Hiệp ước Basel II gồm hệ thống các chỉ tiêu và nguyên tắc để giám sát và đánhgiá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đã được áp dụngđầy đủ tại nhiều quốc gia trên thế
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG QUANG TUYẾN
KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG QUANG TUYẾN
KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Tô Kim Ngọc
2 TS Tô Thị Ánh Dương
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Cáctài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõràng Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác
Nghiên cứu sinh
Đặng Quang Tuyến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1 Tình hình nghiên cứu về kiếm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàngthương mại 101.2.Đánh giá tình hình nghiên cứu 181.3.Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22
2.1.Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 22
2.2.Kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mạitheo Basel II 292.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàngTrung ương đối với ngân hàng thương mại 522.4.Kinh nghiệm KSRR theo Basel II tại một số quốc gia trên thế giới và bài học choViệt Nam 56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 76
3.1.Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017
76
3.2.Thực trạng rủi ro và kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đối với hệ thống ngân hàng thương mại 793.3.Những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro theoBasel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mạigiai đoạn 2010 - 2017 943.4.Phân tích mô phỏng kết quả Stress Test và một số hàm ý chính sách cho Ngânhàng Nhà nước Việt Nam đối với kiểm soát rủi ro các ngân hàng thương mại 111
Trang 5CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 127
4.1 Lộ trình áp dụng kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II 1274.2 Giải pháp áp dụng và hoàn thiện KSRR theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước đốivới hệ thống NHTM Việt Nam 1314.3 Kiến nghị áp dụng kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng nhà nước ViệtNam đối với hệ thống NHTM 150
KẾT
LUẬN 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Trang 7RRTN Rủi ro tác nghiệp
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lịch sử phát triển của Basel 36
Bảng 2.2 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động 43
Bảng 2.3 Quy trình ST đối với từng loại rủi ro 48
Bảng 2.4 Thách thức ngân hàng Trung Quốc đối mặt khi thực hiện Basel II 64
Bảng 3.1 Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam 2010 - 2017 76
Bảng 3.2 Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010-2017 77
Bảng 3.3 Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010 - 2017 78
Bảng 3.4 Danh sách các NHTM sử dụng trong mô hình Stress Test 112
Bảng 3.5 Giả định trong cú sốc 1 113
Bảng 3.6 Kết quả sau cú sốc 1 114
Bảng 3.7 Giả định trong cú sốc 2 114
Bảng 3.8 Kết quả sau cú sốc 2 115
Bảng 3.9 Giả định trong cú sốc 3 116
Bảng 3.10 Kết quả sau cú sốc 3 116
Bảng 3.11 Giả định trong cú sốc 4 117
Bảng 3.12 Kết quả sau cú sốc 4 118
Bảng 3.13 Giả định trong cú sốc 5 118
Bảng 3.14 Kết quả sau cú sốc 5 119
Bảng 3.15 Giả định trong cú sốc 6 119
Bảng 3.16 Kết quả sau cú sốc 6 120
Bảng 3.17 Giả định trong cú sốc tỷ giá 121
Bảng 3.18 Kết quả sau cú sốc tỷ giá 121
Bảng 3.19 Giả định trong cú sốc lãi suất 122
Bảng 3.20 Kết quả sau cú sốc lãi suất 122
Bảng 3.21 Giả định trong cú sốc thanh khoản 123
Bảng 3.22 Kết quả sau cú sốc thanh khoản 124
Bảng 3.23 Giả định kết hợp các cú sốc tín dụng, lãi suất, tỷ giá 125
Bảng 3.24 Kết quả sau các cú sốc kết hợp 125
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng vốn tự có của 10 NTHM, 2012 - 2017 84Hình 3.2 Tổng vốn điều lệ của 10 NHTM, 2011 - 2017 85Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro 10 NHTM Việt Nam 2012 - 2017 86Hình 3.4 Hệ số an toàn vốn tối thiểu 10 NHTM Việt Nam, 2011 – 2017
86
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang được thị trường hóa ở mức cao hơnvới mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới kể từ saukhi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)năm 2007, tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương(TPP) tháng 10/2015 và Cộng đồng Asean (AEC) tháng 12/2015 Hệ thống tàichính nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang
có những cơ hội lớn song cũng phải đương đầu với những thách thức khôngnhỏ, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ những NHTM nước ngoài,đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc và đáp ứng những chuẩn mực quốc tế đểđảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh trong nước cũng như đối với hệthống tài chính quốc tế
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đãđược cải thiện đáng kể trên nhiều giác độ: (1) tăng cường vị thế tài chính; (2)doanh thu từ hoạt động kinh doanh liên tục gia tăng nhờ tốc độ tăng trưởng tíndụng và đa dạng hóa các dịch vụ thu phí; (3) công nghệ ngân hàng đã và đangđược chú trọng đầu tư và phát triển; (4) mô hình tổ chức và quản trị điềuhành đang được hoàn thiện, v.v Song, so với các NHTM của các nước trongkhu vực và trên thế giới, hoạt động NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế,trong đó nổi bật nhất là mức độ rủi ro cao, phát triển chưa lành mạnh và thiếubền vững Ở một số NHTM, vào năm 2016-2017 quy mô nợ xấu đã lớn hơn cả vốnchủ sở hữu, thậm chí đã phải chịu sự giám sát đặc biệt hoặc phải cơ cấu lại theohướng hợp nhất hoặc mua lại để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và không gây ra
