thựchiện khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”
II Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích chiến lược sản phẩm khăn giấy ướt của công ty TNHH thương mại
và đầu tư Đông Hiệp – DHTI
Trang 8- Phân tích những yếu tố liên quan đến chiến lược sản phẩm dòng khăn ướt
III Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Quan sát: quan sát hiện tượng thực tế.
- Thu thập dữ liệu: thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp có trên mạng và tham
khảo thêm 1 ít thông tin thứ cấp từ nguồn khác nhau
- Phân tích tổng hợp: từ những thông tin, số liệu thu thập được đem ra phân
tích so sánh để hoàn thiện bài hơn
- Đánh giá: đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng thể.
IV Nội dung nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận khái quát về lý thuyết marketing và chiến lược sản phẩm
- Lý thuyết chiến lược sản phẩm
- Khái niệm marketing
- Khái niệm chiến lược sản phẩm
2 Phân tích thực trạng về thị trường khăn ướt và chiến lược sản phẩm khăn ướt Mamamy
2.1 Tổng quan thị trường
- Phân tích thị trường:
+ Thị trường khăn ướt trong quá khứ và hiện tại
+ Thị trường tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai
+ Các đối thủ cạnh tranh
+ Lợi thế cạnh tranh
- Sự ảnh hưởng môi trường vĩ mô
- Phân tích cơ hội và thách thức
- Thiết lập mục tiêu: Định vị thị trường và sản phẩm
+ Lựa chọn phân khúc thị trường
+ Phân tích nhu cầu thị trường
+ Định vị sản phẩm
Trang 9Thị hiếu người tiêu dùng
2.2 Giới thiệu về công ty DHTI
- Chiến lược về giá
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược chiêu thị
- Các yếu tố môi trường
+ Môi trường vi mô
+ Môi trường vĩ mô
3 Nhận xét, đánh giá và giải pháp cho chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
- Đưa ra các nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm trong chiến lược sản phẩm của
doanh nghiệp
- Đề xuất các phương án, giải pháp cho chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
được hoàn thiện
V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng: Chiến lược sản phẩm khăn ướt Mamamy
2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.
- Thời gian: Đề tài tập trung phân tích chiến lược sản phẩm của công ty từ năm
2010 cho đến thời điểm hiện tại
VI Bố cục đề tài
A Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
B Nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược sản phẩm
Chương 2: Phân tích chiến lược sản phẩm khăn ướt Mamamy của công ty TNHH thương mại và đầu tư Đông Hiệp – DHTI
Chương 3: Nhận xét, đánh giá, đề ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm khăn ướt Mamamy của công ty
C Kết luận
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT
MAMAMY1.1 HỆ THỐNG MARKETING
1.1.1 Định nghĩa marketing
Marketing gồm nhiều khía cạnh, vì vậy xét ở các khía cạnh có nhiều định nghĩakhác nhau về marketing, chúng ta chỉ xem xét những định nghĩa cơ bản Trước hết,chúng ta hiểu marketing như là một quá trình quản trị xã hội, mà trong đó những cánhân hay nhóm sẽ nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổinhững sản phẩm và giá trị với người khác Để giải thích, hiểu sâu về marketing, chúng
ta cần xem xét một số thuật ngữ quan trọng như: need, want, demand, product,customer value, satisfacion, exchange, transaction, market
- Nhu cầu tự nhiên (Need): Là trạng thái thiếu thốn người ta cảm nhận được Ví
dụ như nhu cầu thực phẩm, quần áo, sự an toàn
- Mong muốn (Want): Nhu cầu gắn với ước muốn, hình thức biểu hiện nhu cầu
tự nhiên do yếu tố cá tính và văn hóa quy định
- Nhu cầu có khả năng thanh toán (Demand): Là sự lượng hóa ước muốn
trong điều kiện thu nhập nhất định
- Sản phẩm (Product): Bất cứ cái gì được đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, mua
sắm và thỏa mãn nhu cầu
- Giá trị của khách hàng (Customer value): Sự đánh giá của khách hàng về lợi
ích mà sản phẩm mang đến cho họ so với chi phí mà họ bỏ ra
- Sự thỏa mãn (Satisfaction): Là trạng thái cảm xúc của khách hàng thông qua
việc so sánh lợi ích thực tế mà họ cảm nhận khi sử dụng sản phẩm với những kì vọngcủa họ về nó
- Trao đổi (Exchange): Hoạt động marketing chỉ xảy ra khi người ta tiến hành
để thỏa mãn nhu cầu Trao đổi là hành vi nhận từ người khác một vật và đưa lại cho họmột vật khác
- Trao đổi (Transaction): Là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại
những vật có giá trị Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi
Trang 11- Thị trường (Market): Theo quan điểm marketing thì thị trường là tập hợp
khách hàng hiện có hoặc sẽ có (tiềm năng) có cùng nhu cầu về sản phẩm, có khả năngsẵn sàng trao đổi để thỏa mãn nhu cầu
Theo Philip Kotler: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cánhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và traođổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”
1.1.2 Quá trình marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãntối đa nhu cầu khách hàng, muốn thực hiện được điều này, quá trình marketing trongdoanh nghiệp phải thỏa mãn năm bước cơ bản sau đây:
R STPMMIC
Trong đó:
- R (Rearch) – Nghiên cứu thông tin marketing là điểm khởi đầu marketing: là
quá trình thu thập xử lí và phân tích thông tin marketing Nghiên cứu giúp doanhnghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điềukiện, những chiến dịch thích hợp để tham gia vào thị trường
- STP (Segmentation, Targeting, Positioning) – Phân khúc, chọn thị trường
mục tiêu, định vị: Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanhnghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phù hợp vớikhả năng của mình Doanh nghiệp phải định vị sản phẩm của mình để khách hàngnhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo sự khác biệt so với sản phẩm cạnhtranh khác trên thị trường
- MM (Marketing – Mix) – Xây dựng chiến lược Marketing – Mix: Trên cơ sở
thị trường mục tiêu được lựa chọn doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối thứcMarketing (Marketing – Mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó
Marketing – Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà daonhnghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đãhoạch định
- I (Implementation) – Triển khai thực hiện chiến lược marketing: Để thực hiện
chiến lược marketing đi vào thực tế doanh nghiệp phải tổ chức, thực hiện chiến lượcqua các chương trình hành động cụ thể, tổ chức các nguồn nhân lực thực hiện nó
- C (Control) – Kiểm tra, đánh giá chiến lược Marketing: Bước cuối cùng của
quá trình marketing là kiểm soát Một doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi,
Trang 12rút kinh nghiệm: phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kếtquả hoạt động Marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không.
