Từ đó tác giả sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất, giải pháp với mong muốn thúc đẩy nhanh chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện, cải thiện đời sống bà con nông dân được tốt hơn.. Để có mộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN PHÚ HÒA -TỈNH PHÚ YÊN
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN PHÚ HÒA -TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2003 - 2006”, do PHẠM THỊ MẬN, sinh viên khóa
2003, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ………
PHẠM THANH BÌNH Người hướng dẫn ( Chữ ký )
_
Ngày …… Tháng……….năm
Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Báo Cáo Thư Ký Hội Đồng Chấm Báo Cáo (Chữ ký, Họ tên) (Chữ ký, Họ tên)
_ _ Ngày … Tháng… năm Ngày …… Tháng…….năm
Trang 3
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin kính gởi Cha, Mẹ lòng biết ơn vô tận! Chính gia đình Cha,
Mẹ, Người thân là nơi sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên người, là điểm tựa, là động lực, để tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian học tập cũng như trong cuộc sống để tôi có được như ngày hôm nay
Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa kinh tế, Các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm, người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để làm hành trang bước vào đời
Đặt biệt tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn tất đề tài
Để hoàn thành cuốn đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất tích cực
từ các cô, các chú của UBNN huyện Phú Hòa, đặt biệt các cô, chú phòng Nội Vụ LĐTB& XH, Phòng Thống Kê Huyện, và sự giúp đỡ tận tình của bà con nông dân trong huyện đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết cho luận văn
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn bè, những người đã chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi, trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như việc hoàn thành đề tài
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2007 Sinh viên
Phạm Thị Mận
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ MẬN Tháng 7 năm 2007 “Tìm Hiểu Tình Hình Nghèo Và Chương Trình Xoá Đói Giảm Nghèo Tại Huyện Phú Hoà - Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2003- 2006”
PHẠM THỊ MẬN July 2007 “Study On Poverty And Reduction Program
At Phu Hoa District – Phu Yen Province 2003-2006”
Để thực hiện đề tài tôi tiến hành điều tra 80 hộ bao gồm 40 hộ nghèo và 40 hộ không nghèo tại địa bàn huyện về đời sống, thu nhập, sản xuất Từ đó sẽ thấy được sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ Từ đó tác giả sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất, giải pháp với mong muốn thúc đẩy nhanh chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện, cải thiện đời sống bà con nông dân được tốt hơn
Kết hợp với số liệu thứ cấp thu nhập từ phòng Nội Vụ LĐ & TBXH để thấy được kết quả mà chương trình của huyện thực hiện trong thời gian qua, những thành tựu và những hạn chế mà chương trình còn gặp khó khăn từ đó định hướng cho chương trình ở giai đoạn tới
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục phụ lục xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp 9
b) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 11
2.3 Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo 15
2.3.2 Ý nghĩa chương trình XĐGN 16
Trang 62.3.3 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp hoạt động của chương trình 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 223.1 Cơ sở lý luận 223.1.1 Một số khái niệm cơ bản 223.1.2 Quan niệm chung về nghèo đói 223.1.3 Khái niệm về nghèo đói 233.1.4 Nguyên nhân của nghèo đói và vòng luẩn quẩn của nghèo đói 24
c) Vòng luẩn quẩn của nghèo đói 243.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói 253.1.6 Các mô hình kinh tế về sự phân hoá giàu nghèo 263.1.7 Thước đo của sự bất bình đẳng 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu 303.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 303.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 30CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 314.1 Tình hình toàn huyện 31
4.3 Nguyên nhân nghèo đói theo ý kiến của các hộ nghèo điều tra 474.4 Chương trình XĐGN của huyện giai đoạn 2003-2006 49
4.4.2 Phương hướng nhiệm vụ - chiến lược 49
4.5 Ý kiến đề xuất nhằm hỗ trợ công tác XĐGN 584.5.1 Giải pháp về tín dụng 59
Trang 74.5.2 Giải pháp về y tế 594.5.3 Giải pháp về giáo dục 604.5.4 Giải pháp về thông tin kỉ thuật 604.5.5 Giải pháp về dân số 604.6 Định hướng cho chương trình vào giai đoạn tới 624.6.1 Thực trạng hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới 624.6.2 Mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình 634.6.3 Nguồn vốn hoạt động của chương trình 64CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 665.1 Kết luận 665.2 Kiến Nghị 685.2.1 Đối với nhà nước 685.2.2 Đối với chính quyền địa phương 68
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ Ban Chỉ Đạo
BCPTVN Báo Cáo Phát Triển Việt Nam
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐT&TTH Điều Tra Và Tính Toán Tổng Hợp LĐTB& XH Lao Động Và Thương Binh Xã Hội
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Thu Chi Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Qua Các Năm 8
Bảng 2.2 Sản Lượng Nông Nghiệp Qua Các Năm 9 Bảng 2.3 Số Liệu Gia Súc, Gia Cầm Qua Các Năm 10
Bảng 2.4 Sản Lượng Thuỷ Sản Thu Hoạch 11 Bảng 2.5 Sản Phẩm Chủ Yếu Của Các Ngành Công Nghịêp 12
Bảng 2.6.Tình Hình Biến Động Dân Số Của Huyện Phú Hoà Qua Các Năm 13
Bảng 2.7.Tình Hình Lao Động Của Huyện Qua Các Năm 14
Bảng 2.8.Tình Hình Giáo Dục Của Huyện Trong Năm Học 2005 – 2006 14
Bảng 2.9.Tình Hình Y Tế Của Huyện Qua Các Năm 15
Bảng 2.10 Tỷ Lệ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Cả Nước 18
Bảng 2.11 Tỷ Lệ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Phân Theo Vùng 19
Bảng 2.12 Tính Thu Nhập Bình Quân Một Người Trên Một Năm 20
Bảng 2.13 Tỷ Lệ Hộ Nghèo LTTP Và Nghèo Chung Của Phú Yên So Với Vùng Và
Cả Nước 21
Bảng 4.1 Tổng Hợp Hộ Nghèo Trong Huyện Năm 2006 32
Bảng 4.2 Tình Hình Nhân Khẩu Các Hộ Điều Tra 34
Bảng 4.3 Thông Tin Về Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra 35
Bảng 4.4 Tình Hình Nghề Nghiệp Của Các Hộ Điều Tra 36
Bảng 4.5 Tình Hình Nhà ở Của Các Hộ Điều Tra 38
Bảng 4.6 Tài Sản Sinh Hoạt Của Các Hộ Điều Tra 39
Bảng 4.7 Tình Hình Sử Dụng Điện Các Hộ Điều Tra 40
Bảng 4.8 Tình Hình Đất Đai Của Các Hộ Điều Tra 41
Bảng 4.9 Phân Loại Diện Tích Theo Nhóm Hộ 41 Bảng 4.10 Tình Hình Phân Bố Diện Tích Các Hộ Điều Tra 41
Bảng 4.11 Tình Hình Vay Vốn Của Các Hộ Điểu Tra 43
Bảng 4.12 Tình Hình Sản Xuất Của Các Hộ Điều Tra 44
Bảng 4.13 Tình Hình Thu Nhập Của Các Hộ Điều Tra 45
Trang 10Bảng 4.14 Tình Hình Phân Phối Thu Nhập Của Các Hộ Điều Tra 46