đổ vỡ lan truyền Bên cạnh đó, nhiều sai phạm nghiêm trọng trong hoạt độngngân hàng đã được phát hiện với quy mô thiệt hại lên tới nhiều ngàn tỷ đồngcho thấy hoạt động của một số NHTM nước ta không tuân thủ nghiêm túc về quytrình nghiệp vụ, các nguyên tắc an toàn, và vi phạm các quy định của pháp luật vềkinh doanh và quản lý
Nguyên nhân của thực trạng này trước hết thuộc về các NHTM, như:tăng trưởng tín dụng nóng, cạnh tranh thiếu lành mạnh, quản trị điều hành chưatốt, v.v Tuy nhiên, không thể không có trách nhiệm của các cơ quan chức
10
Trang 11năng của Nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cơ quantrực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng TạiĐiều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (2010) đã quy định: “Hoạt động củaNgân hàng Nhà
11
Trang 12nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và
hệ thống các tổ chức tín dụng” [79]
Hiệp ước Basel II gồm hệ thống các chỉ tiêu và nguyên tắc để giám sát và đánhgiá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đã được áp dụngđầy đủ tại nhiều quốc gia trên thế giới và tại các nước phát triển ở châu Á chính là cơ
sở để tăng cường KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam.Basel II được công bố lần đầu vào tháng 6/2004 nhưng đến năm 2008 mới bắtđầu được áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Âu, các nước phát triển khác và một số nướcđang phát triển Đây cũng là thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu lanrộng, nên việc áp dụng Basel II không tránh khỏi sự chậm trễ Trước đây các NHTMcủa Hoa Kỳ thiên về QTRR theo các mô hình định lượng (model-driven), sau khủnghoảng 2008-2009, các cơ quan quản lý đã yêu cầu các NHTM cần phải quan tâmhơn đến các yếu tố mang tính định tính (principle-driven), trong đó cần phải: (i)thiết lập cơ cấu tổ chức hiệu quả với sự quan tâm của Hội đồng quản trị; (ii) thiếtlập mức rủi ro có thể chấp nhận được (“khẩu vị rủi ro”) để các bộ phận liên quan có
cơ sở đánh giá hiệu quả điều chỉnh rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ
sở cân bằng giữa hiệu quả - rủi ro;
(iii) thiết lập cơ chế báo cáo thường xuyên, liên tục và toàn diện trong toàn bộ các
bộ phận kinh doanh của NHTM; (iv) đảm bảo tính đầy đủ, liên tục và phù hợp củađội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại các vòng kiểm soát Tại Úc, những ngân hàng đãđược phê chuẩn áp dụng các chuẩn mực cao nhất của Basel II từ năm 2007 nhưCommonWealth, WestPac, v.v đã khẳng định triển khai Basel II sẽ mang đến nhữnglợi ích chiến lược, củng cố vị thế và lòng tin của công chúng đối với các NHTMtrên thị trường Tất nhiên, việc triển khai áp dụng những nguyên tắc và chuẩnmực của Basel II cũng là thách thức rất lớn đối với các NHTM ngay cả ở nhữngnước phát triển Các NHTM phải đầu tư rất lớn, bên cạnh việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, còn phải tập trung vào 4 vấn đề chính: (1) yêu cầu vốn chủ
sở hữu gia tăng đủ lớn để bù đắp rủi ro;
(2)cải thiện cơ sở dữ liệu và công nghệ để có thể lượng hoá, đo lường được rủi ro; (3)đổi mới mô hình tổ chức, quản trị và điều hành đáp ứng được các yêu cầu về môhình 3 vòng kiểm soát với sự độc lập chức năng và nhiệm vụ trong công tácQTRR; (4) thường xuyên giám sát và thẩm định mô hình một cách độc lập đảm bảo
sự vận hành khách quan và tuân thủ các quy định, quy trình giám sát
Trang 13Trong một hệ thống đang trải qua quá trình phát triển và từng bướcđược tự do hóa theo những cam kết hội nhập quốc tế, trong khi đảm bảo tăngtrưởng kinh tế hợp lý và duy trì lạm phát thấp và ổn định như ở Việt Nam, thìhoạt động giám
Trang 14sát, KSRR trong hoạt động của các NHTM là hết sức cần thiết Có thể nói công tácquản lý, thanh tra, giám sát và KSRR trong ngành ngân hàng nói chung và đối vớicác NHTM nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vàoviệc bảo đảm cho hệ thống ngân hàng liên tục phát triển và hoạt động an toàn,hiệu quả, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động giám sát ngân hàng là một trong những công cụ quan trọngcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trong việc KSRR, đảm bảo an toàn,
ổn định hoạt động cho toàn hệ thống Thực tiễn phát triển hệ thống tài chínhtrong nước cho thấy, sự phát triển của khu vực ngân hàng và thị trường tài chínhvới hàng loạt các loại hình dịch vụ hiện đại kéo theo không ít những rủi ro tiềm
ẩn Mạng lưới của các tổ chức tín dụng (TCTD) không ngừng được mở rộng vớinhiều loại hình dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêudùng Sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đatiện ích như: ATM, Internet Banking, Homebanking…là những bước tiến lớn củacác NHTM trong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại Đi kèm vớinhững rủi ro công nghệ là những rủi ro hoạt động luôn thường trực, đặc biệttrong điều kiện hệ thống quản trị điều hành kinh doanh còn non yếu như ở ViệtNam Nếu chỉ áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ đơn thuần khó