1.1.3 Vai trò và chức năng của marketing
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, là một cáthể kinh tế Cá thể này muốn tồn tại và phát triển thì nó phải hòa nhập vào thị trườngmột cách hợp lí để ngày càng lớn mạnh hơn
Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có chức năng: Sản xuấtkinh doanh, nguồn tài chính, quản trị nhân lực, nguồn lao động,… mà các chức năngnày chưa đủ đảm bảo sự thành đạt của doanh nghiệp, một chức năng phải kể đến cóvai trò quan trọng kết nối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường đó làmarketing
Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ướcmuốn của khách hàng làm nền tảng cho chiến lược kinh doanh
1.2 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Chiến lược sản phảm là một bộ phận quan trọng trong chiến lược marketing củadoanh nghiệp Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việctriển khai và phối hợp các công cụ marketing khác nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàngmục tiêu cách tốt nhất
- Thứ nhất, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việcthỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay
sử dụng chúng
- Thứ hai, sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt vềyếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý (tùy thuộc vào đặc điểm của ngành hàng, quan điểmcủa mỗi doanh nghiệp mà họ tập trung vào yếu tố này theo những cách thức khácnhau) Với hai quan điểm trên có thể xem xét sản phẩm ở 3 cấp độ khác nhau:
Trang 13+ Cốt lõi sản phẩm (Core product): Lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở
sản phẩm
+ Sản phẩm cụ thể (Actual product): Sau khi nghiên cứu nhu cầu và những
lợi ích mà khách hàng muốn có doanh nghiệp sẽ đưa các yếu tố này vào những sảnphẩm cụ thể, đây chính là những sản phẩm mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn lợi íchcủa mình Sản phẩm cụ thể bao gồm những yếu tố: Nhãn hiệu, kiểu dáng và nhữngmẫu mã khác nhau, chất lượng sản phẩm với những tiêu chí nhất định, bao bì và một
số đặc tính khác Khách hàng sẽ phân tích, đánh giá những yếu tố này để chọn sảnphẩm tốt nhất cho họ
+ Sản phẩm tăng thêm (Augmented product): Để gia tăng nhận thức của
khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, doanhnghiệp thường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và lợi ích bổ sung như bảohành, lắp đặt, thông tin, tư vấn,… Chúng được xem như một thành phần của sản phẩmgóp phần tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh Một số doanh nghiệp còn sử dụng những yếu
tố tăng thêm này để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
1.2.2 Phân loại sản phẩm
1.2.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng
- Hàng hóa tiêu dùng là hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình
trong cuộc sống hằng ngày
- Hàng hóa tư liệu sản xuất là các hàng hóa do các tổ chức mua và sử dụng
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ
1.2.2.2 Phân loại sản phẩm theo hình thức tồn tại
- Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình mang lại cho người dùng một lợi ích vật chất,
lợi ích tinh thần nào đó Con người không thể cảm nhận dịch vụ thông qua giác quannhư nghe, nhìn, nếm, ngửi, tiếp xúc Điều này làm cho việc bán dịch vụ khó khăn hơn
- Hàng hóa là loại sản phẩm hữu hình mà con người có thể tiếp xúc thông qua
các giác quan để cảm nhận những yếu tố vật chất của nó
1.2.2.3 Phân loại hàng hóa tiêu dùng theo thời gian sử dụng
- Hàng hóa lâu bền: Là những hàng hóa được dùng nhiều lần như ti vi, tủ lạnh,
xe máy, điện thoại,…
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: Là những thứ được dùng chỉ một hoặc vài lần
như xà phòng, bia, báo chí, tem thư,…
1.2.2.4 Phân loại hàng hóa tiêu dùng theo thói quen mua
Trang 14- Hàng hóa sử dụng thường ngày: Là loại mà người tiêu dùng hay mua không
đắn đo tính toán hoặc mất rất ít công sức để so sánh lựa chọn Ví dụ như thuốc lá, xàphòng, báo,… Trong hàng hóa dùng thường ngày lại chia ra hàng hóa sử dụng thườngxuyên, hàng mua ngẫu hứng và hàng mua khẩn cấp
- Hàng hóa mua có lựa chọn: Là các thứ hàng hóa mà người tiêu dùng trong
quá trình lựa chọn và mua thường so sánh, cân nhắc các chỉ tiêu công dụng, chấtlượng, giá cả, hình thức Ví dụ như quần áo, xe máy, điện thoại Hàng hóa mua có lựachọn lại được chia ra hàng hóa giống nhau và không giống nhau Đối với loại này nên
có nhiều chủng loại để khách hàng lựa chọn
- Hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt: Là các hàng hóa có những tính chất lượng
đặc biệt mà người mua sẵn sàng bỏ công sức để tìm kiếm Ví dụ như các mốt thờithượng, xe ô tô cổ, các quán đặc sản,… Trong trường hợp này, địa điểm bán hàngkhông quan trọng, nhưng cần thông tin cho khách hàng tiềm ẩn biết
- Hàng hóa theo nhu cầu thụ động: Là các loại mà người dùng không hay nghĩ
đến hoặc không biết Ví dụ như bảo hiểm tính mạng Bán loại hàng hóa này đòi hỏi nỗlực Marketing lớn, đặc biệt là nỗ lực bán hàng cá nhân
1.2.2.5 Phân loại hàng hóa theo tư liệu sản xuất
- Nguyên liệu thô:
+ Nguyên liệu thô là các hàng hóa cho sản xuất chưa được chế biến (hoặc chỉmới được sơ chế) Nguyên liệu thô bao gồm: Khoáng chất, đất, gỗ, cát, sỏi, nước lấy từsông hồ, biển, lòng đất (để lọc thành nước sạch, nước ngọt)
+ Các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì, thóc, ngô hạt, bông thô, mủ cao su,rau quả nguyên liệu, chè nguyên liệu, vật nuôi, trứng, sữa nguyên liệu,…
Trang 15- Vật liệu đã được chế biến và các chi tiết:
Vật liệu đã được chế biến là các nguyên liệu thô đã được chế biến trong chừngmực nào đó (ngược lại với nguyên liệu thô) Vật liệu được chế biến sẽ tiếp tục đượcchế biến để tạo sản phẩm cuối cùng Ví dụ phôi thép sẽ được chế biến thành các loạithép thành phẩm khác nhau, sợi được dệt thành vải, bột mì được làm thành bánh Cácchi tiết thì không cần chế biến nữa, và sẽ được lắp ráp để tạo ra các sản phẩm hoànchỉnh Ví dụ như khóa kéo, cúc để may quần áo, các linh kiện bán dẫn để lắp ráp ti vi,radio, máy tính
- Vật tư phụ:
Đây là những loại hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghệp, tổ chức Vật tư phụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụngngắn, việc mua sắm không đòi hỏi nhiều nỗ lực, không đóng vai trò quan trọng trongcác yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tổ chức
- Các dịch vụ:
Ngoài các hàng hóa tư liệu sản xuất trên đây, trong quá trình hoạt động củamình, các doanh nghiệp, tổ chức còn cần đến rất nhiều các dịch vụ như tài chính, bảohiểm, tư vấn, vận chuyển, lưu kho, phân phối, sửa chữa, bảo hành, nghiên cứuMarketing, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, bưu chính viễn thông,…
1.2.3 Chiến lược sản phẩm
1.2.3.1 Khái niệm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất vàkinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từngthời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp
1.2.3.2 Vai trò
Trang 16Vai trò của chiến lược sản phẩm cực kỳ quan trọng trong chiến lược Marketingbởi vì:
- Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
- Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối vàchiêu thị mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
- Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệpthực hiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng thời kì
1.2.4 Nội dung chiến lược sản phẩm
1.2.4.1 Kích thước tập hợp sản phẩm
a Khái niệm:
Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủngloại và mẫu mã sản phẩm Kích thước sản phẩm gồm 3 số đo:
- Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: Là danh mục sản phẩm, thể hiện mức độ
đa dạng hóa của sản phẩm
- Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm đều có nhiều chủng loại.