Bảng 4.15 Tình Hình Chi Tiêu Của Các Hộ 47 Bảng 4.16 Nguyên Nhân Nghèo Đói Theo Ý Kiến Của Các Hộ Điều Tra 48
Bảng 4.17 Kết Quả Thực Hiện Công Tác XĐGN Giai Đọan 2003- 2005 52
Bảng 4.18 Kết Quả Thực Hiện Công Tác XĐGN Giai Đọan 2005-2006 52
Bảng 4.19 Tổng Hợp Hộ Nghèo, Hộ Thoát Nghèo Và Hộ Phát Sinh Nghèo Của
Huyện Trong Năm 2006 54
Bảng 4.20 So Sánh Hộ Nghèo Và Tỷ Giảm Nghèo Của Huyện Qua 2 Năm 2005 Và
2006 56
Bảng 4.21 Kết Quả Hiệu Quả Của Một Đợt Làm Nấm Rơm 62
Bảng 4.22 Tỷ Lệ Hộ Nghèo Ước Tính Theo Chuẩn Nghèo 2006-2010 63
Bảng 4.23 Nguồn Vốn Cho Chương Trình XĐGN Giai Đoạn 2006-2010 66
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Cả Nước 18 Hình 2.2 Biểu Đồ Tỷ Lệ Nghèo Của Phú Yên So Với Vùng Và Cả Nước 21
Hình 4.1 Biểu ĐồTổng Hợp Hộ Nghèo Toàn Huyện Cuối Năm 2006 33
Hình 4.2 Biểu Đồ Tình Hình Nhân Khẩu Của Các Hộ Điều Tra 34
Hình 4.3.Biểu Đồ Tình Hình Học Vấn Của Các Chủ Hộ Điều Tra 36
Hình 4.4 Biểu Đồ tình Hình Nghề Nghiệp Của Các Hộ Điều Tra 37
Hình 4.5 Biểu Đồ Tình Hình Nhà ở Của Các Hộ Điều Tra 38
Hình 4.6 Biểu Đồ Đường Cong Lorenz Thể Hiện Tình Hình Phân Bố Diện Tích Đất
Của Các Hộ Điều Tra 42
Hình 4.7 Biểu Đồ Tình Hình Phân Phối Thu Nhập Của Các Hộ Điều Tra 46
Hình 4.8 Biểu Đồ Kết Quả Thực Hiện Công Tác XĐGN Giai Đoạn 2003- 2005 52
Hình 4.9 Biểu Đồ Kết Quả Thực Hiện Công Tác XĐGN Giai Đọan 2005-2006 53
Hình 4.12 Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Nghèo Ước Tính Theo Chuẩn Nghèo Mới 64
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục: Bảng Điểu Tra Phỏng Vấn
Trang 13CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, với dân số hơn 80 triệu dân thì đã có hơn 80% lực lượng hoạt đông trong ngành nông nghiệp Chúng ta gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới Nền kinh tế của nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn Trong nhiều lĩnh vực đã làm cho đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt Nhiều chương trình XĐGN đặt biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn…Cũng đạt đựơc những thành công đáng kể Các phong trào tương thân tương ái của đồng bào trên mọi miền đất nước, kiều bào ở nước ngoài và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế Đồng bào ở các vùng nghèo đói cũng đã rất nổ lực vươn lên phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới Nhờ vậy từ 37,4% dân số nghèo vào năm 1998 theo tiêu chuẩn của Việt Nam đã giảm xuống còn 28,9% vào năm 2002 Hiện nay tỷ lệ nghèo của Việt Nam còn cao 19,5% vào năm 2004, nhưng nhìn chung mức sống của người dân đã cải thiện hơn rất nhiều so với các năm trước
Tuy vậy, nhìn chung nước ta vẫn còn đang phát triển ở trình độ thấp, đời sồng nhân dân lao động, đặc biệt là lao động ở những vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.Vả lại là nước thường xuyên phải gánh chiệu những thiên tai, lũ lụt Như vậy trong chiến lượt phát triển kinh tế đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn coi XDGN là nhiệm vụ hàng đầu
Cùng với tỉnh phú Yên, huyện Phú Hoà cũng dựa trên cơ sỏ quán triệt đường lối đổi mới của đảng và nhà nước, tỉnh đảng bộ đưa ra những chủ trương chính sách ý đảng hợp lòng dân Nhiều mô hình kinh tế đã đến với hộ nghèo làm cho kinh tế hộ gia đình đã phát huy được tính tự chủ trong sản xuất và kinh doanh.Từ đó bộ mặt nông thôn từng bước được cải tiến Tuy nhiên do thời tiết khắc nghiệt kéo dài và thường
Trang 14xuyên xảy ra lũ lụt, thiếu thị trường thu mua nông sản cho nên đôi khi người dân bị chèn ép giá, người làm ăn thua lỗ, người nghèo lại càng nghèo hơn Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn ngày càng diễn ra rõ, thể hiện mức thu nhập của người nghèo và người giàu ngày càng lớn và sự cách biệt về mức thu nhập giữa người nông thôn và thành thị Đây là một vấn đề xã hội cần được quan tâm
Để có một nền kinh tế phát triển bền vững thì điều cần thiết cơ bản là xoá bỏ hoặc giảm tối thiểu tình trạng nghèo ở các địa phương, xoá bỏ triệt để sự phân biệt đối
xử giũa các thành phần trong xã hội, phát huy ý chí làm giàu, ý chí tự lập cánh sinh trong cuộc sống…
Để làm được điều này cần có chính sách hổ trợ người nghèo, những người không có điều kiện để sản xuất, nhưng phải đặt ra mục tiêu đạt được
Từ đó, được sự chấp thuận của khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS Thái Anh Hoà -Giảng viên Khoa Kinh Tế của trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghệp là “Tìm hiểu tình hình nghèo và xoá đói giảm nghèo cũa huyện Phú Hoà-Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2003-2006” với mong muốn hiểu rõ hơn về công tác XĐGN của huyện, từ đó có thể góp phần vào việc thực hiên chương trình XĐGN, để cải thiện đời sống bà con nông dân ở đây được tốt hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và thu thập các thông tin tài liệu thứ cấp, kết hợp với việc điều tra thực tế Tôi tiến hành phân tích và đề ra các mục tiêu nghiên cứu cho luận văn như sau:
Mục tiêu chung:Tìm hiểu tình hình nghèo đói và hoạt động của chương trình XĐGN của huyện giai đoạn 2003-2006
Mục tiêu cụ thể: Có 4 mục tiêu chính là:
Tìm hiểu về thực trạng nghèo đói của địa bàn điều tra tìm hiểu những điểm khác biệt giữa hộ nghèo và không nghèo tại nơi điều tra, từ đó có cái nhìn rõ hơn sự phân hoá giàu nghèo của huyện Phú Hoà
Nghiên cứu kết quả chương trình XĐGN của huyện Phú Hoà giai đoạn
2003-2006
Để xuất hiện một số giải pháp với mong muốn có thể đẩy nhanh công tác XĐGN và cải thiện đời sống cho các hộ nghèo trong huyện
Trang 151.4 Cấu trúc luận văn
Sau khi xác định được mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu thì phần cấu trúc luận văn này phát thảo, mô tả nên một cấu trúc cơ bản nhất định của luận văn để chúng ta sẽ hiểu được các chương có trong luận văn và nội dung chính được đề cập trong các chương
Các chương được trình bày theo thứ tự logic nhằm giúp cho người đễ dàng tìm hiểu vấn đề được nghiên cứu
Chương1 Đặt vấn đề
Chương này bao gồm các mục là sự cần thiết, mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong chương này sẽ cho ta biết những lí do đẫn đến việc thực hiện đề tài này cũng như những mục tiêu mà đề tài hướng đến và phạm vi mà đề tài chỉ
có thể thực hiện được
Chương 2 Cơ sơ lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trước khi nghiên cứu một vấn đề thì ta cần hiểu rõ được các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề đó, để từ đó xác định được các chỉ tiêu phân tích và phương pháp
sẽ chọn để nghiên cứu
Chương 3 Tổng quan
Đây là phần mô tả một cách tổng quát về địa điểm mà đề tài chọn để nghiên cứu Những phân mục trong chương này cơ bản sẽ giống nhau ở các đề tài Tuy nhiên, nội dung của các phân mục sẽ khác nhau Tùy thuộc vào đề tài mà nó sẽ phản ánh về một địa điểm cụ thể, từ đó sẽ cho thấy những thuận lợi và khó khăn của địa điểm này