có thể phát hiện và phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu Điều này đòi hỏithanh tra ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống cũng phải thực hiệngiám sát trên cơ sở rủi ro để có thể đánh giá tổng thể rủi ro của các TCTD cũngnhư của toàn hệ thống Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính cũng mở
ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của cácnước trên thế giới, đồng thời cũng buộc các TCTD trong nước phải tự vươn lên
để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gia tăng đòi hỏi công tác giám sát ngân hàngcần bám sát và thay đổi phương thức hoạt động phù hợp với những chuẩn mựcgiám sát cơ bản theo thông lệ quốc tế
Mặc dù hoạt động thanh tra và giám sát của NHNNVN đã được chú trọng,đổi mới và hoàn thiện trong giai đoạn vừa qua, song cơ sở pháp lý của thanh tra
và giám sát vẫn còn những hạn chế, chủ yếu dựa trên những văn bản pháp quymang tính hành chính, chưa thực sự khoa học, thống nhất và chưa phù hợp vớithông lệ quốc tế Việc thanh tra và giám sát trên cơ sở rủi ro mới bước đầuđược triển khai thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn Do vậy, để khắc phục thực
Trang 15trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh như đã trình bày trên đây cũng như thựchiện đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của các NHTM Việt Nam, đáp ứng yêucầu hội nhập và cạnh
Trang 16tranh quốc tế trong giai đoạn mới, ngoài sự nỗ lực cố gắng của các NHTM, với vaitrò là Ngân hàng Trung ương, NHNN Việt Nam cần đổi mới phương thức và tăngcường các biện pháp thanh tra và giám sát để KSRR đối với hoạt động kinh doanhcủa các NHTM, không chỉ theo các quy định và chuẩn mực của Việt Nam mà còn phảihướng tới đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về QTRR tại các NHTM.Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu dưới góc độ của từng NHTM, hầu nhưkhông có công trình nghiên cứu vấn đề KSRR các NHTM Việt Nam dưới góc độ của
cơ quan quản lý nhà nước
Trên thế giới, việc áp dụng toàn diện các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel,đặc biệt là trụ cột 2 của Basel II khi đứng từ góc độ của quản lý nhà nước vào quản
lý và giám sát hoạt động các NHTM trở thành một vấn đề có tính thời sự khi mà tầnsuất xảy ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng ngày càng cao trong một thập kỷ trởlại đây Bởi vậy, nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về các thách thức, khảnăng và lộ trình áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của trụ cột 2 Basel II vàocông tác KSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD ViệtNam mà nòng cốt là các NHTM, nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường KSRR theoBasel II là hết sức cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng giai đoạn 2 Từ lý do trên, đề tài: “Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II” đã được
chọn nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ ngành Quản lý Kinh tế
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel II trong KSRR
tại các NHTM Việt Nam đứng từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước – NHNNViệt Nam
Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụthể sau đây cần được thực hiện:
với hoạt động kinh doanh của NHTM
Trang 17- Phân tích thực trạng triển khai áp dụng Basel II trong KSRR của Ngân hàng Nhànước Việt Nam đối với các NHTM, cụ thể là nhóm 10 NHTM thuộc Đề án thí điểm
áp dụng Basel II
Trang 18- Đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị chính sách để triển khai áp dụngBasel II trong KSRR của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quanđến KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ướcBasel để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về KSRR của cơ quan quản lý ngân hàng (cácNHTW hoặc Cơ quan giám sát tài chính quốc gia) trong hoạt động của các NHTMtheo Hiệp ước Basel II; hệ thống hóa và phân tích các nguyên tắc KSRR của NHTƯtrong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II
Thứ ba, phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đối với việc ápdụng các khuyến nghị của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, đặc biệt là trụ cột 2của Basel II, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đánh giá khảnăng, điều kiện và lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Basel II nhằm KSRR cóhiệu quả
Thứ tư, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KSRR của NHNNđối với các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017
Thứ năm, luận giải về lộ trình phù hợp cho Việt Nam có thể áp dụng cácnguyên tắc và chuẩn mực của Basel II vào hoạt động KSRR của NHNN đối vớihoạt động kinh doanh NHTM
Thứ sáu, đề xuất những giải pháp tăng cường áp dụng Basel II trong KSRRcủa các NHTM và khuyến nghị cần thiết có thể áp dụng Basel II vào hoạt độngKSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động KSRR của Ngân hàng Trungương (NHTW) đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể là KSRR căn cứvào các nguyên tắc và chuẩn mực của Basell II Tại Việt Nam, nghiên cứu đượcthực hiện trên giác độ NHNN Việt Nam, cụ thể là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngânhàng - chủ thể trực tiếp thực hiện KSRR trong hoạt động kinh doanh củacác NHTM Nói cách khác, chủ thể nghiên cứu là NHNN Việt Nam - cụ thể tập