Do đó, số lượng chủng loại sẽ quyết định chiều dài tập hợp sản phẩm
- Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Là số lượng mẫu mã của chủng loại hàng
hóa
Ba số đo này trở thành công cụ để các công ty xác định chính sách về tập hợpsản phẩm căn cứ vào tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và khả năng của doanhnghiệp
b Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm
- Quyết định về danh mục sản phẩm kinh doanh
+ Hạn chế doanh mục sản phẩm kinh doanh: Bằng việc phân tích tình hình thịtrường và khả năng của mình, doanh nghiệp đi đến quyết định loại bỏ những nhómhàng hoặc loại sản phẩm mà họ cho rằng ít hoặc không hiệu quả
+ Mở rộng sản phẩm: Ngoài những mặt hàng hoặc loại sản phẩm kinh doanh,doanh nghiệp quyết định mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác hoặc mở rộng thêmdanh mục sản phẩm kinh doanh
+ Thay đổi sản phẩm kinh doanh
Trang 17+ Hiện đại hóa sản phẩm: Loại trừ những chủng loại sản phẩm lạc hậu, cải tiến
và giới thiệu những sản phẩm mới hơn
- Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
Trong quá trình kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những nỗ lực:
+ Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật sản phẩm
+ Nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm
+ Tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm ngày càng cao của sản phẩm
1.2.4.2 Nhãn hiệu sản phẩm (brand)
Nhãn hiệu sản phẩm là một thành phần cực kỳ quan trọng trong chiến lược sảnphẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều kinh doanh sản phẩm với những nhãn hiệu cụ thể,chiến lược định vị và những hoạt động Marketing cũng sẽ tập trung cho nhãn hiệu.Nhãn hiệu sản phẩm là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm giúpngười mua nhận biết, phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệpkhác Khi một doanh nghiệp trở nên nổi tiếng, việc kinh doanh sản phẩm sẽ rất dễdàng Giá trị sản phẩm tăng nhờ uy tín
a Khái niệm
Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợpnhững yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp vàphân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Nhãn hiệu bao gồm những thành phần cơ bản là:
- Tên gọi nhãn hiệu (Brand name)
- Biểu tượng nhãn hiệu (Symbol)
- Về phương diện pháp lý liên quan đến tài sản nhãn hiệu còn có một số thuậtngữ là nhãn hiệu như:
- Nhãn hiệu đã đăng kí (Trade mark)
- Bản quyền (Copy right)
Trang 18- Ngoài chức năng nhận biết hoặc để phân biệt với đối thủ, nhãn hiệu sản phẩm
có thể nói lên:
- Đặc tính sản phẩm
- Những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng
- Sự cam kết và những quan điểm của doanh nghiệp
- Nhân cách và cá tính người sử dụng
b Các giá trị tài sản nhãn hiệu
Nhãn hiệu có những giá trị khác nhau trên thị trường Có những nhãn hiệu đượcngười tiêu dùng nhận biết, hoặc thậm chí yêu thích, có những nhãn hiệu người muahoàn toàn không biết đến Nhãn hiệu nổi tiếng và có uy tín thì mức độ trung thành đốivới nhãn hiệu cao Những yếu tố này hình thành nên khái niệm và giá trị của nhãnhiệu Giá trị nhãn hiệu là một tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên giá trị này sẽ thay đổi còntùy thuộc vào uy tín nhãn hiệu và khả năng marketing của doanh nghiệp đối với nhãnhiệu đó
c Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm
- Quyết định về cách đặt tên: Tùy theo đặc điểm sản phẩm và chiến lược của
từng công ty mà nhà sản xuất có thể có những cách đặt tên sản phẩm như sau:
+ Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt: mỗi sản phẩm sản xuất ra đều được đặtdưới những tên gọi khác nhau
+ Đặt một tên cho tất cả sản phẩm
+ Đặt tên sản phẩm theo từng nhóm hàng
+ Kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và chiến lược sản phẩm của mỗi doanh nghiệp
mà họ sẽ lựa chọn một trong những phương án trên để đặt tên cho sản phẩm Một nhãnhiệu được xem là lý tưởng nếu có những đặc trưng sau:
+ Dễ đọc, dễ nhận dạng, dễ nhớ
+ Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm
+ Nói lên chất lượng sản phẩm
Trang 19+ Sản phẩm có thể được tung ra với nhãn hiệu do nhà phân phối quyết định.
+ Có một số trường hợp nhà sản xuất mướn tên nhãn hiệu đã nổi tiếng bằngcách trả bản quyền để sử dụng nhãn hiệu đó (nhượng quyền kinh doanh)
- Nâng cao uy tín nhãn hiệu: Tạo uy tín sản phẩm là những nỗ lực để xây dựng
hình ảnh và ấn tượng tốt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng để họ có niềmtin vào sản phẩm của doanh nghiệp Việc tạo uy tín sản phẩm giúp gia tăng lợi thếcạnh tranh của sản phẩm Để tạo uy tín sản phẩm, doanh nghiệp thường quan tâm đếncác yếu tố:
+ Sản phẩm doanh nghiệp phải có chất lượng cao, phù hợp nhu cầu và thị hiếu
người tiêu dùng, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình sử dụng, bao bì sản phẩmđẹp, ấn tượng, thích nghi với từng nhóm khách hàng, sản phẩm đa dạng
+ Dịch vụ sau bán hàng: hoạt động bảo hành, lắp ráp, cung cấp phụ tùng thaythế, dịch vụ khách hàng,…
+ Chiến lược định vị sản phẩm: doanh nghiệp cần có chiến lược định vị rõ ràng,chiến lược định vị sản phẩm sẽ tác động vào nhận thức của khách hàng và là cơ sởphối hợp các phối thức Marketing
+ Giá cả: giá cả sản phẩm phải phù hợp với khả năng thanh toán của kháchhàng, giá cả sản phẩm còn thể hiện chất lượng và uy tín sản phẩm
1.2.4.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
a Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm: Là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm,thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với côngdụng của sản phẩm Đối với người làm Marketing, chất lượng sản phẩm được đolường trên cơ sở cảm nhận của khách hàng
Doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một mức chất lượng và các thuộc tính khác đápứng nhu cầu định vị thương hiệu mà họ đã chọn khi hướng đến thị trường mục tiêu.Doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh sản phẩm ở những cấp chất lượng thấp,trung bình, chất lượng cao và chất lượng tuyệt hảo Có doanh nghiệp chỉ tập chung vàomột cấp chất lượng duy nhất cho tất cả sản phẩm của mình, nhưng đa số doanh nghiệphướng tới các cấp chất lượng khác nhau để thỏa mãn những nhóm khách hàng khácnhau
Để đảm bảo chiến lược sản phẩm, chiến lược quản lý chất lượng theo thời gianđược triển khai theo các hướng:
Trang 20- Tập trung vào nghiên cứu thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sảnphẩm.
- Duy trì lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm không thay đổi
- Giảm chất lượng sản phẩm nhằm bù đắp cho chi phí sản xuất gia tăng hoặc đểnâng mức lợi nhuận
b Đặc tính sản phẩm
Đặc tính sản phẩm là những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sựkhác biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường nghiêncứu thị trường, hành vi khách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới
c Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm bảo đảm tính chất, kiểu dáng, công dụng và độ tin cậy củasản phẩm, giúp người mua cảm thấy an tòa, sử dụng dễ dàng, thuận tiện, hưởng đượcdịch vụ tốt, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, kinh doanh sảnphẩm
- Bao bì vận chuyển: Thuận tiện trong việc vận chuyển sản phẩm.