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 16Có thể nói rằng chương này là quan trong nhất của đề tài Tại đây sẽ phản ánh những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu được Trong hầu hết các đề tài, nội dung chương này là khác nhau
Ở đề tài này, sẽ tập trung khái quát về tình hình chung của các hộ điều tra và kết quả hoạt động của chương trình XĐGN sau khi đã tìm hiểu thực tế và tham khảo tài liệu liên quan Từ đó đề xuất một số giải pháp với mong muốn cải thiện tình hình hiện tại theo hướng tốt hơn cho người dân ở địa phương
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Cuối cùng, trong phần này sẽ tóm lại những kết quả đã đạt được, đưa ra một vài
ý kiến và kết luận sau quá trình nghiên cứu
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Phú Hòa là một trong 9 đơn vị hành chính của Phú Yên thuộc vùng nam trung bộ của nước Việt Nam ta, được thành lập theo nghị định số 15/NĐ-CP ngày 31/1/2002 của chính phủ, có diện tích đất là 26,32400 ha (theo số liệu 20/2005)
Phú Hoà nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hoà khoảng 12,5Km về phía tây
có vị trí địa lí quốc tế như sau: Từ 109016’ - 109020’ kinh độ đông, từ 1305’-1309’ vĩ
độ bắc
Phía đông giáp thành phố Tuy Hoà
Phía tây giáp huyện Sơn Hoà
Phía nam giáp Đông Hoà và Tây Hoà
Phía bắc giáp huyện Tuy An
Phú Hoà có vị trí thuận lợi có khả năng giao lưu với thành phố và các huyện khác trong mối quan hệ vùng và đầu tư phát triển
2.1.2 Địa hình
Có địa hình bán sơn địa Địa hình đồng bằmg tương đối tập trung ở phía đông của huyện thuộc thung lũng sông Ba Đồi núi tập trung phía tây và phía tây bắc của huyện Đồi núi có độ dốc không cao lắm Chủ yêu núi trung bình và núi thấp (>500m) địa hình bị chia cắt và dốc trên cao địa hình lớn gây khó khăn cho việc mở mang giao thông phát triển kinh tế, cũng như khai thác tài nguyên đất
Địa chất:Thuộc cấu trúc địa chất khu vực miền nam trung bộ các quá trình tạo thành địa chất, hình thành các loại trầm tích, các loại đá gốc là các đá mắc ma xâm nhập, đá bọt bazan, đá biến chất dạng sét kết, và các trầm tích phong hoá qua nhiều thời kì, với các đứt gãy lớn, như đứt gãy sôn Ba, sông Kỳ Lộ thành phần thạch học
Trang 18trong đất đá khá đa dạng các khoảng sân trong vùng được hình thành từ lâu đời (theo tài liệu miền trung)
Hệ thống giao thông: có nhiều thuận lợi để sản xuất, giao lưu thương mại hàng hóa Đường quốc lộ 1A mới,( tuyến qua thành phố, chạy qua địa bàn xã Hòa An- Hòa Trị dài 5800m nền đường rộng 60m, trải nhựa rộng 20m, mới được xây dựng theo dự
án cải tạo quốc lộ 1A Bắc Nam Giao thông đường sông do đặt điểm của sông ba là một con sông lớn và lâu đời chảy qua khu vực Huyện Phú Hòa lại là khu vực rất gần với cữa sông ven biển, nên có rất nhiều cồn cát, bãi bồi, dòng chảy uống lượn và theo mùa, khả năng khai thác phát triển còn hạn chế
Thủy lợi: Hệ thống thủy nông đồng cam được thi công từ năm 1993, năng lực tưới 20.000 ha, qua địa bàn Phú Hòa có đọan kênh bắc chảy theo bờ bắc sông ba từ Đập Đồng Cam đến xã Hòa An, qua địa bàn Huyện khoảng 31km năng lực tưới khoảng 6300 ha Ngoài ra còn có nhiều hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện, cung cấp nước cho cánh đồng lúa hàng năm
2.1.3 Khí hậu thời tiết
Huyện Phú Hoà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, chiệu ảnh hưởng của khí hậu vùng nam trung bộ thời tiết tương đối khắc nghiệt chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 Phú Hoà cũng nằm trong vùng chiệu ảnh hưởng của bão, các đợt
áp thấp nhiệt đới nói chung Phú Hoà chiêụ ảnh hưởng của Hoàng Lưu khí quyển khu vực, đặt trưng khí hậu Phú Yên, thuộc các tỉnh vùng nam trung bộ nước ta
Chế độ mưa:Lượng mưa trung bình hằng năm là 900 đến 1200 mm Lượng mưa cao nhất năm có thề lên đến 1500 mm Mưa tập trung cao nhất vào tháng mùa mưa chiếm 70% -80% tưởng lượng mưa Lượng mưa thấp nhất vào tháng mùa khô, chỉ chiếm 20% - 30% tưởng lượng mưa (tháng 5,6)
Chế độ nắng:Nằm trong khu vực nắng nóng Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2450h Tập trung vào tháng mùa nắng (tháng 5,6,7), các tháng có số giờ nắng thấp vào mùa mưa ( tháng 10,11)
Bão và áp thấp nhiệt đới:Bình quân hằng năm huyện chịu ảnh hưởng của 0,8 – 1,2 cơn bão và 3 -5 đợt áp thấp nhiệt đới
2.1.4 Các vùng tài nguyên
Trang 19Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp 17054,28 ha Trong đó đất trồng cây hằng năm 8624,11 ha.Đất trông cây lâu năm là 555,58 ha Đất lâm nghiệp có rừng là
8383,27 ha Nuôi trồng thuỷ sản là 3,04 ha Đất nông nghiệp khác là 43,86 ha
Đất phi nông nghiệp là 2540,49 ha, đất ở là (461,8 ha), đất chuyên dùng là 1055,02 ha
Đất chưa sử dụng 3729,23 ha
Đất phù sa: 8886 ha chiếm 33,76% tổng diện tích của huyện
Đất xám:Có diện tích 2245 ha chiếm khoảng 8,53% tổng diện tích huyện Đất đỏ vàng – nâu vàng: 14302,0 ha chiếm 54,43% tổng diện tích tự nhiên Đất sông suối,núi đất:
Núi đất là 116,36 ha và nặt nước 774,46 ha chiếm khoảng 3,38% tổng diện tích
tự nhiên
Tài nguyên nước:Nguồn nước tính từ hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam cung cấp nước tưới cho nông nghiệp ngoài ra còn có nước ngầm được hình thành qua quá trình kiến tạo phức lệ chứa nước lỗ hỏng, ở độ sâu trung bình từ 3–6m, một số khu vực núi
từ 6–12m, tầng phân bố không đồng đều, chất lượng yếu là nước nhạt, môi trường trung bình, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nông dân
Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tháng 10/2005 trên địa bàn huyện Phú Hoà có diện tích rừng là 8383,27 ha trong đó rừng phòng hộ là 4454,70 ha, rừng sản xuất 4228,57 ha
Tài nguyên khoáng sản: Tuy chưa được khảo sát đánh giá cụ thể, huyện trong
có một số kim loại màu như khoáng sản vàng, phân bố khu vực chân núi Hòn la, thung lũng suối Hòa Quang Nam, Hoà Hội Kim loại đen (sắt, bôsit) trữ lượng nhỏ, ngoài ra các khoáng sản phi kim loại còn có các loại đá Granit màu, đất phiến sét, các chất phụ gia, các mỏ đất, mỏ cát sông phạm vi rộng, trữ lượng lớn có thể phục vụ việc sản xuất
đá xây dựng sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng
2.2 Đặc điểm kinh tề và cơ sở hạ tầng
2.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:Theo các báo cáo của UBND ngày 16/12/2004 giá trị tăng trưởng sản lượng kinh tế toàn huyện Phú Hoà năm 2004 đạt 602,7 tỷ (vượt 12% so
Trang 20với cùng kỳ) trong đó nông – lâm – ngư nghiệp đạt 281,2 tỷ (vượt 7,4% so với cùng
kỳ), tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 152,2 tỷ đồng (vượt 22% so với cùng kỳ), tốc
độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt được từ 7,5% - 8,5% đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch đề ra.Thu ngân sách địa phương là 17,054 tỷ đồng
Thu từ ngân sách trung ương là 43,42 tỷ đồng Tổng chi ngân sách là 60,474 tỷ
đổi.Trong đó tổng số thu có tăng nhưng tăng nhẹ qua các năm vì tổng thu của huyện