Trang 19trung vào Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và khách thể nghiên cứu làhoạt động KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Trang 203.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động KSRR của NHTƯ đối
với các NHTM theo 3 trụ cột của Basel II gồm (i) yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) thanhtra, giám sát NH; (iii) nguyên tắc thị trường, minh bạch thông tin
Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động KSRR của NHNN Việt Nam đối
với 10 NHTM được chọn thí điểm áp dụng Basel II ở Việt Nam theo Đề án Đồng thời,Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc KSRR theo Basel II
Về thời gian và số liệu nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác KSRR của
NHNN Việt Nam trên cơ sở hệ thống số liệu được thu thập, xử lý và phân tích tronggiai đoạn 2010 - 2017, định hướng và các giải pháp được đề xuất đến năm 2020 của
10 NHTM thực hiện thí điểm theo Basel II gồm: Vietcombank, VietinBank,BIDV, VPBank, VIB, MaritimeBank, Sacombank, MB, ACB và Techcombank
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để đảm bảo việc nhận thức về KSRR trong hoạt động của các NHTM Việt Namtheo Hiệp ước Basel II luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến
tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trongcùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với cácquy luật vận động vốn có của nó
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiêncứu, NCS sử dụng các phương pháp sau:
4.2.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ khung lý thuyết về
KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM được thực hiện bởi NHTW Cácvấn đề về KSRR nghiên cứu trong Luận án này dựa trên 3 trụ cột của Basel II gồm(i) Yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) đặc biệt nhấn mạnh Trụ cột 2, các khuyến nghịđối với thanh tra, giám sát NH và (iii) Kỷ luật thị trường
Ba vấn đề này sẽ được phân tích gắn với chủ thể là Ngân hàng trungương (NHNNVN) nhằm (i) hệ thống hóa các quy định trong Basel II về vai tròcủa NHTW đối với an toàn vốn, giám sát và duy trì kỉ luật thị trường, (ii) phântích và đánh giá nội dung dưới góc độ NHNNVN trong việc KSRR đối với hệ
Trang 21thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017; (iii) Luận án đề xuất các giải phápnhằm
Trang 22tăng cường KSRR của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM theo Basel II trong thời gian tới.
4.2.2 Phương pháp tổng hợp: Luận án dùng phương pháp này để tổng hợp lý thuyết, cơ
sở lý luận và thực tế (tổng hợp kinh nghiệm của các nước), tổng hợp đánh giátình hình rủi ro của các NHTM và tình hình KSRR của NHNNVN
4.2.3 Phương pháp so sánh: Có thể thấy rằng phương thức và công cụ KSRR trong hoạt
động kinh doanh của NHNN đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian quachủ yếu được thực hiện bằng các quy định mang tính pháp lý của NHNN ViệtNam Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các phương thức và công cụ KSRR đã vàđang được đổi mới, hoàn thiện hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cụthể là các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II Phương pháp so sánh được ápdụng để làm rõ: (i) sự thay đổi và khác biệt giữa các chuẩn mực quốc tế Basel I, II,III để KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM; (ii) so sánh các quy định
về quản lý và KSRR của NHNN Việt Nam với các chuẩn mực Basel II để xác địnhkhoảng cách (hay những bất cập) giữa các cơ sở KSRR của NHNN và các chuẩnmực Basel II; (iii) so sánh những khó khăn thách thức và các điều kiện áp dụng cácchuẩn mực Basel II để KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam
4.2.4 Phương pháp điều tra thống kê: Thông qua phỏng vấn 350 người là các chuyên gia
đang làm việc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sátNHNN, các Vụ chức năng liên quan khác, cán bộ quản lý rủi ro tại các NHTM,
Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Cục Thanh tra giám sát Chi nhánh Ngânhàng Nhà nước thành phố Hà Nội và các chuyên gia tài chính, các nhà khoa họctại các trường đại học và viện nghiên cứu ) để lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề:(1) Sự cần thiết phải áp dụng KSRR Basel II tại các NHTMVN; (2) Những khó khăn
và thách thức của các NHTMVN khi áp dụng Basel II để KSRR; (3) Các lợi ích và tháchthức khi NHNN KSRR theo Basel II Việc sử dụng phương pháp điều tra thống kê
và xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập từ các chuyên gia nhằm bổ sung cơ sở lý thuyết
về sự cần thiết, các điều kiện và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Namkhi áp dụng Basel II
4.2.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Ngoài các phương pháp nghiên cứu định
tính trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể: môhình Stress Test (kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của NHTM) được sử dụng để mô
Trang 23phỏng việc KSRR của NHNN Việt Nam đối với các NHTM Mẫu được chọn là 10NHTM Việt Nam được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm tuân thủ Basel II.