Trên bao bì cần phải có nhãn và thông tin về sản phẩm Doanh nghiệp cần cânnhắc kĩ lưỡng trong việc chọn nguyên liệu bao bì phù hợp với loại sản phẩm, khônggây ô nhiễm môi trường và sức khỏe khách hàng Ngoài ra, thiết kế nhãn trên bao bìphải tuân thủ theo các quy định của chính phủ:
Bao bì có nhiều chức năng cụ thể như:
- Cung cấp cho khách hàng những thông tin cụ thể về sản phẩm như thông tinnhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm và thời hạn sử dụng
- Bảo vệ sản phẩm, tránh hư hỏng trong quá trình bảo quản cũng như vận chuyển,tiêu thụ sản phẩm
- Thể hiện hình ảnh của nhãn hiệu, công ty, ý tưởng định vị của sản phẩm
- Tác động đén hành vi của khách hàng, kích thích mua hàng
Trang 211.2.4.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Trong quá trình kinh doanh, ngoài sản phẩm cơ bản, doanh nghiệp cần thiết kế
và cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khách hàng, đôi khi doanh nghiệp còn lựa chọn hìnhthức này để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ hỗ trợ sau:
- Bảo trì, bảo hành và sửa chữa sản phẩm
Quá trình phát triển sản phẩm mới thông qua 6 bước cơ bản sau đây:
Hình 1: Quá trình phát triển sản phẩm mới
(Nguồn: Tổng hợp từ Marketing căn bản, đại học tài chính Marketing)
Trong đó:
Trang 22- Hình thành và lựa chọn ý tưởng: Hình thành ý tưởng về sản phẩm mới là giai
đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới Doanh nghiệp thườngtìm kiếm ý tưởng qua các nguồn như:
+ Khách hàng: Quan sát khách hàng làm gì, nghĩ gì, xu hướng tiêu dùng hoặcnhững nhận xét, phàn nàn của họ về sản phẩm, từ đó phát hiện những nhu cầu mới làm
cơ sở cho ý tưởng về sản phẩm mới
+ Nguồn thông tin nội bộ: Những ý tưởng về sản phẩm mới do bộ phận nghiêncứu và phát triển (R&D) trong bộ phận doanh nghiệp nghiên cứu và đề xuất, đôi khi từcác bộ phận chức năng khác
+ Các đối thủ cạnh tranh: Qua thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh và sảnphẩm, dịch vụ của họ
+ Từ các đơn vị nghiên cứu bên ngoài: Các nhà khoa học, viện nghiên cứu,trường đại học và các chuyên gia
Qua các nguồn thông tin khác nhau, doanh nghiệp phải chọn lọc những ý tưởngtốt nhất để làm cơ sở cho ra sản phẩm hoàn thiện được người tiêu dùng đón nhận
- Soạn thảo và thẩm định dự án: Bản án sẽ phân tích các tham số và đặc tính
của sản phẩm, chi phí, yếu tố đầu vào, khả năng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, khảnăng thu hồi vốn,…
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm: Mô tả chi tiết thị trường mục
tiêu và sản phẩm mới hướng đến, chiến lược định vị của sản phẩm, hoạch định giá bán,kênh phân phối, hoạt động chiêu thị, dự đoán doanh số, chi chí, sản lượng,…
- Thiết kế kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm: Xác định các thông số kỹ thuật, kiểu
dáng, màu sắc, đặc tính mỹ thuật của sản phẩm, thiết kế bao bì và các yếu tố phi vậtchất như tên sản phẩm, biểu tượng,…
- Thử nghiệm sản phẩm: Thử nghiệm trong doanh nghiệp (phòng thí nghiệm,
nội bộ) và thí nghiệm ngoài thị trường qua đó đánh giá mức độ hoàn chỉnh của sảnphẩm, khả năng phù hợp của sản phẩm trên thị trường rồi thử nghiệm các chương trìnhMarketing gắn với sản phẩm như giá, phân phối và chiêu thị
- Triển khai sản xuất, tung sản phẩm mới ra thị trường: Từ những thử
nghiệm trên, doanh nghiệp sẽ xác định có nên tung sản phẩm ra thị trường hay không.Nếu chấp nhận phương án sản xuất, xây dựng chương trình marketing giới thiệu sảnphẩm mới Doanh nghiệp sẽ xem xét các vấn đề lớn sau:
+ Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường
Trang 23+ Địa điểm giới thiệu sản phẩm.
+ Thị trường mục tiêu của sản phẩm
+ Chiến lược Marketing giới thiệu sản phẩm
1.2.4.7 Chu kì sống sản phẩm (PCL – Product life cycle)
Chu kì sống hay vòng đời sản phẩm là đường, hướng phát triển của doanh số,lợi nhuận của sản phẩm qua toàn bộ cuộc đời của nó Chu kì sống của sản phẩm làthuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thịtrường cho đến khi nó buộc phải rút lui khỏi thị trường Chu kì sống của sản phẩm cóthể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại, thậm chí từng nhãnhiệu sản phẩm
Chu kì sống của sản phẩm trải qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu hay triển khai sản phẩm trên thị trường: Doanh nghiệp
cần đầu tư thời gian và ch phí đề sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường Trong giaiđoạn này, sản phẩm và doanh thu tăng chậm do chưa được nhiều người biết đến hoặckhách hàng vẫn chưa từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm hiện tại Doanh nghiệp có thể
áp dụng chiến lược thâm nhập nhanh thông qua việc thực hiện chiến lược quảng cáorầm rộ để giúp sản phẩm thâm nhập và thị trường ở mức cao nhất hoặc áp dụng chiếnlược marketing thận trọng, thăm dò thị trường
- Giai đoạn phát triển hay tăng cường: Ở giai đoạn này, sản phẩm tiêu thụ tăng
mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, tuy nhiên cạnh tranh cũng bắt đầutăng Doanh nghiệp có khả năng gia tăng lợi nhuận xem xét lại giá bán sản phẩm
Doanh nghiệp có thể thực hiện các quyết định sau:
+ Mở rộng thị trường và tấn công vào các phân khúc thị trường mới ở thị trườnghiện tại
+ Gia tăng khả năng lựa chọn sản phẩm qua việc tăng cường dịch vụ kháchhàng, mở rộng chủng loại và mẫu mã
+ Xem xét lại giá bán sản phẩm
+ Phát triển kênh phân phối, đẩy mạnh xúc tiến trong kênh phân phối
+ Tập trung vào việc xây dựng uy tín và quảng bá sản phẩm
- Giai đoạn chín muồi: Đây là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh, sản
lượng và doanh thu đạt tối đa, tuy nhiên mức tăng trưởng chậm do nhu cầu ở mức bãohòa, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn
Doanh nghiệp thường xem xét các vấn đề sau:
Trang 24+ Thị trường: Cố gắng duy trì sức tiêu thụ ở thị trường hiện có, khai thác nhữngthị trường mới.
+ Hoạt động Marketing: Cải tiến sản phẩm, củng cố kênh phân phối, phát triểnkênh phân phối mới, tăng cường hoạt động chiêu thị, hạ giá nếu có thể
- Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này diễn ra khi khối lượng tiêu thụ và lợi
nhuận giảm sút một cách nghiêm trọng Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thườngxuyên thu thập thông tin về xu hướng thị trường, phân tích diễn biến doanh số, lợinhuận, thị phần của sản phẩm để xác định chu kì sống của sản phẩm để có chiến lượcrút lui khỏi thị trường tránh tổn thất cho doanh nghiệp
1.2.5 Nhân tố tác động đến chiến lược sản phẩm
1.2.5.1 Môi trường
a Môi trường marketing vi mô
- Những người cung ứng: Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng
cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của quátrình sản xuất kinh doanh
- Giới trung gian: Có thể là môi giới marketing, giúp doanh nghiệp tìm thị