chủ yếu là thuế từ nông nghiệp và nguồng thu khác của huyện là rất ít có năm không
có như năm 2005 Nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tổng chi qua từng năm
tăng và có năm tổng chi cao hơn tổng thu như năm 2006 có mức chi cao như vậy là do
chi cho sự nghiệp giáo dục cao qua các năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:Theo mô hình Nông – Lâm - Công nghiệp, tiêu thủ
công nghiệp - dịch vụ Do điều kiện mới thành lập, còn khó khăn và thiếu thốn, hiện
Trang 21các phân khu chức năng đang được khẩn trương xây dựng theo quy hoạch chi tiết mới
được phê duyệt Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) cải tạo
nâng cấp, tu sửa các công trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các mùa vụ, thâm
canh tăng vụ, chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế
2.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt: Theo báo cáo của UBND huyện đến ngày 16/12/2004, Nông
nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện sự nổ lực to lớn của tập thể cán
bộ và nhân dân trong huyện, sự tiến bộ trong quản lý điều hành của các cấp chính
quyền, với diện tích canh tác tương đối lớn, tuy chiệu nhiều tác động của thiên nhiên
thời tiết khắc nghiệt Song nhờ sự sáng tạo chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là phát huy tính
năng động sáng tạo, tự chủ của hộ nông dân, khuyến khích chuyển đổi cây trồng mùa
vụ, đưa giống mới vào sản xuất, đảm bảo diện tích canh tác ngày càng tăng, ổn định và
tăng năng suất trồng trọt
Bảng 2.2 Sản Lượng Nông Nghiệp Qua Các Năm
Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Nhìn chung sản lượng nông nghiệp của huyện qua các năm không có sự tăng
hoặc giảm nhiều Sản lương cây công nghiệp hằng năm có sự tăng sản lượng qua các
năm là do qua các năm gần đây giá của cây mía, lạc, bông có sự tăng giá nên nông
dân đầu tư tăng thêm diện tích trồng một số loại cây này Cây lúa, cây lương thực có
sản lượng giảm dần qua các năm vì đất giảm độ màu mỡ do canh tác nhiều vụ
trên/năm
Chăn nuôi:
Trang 22Với tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, mô hình chăn nuôi đa con, đa dạng
như bò lai sind, đàn trâu, đàn lợn, đàn gia cầm và các loại gia súc, gia cầm khác Công
tác chăn nôi thuỷ sản chưa phát triển, diện tích còn nhỏ Tổ chức tốt công tác kiểm
dịch, phòng dịch, tiêm phòng thú y, dịch vụ đảm bảo cho người chăn nuôi Chăn nuôi
mang lại hiệu quả kinh tế gấp từ 2-4 lần so với nông nghiệp.Nhiều hộ nâng cao đáng
kể kinh tế gia đình trong việc phát triển chăn nuôi
Bảng 2.3 Số Liệu Gia Súc, Gia Cầm Qua Các Năm:
Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện
Do dịch cúm gia cầm xảy ra vào cuối năm 2004 Số lượng gia cầm giảm mạnh
ở năm 2005, giảm 85200 con so với năm 2004, số lượng gia cấm năm 2006 có tăng lên
nhưng lượng không đáng kể so với giảm trước đó Nhưng nhìn chung trong giai đoạn
2004-2006 số lượng bò tăng đều ở các năm, số lượng trâu giảm đặc biệt, giảm gần 500
ở năm 2006 so với năm 2005 Dịch lở mồm lông móng vào cuối năm 2005 làm cho số
lượng heo giảm gần 10.000 con so với năm 2006
Lâm nghiệp:
Là một huyện bán sơn địa, có diện tích đất trồng đồi trọc nhiều, UBND huyện
đã chỉ đạo toàn thể nhân dân tích cực tham gia các dự án trồng rừng, thực hiện công
tác tốt bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, tổ chức trồng thêm các cây xanh phân tán
trên địa bàn cũng như công tác đăng kí trồng mới rừng cho các hộ dân cư trong huyện
Ngư nghiệp:
Với diện tích còn nhỏ (3,4 ha) sản lượng đạt 9,5 tấn các loại, do đặc điểm điều
kiện đất đai và khí hậu, chế độ nước khó khăn, thời gian tới cần có hướng tích cực hơn
(theo báo cáo của UBND huyện 12/2004)
Trang 23Bảng 2.4 Sản Lượng Thuỷ Sản Thu Hoạch Qua Các Năm
Nhưng nhìn chung tổng sản lượng thủy sản tăng dần qua các năm do việc nuôi trồng
có xu hướng gia tăng bắt đầu từ năm 2006 Ngành thủy sản ở huyện Phú Hoà đang
phát triển theo hướng nuôi trồng Điều này cho thấy người dân đang dần khai thác các
tiềm năng và thuận lợi để phục vụ cuộc sống cũng như phát triển KT-XH, đặc biệt là
với ngành thuỷ sản
b) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được quan tâm, song phát triển
còn chậm so với tiềm năng của địa phương, người lao động còn thiếu việc làm Đòi
hỏi từng bước phải sắp xếp lại theo hướng CNH-HĐH Toàn huyện có 976 cơ sở sản
xuất công nghiệp (2004), 1395 cơ sở (2005) và 1423 cơ sở (2006)
Bảng 2.5 Sản Phẩm Chủ Yếu Của Các Ngành Công Nghịêp:
Trang 24Đa số các cơ sở công nghiệp đều nằm ngoài quốc danh Số cơ sở công nghiệp tăng nhiều qua các năm, từ năm 2004 là 976 cơ sở thì đến năm 2006là 1423 cơ sở tăng lên 447 cơ sở Nhìn chung sản lượng công nghiệp đều tăngtrong giai đoạn 2004 –
2006 Việc tăng sản lượng các ngành công nghiệp góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong huyện Ngành tre đan các loại là ngành
có xu hướng phát triển mạnh của huyện, sản lượng tăng 30.000 sản phẩm lên đến 167.000 sản phẩm năm 2006 Đây là ngành tiềm năng của huyện trong tương lai
c)Dịchvụ
Phát triển dịch vụ phải được quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ mở rộng sản xuất kinh danh dịch vụ, thu hút và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động Tuy nhiên việc sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáng kể, các dịch vụ chế biến chưa phát triển, việc quản
lý và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Hiện chưa có chợ huyện, hiện đang xây dựng theo qui hoạch chi tiết giao lưu hàng hoá nông sản chủ yếu vẫn ở các chợ xã và các chợ lân cận Dịch vụ giao lưu hàng hoá nông sản đang đựơc củng cố phát triển, đáp ứng các nhu cầu dịch vụ, thương mại trong những năm tới
2.2.3 Cơ sở hạ tầng
Bên cạnh việc tận dụng những thuận lợi về tự nhiên để phát triển về kinh tế, Phú Hoà cũng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Hiện nay Phú Hoà có 3 trường trung học và 23 trường bao gồm tiểu học và trung học cơ sở và tất cả các xã đều có trường mẫu giáo mạng lưới bưu chính viễn thông đã liên lạc đến 100% xã và 100% xã đều có trạm xá và bác sĩ Đồng thời có trên 90% số hộ trong huyện dùng điện Mạng lưới giao thông nông thôn ngày càng được nâng cấp, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, đa số các con hẻm đều được bê tông hoá, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá ở nông thôn làm cho nền kinh tế ở nông thôn ngày càng phát triển hơn, rút ngắn khoảng cách giữa vùng núi và vùng đồng bằng
Việc đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông, ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn, là mũi công phá để đuưa nền kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng phát triển một cách toàn diện, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ theo chương trình đổi mới nông thôn Cần huy
Trang 25động vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện nhựa hoá giao thông nông thôn, tạo điều kiện
cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa
2.2.4.Về xã hội
a) Dân số
Dân số của huyện Phú Hoà rất đông, vừa là thuận lợi vừa là thử thách cho sự
phát triển kinh tế Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp
làm giảm tốc độ tăng dân số và đã giảm đáng kể đến năm 2004 tỷ lệ tăng dân số trung
bình giao động ở mức 1,27% đã giảm rất nhiều so với những năm trước
Bảng2.6 Tình Hình Biến Động Dân Số Của Huyện Phú Hoà Qua Các Năm
nghĩa là bình quân 1 năm tăng 163 người, lượng tăng này không lớn lắm Với đặc
điểm dân cư đông đúc và sinh sống tương đối tập trung thành các khu dân cư lớn
Trong tương lai khi dân số tăng lên, đất đai lại có giới hạn, với nhu cầu phát triển thì
đất ở cũng là một vấn đề chiến lược, đồng thời đề ra một loạt các vấn đề lao động, việc
làm, cũng như phát triển không gian các khu dân cư nông thôn, việc thực hiện chương
trình an ninh lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường
Bảng 2.7.Tình Hình Lao Động Của Huyện Qua Các Năm:
Số người thuộc độ tuổi lao động 60.305 61.110 61.915
Sồ người không thuộc độ tuổi lao động 42.047 42.645 43.301
Tỷ lệ lao động/dân số (%) 41% 41,1% 41,1%
Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện
Trang 26Tỷ lệ lao động trên dân số đang tăng nhưng không cao qua các năm, là một kết quả khả quan, là điều kiện để phát triển kinh tế của huyện Năm 2004 tỷ lệ này là 41,0% nhưng đến 2006 thì tỷ lệ này đạt 41,1% Tuy nhiên dân số và lao động tập trung nhiều ở lĩnh vực nông nghiệp nên việc phân bố lại lao động cho đồng đều vào các lĩnh vực khác đã và sẽ gặp nhiều khó khăn
b) Giáo dục
Chất lượng gắn liền với yếu tố sức khoẻ, trình độ văn hoá, kỹ năng và năng lực quản lý của người lao động Cùng với những ảnh hưởng to lớn đến các khía cạnh cuộc sống, giáo dục ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 2.8.Tình Hình Giáo Dục Của Huyện Trong Năm Học 2005 – 2006
đã có những cải thiện đáng kể kết quả đạt được xét về bình quân như sau:
Một trường tiểu học có khoảng 31 giáo viên, 551 học sinh, nghĩa là 1 giáo viên kèm 18 học sinh
Một trường THCS có khoảng 61 giáo viên và 1113 học sinh, nghĩa là 1 giáo viên kèm 19 học sinh
một trường PTTH có khoảng 57 giáo viên và 1600 học sinh, nghĩa là 1 giáo viên có trách nhiệm kèm 28 học sinh
Năm học 2004 giáo dục trung học, tiểu học, mầm non phát triển tốt, cả 8 xã trong huyện đều được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Các trường đều đạt trường tiên tiến và đang phấn đấu thành các trường chuẩn quốc gia, kết quả tỷ
lệ tốt nghiệp (Tiểu học 100%, THCS trên 98,7%, bổ túc văn hoá đạt 96,6%, mầm non 100%) có nhiều giáo viên giỏi, có nhiều học sinh giỏi, tiên tiến, số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đảng năm học 2004 – 2005 khá
Trang 27c) Y tế
Là huyện mới thành lập, việc xây dựng mới bệnh viện đa khoa cấp huyện là rất cần thiết Trạm y tế đã và đang thực hiện chương trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, côn tác trực y tế để đảm bảo kịp thời, tủ thuốc hoạt đông tích cực, kết quả đã khám và điểu trị hàng trăm nghìn lượt người, công tác tiêm chủng cho trẻ
em dưới 1 tuổi, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, công tác phòng chống sốt rét tình hình dịch bệnh không có xảy ra trên địa bàn trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đang được quan tâm
Bảng 2.9.Tình Hình Y Tế Của Huyện Qua Các Năm
Nguồn : Phòng Thống Kê Huyện Tất cả các xã trong huyện đều có trạm y tế và có 2 khu vực điều dưỡng, nghĩa là công việc chăm sóc sức khoẻ của con người đã được quan tâm rất nhiều trong nhiều năm qua, mỗi trạm y tế đều có y bác sĩ Đặc biệt số lượng nữ hộ sinh ở các trạm không
có ở các năm 2005 – 2006 là do nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao nên khi sanh thì họ sẽ đến thẳng bệnh viện tỉnh cho nên số lượng nữ hộ sinh sẽ không cần nhiều ở các trạm xã
2.3 Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo
2.3.1 Sự ra đời của chương trình
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều phải đánh giá tình hình mức sống của dân cư mình theo các giai đoạn khác nhau Dựa vào các cuộc đều tra về mức sống dân cư có thể lượng giá được sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.Tình
Trang 28trạng phân hoá giàu nghèo trong quá trình toàn cầu hoá ngay nay càng được các nhà hoạch định chính sách phát triển trong phạm vi một nước và được quốc tế quan tâm Đánh giá thực trạng mức sống dân cư theo mỗi giai đoạn phát triển và diễn biến thay đổi mức sống dân cư theo các mức độ khác nhau là cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội hướng đến một xã hội phát triển văn minh công bằng.Nghiên cứu mức sống dân cư và thực trạng phân hoá giàu nghèo sẽ cung cấp các
tư liệu cần thiết nhằm đưa ra các chính sách phát triển để hướng tới các mục tiêu trên
Chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta tất yếu sẽ có sự phân hoá giàu nghèo Tuy nhiên, với đường lối đổi mới của Đảng là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý nhà nước tức
là phát triển kinh tế nhưng cần phải đảm bảo các mục tiêu xã hội, hạn chế những bất công trong thu nhập, từng bước nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư, nhất là làm thế nào giảm được số lượng người nghèo đối Thực tiễn sau gần 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư, thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN
Vấn đề XĐGN cho nhân ta đã được Đảng và nhà nước quan tâm từ lâu, với phương châm dân giàu thì nước mới mạnh nhưng vấn đề này mới được thực hiện từ năm 1992 cho đến nay.Theo chủ trương của đảng và nhà nước, năm 1999 Đảng bộ thị
xã Tuy Hoà tham gia thực hiện chương trình XĐGN và giải quyết việc làm cho người lao động
Với truyền thống nhân ái của người Việt Nam nói chung và huyện Phú Hoà nói riêng là: “Tình làng nghĩa xóm” “Lá lành đùm lá rách” Với công tác vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm mục đích trong huyện không còn hộ đói, giảm hộ nghèo Chính quyền địa phương và các đoàn thể vận động nhân dân và các mạnh tương quân trong nước và nước ngoài, quyên góp giúp đỡ và ủng hộ các hộ nghèo, các
hộ ốm đau bệnh tật thường xuyên Ngoài ra còn tín chấp bảo lãnh, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn sản xuất
2.3.2 Ý nghĩa chương trình XĐGN
Chương trình XĐGN nhằm hỗ trợ vốn cho người nghèo có điều kiên trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi từ đó nâng cao mức thu nhập,cải thiện được đời sống, giảm
Trang 29được sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo.Nâng cao nhận thức ý chí vượt nghèo của các hộ nghèovà góp phần phát triển kinh tế cho đất nước
Phản ánh được tâm tư nguyện vọng của những hộ nghèo với Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa phương
Chương trình XĐGN kết hợp chặt chẽ với phong trào nhân dân và các ban ngành có liên quan nhằm mục đích giúp người nghèo có cuộc sống ổn định hơn trong nền kinh tế ngày càng phát triển