Trang 24Kết quả của áp dụng mô hình sẽ giúp đưa ra các hàm ý chính sách không chỉ đểđánh giá mức độ rủi ro, khả năng đáp ứng các chuẩn mực của Basel II mà còn chothấy những ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng mô hình Stress Test (ST) như mộtcông cụ KSRR theo định hướng cảnh báo sớm nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của các NHTM.
Luận án sử dụng kết hợp các kết quả phân tích định tính với những kếtquả nghiên cứu định lượng sẽ là những cơ sở quan trọng để nghiên cứu vàluận giải những giải pháp góp phần triển khai áp dụng thành công Basel II tronghoạt động KSRR của NHNN đối với các NHTM Việt Nam
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Đóng góp mới về lý luận
Thứ nhất, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận
về KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM theo 3 trụ cột của Basel II, đặcbiệt là trụ cột 2 Luận án kế thừa mô hình kiểm tra sức chịu đựng để áp dụngvào đánh giá 10 NHTM giai đoạn 2010-2017
Thứ hai, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu việc
áp dụng Basel II vào KSRR trong hoạt động của các NHTM của NHTW ở một sốnước trên thế giới
cụ KSRR và mô hình đánh giá khả năng chịu dựng rủi ro (Stress Test) của các NHTM
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động của NHTM,KSRR theo Basel II của NHTW đối với NHTM; làm rõ nội dung và mục tiêu KSRRtheo Basel II của NHTW đối với NHTM, đúc rút những bài học kinh nghiệm về KSRRtheo Basel II cho Việt Nam từ việc nghiên cứu điển hình tại một số quốc gia trênthế giới Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các
Trang 25nhà quản lý, đặc biệt là các nhà lập chính sách của NHTW và các nhà quản lý NHTM
có cái
Trang 26nhìn tổng thể, đầy đủ về KSRR trong hoạt động của các NHTM theo Hiệp ước Basel II.
Luận án có thể được coi là một tài liệu tham khảo đối với công tác quảntrị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung, KSRRtrong hoạt động của NHTW đối với NHTM nói riêng; luận án có thể dùng làmtài liệu tham khảo trong giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ ngân hàng; tài liệu tham khảo cho các học viện, viện nghiên cứu vàcác cơ quan quản lý nhà nước
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng,hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2 Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng
Trung ương đối với các ngân hàng thương mại
Chương 3 Thực trạng kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại
Chương 4 Giải pháp tăng cường áp dụng kiểm soát rủi ro theo Basel II của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại
Trang 27CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu về kiếm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Nghiên cứu về KSRR của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ đề mang tính thời sự và thu hútđược nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, vì đây là một trong những yêu cầucấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới Có thể nói rằng, những rủi ro tronghoạt động của các NHTM ở các nước đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ổn định vàtăng trưởng của nền kinh tế, thậm chí đã dẫn đến khủng hoảng tài chính của cácquốc gia khác trong đó có Việt Nam Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ
là những vấn đề yếu kém trong hoạt động kinh doanh, sự quản lý của hệ thốngcác NHTM mà còn có vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, KSRR củaNHTW với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng,tài chính
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về QTRR tại các ngân hàng thương mại
Các công trình nghiên cứu trong nước
Trần Thị Việt Thạch (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank”, Luận án kinh tế, Học viện Tài chính [86] Trên cơ sở hệ thống các
vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM, luận án chỉ ra các lợi íchcủa việc quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM và các điều kiện để NHTM triểnkhai quản trị RRTD theo Basel II Qua thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giaiđoạn 2010-2015, Luận án đã chỉ ra mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trịRRTD tại Agribank Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị theo lộ trình từ năm
2016 đến năm 2020 để Agribank đạt chuẩn Basel II về quản trị RRTD vào cuối năm
2020 Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thựctiễn, thực tiễn tại Agribank và đảm bảo sự phù hợp với chủ trương của Chínhphủ và NHNN Việt Nam
Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Agribank, Luận án
tiến sĩ [2] Với cách tiếp cận truyền thống, nội dung luận án tập trung đánh giáthực trạng quản trị RRTD tại Agribank trong giai đoạn 2005-2010 và đề xuất các
Trang 28giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Agribank, các giải pháp của luận án tập trung
xử lý
Trang 29các vấn đề còn tồn tại trong quản trị RRTD song chưa đáp ứng được việc tuân thủ Basel II về quản trị RRTD.
