1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 22 bài: Tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn

4 495 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 39 KB

Nội dung

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác.. + coi thường: Tỏ ý coi khinh * Đọc từng đoạn trong

Trang 1

Giáo án Tiếng việt 2 Tập đọc

BÀI: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch được tồn bài Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác (HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)

- GDHS không nên kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác

II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa (SGK), một bông cúc trắng.

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc bài: Vè chim và trả lời câu hỏi tronh SGK.

2/ Dạy bài mới:

a/ Giới thiệu bài: - Dùng tranh vẽ SGK.

TIẾT 1

b/ Luyện đọc:

- Đọc mẫu tồn bài

+ Giọng người dẫn chuyện thong thả,

khoan thai

+ Giọng Chồn khi chưa gặp nạn thì hợm

hĩnh, huênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu,

buồn bã

+ Giọng Gà Rừng khiêm tốn, bình tĩnh, tự

tin, thân mật

- H/dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ

* Đọc từng câu:

- Theo dõi cách đọc của GV

Trang 2

- Theo dõi HS đọc bài.

- H/dẫn luyện đọc tiếng, từ khó:

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Theo dõi, sửa sai cho HS

- Y/c HS đọc lại từng đoạn

- H/dẫn đọc câu văn dài, nhấn giọng ở các

từ in đậm - nhận xét, sửa

- H/dẫn giải nghĩa từ: ngầm, cuống quýt,

đắn đo, thình lình (SGK)

+ coi thường: Tỏ ý coi khinh

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

-Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở

- Nối tiếp nhau đọc từng câu

- Đọc CN + ĐT các từ khó

cuống quýt, buồn bã, quẳng, thình lình, vùng chạy, nhảy vọt…

- Đọc từng đoạn nối tiếp

- Đọc lại từng đoạn trước lớp

- Đọc CN + ĐT câu văn dài

+ Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân / nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.//

+ Chợt thấy một người thợ săn, / chúng

cuống quýt nấp vào một cái hang //

(giọng hồi hộp, lo sợ)

+ Cậu có trăm trí khôn, / nghĩ kế gì

đi !// (giọng hơi hoảng hốt)

+ Lúc này, / trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// (giọng buồn bã, thất vọng)

+ Chồn bảo Gà Rừng: / “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của

mình.” // (giọng cảm phục, chân thành)

- Đọc các từ được giải nghĩa cuối bài

- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm

- Nhóm theo dõi, nhận xét bạn đọc

Trang 3

* Thi đọc giữa các nhóm:

- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương

- Các nhóm thi đọc trước lớp

- Lớp nhận xét

TIẾT 2

c/ H/dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn trong bài, suy nghĩ trả lời

câu hỏi:

H/ (TB) Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà

Rừng? (Chồn vẫn ngầm coi thường bạn Ít thế sao? Mình thì

có hàng trăm)

H/ Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo

chơi trên cánh đồng? (Chúng gặp một thợ săn).

H/ Khi gặp nạn, Chồn như thế nào? (Chồn rất sợ hãi và

chẳng nghĩ ra được điều gì)

H/ Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thốt nạn? (Gà

nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn Khi người thợ

săn quẳng nó xuống đám cỏ, bỗng nó vùng dậy chạy, ông ta

đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn trốn thốt)

H/ Qua hành động trên, chúng ta thấy được những phẩm

chất tốt nào của Gà Rừng? (Thông minh, dũng cảm, biết

liều mình vì bạn bè)

H/ Sau lần thốt nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra

sao? (Chồn trở nên khiêm tốn hơn).

H/ Câu văn nào cho ta thấy được điều đó? (Chồn bảo Gà

Rừng: Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của

mình)

H/ Vì sao Chồn lại thay đổi như vậy? (Vì Gà Rừng đã dùng

một trí khôn của mình mà cứu được cả hai thốt nạn)

H/ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (Khuyên

chúng ta hãy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn Đồng thời

cũng khuyên chúng ta không nên kiêu căng, coi thường

- Đọc từng đoan

trong bài

- Suy nghĩ câu hỏi cuối bài

- Từng em trả lời trước lớp

- Lớp nhận xét bổ sung

Trang 4

người khác).

H/ Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý?

- Treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện:

+ Chọn Gặp nạn mới biết ai khôn (Vì tên ấy nói lên được

nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện).

+ Chọn Chồn và Gà Rừng (Vì tên ấy là tên hai nhân vật

chính của câu chuyện).

+ Chọn Gà Rừng thông minh (Vì đó là tên của nhân vật

đáng được ca ngợi trong truyện Đặt tên truyện như vậy

cũng phù hợp với chủ điểm chim chóc hơn).

H/ Câu chuyện nói lên điều gì? (Lúc gặp khó khăn, hoạn

nạn mới biết ai khôn).

d/ Luyện đọc lại:

- Tổ chức cho HS thi đọc bài theo vai (người dẫn chuyện,

Gà Rừng)

- Theo dõi, nhận xét tuyên dương

- HS thảo luận nhóm

để chọn một tên truyện

- Các nhóm nêu kết quả

- Lớp nhận xét

- Các nhóm tự phân vai đọc bài trước lớp

- Lớp nhận xét

3/ Củng cố - dặn dò:

H/ Em thích nhân vật nào trong tranh? Vì sao?

- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS tiếp tục luyện đọc bài chuẩn bị cho tiết kể

chuyện

Ngày đăng: 27/02/2019, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w