2.3.3 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp hoạt động của chương trình
Mục tiêu của chương trình Xoá đói giảm nghèo, chăm lo cho đồng bào nghèo
là nội dung hoạt động chiến lược trong chính sách kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà Nước có sự phối hợp giữa các ngành, mặt trận và các đoàn thể Nhằm tạo các điều kiện thuận lợi phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận với các dịch vụ xã hội Hoạt động của chương trình XĐGN đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, phù hợp với vùng, đảm bảo việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
Mục tiêu chung của chương trình là thực hiện triệt để và xoá sạch hộ đói nghèo Chống tái đói và giảm hộ phát sinh nghèo hàng năm, nâng cao mức sống từ nghèo đói lên trung bình và khá
Đối tượng của chương trình
Là những hộ có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo
Phương pháp hoạt động của chương trình
Với mục tiêu ban đầu đã được xác định, Ban chỉ đạo chương trình XĐGN đã đề
ra phương hướng hoạt động như sau:
Điều tra, khảo sát thực tế xác định hộ nghèo đói
Phân loại hộ nghèo đói theo các yếu tố thiếu hụt: thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm và thiếu tư liệu sản xuất
Nguồn vốn của chương trình chỉ ưu tiên cho vay những hộ nghèo đói nhưng có phương án sản xuất, có người lao động, có đất đai để sản xuất
Còn những hộ nghèo khác chưa có phương thức sản xuất, không có phương tiện sản xuất, kỉ thuật hay không có đất thì sẽ có hoạt động như: hỗ trợ gạo, vải hàng năm
Trang 30đối với những hộ không có đất sản xuất cho các hộ vay với mục đích chăn nuôi hay thuê đất để làm phương tiện sản xuất tạo thu nhập ổn định cho gia đình.Ngoài ra các
hộ nghèo được BCĐCT giúp đỡ như: mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tiếp thu kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỉ thuật, công nghệ, giới thiệu viêc làm….Để họ có mục tiêu, phương pháp sản xuất, từ đó mới xác định hỗ trợ cho họ
2.3.4 Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Nhìn chung Việt Nam thực hiện rất tốt trong việc giam nghèo
Bảng 2.10 Tỷ Lệ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Cả Nước
Hình 2.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Cả Nước
Tỷ lệ nghèo chung và nghèo LTTP cả nước
Tỷ lệ nghèoLTTP
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2006
Vị trí địa lý và hoàn cảnh sống cũng có tác động không nhỏ đến tình trạng nghèo của các hộ Thường thì các hộ ở vùng Tây Nguyên, vùng cao và vùng sâu, vùng
xa sẽ nghèo hơn so với các vùng khác Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó Bảng số liệu cho thấy 4 vùng có tỷ lệ nghèo rất cao đó là Tây Bắc Bộ (58,6%), Bắc Trung Bộ (31,9%), Tây Nguyên (33,1%) và Đông Bắc Bộ (29,4%) Các vùng này có
Trang 31tỷ lệ nghèo nhiều hơn so với các vùng khác Xét trên cả nước chỉ có hai vùng ĐBSCL
và Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn cả lần lược là 19,5% và 5,4%
Bảng 2.11 Tỷ Lệ Nghèo Chung Và Nghèo LTTP Phân Theo Vùng
STT Vùng Tỷ lệ nghèo chung(%) Tỷ lệ nghèo LTTP(%)
Nguồn: Niên giám Thông Kê 2006
Số liệu bảng trên cũng cho thấy tỷ lệ nghèo LTTP cũng có tình tương tự Cả hai vùng Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên gộp lại đã chiếm gần 40% tỷ lệ nghèo LTTP cả nước Ngay cả vùng Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 13% dân số cả nước vào năm 2002 nhưng tỷ lệ này đã chiếm 21,8% Còn ở Đông Nam Bộ tỷ lệ này cũng rất thấp, chỉ 1,8% vào năm 2004 mặt dù dân số ở đây khá đông
2.4 Tình hình nghèo đói ở tỉnh PhúYên
Sự phân hoá giàu nghèo: Sự phân hoá mức sống trong những năm qua ở tỉnh Phú Yên diễn ra ở tất cả các vùng trong mọi tầng lớp dân cư Theo cuộc khảo sát mức sống của dân cư năm 2004 của cục thống kê tỉnh Phú Yên thì mức độ chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất( nhóm 5 :815,5ngàn đồng/người/tháng ) và nhóm có thu nhập thấp nhất( nhóm 1: 139,2 ngàn đồng/ người/ tháng ) của năm 2004 là 6,12 lần Sự phân hoá khu vực thành thị nhanh hơn khu vực nông thôn Khu vực thành thị thu nhập của nhóm 5là 1407,2 ngàn đồng / người / tháng và nhóm 1 là 185 ngàn đồng/người/ tháng, mức chênh lệch là 7,6 lần cao hơn mức chênh lệch nông thôn là1,8 lần
Trang 32Bảng 2.12 Tính Thu Nhập Bình Quân Một Người Trên Một Năm
Nguồn: Thống kê tỉnh năm, 2004
Nhìn chung mức thu nhập giữa các loại hộ qua các năm có xu hướng tăng dần,
sự gia tăng này là do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống của người
dân ngày càng cao Điều này chứng tỏ đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã
cải thiện hơn rất nhiều so với những năm trước kia
“Để xác định được tỷ lệ hộ nghèo thì có rất nhiều phương pháp, phương pháp
được đề cập ở đây là phương pháp xác định hộ nghèo qua LTTP,hiện nay hầu hết các
nước đang phát triển,cũng như các tổ chức quốc tế đều sử dụng tiêu chuẩn về nhu cầu
2100 Kcal bình quân một người/ ngày”(Cục Thống Kê Phú Yên)
Nghèo LTTP được xác định bằng mức thu nhập tính theo thời giá đủ để chi
mua LTTP thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một ngày
một người là 2100 Kcal Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức
tiêu chuẩn nói trên thì hộ đó được đưa vào diện nghèo
Bảng 2.13 Tỷ Lệ Hộ Nghèo LTTP và Nghèo Chung Của Phú Yên So Với Vùng
Nguồn:Cục thống kê Phú Yên,2004
Như vậy, kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo LTTP của tỉnh Phú Yên đã giảm từ
14,9% (năm 2002 ) xuống còn 9,5% (năm 2004 ) Tỷ lệ nghèo LTTP tập trung nhiều ở
những chủ hộ có trình độ văn hoá thấp và hộ người già neo đơn
Trang 33Về vi mô gia đình, nhóm hộ gia đình chỉ có một người thì tỷ lệ nghèo là 20,9%, còn nhóm hộ gia đình có 4 người, tỷ lệ nghèo chiếm 5,7%, bỡi vì những hộ gia đình chỉ có một người thì thường là người già yếu, mất sức lao động, thu nhập ít và không
có trợ cấp, họ sống nhờ vào mức thu nhập ít ỏi từ những công việc đơn giản nhất mà
họ có thể làm được cùng với những khoản tiền quà biếu từ người thân
Tuy rằng tỷ nghèo LTTP của tỉnh Phú Yên là 9,5% cao hơn mức bình quân chung của tỷ lệ nghèo LTTP cả nước (7,8% ) Nhưng đã giảm 5,4% so với năm 2002 Điều này chứng tỏ công tác XĐGN thực hiện khá thành công ở tỉnh Phú Yên trong một vài năm vừa qua
Hình 2.2 Biểu Đồ Tỷ Lệ Nghèo Của Phú Yên So Với Vùng Và Cả Nước
Tỷ lệ nghèo Phú Yên so với vùng khác
18.121.3
24.58
7.87.3
9.50
Trang 34CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Việc hiểu rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu sẽ giúp ích nhiều cho việc theo dõi và thực hiện
Nông hộ: “Nông hộ là những hộ nông dân có những phương tiện kiếm sống từ ruộng đất sử dụng chủ yếu là lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, về cơ bản được tham gia về một phần vào thị trường với trình độ chưa hoàn chỉnh” ( Ngân, 2006)