Trần Việt Dung (2016), Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc
tế và hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân [16] Luận án đã xây dựng các điều kiện cần thiết để ápdụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng; rút ra những bài học kinhnghiệm của một số nước trong việc thực hiện các quy định của Hiệp ước vốnBasel II; phân tích những khó khăn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đốimặt trong quá trình áp dụng các quy tắc trên cả ba trụ cột trong Hiệp ước vốn; đềxuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của Hiệp ước vốn Basel II trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp KSRR củaNHTW đối với các NHTM theo Basel II chưa được đề cập trong công trình
Tạ Ngọc Sơn (2010), “Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế [69] Công trình đã
đi sâu nghiên cứu về quản lý rủi ro lãi suất (QLRRLS) nhưng chưa đề cập đếnKSRR tại các NHTM Việt Nam theo các tiêu chuẩn của Basel Luận án đã đề xuấtcác điều kiện để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng phương phápgiá trị có thể tổn thất (Value at Risk- VaR) tại các NHTM Việt Nam, bao gồm: (1)
Cơ sở lãi suất chuẩn tại Việt nam được áp dụng để đo lường rủi ro lãi suất,trong đó kiến nghị giá trị lãi suất VNIBOR (Vietnam InterBank Offered Rate) chocác kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm và lãi suất trái phiếu Chính phủ (Government Bonds)cho các kỳ hạn lớn hơn 1 năm, (2) những thay đổi cần có trong hệ thống ngânhàng lõi (Core Banking) để tăng sức mạnh và tăng tính tương thích với các phầnmềm quản lý rủi ro lãi suất đang chào bán trên thế giới, (3) khả năng tự nghiêncứu viết riêng cho mình phần mềm QLRRro lãi suất tại mỗi NHTM Việt Nam, (4)
sự cần thiết phải kiểm chứng các giá trị VaR Tuy nhiên, định hướng QLRRLS tạicác NHTM Việt Nam cần cụ thể hơn, cần phải rõ cho khoảng thời gian nào, cácmục tiêu cần đạt được trong QLRRLS của các NHTM Việt Nam theo chuẩn mựcquốc tế và lộ trình thực hiện các giải pháp như thế nào
Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2013), “Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”[68] Bài viết đã chỉ ra
06 điểm hạn chế trong quy trình QTRR của các ngân hàng, trong đó nhấn mạnh tớihạn chế liên quan tới nguồn lực con người, công nghệ; sự yếu kém trong khả
Trang 30năng phối hợp QTRR giữa các bộ phận trong ngân hàng; và nhận thức của NHTM
về tầm
Trang 31quan trọng của hoạt động QTRR là những rào cản lớn nhất đối với hiệu quả QTRR trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nguyễn Hồng Hà (2017) bài viết “Ứng dựng chuẩn Basel II vào quản lý rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam: Trường hợp LienvietPostbank”,
[129] Bài viết phân tích hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn
và thử thách đặc biệt trong điều kiện hội nhập Một trong những vấn đề đặt ra đốivới toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam là tình trạng RRTD dẫn đến nợ xấu, bởitrình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu minh bạch vàkhông đầy đủ,… Vì vậy, để QTRR tín dụng có hiệu quả cần phải xây dựng một môhình quản trị theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện hội nhập Cácnguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng chính là nền tảng xây dựng mô hìnhQTRR tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung và LienvietPostbank nói riêng.Bài viết nêu lên sự cần thiết áp dụng các chuẩn mực Basel trong QTRRTD tạiLienvietPostbank, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Basel II trong quản lý rủi rotín dụng, , từ đó đề xuất một số giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu tạiLienvietPostbank trong hiện tại và tương lai
Đào Thị Thanh Tú (2014),“Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học viện Ngân hàng [129] Tác giả cho
rằng: Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng cácyêu cầu quản trị nói chung và QTRR nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời
mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn vớicác chuẩn mực đó Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRR hoạt động và 08 giảipháp nâng cao QTRRHĐ
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Về khía cạnh lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trong ngân hàng,
nghiên cứu của Michael McAleera và cộng sự (2013) [117] đã chỉ ra rằng, chiếnlược QTRR mạo hiểm mang lại mức chi phí trung bình về vốn rẻ hơn, và giúp tốithiểu hóa chi phí về vốn hàng ngày thường xuyên hơn trong cả thời kỳ dự báo
so với chiến lược QTRR cẩn trọng Tuy nhiên, chiến lược QTRR mạo hiểm có thểgây ra những vi phạm và đẩy một Tổ chức Ký nhận uỷ thác (ADI) tới việc bị cấmkinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn Do đó, chiến lược QTRR cẩn trọng được xemxét áp dụng đối với một ADI nếu nó muốn nằm trong “vùng xanh an toàn” củaBasel II
Trang 32Về đánh giá tính hiệu quả của Basel II đối với việc đo lường rủi ro, nghiên cứu
của Gunnar Wahlstroms (2012) [109] chỉ ra rằng, mặc dù việc xây dựng và ban hành
Trang 33Basel II trên thực tế là rất tốt, nhưng vẫn còn sự quan ngại đáng kể về những cách thức đo lường rủi ro của Basel II có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.