trường, tìm khách hàng, giới thiệu cách thức vào thị trường, các nhà bán sỉ, bán lẻ, đại
lý, các đơn vị vận chuyển trung gian, tài chính
- Đối thủ cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh có các dạng như đối thủ cạnh tranh
thuộc các ngành khác nhau, đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành, đối thủ cạnhtranh của nhãn hiệu khác nhau
- Công chúng: Có thể hỗ trợ hoặc chống lại nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục
vụ thị trường Có các giới công chúng sau: Giới tài chính công chúng thuộc cácphương tiện thông tin, công chúng thuộc các cơ quan Nhà nước, các nhóm công dânhành động, công chúng địa phương, quần chúng đông đảo, công chúng nội bộ
b Môi trường Marketing vĩ mô
Trang 25- Môi trường chính trị - pháp luật
Nền kinh tế hoạt đong theo cơ chế thị trường tất yếu có sự điều tiết của Nhànước là do: Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảmbảo quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội
Môi trường chính trị - pháp luật tác động đến chiến lược marketing của doanhnghiệp ỏ các phương diện sau: Luật, hiến pháp, pháp lệnh do Nhà nước ban hành, hệthống các công cụ chính sách, cơ chế điều chỉnh của Chính phủ
- Môi trường kinh tế
Văn hóa từng vùng, từng nước, từng khu vực sẽ chi phối đến hành vi mua hàngcủa khách hàng Đặc tính văn hóa chi phối quyết định marketing có thể biểu hiện:
+ Thứ nhất, ở một xã hội nhất định bao giờ cũng hình thành giá trị văn hóa cốtlõi
+ Thứ hai, bên cạnh cái cốt lõi của nền văn hóa dân tộc còn có nhánh văn hóa.+ Thứ ba, nền văn hóa có sự kế thừa đan xen và phát triển
- Môi trường dân số: Vấn đề cần quan tâm của nhà chiến lược Marketing: Cấu
trúc dân số theo độ tuổi, cấu trúc dân số theo giới tính, cấu trúc dân số theo vùng địa lý
và dân tốc, tình hình gia đình, tình trạng di chuyển dân cư
- Môi trường khoa học kĩ thuật: Tiến bộ kĩ thuật góp phần to lớn vào việc tạo
ra sản phẩm mới để tạo ra thế cạnh tranh trên thị trường
- Môi trường tự nhiên: Các nhà tiếp thị phải tính toán đến những đe dọa và các
cơ may liên quan đến môi trường tự nhiên
c Môi trường nội vi
- Yếu tố nguồn nhân lực: Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định
mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lượccủa doanh nghiệp
- Yếu tố nghiên cứu phát triển: Chất lượng công tác ngiên cứu phát triển của
doanh nghiệp có thể giúp họ có vị trí hàng đầu trong ngành
- Yếu tố công nghệ sản xuất: Khâu sản xuất liên quan đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
- Yếu tố tài chính kế toán: Tài chính liên quan đến vấn dề nguồn vốn và việc sử
dụng vốn cần thiết để thực hiện kế hoạch marketing
- Yếu tố cung ứng vật tư: Bao hàm đầy đủ vật tư nguyên liệu để sản xuất sản
phẩm với giá hợp lý và cung ứng đều đặn
Trang 26- Yếu tố văn hóa của tổ chức: Lịch sử hình thành của tổ chức, quan hệ giữa các
thành viên trong tổ chức, bầu không khí tổ chức,… tạo nên nét riêng của tổ chức
1.2.5.2 Mối liên hệ của chiến lược sản phẩm với các P khác trong 4P
Khi doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợicho việc triển khai và phối hợp các công cụ Marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng mục tiêu một cách tốt nhất Tùy vào chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cóthể áp dụng chiến lược giá, phân phối và chiêu thị thích hợp
a Mối liên hệ giữa chiến lược sản phẩm và chiến lược giá
Chiến lược giá là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn sản phẩm của người mua.Vậy việc định giá cao hay thấp cũng liên quan đến chất lượng của sản phẩm và ảnhhưởng đến nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm đó
b Mối liên hệ giữa chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối góp phần thảo mãn thị trường mục tiêu, làm cho sảnphẩm sẵn sàng có mặt trên thị trường đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng Ngoàicác kỹ thuật thông thường như địa điểm phân phối, phương thức phân phối, số lượngđại lý thì cách trang trí, cách bày hàng cũng giúp bán được nhiều sản phẩm hơn
c Mối liên hệ giữa chiến lược sản phẩm và chiến lược chiêu thị
Chiến lược chiêu thị là công cụ truyền thông giới thiệu các sản phẩm ra thịtrường Bên cạnh đó còn giúp tạo ra hình ảnh riêng cho nhãn hiệu, giúp người tiêudùng biết được những thuộc tính cũng như lợi ích của sản phẩm
Trang 27TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay
Marketing chính là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng Quá trình marketing gồmnăm bước cơ bản: R STPMMIC Trong đó MM (Marketing Mix) và các thành tốsản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạtđộng của doanh nghiệp Thông qua chương cơ sở lí luận này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn
về các định nghĩa cơ bản trong hoạt động marketing, về chiến lược sản phẩm và cácyếu tố có liên quan làm cơ sở để phân tích chương 2 một cách cụ thể Qua đó giúpchúng ta thấy được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp, cáchdoanh nghiệp lựa chọn bước đi của mình cho phù hợp với tính hình cạnh tranh trên thịtrường nhằm đưa doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận và tìm kiếm khách hàng mụctiêu
Trang 28CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT MAMAMY CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐÔNG HIỆP – DHTI2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHĂN ƯỚT TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Tổng quan về thị trường khăn ướt
2.1.1.1 Phân tích thị trường khăn ướt
a Thị trường khăn ướt tại Việt Nam
Trong thời đại hội nhập với thế giới, sự đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra khá mạnh
mẽ để phù hợp với xu thế “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, vốn đầu tư từnước ngoài tăng cao, các nhà máy, các khu công nghiệp hiện đại từ đó ra đời ngày mộtnhiều Dựa vào nhu cầu sử dụng các sản phẩm vệ sinh tiện lợi do môi trường thay đổi
vì các ảnh hưởng của xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các khu đô thị mà thịtrường khăn ướt bắt đầu chuyển mình và phát triển một cách mạnh mẽ từ năm 2002cho đến nay Tuy nhiên, với môi trường còn đang ô nhiễm, thời tiết ngày càng nóngbức, cộng với dân số tại các khu đô thị khá đông đúc, nên Việt Nam đã trở thành mộtthị trường rất tiềm năng của khăn ướt Vì thế, chưa bao giờ trên thị trường lại nở rộ cácnhãn hiệu khăn ướt như bây giờ (babycare, blessyou )
Mỗi một ngành công nghiệp ra đời đều đi kèm lý do riêng Đó là những phátkiến thông minh dựa trên những nghiên cứu, khảo sát nhu cầu người dùng Tất cả đều