Kinh tế hộ: “Kinh tế hộ là loại hình sản xuất tự cung tự cấp kết hợp với sản xuất nhỏ, chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất hộ gia đình, nhằm thực hiện canh tác trên diện tích đất đai của mình với mục đích sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình và một phần nhu cầu của thị trường” (Ngân, 2006)
3.1.2 Quan niệm chung về nghèo đói
Theo uỷ ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương ESCAP (Economic Social Committee of Asia Bacific) đưa ra trong hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo (XĐGN)
ở khu vực châu á Thái Bình Dương tại Bankok tháng 3/1993 như sau:
“Đói nghèo là tình trạng bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán địa phương”
Đối với mỗi quốc gia thì tình trạng nghèo đói sẽ khác nhau về mức độ số lượng thời gian và cả không gian.Một người có thể được xem là nghèo ở quốc gia này, nhưng lại so với các quốc gia khác thì mức sống của họ có thể được xem là trung bình hoặc khá Vì vậy, có thể nói nghèo đói chỉ mang ý nghĩa tương đối và nó được xem xét ở 4 khía cạnh sau
Trang 35Về thời gian “người nghèo là những người có mức sống dưới mức được xem là tối thiểu có thể chấp nhận được trong thời gian dài Tuy nhiên, có những người nghèo trong một khoản thời gian nhất định như những người thất nghiệp hoặc những người mới nghèo do sự suy thoái nền kinh tế hoặc do thiên nhiên gây ra hay con người sinh ra” (Ngân, 2006)
Về không gian: “nghèo đói chủ yếu là khu vực nông thôn, nơi 3/4 dân cư”
Về giới: “đa số người nghèo là phụ nữ, phần lớn những gia đình do người phụ
nữ làm chủ hộ đều là những gia đình nghèo” Các gia đình do nam làm chủ hộ thì ít rơi vào tình trạng nghèo hơn các gia đình do nữ làm chủ hộ (Ngân, 2006)
Về môi trường: “Hầu hết các người nghèo sống ở các vùng sinh thái khắc nghiệt, tình trạng nghèo đói và xuống cấp của môi trường làm trầm trọng thêm tình trạng này” (Cát, 2004)
3.1.3 Khái niệm về nghèo đói
Hộ đói: Là tình trạng một bộ phân gia đình không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống (cụ thể là cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ốm đau không có tiền chữa trị, con cái không có điều kiện học hành, nhà ở tạm…) (Vũ, 2006)
Hộ nghèo: Là một bộ phận trong gia đình có mức sống trung bình của cộng đồng (cụ thể thiếu ăn nhưng không bị dứt bữa, mặc không lành, không đủ ấm, không
có khả năng phát triển sản xuất)
Nghèo lương thực:Là bộ phân dân cư quá nghèo nên không có đủ khả năng mua
đủ phần lương thực để tiêu dùng kể cả không chi tiêu gì cho những hạng mục phi lương thực (báo cáo phát triển Việt Nam, 2004)
Nhu cầu tối thiểu cơ bản của một con người là những nhu cầu về ăn, mặt, ở, vệ sinh,y tế, giáo dục…Tuy nhiên, đối với người nghèo thì nhu cầu tối thiểu này thì lại không được thoả mãn hoặc chỉ thoả mãn một phần rất ít, mặc dù hầu như toàn bộ thu nhập của họ chỉ tập trung vào nhu câu này Nghèo có 2 mức độ: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
Nghèo tuyệt đối: Là việc không thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm để duy trì cuộc sống của con người Chẳng hạn như nếu định lượng bằng lương thực thì những người nghèo được quy ra Kilocalo cho một người trong một ngày
Trang 36Nghèo tương đối: Là tình trạng không đạt đến mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó Khái niệm tương đối đề cập đến những người nghèo nhất về phân phối thu nhập ở một nước nhất định
3.1.4 Nguyên nhân của nghèo đói và vòng luẩn quẩn của nghèo đói
a) Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân thuộc về bản thân người lao động, phổ biến là: không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh, thiếu vốn và thiếu lao động
Một hộ đông con và thiếu lao động chính có thể dẫn đến kết quả là thu nhập không đáp ứng đựơc các nhu cầu hằng ngày của số đông người trong gia đình nên họ
dễ rơi vào tình trạng của nghèo đói Mặc khác do hoàn cảnh gia đình neo đơn thường rơi vào những gia đình thuộc dạng chính sách như gia đình thương binh, gia đình liệt
sĩ, gia đình có người tàn tật hay gia đình có người phụ nữ làm chủ hộ
b) Nguyên nhân khách quan
Đây là nhóm nguyên nhân có tính khách quan về mặt điều kiện tự nhiên: thiếu đất canh tác, độ phì nhiêu của đất kém, canh tác khó khăn làm cho năng suất của cây trồng, vật nuôi đều kém Vị trí địa lý không thuận lợi ở những vùng núi xa xôi không
có đường giao thông làm cho môi trường kinh tế hoạt động yếu ớt, hay thị trường không hoạt động Điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của vùng Do trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất, kinh tế thị trường mới đang ở giai đoạn sơ khai nên thị trường trong nước hoạt động còn yếu và chưa đồng bộ Tuy nhiên, có những tỉnh và thành phố thị trường phát triển mạnh hơn so với vùng, tỉnh, thành phố khác Đặc biệt các vùng núi và các vùng xa xôi hẻo lánh chưa có giao thông
đi lại khó khăn thì cho thấy việc lưu thông buôn bán giữa các hộ dân và nhà máy, xí nghệp kém hiệu quả kéo theo thu nhập của hộ cũng giảm xuống
c) Vòng luẩn quẩn của nghèo đói
Là sự luân chuyển từ những tình hình của nền kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán ảnh hưởng mạnh lên cuộc sống của họ Vòng luẩn quẩn của nghèo đói có thể được bắt đầu từ thu nhập thấp Điều này làm cho khả năng tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp dẩn đến khả năng đầu tư thấp, thu nhập thấp…vô hình chung tạo nên một vòng luẩn quẩn nghèo đói, làm cho người nghèo khó thoát khỏi cuộc sống nghèo đói
Trang 373.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
Chỉ tiêu về thu nhập: Các chỉ tiêu chính để phân loại là mức thu nhập bình quân/người/tháng được xác định bằng tổng thu nhập của hộ gia đình trong một năm chia cho số thành viên của hộ rồi chia cho 12 tháng
Thu nhập là tổng của nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp
Tổng thu nhập = Thu nhập nông nghiệp + thu nhập phi nông nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người trên một tháng là:
Thu nhập BQ đầu người = Tổng thu nhập / Tổng số nhân khẩu * 12
Theo NHTG, để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia thì dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người (GDP/người), phương pháp này được sử dụng rất phổ biến Ngoài ra Việt Nam còn có một số chỉ tiêu như sau:
Theo bộ LĐTB và XH thì tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có một thu nhập dưới ngưỡng nghèo so với tổng dân số
Theo trung tâm khoa học, xã hội vá nhân văn thì dựa vào chỉ tiêu chỉ số phát triển con người HPI (Hunam Development index), được xét ở 3 phía cạnh của phát triển con người là tuổi thọ, tri thức và mức sống thoả đáng
Về tuổi thọ: được tính bằng số tuổi kể từ khi sinh ra
Về tri thức: căn cứ vào sự kết hợp giữa tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ kết hợp giữa đi học tiểu học, trung học và đại học