Về ước lượng tác động của yếu tố rủi ro hoạt động tới hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân (trường hợp cụ thể ở Thổ Nhĩ Kỳ), nghiên
cứu của Ali Bayrakdaroğlu và cộng sự (2013) [92] đã sử dụng phương phápphân tích hệ thống mờ (FAHP - Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để ước lượngcác yếu tố rủi ro hoạt động Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có cấutrúc nguồn vốn khác nhau sẽ có sự đối phó khác nhau đối với những yếu tốrủi ro hệ thống và không có một công thức chung nào áp dụng cho toàn bộ cácngân hàng
Về khía cạnh đánh giá tính hiệu quả của các chính sách điều tiết tín dụng,
nghiên cứu của Sebastian Poledna và cộng sự (2013) [121] chỉ ra rằng, trong cả 03chính sách quản lý điều tiết tín dụng (Credit Regulation Policies) gồm chính sáchkhông quản lý (chỉ áp đặt giới hạn đòn bẩy tối đa); chính sách theo Basel II; và chínhsách phòng hộ hoàn hảo thì không có chính sách nào là tối ưu đối với mọi đốitượng Những nhà đầu tư trung lập về rủi ro thì ưa thích chính sách không quản lývới mức đòn bẩy tối đa thấp; ngân hàng thì ưa thích chính sách phòng hộ hoàn hảo;những nhà quản lý quỹ thì ưa thích chính sách không quản lý với mức đòn bẩy tối đacao Theo tác giả thì không ai ưa thích chính sách điều tiết tín dụng theo Basel II.Mặc dù trong bài nghiên cứu này, tác giả không đưa ra giải pháp xây dựng một chínhsách tín dụng hoàn hảo nhưng nhấn mạnh rằng yếu tố quan trọng nhất chính là phảiminh bạch hơn Theo đó, một thị trường tín dụng minh bạch mới được xây dựng, ở
đó lãi suất cho vay được xác định dựa trên rủi ro của người cho vay và người đi vay
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về việc áp dụng các chuẩn mực/ các trụ cột của Basel II tại các NHTM
Các công trình nghiên cứu trong nước
Phạm Huy Hùng (2015) “Các yêu cầu của chuẩn mực Basel II về đánh giá rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã chỉ ra những bất cập
hiện nay trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) tại các NHTM ViệtNam, trong đó xác định rõ những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này gồm:(i) chưa có khung pháp lý rõ ràng cho XHTDNB; (ii) hạ tầng công nghệ thông tintại các NHTM không đồng đều; (iii) chất lượng nguồn nhân lực thấp; (iv) chấtlượng thông tin đầu vào thiếu minh bạch và hệ thống cơ sở dữ liệu không đáng
Trang 34tin cậy Một số giải pháp, kiến nghị được đưa ra, tuy nhiên cần được nghiên cứu
cụ thể, chi tiết hơn bởi những giải pháp trong bài nghiên cứu này mang tínhđịnh hướng là
Trang 35chính Phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) hạn chế ởphương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố
cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của chỉ tiêu) hoàn toàn phụthuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống
kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng Kết quả XHTDNB boộ mang tínhchủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượnghoá rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầutối thiểu bù đắp rủi ro Điều này dẫn đến hạn chế trong QTRR danh mục, đánhgiá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của ngân hàng
Đinh Xuân Cường và cộng sự (2014), “Đòn bẩy để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ước vốn Basel II”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế
và Kinh doanh, tập số 30, số 3 [10] Bài viết đã nhấn mạnh những khó khăn củacác TCTD Việt Nam khi áp dụng Basel do tình trạng thiếu thông tin tín dụng tincậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích, đo lường RRTD Theo nghiên cứunày, hầu hết các ngân hàng thuộc top trên đã đáp ứng được tiêu chuẩn về tỷ lệ
an toàn vốn (>8%) nhưng cách tính vốn ở Việt Nam cũng còn khá nhiều vấn đềnhư cách xác định tỷ lệ tài sản rủi ro hay tổng tài sản có nên tỷ lệ vốn này (CAR) cóthể chưa thật sự chính xác
Nguyễn Đức Trung (2012), “Đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng [81] Luận án đã luận giải một cách có hệthống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô vàcác nội dung cơ bản của các Hiệp ước Basel Luận án đã khảo sát và đánh giá việcđảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 và đề xuất các giảipháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM Việt Nam theo Basel II giaiđoạn 2012 - 2021 Tác giả chủ yếu tập trung vào trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II là tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đưa ra hai (02) hệ thống giải pháp đảm bảo antoàn vốn dựa trên 02 góc độ khác nhau: Góc độ quản trị từ chính các NHTM vàgóc độ từ NHNNVN Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu mới chỉ đề cập tới thựctrạng đảm bảo mức CAR của hệ thống NHTM Việt Nam và đưa ra giải pháp.Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu,nghiên cứu chưa đề cập chuyên sâu đến trụ cột 2 và 3
Trang 36Luận án của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012): “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel”, Luận án Tiến sĩ
Trang 37kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội [74], phạm vi nghiên cứu của luận án chỉgiới hạn xung quanh những chuẩn mực QTRR được nêu trong Hiệp ước Basel, đi sâuphân tích thực trạng hoạt động QTRR của các NHTM Việt Nam theo ba trụ cột củaBasel II từ khi Việt Nam chính thức có hệ thống ngân hàng hai cấp đến nay (từ 1988).Luận án mới đề cập đến QTRR trong kinh doanh của các NHTM, chưa đề cập đếnKSRR nói chung trong các NHTM Việt Nam hiện nay Luận án chưa chỉ ra được lộtrình áp dụng các chuẩn mực QTRR trong kinh doanh theo Hiệp ước Basel đối với cácNHTM Việt Nam Do vậy, đây vẫn là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứuKSRR tại các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel hiện nay Bài viết sử dụng cácphương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra thống kê,phương pháp chuyên gia, còn thiếu các mô hình phân tích mang tính định lượng.