an toàn, khoa học giúp cuộc sống tiện nghi hơn, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.Công nghiệp sản xuất khăn ướt không ngoại lệ khi chỉ trong một thời gian ngắn đãbiến thành cuộc "cách mạng" trong chăm sóc trẻ Với mục tiêu không chỉ sạch bẩn màcòn sạch khuẩn để bảo vệ da, khăn ướt đã ra đời Chủ yếu dành cho 2 đối tượng cầnnâng niu, quan tâm chăm sóc nhất: trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ sơ sinh) và người già bệnh tật(không thể thường xuyên tắm rửa, vệ sinh) Thêm vào đó, khăn giấy ướt đặc biệt tiệndụng trong nhiều hoàn cảnh như: nơi công cộng tích tụ nhiều vi khuẩn, đi du lịch, đi
ăn nhà hàng
Trên thế giới, công nghiệp sản xuất khăn ướt ra đời từ năm 2004, phát triển vàlớn mạnh rộng khắp Năm 2007, khăn giấy ướt chính thức du nhập vào Việt Nam,nhanh chóng trở thành công cụ làm sạch hữu ích Trên thế giới, công nghiệp sản xuất
Trang 29khăn ướt ra đời từ năm 2004, phát triển và lớn mạnh rộng khắp Năm 2007, khăn giấyướt chính thức du nhập vào Việt Nam, nhanh chóng trở thành công cụ làm sạch hữuích (Theo số liệu của web mamamy.vn, (2018) Khăn giấy ướt có an toàn cho békhông?, từ https://mamamy.vn/khan-giay-uot-co-toan-cho-khong/ ) Nhận biết đượcnhu cầu thiết yếu đối với khăn ướt tại Việt Nam, nhiều công ty chuyên về sản phẩmkhăn ướt được thành lập như Diana – đã tung ra thị trường sản phẩm khăn ướt Bobbydành cho trẻ nhỏ với thành phần không chứa cồn, không gây kích ứng da, giúp bé luôn
có làn da sạch sẽ và tươi mát, đặc biệt Bobby còn có khả năng làm sạch, diệt khuẩn.Hay sản phẩm Baby wipes của Pigeon cũng đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh với sự kiểmnghiệm kĩ càng để đảm bảo không có các loại vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đến làn damỏng manh của bé,… Với thị trường cạnh tranh như vậy đã tạo nhiều cơ hội cũng nhưthách thức đối với các công ty kinh doanh sản phẩm khăn ướt trong việc phát triển sảnphẩm và tạo lòng tin cho người tiêu dùng
b Thị trường tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng đến
Chúng ta nên biết rằng, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ được bảo vệ rất an toàn
Mẹ thở cho mình, mẹ ăn cho mình Đó là những tháng ngày bé yêu của bạn được chởche kỹ nhất
Ngày chào đời, lần đầu tiếp xúc với thế giới Bé chắc hẳn chông chênh, chới vớilắm Bước những bước đầu tiên trên hành trình làm mẹ, liệu bạn sẽ chăm sóc con mìnhthế nào đây? Khi mà đứa trẻ vừa mới sinh ra, các cơ quan và bộ phận vẫn trong quátrình hoàn thiện, chưa có chức năng tự bảo vệ Làn da mong manh nhạy cảm, hệ miễndịch tự nhiên yếu, hệ tiêu hóa non nớt dễ nhiễm khuẩn, khó hấp thu…
Chăm sóc một đứa trẻ chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều tâm tư và cốgắng Nỗi lòng mà bất cứ bà mẹ nào trên đời đã từng trải qua Để có thể chăm sóc,nuôi dưỡng và bảo vệ bé yêu an toàn, công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư ĐôngHiệp (DHTI) đã đưa vào Mamamy một đội ngũ tâm huyết – luôn sẵn sàng, cố gắng đểthấu hiểu sự yêu thương của các bà mẹ dành cho đứa con mới lọt lòng của mình Đem
sự quan tâm trên vượt lên trên cả mức độ hài lòng của các bà mẹ Việt, DHTI chú trọngnhắm đến thị trường khăn ướt cho trẻ sơ sinh với thương hiệu Mamamy đang lớnmạnh từng ngày, tốt lên từng ngày, hoàn thiện từng ngày, và chăm sóc những mầmnon từng ngày
Trang 30c Khách hàng và khách hàng tiềm năng
Theo báo cáo trên Nielsen, hơn 1 trong 10 hộ gia đình Việt Nam (12%) có trẻ
em dưới một tuổi, đây là mức cao nhất trong khu vực và gấp hai lần mức trung bìnhtoàn cầu là 5% Hơn 19% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi so với chỉ mức 9% trên toàncầu (Theo báo cáo của công ty đo lường hiệu suất toàn cầu Nielsen, (2015) Bùng nổsản phẩm dành cho trẻ em: sữa và thực phầm đạt gần $30 tỷ trên toàn cầu; tã giấy vượtmức $29 tỷ, từ http://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2015/baby-care-aug-2015.html )
"Khi nói đến việc chăm sóc những nguồn vui bé nhỏ đó, các bậc phụ huynh rấtsành điệu - từ thực phẩm mà họ cho con họ ăn đến tã giấy, khăn ướt cho con họ sửdụng, rất ít khi họ thỏa hiệp cho những điều không vừa lòng với sản phẩm, và họ sẵnsàng chi tiêu nhiều hơn cho chất lượng" nhận xét của Connie Cheng, trưởng bộ phậnNghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và TháiBình Dương (năm 2015) "Sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đô thị hóa và sự giatăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sửdụng các sản phẩm tiện lợi như sữa bột, thực phẩm chuẩn bị sẵn cho trẻ em và khănướt."
Với số liệu thống kê của Nielsen cho thấy cứ 10 hộ gia đình tại Việt Nam thì có1,2 hộ có trẻ em dưới 1 tuổi (12%), con số này cao hơn mức trung bình toàn cầu (5%)cho thấy thị trường dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em tại Việt Nam rất cao
Mamamy chiếm được 33.8% thị phần về sản phẩm khăn ướt tại Việt Nam (Sốliệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, (2017) Mamamy – lý giảicho ngôi vị số 1 thị trường khăn ướt Việt, từ https://vtc.vn/mamamy ly-giai-cho-ngoi-vi-so-1-thi-truong-khan-uot-viet-d345457.html) chứa nhóm đối tượng khách hàng rộnglớn đã biết đến thương hiệu chuyên dùng để bảo vệ trẻ em, trẻ sơ sinh và quan tâm đếnchất lượng mà thương hiệu đã nắm bắt được
Giá Trị của sự ủng hộ: Báo cáo của Nielsen nhấn mạnh tầm quan trọng của cáckhuyến nghị từ gia đình và bạn bè và quảng cáo truyền hình là nguồn thông tin cho cácbậc cha mẹ mới trong việc tìm kiếm thực phẩm để mua cho con lần đầu tiên Khuyếnnghị từ gia đình và bạn bè có sự ảnh hưởng nhiều nhất tới gần ba trong năm người tiêudùng Việt (56%) vào các quyết định mua sản phẩm chăm sóc cho con họ, tiếp theo làviệc nhìn thấy một quảng cáo trên truyền hình (50%) và khuyến nghị từ các chuyên gia
Trang 31chí nuôi dạy con (39%) và các phương tiện truyền xã hội (33%) cũng đóng một vai tròquan trọng đến quyết định mua hàng của họ (Theo số liệu thống kê của Nielsen,(2015) Bùng nổ sản phẩm dành cho trẻ em: sữa và thực phầm đạt gần $30 tỷ trên toàncầu; tã giấy vượt mức $29 tỷ, từ http://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2015/baby-care-aug-2015.html).
Con số 33,8% chưa phải là tuyệt đối khi Mamamy đã trở thành sản phẩm uy tín
số 1 Việt Nam về sản phẩm khăn ướt dành cho trẻ, đặt lợi ích người tiêu dùng lên trêntất cả Nhóm khách hàng còn lại (khách hàng tiềm năng) là đối tượng mà thương hiệuđang chiếm lấy từng ngày
d Xu thế phát triển của thương hiệu
Trong khi người tiêu dùng ở Việt Nam hay thường mua tại các cửa hàng bánsản phẩm chăm sóc trẻ em, thì các kênh bán hàng trực tuyến đang được trên đà pháttriển với 28% người tiêu dùng có mua thức ăn trẻ em trực tuyến, 27% có tã mua trựctuyến và 24% có sản phẩm làm đẹp và xe đẩy em bé mua trực tuyến (Số liệu nghiêncứu của Nielsen, (2015) Bùng nổ sản phẩm dành cho trẻ em: sữa và thực phầm đạtgần $30 tỷ trên toàn cầu; tã giấy vượt mức $29 tỷ, từ