Về mức sống: được tính bằng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người
Có một số chỉ tiêu giảm nghèo cũng cần được xem xét đến như:
“Tính số người nghèo là bước đầu tiên cho việc định hướng chính sách và chương trình vào giảm nghèo” (BCPTVN 2004)
“Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo Cơ hội có thể xem là dựa kết hợp giữa hai yếu tố:sở hữu tài sản (hoặc tiếp cận ít nhất với tài sản) và lợi tức thu được từ tài sản đó” (BCPTVN 2004)
“Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm được coi là những đóng góp quan trọng nhất mà chính phủ có thể làm để giảm nghèo” BCPTVN 2004)
Dựa vào 3 chỉ tiêu này để đánh giá sơ bộ tình trạng giảm nghèo của 1 vùng Kết quả mà nó mang lại có thể chấp nhận được Tuy nhiên cần chú ý rằng những người nghèo chỉ có sức lao động là tài sản chính
Trang 38Chỉ tiêu về nhà ở và các phương tiện sinh hoạt:
Những căn nhà ở tạm tồi tàn, vật dụng sinh hoạt không có gì ngoài những đồ vật cơ bản như giường, bàn, ghế và những thứ khác dưới mức trung bình Một số trường hợp người nghèo vẫn có nhà ở khang trang, vật dụng sinh hoạt đẩy đủ tiện nghi thường đó là tài sản kế thừa
Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất: Hộ nghèo có ít đất sản xuất, công cụ thô sơ, trong
đó có một bộ phận không có đất để canh tác, sản xuất Họ chủ yếu dựa vào sức lao động của chính mình Họ phải làm thuê để kiếm tiền sinh sống để trang trải gia đình
Chỉ tiêu về vốn:Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Đa số các hộ nghèo đều không có vốn đầu tư sản xuất, họ phải vay vốn, ở một
số nơi vay với lãi suất cao, người nghèo không trả được nên nợ cần phải bán đất , bán ruộng hay bán sản phẩm chưa kịp thu hoạch (lúa non) để trả nợ Ở những hộ đói họ phải vay vốn chi tiêu cho lương thực
3.1.6 Các mô hình kinh tế về sự phân hoá giàu nghèo
Ở mỗi quốc gia trên thế giới đều tồn tại hai nhóm người đó là nhóm người giàu
và người nghèo và giữa họ có một khoảng cách phân biệt rõ rệt Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển ở các nước thì sự khác nhau giữa nhóm người giàu và người nghèo càng rõ rệt hơn Vào năm 2002, nhóm các nhà tư vấn chính của Việt Nam đã dựa vào phương án đánh giá nghèo theo chỉ tiêu để tiến hành và nghiên cứu và tìm ra những đặc trưng dẫn đến sự phân hoá giàu ghèo
Quy mô gia đình: Mức chi tiêu bình quân theo đầu người sẽ thấp đối với gia đình có nhiều trẻ em và người già
Thành phần nghề nghiệp của hộ:Những người có nghề nghiệp khác nhau, trình
độ khác nhau hoặc thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội sẽ có mức chi tiêu khác nhau
Trình độ giáo dục: Người có trình độ cao mức chỉ tiêu của họ cao so với người
có trình độ thấp.Nếu một gia đình có các thành viên trong gia đình có trình độ càng cao thì thường có mức chi tiêu bình quân đầu người càng cao
Dân tộc: Người dân tộc thiểu số thường có mức chi tiêu thấp hơn so với người kinh và người hoa ngay cả tất cả các yều tố khác giống nhau
Trang 39Các đặc tính cộng đồng:Đối với những vùng có cơ sở hạ tầng tốt, đường xá giao thông thuận lợi, có điện, có hệ thống cung cấp nước sạch, có trường học có bệnh xá… thì mức chi tiêu sẽ khác
3.1.7 Thước đo của sự bất bình đẳng
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có điều kiện thuận lợi để phát triển Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó thì trong xã hội sự phân hoá giàu nghèo ngày càng cao Để phát triển kinh tế bền vững thì vấn đề đặc ra ở đây là phải kiềm chế sự chênh lệch giàu nghèo này Và điều đó đòi hỏi
có sự đánh giá chính xác về tình trạng này Có một số phương pháp dùng để đánh giá
sự chênh lệch giàu nghèo
Đường cong Lorenz: Đường cong Lorenz được một nhà thống kê người Mỹ là Conard Lorenz nghĩ ra vào năm 1905 dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân
số và thu nhập tương ứng của họ Thường dân số được chia ra làm 5 hoặc 10 nhóm
Hình 3.1 Biểu Đồ Lorenz
Nguồn:Michael Tadaro, 1998 Trong đó trục tung dùng để biểu thị tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được, tỷ lệ này được tích luỹ cho đến 100%
Trục hoành bịểu thị số người có thu nhập tính theo phần trăm tích luỹ
Đường chéo hình vuông là đại diện của sự công bằng hoàn toàn, vì vậy còn gọi
là đường bình đẳng hay đường công bằng Ở mỗi điểm trên đường chéo, tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số ngườicó thu nhập
Đường cong Lorenz cho biết mối quan hệ định lượng giữa phần trăm tỷ lệ số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập xã hội mà họ nhận được
Biểu đồ phân phối thu nhập của các hộ diều tra
Trang 40trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Đường cong Lorenz càng
xa đường chéo thì mức độ bất công càng lớn Khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành thì đó là sự bất công bằng hoàn toàn Khi nhóm người nghèo có mức thu nhập tăng nhanh hơn nhóm giàu thì đường cong Lorenz sẽ gần đường chéo và khoảng cách giàu nghèo sẽ giảm bớt sự bất bình đẳng sẽ giảm xuống
Hệ số chênh lệch về thu nhập về nhóm hộ giàu và hộ nghèo:
Trong phương pháp này sẽ chia tổng số hộ ra nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ có số
hộ bằng nhau và bằng 20% tổng số hộ Xét theo mức thu nhập bình quân đầu người thì nhóm 1 sẽ là nhóm nghèo nhất, nhóm 2 là nhóm nghèo, nhóm 3 là nhóm trung bình, nhóm 4 là nhóm khá và cuối cùng nhóm 5 là nhóm giàu Hệ số chênh lệch giàu nghèo
ở đây được tính bằng cách chia thu nhập bình quân đầu người của nhóm 5 cho nhóm 1
Tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất:
Với phương pháp này ta sẽ xét bằng cách tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ
có thu nhập thấp nhất chiếm trong tổng thu nhập của các nhóm Tức là sẽ tính tỷ trọng thu nhập của nhóm1và nhóm2chiếm trong tổng thu nhập của 5 nhóm
Nếu tỷ trọng tính được thấp hơn 12% thì có sự bất bình đẳng cao
Nếu tỷ trọng tính được nằm trong khoảng 12% - 17% có sự bất bình đẳng vừa Nếu tỷ trọng >= 17% thì có sự tương đối bình đẳng
Hệ số Gini: Là phép đo tồng hợp về tính bất công của một nhà thống kê người ý tên là Cginiphát minh ra hệ số này vào năm 1912, dùng để đo mức độ bất công tương đối của một vùng hay một đất nước Hệ số Gini, còn gọi là tỷ số tập trung Gini, được tính bằng tỷ số của diện tích phần nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó
Phạm vi dao động của hệ số Gini là giá trị từ 0 đến 1 Trong đó giá trị 0 biểu thị cho sự công bằng hoàn toàn và giá trị 1 biểu thị cho sự bất công bằng hoàn toàn Khi
hệ số Gini càng tiến gần đến 0 là càng tiến gần đến sự bình đẳng cao và khi càng tiến gần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng cao Trên thực tế thì:
Nếu hệ số Gini trong khoảng giá trị từ 0,5 – 0,7 thì phân phối thu nhập chênh lệch lớn, có sự bất công cao
Nếu hệ số Gini trong khoảng giá trị từ 0,2 – 0,35 thì phân phối thu nhập tương đối công bằng