Nghiên cứu của tác giả Tô Thị Ánh Dương (2006)“Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel” [17] đã đề cập một cách
quy mô nhất và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay về nội dung Hiệp ước vốnBasel và thực trạng áp dụng tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu trụ cột 2, tácgiả chỉ đặt trọng tâm vào công tác thanh tra, giám sát, đánh giá an toàn như làmột chức năng của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM, mà chưa làm rõđược sự quan trọng của việc thanh tra, giám sát, đánh giá nội bộ của chính nhữngNHTM đó
Một số bài viết như: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II” [73] của tác giả Lê Thanh Tùng
(Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15 - năm 2014, trang 18-21), trên cơ sở lýluận và các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel II về hệ thốngXHTDNB, tác giả đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và ứng dụng hệ thống
XHTDNB theo phương pháp IRB của Hiệp ước Basel II “Hệ thống kiểm soát nội
bộ gắn với quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (Tạp chí Ngân hàng số 24 tháng
12/2012, trang 20-26), nội dung bài viết đưa ra các nhận định về tính chất mớicủa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của hệ thống kiểmsoát nội bộ của các NHTM Việt Nam Trên cơ sở đó các tác giả đã có một số đềxuất đối với công tác kiểm soát nội bộ tại các NHTM đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và
KSRR “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II
Trang 38-Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của Nguyễn Thị Vân Anh (Tạp chí Thị trường Tài
chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39), trên cơ sở khảo sát và rút ra giátrị tham khảo từ
Trang 39việc áp dụng Basel tại Singapore, Malaysia, Philipines Bài viết đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Loriana Pelizzon và cộng sự (2005) [116] tập trung vào trụcột 2 của Basel II trong đó mở rộng các công cụ có sẵn để điều tiết khi cần can thiệpvào các ngân hàng, đó là mức độ phù hợp về vốn và yêu cầu về vốn dựa trên rủi
ro Đặc biệt bài viết này tập trung vào vai trò của các quy tắc khi chi phí cho việcvốn hóa là khá cao Ngân hàng có thể quản lý danh mục đầu tư một cách linh hoạt
và tự quyết định về việc vốn hóa và cấu trúc vốn của mình
Về khía cạnh tính hiệu quả của tỷ lệ vốn bắt buộc trong Basel II sửa đổi (2011), nghiên cứu của Gordon J Alexander và cộng sự (2012) [109] đã chỉ ra rằng
tỷ lệ vốn bắt buộc đưa ra trong Basel II sửa đổi (2011) là đủ tốt, giúp ngânhàng chống đỡ hiệu quả hơn đối với những tổn thất trong giao dịch (Trading Loss)
so với Hiệp ước Basel cũ (1996) Trong đó, Basel sửa đổi (2011) mang lại nhiềulợi ích hơn so với Basel cũ (1996) đối với hoạt động quản trị RRTT
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về giám sát thị trường tài chính, thanh tra, giám sát ngân hàng
Các công trình nghiên cứu trong nước
Lê Ngọc Lân và các cộng sự (2012), “Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay” [32] đã thực hiện đánh giá hoạt
động thanh tra giám sát của NHNNVN Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếunhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàngcủa các TCTD (thanh tra tuân thủ) Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủkhông còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàncủa hệ thống ngân hàng do không giúp các thanh tra ngân hàng đánh giá, đolường một cách đầy đủ và hiệu quả, cũng như đánh giá và đo lường các rủi ro nhưrủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường của TCTD được giám sát.Hiện nay, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã tiến hành xây dựng và thựchiện phương pháp đánh giá năng lực tài chính theo các tiêu chí CAMELS (C =Capital (Vốn); A = Assets (Tài sản có); M = Management (Quản lý); E = Earnings(Lợi nhuận); L= Liquidity (Khả năng thanh khoản); S = Sensitivity (Độ nhạy cảm vớicác RRTT) như là một bước trung chuyển để tiến tới thực hiện phương phápthanh tra, giám sát dựa trên rủi ro Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đổi mới,
Trang 40nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó nổi bật là những hạn chế về cơ cấu tổchức; phương pháp thanh tra, giám sát ngân