http://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2015/baby-care-aug-2015.html)
"Bán lẻ trực tuyến có thể cạnh tranh về giá cả và sự tiện lợi do nguồn vốn đầu
tư giảm trong cơ sở hạ tầng vật lý, và trong một số trường hợp, việc loại bỏ các liênkết trong chuỗi cung ứng” Connie Cheng, trưởng bộ phận Nghiên cứu hành vi ngườitiêu dùng của Nielsen khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương (năm 2015)giải thích "Từ quan điểm của người tiêu dùng, mua các sản phẩm chăm sóc em bé trựctuyến là một đề nghị hấp dẫn cho ba mẹ bận rộn Mua sắm trực tuyến đang tăng giờphục vụ và điều này sẽ phục vụ các bậc phụ huynh tốt hơn cho cả nhu cầu gia đình vàcông việc Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của việc mua sắm trực tuyến là sự thuậntiện, nhiều lựa chọn và giá trị cho người mua sắm Với mức tiêu thụ dự đoán được vàthời hạn sử dụng lâu, loại tã giấy và khăn giấy ướt cho em bé rất thích hợp để kinhdoanh thương mại điện tử”
e Các doanh nghiệp đối thủ kinh doanh sản phẩm khăn ướt tại Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi đốivới bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu tham gia vào thị trường cho dù doanh
Trang 32nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở bất cứ một lĩnh vực nào thì vẫn phải đối mặtvới các đối thủ nếu muốn tồn tại và phát triền Đối với thị trường khăn ướt Việt Namcũng vậy, những năm gần đây trên thị trường khăn ướt Việt Nam có rất nhiều nhàcung cấp, họ có những điểm mạnh của riêng mình và đang từng bước đặt dấu ấn,khẳng định uy tín của mình trên thị trường Việt Nam Tiêu biểu đó là sự ra đời của cáccông ty kinh doanh sản phẩm khăn ướt như DHTI, Diana, Pigeon,… Sản phẩm của cáccông ty này cũng rất dạng và phong phú đáp ứng nhiều phân khúc thị trường khácnhau:
+ Thị trường khăn ướt đa dạng về chủng loại: khăn ướt dành cho trẻ sơ sinh,khăn ướt dành cho tuổi vị thành niên, khăn ướt dùng cho bữa ăn,…
+ Thị trường đa dạng về nhãn hiệu, khăn ướt sản xuất trong nước và khăn ướtxuất nhập khẩu
+ Các mức giá từ thấp đến cao phù hợp với các tầng lớp dân cư ở Việt Nam
Hiện nay, trong phân khúc thị trường khăn ướt dành cho trẻ em, các đối thủcạnh tranh của DHTI – Mamamy có thể kể ra như Diana (khăn ướt Bobby), Pigeon(khăn ướt Baby Wipes), Happy Kids (khăn ướt Happy Kids), Huggies (khăn ướtHuggies),… Các đối thủ này của DHTI đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khálâu, am hiểu thị trường Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến Trong đó, 2 đối thủcạnh tranh chính của DHTI là Diana và Pigeon, đặc biệt là sản phẩm của Diana vì đây
là một công ty hóa phẩm đình đám đã đứng vững trên thị trường Việt Nam từ rất lâuvới nhiều sản phẩm đa dạng Diana tự tạo ra tập khách hàng cho mình, các slogan củaDiana đều hướng tới giới trẻ cá tính, phong cách Hơn thế nữa, Diana là một công tyhàng đầu trong ngành hàng sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại ViệtNam (chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như băng vệ sinh (BVS), tãgiấy cho trẻ em, khăn giấy ăn với các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Bobby, Caryn,Libera, E’mos…) Còn nói đến Pigeon, Pigeon lại thu hút khách hàng bằng chính logocủa mình, biểu tượng của Pigeon là 2 trái tim lồng vào nhau – đó là trái tim của Mẹ và
Bé Trái tim mẹ đang bao trùm trái tim nhỏ của Bé để thể hiện một tình yêu vô tận của
Mẹ dành cho Bé Pigeon cố gắng để trở thành một quả tim lớn hơn nữa, bao trùm cả
Mẹ và Bé Có thể thấy các đối thủ của DHTI lựa chọn cho mình một chiến lược riêng
để cạnh tranh trên thị trường DHTI cũng không nằm ngoại lệ, DHTI tập trung chủ yếuvào hai yếu tố đó là sản phẩm và con người: sản phẩm thỏa mãn trên kỳ vọng củakhách hàng với sứ mệnh “chạm đến trái tim người tiêu dùng” Song song đó, hoạt
Trang 33động Marketing của doanh nghiệp cũng rất được chú trọng Công ty đã tổ chức hoạtđộng hè được mong đợi nhất dành cho các gia đình Việt - Vùng đất tò mò 2017 Nhưông Bùi Minh Tuấn, giám đốc DHTI chia sẻ:“Vùng Đất Tò Mò là sản phẩm mang toàn
bộ tính cách của Mamamy, để cư dân trải nghiệm và hiểu tinh thần của thương hiệu.Tinh thần đó là luôn làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn, cảm thấy được chăm sóc nhấtkhi sử dụng Muốn vậy thì sản phẩm phải kỹ lưỡng, cầu toàn, cực đoan, duy mỹ, chămchút đến từng chi tiết, luôn dẫn đầu xu hướng của thị trường” (Nhã Phương, (2017).Mamamy – lý giải cho ngôi vị số 1 thị trường Việt, từ https://vtc.vn/mamamy ly-giai-cho-ngoi-vi-so-1-thi-truong-khan-uot-viet-d345457.html) Sự cạnh tranh trong phânkhúc thị trường khăn ướt dành cho trẻ nhỏ cũng khá gay gắt DHTI cần xây dựng chomình một chiến lược để đối phó và phát triển bền vững trên thị trường Việt Nam, tiếpthêm sức mạnh để mang thương hiệu Việt vươn ra quốc tế
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như:
Diana ( Khăn ướt Bobby dành cho trẻ nhỏ)
Công ty cổ phần Diana là 1 công ty liên doanh giữa Việt Nam và Italy, chuyênsản xuất và kinh doanh các loại BVS, bông thấm, tả lót… Được thành lập vào ngày 19tháng 09 năm 1989 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng kýkinh doanh số 0203000314 Công ty đi vào hoạt động từ đó cho đến nay
Với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực, bề dày kinh nghiệm lâu năm
và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, công ty dần dần đã có được thương hiệu và uytín trên thị trường trong nước và quốc tế Từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đãđạt được nhiều thành tích, đang tự khẳng định mình trên trường quốc tế Kết quả làhoạt động sản xuất của công ty ngày càng phát triển, doanh thu năm sau cao hơn nămtrước, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng Bên cạnh đó đời sống cán bộcông nhân viên cũng ngày càng ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gópphần ổn định kinh tế xã hội của địa phương
Công ty Diana là một công ty hàng đầu trong ngành hàng sản xuất các sản phẩmchăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam (chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bộtgiấy như băng vệ sinh (BVS), tã giấy cho trẻ em, khăn giấy ăn với các thương hiệu nổitiếng như Diana, Bobby, Caryn, Libera, E’mos…) Với phương châm "Đưa tiến bộ củathế giới đến với phụ nữ Việt Nam", ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Diana luôn điđầu trong việc áp dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này vào sản xuấttrong nước, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất và mức giá phù hợp với
Trang 34người tiêu dùng Việt Nam Công nghệ sản xuất BVS và tã trẻ em của Diana là dâychuyền của Italy hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.
Diana nổi tiếng là một công ty kinh doanh các mặt hàng dành cho phụ nữ đặcbiệt là băng vệ sinh (băng vệ sinh Diana) Bên cạnh đó, Diana còn có thương hiệucũng nổi tiếng không kém – chính là thương hiệu Bobby, khăn ướt dành riêng cho trẻ
em Là sản phẩm trực thuộc công ty hóa phẩm đình đám Diana, không chỉ được chị emphụ nữ tin dùng ở các sản phẩm vệ sinh, khăn ướt Bobby cũng được các mẹ tin tưởng
sử dụng cho các em bé Sản phẩm được chiết xuất từ lô hội, không gây kích ứng da,giúp bé luôn có làn da sạch sẽ và tươi mát Khăn ướt Bobby cho bé có công thức 99%nước tinh khiết và được sản xuất trong môi trường hoàn toàn vô trùng Đồng thời khăncòn được bổ sung chiết xuất dưỡng da Lô Hội nhẹ nhàng chăm sóc làn da bé Chất vảikhông dệt vô cùng mềm mịn, và êm ái Đặc biệt là khả năng kháng khuẩn từ các hạtphân tử Nano Bạc giúp bảo vệ làn da non nớt của bé yêu khỏi những vi khuẩn gây hại.Một lưu ý nữa là khăn ướt trẻ em Bobby hoàn toàn không chứa cồn và paraben nên rấtthân thiện với các bé Đặc biệt Bobby còn có khả năng làm sạch, diệt khuẩn nên rấtđược ưa chuộng trong các chuyến du lịch và đi chơi xa Sản phẩm được Hội sản phụkhoa Việt Nam khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hình 2: Khăn ướt Bobby của Diana
Pigeon
Trang 35Pigeon được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1957 bởi Yuichi Nakata với mụcđích đáp ứng nhu cầu của các bà mẹ trên toàn thế giới bằng cách sản xuất một loạt cácsản phẩm chất lượng cao, bền và thân thiện cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi Kể đó,công ty đã phát triển nhanh chóng và thương hiệu Pigeon đã có mặt trên hơn 40 quốcgia, với các công ty con tại Singapore, Trung Quốc và Mỹ Đến nay, Pigeon đã trởthành thương hiệu số một về sản phẩm chăm sóc Mẹ và Bé Bên cạnh sản xuất núm vú
và bình sữa, Pigeon còn sản xuất ti ngậm, ngậm nướu, tắm gội, máy hút sữa, khăn ướtdùng cho trẻ sơ sinh, đồ dùng vệ sinh em bé,…
Sản phẩm Pigeon được sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Việt theoqui trình công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng của Pigeon Nhật Bản Nhà xưởng,máy móc thiết bị và qui trình sản xuất sản phẩm Pigeon tuân thủ các yêu cầu và hướngdẫn của ASEAN về thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm GMP Tất cả các nguyên liệuchính được nhập khẩu từ Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Singapore … của các nhà sản xuấtnguyên liệu uy tín và đã được phê duyệt bởi Pigeon Nhật Bản Các chỉ số về tính antoàn của sản phẩm cho người sử dụng đều được kiểm tra thử nghiệm ở các trung tâmkiểm nghiệm quốc tế trước khi đưa sản phẩm mới ra thị trường Hàng năm PigeonNhật Bản tiến hành kiểm tra đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất của các nhà máysản xuất sản phẩm Pigeon để duy trì mức mức độ ổn định và hướng dẫn cải tiến hệthống quản lý chất lượng nhằm nâng cao và đảm bảo sự đồng đều chất lượng cho cácsản phẩm Pigeon trong khu vực Asean Các sản phẩm Pigeon đưa ra thị trường có chỉtiêu chất lượng đạt ở mức tốt nhất các yêu cầu, qui định của Bộ Y Tế, cục Quản LýDược về sản phẩm dùng cho trẻ em Ngoài các sản phẩm Pigeon được sản xuất tại ViệtNam, sản phẩm Pigeon đang được phân phối tại Việt Nam còn có xuất xứ từ NhậtBản, Thái Lan, Indonesia, … Pigeon đảm bảo tính đồng nhất về tiêu chuẩn chất lượngsản phẩm của Pigeon toàn cầu
Với mục tiêu cung cấp những vật dụng cần thiết cho bà mẹ và trẻ em, Pigeon đãgiới thiệu ra thị trường nhiều dòng sản phẩm, trở thành một trong những công ty đi đầutrong lĩnh vực chăm sóc trẻ em Tại Việt Nam, sản phẩm Pigeon được ủy quyền sảnxuất, phân phối bởi công ty cổ phần quốc tế Minh Việt Nhờ vào hệ thống quản lí chấtlượng và công nghệ chuyển giao từ Pigeon Nhật Bản, người tiêu dùng Việt Nam có thểmua các sản phẩm Pigeon chất lượng cao cũng như đa dạng, bao gồm: bình sữa, núm
vú, khăn ướt, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tập ăn, và những sản phẩm dànhcho mẹ
Trang 36Pigeon đã mở ra sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu mình:
+ Khẩu hiệu của Pigeon: Tại Pigeon, Chúng tôi quan tâm đến sự thoải mái của
Bé và sự thuận lợi của Mẹ Mong ước của Chúng tôi là mang đến niềm vui và sự thoảimái cho cả Mẹ và Bé mỗi ngày Pigeon đặt những mong ước này vào từng sản phẩm
Vì thế, tất cả sản phẩm của chúng tôi kể cả sản phẩm nhỏ nhất đều tập trung rất nhiềutâm huyết dành cho Mẹ và Bé Chúng tôi mong đợi sự tin yêu hơn thế nữa
+ Thông điệp của Pigeon: Biểu tượng của Pigeon là 2 trái tim lồng vào nhau –
đó là trái tim của Mẹ và Bé Trái tim mẹ đang bao trùm trái tim nhỏ của Bé để thể hiệnmột tình yêu vô tận của Mẹ dành cho Bé Pigeon cố gắng để trở thành một quả tim lớnhơn nữa, bao trùm cả Mẹ và Bé
+ Sản phẩm Pigeon: “Chúng tôi suy nghĩ từ quan điểm của người Mẹ
Chúng tôi quan sát thế giới qua ánh mắt trẻ thơ
Chúng tôi hiểu người Mẹ như chính bản than cô ấy
Chúng tôi dõi theo quá trình phát triển của Bé.”
Giới thiệu về khăn ướt dành cho trẻ em của Pigeon, không thể không kể đếnBaby Wipes Với công nghệ sợi đan chéo nên khăn ướt của Pigeon có độ mềm mịntuyệt đối, không gây thô ráp, trầy xước da trong quá trình sử dụng Sản phẩm có độ pHtrung bình, giúp duy trì độ ẩm tự nhiên mà không gây bỏng rát, mẩn ngứa Ngoài ra,mùi hương dịu mát sẽ giúp các mẹ hoàn toàn yên tâm vào sản phẩm, không hề nồngmùi khó chịu Sản phẩm được đảm bảo không chứa cồn, đã được kiểm nghiệm kĩ càngbởi các chuyên khoa y tế, đảm bảo hoàn toàn không gây hại cho là da mỏng manh của
em bé
Trang 37Hình 3: Khăn ướt Baby Wipes của Pigeon
xô vào mua Huggies, và vào thời gian đó, K-C cũng bắt đầu những cải tiển hàng năm.Tới năm 1985, lần đầu tiên Huggies chiếm được vị trí đứng đầu trong chủng loại sảnphẩm này và trở thành loại tã lót có doanh thu đứng đầu nước Mỹ từ năm 1993
Hàng năm, Huggies đều giới thiệu các sản phẩm tốt hơn với những sáng tạokhông ngừng, và tầm nhìn xa hơn việc chỉ bán các sản phẩm tã HUGGIES Không cò
gì phủ nhận rằng K-C mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm với chất lượng hàng đầu
ở 80 nước trên toàn cầu
Trang 38Tại sao khăn ướt Huggies lại chiếm được thị phần khá lớn tại Việt Nam? Cùngnăm 1998, các loại chất liệu mới - điểm chính của các cải tiến trên chính là loại chấtliệu mới mà Kimberly-Clark nghiên cứu được Vải thường (không đươc dệt) kết hợpvới vải mềm và có khả năng co giãn với rất nhiều các “siêu” đặc tính khác Một số chophép không khí đi vào nhưng lại ngăn được chất lỏng Số khác cho phép chất lỏng đitheo 1 chiều duy nhất – đó là thoát ra khỏi làn da của bé Miếng tã không để cho nướcchảy ra mà cho phép không khí lưu thông, giữ cho da của bé khô ráo, sạch sẽ và khoẻmạnh hơn Chất liệu “thông minh” này giúp Huggies chiếm vị trí hàng đầu trongchủng loại sản phẩm “khăn lau giấy dành cho trẻ” - chủng loại sản phẩm mà Huggiesbắt đầu xâm nhập năm 1990 Do đó có thể thấy việc khăn lau giấy thay thế khăn lauphải giặt khi lau cho trẻ - trong lúc thay tã là một điều dễ hiểu Trong số 30 tỉ chiếckhăn lau giấy dành cho trẻ mà người Mỹ dùng hàng năm thì gần 1 trong số 3 chiếckhăn giấy đó được làm bởi Kimberly-Clark.
Hình 4: Khăn ướt Huggies
f Lợi thế cạnh tranh của khăn ướt Mamamy của công ty DHTI
Thị trường khăn ướt Việt Nam là thị trường mới mẻ và nhiều tiềm năng Hiện,
có rất nhiều thương hiệu ra nhập thị trường này, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhưngMamamy của DHTI đã khẳng định được vị trí của mình có chỗ đứng vững chắc vớinhững lợi thế sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm tốt, 100% an toàn cùng với công năng vượt trội
+ Thương hiệu nổi tiếng
+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt